Các biểu tượng đó có thể là công trình, đồ vật haymột loài hoa ,…Lịch sử hình thành các biểu tượng quốc gia của mỗi dân tộccũng không hề giống nhau.. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài này để
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để có được đề tài nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bảnthân, em còn được tạo điều kiện và nhận được sự giúp đỡ của nhà trường, củathầy cô giáo và những người thân Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo– Ths Đinh Thị Hải Yến (giảng viên môn nghi thức nhà nước) đã tận tình giảngdạy em trong suốt thời gian qua
Mặc dù em đã cố gắng hoàn thiện đề tài, nhưng do còn hạn chế về thờigian và kiến thức nên không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhậnđược sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoànthiện hơn
Em xin trân thành cảm ơn!
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi thực hiện bài nghiên cứu với tên đề tài: “ Tìm hiểu về lịch sử các biểu tượng quốc gia Việt Nam Giới thiệu về hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới”
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gianqua.Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin
sử dụng trong công trình nghiên cứu này
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2016
Tác giả
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Biểu tượng quốc gia là hình ảnh tượng trưng và đại diện cho một quốcgia, nó được thể hiện với các hình thức phong phú và đa dạng khác nhau Nhữngloại hình cơ bản của biểu tượng quốc gia gồm: Quốc hiệu , Quốc kỳ, Quốchuy, Quốc ca, Quốc thiều, Quốc phục, Quốc hoa, Quốc thú hoặc Quốc điểu vànhững biểu tượng không chính thức khác Mỗi quốc gia trên thế giới đều chọncho mình những biểu tượng đặc trưng riêng để tạo ra sự khác biệt và thể hiệntinh thần của quốc gia đó Các biểu tượng đó có thể là công trình, đồ vật haymột loài hoa ,…Lịch sử hình thành các biểu tượng quốc gia của mỗi dân tộccũng không hề giống nhau Chính vì vậy, tôi chọn đề tài này để tìm hiểu sâu hơn
về lịch sử hình thành các biểu tượng quốc gia của Việt Nam và giới thiệu hệthống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới
2 Lịch sử nghiên cứu
Biểu tượng quốc gia là đề tài lớn mang tính truyền thống và biểu tượngcho dân tộc Điều này đã được thể hiện thông qua các các công trình nghiên cứu
và qua các văn bản pháp luật của Việt Nam như:
- Giáo trình Nghi thức nhà nước- TS Lưu Kiếm Thanh ( Nhà xuất bảnThống kê)
- Hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDL ngày 02 tháng 10 năm 2012 của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốchuy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Các biểu tượng quốc gia của Việt Nam: Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Quốc hiệu
- Hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới
Trang 54 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát chung về biểu tượng quốc gia
- Tìm hiểu được lịch sử hình thành các biểu tượng quốc gia của Việt Nam
- Cách sử dụng một số biểu tượng quốc gia của Việt Nam hiện nay
- Giới thiệu hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới
5 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu được
sử dụng
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhằm tìm hiểu lịch sử nghiên cứucủa đề tài, kế thừa lý thuyết và kinh nghiệm của những người đi trước để làm rõhơn cho đề tài nghiên cứu và cung cấp những tài liệu cần thiết cho đề tài
- Phương pháp quan sát: Qua thực tế và các phương tiện thông tin đạichúng để tìm được nguồn thông tin thiết yếu cho quá trình thực hiện đề tài
- Phương pháp xử lí thông tin: phân tích, tổng hợp thông tin từ các kếtquả thu thập được
6 Giả thuyết khoa học
Nếu đề tài được hoàn chỉnh sẽ làm rõ hơn lịch sử hình thành các biểutượng quốc gia của Việt Nam và cung cấp thông tin về hệ thống biểu tượng quốcgia của một số nước trên thế giới
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Trang 68 Cấu trúc của đề tài
Gồm 4 chương:
Chương 1 Khái quát chung về biểu tượng quốc gia
Chương 2 Lịch sử hình thành các biểu tượng quốc gia của Việt NamChương 3 Việc sử dụng các biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nayChương 4 Hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới
Trang 7PHẦN NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA 1.1 Khái niệm biểu tượng quốc gia
“Biểu tượng quốc gia là khái niệm dùng để chỉ các yếu tố cấu thành mang tính chất tượng trưng cho một quốc gia bao gồm: quốc kỳ, quốc ca, quốc huy, quốc hiệu.”
