1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu nhân vật Thúy Kiều và Hoạn Thư trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

58 3,2K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 132,85 KB

Nội dung

Khóa luận này tập trung khai thác hai nhân vật nữ với hai số phận riêng biệt trong tác phẩm Truyện Kiều tác phẩm nổi bật nhất của Đại thi hào Nguyễn Du. Thông qua việc khai thác tài liệu, khóa luận còn tiến hành thao tác so sánh để làm nổi bật hai nhân vật và phong cách sáng tác độc đáo của tác giả. Nhân vật chính là cầu nối truyền tải tư tưởng của tác giả đến thế hệ bạn đọc.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô,bạn bè và những người thân

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Triệu Văn Thịnh, người

đã trực tiếp hướng dẫn tôi, chỉ bảo tận tình, sửa chữa cho đề tài của tôi trong suốt quátrình thực hiện Kết quả của luận văn chính là nhờ sự chỉ bảo, giúp đỡ của thầy

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo trong bộ môn Ngữ văn vàcác thầy cô giáo trong toàn trường cùng các bạn sinh viên lớp Sư phạm Ngữ vănK12 đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện thành công luận văn, động viên, khích lệ tôitrong những lúc khó khăn nản chí

Kính dâng lên cha mẹ suốt đời mang nặng nghĩa sinh thành

Bước đầu chập chững nghiên cứu đề tài khoa học – Khóa luận tốt nghiệp,không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, rất mong nhận được sự bao dung,đóng góp của quý thầy cô và mọi người

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Đắk Lắk, ngày….tháng…năm 2016

Sinh viên

Vũ Thị Tuyết

1

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài

Nguyễn Du, nhà thơ lớn của dân tộc đã đi vào cõi vĩnh hằng gần hai thế kỷ,những sáng tác của ông để lại cho đời không hề nhỏ Thường thì theo dòng lịch sửtác phẩm văn chương luôn chịu sự chọn lọc khắc nghiệt của dòng thời gian Nhưngdường như ngược với quy luật ấy, Nguyễn Du và các tác phẩm của ông lại khôngngừng được luận bàn qua các thời kỳ lịch sử

Cuộc đời và tác phẩm của ông mang nhiều tâm tư sâu sắc, quy tụ được nhiềuvấn đề xã hội và có thể dự báo một điều gì cho mai sau Thế hệ kế tiếp, những kẻhậu sinh tha thiết muốn hiểu ông và đã phần nào hiểu ông qua những sáng tác ông

để lại Khi nói đến di sản của Nguyễn Du phải nói đến Truyện Kiều – Một tuyệt tác

nghệ thuật đã đi vào tâm hồn của mỗi người dân đất Việt

Là người Việt Nam, ai cũng thuộc vài câu Kiều, thậm chí có người không biếtchữ còn thuộc toàn bộ tác phẩm và vận dụng vào đời sống trong việc đối đáp, ngâmvịnh Truyện Kiều đã trở thành một kiệt tác vô song được sáng tạo trên cơ sở cốt truyệncủa Thanh Tâm Tài Nhân, một tác giả Trung Quốc sống ở thế kỉ XV Ban đầu Nguyễn

Du đặt tên cho tác phẩm của mình là “Đoạn trường tân thanh”, sau này người ta haygọi là Truyện Kiều Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện ước mơ của mình về

một tình yêu lứa đôi tự do, hồn nhiên, trong sáng mà nhất mực thủy chung Ở đó

Nguyễn Du còn thể hiện khát vọng về công lý, dân chủ cho con người giữa một xãhội bất công tù túng đầy ức chế, tàn bạo Đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốtđẹp của con người.Truyện Kiều là tuyên ngôn về quyền sống của con người, vớinhững khát vọng về tình yêu và công lý Đồng thời nó cũng là bản cáo trạng bằngthơ lên án xã hội phong kiến mục nát, xấu xa, tàn bạo đã chà đạp lên nhân cách conngười, dập tắt ước mơ đẹp đẽ của con người

Có thể nói, Nguyễn Du đã đưa nhân vật của mình từ trang văn mà bước racuộc đời Ông đã xây dựng những hình tượng rất sống động, rất chân thực Chính vìvậy mà không biết tự khi nào Truyện Kiều đã trở thành bộ phận không thể tách rờitrong đời sống tâm hồn người Việt Nam nói chung và văn học nói riêng

Trong chương trình giáo khoa ở trường phổ thông, Nguyễn Du được đưa vàogiảng dạy với tư cách là một tác gia lớn của nền thơ ca trung đại Việt Nam Vì vậyviệc tìm hiểu, phân tích nhân vật Thúy Kiều và nhân vật Hoạn Thư để thấy được tài

3

Trang 4

năng của Nguyễn Du trong việc miêu tả, khắc họa tính cách nhân vật nói chung,nhân vật Thúy Kiều và nhân vật Hoạn Thư nói riêng Đồng thời việc nghiên cứu vềhai nhân vật Thúy Kiều và nhân vật Hoạn Thư – hai nhân vật đại diện cho hai tuyếnchính diện và phản diện để từ đó giúp cho độc giả có cái nhìn chi tiết hơn và có sựđối sánh giữa hai nhân vật Thúy Kiều và Hoạn Thư Điều này cũng rất cần thiết chochúng tôi - sinh viên ngành Ngữ văn sẽ trực tiếp giảng dạy ở trường phổ thôngtrong thời gian sắp tới.

Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu nhân vật Thúy Kiều và Hoạn Thư

trong Truyện Kiều của Nguyễn Du” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu và phân tích hai nhân vật Thúy Kiều và Hoạn Thư qua cái nhìn so sánh để thấy được sự khác biệt độc đáo giữa hai nhân vật này, qua đó khẳng định được tài năng, bút pháp thiên tài của Nguyễn

Du trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Trang 5

PHẦN THỨ HAI TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Sáng tác của Nguyễn Du đã được lưu hành từ rất sớm, có lẽ ngay từ lúc

nhà thơ còn sống, đặc biệt là Truyện Kiều Song song với việc lưu hành cũng

đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Truyện Kiều.

Truyện Kiều có vị trí rất quan trọng trong nền văn học Viêt Nam Nó

đánh dấu sự xuất hiện của thi ca nghệ sĩ, kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học và đã biến Truyện Nôm thành một thể loại nghệ thuật Trong số các nhà văn trung đại Việt Nam có lẽ Nguyễn Du xứng đáng nhất với danh hiệu nghệ sĩ.

Đã có nhiều nhà thơ, nhà văn như: Chu Mạnh Trinh, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Đào Duy Anh, Nguyễn Thạch Giang,… đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu Truyện Kiều và xem đó như là sự nghiệp của đời mình Về nội dung xã hội thì Hoài Thanh là người đầu tiên nêu vấn đề quyền sống của con người ở trong Truyện Kiều.

Dưới thời phong kiến, các nhà nho đứng trên lập trường phong kiến và quan điểm nhân sinh có sự khen, chê khác nhau.

Đứng trên lập trường đạo đức phong kiến, Minh Mệnh có bài: Thánh Tổ nhân hoàng đế ngự chế tổng thuyết; Nguyễn Văn Thắng có bài Kim Vân Kiều Án; Tự Đức có bài Dục Tông Anh hoàng đế ngự chế tổng tử; Mộng Liên Đường chủ nhân có bài Thanh Tâm Tài nhân thi tập tự; Vũ Tông Phan có bài Quan tiểu thuyết Vương Thúy Kiều ngẫu hứng; Nguyễn Xuân Ôn có bài Độc Thúy Kiều Truyện, cảm tác.

Sang thế kỷ XX, việc đánh giá về nhân vật trong Truyện Kiều có nhiều

bước tiến mới Hoài Thanh có bài tiểu luận Một phương tiện của thiên tài Nguyễn Du (Thanh Nghị, số 36,1943), quyền sống của con người trong truyện Kiều của Nguyễn Du (1949), Xuân Diệu có bài Bản cáo trạng cuối cùng trong Truyện Kiều (Văn nghệ , số 135, ngày 6/11/1965), Lưu Trọng Lư

có bài Tấn bi kịch của Thúy Kiều (Tạp chí văn học, tháng 11/1965), Tế Hanh

5

Trang 6

có bài Bình luận về Kiều (1984), trong cuốn Kiều và những lời bình Lê Đình

Kỵ có viết về nhân vật trong Truyện Kiều ở đó hiện lên rõ nét tính cách, thủ

đoạn của Hoạn Thư…

Song ở khía cạnh Nghiên cứu về Thúy Kiều và Hoạn Thư trong Truyện Kiều của Nguyễn Du thì chưa nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Trên cơ sở

tiếp thu những nhận xét và ý kiến quý báu của những người đi trước, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một hướng nghiên cứu mới để làm nổi bật lên hình ảnh, tính cách cũng như có cái nhìn so sánh giữa nhân vật Thúy Kiều và nhân vật Hoạn Thư.

Trang 7

PHẦN THỨ BA NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nhân vật Thúy Kiều và nhân vật Hoạn Thư trong Truyện Kiều của

Nguyễn Du

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Tác phẩm Truyện Kiều và những bài nghiên cứu về nhân vật Thúy Kiều và nhân vật Hoạn Thư

3.3 Nội dung nghiên cứu

Đi sâu nghiên cứu toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du cùng những bài nghiên cứu về nhân vật Thúy Kiều và nhân vật Hoạn Thư, qua đó thấy rõ được những nét độc đáo của hai nhân vật Thúy Kiều và Hoạn Thư

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp tiếp cận văn bản

Đọc tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du để tìm hiểu đặc trưng, tính cách của hai nhân vật Thúy Kiều và Hoạn Thư.

3.4.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Đây là phương pháp căn bản của khóa luận để chúng tôi tiến hành phân tích hai nhân vật Thúy Kiều và Hoạn Thư Từ đó khái quát, tổng hợp nên những nét đặc trưng của hai nhân vật này.

3.4.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu

Phương pháp này cho thấy được nét đặc sắc, độc đáo mang tính đặc trưng của Thúy Kiều và Hoạn Thư trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn

Du

3.4.4 Phương pháp thống kê, phân loại

Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, phân loại nhằm tìm và xác

định những đặc điểm của nhân vật.

Trong quá trình triển khai đề tài, người viết sử dụng các phương pháp

7

Trang 8

nêu trên trong mối liên quan bổ trợ lẫn nhau Ngoài ra khóa luận còn sử dụng một số phương pháp khác: Phương pháp bình giảng tác phẩm văn học, phân tích nhân vật – hình tượng văn học

Trang 9

PHẦN THỨ TƯ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 NHÂN VẬT THÚY KIỀU VÀ NHÂN VẬT

HOẠN THƯ1.1 Nhân vật văn học

1.1.1 Khái niệm

Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằngphương tiện văn học Những con người này được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh độnghay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vaitrò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm

Theo Từ điển tiếng Việt thì “nhân vật” là người giữ vai trò gì trong một vở kịch hay một tác phẩm văn học? Còn theo nhóm tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (1992), Nxb Giáo Dục cho rằng: “Nhân vật văn học là những con người cụ

thể được miêu tả trong tác phẩm văn học”

Nhân vật văn học có thể là người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân, ThúyKiều, Từ Hải, Kim Trọng…), có thể là không có tên (như thằng bán tơ, viên quan,

mụ quản gia…) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vậtxưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình – ta trong ca dao…).Hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu

tả số phận của con người Dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỷ nhưng lại gán cho

nó những phẩm chất của con người

Nhân vật văn học là một hiện tượng văn học có tính ước lệ, có những dấu hiệu

để nhận biết như: Tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểmriêng…Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sựphát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó.Việc giới thiệu Thúy Vân, Thúy Kiều khác nhau nhưng dường như cũng báo trước

về số phận của mỗi người sau này:

Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

9

Trang 10

Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh [9, 35]

Nhân vật văn học không giống như nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuậtkhác Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện riêng bằng chất liệu của ngôn từ Vìvậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng

để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó

Như chúng ta cũng đã thấy rõ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, tác giả đãmiêu tả các nhân vật mang một tính cách riêng, đặc trưng riêng cho từng nhân vật.Nguyễn Du đi sâu và chi tiết hơn đối với những nhân vật trọng yếu như: Thúy Kiều;Kim Trọng; Thúy Vân; Hoạn Thư; Hồ Tôn Hiến; Từ Hải Còn những nhân vậtkhông phải là nhân vật trọng yếu, không đi chi tiết, tỉ mỉ nhưng Nguyễn Du mô tả aicũng thấu rõ tâm lý từng người Như Mã Giám Sinh từ diện mạo, quần áo, đến cách

“cò kè bớt một thêm hai”, tính toán lợi hại ở trú phường, đều tỏ ra một anh điếmđàng buôn bán, kiếm ăn ở nghề hèn mạt Tú Bà thì sắc da nhờn nhợt, thân thể đẫy

đà, đã khiến ta ngờ ngợ mà đến khi nghe những lời mụ khấn trước bàn thờ tổ, vàthấy cử chỉ của mụ vắt nóc ngồi trên thì ta biết rõ là một mụ trùm Đến như mưumẹo sắp đặt để bắt Thúy Kiều tiếp khách thì thực là phải có tay buôn thịt người mớilàm như thế được

Như vậy ta thấy rằng đối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đócon người luôn giữ vị trí trung tâm Trong Truyện Kiều, con người được xây dựng

theo mô hình “con người vũ trụ” Nói đẹp thì “hoa ghen, liễu hờn”, nói chí thì “đội trời, đạp đất”, nói tình thì “non nước, mây mưa” nói tài thì “mạch đất, tính trời” Khi muốn đổi thay thì nói “động lòng bốn phương”, “chọc trời khuấy nước”, mà cả

khi chỉ làm một bài thơ “tay tiên gió táp mưa sa”, khi khóc một người tình “vật

mình vẫy gió tuôn mưa”, khi đỗ đạt “cửa trời rộng mở đường mây”, con người đều

được hình dung trong một quy mô vũ trụ, đứng giữa đất trời Theo quan niệm nàytính chỉnh thể của con người không thể hiểu một cách bề ngoài, trực quan Khi miêu

tả về chân dung của Kiều, “thu thủy, xuân sơn” không chỉ là những nét thanh tú vàtrong sáng, mà còn thể hiện một cốt cách đa tình hàm chứa trong hai yếu tố non –nước Con người vũ trụ cũng là mô hình cơ bản chi phối sự miêu tả con người trongthơ văn Việt Nam cho tới đầu thế kỷ XX

Trang 11

Xét trên nhiều góc độ những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranhthiên nhiên, những lời bình luận,…đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng chotác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựngnhân vật Đọc một tác phẩm, cái cô đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc

là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện

Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho rằng: “Nhân vật văn học là nơi duy nhất tập trunghết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”

1.1.2 Chức năng của nhân vật văn học trong tác phẩm

Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộcsống và thể hiện quan niệm của các nhà văn về cuộc đời Khi xây dựng nhân vật,nhà văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đếntrong tác phẩm Vì vậy tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh xác định nhữngnét trong tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệmcủa nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật,nhất là các nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhânvật đó Ví dụ: Gắn liền với Kiều là thân phận của người phụ nữ tài sắc trong xã hộicũ; gắn liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc; gắnliền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự do, công lí,…Đằngsau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt vàxấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người…

Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống vàthể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên quá trình mô tả nhân vật, nhàvăn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ đượcquan niệm của mình về con người và cuộc sống Chính vì vậy, không nên đồng nhấtnhân vật văn học với con người trong cuộc đời Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật,việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để làm rõ thêm về nhân vật, nhất là nhân vật

có nguyên mẫu ngoài cuộc đời (anh hùng Núp trong đất nước đứng lên; Chị Sứ trong Hòn Đất;…) nhưng phải luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng tạo

nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đềcủa hiện thực cuộc sống Bertolt Brecht cho rằng: “Các nhân vật của tác phẩm nghệthuật không phải giản đơn là những bản dập của những người sống mà là những

hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả” Như vậy, với đề

11

Trang 12

tài Nghiên cứu về nhân vật Thúy Kiều và Hoạn Thư trong Truyện Kiều của Nguyễn

Du thông qua việc đi sâu tìm hiểu hai nhân vật Thúy Kiều và Hoạn Thư cũng sẽ

phần nào cho chúng ta thấy được hình ảnh người phụ nữ phong kiến trong xã hộixưa

1.2 Nhân vật Thúy Kiều

1.2.1 Tài sắc của Thúy Kiều

Từ xưa đến nay, nhan sắc người con gái đã được biết bao cây bút ca ngợi Đó

là những giai nhân “Thân phận như liễu yếu, mặt tựa phù dung, một đóa anh đàoxinh xẻo chưa lộ hai hàm răng ngọc, hai đôi cánh sen, buông chùng tám lớp quầntượng Khi thẹn thùng ba thu khe khẽ, khi buồn rầu biếng chải tóc mai, mày ngàimới xanh, má đào mới đỏ, nếu không phải là thần nữ chốn Dao đài cũng là thiênnga xuống tắm vậy” (Xảo Liên Chu) [12; 43] Hay có khi là một vẻ đẹp đậm chấtdân gian:

Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn Lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa Hương trời đắm nguyệt say hoa

(Cung oán ngâm khúc – Đoàn Thị Điểm)Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng xuất hiện những cô gái sắc nướchương trời Trong đó tiêu biểu là Thúy Vân, Thúy Kiều mang trong mình vẻ đẹptoàn thiện, toàn mĩ:

Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười [9, 35]

Vân có khuôn mặt xinh đẹp, đầy đặn, tươi sáng như vầng trăng tròn:

Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang [9, 35]

Vẻ đẹp sang trọng toát ra từ khuôn mặt với hàng lông mày nhỏ mà dài, congthanh mà đậm:

Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da [9, 36]

Nụ cười tươi như đóa hoa, tiếng nàng thốt ra nhẹ nhàng trong trẻo, mái tócnhư làn mây bồng bềnh trên bầu trời xanh thẳm, làn da mịn màng trắng như tuyết

Từ đó ta thấy rằng dưới ngòi bút của Nguyễn Du, vẻ đẹp của Thúy Vân hiện lên

Trang 13

thật thùy mỵ, đoan trang phúc hậu và khiêm nhường Vân có vẻ đẹp hài hòa khiếnhoa cũng phải cười, ngọc cũng phải thốt lên và mây, tuyết phải nhường, phải chịulép vế Nhan sắc Thúy Vân dường như khó có ai bì kịp nhưng khi Thúy Kiều xuấthiện, ngay lập tức nhan sắc Thúy Vân bị lu mờ, trở thành cái bóng, cái nền cho vẻđẹp của Thúy Kiều:

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Vẻ đẹp của Thúy Kiều sắc sảo hiếm người có được, cái sắc đó cũng rất đằmthắm Kiều hơn Vân về cả tài và sắc Nguyễn Du đã đặc tả vẻ đẹp Thúy Kiều:

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn Đôi mắt Kiều trong veo như làn nước mùa

thu “làn thu thủy”, nhìn vào đôi mắt ấy phản chiếu cả con người Kiều, một tâm hồn

trắng trong của một thiếu nữ tuổi mười tám Đó là “một đôi mắt sáng, đẹp lạ lùng,cặp mắt ấy có nhãn lực tuyệt vời nhìn được mọi chiều sâu thẳm tưởng chừng vạchđược mùa xuân tươi tốt soi thấu vào tận đáy để thấy được niềm cô độc xót xa của

một kiếp người” [2; 570] Còn nét mày của đôi mắt ấy xanh tươi nhẹ nhàng như dáng núi mùa xuân “nét xuân sơn”, đôi mắt và hàng lông mày thanh nhẹ tạo thành

một chỉnh thể toàn mĩ làm mê đắm lòng người tạo cho Thúy Kiều một vẻ đẹp củamột tuyệt thế giai nhân:

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Kiều đẹp đến mức chỉ cần nhìn cái thứ nhất thì thành đổ, liếc cái thứ hai thìnước nghiêng Ý thơ này xuất phát từ điển cố của Lí Diên Niên đời Hán:

Bắc phương hữu giai nhân Tuyệt thế nhi độc lập Nhất cố quốc nhân thành Tái cố khuynh nhân quốc Khởi bất tri

Khuynh thành dữ khuynh quốc Giai nhân nam tài đắc

Dịch nghĩa:

Phương bắc có giai nhân Tuyệt vời đứng riêng bực

13

Trang 14

Một liếc, người nghiêng thành Hai liếc, người nghiêng nước

Lẽ nào không biết được Người đẹp thành nước nghiêng Người đẹp khó tìm gặp

Nếu vẻ đẹp của Thúy Vân là “mây thua, tuyết nhường”, thiên nhiên cũng phải

nhường nhịn, thì vẻ đẹp đó như đã ngầm báo trước một cuộc đời êm đềm, yên ổn, bìnhlặng, một cuộc sống yên vui, một tương lai hạnh phúc của Thúy Vân Trái lại vẻ đẹpsắc sảo, mặn mà của Thúy Kiều làm cho hoa, liễu phải hờn ghen, nước thành nghiêng

đổ như báo trước một cuộc đời đầy sóng gió, bất ổn của cuộc đời Kiều sau này

Kiều có trí thông minh của trời phú, giỏi cầm, kì, thi, hoạ và biết đủ mùi cangâm, Kiều có hiểu biết sâu sắc về nhạc lý Đặc biệt Kiều có tài đánh đàn, tiếng đànrung động lòng người sau này đã khiến cho Kim Trọng trong buổi gặp gỡ đầu tiên

phải “nao nao lòng người”:

Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa

Ngọn đèn khi tỏ khi mờ Khiến người ngồi đó mà ngơ ngẩn sầu Thúc Sinh nghe tiếng đàn của Thúy Kiều mà “tan nát cõi lòng”:

Bốn dây như khóc như than Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng

Và tiếng đàn của nàng cũng khiến cho trái tim sắt đá vô tình của Hồ Tôn Hiếncảm thương mà rơi châu, nhỏ lệ:

Một cung gió thoảng mưa sầu Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay

Ve ngâm vượn hót nào tày Lọt tai, Hồ cũng nhăn mày rơi châu [9, 226]

Không chỉ đánh đàn giỏi, Thúy Kiều còn sáng tác cả một “thiên bạc mệnh”.

Kiều mơ thấy Đạm Tiên và nàng làm thơ theo lời Đạm Tiên:

Này mười bài mới, mới ra

Trang 15

Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời Kiều vâng lĩnh ý đề bài Tay tiên một vẩy đủ mười khúc ngâm [9, 76]

Đạm Tiên vốn là một người tài hoa cũng phải ngợi khen tài thơ của Kiều:

Xem thơ nức nở khen thầm:

Giá đành tú khẩu cẩm tâm khác thường

Ví đem vào Tập đoạn trường Thì treo giải nhất, chi nhường cho ai [9, 54]

Thúy Kiều còn đề thơ vào tranh của Kim Trọng:

Tay tiên gió táp mưa sa Khoảng trên dừng bút thảo vào bốn câu [9, 54]

Thơ hay đàn giỏi là thế nhưng trong lời thơ, tiếng đàn ấy luôn chất chứa mộtnỗi buồn da diết Đó là tài năng của nàng và phải chăng đó cũng là một thiên bạcmệnh ai oán về một cuộc đời đầy bi kịch của Kiều về sau? Sắc đẹp của nàng hiếm

có ai sánh kịp còn tài năng may chăng mới có thể có người thứ hai:

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai

Và trí tuệ đã làm tôn thêm sắc đẹp của Kiều “Tinh anh phát tiết ra ngoài”.

Cũng chính vì thế, cả ba người đàn ông đi qua cuộc đời Kiều là Kim Trọng, ThúcSinh, Từ Hải đều bị lôi cuốn mạnh mẽ không chỉ vì sắc đẹp và phẩm cách mà còn vìtrí tuệ sắc sảo, tài thơ mẫn tiệp và tiếng đàn quyến rũ lòng người của nàng Thậtđúng như Đặng Thanh Lê nhận xét: “Một sắc đẹp rực rỡ đằm thắm bởi sự phongphú của tâm hồn, sự thông tuệ và tấm lòng giàu cảm xúc đã ngời sáng dung nhanThúy Kiều – Cô thiếu nữ đương tuổi xuân cài trâm hôm nay còn chất chứa một viễn

cảnh về cuộc đời bi kịch mai sau” [5; 30].

1.2.2 Tính cách của Thúy Kiều

Kiều là hiện thân của một giai nhân phong kiến Nàng đạt những chuẩn mựccủa người xưa về cái đẹp toàn thiện, toàn mĩ ở nữ giới Nàng hội tụ cả bốn phẩmchất: Công, dung, ngôn, hạnh Kiều có một dung nhan khó ai bì, tài đàn, tài thơ khó

ai sánh nổi Lời nói cử chỉ của nàng đều dịu dàng, thanh thoát trong khuôn phép,trong gia phong của một thiếu nữ khuê các

Kiều là một cô gái có trái tim đa sầu, đa cảm, có một tâm hồn sâu sắc, dễ rungđộng, giàu yêu thương đối với con người Trong buổi du xuân nàng đã khóc cho

15

Trang 16

một kiếp tài hoa bạc mệnh, nàng thực sự đồng cảm và thổn thức, thực sự đau đớn vàchia sẻ với nỗi đau của cô gái hồng nhan bạc mệnh – Đạm Tiên

Buổi du xuân ấy, bao nam thanh nữ tú, bao người đi tảo mộ, nhưng có mấy ai

là người “dư nước mắt” khóc cho thân phận một ca nhi? Có mấy ai là người lưu

tâm tới nấm mồ vô chủ bên đường? Sự day dứt và những cảm nghĩ của Thuý Kiềuchứng tỏ một trái tim nhân hậu, chan chứa tình đời Đây là một phần rất quý trong

nét đẹp của “Thiên tính nữ” từ ngàn xưa và đáng được ca ngợi trong mọi thời đại .

Một người có khuôn phép, Kim – Kiều dù đắm say trong mối tình đầu nhưngchưa bao giờ vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến Những buổi hẹn hò cùng nhau tình

tự, thề nguyền, đính ước Song điều đó đã khẳng định và nâng cao chữ “Lễ” ở ThúyKiều

Quen sống trong cảnh “Êm đềm chướng rủ màn che” nên khi gia đình xảy ratai biến Kiều rất sợ hãi, yếu đuối Nhưng Kiều là một người con có hiếu, luôn nghĩcho người khác trước khi nghĩ về bản thân mình Tai họa xảy đến bất ngờ nàng đau

đớn lựa chọn giữa hiếu và tình “Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai” Cuối cùng Kiều

đã chọn cách làm tròn chữ hiếu nên đã “trao duyên” cho Thúy Vân Theo lời củaNguyễn Du kể lại, sau khi nhờ Vân kết duyên với Kim Trọng Kiều ngất đi, kẻthang người thuốc xúm lại, cha mẹ vật vã kêu lên và Kiều đã lấy lại tất cả sự bìnhtĩnh, sửa khăn búi tóc, thưa với cha mẹ Những lời cao đẹp ấy chỉ có thể xuất phát

từ một người con giàu lòng hy sinh, trọn niềm hiếu thảo:

Thà rằng liều một thân con Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây Phận sao đàng vậy cũng vầy Cầm như chẳng đậu những ngày còn xanh [9, 103]

Vì bởi lẽ “Làm con trước phải đền ơn sinh thành” Nói như Kim Trọng thìKiều đã lựa chọn “lấy hiếu làm trinh”

Mười lăm năm lưu lạc, mười lăm năm quằn quại đấu tranh Trải qua bao đauđớn, tủi hổ, bị đánh đập tàn nhẫn, chịu bao thăng trầm của cuộc đời đen bạc cũng đãphần nào làm thay đổi tính cách trong con người Kiều Kiều mạnh mẽ hơn, có ân trả

ân, có oán trả oán Nhưng chỉ có một điều không hề thay đổi là lòng vị tha và đức

hy sinh luôn vẹn nguyên trong con người nàng Chính vì vậy đã đem đến cho hìnhtượng nhân vật một vẻ đẹp đáng được lưu truyền

Trang 18

1.2.3 Số phận bất hạnh của Thúy Kiều

Thúy Kiều xinh đẹp, tài hoa, thông minh, nàng mong muốn và xứng đáng cómột cuộc đời êm đềm, hạnh phúc nhưng con tạo xoay vần đã vùi dập cuộc đời nàngxuống tận cùng của khổ đau Khi viếng mộ Đạm Tiên, Kiều cũng đã mơ hồ đượcmột tất yếu nghiệt ngã về cuộc đời của những con người tài hoa:

Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Kiều có một cuộc đời bất hạnh, đầy oan nghiệt như lời dự báo khi còn nhỏ:

Nhớ từ năm hãy thơ ngây

Có người tướng sĩ đoán ngay một lời Anh hoa phát tiết ra ngoài Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa [9, 77]

