1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo hướng dẫn cách đặt câu hỏi TNKQ môn địa lý

18 679 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 680 KB

Nội dung

CÁCH XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TNKQ 1.Nguyên tắc chung 1.1.Câu hỏi TNKQ có cấu tạo gồm hai phần + Phần dẫn gốc là một câu hỏi hoặc một câu bỏ lửng + Phần lựa chọn gồm 4 đáp

Trang 1

SỞ GD & ĐT BẮC NINH PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG

TẬP HUẤN XÂY DỰNG CÂU HỎI

TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ

(Ngày 01/11/2016)

Trang 2

CÁCH XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

KHÁCH QUAN (TNKQ)

1.Nguyên tắc chung

1.1.Câu hỏi TNKQ có cấu tạo gồm hai phần

+ Phần dẫn (gốc) là một câu hỏi hoặc một câu bỏ lửng + Phần lựa chọn gồm 4 đáp án, trong đó có một và chỉ

một đáp án là đúng nhất (Đáp án đúng nhất phản

ánh sự hiểu biết của HS, khả năng lựa chọn của HS trước vấn đề đăt ra Các đáp án còn lại có vẻ như đúng nhưng kì thực chưa chính xác, đó là các yếu tố

“gây nhiễu”, nó chỉ hợp lí đối với những HS không

có kiến thức hoặc không đọc và học tài liệu đầy đủ)

1.2.Câu dẫn phải rõ ràng, không“đánh đố”, nếu mang tính phủ định thì phải in đậm chữ “không”

Trang 3

1.3.Hạn chế những câu dập khuôn hoặc những câu

trích dẫn từ SGK (vì điều này vô tình khuyến khích học sinh học vẹt để tìm đáp án đúng)

1.4.Phải đảm bảo câu dẫn và câu trả lời khi gắn với nhau là hợp cách và hợp ngữ pháp

1.5.Các câu ”nhiễu” phải có vẻ hợp lí, có sức thu hút người làm bài và kích thích tư duy

1.6.Không dùng các câu trả lời:” Không đáp án nào đúng” hoặc “Tất cả các đáp án đều đúng”; các câu trả lời nên có độ dài bằng nhau; các câu trả lời cần theo thứ tự ngẫu nhiên, tránh theo thứ tự giống nhau hoặc theo một kiểu dễ nhận thấy

Trang 4

CÂU DẪN

Chức năng chính của câu dẫn:

• Đặt câu hỏi;

• Đưa ra yêu cầu cho HS thực hiện;

• Đặt ra tình huống/ hay vấn đề cho HS giải quyết.

Yêu cầu cơ bản khi viết câu dẫn, phải làm HS biết

rõ/hiểu:

• Câu hỏi cần phải trả lời

• Yêu cầu cần thực hiện

• Vấn đề cần giải quyết

Trang 5

Có hai loại phương án lựa chọn :

Phương án đúng Phương án tốt nhất

Phương án nhiễu

Chức năng chính:

Thể hiện sự hiểu biết của

HS và sự lựa chọn chính xác hoặc tốt nhất cho câu hỏi hay vấn đề mà câu hỏi yêu cầu.

Chức năng chính:

• Là câu trả lời hợp lý (nhưng không

chính xác) đối với câu hỏi hoặc vấn

đề được nêu ra trong câu dẫn

• Chỉ hợp lý đối với những HS không

có kiến thức hoặc không đọc tài liệu

đầy đủ.

Không hợp lý đối với các HS có kiến

thức, chịu khó học bài

Trang 6

2- Tiến hành xây dựng câu hỏi

CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC

Ghi nhớ

hoặc

nhận biết

thuật

ngữ, sự

kiện, tài

liệu phổ

thông

Kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp,

xử lý tư liệu

Khả năng khái quát, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử,

lý giải, đặc trưng,… của các sự kiện, hiện tượng

Kiểm tra khả năng lôgic, liên tưởng, đánh giá, áp dụng sựu kiện hiện tượng

Vận dụng

Trang 7

2.Tiến hành xây dựng

a.Câu hỏi ở mức độ nhận biết

-Đòi hỏi HS phải nhận ra được các khái niệm, nội dung, vấn đề đã học để lựa chọn đáp án đúng nhất

-Các động từ tương ứng với mức độ này có thể là: Xác định, nhận dạng, liệt kê, đối chiếu, gọi tên, giới thiệu, chỉ ra

-VD: Ranh giới tự nhiên giữa hai vùng núi Đông

Bắc và Tây Bắc của nước ta là:

A Thung lũng sông Đà

B Thung lũng sông Hồng

C Thung lũng sông Chảy

D Thung lũng sông Lô.

Trang 8

b.Câu hỏi ở mức độ thông hiểu

-Đòi hỏi HS phải hiểu được các khái niệm cơ bản và

diễn đạt theo ý hiểu của mình, từ đó nhận ra các vấn đề

tương tự như đã học để lựa chọn đáp án đúng nhất.

-Các động từ tương ứng với mức độ thông hiểu có thể là:Tóm tắt, giải thích, mô tả, chứng minh, phân biệt

VD :Thuận lợi của việc nước ta có dân số đông là gì?

A.Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn B.Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động cao.

C.Thị trường tiêu thụ rộng lớn, lợi thế thu hút đầu tư

nước ngoài.

D.Lao động trẻ, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật.

Trang 9

c Câu hỏi ở mức độ vận dụng

-Đòi hỏi HS phải xác lập được sự liên kết lôgic giữa

các khái niệm, các vấn đề cơ bản và vận dụng chúng

nhằm tổ chức lại thông tin sao cho giống với nội

dung đã học, từ đó chọn được đáp án đúng nhất

-Các động từ tương ứng với mức độ vân dụng có thể là:Thực hiện, giải quyết, tính toán, áp dụng,phân loại, sửa đổi

-VD:Các vùng nông nghiệp nào có trình độ thâm canh cao nhất nước ta?

A.ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long

B.Đông Nam Bộ và ĐB Cửu Long

C.ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ

D.ĐB sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ

Trang 10

d.Câu hỏi ở mức độ vân dụng cao

-Đòi hỏi HS có khả năng vận dụng kiến thức để giải

quyết vấn đề mới đặt ra, không giống những điều

đã được học hoặc trình bày trong sách giáo khoa

nhưng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể (tình huống

thực tế) Từ đó có thể chọn được đáp án đúng nhất

-VD:Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên ở ĐBSCL hiện nay là gì?

A.Bão biển

B.Triều cường

C.Bão khô hạn

D.Lũ kéo dài

Trang 11

*Chú ý: Để xây dựng các câu hỏi TNKQ ở đúng mức độ ta cần xây dựng bảng mô tả mức độ nhận thức HS cần đạt được trong từng nội dung, chuyên

đề dạy học

VD:Trong chuyên đề Địa hình Việt Nam, ta xây dựng bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng

lực cần đạt của HS như sau:

Trang 12

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

- Biết được

đặc điểm

chung của

địa hình

VN: đồi núi

chiếm phần

lớn diện

tích lãnh

thổ nhưng

chủ yếu là

đồi núi

thấp.

- Hiểu được sự phân hóa địa hình đồi núi nước ta, đặc điểm mỗi khu vực địa hình đồi núi và sự khác nhau giữa chúng.

- Hiểu đặc điểm chung của địa hình các đồng bằng nước ta và sự khác nhau giữa chúng.

- Hiểu được ảnh hưởng của các đặc điểm tự nhiên các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển KT-XH

- Sử dụng bản đồ tự nhiên, trình bày được các đặc điểm nổi bật về địa hình nước ta.

-Đọc bản đồ địa hình VN , điền và ghi đúng trên lược

đồ các yếu tố:

-Dãy Hoàng Liên Sơn

-Đỉnh PhanxiPăng -Dãy Trường Sơn

Giải thích được vì sao địa hình khu vực đồi núi của nước ta chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

Liên hệ được ảnh hưởng của đặc điểm địa hình đến một số thành phần

tự nhiên và đến việc khai thác các dạng địa hình khác của VN.

Định hướng năng lực được hình thành

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tương tác.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực khai thác bản

đồ, tranh ảnh, video,…

Bảng mô tả mức độ nhận thức và năng lực cần đạt của HS – Bài 6

Trang 13

Quy trình viết

câu hỏi MCQ

13

Trang 14

Quy trình viết

câu hỏi thô

14

Trang 15

CÁC THỨC RA ĐỀ THI VÀ SINH ĐỀ TƯƠNG ĐƯƠNG HÌNH THỨC TNKQ NHIỀU

LỰA CHỌN

Trang 16

Bước 1 Xây dựng ma trận

Bước 2 Kiểm tra ma trận, xác định nội dung và hình thức cho từng câu hỏi theo ma trận, điều chỉnh ma trận lần 1

Bước 2 Ra câu hỏi (phần dẫn và phần lựa chọn) theo ma trận đã được điều chỉnh lần 1

Bước 3 Kiểm tra đề và phương án trả lời

+ Che các đáp án, kiểm tra câu hỏi phù hợp chưa

+ Kiểm tra các phương án Che câu hỏi, xác định lại câu hỏi

Bước 4 Kiểm tra mức độ đề phù hợp đáp án chưa

1- CÁC BƯỚC RA ĐỀ TNKQ NHIỀU LỰA

CHỌN

Trang 17

- Số lượng các câu hỏi theo các cấp độ nhận thức tương đương nhau

- Thời gian hoàn thành làm bài tương đương nhau

- Độ dài của đề tương đương nhau

- Phạm vi phủ rộng chương trình tương đương nhau

- Đơn vị kiến thức trọng tâm, tối ưu tương ứng nhau

2- CÁCH THỨC SINH ĐỀ TƯƠNG ĐƯƠNG

Trang 18

- Xây dựng một đề thi mẫu, lấy đề thi mẫu này làm thước đo cho tất cả các đề tương đương khác

- Kiểm tra đề mẫu, phân tích đề mẫu về hình thức, nội dung

+ Về hình thức của phần dẫn cần tương dương về kiểu dẫn, độ dài của câu hỏi.

+ Về nội dung: Tương đương nhau về kiến thức và các mức độ nhận thức

Ngày đăng: 19/05/2017, 16:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w