Trong đó các vết thương hàm mặt hở phức tạp, gãy xương hàm trên xương hàm dưới di lệch nhiều hay gãy phức hợp cả hai xương là các chấn thương hàm mặt nặng nó đòi hỏi phải được cấp cứu đi
Trang 1PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT/ĐCT Ts.Bs Nguyễn Hồng Hà, Ths.Bs Nguyễn Thị Thu Hằng, Ths.Bs Nguyễn Việt Anh
1.TÌNH HÌNH CTHM VÀ ĐCT TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI
1.1 Tình hình CTHM
Chấn thương vùng hàm mặt do va đập chiếm một tỷ lệ khoảng 4 – 6% trong tổng số các loại chấn thương trên toàn cơ thể Gẫy xương vùng hàm mặt do chấn thương chiếm 3 – 4% các loại gẫy xương Chấn thương vùng hàm mặt hay gặp ở lứa tuổi trẻ và tuổi trung niên (khoảng từ 18 – 50 tuổi) Đây là lứa tuổi tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội, lao động sản xuất và hoạt động giao thông Tỷ lệ chấn thương vùng hàm mặt của nam giới so với nữ giới vào khoảng 10 : 1
Nghiên cứu của Goodisson D bệnh viện Chrischurch trong 7 năm (1995-2002) có 2307 BN vào viện, trong đó 5% là CTHM, 3/4 BN là nam giới, tuổi trung bình là 27, nguyên nhân chủ yếu là do TNGT và bạo lực Tất cả đều được xử trí, điều trị kịp thời không chậm trễ [33]
Các nghiên cứu Zargar (Tehran 2004), Brasileiro, Martini (Brasil 2005), Lebeau (Pháp 2006) cũng cho các nhận xét tương tự.[24, 40, 45, 61]
Ở VN theo thống kê của Lâm Ngọc ấn, tại Viện RHM TP Hồ Chí Minh trong vòng 3 năm tỷ lệ CTHM tăng 78,56% Tại Hà Nội Trần Văn Trường và Trương Mạnh Dũng đã báo cáo tỷ lệ CTHM tăng 33%/1 năm Tai viện RHM Hà nội, từ năm 1988-1998 đã tiếp nhận và điều trị cho 2149 trường hợp gãy xương hàm mặt, các tác giả đã nhận thấy số lượng bệnh nhân tăng gấp 7 lần so với giai đoạn 1972-1982 Còn tại viện RHM TPHCM thống kê trong 17 năm ( 1975-1993) có 2348 trường hợp, trong đó 50,7% là do tai nạn xe máy Theo thống kê của ủy ban an toàn quốc gia trong vòng 10 năm ( 1991-2001) các phương tiện giao thông tăng đáng kể: ô tô tăng 2 lần, xe máy 6 lần, số vụ tai nạn tăng 3,5 lần, số người bị thương tăng 7 lần, số người tử vong tăng 5 lần Điều đáng chú ý là do sự gia tăng của các phương tiện tốc
độ cao nên số lượng các chấn thương hàm mặt ngày càng tăng và mức độ ngày càng trầm trọng.[5, 11, 17]
1.2 Tình hình CTHM phối hợp ĐCT
Cùng với sự phát triển của giao thông, xây dựng, công nghiệp hóa, tỷ lệ các bệnh nhân chấn thương hàm mặt nói riêng cũng như đa chấn thương ngày càng tăng Các bệnh nhân có chấn thương hàm mặt phối hợp chấn thương sọ não (CTSN), chấn
Trang 2thương bụng, ngực, gãy nhiều chi chiếm một tỉ lệ không nhỏ Trong đó các vết thương hàm mặt hở phức tạp, gãy xương hàm trên xương hàm dưới di lệch nhiều hay gãy phức hợp cả hai xương là các chấn thương hàm mặt nặng nó đòi hỏi phải được cấp cứu điều trị nhanh chóng kịp thời khẩn trương không kém gì các tổn thương khác của ĐCT
Alvi.A và Cs (2003) tổng kết 151 trường hợp gãy xương mặt có phối hợp với chấn thương trong 4 năm Kết quả 43,7% có máu tụ nội sọ, 31% chấn thương ngực
Sự hiểu biết này chỉ ra sự cần thiết phối hợp liên chuyên khoa từ để kết quả tối ưu trong điều trị CTHM nặng [19]
Meningaud và Cs (2003)nghiên cứu trên các bệnh nhân ngã cao tại Pháp nhận thấy hầu như các CTHM đều kèm các chấn thương phối hợp khác trong đó gãy xương chi 89%, sọ não 67%, cột sống 40,6%, bụng 26,5% [46]
Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu về sự phối hợp CTHM với ĐCT [40, 58] Tại Việt Nam, Nguyễn Quang Hải nghiên cứu tình hình CTHM tại BV DH Y Huế nhân thấy 79/184 bệnh nhân có chấn thương phối hợp, trong số đó 60% là CTSN Nghiên cứu của Trương Mạnh Dũng trên 157 bệnh nhân gãy xương gò má cung tiếp cho thấy 84 ca có dấu hiệu CTSN, chứng tỏ bệnh nhân bị chấn thương từ bên ngoài rất mạnh
Qua tìm hiểu y văn ta thấy CTHM là rất phổ biến, trong đó CTHM nặng thường nằm trong bệnh cảnh ĐCT, cần được xử trí sớm tích cực trong sự phối hợp của đa chuyên khoa Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ trong tổ chức sơ cứu cấp cứu, kỹ thuật mổ xẻ, gây mê hồi sức nhưng việc chọn lựa thời điểm can thiệp thích hợp, xử
lý thích hợp trong giai đoạn sớm vẫn là vấn đề thách thức lớn đối với các phẫu thuật viên trên thế giới [23, 38, 40, 42, 44, 58]
2 CÔNG TÁC SƠ CỨU CẤP CỨU CHẤN THƯƠNG BAN ĐẦU :
2.1 Sơ cứu cấp cứu ĐCT
Cấp cứu bệnh nhân hàm mặt là một phần của cấp cứu các bệnh nhân đa chấn thương, trong tình hình chấn thương hàm mặt phối hợp với chấn thương sọ não, ngực bụng, chi thể ngày càng tăng thì việc xử trí cũng phải tuân theo các quy tắc của cấp cứu đa chấn thương
Như chúng ta đã biết bệnh nhân đa chấn thương cần được đánh giá ban đầu và
sơ cứu theo 1 cách đầy đủ, chính xác, có hệ thống để nhanh chóng xác định ảnh hưởng của chấn thương đến các cơ quan sống
Các nghiên cứu quan trọng cho thấy tỉ lệ tử vong do chấn thương phân bố làm
ba đỉnh Đỉnh thứ nhất liên quan đến các ca tử vong ngay sau vài giây vài phút ngay
Trang 3sau khi chấn thương nguyên nhân của các tử vong này co thể do chấn thương sọ não cột sống , chấn thương ngực, đm chủ và các mạch máu lớn, một số ít bệnh nhân có thể được cứu sống nếu có sơ cứu tốt và vận chuyển nhanh Đỉnh thứ 2 xảy ra trong vòng vài giờ ngay sau chấn thương Giai đoạn này được gọi là “ những giờ vàng” bởi vì các bệnh nhân này có thể được cứu sống nếu có sự đánh giá và xử trí kịp thời nhanh chóng Các nguyên nhân tử vong thường do chấn thương sọ não, hoặc mất máu Những phân tích gần đây của hệ thống chấn thương hiệu quả gợi ý rằng ít nhất 10% tỉ lệ tử vong có thể giảm do tổ chức hệ thống cấp cứu chấn thương tốt Đỉnh tử vong thứ 3 xảy ra vài ngày hay vài tuần sau khi chấn thương nguyên nhân là do nhiễm khuẩn hay suy đa tạng hay tắc mạch phổi.[50]
Các kiểm tra đánh giá và điều trị ưu tiên được thiết lập dựa trên các chấn thương của bệnh nhân và dấu hiệu chức năng sống Trong tất cả các cấp cứu bệnh nhân nặng những ưu tiên điều trị phải được xác định dựa trên đánh giá toàn diện bệnh nhân Các chấn thương về tổng thể được chia thành 3 nhóm chính: nặng (trầm trọng), cấp cứu và không cấp Nhóm nặng trầm trọng ngay lập tức đe dọa tính mạng
và ảnh hưởng đến các chức năng sống của bệnh nhân : ví dụ: chèn ép đường thở, hô hấp đảo ngược, chảy máu , tổn thương hệ tuần hoàn hay sốc Những chấn thương này chỉ chiếm khoảng 5% tổng số nhưng lại chiếm 50% của các chấn thương gây tử vong Chấn thương cấp chiếm 10-15% tổng số thường không gây ảnh hưởng tính mạng ngay lập tức, là các chấn thương bụng, hàm mặt, ngực và chi thể , đây là các chấn thương yêu cầu phải được can thiệp và sửa chữa nhưng các dấu hiệu chức năng sống ổn định Những chấn thương không cấp chiếm khoảng 80% chấn thương và không đe dọa tính mạng ngay lập tức Những bệnh nhân này cũng yêu cầu được mổ can thiệp y tế mặc khi các nguyên nhân rõ ràng được tìm ra sau khi thăm khám cẩn thận và làm các thăm dò xét nghiệm đầy đủ.[39, 50, 52, 54]
Mục tiêu của chăm sóc cấp cứu ban đầu là nhận ra các chấn thương đe dọa tính mạng Với các trung tâm chấn thương vùng trong những hệ thống cấp cứu chấn thương hiện đại mục tiêu phân loại là nhận ra chính xác nhanh chóng bệnh nhân có chấn thương đe dọa tính mạng, và điều trị nó một cách thích hợp đồng thời tránh được việc chuyển không cần thiết lên tuyến trên những bệnh nhân chưa đến mức nặng lắm
Các bước thăm khám cấp cứu đầu tiên bệnh nhân chấn thương : Quy tắc ABC Trong thăm khám đầu tiên, các dấu hiệu đe dọa tính mạng được nhận ra và xử trí nhanh chóng Nguyên tắc abcde là chữ viết tắt đầy của các hành động cần làm A airway: đường thở thông thoáng, cần được duy trì cùng với kiểm soát cột sống
Trang 4Breathing: thở: và hỗ trợ thở tương ứng C Circulation: tuần hoàn đảm bảo và kiểm soát chảy máu D Degree: xác định mức độ tỉnh táo tri giác, E Exposure bộc lộ bệnh nhân toàn bộ tránh bỏ sót chấn thương bị che khuất do quần áo
Nhìn chung các tác giả thống nhất quy trình sơ cứu ban đầu như sau:
Đảm bảo thông thoáng đường thở, đặt nội khí quản nếu cần, duy trì cố định cột sống cổ Xử lý các triệu chứng suy hô hấp, mảng sường di động, dẫn lưu màng phổi nếu cần Nếu có chèn ép tim cấp dẫn lưu màng tim, mở ngực Trường hợp có sốc: cầm máu các chảy máu lớn, đặt 2 đường truyền lớn, bù dịch Trường hợp có chấn thương sọ não, bệnh nhân mê, đồng tử không đều đặt nội khí quản, thông khí tốt, manitol…Cởi bỏ hết quần áo, đặt sonde tiểu, cố định chi chấn thương, chụp xq ngực thẳng khung chậu cột sống Sau khi các chức năng sống quan trọng đã được khống chế và theo dõi các nhân viên y tế sẽ tiếp tục các thăm khám và xử lý các tổn thương theo từng bộ phận cơ quan: Tràn máu tràn khí màng phổi thì dẫn lưu, chèn ép tim thi làm thêm siêu âm, điện tâm đồ, cần thiết mở ngực Nghi ngờ chấn thương bụng kín cần chụp CT bụng hoặc chọc rửa ổ bụng chấn thương động mạch chủ cần chụp mạch, siêu âm, CTSN, CTHM chụp CT sọ, CT hàm mặt Xq chi thể nghi ngờ
có chấn thương gãy xương Tóm lại các yếu tố chức năng sống cần được yêu tiên xử trí hàng đầu như hô hấp, tuần hoàn, sau khi kiểm soát được các yếu tố này sẽ tiến hành làm bilan cấp cứu các tổn thương và xử trí tùy theo mức độ nặng nhẹ câp cứu…
Trang 5TÓM TẮT SƠ ĐỒ XỬ LÝ ĐCT
Không
Không
Không
Không
Có
Có
Có
Có
ĐCT
CT sọ não
CT h m mà ặt
thở
Thở oxy, cố định cột sống cổ, ktra HH
Mảng sườn di động, suy HH
Sốc, Mạch, HA, lạnh toát mồ hôi…
CTSN mê, đồng tử ko đều
Đặt NKQ, Dẫn lưu MP,
hỗ trợ HH
Cầm máu, Đặt vein to, máu chéo, bù dịch, Theo dõi M, Ha
Đặt NKQ, Thông khí tốt,
Manitol
Ktra các chức năng sống
Chụp phim ngực, khung chậu, CS cổ
Cởi quần áo, khám to n dià ện
Đặt sonde đái, td nước tiểu
Tr n máu MF à
Đau, phản ứng
DL MF
Chèn ép tim Tmach cổ nổi PVC cao
CT Đầu
SÂ chẩn đoán Chọc dò
Mở ngực
CT ổ bụng Chọc dò Nội soi
Trang 62.2 Sơ cứu cấp cứu khẩn cấp trong chấn thương vùng hàm mặt
CTHM đặc biệt là CTHM nặng thường dễ xảy ra những biến chứng đe dọa trực tiếp tính mạng bệnh nhân nên cần được xử trí tích cực, kịp thời, Nó bao gồm: chống ngạt thở, chống chảy máu, chống choáng, chống nhiễm trùng
Đây là những cấp cứu sơ cứu ban đầu không đổi cho mọi CTHM nặng, có hay không có kèm theo ĐCT Các nhân viên y tế tham gia vào tiếp nhận sơ cứu các bệnh nhân chấn thương cần được trang bị các kiến thức tối thiểu này để đưa bệnh nhân về tình trạng ổn định hơn trước khi bắt tay vào chẩn đoán điều trị thực thụ các tổn thương hàm mặt và phối hợp
2.2.1 Nguyên nhân gây ngạt thở và phương pháp xử trí:
*/ Tụt lưỡi ra sau: gốc lưỡi che kín ngã ba thanh môn xảy ra trong những trường hợp gẫy thân hàm dưới hai bên cằm có di lệnh mảnh gẫy ra sau, hoặc gẫy nát vùng cằm kèm theo vết thương phần mềm sát miệng Tụt lưỡi ra sau còn xảy ra trong những trường hợp bệnh nhân có hôn mê do chấn thương sọ não
Xử trí: Trước hết phải nhanh chóng dùng kẹp lưỡi ra phía trước để khai thông đường thở, kết hợp với nâng và đưa góc hàm dưới ra trước đồng thời hút đờm dãi, máu ứ đọng trong miệng Nếu không có máy hút thì phải dùng bông gạc hoặc khăn lau sạch dịch trong khoang miệng
Sau khi kéo lưỡi khai thông đường thở, phải cố định lưỡi ở vị trí đã kéo ra, không cho lưỡi tụt trở lại Các biện pháp cố định lưỡi gồm: Khâu ngang qua hai rìa lưỡi bằng chỉ số 1 – 2 và kéo 2 đầu chỉ ra cố định vào cằm cổ bằng băng dính hoặc buộc vào vòng dây băng quanh cổ Cũng có thể cố định lưỡi bằng kim băng tự tạo có chiều dài vượt chiều ngang hai mép , kéo kim băng ra để ngáng qua hai bên mép hoặc dùng dây kéo cố định lưỡi ra cổ
Trong điều kiện cho phép, ta có thể đặt vào miệng người bệnh ống thông khí kiểu Mayo hoặc đặt ống nội khí quản qua miệng hoặc qua mũi để đảm bảo thông khí thường xuyên và có thể chèn gạch quanh ống và trong miệng để cầm máu Sau khi
đã cấp cứu đảm bảo khí tốt mới tiến hành xử trí thương tổn phần mềm hoặc cố định tạm thời các mảnh xương gãy để chuẩn bị cho xử trí cơ bản chuyên khoa
*/ Do tắc đường hô hấp trên bởi nước bọt lẫn cục máu đông hoặc do các dị vật như mảnh răng vỡ, thân răng, mảnh xương vụn, mảnh tổ chức phần mềm…Sự ùn tắc này càng trở nên nguy hiểm khi bệnh nhân có chấn thương sọ não kết hợp đang ở tình trạng hôn mê
Xử trí: Nhanh chóng mở miệng , kéo lưỡi hút dịch, lau và lấy cục máu đông, lấy dị vật để đảm bảo thông khí khẩn cấp Trong trường hợp hút dịch lấy dị vật