Chuỗi bi kịch cuộc đời Kiều bắt đầu từ khi gia đình nàng bị vu oan bởi thằng bán

tơ Cha và em Thúy Kiều thì bị tra tấn một cách dã man dù chưa rõ thực hư tội trạng

ra sao:

Người nách thước, kẻ tay đao Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi Rường cao rút ngược dây oan Dẫu là đá cũng nát gan lọ người [9, 93]

Chứng kiến cảnh gia đình gặp cơn tai biến, thương cha và em bị đánh đập,Kiều là chị cả và là người có ý thức trách nhiệm cao nên nàng đã quyết định hy sinhhạnh phúc bản thân để cứu gia đình khỏi nguy cơ chia lìa, ly tán:

Cỗi xuân tuổi hạc càng cao Một cây gánh vác hết bao nhiêu cành Thà rằng liều một thân con Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây [9, 103]

Quyết định chịu phần thiệt thòi về mình, Kiều phải từ bỏ tình yêu đẹp đẽ, sâusắc của nàng với Kim Trọng Mới ngày nào nàng sống trong hương vị ngây ngất,ngọt ngào của tình yêu đầu đời với những lời thề non hẹn biển:

Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song

Tóc tơ căn vặn tắc lòng

Trang 19

Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương [9, 80]

Giờ đây, tình yêu đó chỉ còn là quá khứ, một quá khứ đời nàng, Kiều rơi vào

bi kịch tình yêu Nghĩ đến hạnh phúc Kim Trọng, Kiều biết mình có lỗi vì đã khônggiữ đúng lời thề của hai người nên Kiều đã nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng.Nhưng trao duyên cho em mà lòng Kiều nào có vui gì, vì tình yêu của nàng với KimTrọng đã quá sâu nặng:

Chiếc thoa với bức tờ mây Duyên này thì giữ vật này của chung [9, 111]

Trao vật tín ước của nàng với Kim Trọng cho Thúy Vân nhưng Kiều vẫnvương vấn khôn nguôi vì những kỷ vật đó gắn liền với tình yêu chứa đựng tâm hồncủa cả hai người Duyên trao cho em đó mà tình yêu thì không thể trao Kiều biếtkhi phụ tình với Kim Trọng, nàng sẽ đi theo con đường nghiệt ngã của định mệnh

đó là con đường mà Đạm Tiên đã đi Hạnh phúc không còn, Kiều coi mình đã chết:

Mai sau dù có bao giờ Đốt lò hương ấy so tơ phím này Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về [9, 112]

Kiều đau đớn đến tột cùng, nàng ngất lịm đi:

Cạn lời hồn ngất máu say Một hơi lạnh ngắt, đôi tay giá đồng

Với Thúy Kiều, Kim Trọng mãi là người yêu đẹp nhất, lý tưởng nhất, nàngkhông bao giờ quên mối tình đầu tuyệt đẹp của nàng, tình yêu sẽ mãi theo nàng suốtmười lăm năm lưu lạc chốn giang hồ:

Chân trời gốc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Hạnh phúc rực rỡ đột ngột tan biến, những giây phút tươi đẹp mới mẻ đã trởthành một ảo ảnh vô cùng xa xôi, nhưng những chuỗi bất hạnh của Thúy Kiều mớichỉ là khởi đầu Bán mình chuộc cha phải lìa xa cuộc sống gia đình, lìa xa hạnhphúc tuổi trẻ mà nàng khao khát, Kiều dấn thân vào cuộc đời gió bụi Khi biết mình

bị Mã Giám Sinh lừa và cướp đi sự trinh tiết mà bấy lâu nàng vẫn gìn giữ, nàng đauđớn, tủi nhục và muốn quyên sinh:

Tuồng chi là giống hôi tanh,

19

Trang 20

Thân nghìn vàng để ô danh má hồng.

Thôi còn chi nữa mà mong?

Đời người thôi thế là xong một đời Giận duyên tủi phận bời bời, Cầm dao nàng đã toan bài quyên sinh

……

Thịt da ai cũng là người, Lòng nào hồng rụng, thắm rời chẳng đau [9, 123]

Đau đớn về thể xác và tinh thần khiến Kiều phải thốt lên những lời cầu xinthảm thiết:

Thân lươn bao quản lấm đầu Chút lòng trinh bạch từ nay xin chừa

Thật đau xót biết bao, Kiều ví thân mình chẳng khác nào thân loài vật Và trậnđòn đó khiến nàng vô cùng khiếp sợ Kiều bị bắt phải tiếp khách chốn làng chơi vàchịu cảnh thân xác bị dày vò:

Biết bao bướm lả ong lơi Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm

Dập dìu lá gió cành chim Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh [9,160]

Kiều nhận ra tình cảnh và tự xót xa cho bản thân:

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh Giật mình mình lại thương mình xót xa [9, 161]

Kiều nhớ cha mẹ da diết, khôn nguôi và lo không biết cha mẹ có ai chăm sóc?

Nhớ ơn chín chữ cao sâu Một ngày một ngả bóng dâu tà tà Sân hòe đôi chút thơ ngây Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình? [9, 163]

Và hơn thế, nàng nhớ về Kim Trọng với nỗi đau phụ tình chàng:

Nhớ lời nguyện ước ba sinh

Xa xôi ai có thấu tình chăng ai Khi về hỏi liễu Chương Đài Cành xuân đã bẻ, cho người chuyên tay![9, 164]

Trang 21

Kiều đã phản kháng, vùng vẫy thoát khỏi chốn lầu xanh nhơ nhuốc nhưngnàng vẫn mắc lừa Bạc Bà, Bạc Hạnh, và phải vào lầu xanh một lần nữa:

Cũng nhà hành viện xưa nay Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người

Thoắt trông nàng đã biết tình Chim lồng khôn lẽ cất mình bay cao

Kiều đau đớn nguyền rủa số phận bất hạnh của mình:

Chém cha cái kiếp đào hoa

Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi Nghĩ đời mà ngán cho đời Tài tình chi lắm cho trời đất ghen! [9, 256]

Số phận đưa đẩy Kiều phải hai lần đi tu nhưng không phải do nàng tự nguyện

mà do số phận bắt buộc Lần đầu là ở Quan Âm các của Hoạn Thư:

Sẵn Quan Âm các vườn ta

Có cây trăm thước có hoa bốn mùa

Nhưng Kiều nào đã dứt duyên trần, nàng vẫn còn lưu luyến cuộc sống trần gian:

Quan phòng then nhặt lướt mau Nói lời trước mặt, rơi châu vắng người

Lần thứ hai khi nàng trốn khỏi nhà Hoạn Thư đến chiêu ẩn am của sư Giác Duyên:

Gửi thân được chốn am mây Muối dưa đắp đổi tháng ngày thong dong

Nhưng việc ngày đêm tụng kinh đâu phải một lòng hướng đến Phật mà đó như

là một thói quen của nàng:

Kệ kinh câu cũ thuộc lòng Ngọn đèn việc cũ trai phòng quen tay

Cuộc đời Kiều bao lần lên xe hoa mà có lần nào hạnh phúc trọn vẹn Làm lẽ

Mã Giám Sinh, nàng bị lừa vào lầu xanh hai lần Còn với Thúc Sinh, lúc đầu ThúcSinh đến với Kiều chỉ là khách làng chơi tìm hoa:

Miệt mài trong cuộc truy hoan Càng quen thuộc nết càng dan díu tình

21

Trang 22

Thúc Sinh chuộc Kiều ra khỏi chốn lầu xanh và cưới nàng làm lẽ, nhưng đểđược Thúc Ông – Cha của Thúc Sinh chấp nhận thì nàng đã phải chịu nhiều đòn roiđau đớn của tên quan vô tình:

Một là cứ phép gia hình Hai là lại cứ lầu xanh phó về

Kiều chấp nhận đòn roi vì nàng không thể chịu cảnh nhơ nhuốc của lầu xanh:

Dạy rằng cứ phép gia hình

Ba cây chập lại một cành mẫu đơn Phận đành chi giám kêu oan Đào hoen quen má, liễu tan tác mày Một sân lấm cát đã đầy Gương lờ nước thủy, mai gầy vóc xương

Nhưng vì sự nhát gan của Thúc Sinh mà Kiều đã phải chịu sự đau đớn về thểxác và tinh thần do mẹ con Hoạn thư gây ra:

Nào là gia pháp nọ bay Hãy cho ba chục biết tay một lần Trúc lên ra sức đập vào Thịt nào chẳng nát gan nào chẳng kinh

Đau đớn nhất là cảnh Thúy Kiều biến thành con ở của Hoạn Thư, nàng phảihầu rượu và gảy đàn cho vợ chồng Hoạn Thư – Thúc Sinh nghe Đến lúc này Kiềumới vỡ lẽ sự tình và thấu hiểu được sự thâm độc của Hoạn Thư:

Vợ chồng chén tạc chén thù Bắt nàng đứng trực trì hồ hai nơi Bây giờ mới rõ tâm hơi Máu ghen đâu có lạ đời nhà ghen [9, 224]

Gặp được Từ Hải là người tri kỉ, tưởng rằng hạnh phúc đã mỉm cười với ThúyKiều khi Từ Hải cứu nàng thoát khỏi trốn lầu xanh và cưới nàng về làm vợ, đượchưởng cuộc sống hạnh phúc:

Trai anh hùng gái thuyền quyên Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng

Nhưng hạnh phúc không bền, Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến và gây ra cái chếtcủa Từ Hải Kiều đau đớn tột cùng:

Trang 23

Khóc rằng: “Chí dũng có thừa Bởi nghe lời thiếp nên cơ hội này!

Kiều hai lần tìm đến cái chết, lần đầu là ở lầu xanh của Tú Bà, lần thứ hai là khi HồTôn Hiến bắt ép nàng lấy tên thổ quan và Kiều tìm đến cái chết như một sự tất yếu:

Giết chồng mà lại lấy chồng Mặt nào mà lại đứng trong cõi đời Thôi thì một thác cho rồi Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông

Nhưng số phận chưa cho nàng chết mà cho nàng gặp lại cha mẹ và người xưacủa nàng – Kim Trọng Tuy vậy cuộc hôn nhân của nàng với Kim Trọng không thểhạnh phúc vì nàng cảm thấy thân nàng đã bị ô uế, bị vùi dập Mười lăm năm lưu lạcnàng đã chịu biết bao nhiêu đau đớn, nhơ nhuốc Lấy Kim Trọng là do sự thúc épcủa gia đình và lòng thủy chung của Kim Trọng Thúy Kiều không có hạnh phúctrọn vẹn, cả hai người phải vật lộn với chữ tình một cách đau đớn Dù Kim Trọng

có biện minh cho nàng đi chăng nữa:

Như nàng lấy hiếu làm trinh Bụi nào cho đục được mình ấy vay

Nhưng bản thân Kiều ý thức rất rõ về hoàn cảnh của mình:

Thiếp từ ngộ biến đến giờ Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa Bấy chầy gió táp mưa sa Mấy trăng cũng khuyết mấy hoa cũng tàn

Đúng như nhận xét của Hoài Thanh: “Truyện Kiều không phải là bài ca hânhoan về giá trị của con người mà trở thành một câu chuyện thê thảm về vận mệnhcủa con người” [8; 352] Thúy Kiều là hiện thân của một vận mệnh có tính chất bikịch Ánh sáng và bóng tối giằng xé qua hình tượng người thiếu nữ tuyệt vời, xinhđẹp và cũng đáng yêu nhất trong văn học trung đại Việt Nam

1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến số phận bất hạnh của Thúy Kiều

Cuộc đời Kiều là một chuỗi dài những bi kịch nối tiếp nhau, mỗi lần nàng cốcất đầu ra khỏi bùn nhơ lại là một lần vùi xuống sâu thêm một tầng nữa Phải chăng

đó là thiên mệnh của người phụ nữ tài sắc Theo thuyết “thiên mệnh của Nho giáo,người ta ở đời thế nào, giàu nghèo, sướng khổ, may rủi là do số phận định trước, ở

23

Trang 24

đời “Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên” Người quân tử phải biết nghe theo ý trời

mà nhận biết số phận của mình cho nên Thúy Kiều chỉ là cái đồ chơi của số mệnh:

Cho hay muôn sự tại trời Trời kia đã bắt làm người có thân Bắt phong trần phải phong trần Cho thanh cao mới được phần thanh cao

Thúy Kiều bất hạnh là do sự ghen ghét của tạo hóa, người có tài sắc sẽ bị trờiđất bắt chịu kiếp phong trần Ông trời cho ai cái này sẽ bớt lại cái kia, đó là quy luật

bù trừ của tạo hóa Thúy Kiều tài sắc thì phải chịu lưu lạc, đày đọa là bởi trời đấtban cho mười phần tài sắc thì bắt nàng phải chịu mười phần khổ đau:

Lạ gì bỉ sắc tư phong Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

… Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

“Nghiệp” chính là cái quả của kiếp trước và lại làm cái nhân cho kiếp sau Nguyễn

Du cho rằng Thúy Kiều đã mang sẵn cái nghiệp chướng của kiếp trước nên kiếp nàynàng phải ghánh lấy sự khổ đau:

Đã mang lấy nghiệp vào thân Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa

Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài Theo nguyễn Du, ngoài ông trời, ngoài cái “Nghiệp” thì Kiều bất hạnh còn do Kiều vướng vào chữ “Tình”:

Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan

Vô duyên là phận hồng nhan đã đành Lại mang lấy một chữ tình Khư khư mình buộc lấy mình vào trong

Trang 25

Vậy nên những chốn thong dong

Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng

Nhưng mặt khác ta thấy, thủ phạm gây bao tai họa cho Kiều chính là cái xãhội phong kiến thối nát Chính cái xã hội bất công ấy đã vùi dập, chà đạp khôngthương tiếc lên một người con gái tài sắc như Kiều chứ không phải do ông trời nàohết Trong Truyện Kiều thực sự có một xã hội, chà đạp lên cuộc đời Kiều khôngphải là một vài con người cá biệt nào mà là cả một xã hội Đại diện cho xã hội ấy làbọn quan lớn, quan bé, gia đình quan lại đến bọn thừa hành như đám nha lại, đếnnhững kẻ sống bằng nghề buôn bán nhan sắc của phụ nữ

Chuỗi bi kịch đầu tiên của Kiều là do bọn quan lại gây ra Khi gia đình Kiều bịtên bán tơ vu cáo “phải tên xưng xuất là thằng bán tơ”, tên quan xét xử vụ án nàykhông cho gia đình Kiều có cơ hội minh oan, không cần biết thực hư ra sao, không tra hỏi gì mà mặc sức cho bọn sai nha cướp bóc, hành hạ tra tấn cha và em Thúy Kiều:

Người nách thước kẻ tay đao Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi Rường cao rút ngược dây oan Dẫu là đá cũng nát gan lòng người

Kiều phải chấp nhận làm vợ lẽ Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha và em và

bị lừa vào chốn lầu xanh của Tú Bà

Tên quan thứ hai là người xét xử vụ kiện của Thúc Ông kiện Thúy Kiều Tênnày trông qua thì có vẻ rất uy nghiêm, liêm khiết:

Trông lên mắt sắt đen sì Lập nghiêm trước đã ra uy nặng lời

Nhưng cách hắn xét xử thật nực cười, phép công của hắn đưa ra thật kỳ quặc:

Phép công luận án chiếu vào Hai con đường ấy muốn sao mặc mình

Một là cứ phép gia hình Hai là lại cứ lầu xanh phó về

Pháp luật không hề đứng về phía người bị áp bức mà chỉ dồn Kiều vào bướcđường cùng, buộc nàng phải lựa chọn hoặc là chịu bị đánh đập hoặc là phải trở vềchốn lầu xanh Một điều lạ là viên quan này không hề động lòng trước một cô gáiyếu liễu đào tơ, bị tra tấn mà lại động lòng trước những giọt nước mắt của Thúc

25

Trang 26

Sinh Lạ hơn nữa, hắn ta còn rất sính thơ, khi nghe Thúc Sinh kể về tài thơ củaThúy Kiều thì tính tài tử của hắn nổi lên Quên hết công lí, hắn bắt Kiều làm bài thơ

về cái gông:

Cười rằng: “Đã thế thì nên Mộc già hãy thử một thiên trình nghề”

Hắn khen tài và tha cho Thúy Kiều, đó là một tên quan xử kiện hết sức tùytiện Nếu Kiều không biết làm thơ thì nàng đã phải chịu một trận đòn roi thừa sốngthiếu chết, hậu quả thật khó lường! Số phận Kiều rơi vào thảm kịch là do Hồ TônHiến gây ra, đó là một tên quan tổng đốc quyền cao chức trọng:

Có quan tổng đốc trọng thần

Là Hồ Tôn Hiến kinh luân gồm tài

Hắn đã lợi dụng, dụ dỗ, mua chuộc Kiều khuyên Từ Hải ra hàng:

Biết Từ là đấng anh hùng Biết nàng cũng dự trung quân luận bàn

Khi hắn đã mua chuộc được Kiều khuyên Từ Hải ra hàng hắn bèn lật lọng, đểucáng giết chết Từ Hải:

Hồ công quyết kế thừa cơ

Lễ tiên, binh hậu khắc cờ tập công Kéo cờ chiêu phủ tiên phong

Lễ nghi dàn trước, bác đồng phục sau

Và tồi tệ hơn nữa là sau khi giết chết Từ Hải hắn bắt Kiều đánh đàn hầu rượuhắn trong bữa tiệc mừng công rồi lả lơi, ngây dại trước sắc đẹp của nàng Cuối cùng

vì sĩ diện và sợ bị mang tiếng, hắn đã gán Thúy Kiều cho một tên thổ quan, buộcThúy Kiều phải nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử Hồ Tôn Hiến là viên quan tonhất, cũng là tên quan ti tiện, bỉ ổi nhất trong Truyện Kiều

Thế lực quan lại là thế lực có quyền cao nhất trong xã hội, gia đình HoạnThư là gia đình rất có uy lực:

Vốn trong họ Hoạn danh gia Con quan lại bộ tên là Hoạn Thư [9, 193]

Mẹ con Hoạn Thư thay nhau hành hạ Thúy Kiều, xúc phạm nhân phẩm nàngmột cách nặng nề:

Nào là gia pháp họ bay

Trang 27

Hãy cho ba chục biết tay một lần

Đặc biệt trong nhà Hoạn Thư còn nuôi cả một bọn tay sai Ưng, Khuyểnchuyên đánh người, bắt cóc người và đánh đập hết sức dã man:

Trúc côn gia sức đập vào Thịt nào chẳng nát gan nào chẳng kinh

Gia đình Hoạn Thư ai ai cũng phải ghê sợ, ngay cả chế độ phong kiến cũngkhông giám đụng đến, nhà chùa cũng phải sợ, nhà buôn cũng phải nể

Chà đạp lên cuộc đời Kiều không chỉ có bọn quan lại mà còn có thế lực đồngtiền Gia đình Kiều gặp cơn tai biến cũng chỉ do đồng tiền gây ra

Một ngày lạ thói sai nha Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền

Mọi việc phải có tiền mới được giải quyết:

Tính bài lót đó luồn đây

Có ba trăm lạng việc này mới xong

Chính bọn quan lại dùng đồng tiền để mua chuộc, dụ dỗ Thúy Kiều, dùng tiềnlàm phương tiện thực hiện mưu đồ đen tối đê tiện của hắn:

Ngọc vàng gấm vóc sai quan thuyết hàng

Lại riêng một lễ với nàng Hai tên thể nữ, ngọc vàng nghìn cân

Còn bọn nho sĩ như Mã Giám Sinh, Sở Khanh vốn là những nhà Nho theonghiệp thi cử đã bị lưu manh hóa, đầu hàng trước sức mạnh của đồng tiền Mã GiámSinh vì tiền đã cân đo đong đếm tài sắc Thúy Kiều hắn cò kè trả giá như một tênbuôn sành sỏi:

Cò kè bớt một thêm hai Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm

Còn Sở Khanh chỉ vì ba mươi lạng bạc mà lừa gạt, dụ dỗ Thúy Kiều bỏ trốnrồi lại bị Tú Bà bắt lại và phải ra tiếp khách chốn lầu xanh:

Có ba mươi lạng trao tay Không dưng chi có chuyện này trò kia

Cũng vì tiền mà Tú Bà cùng với người chồng hờ của mụ là Mã Giám Sinh đãlập kế lừa Kiều vào chốn lầu xanh Khi biết Thúy Kiều thất thân với Mã Giám Sinh,

mụ lồng lộn lên vì đã mất đi một món lời lớn từ trinh tiết của Thúy Kiều:

27

Trang 28

Màu hồ đã mất đi rồi Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma

Thúc Sinh cũng cậy mình có tiền mà ăn chơi trác táng, thường xuyên lui tớichốn lầu xanh:

Thúc Sinh quen thói bốc trời Trăm nghìn đổ một trận cười như không

Vì tiền mà Bạc Bà, Bạc Hạnh đẩy Thúy Kiều vào lầu xanh lần thứ hai Bọnbuôn thịt bán người vì tiền đã nghĩ ra trăm phương nghìn kế để bẫy người phụ nữ,kiếm tiền trên thân xác của họ Đồng tiền trong tay bọn quan lại, trong tay bọn xấu

đã gây ra bao bất hạnh cho cuộc đời Kiều Quan lại đã kết hợp với đồng tiền đểgiam hãm khiến Kiều không thể thoát ra khỏi sự kìm kẹp của nó

Một xã hội mà có biết bao thế lực đè nén lên cuộc đời Kiều thì làm sao nàngthoát khỏi số kiếp bất hạnh của mười lăm năm lưu lạc giang hồ Đồng thời, cuộc đờiKiều cũng chính là lời tố cáo đanh thép cái xã hội, đã chà đạp lên số phận nhữngcon người tài hoa bạc mệnh trong xã hội cũ

1.2.5 Thúy Kiều – Số phận bi kịch của người phụ nữa phong kiến.

Xã hội phong kiến, đặc biệt là trong buổi suy tàn của nó đã bộc lộ rất nhiều vàrất sâu sắc những mâu thuẫn nội tại “thượng bất chính, hạ tắc loạn”, sự khủnghoảng trong giai cấp thống trị đã làm cho đời sống nhân dân thêm cơ cực, lầm than.Hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra Tính chất tàn bạo và hà khắc củacác vương triều bộc lộ rõ nhất qua số phận của người phụ nữ

Từ một tiểu thư khuê các, từ một người con gái đáng giá ngàn vàng, Kiều đãphải bước vào cuộc đời đầy tủi nhục, với những đau đớn “vùi hoa dập liễu” Người

ta thấy “cả một dòng đời đang vận động” qua thân phận nàng Kiều Nàng đã nếmtrải hầu như tất cả những nỗi đau khổ của cõi nhân gian: Phải bán mình chuộc cha,phải lìa xa tổ ấm gia đình, tan vỡ mối tình đầu tươi đẹp, lìa xa cái hạnh phúc mànàng khao khát, ấp ủ, hai lần vào nhà chứa, hai lần phải nương nhờ cửa Phật, hai lần

tự vẫn, làm lẽ Thúc Sinh, bị đòn roi cay nghiệt của Hoạn Thư,…Những khổ đau ấy,thử hỏi đâu là quyền sống của con người? Kết thúc tác phẩm có vẻ sáng tươi, hạnhphúc Màn đoàn viên vẻ như là có hậu cho cuộc đời nhân vật Nhưng không! Đó là

bi kịch cuối cùng của cô con gái họ Vương Kiều được trở về trong vòng tay yêuthương của gia đình, được tái hồi cùng Kim Trọng, nhưng hạnh phúc đích thực đã

Trang 29

vĩnh viến mất đi Đó là nỗi đau đớn nhất của một kiếp người Thanh Tâm Tài Nhân

đã góp một tiếng nói thật giàu tính nhân văn, thể hiện một tình yêu thương hết mựcđối với Thúy Kiều

Trong Truyện Kiều, Kiều là nhân vật gợi bao sự cảm thương cho nhân vậtkhác Kết thúc đoạn kể về Đạm Tiên chẳng biết vô tình hay hữu ý, Vương Quan đãkhơi mối đau lòng cho Kiều:

Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm!

Cuộc đời Kiều tiêu biểu cho người phụ nữ tài hoa bạc mệnh và cũng tiêu biểu cho ýthức làm người mạnh mẽ của con người Đúng như nhận xét “Thúy Kiều đã sống,dám sống, đã yêu, dám yêu, Thúy Kiều đã biết đòi hỏi và biết hi sinh Tuy nhiêncuộc đời Kiều cho nhiều mà nhận ít, nàng đã xác định được mình và tố cáo cuộcđời” [2, 571]

1.2.6 Thúy Kiều dưới góc nhìn của các nhà phê bình và độc giả

Những nhân vật trong Truyện Kiều, người nào cũng có một tính tình, một tâm

lý riêng, nhưng không phải là tâm lý cao siêu hay hão huyền như người ta thườngthấy trong những truyện thần tiên hay kiếm hiệp, cũng không phải những tính tìnhkhó khăn hay phức tạp như người ta thường thấy ở các tiểu thuyết tả thực hay ởgiữa đời sống hàng ngày Đối với Thúy Kiều thái độ của các nhà phê bình rất phânvân Xưa nay các nhà Nho vẫn cho Thúy Kiều là “đĩ thõa”, đến bậc hào phóng nhưNguyễn Công Trứ, trải qua những người thủ cựu như Mai Khê, cho đến những tưtưởng tiến bộ như Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng đều cho rằng Thúy Kiều khôngđược một nết gì Phản đối thái độ nghiêm khắc ấy, các nhà Nho pha tân học nhưTrần Trọng Kim, Vũ Đình Long không những cho Thúy Kiều là phong tình mà nóinàng có thể làm gương hiếu trung đủ bồi bổ cho phong hóa và luân lý

Trong cuốn thi pháp Truyện Kiều của Trần Đình Sử có bình: “Kiều vừa đứchạnh lại vừa tầm thường, nàng trọng nghĩa nhưng cũng tham lợi nhỏ, nàng vừamạnh mẽ vừa yếu đuối sợ hãi, vừa cao cả đáng phục, vừa nhỏ bé đáng thương”[11,58] Hoài Thanh có nói rằng: “Truyện Kiều là một tiếng kêu thương”, hay Tố

Hữu cũng từng nói “Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều”; Chế Lan Viên “Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc, sắc tài đâu mà lắm nỗi truân chiên”,….Có người

lại nói rằng: “Thúy Kiều là một tai họa giáng xuống từ trời cao, thứ tai họa điển

29

Ngày đăng: 18/05/2017, 09:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Bảo (1996), Nguyễn Du – Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường
Tác giả: Lê Bảo
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1996
2. Xuân Diệu (2000), Ba thi hào dân tộc, Nxb Thanh Niên, Hà Nội 3. Trịnh Bá Dĩnh – Nguyễn Hữu Sơn – Vũ Thanh (1998), Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba thi hào dân tộc, "Nxb Thanh Niên, Hà Nội 3. Trịnh Bá Dĩnh – Nguyễn Hữu Sơn – Vũ Thanh (1998), "Nguyễn Du về"tác gia và tác phẩm
Tác giả: Xuân Diệu (2000), Ba thi hào dân tộc, Nxb Thanh Niên, Hà Nội 3. Trịnh Bá Dĩnh – Nguyễn Hữu Sơn – Vũ Thanh
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 1998
4. Đặng Thanh Lê (1998), Giảng văn Truyện Kiều, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giảng văn Truyện Kiều
Tác giả: Đặng Thanh Lê
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1998
5. Đặng Thanh Lê – Hoàng Hữu Yên - Phạm Luận (1999), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – Đầu thế kỷ XIX, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt"Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – Đầu thế kỷ XIX
Tác giả: Đặng Thanh Lê – Hoàng Hữu Yên - Phạm Luận
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1999
6. Nguyễn Lộc (2004), Văn học Việt Nam (Nửa cuối thế kỷ XVIII – Hết thế kỷ XIX), Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam (Nửa cuối thế kỷ XVIII – Hết"thế kỷ XIX)
Tác giả: Nguyễn Lộc
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2004
7. Tô Nam – Nguyễn Đình Diệm (1999), Kim Vân Kiều Truyện , Nxb Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kim Vân Kiều Truyện
Tác giả: Tô Nam – Nguyễn Đình Diệm
Nhà XB: Nxb Hải Phòng
Năm: 1999
8. Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều , Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện"Kiều
Tác giả: Phan Ngọc
Nhà XB: Nxb Khoa Học Xã Hội
Năm: 1985
9. Phạm Đan Quế (2000), Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện, Nxb Văn Học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện
Tác giả: Phạm Đan Quế
Nhà XB: Nxb Văn Học
Năm: 2000
10. Trần Đình Sử (2000), Thi pháp Văn học Trung đại, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Thi pháp Văn học Trung đại
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2000
11. Trần Đình Sử (2003), Thi pháp Truyện Kiều, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp Truyện Kiều
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2003

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w