Theo nghĩa rộng, trợ giúp pháp lý được hiểu là sự giúp đỡ miễn phí các dịch vụ pháp luật của Nhà nước và xã hội cho người nghèo, người được hưởng chính sách ưu đãi và một số đối tư
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN ĐĂNG DUNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Phạm Thị Ngọc Anh
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ 8
1.1 Trợ giúp pháp lý 8
1.1.1 Khái niệm trợ giúp pháp lý 8
1.1.2 Đặc điểm hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam 11
1.2 Luật sư, vai trò của luật sư trong hoạt động trợ giúp pháp lý 21
1.2.1 Luâ ̣t sư theo pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam 21
1.2.2 Đặc điểm trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam 24
1.2.3 Ý nghĩa hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư 31
1.2.4 Vai trò của Luâ ̣t sư khi tham gia trợ giúp pháp lý 33
1.3 Kinh nghiê ̣m phát triển hê ̣ thống Tr ợ giúp pháp lý của mô ̣t số quốc gia trên thế giới 39
Chương 2: THỰC TRẠNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM 42
2.1 Những kết quả đạt được của hoạt động trợ giúp pháp lý trong những năm qua 42
2.1.1 Số lượng luật sư tham gia trợ giúp pháp lý 46
2.1.2 Thực trạng chất lượng trợ giúp pháp lý của Luật sư 47
2.2 Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư 52
Trang 52.3 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến vai trò, sự tham gia của
Luật sư trong việc tham gia trơ ̣ giúp pháp lý 54
2.3.1 Hạn chế bất cập của Luật luật sư 54
2.3.2 Trình độ năng lực của một số luật sư còn hạn chế 56
2.3.3 Nguyên nhân do ý thức, trách nhiệm của một số luật sư 57
2.3.4 Nguyên nhân do các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng 58
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA ĐOÀN LUẬT SƯ , LUẬT SƯ TRONG HOA ̣T ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ 61
3.1 Hoàn thiện chính sách, pháp luật về trợ giúp pháp lý 62
3.2 Phát triển về số lượng và chất lượng luật sư 64
3.3 Nâng cao chất lượng luật sư tham gia trợ giúp pháp lý 66
3.4 Kịp thời khen thưởng những luật sư làm tốt công việc được giao 67
3.5 Giải pháp đối với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia bào chữa 67
3.6 Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, chế độ đãi ngộ 69
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHXHCN: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị (1966) TGPL: Trợ giúp pháp lý
UDHR: Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948)
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện chủ trương của Đảng về việc "cần phải mở rộng loại hình
tư vấn pháp luật phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa dạng của các tầng lớp nhân dân nghiên cứu lập hệ thống dịch vụ tư vấn pháp luật không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật",
ngày 06/9/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 734/TTg
về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách Đây là văn bản pháp lý đầu tiên và có hiệu lực cao nhất về lĩnh vực trợ giúp pháp lý, tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển hệ thống trợ giúp pháp lý ở nước ta
Công tác trợ giúp pháp lý sau 17 năm hình thành và phát triển đã đạt được những kết quả quan trọng: 63 Trung tâm, 199 Chi nhánh với 1.244 biên chế trong đó có 483 là Trợ giúp viên pháp lý (trung bình mỗi Trung tâm có 08 Trợ giúp viên pháp lý) và 8.980 cộng tác viên trong đó có 1.055 luật sư chiếm 11,7% Từ khi mạng lưới tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được thành lập đến nay, tổng số vụ việc trợ giúp pháp lý đã được thực hiện là là 1.825.178 vụ việc trợ giúp được cho 1.891.425 đối tượng, trung bình mỗi năm đã có trên
100 nghìn vụ việc được thực hiện, để đáp ứng được nhu cầu này thì số lượng Trợ giúp viên pháp lý hiện nay của các Trung tâm là không đủ đặc biệt là số lượng vụ việc tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng của người được trợ giúp pháp lý ngày càng tăng Không chỉ dừng lại ở việc tranh tụng tại Tòa án đối với các vụ án hình sự, hoạt động tham gia tố tụng của tổ chức trợ giúp pháp lý còn được hiểu là việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong vụ án dân sự, lao động đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
Trang 8theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW: "Nghiên cứu thực hiện và phát triển
các loại hình dịch vụ từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình" Việc có mặt của Trợ giúp viên pháp lý hay luật sư là cộng tác viên của
tổ chức trợ giúp pháp lý tại phiên tòa, trong quá trình tố tụng là điều vô cùng cần thiết nhằm góp phần đem lại những phán quyết phù hợp với pháp luật cho mỗi người dân đặc biệt là những nhóm người yếu thế trong xã hội Đồng thời, luật sư tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý đã thể hiện được chức năng xã hội nghề nghiệp của luật sư trong việc góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, từ thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư cũng bộc lộ những khó khăn, hạn chế, yếu kém làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này Vì vậy, cần nghiên cứu một cách đầy
đủ các yếu tố tác động hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư như: số lượng luật sư nói chung và số lượng luật sư tham gia trợ giúp pháp lý tại một số địa phương còn thấp, chất lượng luật sư chưa cao, kinh phí bảo đảm cho hoạt động này còn nhiều thiếu thốn và hạn chế chưa tương xứng với nhiệm vụ
Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, việc nghiên cứu đề tài: "Trợ giúp
pháp lý của luật sư theo pháp luật Viê ̣t Nam " là yêu cầu khách quan, cần
thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của luật
sư trong hoạt động trợ giúp pháp, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
2 Tình hình nghiên cứu
Trợ giúp pháp lý là nhiệm vụ quan trọng hệ thống chính trị trong đó
Trang 9ngành Tư pháp giữ vai trò trung tâm Việc ban hành chính sách trợ giúp pháp lý và triển khai chính sách này trên thực tế đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo và đối tượng chính sách trên phương diện pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam - xóa đói giảm nghèo về cả vật chất và tinh thần, tạo điều kiện cho người chịu thiệt thòi trong
xã hội được bình đẳng tiếp cận với pháp luật, công bằng trước pháp luật
Đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu tiến sĩ, thạc sĩ, đề tài cấp Bộ và các bài báo, tạp chí, chuyên đề nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực trợ giúp pháp lý, cụ thể như sau:
Luận án tiến sĩ Luật học "Điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý ở
Việt Nam trong điều kiện đổi mới" của Tạ Thị Minh Lý Luận án đã tập trung
nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý của điều chỉnh pháp luật và điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý; thực trạng điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý và phương hướng hoàn thiện việc điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý trong điều kiện đổi mới
Luận văn thạc sĩ Luật học: "Hoàn thiện pháp luật về người thực hiện
trợ giúp pháp lý ở Việt Nam" của Vũ Hồng Tuyến Luận văn tập trung nghiên
cứu cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn về người thực hiện trợ giúp pháp lý, từ
đó có các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về người thực hiện trợ giúp pháp lý
Luận văn thạc sĩ Luật học "Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý" của
Phan Thị Thu Hà Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền được trợ giúp pháp lý và các giải pháp nhằm bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người dân
Luận văn thạc sĩ Luật học "Phát triển trợ giúp pháp lý ở cơ sở" của
Trang 10Đặng Thị Loan Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về các
mô hình trợ giúp pháp lý ở cơ sở và đưa ra các giải pháp để phát triển mô hình trợ giúp pháp lý ở cơ sở
Luận văn thạc sĩ Luật học "Chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý ở
Việt Nam" của Phạm Quang Đại Luận văn đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn
vấn đề chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý cũng như làm rõ thực trạng chất lượng trợ giúp pháp lý hiện nay và quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý
Luận văn thạc sĩ Luật học "Pháp luật về Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt
Nam" của Nguyễn Thị Mận Luận văn nghiên cứu lý luận, pháp lý về trợ giúp
pháp lý và tổ chức, hoạt động của Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam từ đó làm
rõ vị trí, vai trò và ý nghĩa của Quỹ, đưa ra các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hoạt động của Quỹ
Luâ ̣n văn tha ̣c sĩ Luâ ̣t ho ̣c “Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt
Nam hiê ̣n nay” của Nguyên Anh Minh Luâ ̣n văn đã có nghiên cứu chuyên
sâu về các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, tổ chức Luâ ̣t sư và tổ chức luật sư ở Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Luật học “Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở
Việt Nam hiện nay” của Trần Thị Việt Hà Luận văn đã có những đánh giá và
nghiên cứu chung về tình hình hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian qua
Các công trình trên đã nghiên cứu các mặt, khía cạnh khác nhau của hoạt động trợ giúp pháp lý Tuy nhiên, đến nay vấn đề đánh giá vị trí, vai trò của luật sư trong hoạt động trợ giúp pháp lý vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và tổng thể về lý luận và thực tiễn Vì vậy,
với đề tài "Hoạt động trợ giúp pháp lý của Luật sư ở Việt Nam hiện nay", tác
Trang 11giả luận văn sẽ đi sâu phân tích làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần tìm ra giải pháp, định hướng phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về
vị trí, vai trò của luật sư trong hoạt động trợ giúp pháp lý, trên cơ sở đó đánh giá chính xác nhất về giá trị của luật sư trong hoạt động trợ giúp pháp lý để từ
đó đưa ra định hướng nhằm nâng cao hiệu quả của luật sư trong hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian tới
Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu các nội dung sau đây:
- Các khái niệm, đặc điểm hoạt động trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư theo pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam
- Phân tích đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam trong thời gian qua, phát hiện những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân để có giải pháp hoàn thiện Nghiên cứu quan điểm đổi mới, hoàn thiện hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư trong thời gian tới
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trợ giúp pháp lý là một lĩnh vực tương đối rộng, bao gồm nhiều khái niệm, đối tượng, phương thức, phạm vi, mô hình tổ chức, quản lý nhà nước
về trợ giúp pháp lý, do đó cần nhiều công trình nghiên cứu với quy mô và thời gian thích hợp Về phần đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về các quy định pháp luật , các chính sách của Nhà Nước liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý của luâ ̣t sư , thực tế hoa ̣t đô ̣ng trợ giúp pháp lý và các giải pháp đề
Trang 12xuất nhằm nâng cao hiê ̣u quả trợ giúp pháp lý của Luật sư ở Việt Nam, cùng với đó là mô ̣t số mô hình , kinh nghiê ̣m trợ giúp pháp lý của Luâ ̣t sư ở mô ̣t số quốc gia trên thế giới
Phạm vi nghiên cứu
- Về địa điểm: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
về trợ giúp pháp lý của Luật sư ở Việt Nam, cụ thể qua một số ví dụ thực tiễn tại thành phố Hải Phòng
- Về thời gian: trong khoảng thời gian 8 năm (2009 – 2016)
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, những quan điểm của Đảng
về hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động trợ giúp pháp lý nói riêng Các văn kiện của Đảng, Hiến pháp, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận của triết học Mác - Lênin là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời
sử dụng các phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê Đồng thời, tác giả còn sử dụng phương pháp khai thác và sử dụng các tư liệu thực tiễn, các nghiên cứu, kết quả khảo sát để hoàn chỉnh luận văn
6 Đóng góp mới của luận văn
Luận văn sẽ nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về vai trò của luật sư trong hoạt động trợ giúp pháp lý Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của luật sư trong hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian tới
Trang 137 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa thiết thực cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề hoạt động trợ giúp pháp lý của luật
sư ở Việt Nam hiện nay Luận văn đã nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về cơ
sở lý luận, pháp lý về trợ giúp pháp lý nói chung và hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư nói riêng; đánh giá đúng những kết quả đã đạt được của luật sư trong hoạt động trợ giúp pháp lý, cũng như phát hiện những khó khăn, hạn chế, tồn tại làm ảnh hưởng đến hoạt động này của luật sư; từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hoạt động này
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư trong thời gian tới Đồng thời, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác đào tạo và nghiên cứu
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Trợ giúp pháp lý và vai trò của luật sư trong hoạt động trợ
Trang 14Chương 1
TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƢ
TRONG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
1.1 Trợ giúp pháp lý
1.1.1 Khái niệm trợ giúp pháp lý
Thuật ngữ "trợ giúp pháp lý" xuất phát từ tiếng Anh là "Legal aid”
được sử dụng phổ biến từ giữa thế kỷ 20 (Theo Từ điển Anh - Việt của tác giả
Lê Khả Kế, Nxb Khoa học xã hội, 1997) Ngoài ra, trong một số tài liệu khác dịch "Legal aid" là "hỗ trợ pháp luật", "hỗ trợ pháp lý" hoặc "hỗ trợ tư pháp" Nhìn chung, có rất nhiều cách gọi khác nhau về thuật ngữ này nhưng hiê ̣n nay thuâ ̣t ngữ “trợ giúp pháp lý” là thuâ ̣t ngữ được sử du ̣ng phổ biến nhất và được ghi nhâ ̣n trong các văn bản quy pha ̣m pháp luật của nước ta
Theo Đại Từ điển tiếng Việt - Nguyễn Như Ý, Nxb Văn hóa - Thông
tin, 1999 thì "Trợ giúp" là "sự giúp đỡ, bảo trợ, hỗ trợ, giúp cho ai việc gì,
đem cho ai cái gì đang lúc khó khăn, đang cần đến" [37] Theo Từ điển Từ và
ngữ Việt Nam - Nguyễn Lân, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh thì “trợ giúp” là
góp sức hoặc góp tiền cho một người hoặc vào một việc chung, giúp làm hộ
mà không lấy tiền công Với Từ điển tiếng Việt của Nxb Khoa học xã hội,
1994 thì thuật ngữ "trợ giúp" được hiểu là "giúp đỡ" Thuật ngữ "giúp đỡ" lại được giải thích theo nghĩa tích cực là giúp để làm giảm bớt khó khăn, nghĩa là làm cho ai một việc gì đó hoặc cho ai cái gì đó mà người ấy đang cần Cái đang cần ở đây là "pháp lý" theo nghĩa rộng của từ này Thuật ngữ "pháp lý"
được hiểu là lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật
Trợ giúp pháp lý là một loại hoạt động phúc lợi xã hội đã có lịch sử trên 500 năm nay và được bắt nguồn tại Anh từ thế kỷ XV - XVI Cùng với
Trang 15xu hướng phát triển của nhiều quốc gia châu Âu, tư duy về quyền được trợ giúp pháp lý trở thành trào lưu chung, trợ giúp pháp lý gắn với khái niệm
"luật cho người nghèo" Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, quan niệm về trợ giúp
pháp lý cũng có sự khác nhau, phụ thuộc vào chế độ chính trị, điều kiện kinh
tế - xã hội của mỗi nước
- Theo pháp luật của Anh và xứ Wales thì "trợ giúp pháp lý là giúp đỡ
pháp lý cho những người không có khả năng chi trả cho việc tư vấn, hỗ trợ và đại diện pháp lý" [21]
- Theo quan niệm của Đức thì "trợ giúp pháp lý là giúp đỡ một phần
hoặc toàn bộ tài chính cho những người không có khả năng thanh toán cho các chi phí về tư vấn pháp luật, đại diện hoặc bào chữa trước Tòa án" [21]
Qua những quy đi ̣nh chung có thể thấy hoa ̣t đô ̣ng TGPL là mô ̣t hoa ̣t
đô ̣ng vừa mang tính kinh tế, nhân đạo và vừa mang tính pháp lý Tính kinh tế
và tính nhân đạo thể hiện ở chỗ hoạt động này nhằm giúp đỡ cho những đối tượng không có khả năng tài chính hoặc khó khăn về tài chính để chi trả cho các chi phí khi tiếp cận với các dịch vụ pháp lý Tính pháp lý thể hiện thông qua sự giúp đ ỡ, hỗ trợ về các vấn đề có liên quan đến pháp luật như tư vấn pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích được pháp luật quy định
Ở Việt Nam, thuật ngữ "trợ giúp pháp lý" được sử dụng trong sách báo
từ năm 1995, khi bắt đầu có đầu tư nghiên cứu xây dựng Dự án về phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam và đã được sử dụng chính thức trong Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách Đến nay, đã có cả một hệ thống văn bản pháp luật nhắc đến thuật ngữ "trợ giúp pháp lý"
Nhìn chung, khái niệm trợ giúp pháp lý thể hiện được mục đích, ý
Trang 16nghĩa, nội dung cơ bản, đối tượng phục vụ và tính chất đặc thù của hoạt động này nhằm phân biệt với các hoạt động nghiệp vụ pháp lý khác Theo nghĩa rộng, trợ giúp pháp lý được hiểu là sự giúp đỡ miễn phí các dịch vụ pháp luật của Nhà nước và xã hội cho người nghèo, người được hưởng chính sách ưu đãi và một số đối tượng khác do pháp luật quy định thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa, kiến nghị giải quyết vụ việc và tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm bảo đảm cho mọi công dân bình đẳng trong tiếp cận pháp luật, góp phần thực hiện công bằng xã hội Theo nghĩa hẹp, trợ giúp pháp lý được hiểu là sự giúp đỡ các dịch vụ pháp luật miễn phí cho các đối tượng nhất định do các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước thực hiện theo lĩnh vực, phạm vi trợ giúp mà pháp luật quy định
Luật trợ giúp pháp lý được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007 tại Điều 3 đã đưa ra khái niệm về trợ giúp pháp lý:
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật [31, Điều 3]
Có thể nói, khái niệm trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý đã thể hiện đầy đủ, toàn diện những thuộc tính chung, bản chất của hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam
Một là, Nhà nước và xã hội cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý nhằm giúp họ có kiến thức pháp luật để tự mình
Trang 17thực hiện các quyền, nghĩa vụ được pháp luật quy định hoặc sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ
Hai là, việc giúp đỡ đó là nhằm bù đắp cho những người được trợ giúp pháp lý những thiếu hụt trong cuộc sống do địa vị xã hội hoặc tình trạng pháp lý của họ mang lại Mà chính địa vị xã hội hoặc tình trạng pháp lý mà họ không có khả năng tự mình thực hiện hoặc không có điều kiện tiếp cận với pháp luật
Ba là, sự giúp đỡ đó được thực hiện xuất phát từ trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, trách nhiệm của xã hội đối với các thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là nhóm các đối tượng yếu thế
Từ những nghiên cứu về trợ giúp pháp lý của các nước trên thế giới và
ở Việt Nam, hoạt động trợ giúp pháp lý có thể được hiểu là:
[…] hoạt động của các chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định nhằm cung cấp cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật
1.1.2 Đặc điểm hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam
Bên ca ̣nh những tính chấ t chung của TGPL , trợ giúp pháp lý ta ̣i Viê ̣t Nam còn mang những đă ̣c điểm riêng
1.1.2.1 Người được trợ giúp pháp lý
Người được trợ giúp pháp lý được hiểu là người được hưởng các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa và tính
Trang 18chất của hoạt động trợ giúp pháp lý, không phải tất cả mọi người dân đều được hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý mà chỉ có những nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội được hưởng dịch vụ này Theo Luật trợ giúp pháp lý năm
2006 và Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ và pháp luật hiện hành, những đối tượng sau đây được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước:
- Người thuộc hộ nghèo: Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định số
07/NĐ-CP thì người nghèo là người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật Theo Điều 1 Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 thì hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân đầu
người từ 400.000 đồng/người/tháng (4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống
và hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/
người/ tháng (6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống Hiện nay, theo chuẩn
nghèo mới, cả nước có khoảng 17 – 18% dân số cả nước là người nghèo
- Người có công với cách mạng:
+ Người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa ngày 19/08/1945; + Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động;
+ Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh; + Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt
tù, đày;
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
Trang 19+ Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước"…;
+ Cha, mẹ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ dưới 18 tuổi; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ
- Người già cô đơn không nơi nương tựa: là người từ đủ 60 tuổi trở lên
sống độc thân và không có nơi nương tựa
- Người khuyết tật : là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận
cơ thể hoă ̣c bi ̣ suy giảm chức năng được biểu hiê ̣n dưới da ̣ng tâ ̣t khiến cho lao
đô ̣ng sinh hoa ̣t, học tập gặp khó khăn Theo Luâ ̣t người khuyết tâ ̣t năm 2010 thì người khuyết tật có quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí
- Trẻ em không nơi nương tựa: được trợ giúp pháp lý là người dưới 16
tuổi không nơi nương tựa
- Người dân tộc thiểu số: thường xuyên sinh sống tại vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật
- Nạn nhân bị mua bán: là người bị xâm hại bởi hành vi mua, bán
người Theo Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 thì nạn nhân bị mua bán được trợ giúp pháp lý miễn phí
- Các đối tượng khác: được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều ước
quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989, Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Trung Quốc, Ucraina, Pháp, Mông Cổ…)
1.1.2.2 Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý
Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý là các tổ chức, cá nhân thực hiện
hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý: Theo Luật trợ giúp pháp lý, tổ
Trang 20chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: (i) Các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý là Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (là đơn vị thuộc Sở
Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chịu sự quản lý nhà nước của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp), (ii) Các Chi nhánh
của Trung tâm trợ giúp pháp l ý
Các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm:
+ Tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòng luật sư, Công ty luật theo quy định của pháp luật về luật sư);
+ Tổ chức tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (sau đây gọi chung là tổ chức tư vấn pháp luật)
1.1.2.3 Người thực hiện trợ giúp pháp lý
Người thực hiện trợ giúp pháp lý là người cung cấp dịch vụ pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật Theo Điều 20, Luật trợ giúp pháp lý thì người thực hiện trợ giúp pháp lý gồm có Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn viên pháp luật
- Trợ giúp viên pháp lý
Trợ giúp viên pháp lý là viên chức của Trung tâm được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm và cấp thẻ Để trở thành Trợ giúp viên pháp lý, viên chức của Trung tâm phải có bằng Cử nhân luật, có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý sau khi đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề luật sư (hiện đang là 06 tháng); có thời gian làm công tác pháp luật từ 02 năm trở lên; có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao
Trang 21- Cộng tác viên trợ giúp pháp lý
Cộng tác viên là những người làm việc trên cơ sở hợp đồng cộng tác với Trung tâm để thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý Cộng tác viên có thể là luật sư, Tư vấn viên pháp luật, người có bằng cử nhân luật, người có bằng đại học khác làm việc trong ngành, nghề liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi người có bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng cũng được xem xét, công nhận và cấp thẻ cộng tác viên trên
cơ sở đơn tham gia của họ
+ Người có thời gian làm công tác pháp luật là người đã hoặc đang đảm nhiệm các chức danh như thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký Toà án, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thanh tra viên, Chấp hành viên, Công chứng viên, Thẩm tra viên ngành Toà án, Kiểm tra viên ngành Kiểm sát; chuyên viên pháp lý, cán sự pháp lý trong ngành Tư pháp hoặc tổ chức pháp chế các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang; công chức tư pháp
hộ tịch xã, phường, thị trấn
+ Người có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng là người
đã hoặc đang là thành viên tổ hoà giải, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, già làng, trưởng bản, trưởng thôn, trưởng các dòng họ, đại diện tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cơ sở
+ Cộng tác viên không phải là luật sư chỉ tham gia trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật Khi thực hiện trợ giúp pháp lý Cộng tác viên được Trung tâm, Chi nhánh thanh toán tiền bồi dưỡng theo vụ việc và các chi phí hành chính hợp lý khác theo quy định của pháp luật
Trang 22- Tư vấn viên pháp luật
Tư vấn viên pháp luật làm việc tại các Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách là cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc tham gia trợ giúp pháp lý khi Trung tâm tư vấn pháp luật có đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý hoặc thực hiện trợ giúp pháp lý theo Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008
về tư vấn pháp luật
- Luật sư
Luật sư có thể thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách là cộng tác viên của Trung tâm hoặc tham gia trợ giúp pháp lý thông qua tổ chức hành nghề của luật sư (Văn phòng luật sư, Công ty luật) có đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý mà luật sư đó là thành viên, hoặc trợ giúp pháp lý theo nghĩa vụ của luật sư theo pháp luật về luật sư Cho đến nay , đô ̣i ngũ luâ ̣t sư đang trở thành nguồn lực quan tro ̣ng cho hoa ̣t đô ̣ng trợ giúp pháp lý ở nước ta nhờ số lượng luâ ̣t sư đông đảo và trình đô ̣ chuyên môn nghiê ̣p vu ̣ được đào ta ̣o bài bản chuyên nghiệp
1.1.2.4 Các hình thức trợ giúp pháp lý
Điều 27, Luật trợ giúp pháp lý quy định người thực hiện trợ giúp pháp lý được cung cấp các dịch vụ trợ giúp pháp lý bằng các hình thức như: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các hình thức trợ giúp pháp lý khác như: hoà giải, hướng dẫn thủ tục khiếu nại, kiến nghị thi hành pháp luật…
- Tư vấn pháp luật
Người thực hiện trợ giúp pháp lý hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến,
Trang 23cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý
Tư vấn pháp luật có thể được thực hiện trực tiếp cho người được trợ giúp pháp lý tại trụ sở; tư vấn theo yêu cầu qua điện thoại hoặc trả lời bằng văn bản; tư vấn thông qua trợ giúp pháp lý lưu động; tư vấn thông qua sinh hoạt của Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý hoặc tại các đợt sinh hoạt chuyên đề pháp luật
- Tham gia tố tụng
Người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng hình sự để bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý là người bị hại, là nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự; tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính Để bào chữa trong vụ án hình sự, Trợ giúp viên pháp lý, luật sư là cộng tác viên trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hợp pháp
để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
- Đại diện ngoài tố tụng
Người thực hiện trợ giúp pháp lý làm đại diện ngoài tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý khi họ không thể
tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước các cơ quan, tổ chức không phải là cơ quan tiến hành tố tụng
Việc đại diện ngoài tố tụng được thực hiện trong phạm vi yêu cầu của người được trợ giúp pháp lý
Trang 24Việc hoà giải cũng được tiến hành trong trường hợp cần thiết để giữ gìn đoàn kết cộng đồng, duy trì trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, trừ trường hợp pháp luật quy định không được hoà giải
+ Người thực hiện trợ giúp pháp lý giúp người được trợ giúp pháp lý thực hiện các công việc có liên quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại hoặc tham gia trong quá trình giải quyết trong trường hợp họ không thể tự mình thực hiện được để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp hoặc thực hiện nghĩa
vụ cơ bản của công dân
Cung cấp thông tin pháp luật, tờ gấp, sách bỏ túi, cẩm nang pháp luật, các ấn phẩm tài liệu pháp luật khác qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, sinh hoạt chuyên đề pháp luật
Cung cấp bản sao các điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, cung cấp địa chỉ làm việc của cơ quan,
tổ chức, cá nhân mà pháp luật quy định có thẩm quyền giải quyết vụ việc, liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc trong trường hợp người được trợ giúp pháp lý không tự thực hiện được
Trang 25+ Kiến nghị thi hành pháp luật:
Khi có đủ căn cứ cho rằng cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không giải quyết vụ việc cho người được trợ giúp pháp lý hoặc kết quả giải quyết vụ việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa phù hợp với quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước đó xem xét giải quyết lại vụ việc để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc khi nhận được văn bản kiến nghị của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời bằng văn bản trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá bốn mươi lăm (45) ngày, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn trả lời
Khi giải quyết vụ việc, nếu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phát hiện cán bộ, công chức, viên chức nhà nước cố tình làm sai, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý thì kiến nghị cơ quan quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức đó xem xét, giải quyết về việc thi hành pháp luật của cán bộ, công chức đó
Trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn thì có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật đó, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật
1.1.2.5 Tính chất miễn phí của trợ giúp pháp lý
Ở Việt Nam, nguyên tắc của hoạt động trợ giúp pháp lý đó là: "Không
thu phí, lệ phí thù lao từ người được trợ giúp pháp lý" [31, Điều 4, Khoản 1]
Trang 26Theo nguyên tắc này, khi đến yêu cầu trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp lý không phải trả bất kỳ một khoản lệ phí, thù lao nào dưới bất kỳ hình thức nào Pháp luật trợ giúp pháp lý cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người được trợ giúp pháp lý, sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý Kinh phí hoạt động trợ giúp pháp lý do ngân sách Nhà nước cấp và nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
Nhìn chung, hoạt động trợ giúp pháp lý của các nước trên thế giới chỉ miễn phí cho một số trường hợp đặc biệt còn phần lớn có thu phí (nhưng ở mức thấp hơn so với các đối tượng bình thường khác) Ví dụ: Ở Singapore người được trợ giúp pháp lý miễn phí là người có thu nhập bình quân dưới 7.000 USD/năm (trong đó không tính giá trị tài sản là phương tiện kinh doanh, trang thiết bị đang sử dụng trong gia đình; người đã trên 60 tuổi có tiền gửi tiết kiệm dưới 30.000 USD ); Ở một số nước như Đức, Úc, Anh đối với án hình sự, đối tượng được trợ giúp miễn phí nếu Toà án tuyên án đối tượng vô tội hoặc trắng án, trong trường hợp ngược lại, người bị Toà án tuyên
án là phạm tội phải thanh toán toàn bộ chi phí trợ giúp pháp lý, kể cả tiền thuê luật sư bào chữa cho đối tượng; Ở Anh, Thụy Điển quy định đối tượng là nạn nhân của tội phạm nghiêm trọng thì được miễn phí Nhà nước sẽ trả toàn
bộ các khoản chi phí trợ giúp pháp lý nếu người bị hại thắng kiện, nếu trong trường hợp ngược lại (người bị hại thua kiện) thì "phải thanh toán toàn bộ chi phí, kể cả chi phí cho luật sư bào chữa cho nạn nhân"
Còn các đối tượng khác khi được trợ giúp pháp lý đều phải thanh toán toàn bộ hay một phần chi phí tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của người đến xin trợ giúp
Trang 271.2 Luật sƣ, vai trò của luật sƣ trong hoạt động trợ giúp pháp lý
1.2.1 Luật sư theo pháp luật Viê ̣t Nam
Đi ̣nh chế luâ ̣t sư đã xuất hiê ̣n từ rất sớm , từ thế kỷ I trước Công Nguyên đến thế kỷ II sau toà án Ngay từ thời kì này, công dân đã có quyền được tự bào chữa trước tòa án hoặc nhờ người khác biện hộ giúp mình Những người biện hộ, còn được gọi tên là "Advocatus" (người biện hộ) – được coi như một loại hiệp sĩ, nhưng thay vì dùng gươm đao hay sức mạnh cơ bắp, họ dùng chính sự hiểu biết, khả năng ngôn ngữ của mình để bênh vực cho người nghèo, người yếu thế, hay những người phụ nữ vốn luôn chịu bất công trong xã hội đương thời
Cho đến nay, định chế luật sư đã không ngừng phát triển tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng một hệ thống
tư pháp lành mạnh, minh bạch, cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân Tuy nhiên, do sự đa dạng về đặc thù lịch sử, văn hóa, hệ thống pháp luật và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia ở mỗi quốc gia tên gọi và cách hiểu về luật sư cũng rất khác nhau Luật sư ở Singapore, Pháp và Hoa Kỳ có mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan Tòa án, tồn tại song song hoặc trực thuộc các Tòa án Luật sư ở Singapore thuộc Tòa án tối cao Singapore; các luật sư Pháp thành lập mỗi Đoàn Luật sư bên cạnh mỗi tòa án thẩm quyền rộng Luật sư ở Hoa Kỳ, ở Australia được công nhận và cho phép hành nghề theo lãnh thổ từng bang, trong phạm vi thẩm quyền tài phán của Tòa án từng bang hoặc liên bang
Ở Việt Nam, trước khi bị thực dân Pháp xâm chiếm, việc xét xử ở nước
ta do vua quan phong kiến tiến hành, không có sự tham gia của luật sư Chỉ sau khi xâm lược Nam kỳ, ngày 26/11/1876 người Pháp ban hành Nghị định
về việc biện hộ cho người Pháp hoặc người Việt mang quốc tịch Pháp tại Tòa
Trang 28án Pháp Sau khi thiết lập bộ máy cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, từ năm
1906 đến năm 1930, Toàn quyền Pháp ký Sắc lệnh thành lập Luật sư Đoàn tại Sài Gòn và Hà Nội, đồng thời mở cơ sở đào tạo luật tại hai thành phố trên (gọi là Trường cao đẳng Luật và Pháp Chính).Sắc lệnh này đã tạo điều kiện cho sự phát triển của định chế Luật sư tại Việt Nam khi cho phép các luật sư không chỉ biện hộ cho thân chủ có quốc tịch Pháp mà cho cả thân chủ không
có quốc tịch Pháp; không chỉ biện hộ ở tòa án Pháp mà còn biện hộ cả ở tòa
án bản xứ Có thể nói đây là bước đệm cho sự du nhập của các hệ thống pháp luật kinh điển trên thế giới vào Việt Nam: Hệ thống thông luật (Common Law) và hệ thống Dân Luật (Civil Law), sau này là hệ thống luật Xã hội chủ nghĩa (Sovietique) Chính sự tiếp thu những nguyên tắc pháp lý Phương tây từ khá sớm như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy, quá trình lập pháp của chúng ta khi xây dựng hệ thống pháp luật sau năm 1945 [17]
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 về tổ chức các đoàn thể luật
sư, Sắc lệnh này đã quy định việc duy trì tổ chức luật sư đã có với sự vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật của chế độ cũ về luật sư nhưng không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hòa Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã khẳng định quyền bào chữa là một trong những quyền cơ bản của công dân Tuy nhiên thuâ ̣t ngữ “luâ ̣t sư” được chính thức ghi nhận trong các văn bản pháp luật trong Pháp l ệnh Tổ chức luật
sư được ban hành ngày 18/12/1987 Pháp lệnh quy định rõ tiêu chuẩn được công nhận là luật sư, theo đó những người là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất, đạo đức tốt; tốt nghiệp đại học pháp lý hoặc có trình độ pháp lý tương đương; gia nhập Đoàn Luật sư và phải qua một thời gian tập sự từ sáu tháng đến hai năm và phải qua một kỳ kiểm tra mới được công nhận là luật sư
Trang 29Sau hơn mười năm kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI, cùng với những chủ trương đổi mới mạnh mẽ về kinh tế, Pháp lệnh Luật sư năm 2001 đã được ban hành để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới Tại khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh Luật sư năm 2001 quy định:
Luật sư là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp lệnh này và tham gia hoạt động tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của các cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật
Định nghĩa này tuy phản ánh tương đối đầy đủ phạm vi hành nghề chủ yếu của luật sư, nhưng chưa làm rõ được về mặt lý luận địa vị pháp lý của luật sư trong hệ thống cơ quan tư pháp và vị trí, vai trò của nó trong đời sống xã hội
Tiếp tục tiến trình cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 29/6/2006, Quốc hội khóa XI thông qua Luật Luật sư, Luật Luật sư có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 và thay thế Pháp lệnh Luật sư năm 2001 Tại Điều 2 Luật
Luật sư quy định: "Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề
theo quy định của luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức" Quy định về tiêu chuẩn luật sư là điểm mới của Luật
Luật sư so với Pháp lệnh Luật sư năm 2001, để có thể trở thành luật sư người
đó phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư Về cơ bản, tiêu chuẩn luật sư tương tự như tiêu chuẩn đối với điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán.Việc quy định cụ thể tiêu chuẩn
Trang 30luật sư nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng của đội ngũ luật sư, tiếp tục phát triển hoạt động luật sư theo hướng chuyên nghiệp hóa thành một nghề
Ngoài những điều kiện trên, người có đủ điều kiện trở thành luật sư chỉ được gọi là luật sư và được phép hành nghề khi: được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và đã gia nhập một Đoàn Luật sư do mình lựa chọn
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, theo tác giả khái niệm về luật sư được hiểu như sau:
Luật sư là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư, đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn Luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức
1.2.2 Đặc điểm trợ giúp pháp lý của luật sư ở Việt Nam
1.2.2.1 Đối tượng phục vụ
Bằng các con đường tiếp cận trợ giúp pháp lý khác nhau, do vậy đối tượng nhận được sự trợ giúp pháp lý từ phía luật sư cũng rất đa dạng và khác nhau
- Theo quy định Điều 3 của Luật Trợ giúp pháp lý, đối với nhóm luật
sư thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thì đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý bao gồm: người nghèo, người
có công với cách mạng; người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa; người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người được trợ giúp pháp lý theo các Điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên; phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình, của tội
Trang 31phạm mua bán người… Ngoài ra, trong khuôn khổ các dự án hợp tác quốc tế, các đối tượng khác cũng được hưởng trợ giúp pháp lý như: tất cả người chưa thành niên không phân biệt trẻ em hay người chưa thành niên từ 16 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng…
- Đối với nhóm luật sư tự thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua tổ chức hành nghề luật sư, đối tượng trợ giúp pháp lý miễn phí thường không phân biệt đối tượng này hay đối tượng kia mới được trợ giúp pháp lý miễn phí Luật sư nói riêng và tổ chức hành nghề luật sư nói chung tự quyết định đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo chính sách của từng tổ chức hành nghề luật sư mà không phụ thuộc vào quy định của Luật Trợ giúp pháp lý
- Đối với nhóm luật sư tham gia trợ giúp pháp lý thông qua các tổ chức
xã hội: đối tượng nhận trợ giúp pháp lý phụ thuộc vào tổ chức xã hội đó đang phục vụ hoặc quan tâm tới nhóm đối tượng nào Ví dụ như các Trung tâm tư vấn pháp luật của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam thì đối tượng chính là người lao động đang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp
- Đối với nhóm luật sư thông qua tòa án thực hiện trợ giúp pháp lý với
tư cách là luật sư chỉ định trong các phiên tòa hình sự Theo quy định của Điều 76 Bô ̣ luâṭ Tố tụng hình sự năm 2015, các cơ quan tố tu ̣ng có trách nhiê ̣m chỉ định luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo phạm tội mà Bộ luật hình
sự quy định có khung hình phạt từ 20 năm tù, đến chung thân, tử hình, và người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người
có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi
1.2.2.3 Nguyên tắc trợ giúp pháp lý của luật sư
- Không thu lệ phí, thù lao từ người được trợ giúp pháp lý:
Ở Việt Nam, nguyên tắc đầu tiên của hoạt động trợ giúp pháp lý đó là:
"Không thu phí, lệ phí thù lao từ người được trợ giúp pháp lý" Bên cạnh đó,
Trang 32theo Điều 8 Luật Luật sư năm 2006 (được sửa đổi bởi Luật luật sư năm 2012) thì Nhà nước khuyến khách luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí Theo nguyên tắc này, khi đến yêu cầu trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp lý không phải trả bất kỳ một khoản lệ phí, thù lao nào dưới bất kỳ hình thức nào Pháp luật trợ giúp pháp lý cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý trong
đó có luật sư làm cộng tác viên của các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người được trợ giúp pháp lý, sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý Kinh phí hoạt động trợ giúp pháp lý do ngân sách Nhà nước cấp và nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
Nhìn chung, hoạt động trợ giúp pháp lý của các nước trên thế giới chỉ miễn phí cho một số trường hợp đặc biệt còn phần lớn có thu phí (nhưng ở mức thấp hơn so với các đối tượng bình thường khác) Tại một số nước như Đức, Anh… đối với án hình sự, đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí nếu Tòa án tuyên án là phạm tội phải thanh toán toàn bộ chi phí trợ giúp pháp lý,
kể cả tiền thuê luật sư bào chữa cho đối tượng; ở Anh, Thụy Điển… quy định đối tượng là nạn nhân của tội phạm nghiêm trọng thì được miễn phí Nhà nước sẽ trả toàn bộ các khoản chi phí trợ giúp pháp lý nếu người bị hại thắng
kiện, nếu trong trường hợp ngược lại (người bị hại thua kiện) thì "phải thanh
toán toàn bộ chi phí, kể cả chi phí cho luật sư bào chữa cho nạn nhân" Còn
các đối tượng khác khi được trợ giúp pháp lý đều phải thanh toán toàn bộ hay một phần chi phí tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của người đến xin được trợ giúp
Hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí của luật sư bao gồm: Tư vấn pháp luật (hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý); Tham gia
Trang 33tố tụng (tham gia tố tụng hình sự để bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự, tham gia tố tụng dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự; tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý vụ việc dân sự, vụ án hành chính); Đại diện ngoài tố tụng (được thực hiện cho người được trợ giúp pháp lý khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình; Đại diện ngoài tố tụng được thực hiện trong phạm vi yêu cầu của người được trợ giúp pháp lý); Các hình thức trợ giúp pháp lý khác như: hòa giải, thực hiện những công việc liên quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật Đây cũng là những nội dung thuộc dịch vụ pháp lý nói chung của luật sư Ngoài ra, còn có hoạt động kiến nghị thi hành pháp luật của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm nhằm bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của người dân
- Trung thực, tôn trọng sự thật khách quan:
Khi thực hiện trợ giúp pháp lý bằng các hình thức khác nhau thì luật sư phải trung thực, chí công, vô tư, tôn trọng sự thật khách quan; không bị tác động bởi bất cứ sức ép nào và không vì mục đích cá nhân làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý
- Sử dụng biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ tốt
nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý:
Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, luật sư phải tận tâm, tận lực, có tinh thần trách nhiệm, coi việc trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý như một vụ việc dịch vụ pháp lý mà luật sư đó có thu phí Luật sư khi thực hiện trợ
Trang 34giúp pháp lý phải thực hiện tất cả quyền và nghĩa vụ của mình do pháp luật quy định, bằng tất cả kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn, đầu tư công sức, trí tuệ, không bỏ một công đoạn nào để tiến hành các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý Ví dụ: Khi tham gia tố tụng, luật sư phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người bào chữa theo quy định của pháp luật tố tụng như gặp gỡ người làm chứng, xem xét hiện trường, thu thập chứng cứ để có đầy đủ cơ sở, căn cứ bảo vệ tốt nhất cho người được trợ giúp pháp lý Tuy nhiên, mặc dù lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý được coi là trên hết nhưng việc trợ giúp pháp lý của luật sư phải phù hợp với pháp luật và quy tắc nghề nghiệp, không xúi giục người được trợ giúp pháp lý làm trái với quy định của pháp luật
- Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý:
Trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, luật sư phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý và quy tắc (là các chuẩn mực về hành vi, ứng xử, cách thức tổ chức công việc, các yêu cầu nghiệp vụ và trách nhiệm cụ thể của luật sư trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý) Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép Nội dung trợ giúp pháp lý phải phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trợ giúp pháp lý:
Luật sư phải chịu trách nhiệm cá nhân về vụ việc trợ giúp pháp lý đã thực hiện (Phiếu tư vấn phải do mình tự ký, khi tham gia tố tụng chịu trách nhiệm về tư cách tham gia của mình) Do đó, nếu trợ giúp pháp lý sai thì tùy theo mức độ vi phạm mà luật sư sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Trong trường hợp trợ giúp pháp lý sai, gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý thì luật sư phải bồi thường hoặc chịu trách nhiệm trước pháp luật
Trang 351.2.2.3 Lĩnh vực được trợ giúp pháp lý
Lĩnh vực được trợ giúp pháp lý bao gồm: Pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự; pháp luật dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự; pháp luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về trẻ em; pháp luật hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính; pháp luật đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng; pháp luật lao động, việc làm, bảo hiểm; pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về chính sách ưu đãi xã hội khác và các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, hoặc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
1.2.2.4 Hình thức thực hiện
Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng yếu thế trong xã hội thông qua các hình thức khác nhau như sau:
Thứ nhất, thông qua Trung tâm trợ giúp pháp lý của nhà nước với tư
cách là cộng tác viên: Luật sư tham gia thực hiện TGPL với tư cách cộng tác
viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo quy định của Luật TGPL
và Quy chế cộng tác viên TGPL Luật sư là cộng tác viên tham gia TGPL trong phạm vi thoả thuận trong hợp đồng cộng tác với Trung tâm TGPL nhà nước Hiện nay có hơn 1.000 luật sư là cộng tác viên của các Trung tâm TGPL nhà nước ở địa phương Hàng năm thực hiện hàng chục ngàn vụ việc tham gia tố tụng hình sự, dân sự và được các Trung tâm TGPL nhà nước thanh toán tiền bồi dưỡng theo quy định của pháp luật
Thứ hai, cá nhân luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua tổ chức
hành nghề luật sư của mình: Luật sư tham gia thực hiện TGPL tại tổ chức
hành nghề luật sư của mình sau khi đã đăng ký tham gia TGPL lại Sở Tư pháp, nơi tổ chức hành nghề luật sư có trụ sở Trong trường hợp này luật sư
Trang 36thực hiện TGPL trong phạm vi đăng ký tham gia TGPL Hiện nay cả nước có hơn 130 tổ chức hành nghề đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý Khi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký tham gia TGPL thì các luật sư thực hiện TGPL theo sự phân công của Trưởng văn phòng luật sư bằng nguồn lực của mình
Thứ ba, luật sư phối hợp với các tổ chức xã hội khác như: Hội luật gia,
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ để thực hiện trợ giúp pháp lý;
Thứ tư, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo Khoản 2 Điều 76 Bộ
luật TTHS 2015:
Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:
a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể
tự bào chữa ; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới
18 tuổi [33, Điều 76]
1.2.2.5 Phương thức thực hiện trợ giúp pháp lý
Phương thức thực hiện trợ giúp pháp lý tại trụ sở của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức hành nghề luật sư, trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã, phường, thị trấn, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, trợ giúp pháp lý thông qua các phương tiện thông tin truyền thông
Hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện đồng bộ từ khâu truyền thông, thông tin cho đối tượng được trợ giúp pháp lý biết về quyền được trợ
Trang 37giúp pháp lý của mình từ đó nâng cao nhận thức về quyền được trợ giúp pháp lý đến việc triển khai các hoạt động để đối tượng có thể tiếp cận được với các dịch vụ pháp lý miễn phí (tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động, tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng) và trọng tâm nhất là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho đối tượng, sau đó còn là khâu đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý để có giải pháp bảo đảm việc cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt nhất Hay nói cách khác là hoạt động trợ giúp pháp lý còn bao hàm cả việc đề cao quyền kiểm tra, giám sát, đánh giá của đối tượng được cung cấp dịch vụ miễn phí
1.2.2.6 Kinh phí thực hiện trợ giúp pháp lý