Trang 7không đạt kết quả, nhất là trong đương khí đạo có dịch mà bệnh nhân lại đang trong tình trạng hôn mê cần phải mở khí quản cấp cứu khẩn cấp để vừa thông khí vừa hút dịch đường khí đạo ở các bệnh viện có khoa hồi sức cấp cứu, nếu điều kiện cho phép có thể chủ động đặt nội khí quản thông khí và hút dịch, khi cần thiết có thể chủ động cho hô hấp có điều khiển (thở máy hay bóp bóng)
Trong trường hợp có gãy nát hố xương, vết thương chảy máu từ mũi xuống thành họng sau, có nghi ngờ dập vỡ nền sọ, sau khi đã đặt nội khí quản hoặc mở khí quản để cấp cứu, cần phải chèn gạc chặt ở trong khoang miệng, chèn mạch chặt cho hai mũi để cầm máu tại chỗ kịp thời
*/ Ngạt do phù nề gốc lưỡi sàn miệng, tràn khí vùng cổ, chảy máu dưới da vùng cổ tạo thành ổ máu tụ quanh đường khí đạo Những nguyên nhân trên gây ngạt thở từ từ và muộn hơn, có thể xảy ra trên đường chuyển thương
Xử trí: chủ động cắm kim cho thoát khí, rạch da lấy ổ máu tụ và cầm máu tại chỗ Chủ động đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản để dự phòng ngạt trên đường vận chuyển bệnh nhân về tuyến sau
2.2.2 Cấp cứu chảy máu
*/ Chảy máu cấp tính trong chấn thương vùng hàm mặt có thể xảy trong những trường hợp sau:
+ Có vết thương phần mềm gây đứt rách các mạch máu lớn ở vùng dưới hàm, sàn miệng, vùng cổ
+ Do vỡ nát xương hàm dưới gây chảy máu từ trong xương qua vết rách niêm mạc vào khoang miệng hoặc tạo thành ổ máu tụ lớn ở vùng dưới lưỡi, sàn miệng
+ Do gẫy xương tầng giữa mặt kết hợp vỡ dập nền sọ trước và nền sọ giữa gây chảy máu vào xoang hàm, chảy máu từ xương bướm, xương đá xuống thành họng sau hoặc chảy máu qua tai ngoài
*/ Xử trí:
+ Đối với những trường hợp chảy máu do vết thương phần mềm đơn thuần: tuỳ theo mức độ chảy máu, có thể tiến hành từ đơn giản là kẹp mạch khâu cầm máu, chèn gạc băng ép Khi tổn thương các mạch máu lớn ở vùng sâu khó cầm máu, cần khẩn trương bộc lộ động mạch cảnh ngoài, tìm và thắt động mạch chọn lọc chi phối vùng chảy máu Nếu thắt động mạch chọn lọc khó khăn thì thắt động mạch cảnh ngoài cùng bên
+ Nếu chảy máu từ hai đầu xương gãy (dễ xảy ra trong trường hợp gẫy xương hàm dưới): trước hết phải nắn chỉnh cho các mảnh gãy về đúng vị trí giải phẫu, liên kết tạm thời một cung răng bất động tránh gây di lệch thứ phát và cầm máu tạm thời
Trang 8ở các cơ sở chuyên khoa phải phẫu thuật, bộc lộ kiểm tra lấy máu tụ, cầm máu đầu xương gãy và phần mềm xung quanh, đồng thời chỉnh khớp kết hợp xương bằng phương tiện như dây thép, nẹp vít
+ Với những trường hợp gãy dập nền sọ chảy máu vào họng, cần đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản, chèn nhét mèche vào mũi – họng – miệng mới có thế
hy vọng cầm máu tạm thời Sau đó tuỳ theo vị trí tổn thương mà quyết định thắt động mạch cảnh cùng bên để hỗ trợ cho các biện pháp cầm máu tạm thời
2.2.3 Phòng và chống sốc
*/ Sốc chấn thương ít xảy ra ở bệnh nhân bị chấn thương vùng hàm mặt đơn thuần Sốc thường có thể xảy ra khi có tổn thương kết hợp như sau:
- Gãy các xương lớn: xương đùi, xương chậu, xương cẳng chân hai bên
- Chấn thương sọ não nặng, có hôn mê
- Chấn thương ngực, tràn dịch, tràn khí màng phổi
- Vỡ các tạng đặc, chảy máu trong ổ bụng hay chảy máu trong đường tiết niệu
*/ Các biện pháp phòng chống sốc:
- Khám kiểm tra kỹ toàn thân trước khi xử trí chấn thương vùng hàm mặt không bỏ sót thương tổn
- Trong mọi trường hợp phải đảm bảo thông khí cho người bệnh, đặc biệt chú trọng phòng chống ngạt cho những bệnh nhân bị chấn thương sọ não kết hợp khi bệnh nhân bị sốc chấn thương, nếu có rối loạn thông khí càng làm cho sốc nặng thêm
và sẽ trở thành cái vòng luẩn quẩn xấu trong việc cung cấp máu và oxy cho não, cuối cùng dẫn đến mất não do thiếu máu, thiếu oxy ngày càng nặng
- Phòng chống chảy máu, kết hợp với truyền dịch, truyền máu (nếu có thể)
để nâng và duy trì huyết áp
- Dùng các loại thuốc giảm đau, an thần, thuốc cầm máu (nếu cần), chống phù nề tại chỗ, kháng sinh chống nhiễm trùng, kết hợp điều trị tốt những tổn thương các cơ quan theo từng chuyên khoa
3 TÌNH HÌNH CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ THỰC THỤ CẤP CỨU CTHM TRÊN ĐCT
3.1 Thăm khám, chẩn đoán bệnh nhân chấn thương hàm mặt.
3.1.1 Chẩn đoán lâm sàng:
Sau khi các yếu tố chức năng sống như hô hấp, tuần hoàn, được yêu tiên xử trí , kiểm soát các nhân viên y tế có thể tiến hành làm bilan cấp cứu các tổn thương sọ
Trang 9não, ngực bụng chi thể cũng như hàm mặt để có chần đoán đầy đủ chính xác và có thái độ xử trí tùy theo mức độ nặng nhẹ câp cứu…trong khuôn khổ của chuyên đề này chúng tôI xin phép chỉ trình bày chi tiết về tình hình chẩn đoán, điều trị thực thụ cấp cứu CTHM trên ĐCT
Thăm khám lâm sàng nên bắt đầu từ đánh giá các vết thương phần mềm Các vết thương này cần được làm sạch và kiểm tra kỹ phát hiện các tổn thương các cấu trúc quan trọng như dây thần kinh số VII, hoặc ống tuyến mang tai Cần vén mi mắt lên thăm khám mắt đánh tổn thương nhẵn cầu và phản xạ đồng tử Đánh giá sự cân đối của mặt, màu sắc, mức độ phù nề, biến dạng, là các dấu hiệu chỉ điểm của gãy xương hay đụng dập phần mềm Sờ dọc theo các bờ xương , bắt đầu từ bờ trên ổ mắt, xuống bờ ngoài , bờ dưới ổ mắt, phần nhô của gò má, cung tiếp, và xương chính mũi Bất kỳ một sự không liên tục, bậc thang đều là những gợi ý gãy xương Cũng cần thăm khám cảm giác của các vùng chi phối của dây V, hay bị trong gãy xương hàm mặt Khám trong miệng để đánh giá phát hiện gãy răng, các vết thương , sự thay đổi của khớp cắn Cần ghi rõ số răng mất trong chấn thương đề phòng nuốt hoặc hit vào phổi
Vùng cổ cũng cần được thăm khám cẩn thận phát hiện chấn thương tràn khí dưới da nhiều có thể nhìn thấy khi chấn thương nặng, nếu ít thì chỉ phát hiện được khi sờ nắn Có khí dưới da là có thể là dấu hiệu của vỡ khí quản Bất kỳ sự tụ máu , phù nề lan rộng nào cũng cần được theo dõi chàn ép đường thở Kiểm tra mạch cảnh đập hay không? Cần sờ nắn phát hiện sự bất thường của sụn giáp, khí quản vùng hõm ức
Đối với các CTHM nặng, mặt thường biến dạng sưng to phù nề tụ máu, bệnh nhân có khi hôn mê do tổn thương phối hợp ĐCT, CTSN không hợp tác như vậy rất cần có sự trợ giúp của chẩn đoán hình ảnh
3.1.2 Chẩn đoán hình ảnh: CĐHA:
Thế chụp thẳng mặt: cho phép nhìn toàn cảnh xương hàm dưới, có thể thấy gãy xương vùng cằm, gãy góc hàm, gãy cổ lồi cầu thấp, giúp xác định tổn thương trong gẫy le Fort II, gẫy vỡ di lệch xương gò má
- Thế chụp chếch hàm hai bên (P – T): cho phép xác định tổn thương từng nửa hàm (trừ vùng cằm) và so sánh bên tổn thương với bên lành
- Thể Schuller: cho phép kiểm tra gãy lồi cầu cao (trong khớp) và tình trạng tràn dịch khớp sau chấn thương
- Chụp film toàn cảnh hàm dưới (panoramma): cho phép đánh giá toàn bộ hàm dưới từ tổn thương xương đối với mối tương quan giữa các đầu xương gãy đến tình
Trang 10trạng cung răng Trên cơ sở nhận định tổn thương trên film toàn cảnh cho phép xây dựng kế hoạch xử trí điều trị chính xác hơn
- Thế Blondeau: Xác định được tổn thương xương quanh ổ mắt, thành trước xoang hàm và bờ sau dưới xương hàm trên
- Thế Hirtz: Chủ yếu nhìn thấy các đường gẫy xương gò má, cung tiếp và so sánh độ cao thấp của xương gò hai bên có thể còn thấy những đường gẫy ngang hoặc dọc xương khẩu cái
- Thế chụp toàn cảnh hai hàm: cho thấy mối tương quan giữa hai cung răng, sự
di lệch sệ thấp của xương hàm trên, bờ dưới ổ mắt và xoang hàm
- Thế chụp nghiêng sống mũi: thấy xương mũi gẫy sập đường yên ngựa, các mảnh xương mũi di lệch
Các loại tư thế chụp XQ đơn giản, rẻ tiền nhưng không phải lúc nào cũng cho phép phát hiện được tất cả các tổn thương và nhiều khi trên bệnh nhân ĐCT không thể cho phép kê đặt tư thế như mong muốn
Việc sử dụng CT Scanner đã giúp ích chẩn đoán chính xác vị trí gãy xương hàm dưới, hàm trên, xương gò má, cung tiếp… Ngoài ra, còn thấy tình trạng gẫy vỡ xương đá, xương bướm, bờ ổ mắt và thành xoang mũi
3.1.3 Phân loại đánh giá mức độ nặng của chấn thương hàm mặt đơn thuần
hoặc trong bệnh cảnh ĐCT.
Hiện nay, trong chấn thương nói chung và hàm mặt nói riêng xu hướng trên thế giới đã và đang xây dựng thang điểm chấn thương Qua đó để có được tiếng nói chung đồng nhất trong từng chuyên ngành, cũng như là công cụ để quyết định thái độ
xử trí tiên lượng mức độ bệnh tật, biến chứng, tử vong của từng loại chấn thương
Thang điểm đầu tiên được áp dụng là AIS (Abbreviated Injury scale) năm
1971 do hiệp hội Y học an toàn giao thông Hoa kỳ (American Association Automotive Medecine) đề nghị, nó là tổng các giá trị của từ 1 - 9 cơ quan hoặc bộ phận bị tổn thương Đây là cơ sở căn bản cho mọi sửa đổi bổ xung sau này Hiện nay sau một số lần chỉnh sửa AIS lưu hành phổ biến trên thế giới là phiên bản 1990 (Revision AIS-90) Thang điểm này rất tốt trong việc cho biết mức độ nặng của chấn thương Nhưng khi áp dụng cho các cơ quan vận động AIS-90 nó không cho phép đánh giá mức độ mất chức năng của cơ quan bị tổn thương Điều này là lý do tại sao trong chấn thương bàn tay, người ta đã phải đưa ra thang điểm riêng HISS (Hand Injury Severity Score) [20, 41, 62]
Hàm mặt nếu nhìn rộng cũng được coi như cơ quan vận động vẫn tổn thương gây nguy hiểm tính mạng mà còn ảnh hưởng lâu dài đến chức năng của bệnh nhân