Việc biên soạn giáo trình Nhân học đại cương là một công việc khó khăn, trước hết vì đây là ngành học mới đầu tiên được đào tạo ở Việt Nam; sau nữa, tài liệu dùng để tham khảo cho việc biên soạn, chúng tôi chủ yếu phải dựa vào các giáo trình và tài liệu bằng tiếng nước ngoài, nhất là tiếng Anh mà những người tham gia biên soạn mới được tiếp cận trong thời gian chưa lâu và kiến thức về ngành nhân học của ban biên soạn ít nhiều còn hạn chế. Mặc dù vậy, do yêu cầu cấp thiết của công tác đào tạo, sau một thời gian tiến hành giảng dạy thể nghiệm giáo trình nhân học đại cương xuất bản năm 2008, Khoa Nhân học đã cố gắng tổ chức biên soạn lại, sửa chữa bổ sung và nâng cao chất lượng giảng dạy để tái bản cuốn giáo trình này. Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã đưa thêm nhiều tài liệu về Việt Nam và các nước khác để mình họa cho những vấn đề lý thuyết nhân học.
Trang 1Chương 3
TỘC NGƯỜI VÀ QUÁ TRÌNH TỘC NGƯỜI
TS Huỳnh Ngọc Thu
Khoa Nhân học
Trang 2Nội dung
Khái niệm về tộc người
Các tiêu chí của tộc người
Những nhân tố tác động đến tộc người
Các cấp độ của cộng đồng tộc người
Quá trình tộc người
Trang 3Khái niệm tộc người
Thuật ngữ:
Tộc người/Dân tộc
Nation (dân tộc/quốc gia dân tộc)
Nghĩa Nation: dùng chỉ một quốc gia và con người trong một quốc gia luôn thể hiện 2 ý thức:
Ý thức quốc gia
Ý thức tự giác về tộc người
Ethnos, ethnic, ethnicity (tộc người/dân tộc
Tộc người (ethnos, ethnie, ethnicity) -> dùng để chỉ một cộng đồng người có những đặc điểm chung về ngôn ngữ, văn hóa, ý thức… (vd: dân tộc Việt, dân tộc Thái, dân tộc Eđê…)
Trang 4Khái niệm tộc người
Định nghĩa tộc người
Tộc người là một tập đoàn người ổn định hoặc tương đối ổn định được hình thành trong lịch
sử, dựa trên những mối liên hệ chung về ngôn
ngữ, sinh hoạt văn hóa và ý thức tự giác dân tộc thể hiện bằng một tộc danh chung.
Trang 5Khái niệm tộc người
Tộc người thiểu số
1962 Từ điển Bách khoa của Mỹ cho rằng: Tộc người thiểu số (ethnic minority) là nhóm người có những đặc điểm riêng về nhân chủng, tôn giáo, xã hội và kinh tế khác với nhóm chủ yếu trong xã hội
Trang 6Khái niệm tộc người
Tộc người thiểu số là tập hợp những người có
lịch sử và diện mạo văn hóa riêng, tồn tại và phát triển trên phần lãnh thổ thường là cách biệt với các vùng trung tâm cho đến trước khi
bị xâm nhập với các xã hội từ bên ngoài Họ tồn tại như những bộ phận xã hội dễ bị tổn thương
và dễ nằm ngoài lề của sự phát triển (Liên Hiệp
Quốc, 1982)
Trang 7Khái niệm tộc người
Tộc người (dân tộc) thiểu số là tộc người chiếm
số dân ít so với tộc người chiếm số dân đông nhất trong một nước nhiều tộc người (Từ điển tiếng Việt, 1988)
Trang 81 Khái niệm tộc người
Tộc người thiểu số là tộc người có số dân ít, cư trú trong một quốc gia thống nhất đa tộc người, trong đó có một tộc người chiếm số đông
Trong một quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, mỗi tộc người thành viên có 2 ý thức:
Ý thức về tổ quốc mình sinh sống
Ý thức về tộc người mình
(Từ điển Bách khoa Việt Nam, 1995)
Trang 102 Các tiêu chí xác định tộc người
Ngôn ngữ
Là dấu hiệu cơ bản để xem xét sự tồn tại của một tộc người và để phân biệt các tộc người khác nhau
Ngôn ngữ còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cố kết cộng đồng tộc người
Ngôn ngữ không những thể hiện thành phần tộc người mà còn thể hiện cả tình cảm tộc người
Trang 11 Văn hóa tinh thần
Văn hóa xã hội
Trang 122 Các tiêu chí xác định tộc người
Trang 21Người
Ai ?
Người Khmer
Ai ?
Ai ?
Trang 22 Ý thức tự giác tộc người:
Là ý thức tự coi mình thuộc về một dân tộc nhất định được thể hiện trong các yếu tố như:
Sử dụng một tên gọi tộc người chung nhất (tộc danh).
Có ý niệm chung về nguồn gốc lịch sử, huyền thoại về tổ tiên và vận mệnh lịch sử của tộc người
2 Các tiêu chí xác định tộc người
Trang 284 Cấp độ cộng đồng tộc người
Hiện nay có thể phân ra 2 loại cấp độ:
Cộng đồng thân thuộc
Nhóm địa phương
Trang 294 Cấp độ cộng đồng tộc người
Cộng đồng thân thuộc
Xét về mặt nguồn gốc lịch sử là cộng đồng có mối quan hệ nguồn gốc với nhau và cho đến nay còn duy trì sự gần gũi về mặt văn hóa và ngôn ngữ
Ví dụ: Người Nga cổ (Nga, Ukraina, Blarusia); người Việt cổ (Việt, Mường, Thổ, Chứt)
Trang 304 Cấp độ cộng đồng tộc người
Nhóm địa phương:
Là các tộc người có những mối quan hệ về lịch
sử, ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác dân tộc về nguồn gốc tộc người.
Trang 315 Quá trình tộc người
Có hai quá trình phổ biến
Phân ly tộc người
Hợp nhất, qui tụ tộc người
Trang 325 Quá trình tộc người
Phân ly tộc người
Là quá trình phân chia một tộc người ra nhiều nhóm địa phương hay nhiều nhóm tộc người khác nhau.
Quá trình này diễn ra trong suốt thời gian tồn tại của con người.
Trang 335 Quá trình tộc người
Hợp nhất, qui tụ tộc người
Là quá trình hợp nhất nhiều nhóm hay nhiều tộc người thành những cộng đồng tộc người lớn hơn
Có 3 hình thức:
Cố kết, hoà hợp tộc người
Đồng hóa
Liên kết, tích hợp
Trang 345 Quá trình tộc người
Trang 37HẾT CHƯƠNG 3