1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đọc thêm: Đò Lèn

5 1,6K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 89 KB

Nội dung

Ngày soạn: 07/10 Ngày giảng :09/10/2008 Tiết 27- Đọc thêm Đò Lèn Nguyễn Duy A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức, kĩ năng tư duy * Giúp học sinh HS: - Hiểu được những tình cảm, suy nghĩ cảm động và sâu lắng của nhà thơ đối với người bà; sự vận động của mạch cảm xúc. - Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ (hình ảnh, giọng điệu, kết hợp tự sự với biểu cảm, dồn nén ý thơ,v.v. - Thấy được vị trí của thơ Nguyễn Duy trong nền văn học mới. - Rèn luyên kĩ năng đọc thơ và phương pháp tiến cận văn bản nghệ thuật. 2. Tư tưởng- tình cảm Thêm trân trọng tình cảm với những người thân trong hiện tại, không sống vô tư đến vô tâm rồi nuối tiếc, ân hận. II. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV, tài liệu tham khảo - SGK, tài liệu tham khảo III. Cách thức tiến hành Đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hỏi, chia nhóm thảo luận B. Tiến trình dạy học * ổn định tổ chức (1 phút) I. Kiểm tra bài cũ (5 phút) *Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh,nói lên suy nghĩ của mình về một khổ thơ mà mình có ấn tượng sâu sắc nhất. *Yêu cầu: - Đọc chính xác, diễn cảm… - Chọn một khổ thơ bất kì nhưng phải nói được suy nghĩ và ấn tương sâu sắc của mình về đoạn thơ mình chọn. II. Bài mới: * Giới thiệu bài mới Thơ ông hướng tới cái đẹp của đời sống giản dị quanh ta, phát hiện trong thế giới quen thuộc ấy sự gắn kết của những giá trị vĩnh hằng, những xúc cảm chân thành, những suy tư sâu sắc được diễn tả bằng một hình thức thơ vừa giàu tính cách dân gian vừa phảng phất phong vị thơ cỏ điển phương Đông. Để hiểu hơn về thơ của nhà thơ ấy, chúng ta tìm hiểu "Đò Lèn" - Nguyễn Duy 1 Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt - HS đọc Tiểu dẫn, tóm tắt những nét cơ bản về tác giả. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả (12 phút) - Tên khai sinh; Nguyễn Duy Nhuệ, sinh: 1948, quê: Thanh Hoá. Ông từng chiến đấu ở chiến trường nôi rtiếng ác liệt thời chống Mĩ như Khe Sanh, đường 9 Nam Lào, Quảng trị. - Thơ ND có đặc điểm gì nổi bật? - Thơ ông hướng tới cái đẹp của đời sống giản dị quanh ta, phát hiện trong thế giới quen thuộc ấy sự kắng kết của những giá trị vĩnh hằng. những xúc cảm chân thành, những suy tư sâu sắc được diễn tả bằng một hình thức thơ vừa giàu tính cách dân gian vừa phảng phất phong vị thơ cỏ điển phương Đông. - TP tiêu biểu (SGK) - GV mở rộng: Đò Lèn là địa danh, quê ngoại của tác giả. Mẹ mất sớm, ND sống với bà ngoại. Có lẽ thời gian sống với bà ngoại nhiều hơn với mẹ. ND viết về mẹ mình có những câu thơ rất ấn tượng: "Mẹ ta không có yếm đào Nón mê thay nón quai thao đội đầu Rối ren tay bí tay bầu Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa Cái cò sung chát đào chua Câu ca mẹ hát gió đưa về trời Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru Mẹ ru cái lẽ ở đời Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn Bà ru mẹ, mẹ ru con Liệu mai sau các con còn nhớ chăng?"  Bài thơ vè mẹ chủ yếu khơi nguồn từ những kỉ niệm về bà ngoại. - Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 2. Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ Đò Lèn viết về bà ngoại cùng những kí ức tuổi thơ gắn liền với địa danh thân thiết. Bài thơ ra đời tháng 9/1983. Đây là thời điểm văn học chuẩn bị có bước đổi mới. Đò Lèn ra đời dự báo sự trỗi dậy của ý thức tự nhìn lại bản thân, hướng tới xác lập những giá trị nhân bản trong văn học thời đại mới. - Xác định chủ đề bài thơ 3.Chủ đề bài thơ Mặc dù đã muộn người cháu vẫn nhớ lại hình ảnh người bà lam lũ, tần tảo giữa cuộc đời bên cạnh 2 sự vô tư đến vô tâm của mình. Đồng thời thể hiện sự thức tỉnh của người cháu trước quy luật đơn giản mà nghiệt ngã của cõi người, để càng đau đớn, tiếc xót vì thương bà. - Xác định bố cục và khái quát nội dung cơ bản của mỗi phần. 4. Bố cục - Phần một (5 khổ thơ đầu): người cháu nhớ lại hình ảnh lam lũ, tần tảo giữa cuộc sống thường nhật của người bà bên cạnh sự vô tư đến vô tâm của mình. - Phần hai (khổ cuối) Sự thức tỉnh của người cháu trước quy luật đơn giản mà nghiệt ngã của cõi người để càng đau đớn, tiếc xót vì thương bà. - Hs đọc 5 khổ thơ đầu - GV đọc 2 khổ đầu tiên - Người cháu nhớ lại những kỉ niệm gì? Cảm nhận của em về những kỉ niệm ấy? II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Phần một (5 khổ thơ đầu- 18 phút) - Say mê với trò chơi con trẻ: câu cá, bắt chim, theo bà đi chợ, ăn trộm nhãn, lên đền Cây Thị chơi, chân đất đi xem lễ, xem hát văn, cô đồng . - Tám câu thơ gợi ra nhiều kỉ niệm của tuổi thơ; cái thú theo bà đi chợ (níu váy bà sự lạc), có cái tinh nghịch "bắt chim sẻ trên vành tai tượng phật" và cả chuyện ăn trộm nhãn, đi chân đất, xem hát .Tất cả gắn với các cái tên rất cụ thể cống Na, chợ Bình Lâm, chùa Trần, đền Cây Thị, đền Sòng,v.v.  thể hiện rõ tính chân thật của cảm xúc . - Qua những kỉ niệm của tuổi thơ ấy, em có nhận xét gì về cuộc sống ở làng quê? Cuộc sống ở làng quê yên bình, vừa thiêng liêng, vừa gần gũi . - Trong làng quê yên bình ấy, cuộc sống của người bà hiện lên ntn? - Mò cua xúc tép - Gánh trè xanh Ba Trại - Buôn bán ngược xuôi: "Quán Cháo, Đồng Dao" -Cảm nhận của em về cuộc sống của người bà? - Mò cua xúc tép cuộc đời lam lũ, tần tảo, lần mò kiếm ăn . - Gánh trè xanh Ba Trại, Buôn bán ngược xuôi  vất vả nhọc nhằn . - Hình ảnh người bà gây ấn tượng nhất là ở câu thơ nào? - "Quán Cháo, Đồng Dao thập thững những đêm hàn" - Từ "thập thững" gợi tả điều gì? - Diễn tả sự khó nhọc, bước đi không tự chủ, đường gập ghềnh hoặc người kiệt sức. Từ này vừa có giái trị tạo hình, vừa có giá trị biểu cảm. 3 - Qua sự hồi tưởng ấy, câu bé thú nhận điều gì? - Không nhận ra nỗi vất vả của người bà "Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế". - Vì sao vậy? - Em hiểu 2 câu thơ này như thế nào? (Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực/giữa bà tôi và tiên Phật, thánh, thần). - Tuỳ HS - "Hai bờ" là sự phân định rạch ròi giữa hai bên. + Một bên là hư bao gồm tiên, phật, thánh thần. + Một bên thực là bà với cuộc đời lam lũ, vất vả - "trong suốt": biểu hiện trạng thái ngây thơ, trong trẻo của trẻ nhỏ, là sự hồn nhiên đến vô tư… - Tiên, Phật, thánh thần…là thế giới ta thường gặp ở đâu? - Thế giới của truyện cổ tích với, thế giới trong các chùa chiền  sự bình yên của cuộc sống và cậu bé không nhận ra đâu là thực, đâu là hư không nhận thấy nỗi vất vả của bà. - Tình cảm của câu bé với bà ra sao? - Yêu bà nhưng không biết thương bà… - Rồi chiến tranh ập đến, vạn vật đổi thay như thế nào? Từ ngữ nào diễn tả điều đó? - "Bay, bay tuốt, rủ nhau" gợi ra cả một hiện thực phũ phàng của chiến tranh. Nó bộc lộ sắc thái hài hước, mỉa mai. - Chiến tranh có làm thay đổi gì ở cậu bé? Nó đập vỡ mọi điều mơ mộng hão huyền, tất cả đều "bay tuốt". Cái vỏ huyền thoại vỡ tung ra, phơi bày sự thật cay đắng; chỉ còn lại bà với cuộc sống vất vả lam lũ thôi. - Bốn câu thơ này nói với chúng ta điều gì? Không nên tự ru mình trong những ảo ảnh ngọt ngào, sống giữa cuộc đời hãy tỉnh táo để cảm nhận hiện thực và có thái độ ứng xử đúng đắn. - Miêu tả hình ảnh người bà tần tảo lam lũ giữa cuộc đời thường nhằm mục đích gì? - Để mọi người hiểu hơn về nỗi vất vả của thế hệ trước- của cha ông cảm thông, chia sẻ, biết ơn. - HS đọc khổ thơ cuối - Khổ thơ cuối gợi em suy nghĩ gì về người cháu? 2. Phần hai ( khổ thơ cuối - 6 phút) - Bộc lộ nhận thức của một người đã qua trải nghiệm thực tiễn. Cuộc đời xung quanh ta không có gì thay đổi "Dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi" người cháu đã thú nhận sự thức tỉnh và đau đớn xót xa của mình "Khi tôi biết thương bà thì đã muộn/Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi"sự trưởng thành của người cháu. - Bình: Ý thức cá nhân tự bộc lộ vừa chân thành, tha thiết vừa là sợi dây vô hình nối quá khứ với hiện tại, nối con người đang sống hôm nay với người đã khuất, mỗi cá nhân với cội nguồn của mình. 4 - Mạch liên kết cảm xúc giữa hai phần là gì? Người cháu (đi lính) xa quê ngoại đã lâu, đã trưởng thành bỗng nhớ tới bà ngoại, kí ức tuổi thơ sống dậy- bà hiện vè với khung cảnh thân thiết của quê hương. Cháu thương bà trong ân hận muộn màng vì tuổi thơ được sống bên bà mà không hiểu được cuộc đời cơ cực, nghèo khó của bà. BT không chỉ là tình cảm với bà mà còn là tình cảm đối với quê hương. * Củng cố: Bài thơ nói với chúng ta điều gì? Nếu con người chỉ biết sống bằng ảo tưởng, bằng những gì trong cổ tích mà quên đi thực tiễn thì sớm muộn cũng xảy ra bi kịch trong lòng mình (khi lớn lên người cháu đã thức tỉnh, nhận ra quy luật nghiệt ngã của cõi người thì bà không còn nữa đau đớn, xót xa chính là đã trưởng thành)  Sự trỗi dậy của ý thức tự nhìn nhận bản thân, hướng tới xác lập những giá trị nhân bản trong VH thời kì đổi mới. III. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (2 phút) - Đọc lại phần nội dung bài học - Học thuộc lòng bài thơ, nêu lên suy nghĩ, cảm xúc sau khi học xong bài thơ này. - Điều Nguyễn Duy gửi gắm trong bài thơ này là gì? - Đọc kĩ bài "Luật thơ". Mỗi một thể thơ nên tìm một tác phẩm tiêu biểu để minh họa cho luật thơ. 5 . Ngày soạn: 07/10 Ngày giảng :09/10/2008 Tiết 27- Đọc thêm Đò Lèn Nguyễn Duy A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức, kĩ năng. của nhà thơ ấy, chúng ta tìm hiểu " ;Đò Lèn& quot; - Nguyễn Duy 1 Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt - HS đọc Tiểu dẫn, tóm tắt những nét cơ bản

Ngày đăng: 01/07/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w