1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề xuất mô hình và đánh giá các phương pháp thiết kế hệ thống thông tin học bạ điện tử áp cho trường trung học phổ thông thiết kế theo chuẩn trao đổi thông tin

14 385 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 117,65 KB

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIVIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG---*---BÀI TẬP INGHIÊN CỨU TỔNG QUAN, PHÂN TÍCHVÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN Trang 2 Báo cáo chuyên đề 6.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

-* -BÀI TẬP I

NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN, PHÂN TÍCH

VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN

Đề tài : Quản Lý Học Bạ Điện Tử THPT

Trang 2

Báo cáo chuyên đề 6.2.19

Tên chuyên đề: Đề xuất mô hình và đánh giá các phương pháp thiết kế hệ thống thông tin học bạ điện tử áp cho trường trung học phổ thông thiết kế theo chuẩn trao đổi thông tin

Trang 3

Mục lục

Mở đầu 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN HỌC BẠ ĐIỆN TỬ TRONG TRƯỜNG HỌC 6 1.1 Sổ liên lạc điện tử 6 1.2 Lợi ích của học bạ điện tử: 6 1.3 Mô hình tổng quan hệ thống và các tính năng của học bạ điện tử 7

Trang 4

Danh mục tài liệu tham khảo

Lãng phí lớn vì Bộ GD&ĐT chưa công nhận học bạ điện tử

http://www.thongtincongnghe.com/article/61460

Trang 5

Danh mục hình vẽ

Hình 1: Lược đồ mô hình học bạ điện tử 8

Trang 6

Mở đầu

Từ những thập niên cuối thế kỷ XX đến nay, nhân loại đã phát minh và chứng kiến sự tiến triển thần kỳ của công nghệ thông tin (CNTT) Những thành tựu của CNTT đã góp phần rất quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin mang tính chất toàn cầu

CNTT cũng thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đổi mới trong giáo dục, tạo ra công nghệ giáo dục (Educational Technology) với nhiều thành tựu rực rỡ CNTT làm thay đổi nội dung, hình thức và phương pháp dạy học một cách phong phú Các hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin Mối giao lưu giữa người và máy

đã trở thành tương tác hai chiều với các phương tiện đa truyền thông (multimedia) như âm thanh, hình ảnh, video, mà đỉnh cao là e-learning (học trực tuyến qua mạng Internet)

Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, quản lí trở thành nhu cầu cấp bách, không thể thiếu trong việc đổi mới phương pháp của nhà trường

Chi phí duy trì, bảo trì, nâng cấp cũng như kiểm tra những thứ được thay thế bằng công nghệ thông tin đều có giá thành rẻ hơn bằng phương pháp cũ

Hiện nay, để quản lí tốt 1 học sinh, nhà trường cần quản lí rất nhiều mục như điểm số, số ngày nghỉ, … mỗi lớp lại cần số học sinh đi học, thời khóa biểu, giáo viên dạy, … Điều này với các phương pháp truyền thống là không khả thi

Ngoài ra, với việc áp dụng công nghệ thông tin tính minh bạch của hệ thống sẽ tăng lên, việc gian lận điểm số, số buổi nghỉ học, hạnh kiểm, … sẽ khó

có thể thực hiện được vì mọi thứ đều được quản lí tập trung và rõ ràng

Ứng dụng học bạ điện tử đã được nhiều doanh nghiệp CNTT trong nước nghiên cứu và phát triển, điển hình như VNPT, Viettel, Inovas, Misa Với ứng dụng học bạ điện tử, phụ huynh học sinh có thể cập nhật định kỳ hoặc đột xuất

về điểm số, sự chuyên cần, những tiến bộ của học sinh trong suốt quá trình học tập qua website và ngay trên điện thoại di động

Mỗi công ty lại có một cách tiếp cận Học Bạ Điện Tử riêng, ví dụ như Viettel nghiên cứu, nâng cấp giải pháp để giúp cho cha mẹ học sinh có thể chủ động truy vấn các thông tin qua giao diện website và tin nhắn SMS thay vì nhận tin nhắn SMS từ nhà trường như hiện nay

Trang 7

Nhằm hỗ trợ các trường học giải quyết bài toán thiếu kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT, các doanh nghiệp CNTT cũng linh hoạt chuyển đổi từ phương thức bán phần mềm ứng dụng sang cho thuê dịch vụ phần mềm, ứng dụng Theo

đó, nhà trường bớt phải lo lắng về việc bố trí kinh phí khá lớn cho việc đầu tư

"một cục" cho ứng dụng học bạ điện tử mà chỉ cần trả chi phí thuê dịch vụ sử dụng hệ thống ứng dụng (tính theo số lượng tài khoản truy cập vào hệ thống)

Cũng có doanh nghiệp không thu tiền phí hệ thống và hỗ trợ, mà thu phí trên số lượng tin nhắn SMS gửi đi trong quá trình vận hành ứng dụng học bạ điện tử, mức chi phí khoảng 400 đồng/tin nhắn Không có số lượng thống kê chính xác song tổng hợp thông tin từ các doanh nghiệp thì ước tính cả nước đã

có hàng chục nghìn trường học từng sử dụng ứng dụng học bạ điện tử

Hiệu quả của ứng dụng học bạ điện tử là không thể phủ nhận Tuy nhiên, hiện tại, Bộ Giáo dục & Đào tạo vẫn chưa công nhận học bạ điện tử là học bạ chính thống Chia sẻ câu chuyện này, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty Misa cho biết: "Với mỗi công ty triển khai phần mềm ứng dụng học bạ điện tử thì phần thông tin trong học bạ điện tử không chỉ lưu trữ tại hồ sơ giấy

mà còn lưu trữ trong phần mềm, khi nào nhà trường muốn có học bạ giấy thì in

ra Song những học bạ giấy in ra từ phần mềm ứng dụng này hiện chưa đúng mẫu phôi do Bộ Giáo dục & Đào tạo phát hành nên chưa được công nhận là học

bạ chính thống" "Cũng chính vì chưa được Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận nên đến giờ tại Việt Nam vẫn chưa có chuẩn học bạ điện tử Mỗi doanh nghiệp CNTT thường làm theo chuẩn riêng, khó có thể chuyển tiếp nội dung từ ứng dụng của nhà cung cấp/doanh nghiệp này sang nhà cung cấp, doanh nghiệp khác Hiện giờ doanh nghiệp chỉ biết làm ra sản phẩm tốt, doanh nghiệp khác muốn trao đổi dữ liệu thì phải liên hệ làm việc trực tiếp, rồi lại phải nói chuyện với nhà trường xem nhà trường có cho phép truy cập vào hệ thống ứng dụng học

bạ điện tử của trường hay không Nếu có chuẩn học bạ điện tử thì các doanh nghiệp chỉ cần tuân theo chuẩn đó khi thiết kế xây dựng phần mềm ứng dụng và các hệ thống ứng dụng có thể chuyển tiếp dữ liệu cho nhau Cả nước sẽ có một

cơ sở dữ liệu quốc gia về học bạ của học sinh Dữ liệu về quá trình học tập của học sinh sẽ được liên thông từ cấp này sang cấp khác, từ trường này sang trường khác", ông Hoàng nói

Trang 9

Ông Nguyễn Nhật Quang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm & Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) nhấn mạnh: "Về nguyên tắc học bạ là tài sản của học sinh, không phải của thày cô hay Bộ Giáo dục & Đào tạo Tại sao lại cứ phải

ép vào khuôn của Bộ Giáo dục & Đào tạo? Việc Bộ Giáo dục & Đào tạo không công nhận học bạ điện tử đang gây ra sự lãng phí lớn Mỗi doanh nghiệp CNTT phát triển phần mềm ứng dụng theo một chuẩn khác nhau, sau lại phải tốn kém

để cập nhật, chia sẻ dữ liệu Chưa kể vẫn phải tốn một khoản chi phí xã hội cho việc in, lưu trữ học bạ giấy, trong khi hoàn toàn có thể sử dụng học bạ điện tử một cách hiệu quả hơn"

Không quá khi nói rằng, Học Bạ Điện tử của nước ta hiện nay đang phát triển theo kiểu mạnh ai nấy lo, thiếu sự quan tâm chủ trì từ nhà nước, mà cụ thể

là vai trò của Bộ Giáo Dục và đào tạo

Vì những lý do trên, Bộ Giáo dục & Đào tạo và cộng đồng xã hội cần thay đổi quan điểm về học bạ điện tử Bộ Giáo dục & Đào tạo cần nhanh chóng xây dựng chuẩn dữ liệu số của học bạ điện tử Về bản chất, học bạ điện tử không phải là phiên bản số của học bạ do Bộ Giáo dục & Đào tạo in ra mà phải là lý lịch học tập điện tử đi kèm với học sinh trong quá trình học tập suốt đời Bên cạnh đó phải có một kho dữ liệu Quốc gia để lưu giữ dữ liệu học bạ điện tử, duy nhất cho mỗi công dân và có thể được đồng bộ hóa từ mọi phần mềm, ứng dụng học bạ điện tử của mọi công ty Công ty công nghệ

Các công ty lớn trong lĩnh vực cũng cần có sự liên hệ, làm việc để đưa đến các chuẩn công nghệ được sử dụng để xây dựng ứng dụng, phần mềm, tạo ra một hệ thống HBĐT phát triển minh bạch, đồng bộ, dễ dàng trao đổi

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN HỌC BẠ ĐIỆN TỬ TRONG TRƯỜNG HỌC

1.1Sổ liên lạc điện tử

- Sổ liên lạc điện tử là 1 dịch vụ giúp phụ huynh theo dõi, tra cứu thông tin

về con mình

- Sổ liên lạc điện tử có thể cung cấp các dịch vụ sau:

 Tra cứu thời khóa biểu của học sinh

 Tra cứu kết quả học tập, rèn luyện của học sinh

 Tra cứu số buổi đi học/nghỉ của học sinh

 Tra đổi trực tiếp với giáo viên của học sinh

 Thông báo điểm số mới của học sinh

 Nhận thông báo từ giáo viên và nhà trường (thông báo nghỉ học, học bù, vấn đề kỉ luật …)

 Nhận các nội dung cần thiết khác mà nhà trường và giáo viên quy định

- Sổ liên lạc điện tử có thể hoạt động dưới dạng mobile app, web app hay qua sms, email

Trang 11

-1.2 Lợi ích của học bạ điện tử:

- Tăng tính minh bạch của việc quản lí học sinh

- Phụ huynh chủ động hơn trong việc quản lí và giúp đỡ học sinh Bây giờ phụ huynh có thể theo dõi học sinh mọi lúc mọi nơi, việc này giúp phụ huynh nhanh chóng phát hiện những vấn đề và cùng phối hợp với nhà trường

- Mọi thay đổi về thông tin của học sinh sẽ được lưu lại, và nhà trường có thể kiểm tra xem ai đã sửa/xóa/thay đổi, thời điểm việc đó được thực hiện và khôi phục lại dữ liệu cũ

- Giáo viên có thực hiện việc nhập điểm và phê học bạ online nên có thể chủ động giờ giấc, cũng không phải lõ về việc chữ xấu và mọi việc thay đổi, sửa chữa của giáo viên đều phải theo đúng quy chế

- Sổ liên lạc điện tử cũng không lo mối mọt, cháy, thất lạc …

- Nhà trường sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lí, mọi thao tác quản lí, lọc đều có thể thực hiện bằng phần mềm, không phải thực hiện bằng tay và mắt thường nên tránh sai sót

Trang 12

1.3 Mô hình tổng quan hệ thống và các tính năng của học

bạ điện tử

Hình 1: Lược đồ mô hình học bạ điện tử

- Học bạ điện tử: (HBĐT) là mô hình mới trong việc quản lý hệ thống thông

tin, hiện trạng, hoạt động của các thành phần được quản lý như học sinh, sinh viên qua các phương tiện máy tính kết nối internet/ tổng đài tin nhắn trên điện thoại di động Về bản chất, HBĐT bao gồm nhiều giao thức được kết hợp với nhau thành một hệ thống thống nhất: website trường học, bộ phần mềm ứng dụng quản lý trường học phục vụ công tác quản lý và kênh thông tin liên lạc điện tử giữa giáo viên, nhà trường với phụ huynh, học sinh, sinh viên Điểm mới của kênh thông tin này chính là thông qua môi trường mạng internet, tin nhắn trên điện thoại di động để gắn kết Nhà trường - Gia đình - Xã hội

Trang 13

- Tính năng của hệ thống:

Hệ thống cho phép thực hiện giao tiếp giữa phụ huynh và nhà trường thông qua website của nhà trường và hệ thống nhắn tin SMS hosting Cụ thể:

 Giáo viên cập nhật thông tin, tình trạng học tập của học sinh, sinh viên lên hệ thống của nhà trường

 Nhà trường tác động vào hệ thống, xác thực và cập nhật các thông tin đã nhận được (từ giáo viên) đưa lên server (cập nhật database)

 Phụ huynh được cấp tài khoản truy cập vào website của nhà trường để theo dõi các hiện trạng học tập cũng như các hoạt động khác trong trường của con cái như: Điểm, xếp loại học tập, hạnh kiểm, số buổi đi/nghỉ học của các môn, tình trạng học phí và các chi phí có liên quan…

Ngoài ra:

 Phu huynh có thể đăng kí nhận tin nhắn từ phía tổng đài khi có được các thông tin cập nhật từ hệ thống Đặc biệt, trong các tình trạng cấp bách, phụ huynh có thể cập nhật sớm nhất tình trạng học tập cũng như hành vi của con em mình

Trang 14

- Các lợi ích mang lại khác:

Ngoài việc đảm bảo cho người thân, gia đình các học sinh, sinh viên nắm bắt nhanh nhất tình trạng con cái hiện tại nó còn giúp cho việc quản lý của nhà trường và giáo viên trở nên dễ dàng hơn Như:

Với giáo viên:

 Quản lý học sinh của mình bất kỳ thời điểm nào hay ở đâu

 Dễ dàng quản lý từng cá nhân theo từng khoảng thời gian

 Liên lạc với phụ huynh nhanh chóng

Với học sinh:

 Nhận thông tin nhanh từ phía giáo viên

 Tra cứu điểm thi dễ dàng

Với nhà trường:

 Quản lý học sinh, sinh viên trên nền tảng là công nghệ thông tin

 Môi trường dễ làm việc

 Trao đổi đa chiều và trực tiếp với giáo viên và phụ huynh

Ngày đăng: 20/05/2017, 23:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w