(Trích:http://123doc.org/document/2372329-mon-nghi-thuc-nha-nuoc.htm)Biểu tượng quốc gia gồm các đặc điểm sau:
- Là sự kết tinh các giá trị văn hóa, chính trị, xã hội của một quốc giađược khái quát hóa thông qua các biểu tượng
- Là biểu tượng đặc trưng của mỗi quốc gia, thể hiện tinh thần tự tôndân tộc và bản sắc văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia
- Là hình ảnh đại diện của mỗi quốc gia trong quan hệ quốc tế và biểuhiện tính chính thức trong quan hệ giữa nhà nước với công dân và các tổ chức
- Các biểu tượng quốc gia rất đa dạng phong phú, bằng nhiều vật liệu,thuộc nhiều loại khác nhau
- Biểu tượng quốc gia của các nước trên thế giới là không giống nhau,biểu tượng của mỗi nước có hình hài, màu sắc, đường nét,…khác nhau
1.2 Đặc điểm, ý nghĩa các biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay
Trang 8- Điểm giữa ngôi sao vàng đặt đúng điểm giữa (điểm giao nhau của haiđường chéo) Quốc kỳ.
- Khoảng cách từ điểm giữa ngôi sao đến đầu cánh sao bằng một phầnnăm chiều dài của Quốc kỳ
- Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài Quốc kỳ và hướng thẳnglên phía trên theo đầu cột treo Quốc kỳ
- Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao đối diện làđường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu
- Hai mặt của Quốc kỳ đều có ngôi sao vàng trùng khít nhau
- Nền Quốc kỳ màu đỏ tươi, ngôi sao màu vàng tươi
b Ý nghĩa
Nền cờ đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, biểu tượng cho sựchiến đấu và chiến thắng Màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho màu da củacon dân nước Việt Nam, cho linh hồn dân tộc, năm cánh sao đại diện cho năm
tầng lớp – sĩ, nông, công, thương, binh – cùng đoàn kết chống lại kẻ thù, xây
“Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ,
ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
b Ý nghĩa
Quốc huy Việt Nam với thiết kế hình tròn, màu sắc giống với lá cờ TổQuốc, vẫn là màu nền đỏ làm chủ đạo, trung tâm quốc huy ngôi sao vàng năm
Trang 9cánh Biểu tượng này thể hiện tương lai phát triển của nước ta, bông lúa vàng làhình ảnh gắn liền với ngành nông nghiệp, bánh xe tượng trưng cho tương lạiphát triển công nghiệp và chính giữa, phía dưới là dòng chữ tên nước.
1.2.4 Quốc hiệu
a Đặc điểm
Ngày 2-7-1976 Quốc hội thống nhất đã ra Nghị quyết về tên nước, Quốc
kỳ, Quốc huy, Thủ đô, Quốc ca, theo đó “ Việt Nam là một nước độc lập, thốngnhất và xã hội chủ nghĩa lấy tên là nước CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM.”
b Ý nghĩa
Quốc hiệu mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền quốc gia và chủ quyềnlãnh thổ của đất nước Việt Nam Thể hiện chế độ chính trị của nước ta là xã hộichủ nghĩa Đồng thời, khẳng định tính pháp lý trong mối quan hệ giữa nhà nướcvới quần chúng nhân dân và các tổ chức
Trang 10=> Cho đến Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, các biểu tượng quốc gia ở Việt Nam vẫn giữ nguyên các đặc điểmnhư trong Hiến pháp năm 1992.
Tiểu kết: Biểu tượng quốc gia được coi như một giá trị cao quý của dân
tộc ta, nó được nhắc đến trong một số kỳ đại hội quan trọng của lịch sử, đượcquy định cụ thể, chặt chẽ trong các bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam, thể hiện nét riêng, đại diện cho tinh thần của dân tộc Cácbiểu tượng quốc gia là hình ảnh quen thuộc không thể thiếu trong mọi hoạt độngđời sống, chính trị, kinh tế, xã hội, của quần chúng nhân dân và được nhân dânhết sức coi trọng và gìn giữ một cách trang nghiêm
Trang 11Chương 2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC
GIA CỦA VIỆT NAM 2.1 Quốc kỳ
Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp (23-11-1940), cờ
đỏ sao vàng xuất hiện đầu tiên, tung bay ở nhiều địa phương, và sau đó trờthành lá cờ của Việt Minh Người có công vẽ ra lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên làđồng chí Nguyễn Hữu Tiến
Tháng 5/1941 tại Khui Nậm, Cao Bằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trìhội nghị Trung ương VIII quyết định thành lập tổ chức Việt Nam độc Lập đồng
minh - đoạn mở đầu chương trình, Việt Minh ghi rõ: “ Sau khi đánh đuổi đế
quốc Pháp, Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy cờ đỏ ngôi sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ” Đó là văn bản đầu tiên
nói về Quốc kỳ nước ta
Trung tuần tháng 8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào ( thuộc tỉnhTuyên Quang ) quyết định lấy cờ Việt Minh ( cờ đỏ sao vàng 5 cánh) lá cờ khởinghĩa giành chính quyền trong cả nước
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Quốc hội khóa đầu tiên
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi vào Hiến pháp: “Quốc kỳ
Việt Nam dân chủ cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.
Sau ngày 30-4-1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sôngViệt Nam đã liền một dải Từ ngày 24-6 đến 3-7-1976, Quốc hội nước Việt Namthống nhất họp tại Thủ đô Hà Nội, đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng,trong đó công nhận Lá cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam
Trang 12Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI đãlấy cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm quốc kỳ củanước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, với vài thay đổi nhỏ so với mẫu cờnguyên thủy.
Điều 141 chương XI Hiến pháp năm 1992 và Điều 13 chương I Hiến
pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều ghi“Quốc
kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.”
2.2 Quốc huy
Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánhtượng trưng cho lịch sử cách mạng của dân tộc ta và tiền đồ xán lạn của nước ta,bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp, bánh xe tượng trưng chocông nghiệp và chính giữa, phía dưới là dòng chữ tên nước Tại kỳ họp thứ năm,Quốc hội khóa đầu của nước ta (họp từ 15 đến 20/9/1955), Quốc hội đã quyếtđịnh chọn mẫu Quốc huy do Chính Phủ đề nghị Mẫu quốc huy này do họa sĩBùi Trang Chước vẽ mẫu và họa sỹ Trần Văn Cẩn chỉnh sửa
2.3 Quốc ca
Mùa đông năm 1944, Văn Cao gặp Vũ Quý, một cán bộ Việt minh ở gaHàng Cỏ Vũ Quý đề nghị Văn Cao thoát ly hoạt động cách mạng, và nhiệm vụđầu tiên là sáng tác một bài hành khúc cho đội quân Việt Minh Văn Cao viết bàihát đó trong nhiều ngày tại căn gác số 45 Nguyễn Thượng Hiền
Bài hát viết xong, Văn Cao gặp và hát cho Vũ Quý nghe Vũ Quý rất hàilòng, giao cho Văn Cao tự tay viết bài hát lên đá in Và lần đầu tiên Tiến quân
ca được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944 bằng bản in
đá do chính Văn Cao viết
Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệtTiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Trang 13Ngày 17 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nộitrước Nhà hát lớn, bài Tiến quân ca đã được cất lên Cũng tại quảng trường Nhàhát lớn, ngày 19 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của ĐộiThiếu niên Tiền phong đã hát bài Tiến quân ca chào lá cờ đỏ sao vàng.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Tiến quân ca chính thức được cử hành trongngày Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình bởi Ban nhạc Giải phóngquân do Đinh Ngọc Liên chỉ huy Trước ngày biểu diễn, nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên
và nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu đã bàn với Văn Cao thống nhất sửa hai chữ trongTiến quân ca, cụ thể là rút ngắn độ dài của nốt rê đầu tiên ở chữ "Đoàn" và nốt
mi ở giữa chữ "xác" làm cho bản nhạc khoẻ khoắn hơn
Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn Tiến quân ca làm quốc
ca Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam, tại điều 3 ghi rõ: "Quốc
ca là bài Tiến quân ca" Năm 1955, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá I đã quyết địnhmời tác giả tham gia sửa một số chỗ về phần lời của quốc ca
Cho đến nay “ Tiến quân ca” vẫn được chọn làm bài Quốc ca của dân tộcViệt Nam
2.4 Quốc hiệu
Quốc hiệu là tên gọi của đất nước
Trải qua những năm tháng của lịch sử đất nước chúng ta đã từng cónhiều tên gọi khác nhau
“ Đến thời Trang Vương nhà Chu (696- 681 TCN) ở bộ Gia Ninh có
người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng Hùng Vương, đóng đô
ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương.” (Việt sử lược-
Nxb Văn- Sử- Địa, 1960)
Trang 14Như vậy, vào thời đại các vua Hùng, nước ta gọi là Văn Lang Vàokhoảng giữa thế kỷ III TCN, An Dương Vương đã diệt Hùng Vương, đổi quốchiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê.
Trong thời kỳ Bắc thuộc (179 TCN-905) nước ta có nhiều tên gọi khácnhau Các triều đại phong kiến Trung Hoa gọi nước ta là Giao Chỉ và Cửu Chân( Hai quận thuộc nước Nam Việt Triệu Đà), Giao Chỉ ( một châu của nhà Hán)
“ Khoảng năm Kiến An nhà Hậu Hán mới đặt ra Giao Châu để thống trị các quận Đến thời Tam Quốc, vua Ngô là Tôn Quyền lấy cớ rằng Giao Châu
xa quá, mới chia từ quận Giao Chỉ trở về phía nam là Giao châu, về phía bắc là Quảng Châu đặt chức thứ sử riêng để cai trị Rồi sau lại hợp làm Giao Châu Đến khi Tôn Hạo lên ngôi, lại chia làm hai như cũ Sau lại chia Giao Chỉ ra làm hai quận Tân Hưng cho Đào Hoàng Nam làm thứ sử, đôn đốc việc quân ở Giao Châu Khi dẹp yên được những người Di, Lạo ở quận Ngũ Bình, Cửu Đức, Tân Hưng, đặt ra ba quận, và hơn 30 huyện của quận Cửu Châu thuộc về nước Tấn Cuối đời ngụy, Vũ Đế nhà Tấn cho Lã Hưng làm An Nam tướng quân, đô đốc các đạo quân ở Giao Châu Nước ta gọi là An Nam bắt đầu từ đấy.” ( Phan
Huy Chú Sđd, T.I, tr29)
Vào khoảng năm 622 ( Vũ Đức thứ 5) lại gọi là Giao Châu Đầu đời ChíĐức ( Đường Túc Tông, 756- 757) Giao Chỉ đổi thành Trấn Nam đô hộ phủ, saulại đổi thành An Nam đô hộ phủ
Cũng trong thời kỳ này Lý Bí khởi nghĩa thắng lợi (544- 602) đã đặt tênnước là Vạn Xuân
Vào thế kỷ X Ngô Quyền giành lại độc lập cho dân tộc với chiến thắngBạch Đằng lịch sử năm 938 Năm 968 Đinh Bọ Lĩnh thống nhất đất nước, xưnghoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt
Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
Năm 1400 Hồ Quý Ly lên ngôi và đặt quốc hiệu là Đại Ngu
Trang 15Nhà Minh đô hộ nước ta ( 1406- 1427) và lại gọi là quận Giao Chỉ.
Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi, trả lại cho nước gọi Đại Việt
Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt tên nước là Nam VIệt, song nhàThanh ( Trung Quốc) bắt đổi thành Việt Nam Vào thời Minh Mạng ( 1820-1840) đổi thành Đại Nam Dưới triều Nguyễn, khi thực dân Pháp xâm lược và
đô hộ nước ta (1858- 1945) theo thói quen của bọn xâm lược nước ta trước đóchúng gọi nước ta là An Nam
Ngày 19- 8-1945 Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời
Ngay trong những ngày đầu tiên thành lập nền dân chỉ cộng hòa tại Sắclệnh số 49/SL ngày 12 tháng 10 năm 1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa “ Xét vì bắt đầu từ ngày 2-9-1945 nước Việt Nam
đã tuyên bố độc lập cho toàn thể quốc dân và thế giới biết; xét vì ngày
24-8-1945 Vua Bảo Đại đã tuyên bố thoái vị và giao chính quyền lại cho chính phủ dân chủ cộng hoà; xét vì cần nêu cao một kỷ nguyên mới để đánh dấu vào lịch
sử nước ta, nhưng độc lập, tự do và hạnh phúc mà chính thể dân chủ cộng hoà mang lại cho dân chúng.” Đã ra Sắc lệnh về việc cá công văn, công điệp phiếu,
trát, đơn từ, các báo chí, chúc từ, điếu văn, khấn vái, cúng lễ,…, bắt đầu từ ngày
ký Sắc lệnh nêu trên đều phải để tiêu đề: “ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA– NĂM THỨ NHẤT”
Ngày 30-4-1975 sau hơn 30 năm gian khổ kháng chiến chống đế quốc
Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, đất nước đã hoàn toàn độc lập, giang sơn lại quy
về một mối Ngày 2-7-1976 Quốc hội thống nhất đã ra Nghị quyết về tên nước,Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô, Quốc ca, theo đó “ Việt Nam là một nước độc lập,thống nhất và xã hội chủ nghĩa lấy tên là nước CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM” và đặt thủ đô tại Hà Nội Điều này cũng được khẳng địnhtrong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và Hiến
Trang 16Tiểu kết: Các biểu tượng quốc gia của Việt Nam được sử dụng phổ
biến, rộng rãi như ngày nay đều phải trải qua một quá trình hình thành trong lịch
sử Cách hình thành các biểu tượng quốc gia là không giống nhau, có nhữngbiểu tượng phải trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung mới có thể hoàn thiện nhưngày nay Tuy nhiên, đặc điểm chung nhất trong quá trình hình thành các biểutượng quốc gia ở nước ta là chúng đều được hình thành trong thời kỳ khángchiến của dân tộc, điều này khẳng định, cha ông ta từ lâu đã muốn dùng nhữngbiểu tượng đặc quốc gia này để thể hiện tinh thần dân tộc, tạo nên sự khác biệtcủa dân tộc ta với dân tộc khác, đồng thời góp phần vào tính pháp lý trongkhẳng định nền độc lập của đất nước Việt Nam cả trong lịch sử, hiện tại vàtương lai
Trang 17Chương 3 VIỆC SỬ DỤNG CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Việc sử dụng các biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay như: quốc
kỳ, quốc huy, quốc ca được quy định tại Hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDLngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn vềviệc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhằm thống nhất việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca; Căn cứ vàocác quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch hướng dẫn việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca như sau:
3.1 Quốc kỳ
3.1.1 Cách treo
- “Khi treo Quốc kỳ chú ý đừng để ngược ngôi sao.
- Treo ảnh, chân dung lãnh tụ cùng với Quốc kỳ thì ảnh phải thấp hơn Quốc kỳ hoặc để ảnh trên nền Quốc kỳ dưới ngôi sao.”
3.1.2 Thời gian treo
- “Quốc kỳ được treo trong các phòng họp, hội trường của các cấp chính quyền, cơ quan nhà nước và các đoàn thể khi họp những buổi họp long trọng.
- Quốc kỳ được treo ngoài trời vào dịp các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị, tết cổ truyền của dân tộc và theo thông báo của trung ương và chính quyền địa phương.
- Quốc kỳ được treo hoặc mang đi ở những nơi tổ chức míttinh, diễu hành, động viên quần chúng, phát động thi đua sản xuất, thực hiện các phong trào cách mạng.
- Các cơ quan Nhà nước, các nhà trường (kể cả học viện), các đơn vị vũ