Việc cung cấp dịch vụ pháp lý của các đối tượng trợ giúp pháp lý thường là miễn hoặc giảm phí Ở Việt Nam, dịch vụ này là miễn phí hoàn toàn Các chi phí do ngân sách nhà nước bảo đảm (thu gián tiếp thông qua tiền đóng thuế của người dân) và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ thông qua các dự án hợp tác quốc tế, Quỹ Trợ giúp pháp lý và các nguồn
hỗ trợ, đóng góp khác từ các tổ chức và cá nhân và tự bản thân các luật sư
1.2.3 Ý nghĩa hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư
Từ thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư trong thời gian qua,
đã khẳng định được vị trí của luật sư trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho những người thuộc nhóm yếu thế trong xã hội Đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế cũng như nhu cầu của người dân cũng như phù hợp với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa
Đối với người nghèo, đối tượng chính sách nói riêng và đối với người dân nói chung, hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư đã góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân, qua đó giúp họ nhận thức được đầy đủ quyền
Trang 38và nghĩa vụ của mình, để từ đó có thể tự mình lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất với các quy định của pháp luật, tránh tình trạng khiếu kiện vượt cấp, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của người dân Với kiến thức pháp luật có được người dân có thể tự tin giải quyết phần nào những vướng mắc pháp luật của chính bản thân mình cũng như những vướng mắc của người thân, từ đó tự giác chấp hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, góp phần bảo đảm việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy tốt vai trò của mình trong việc quản lý Nhà nước và xã hội
Đối với Nhà nước, hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư thể hiện được vai trò, trách nhiệm của đội ngũ luật sư đối với Nhà nước trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của công dân thông qua việc giúp Nhà nước giải quyết những vướng mắc pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người thuộc nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội tạo điều kiện cho họ có thể tiếp cận với công lý tạo sự bình đẳng trong việc thụ hưởng các dịch vụ pháp lý Đồng thời, hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư cũng góp phần quan trọng cho sự nghiệp cải cách hành chính, cải cách tư pháp; hỗ trợ cho các cơ quan nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và những người có thẩm quyền trong việc xem xét giải quyết các vướng mắc pháp luật cho người dân một cách khách quan, kịp thời, đúng pháp luật tránh sai sót, bất cập trong hoạt động công vụ và quản lý nhà nước; kịp thời phát hiện và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp với tình hình thực tế, từ đó giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
Đối với xã hội, hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư góp phần hướng dẫn giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc phức tạp, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài
do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến giảm lòng tin của nhân dân và đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội đối với các chính sách cũng như pháp luật của Nhà nước Qua đó góp phần quan trọng vào việc giữ vững trật tự, an
Trang 39toàn xã hội, ổn định tình hình chính trị, giữ gìn đoàn kết cộng đồng, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
1.2.4 Vai trò của Luật sư khi tham gia trợ giúp pháp lý
Ngày 20-11-2012, Quốc Hội khóa XIII đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư, có hiệu lực từ ngày 01-7-2013 Điều 3 Luật luật sư quy định: Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân Như vậy, bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư có trách nhiệm góp phần bảo vệ công lý và các quyền tự do, dân chủ của công dân Các hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự cũng chính là nhằm bảo về các quyền tự do, dân chủ cho những người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
Từ thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư trong thời gian qua
đã khẳng định được vị trí của luật sư trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho những người thuộc nhóm yếu thế trong xã hội Đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế cũng như nhu cầu của người dân cũng như phù hợp với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
1.2.4.1 Trong lĩnh vực tham gia tố tụng
Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách là người bào chữa cho các
bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, tạm giam trong các vụ án Hình sự hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người được trợ giúp pháp lý là đương sự trong các vụ án Dân sự, Hành chính, Lao động, Ly hôn, hay người bị hại trong các vụ án hình sự; cho người chưa thành niên; người có nhược điểm về thể chất tâm thần; người có khung hình phạt cao nhất là từ 20 năm tù, chung thân, tử hình theo quy định tại Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự Luật sư có thể thực hiện trợ giúp pháp lý một cách tự nguyện hoặc theo
Trang 40sự phân công của Trung tâm trợ giúp pháp lý, Đoàn luật sư và Tổ chức hành nghề luật sư trên cơ sở yêu cầu trợ giúp pháp lý của người thuộc diện trợ giúp pháp lý hoặc của Cơ quan tiến hành tố tụng
Các nghiên cứu chỉ ra rằng “Quyền bào chữa” là một quyền đã xuất hiện từ rất sớm, gần như ra đời cùng với lịch sử tố tụng hình sự, nó là một quyền tự nhiên xuất hiện khi xảy ra việc buộc tội thì sẽ phát sinh nhu cầu bào chữa để gỡ tội Tất cả các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận “Quyền bào chữa” là một quyền cơ bản của con người, là một nguyên tắc hiến định trong quá trình tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng Tại Việt Nam, quyền bào chữa đã được ghi nhận trong suốt chiều dài lịch sử, từ những bản Hiến pháp đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam đến các văn bản dưới luật khác như:
Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật thi hành tạm giữ tạm giam, luật Luật sư, Luật Trợ giúp pháp lý Quyền bào chữa được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu của quá trình tố tụng – tức thời gian mà người bị tình nghi phạm tội bị tạm giữ, tạm giam để điều tra làm rõ Đây là giai đoạn mà mỗi quyết định, hành động, lời nói của họ có ảnh hưởng cực kì quan trọng tới việc
họ có bị khởi tố về tội danh bị tình nghi hay không, họ sẽ bị giam và điều tra tra trong bao nhiêu lâu Xét về giai đoạn tố tụng thì người phạm tội quả tang hoặc trong trường hợp khẩn cấp chưa bị khởi tố với tư cách bị can mà việc bắt giữ họ nhằm ngăn chặn việc họ tiếp tục phạm tội, cũng như để điều tra về hành vi phạm tội của họ có đáng phải khởi tố hình sự theo quy định của pháp luật hay không? Lúc này xét về mặt tâm lý họ thường hoang mang lo sợ về trách nhiệm hình sự, nên có khả năng khai báo quanh co, che dấu tội phạm Nhưng đây cũng là giai đoạn người bị tạm giam, tạm giữ dễ bị tác động do có thể phải chịu các hành vi đe dọa, bức cung, dùng nhục hình, để khai không đúng sự thật hoặc bị ép buộc phải nhận tội, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới