1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2012 2015 (Tóm tắt, trích đoạn)

20 357 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 513,4 KB

Nội dung

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI trên thị trường chứng khoán TTCK .... 1.1.2 Các nghiên cứu về FPI trên thị trường chứng khoán Việt Nam TTCKVN .... Tí

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-

NGUYỄN HÀ THANH

ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2012-2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-

NGUYỄN HÀ THANH

ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI

VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2012-2015

Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế

Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai Trong nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn

Tác giả luận văn

Nguyễn Hà Thanh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình nghiên cứu và viết luận văn, tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng

và giúp đỡ tôi về chuyên môn trong suốt thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi cũng xin chân thành cám ơn tập thể các thầy cô giáo đang công tác tại Bộ phận sau đại học, phòng Đào tạo, các anh/chị chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế quốc tế Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi thực hiện tốt luận văn này

Trong quá trình thực hiện, luận văn khó tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cám ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Hà Thanh

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG BIỂU ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ iii

MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC

VỀ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Error! Bookmark not defined 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu Error! Bookmark not defined

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) trên

thị trường chứng khoán (TTCK) Error! Bookmark not defined

1.1.2 Các nghiên cứu về FPI trên thị trường chứng khoán Việt Nam

(TTCKVN) Error! Bookmark not defined 1.1.3 Những điểm kế thừa và khoảng trống nghiên cứuError! Bookmark not

defined

1.2 Cơ sở lý luận về FPI vào thị trường chứng khoán (TTCK)Error! Bookmark

not defined

1.2.1 Khái niệm TTCK & FPI Error! Bookmark not defined 1.2.2 Đặc điểm Error! Bookmark not defined 1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng tới FPI vào TTCK Error! Bookmark not defined 1.2.4 Tác động của FPI đối với TTCK nước chủ nhàError! Bookmark not

defined

1.3 Thực tiễn FPI vào TTCK của một số quốc giaError! Bookmark not defined

1.3.1 FPI vào TTCK Malaysia Error! Bookmark not defined 1.3.2 FPI vào TTCK Hàn Quốc Error! Bookmark not defined 1.3.3 FPI vào TTCK Thái Lan Error! Bookmark not defined 1.3.4 Một số bài học kinh nghiệm cho Việt NamError! Bookmark not defined

Trang 6

CHƯƠNG 2: KHUNG LOGIC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Error!

Bookmark not defined

2.1 Khung Logic của luận văn Error! Bookmark not defined 2.2 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined

2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp Error! Bookmark not defined 2.2.2 Phương pháp kế thừa Error! Bookmark not defined 2.2.3 Phương pháp so sánh Error! Bookmark not defined

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG FPI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT

NAM (TTCKVN) GIAI ĐOẠN 2012-2015 Error! Bookmark not defined 3.1 Giới thiệu TTCKVN Error! Bookmark not defined

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển TTCKVNError! Bookmark not defined

3.1.2 Thành tựu đã đạt được Error! Bookmark not defined 3.1.3 Những hạn chế Error! Bookmark not defined

3.2 Tổng quan FPI vào TTCKVN Error! Bookmark not defined

3.2.1 FPI giai đoạn trước 2012 Error! Bookmark not defined 3.2.2 FPI từ 2012-2015 Error! Bookmark not defined

3.3 Nhân tố ảnh hưởng tới FPI vào TTCKVN giai đoạn 2012-2015 Error!

Bookmark not defined

3.3.1 Nhân tố vĩ mô Error! Bookmark not defined 3.3.2 Nhân tố thị trường Error! Bookmark not defined

3.4 Tác động của FPI tới TTCKVN 2012-2015 Error! Bookmark not defined

3.4.1 Tích cực Error! Bookmark not defined 3.4.2 Tiêu cực & Nguyên nhân Error! Bookmark not defined

3.5 Cơ hội và thách thức cho hoạt động FPI vào TTCKVN tầm nhìn đến 2020

Error! Bookmark not defined

3.5.1 Cơ hội Error! Bookmark not defined 3.5.2 Thách thức Error! Bookmark not defined

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG FPI VÀO TTCKVNTẦM NHÌN ĐẾN 2020 Error! Bookmark not defined

Trang 7

4.1 Phương hướng phát triển TTCK & quan điểm về FPIError! Bookmark not

defined

4.1.1 Phương hướng phát triển TTCK Việt Nam tới 2020Error! Bookmark not defined

4.1.2 Quan điểm về FPI vào TTCKVN Error! Bookmark not defined

4.2 Giải pháp cải thiện hoạt động FPI vào TTCKVNError! Bookmark not defined

4.2.1Nhóm giải pháp về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, chính sách thu hút

FPI Error! Bookmark not defined 4.2.2 Nhóm giải pháp về cải thiện yếu tố nội tại của TTCKError! Bookmark

not defined

KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined

TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

4 FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

5 FPI Foreign portfolio investment Đầu tư gián tiếp nước ngoài

6 GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội

Nội

8 HNX Index Chỉ số chứng khoán sàn HNX

TPHCM

14 TTCKVN Thị trường chứng khoán Việt

Nam

15 UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước

16 VN Index Chỉ số chứng khoán sàn HOSE

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng 3.1 Huy động vốn trên TTCK Việt Nam 42

2 Bảng 3.2 Dòng FPI vào TTCK Việt Nam qua các năm 46

3 Bảng 3.3 Số lƣợng tài khoản của NĐTNN 48

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

SƠ ĐỒ

1 Sơ đồ 2.1 Khung logic nghiên cứu 35

BIỂU ĐỒ

1 Biểu đồ 3.1 FPI vào TTCK Việt Nam giai đoạn 2006-2011 47

2 Biểu đồ 3.2 FPI vào TTCK Việt Nam giai đoạn 2012-2015 51

3 Biểu đồ 3.3 Số tài khoản của NĐTNN 2012-2015 52

4 Biểu đồ 3.4 GDP Việt Nam các năm qua 56

5 Biểu đồ 3.5 P/E Việt Nam so với các thị trường châu Á 62

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment - FPI) là hình thức đầu tư quốc tế mà nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) góp vốn qua hình thức mua chứng khoán (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác do doanh nghiệp phát hành) để thu lợi nhuận nhưng không tham gia điều hành trực tiếp doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư Đối với các nước đang phát triển, FPI có ý nghĩa quan trọng bởi nó là nguồn tài chính bổ sung hiệu quả cho các nền kinh tế đang khát vốn Trong lĩnh vực chứng khoán, FPI mang đến những ảnh hưởng nhiều chiều, góp phần nâng cao các chuẩn mực phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo nền tảng phát triển

cơ sở hạ tầng tài chính tốt hơn và giảm bớt tình trạng thông tin bất cân xứng Sở dĩ như vậy là vì với FPI, NĐT quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán (TTCK) Sự phát triển này được thể hiện qua quy mô của thị trường, tính thanh khoản của thị trường, sự đa dạng hóa của sản phẩm thị trường, sự minh bạch trong hoạt động thị trường, hệ thống các định chế trung gian thị trường, các quy định điều chỉnh và giám sát thị trường… Do đặc điểm của FPI là đầu tư qua thị trường tài chính nên một thị trường tài chính càng phát triển, tính thanh khoản càng cao thì càng thu hút được nhiều sự quan tâm, dòng vốn FPI trên TTCK càng tăng nhanh

Tất nhiên, bên cạnh mặt tích cực, FPI cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện tượng giá bong bóng hay nguy cơ dòng vốn đảo chiều đột ngột Khi đó, niềm tin của NĐTNN vào khả năng phục hồi của hệ thống tài chính bị mất đi kéo theo là lượng FPI được rút ra ồ ạt khiến thị trường khủng hoảng càng thêm khủng hoảng và

có nguy cơ đi đến sụp đổ

Trong suốt thời gian qua, nhiều nghiên cứu đã cảnh báo về những hệ lụy tiêu cực của FPI, đặc biệt đối với những nền kinh tế mới nổi Việt Nam cũng không phải

là ngoại lệ bởi sau giai đoạn tăng mạnh đột biến 2006-2007 kéo theo thời kỳ phát triển bong bóng, TTCKVN từng trải qua giai đoạn sụt giảm mạnh những năm

Trang 12

2011 Xu hướng phục hồi mạnh của dòng vốn FPI chỉ hình thành từ 2012 và kéo dài đến khoảng giữa năm 2015 trước khi lại tiếp tục một xu hướng rút ròng kể từ nửa cuối 2015 Vấn đề cấp thiết được đặt ra vì thế là Việt Nam làm thế nào thu hút FPI đồng thời, ngăn ngừa và hạn chế sự đảo ngược của dòng vốn này nhằm đảm bảo phát triển TTCK bền vững và ổn định

Cũng cần nói thêm là theo Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011-2020 thì TTCKVN sẽ hướng tới mục tiêu: tăng quy mô, độ sâu và tính thanh khoản của thị trường chứng khoán; phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu vào năm 2020 đạt khoảng 70% GDP; đưa thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế; tăng tính hiệu quả cho thị trường trên cơ sở tái cấu trúc tổ chức TTCK, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hoá việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường, các tổ chức phụ trợ thị trường và của TTCKVN, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm, củng cố lòng tin của NĐT

Mặt khác, theo Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cần phải được tiến hành quyết liệt và nhanh chóng trong thời gian tới Đây được coi là bước đi quan trọng để TTCK đóng vai trò trụ cột trong việc huy động vốn cho nền kinh tế và giảm thâm hụt ngân sách

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, TTCKVN hiện nay cần một lượng vốn lớn lên tới 5 - 10 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu cổ phần hóa trong giai đoạn sắp tới Như vậy nguồn tiền trong nước sẽ chắc chắn không đủ để mua số cổ phần nói trên, và Việt Nam sẽ cần một dòng tiền mới của nước ngoài Vì vậy, Chính phủ cần có những giải pháp để quá trình cổ phần hóa thành công

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện tại, giải quyết vấn đề vốn cho TTCK phụ thuộc rất lớn vào dòng vốn ngoại Thế nhưng việc triển khai các giải pháp để thu hút mạnh mẽ FPI vào Việt Nam thời gian qua chưa diễn ra như kỳ vọng của các thành viên thị trường

Trang 13

Theo đánh giá của nhóm công tác thị trường vốn tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF 2014), hiện vốn hóa của TTCKVN rất nhỏ so với các nước trong khu vực ASEAN, bằng 1/4 so với Philippines, 1/10 so với Malaysia Cụ thể, Việt Nam có mức vốn hóa của TTCK khoảng 46 tỷ đô la Mỹ, trong khi đó, Philippines,

có mức vốn hóa khoảng 184 tỷ đô la Mỹ Chính vì quy mô vốn hóa còn quá nhỏ nên TTCKVN vẫn còn chưa tạo đủ sức hút với các NĐTNN

Có thể khẳng định vấn đề khơi thông dòng vốn FPI mang tính cấp bách trong quá trình phát triển TTCKVN Nó đòi hỏi một hệ thống các chính sách, quy định được tiến hành tổng thể và nhất quán, nghiêm túc và quyết liệt Bởi càng chậm trễ trong quá trình này, nhiệm vụ thu hút FPI cho TTCKVN càng gặp nhiều khó khăn, trở ngại, nhất là trong bối cảnh dòng vốn ngoại không đứng yên chờ đợi và các thị trường láng giềng (Trung Quốc, ASEAN…) cũng đã tiến hành tổng hòa nhiều giải pháp để cạnh tranh thu hút FPI vào TTCK

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, học viên chọn đề tài “Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào TTCKVN giai đoạn 2012-2015”, làm luận văn Thạc sỹ Luận văn

sẽ tập trung phân tích thực trạng, ảnh hưởng của FPI trên TTCKVN giai đoạn

2012-2015, đồng thời, kiến nghị một số giải pháp để thu hút dòng vốn này trong dài hạn, qua đó phát triển TTCKVN một cách bền vững

2 Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu

Mục đích: Nghiên cứu thực trạng hoạt động FPI trên thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) giai đoạn 2012-2015 nhằm đề xuất giải pháp cải thiện hoạt động FPI trên TTCKVN giai đoạn 2016-2020

Câu hỏi nghiẻn cứu: Lựa chọn đề tài “Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào

TTCKVN giai đoạn 2012-2015”, Luận văn tập trung giải đáp câu hỏi lớn “Thực trạng FPI trên TTCKVN giai đoạn 2012-2015 như thế nào và cần có giải pháp gì để cải thiện hoạt động FPI vào TTCKVN đến 2020?

Để trả lời câu hỏi này, học viên đặt ra các câu hỏi phụ sau:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn cho hoạt động FPI vào TTCK?

- Thực trạng FPI vào TTCKVN giai đoạn 2012-2015?

Trang 14

- Giải pháp nào để cải thiện hoạt động FPI vào TTCKVN đến 2020?

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn đối với hoạt động FPI trên TTCKVN

- Đánh giá thực trạng FPI vào TTCKVN giai đoạn 2012-2015

- Đề xuất một số giải pháp cải thiện hoạt động FPI vào TTCKVN đến 2020

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hoạt động FPI vào TTCKVN giai đoạn 2012-2015

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Về không gian: Để nghiên cứu thực trạng FPI vào TTCKVN, luận văn tập trung nghiên cứu FPI vào sàn chứng khoán TPHCM (HOSE) bởi đây là sàn chứng khoán lớn, có quy mô thanh khoản vượt trội so với sàn chứng khoán Hà Nội (HNX), thể hiện các quy luật của TTCK rõ hơn Để nghiên cứu kinh nghiệm quốc

tế, tác giả lựa chọn Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước trong khu vực,

có những đặc điểm kinh tế, chính trị tương đối gần với Việt Nam

- Về thời gian: giai đoạn 2012-2015

- Về mặt nội dung: nghiên cứu thực trạng FPI trên TTCKVN tập trung phát hiện những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động FPI, những ảnh hưởng của FPI đối với TTCKVN và nguyên nhân của nó trên cơ sở đó đề xuất giải pháp, kiến nghị để cải

thiện hoạt động FPI vào TTCKVN đến 2020

4 Đóng góp của luận văn

Luận văn có một số đóng góp sau:

- Đánh giá được thực trạng FPI vào TTCKVN, đặc biệt là sàn HOSE giai đoạn 2012-2015, những nhân tố ảnh hưởng tới dòng vốn này và ảnh hưởng của FPI, làm rõ những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, chỉ rõ nguyên nhân của chúng

- Kiến nghị một số giải pháp cấp bách để cải thiện hoạt động FPI vào TTCKVN đến 2020

Trang 15

5 Kết cấu luận văn

Luận văn có cấu trúc gồm:

Lời mở đầu: Đặt vấn đề nghiên cứu và nêu ra tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài

nghiên cứu, xác định mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, đóng góp của Luận văn và kết cấu Luận văn

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở khoa học về FPI trên

TTCK Chương này tổng thuật tài liệu là các kết quả nghiên cứu đã có để kế thừa, xây dựng khung lý thuyết và phát hiện khoảng trống nghiên cứu Cơ sở khoa học trình bày cơ sở lý luận về FPI vào TTCK bao gồm khái niệm và đặc điểm của FPI, nhân tố ảnh hưởng tới FPI vào TTCK và ảnh hưởng của FPI tới TTCK nước chủ nhà Cơ sở thực tiễn phân tích FPI vào TTCK Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chương 2: Khung logic và Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng FPI vào TTCKVN giai đoạn 2012-2015 Nghiên cứu

bức tranh tổng quát về FPI vào TTCKVN Tổng hợp, phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới FPI và ảnh hưởng của dòng vốn này tới TTCKVN

Chương 4: Giải pháp cải thiện hoạt động FPI vào TTCK Việt Nam đến 2020

Luận văn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để cải thiện hoạt động FPI vào TTCK Việt Nam tầm nhìn đến 2020

Ngày đăng: 17/05/2017, 11:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w