• Thời điểm muộn nhất của giai đoạn chuẩn bị phạm tội là thời điểm trước lúc người phạm tội bắt đầu thực hiện hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm • Hành vi chuẩn bị dù nguy hiểm
Trang 1CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN
Trang 21 Khái niệm
2 Các giai đoạn thực hiện tội phạm
3 Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Trang 31 Khái niệm:
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội phạm bao gồm:
- chuẩn bị phạm tội
- phạm tội chưa đạt
- và tội phạm hoàn thành
Trang 4Các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ đặt ra với tội phạm có lỗi cố ý trực tiếp
•Hình thành ý định phạm tội
•Biểu lộ ý định phạm tội:
+ có thể không nguy hiểm + có thể gây nguy hiểm như đe dọa
Trang 52 Các giai đoạn thực hiện tội phạm
2.1 Chuẩn bị phạm tội:
•Là hành vi: tìm kiếm, sửa soạn
công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm
Trang 6• Thời điểm muộn nhất của giai
đoạn chuẩn bị phạm tội là thời điểm trước lúc người phạm tội bắt đầu thực hiện hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm
• Hành vi chuẩn bị dù nguy hiểm
nhưng chưa trực tiếp gây ra thiệt hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
Trang 7• Nếu tội phạm dừng lại ở giai đoạn
chuẩn bị (không thực hiện được hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm) phải do nguyên nhân khách quan.
Đây là đặc điểm phân biệt với việc
tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm.
Trang 8• Người chuẩn bị phạm một tội rất
nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.
Trang 92.2 Phạm tội chưa đạt: là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
• Người phạm tội đã trực tiếp thực
hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm
Trang 10• Người phạm tội chưa thực hiện
được đến cùng, tức chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu khách quan của tội phạm
• Nguyên nhân khách quan làm
người phạm tội không thực hiện được đến cùng
Trang 11• Phạm tội chưa đạt chưa hoàn
thành: chưa thực hiện hết hành vi
• Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành:
đã thực hiện hết hành vi nhưng hậu quả không xảy ra như mong muốn
Người phạm tội chưa đạt phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt
Trang 122.3 Tội phạm hoàn thành: là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm
•Đối với cấu thành tội phạm vật chất
•Đối với cấu thành tội phạm hình
thức
Trang 13Thời điểm tội phạm hoàn thành: thỏa mãn các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm
Thời điểm tội phạm kết thúc: hành vi phạm tội chấm dứt thực sự trên thực tế.
Tội phạm có thể kết thúc trước, cùng thời điểm hoặc sau thời điểm tội phạm hoàn thành.
Trang 143 Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội: là tự mình khơng thực hiện tội phạm đến cùng, tuy khơng
cĩ gì ngăn cản
Chỉ được thừa nhận ở giai đoạn chuẩn
bị hoặc giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành
Trang 15Không được thừa nhận nếu đang ở giai
đoạn chưa đạt đã hoàn thành hoặc
TP đã hoàn thành
Việc chấm dứt phải tự nguyện và dựt
khốt (nguyên nhân chủ quan) chứ khơng phải do nguyên nhân khách quan
Trang 16Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội này.
Trang 181 Khái niệm
2 Các dấu hiệu của đồng phạm
3 Các loại người đồng phạm
4 Các hình thức đồng phạm
Trang 191 Đồng phạm: là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Vi phạm hành chính có tổ chức là
trường hợp cá nhân, tổ chức câu kết với cá nhân, tổ chức khác để cùng thực hiện hành vi VPHC
Trang 202 Các dấu hiệu của đồng phạm
2.1 Dấu hiệu khách quan
• Dấu hiệu về số lượng người tham
gia: ít nhất là 02 người
• Dấu hiệu hành vi phạm tội: cùng
thực hiện một tội phạm (liên kết,
bổ sung, hỗ trợ nhau)
Trang 21Thực hiện tội phạm bằng cách:
+ Trực tiếp thực hiện hành vi (được mô tả trong cấu thành tội phạm) – còn gọi là thực hành
+ Tổ chức, chỉ đạo + Xúi giục
+ Giúp sức
Trang 22Mỗi người phạm tội trong đồng phạm có thể thực hiện 01 hoặc nhiều loại hành vi nói trên
Có thể tất cả đồng phạm đều thực hiện 01 hành vi (thực hành tội phạm) Mỗi người trong đồng phạm thực hiện 01 loại hành vi khác nhau
Trang 23Người đồng phạm có thể tham gia thực hiện tội phạm từ đầu, nhưng cũng có thể tham gia khi tội phạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc.
Trang 24• Dấu hiệu hậu quả: hậu quả của tội
phạm trong đồng phạm phải là kết quả chung của sự phối hợp hoạt động của những người tham gia vào việc thực hiện tội phạm
• Dấu hiệu mối quan hệ nhân – quả
trong đồng phạm
Trang 25+ Đồng phạm giản đơn (các đồng phạm đều trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội):
hành vi của các đồng phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả (còn gọi là quan hệ nhân – quả kép trực tiếp)
Trang 26+ Đồng phạm phức tạp (có phân công thực hiện tội phạm: tổ chức – thực hành – giúp sức – xúi giục):
hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả
hành vi của những người khác là nguyên nhân gián tiếp gây ra hậu quả
Trang 27Đối với đồng phạm phức tạp cần đánh giá mối quan hệ giữa nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp trong việc gây ra hậu quả chung của đồng phạm
Trang 282.2 Dấu hiệu chủ quan
Trang 29• Mục đích phạm tội: mục đích
phạm tội của các đồng phạm có thể khác nhau
+ Nếu mục đích là dấu hiệu định tội bắt buộc thì trường hợp những người tham gia thực hiện tội phạm không cùng mục đích thì không phải là đồng phạm
Trang 30+ Nếu mục đích không phải là dấu hiệu định tội bắt buộc thì các đồng phạm không cần phải có cùng mục đích
•Động cơ phạm tội
Trang 313 Các loại người đồng phạm
3.1 Người thực hành: là người trực tiếp thực hiện tội phạm
•Người thực hành: tự mình “trực
tiếp” thực hiện toàn bộ hoặc một phần hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm
Trang 32Đối với những tội phạm đòi hỏi các dấu hiệu đặc biệt của chủ thể thì người thực hành phải có đủ các dấu hiệu này.
Người tổ chức, giúp sức, xúi giục không cần thiết phải có những dấu hiệu này.
Trang 33• Người thực hành không tự mình
“trực tiếp” thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm
Họ cố ý tác động đến người khác để
người này thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Trang 34Người bị tác động đã thực hiện hành
vi được mô tả trong cấu thành tội phạm, nhưng không phải chịu TNHS vì:
+ Không có năng lực TNHS, không đủ tuổi chịu TNHS
+ Không có lỗi hoặc có lỗi vô ý
do cẩu thả
Trang 35+ Thực hiện hành vi do bị cưỡng bức
Trong trường hợp này, người thực hiện hành vi được sử dụng như một công cụ, phương tiện phạm tội.
Trang 363.2 Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm
Có sáng kiến, thành lập băng, nhóm tội phạm
Đề xuất âm mưu, vạch ra phương hướng, đường lối hoạt động chung cho nhóm đồng phạm
Trang 37Phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn
Đôn đốc, điều khiển hoạt động của băng, nhóm
Nếu mặt khách quan của tội phạm quy định hành vi “tổ chức” như “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” thì người tổ chức là người thực hành
Trang 383.3 Người xúi giục: là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác phạm tội
•Giữa hành vi của người xúi giục và
hành vi của người bị xúi giục phải
có quan hệ nhân quả
Trang 39Hành vi xúi giục là nguyên nhân của hành vi thực hiện tội phạm của người bị xúi giục
Hành vi phạm tội của người bị xúi giục là kết quả và là mục đích của người xúi giục
Trang 40• Hành vi xúi giục phải trực tiếp:
người xúi giục phải nhắm vào 01 hoặc 01 số đối tượng xác định
• Hành vi xúi giục phải cụ thể: phải
nhằm gây ra việc thực hiện 01 tội phạm nhất định
Trang 41• Người xúi giục phải có ý định rõ
ràng thúc đẩy người khác phạm tội, chứ không phải vô tình làm người khác phạm tội
• Thủ đoạn xúi giục rất đa dạng: dụ
dỗ, rủ rê, lôi kéo, lừa phỉnh, ép buộc, dọa dẫm, đe dọa… nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc
Trang 42Tùy trường hợp mà hành vi xúi giục
có thể nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm hơn hành vi thực hành.
Nếu mặt khách quan của tội phạm quy định hành vi “xúi giục” như “xúi giục người khác tự sát” thì người xúi giục là người thực hành
Trang 433.4 Người giúp sức: là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm
•Việc giúp sức phải thực hiện trước
hoặc trong khi người thực hành thực hiện tội phạm
Che giấu tội phạm sau khi nó được thực hiện xong mà không hứa hẹn trước thì không phải là giúp sức.
Trang 44• Giúp sức chỉ tạo điều kiện chứ
không trực tiếp thực hiện hành vi trong cấu thành tội phạm
+ Giúp sức về vật chất: cung cấp công cụ, phương tiện, khắc phục trở ngại khách quan
+ Giúp sức về tinh thần: góp ý kiến, chỉ dẫn cách thực hiện, hứa hẹn trước sẽ che giấu, giúp đỡ
Trang 45Nếu mặt khách quan của tội phạm quy định hành vi “giúp sức” thì người có hành vi này là người thực hành như che giấu tội phạm, tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có (không hứa hẹn trước)
Trang 464 Các hình thức đồng phạm
•Đồng phạm không có thông mưu
trước và đồng phạm có thông mưu trước
•Đồng phạm giản đơn và đồng phạm
phức tạp
Trang 47• Phạm tội có tổ chức là hình thức
đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện phạm tội
Do vậy phạm tội có tổ chức thường
là đồng phạm phức tạp, có thông mưu trước