quan niệm con người đa chiều trong truyện ngắn

6 769 3
quan niệm con người đa chiều trong truyện ngắn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quan niệm về con người đa chiều Sau 1975, đất nước chuyển đổi trên nhiều phương diện trong đó có đời sống văn hoá, tư tưởng. Chiến tranh kết thúc, văn học cựa mình thay đổi, nhất sau Nghị quyết của Đại hội VI của Đảng và tiếp theo nghị quyết 05 của Bộ chính trị, cuộc gặp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với đại diện giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987, tất cả những điều đó đã thổi một luồng gió mới ào ạt vào đời sống văn học nước nhà. Bên cạnh tiểu thuyết, thơ, kí, kịch…truyện ngắn trở thành một thể loại rực rỡ của văn học Việt Nam sau 1975. Nó được xem là một “cú hích” mạnh mẽ và khả quan, tạo nên một phản ứng dây chuyền, có tác dụng “kích nổ” sự phát triển truyện ngắn với rất nhiều gương mặt tiêu biểu như: Vũ Thị Thường, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Y Ban, Võ Thị Hảo, Trần Thuỳ Mai, Dạ Ngân, Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Ấm, Lê Minh Khuê, Thái Bá Tân, Phạm Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thế Hùng, Phùng Văn Khai, Đỗ Bích Thủy, Đỗ Hoàng Diệu, Bích Ngân, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Thị Diệp Mai, Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nguyễn Ngọc Tư…Ngòi bút của các nhà văn thay đổi trên nhiều phương diện, trong đó đặc biệt chú ý nhất là thay đổi QNNT về con người, đây là một bước chuyển quan trọng cho truyện ngắn. Ứng với mỗi giai đoạn văn học có một cách QNNT về con người khác nhau. Văn học chống Pháp và chống Mỹ gắn với cảm hứng ngợi ca, con người xã thân vì quê hương đất nước, ý nghĩa cuộc đời gắn bó với cộng đồng, con người sống với cái “Ta” to lớn, không hoặc ít đối diện với cái “Tôi” nhỏ bé của chính mình, không gian cộng đồng chiếm ưu việt hơn hết cả. Sau 1975, con người bắt đầu có ý thức nhìn ngắm lại chính mình. Văn học không còn hô hào, nói về cái lớn lao mà đào sâu vào cái “Tôi”, cái lẫn khuất bên trong được khui mở. Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà văn đã hướng vào thế giới nội cảm, khám phá chiều sâu tâm linh, thấy được ở mỗi cá nhân những cung bậc tình cảm. Chính vì vậy, truyện ngắn đã nhanh nhạy trong cách tiếp cận và phản ánh cuộc sống con người dưới cái nhìn đa chiều kích. Milan Kundra nói rằng; “con người là hiền minh của lưỡng lự”, con người qủa là đa dạng, phong phú. Vì thế, nhà văn thể hiện QNNT về con người ở nhiều chiều kích khác nhau. Nhà văn chuyển hướng cách nhìn nhận, cách cảm và cách đánh giá con người đựơc coi tự làm mới mình về mặt nhận thức, tư duy bản thể con người. Con người luôn phải tự đấu tranh, tự dò dẫm trong muôn ngàn ngả rẽ của xã hội Hiện đại, Hậu hiện đại. Nhà văn là người đau đời nhất, vì thiên chức của nhà văn làm cho con người trở nên người hơn, bởi trong mỗi con người bao giờ cũng tồn tại hai mặt: đẹp - xấu, thiện – ác, cao cả - thấp hèn, yêu – ghét, vui – buồn, trong sáng – tối tăm, hạnh phúc – khổ đau, tự nhiên – xã hội. Ở đó, con người đứng trên ranh giới nhỏ nhoi nếu không khéo sẽ bị nghiêng về phía con người tự nhiên, ngược lại con người sẽ hướng về phía con người xã hội. Đò ơi của Nguyễn Quang Lập, Biển cứu rỗi của Võ Thị Hảo, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư… Nguyễn Minh Châu, nhà văn quân đội, người từ trong cuộc chiến đi ra, một trong những tác giả tiên phong thay đổi QNNT về con người. Ông không còn nhìn con người một chiều mà nhìn con người trong nhiều mối quan hệ bộn bề phức tạp. Con người tự thú, con người thức tỉnh, con người sám hối, con người bản năng tính dục. Con người luôn khát khao vươn tới cái chân - thiện - mỹ, tiêu biểu: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Phiên chợ Giát, Dấu chân người lính, Khách ở quê ra… Nhắc tới văn học đương đại không quên nhắc đến tên tuổi Nguyễn Huy Thiệp, một cây bút độc đáo, một hiện tượng văn học đã làm “vang bóng một thời”, đến nay ông vẫn được bình chọn là người viết truyện ngắn xuất sắc nhất. Với giọng văn sắc lạnh, gai góc, xương xẩu đến tàn nhẫn đã đào bới xới tung lên những mảng tối, những góc khuất của mỗi thời, của cuộc đời và của xã hội. Nguyễn Huy Thiệp trăn trở nhiều về đời tư và thế sự, tình yêu và thù hận, sự sống và cái chết, nhưng bao giờ cũng để ngõ kết thúc. Chính vì vậy nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn luôn sống trong ốc đảo cô đơn, đau khổ đến tột cùng, đến bất tận, đó là cách thể hiện độc đáo con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Ngoài việc đổi mới nội dung nhà văn còn làm mới hình thức nghệ thuật bằng cách chuyển từ ngôn ngữ một giọng sang ngôn ngữ đối thoại, nhiều giọng, có sự tác động, hòa trộn giữa ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ người kể, ngôn ngữ nhân vật. Đặc biệt do dung lượng nên ngôn ngữ truyện ngắn khác hơn ngôn ngữ tiểu thuyết ở chổ; ngôn ngữ truyện ngắn cô động, hàm súc, dồn nén, kiệm lời làm nên đặc trưng phong cách truyện ngắn hôm nay. Thêm vào đó, truyện ngắn đương đại tạo ra sức hấp dẫn, tính bất ngờ, ấn tượng đều do đi lạch kiểu kết thúc có hậu, tạo ra các kiểu kết thúc mới: loại truyện có bắt đầu mà không có kết thúc: Mê lộ của Phạm Thị Hoài. Loại truyện kết thúc có nhiều đoạn kết: Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp, Nhân sứ của Hòa Vang, Dịch quỷ sứ của Tạ Duy Anh, Nguyệt cầm của Nguyễn Thị Ấm. Loại truyện kết thúc để ngõ: Mùa hoa cải bên sông của Nguyễn Quang Thiều, Hiu hiu gió bấc, Biển người mênh mông,…của Nguyễn Ngọc Tư, Vàng Lửa, Con gái thủy thần… của Nguyễn Huy Thiệp, Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu. Loại truyện kết thúc đối nghịch: Trương Chi, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo lạc mùa của Ngô Tự Lập.v.v Nguyễn Huy Thiệp phát biểu: “Trong truyện cổ người ta kể rằng khi hát xong câu hát cuối cùng…Trương Chi đã nhảy xuống sông tự trẫm;…Tôi – người viết truyện này – căm ghét sâu sắc cái kết thúc truyền thống ấy. Qủa thực cái kết ấy là tuyệt diệu và cảm động, trí tuệ dân gian đã nhọc lòng làm hết sức mình. Còn tôi, tôi có cách kết thúc khác. Đây chính là bí mật của riêng tôi” (Trương Chi). Làm nên sự phong phú đa dạng trong QNNT về con người, văn học sau 1975 phải kể đến đội ngũ sáng tác đông đảo nữ giới. Sự đóng góp của các cây bút nữ vô cùng to lớn, làm cao thêm văn học nước nhà cả về chất lẫn lượng. Nhìn lại văn học viết Việt Nam, thời trung đại không có cây bút nữ nào viết truyện ngắn, đếm trên đầu ngón tay chỉ có mấy nhà thơ như: Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan. Sang đầu thế kỷ XX, giới văn nữ sĩ vẫn vắng bóng trên văn đàn, cắt nghĩa cho hiện tượng này là do dưới chế độ phong kiến hà khắc, người phụ nữ không được học hành, thi cử, bốn chữ vàng: “công, dung, ngôn, hạnh” đã bó buộc đời người phụ nữ với bổn phận làm vợ, làm mẹ, tuyệt nhiên không tham gia vào công việc xã hội. Vì vậy, hiếm có điều kiện giao lưu gặp gỡ và tham gia trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Nho giáo là “trọng nam khinh nữ” nên họ quan niệm rằng; phụ nữ học làm cái gì? học biết chữ để thêm lý sự với chồng và lười nhác mà thôi. Giai đoạn 1930 – 1945 nhà thơ nữ cũng chỉ có đôi người: Anh Thơ, Mộng Tuyết, Vân Đài, Hằng Phương. Lĩnh vực truyện ngắn chỉ có Bức tranh quê – Anh Thơ, được giải thưởng thơ của Tự lực văn đoàn, tiểu thuyết Răng đen cũng đã được xuất bản nhưng chỉ để lại dấu ấn mờ nhạt, người ta biết Anh Thơ với lĩnh vực thơ là chính. Cách mạng tháng Tám thành công, lịch sử dân tộc lật sang trang mới. Giai đoạn 1945 – 1975, trong xu thế chung của thời đại, phụ nữ được giải phóng hoàn toàn và là lực lượng không thể thiếu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Họ là hậu phương vững chắc, nếu không có chị em không thể có chiến thắng. Họ vượt lên chính mình nhằm thể hiện mình chẳng thua anh kém chú, hoàn thành xuất sắc trọng trách “đảm việc nước giỏi việc nhà”. Đôi ngũ bút lực nữ có mặt kịp thời trên văn đàn, vừa làm công tác tư tưởng và vừa sáng tác văn chương. Mộng Sơn với thực tế cuộc sống cùng với những chuyến đi xa đã mở mang tầm nhìn cuộc sống, do vậy, chị cho ra đời nhiều phóng sự có giá trị và nhiều truyện ngắn thú vị. Lê Minh – nhà văn nữ cho đến hôm nay đã là tác giả của rất nhiều thể loại trong đó đóng góp đáng kể nhất ở lĩnh vực truyện ngắn. Từ những năm sáu mươi Vũ Thị Thường đã trở thành cây bút tiêu biểu viết về đề tài nông thôn miền Bắc, hoà bình trên đất Bắc đã đem lại nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào, đến nay chị vẫn thể hiện mình còn sung sức, viết khoẻ và viết hay. Từ đó những cây bút nữ vượt lên số phận để đến với văn học ngày một đông đảo hơn: Bích Thuận, Thanh Hương, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Thị Như Trang, Dương Thị Xuân Qúy,… Trong dàn hợp xướng nhiều âm sắc với các thế hệ nhà văn sáng tác truyện ngắn, bên cạnh đội ngũ đông đảo của các cây bút nữ đã được bạn đọc biết đến trước 1975. Sau 1975, chính xác thời kỳ đổi mới, người ta gọi riêng cho lĩnh vực truyện ngắn “âm thịnh dương suy” (75% người viết truyện ngắn là nữ) (theo thống kê của ông Bùi Việt Thắng), đây như là sự bù trừ cho lỗ hỏng trước đó. Biết đến họ với rất nhiều gương mặt tiêu biểu: Phạm Thị Hoài, Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Ấm, Dạ Ngân, Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thủy, Võ Thị Xuân Hà, Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Thị Diệp Mai, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư… Nhiều tác phẩm của các nhà văn nữ đã có giải thưởng cao trong các cuộc thi truyện ngắn. Đạt danh hiệu “thủ khoa” và “á khoa” trong lĩnh vực văn học như: Hậu thiên đường của Nguyễn Thị Thu Huệ, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban, Người sót lại rừng cười của Võ Thị Hảo, Thị trấn hoa quỳ vàng của Trần Thùy Mai, Gia đình bé mọn của Dạ Ngân, Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư…Sự phá cách về phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật của các cây bút nữ đã tạo nên sắc màu mới cho truyện ngắn, trước hết được thể hiện ở sự phong phú đa dạng về phong cách và cách thể hiện độc đáo về con người. Ở đó vừa có cái chung của thời đại vừa có cái riêng, cái cá biệt của mỗi tác giả trong cảm thụ cuộc sống, tạo ra lối đi riêng trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Và sự xuất hiện đông đảo các cây bút nữ đã cho chúng ta thấy ở họ sự cống hiến hết mình trong sự nghiệp sáng tác văn chương. Nếu như châu Phi với sự trổi dậy của ý thức nữ quyền, từ những năm 80 trở đi, một thế hệ thứ hai các cây bút nữ châu Phi đã xuất hiện tạo ra một hiện tượng xâm lấn, đôi khi có tính lật lại trật tự trong văn đàn. Thì ở Pháp thập kỷ 90 chứng kiến giới văn chương nữ đã bước những bước cuối cùng để sát vai với nam giới. Còn tại Việt Nam thời kỳ đổi mới các cây bút nữ lấn át nam giới. Đội ngũ nhà văn nữ viết như vắt kiệt sức mình để dâng hiến cái đẹp cho đời. Song chưa có sự nhấn thân quên mình cho nghề nghiệp, âu cũng là do yếu tố khách quan và chủ quan mang lại. Vì vậy, chưa có nhiều tác phẩm xuất sắc, danh hiệu viết truyện ngắn xuất sắc nhất từ sau 1975 đến nay được trao tặng cho Nguyễn Huy Thiệp chứ không phải một cây bút nữ nào đó. Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng, sự đóng góp của đội ngũ viết truyện ngắn nói chung, các nhà văn nữ nói riêng, đặc biệt sự xuất hiện của Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu… đã góp phần làm sống dậy nền văn hóa đọc nước nhà, điều mà chúng ta tưởng chừng bị teo tóp, vì sau hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, văn học Việt Nam chờ đợi rất lâu mới có lại một đỉnh núi cao, tạo dư luân xôn xao trên văn đàn Việt Nam. Đó là những nỗ lực đóng góp đáng ghi nhận trong sự làm mới QNNT về con người của thế hệ viết văn trẻ. Nếu cho rằng cách tân trong văn học là vận dụng sáng tạo từ truyền thống thì việc tái xuất đề tài cũ nhưng cách nhìn con người mới được các nhà văn trăn trở lần tìm. Xét đến cùng, để tìm ra lối đi mới trong nghệ thuật thì tất cả các nội dung và hình thức nghệ thuật cần thiết được huy động sử dụng, các thủ pháp đều bình đẳng và có công hiệu như nhau. Biết thế, nhưng QNNT về con người vẫn phải tiên phong đi đầu nếu không mọi cố gắng đều bị thất bại. . người trong nhiều mối quan hệ bộn bề phức tạp. Con người tự thú, con người thức tỉnh, con người sám hối, con người bản năng tính dục. Con người luôn khát khao. từ trong cuộc chiến đi ra, một trong những tác giả tiên phong thay đổi QNNT về con người. Ông không còn nhìn con người một chiều mà nhìn con người trong

Ngày đăng: 01/07/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan