Kỹ thuật trồng khoai lang, kỹ thuật cải tạo đất bạc màu được trình bày một cách sinh động và khoa học. Đây có thể coi là hình thức xóa đói giảm nghèo hiệu quả ở các khu vực nông thôn có ruộng đất bạc màu. Đây sẽ là tài liệu hữu ích để các thầy cô tham khảo
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HIỆP HÒA
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Tình huống:
“Cải tạo đất – khôi phục khoai lang Trung Hoà”
(Thuộc địa bàn thôn Trung Hoà, xã Mai Trung)
Trang 2I TÊN TÌNH HUỐNG: CẢI TẠO ĐẤT BẠC MÀU – KHÔI PHỤC KHOAI
LANG TRUNG HOÀ
Trong một lần đọc cuốn sách Lịch sử Đảng bộ xã Mai Trung, em vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi biết rằng thôn Trung Hoà quê em từng là điểm sáng trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam Một trong những yếu tố làm nên kỳ tích ấy của quê hương Trung Hoà chính là việc trồng cây khoai lang với năng suất và chất lượng vượt trội
Để làm được điều đó, cha ông chúng em đã phải tiến hành một công cuộc cải tạo đất công phu, bài bản và vô cùng hiệu quả Trong quá trình ấy, người anh hùng Nguyễn Thị Song chính là đại diện tiêu biểu cho sự cần cù, đức hi sinh của con người Trung Hoà
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đất canh tác trên địa bàn thôn Trung Hoà lại tiếp tục bị bạc màu nghiêm trọng Năng suất, chất lượng nông sản không còn được như thời kỳ trước
Đặc biệt, giống khoai lang đã từng tạo nên thương hiệu cho Trung Hoà nói riêng, huyện Hiệp Hoà – Bắc Giang nói chung đã không còn nữa Đây có lẽ là một thiệt thòi rất lớn đối với người dân Trung Hoà trong những năm gần đây
Với mong muốn giúp bà con nông dân tìm hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp, thực hiện việc cải tạo đất bạc màu và khôi phục giống khoai lang Trung Hoà nổi tiếng một thời, em mạnh dạn đề xuất vấn đề “Cải tạo đất bạc màu – khôi phục khoai lang Trung Hoà” Hi vọng rằng, những đề xuất của em sẽ góp phần
giúp nghề nông ở Trung Hoà ngày càng phát triển
Trang 3II MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1 Đối với bản thân:
Thông qua việc giải quyết tình huống này, em muốn tìm hiều nhiều hơn về lịch sử địa phương, những truyền thống quý báu của quê hương Trung Hoà yêu quý
Em vận dụng kiến thức của các môn khoa học như: Văn học, Lịch sử, Địa
lý, Vật lý, Sinh học, Công nghệ,…để giải quyết vấn đề đặt ra
Thông qua việc giải quyết tình huống này, em hi vọng các bạn học sinh sẽ hiểu rằng việc áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế không phải là quá khó Nó
sẽ tạo ra động lực để các bạn học sinh tích cực áp dụng lý thuyết vào thực tế để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống
2 Với gia đình và xã hội
Thông qua đề tài này, các thế hệ học sinh Mai Trung biết và tự hào về truyền thống của quê hương Từ đó tạo động lực để học tập và xây dựng quê hương ngày càng tươi sáng
Qua việc vận dụng kiến thức liên môn, em hi vọng rằng sẽ đề ra được các biện pháp cải tạo đất hợp lý và hiệu quả nhất cho giai đoạn hiện nay Đặc biệt, qua đây, em mong rằng, bà con nông dân thôn Trung Hoà biết và tự hào về truyền thống của quê hương Từ đó, khôi phục giống khoai lang Trung Hoà nổi tiếng ngày xưa Đây có thể sẽ là một hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp ở Trung Hoà trong thời gian tới
III TỔNG QUAN VỀ CÁC MÔN KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tìm hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp là trăn trở của người dân quê hương Trung Hoà Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, em chỉ đề cập một góc
độ nhỏ của việc cải tạo đất, khôi phục giống cây trồng vốn là thế mạnh quả quê hương
Để giải quyết tình huống này, em vận dụng kiến thức các môn Ngữ văn, Lịch sử, Sinh học, Công nghệ, Hoá học,…
- Môn Ngữ Văn:
Sử dụng kiểu văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận, văn chứng minh,…
Trang 4+ Các biện pháp cải tạo đất.
+ Bài toán kinh tế cho người dân khi khôi phục khoai lang Trung Hoà
+ Những kiến thức lý thuyết của các môn học trên sẽ giúp em đề ra được những giải pháp hiệu quả cải tạo đất bạc màu, khôi phục giống khoai lang Trung Hoà nổi tiếng một thời
IV BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
a Lịch sử cải tạo đất, trồng giống khoai lang nổi tiếng của Trung Hoà
b Tìm hiểu thực trạng đất nông nghiệp ở địa bàn Trung Hoà, việc trồng khoai lang hiện nay có điểm gì khác so với trước kia
c Các biện pháp cải tạo đất, khôi phục giống khoai lang Trung Hoà
d Tính khả thi của vấn đề cải tạo đất, khôi phục giống khoai lang Trung Hoà
e Chính sách của địa phương trong việc cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn mới
V THUYẾT TRÌNH VỀ TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Từ ý tưởng đến xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện
Xuất phát từ tình yêu, niềm tự hào về truyền thống cách mạng của quê hương, đứng trước thực trạng đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bạc màu, cằn cỗi, em nảy ra ý tưởng xây dựng đề tài “Cải tạo đất bạc màu – khôi phục khoai
Trang 5lang Trung Hoà” Đây có thể sẽ là một hướng đi mới cho phát triển kinh tế nông nghiệp của quê hương Trung Hoà trong thời gian tới.
Để giải quyết vấn đề trên, em đã lên kế hoạch triển khai thực hiện đề tài với
sự giúp đỡ của bà con thôn Trung Hoà, các thầy cô giáo và các bạn học sinh lớp 8A
Kế hoạch cụ thể:
STT NỘI DUNG
THỜI GIAN
- Gặp gỡ các thầy cô bộ môn
để học hỏi chuyên sâu hơn
Môn: Ngữ văn, lịch sử, địa lý, sinh học, hoá học, vật lý, công nghệ… 1
3 Ngày
- Gặp gỡ một số nhân chứng lịch sử để nghe kể về quá trình cải tạo đất giai đoạn
1960 – 1970 của bà con nhân dân Trung Hoà
3 Viết bài -Vận dụng năng lực liên môn để viết bài 2
Thực hiện trong thời gian dài
Trang 62 Bài viết: “Cải tạo đất bạc màu – Khôi phục khoai lang Trung Hoà
2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Xã Mai Trung nằm ở phía tây huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang Phía đông Mai Trung giáp với xã Bắc Lý, Thường Thắng; phía tây giáp Hợp Thịnh; phía bắc giáp với xã Hùng Sơn và phía nam giáp xã Xuân Cẩm và một phần sông cầu Xã Mai Trung có diện tích tự nhiên khoảng 10 km2 với dân số hơn 16.000 người Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện
Thôn Trung Hoà nằm ở phía Bắc xã Mai Trung với 190 ha đất trong đó có
172 ha đất sản xuất nông nghiệp
Thuận lợi:
Trung Hoà là một thôn thuần nông Bà con nhân dân chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp truyền từ đời này sang đời khác nên có nhiều kinh nghiệm sản xuất
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, hệ thống kênh mương thuỷ lợi được thiết kế, xây dựng hợp lý, đảm bảo tiêu thoát nước vào mùa mưa và cung cấp nước tưới vào mùa khô
Bản đồ vị trí xã Mai Trung trong huyện Hiệp Hòa
Trang 7Diện tích đất manh mún.
Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện Việc
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất nông nghiệp làm giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất cây trồng
Khó khăn:
Sau thời gian dài canh tác, đất nông nghiệp ở thôn Trung Hoà đã bị bạc màu, cằn cỗi Nhiều diện tích cho năng suất thấp, chất lượng không đảm bảo Việc sử dụng các biện pháp canh tác hạn chế
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động khiến cho một bộ phận không nhỏ người lao động chuyển sang làm công nhân hoặc các công việc khác Vì vậy, việc chăm lo cho nghề nông không còn được như xưa nữa
2.2 Quá trình lịch sử cải tạo đất bạc màu, trồng giống khoai lang nổi tiếng
Trung Hoà là một thôn lớn của xã Mai Trung với diện tích 190 héc-ta trong
đó có 172 héc-ta là ruộng đất canh tác Ruộng đất thôn Trung Hoà chủ yếu là ruộng bậc thang, loại đất cát pha, bạc màu nặng, độ chua cao Người dân Trung Hoà từng ngán ngẩm mà than rằng:
Trung Hoà nước chảy phân trôi Sông Cầu nước đục quê tôi bạc màu.
Đời sống vật chất, tinh thần của người dân khá khó khăn Đất canh tác chủ yếu độc canh cây lúa nhưng năng suất thấp, chất lượng không đảm bảo
Từ những năm 1962, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Trung Hoà bắt đầu tiến hành làm thuỷ lợi, cải tạo đất bạc màu, giành ba mục tiêu trong nông nghiệp
Hợp tác xã nông nghiệp Trung Hoà mở hội nghị chuyên đề bàn về sản xuất,
cử người đi học các nơi làm ăn giỏi Đại hội xã viên xác định phương hướng sản xuất trọng tâm là bốn loại cây con: Lúa, lang, lạc, lợn cho năng suất cao Bà con
xã viên xác định nguyên nhân đất bạc màu là do nước chảy đem cát sỏi đến, mang đất màu đi vì vậy, phải kiến thiết lại đồng ruộng, coi thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu
Trang 8Tuy nhiên, năm 1962, bà con nông dân tích cực cải tạo đất, bón phân chuồng lên đến 8 tạ/sào mà năng suất lúa cũng không được cải thiện
Tháng 5/1965, Bộ Nông nghiệp cử đoàn cán bộ kỹ thuật cùng chuyên gia Trung Quốc là Lưu Bảo Nhiệm về chỉ đạo thâm canh và hoàn chỉnh các khâu kỹ thuật trồng khoai lang giống mới Cải tạo đồi trọc, đào kênh mương quanh đồi, dẫn nước vào kênh mương sông Cầu và các hồ trị thuỷ để giảm tốc độ nước chảy và cho nước ngấm tại chỗ
Sau khi cải tạo đồi trọc, hợp tác xã tiến hành làm thuỷ lợi mặt ruộng với nhận thức: “ruộng đẹp trước, làng nước đẹp sau Bà con huy động 58.000 ngày công đào đắp 36,9 vạn m3 đất tu sửa mương chính, làm thêm mương nhỏ Hợp tác
xã san các ruộng chênh nhau 20 – 30 cm bằng cách thu lớp đất mặt lại, đào lớp cát phía dưới đi, san chỗ cao xuống chỗ thấp rồi rải đều đất mặt ra Từ 3000 thửa ruộng bậc thang nhỏ hẹp của 180 khu đồng xuống còn 400 thửa với kích thước 20x40m của 53 khu đồng
Bước tiếp theo, hợp tác xã Trung Hoà cải tạo nền ruộng, tăng độ phì nhiêu cho đất với phương châm: “Lấy đất nuôi ruộng, lấy ruộng nuôi ruộng, lấy đường, lấy đồi nuôi ruộng Bà con lấy đất phù sa ở sâu cầu, bùn ở ao hồ, đất sét (theo tỉ lệ) bón để giữ độ ẩm và tăng độ kết dính cho đất Tăng công điểm cho bà con làm buổi trưa và tối Tất cả phù sa, bùn, đất cát, đất sét đều phơi ải, đập nhỏ rồi trộn tro bếp, nước giải, phân lân, phân chuồng, vôi…đem bón cho ruộng với khối lượng khoảng 9000 tấn
Trang 9Tăng nguồn phân xanh làm bằng cây cốt khi, điềm thanh, cây lạc, cây đỗ, bèo hoa dâu để lấy ruộng nuôi ruộng Các đội sản xuất đều làm bèo hoa dâu quanh năm Hợp tác xã Trung Hoà cử tổ chuyên gồm 14 người đảm bảo mỗi sào phải có
6 tạ bèo hoa dâu trước khi cấy…
Ông Xiêm Văn Hạng
Chủ nhiệm hợp tác xã Trung Hòa Thập kỉ 60
của thế kỉ 20
Trang 10Nhờ các biện pháp trên, năng suất lúa được tăng lên rõ rệt, đất đã không còn bạc màu.
Để tăng sản lượng, hợp tác xã Trung Hoà tiến hành thâm canh gối vụ theo công thức: lúa mùa sớm + Khoai lang mùa + lạc xuân,… Các biện pháp cải tạo đất giúp Trung Hoà phá được thế độc canh cây lúa, có cơ cấu cây con phù hợp, sản phẩm hàng hoá tăng và phân công quản lý lao động hợp lý
Trong quá trình cải tạo đất, bà Nguyễn Thị Song nổi lên như một tấm gương tiêu biểu Bà là người phụ nữ Trung Hoà đảm đang, cần cù, kiên trì, khiêm tốn, làm nhiều, nói ít Bà con xã viên thời đó thường nhắc đến bà với niềm tin tưởng:
“Có chị Song thì xong mọi việc” Bà được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động năm 1967 và trở thành đại biểu Quốc hội khoá IV, V
Đến 1972, hợp tác xã Trung Hoà vẫn là điển hình tiên tiến về cải tạo đất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Khoai lang Trung Hoà trở thành niềm
tự hào của những người con quê hương Những củ khoai lang nặng 5 kg – 10 kg được đem đi triển lãm tại các hội chợ, hội thảo về nông nghiệp được tổ chức trên toàn quốc Hợp tác xã Trung Hoà trở thành một trong những mô hình hợp tác xã nông nghiệp được rất nhiều địa phương học hỏi kinh nghiệm cải tạo đất và trồng cây khoai lang
Anh hùng lao động Nguyễn Thị Song
Trang 112.3 Thực trạng đất nông nghiệp ở Trung Hoà hiện nay
Trong vài năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp ở thôn Trung Hoà có nhiều thay đổi Nhiều lao động chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ nên việc đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hạn chế Ngoài hai vụ lúa, nhiều diện tích đất, bà con không tiến hành trồng xen canh các loại rau màu Do đó, lượng phân xanh bón cho ruộng giảm đi đáng kể Điều này khiến cho ruộng đất xuống cấp nhanh chóng Việc trồng khoai lang xen lẫn vụ lúa để “lấy ruộng nuôi ruộng” gần như bị lãng quên
Thêm vào đó, chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp hoá nên không
có nhiều phần chuồng bón ruộng cũng không còn Trong khoảng 10 năm trở lại đây, bà con nông dân hầu như không bón phân cho ruộng Việc lạm dụng các loại thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, xả thải bừa bãi ra hệ thống kênh mương tiêu thoát nước làm ô nhiễm nguồn nước dẫn đến ô nhiễm đất canh tác
Nông dân sử dụng thuốc trừ sâu một cách tràn lan trong nông nghiệp
Đất nông nghiệp ở Trung Hoà đang ngày càng bạc màu, năng suất giảm
Trang 12Diện tích đất manh mún, nhỏ lẻ cũng làm ảnh hưởng đến việc thâm canh, cải tạo đất Thêm vào đó, việc chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp sang các mục đích khác cũng làm cho diện tích đất sản xuất bị thu hẹp.
Đất nông nghiệp bị chuyển đổi sang các mục đích khác
Những yếu tố trên làm cho đất nông nghiệp ở Trung Hoà bạc màu, xuống cấp nhanh chóng Năng suất lúa giảm rõ rệt so với thời kỳ trước Diện tích đất cho năng xuất thấp ngày càng nhiều Việc sử dụng nhiều loại phân bón hoá học cũng làm cho đất và nước bị ô nhiễm Các loài thiên địch không còn nhiều làm cho sâu bệnh ngày càng phát triển
Tóm lại, đất sản xuất nông nghiệp ở Trung Hoà đang ngày càng xuống cấp, bạc màu Việc cải tạo đất, tìm hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp được đặt ra bức thiết hơn lúc nào hết
2.4 Các biện pháp cải tạo đất, khôi phục giống khoai lang Trung Hoà
2.4.1 Các biện pháp cải tạo đất bạc màu thôn Trung Hoà
Đất bạc màu thường mang nhược điểm gây hại cho cây trồng như mất tầng canh tác, nghèo chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất hữu cơ Vì vậy, để cải tạo đất bạc màu cần tiến hành tổng hợp các biện pháp sau:
a Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong việc cải tạo đất bạc màu Việc xây dựng
hệ thống tưới tiêu hợp lý sẽ là yếu tố quan trọng giúp đẩy nhanh quá trình cải tạo đất, làm tăng độ ẩm, cải thiện các đặc tính lý hoá của đất Tăng độ ẩm, làm đất kết dính hơn, tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật sinh trưởng và phát triển
Trang 13Để áp dụng biện pháp thuỷ lợi, bà con Trung Hòa cần tiến hành nạo vét kênh mương, thu dọn các loại rác thải sinh hoạt, tiến hành quy hoạch hệ thống thoát nước sinh hoạt cho hợp lý, tránh tình trạng xả thẳng ra đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường Đồng thời, bê tông hoá phần kênh mương dẫn nước vào các khu đồng, đảm bảo đủ nước cho các vụ sản xuất.
Hiện nay, đa số các đoạn kênh mương dẫn nước tưới tiêu cho đồng ruộng Trung Hòa đã được bê tông hóa Đây là điều kiện thuận lợi để tiến hành các biện pháp thủy lợi nhằm cải tạo đất bạc màu
b Biện pháp hữu cơ:
Tăng cường xen canh với cây họ đậu, với cây lạc, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vừa tiết kiệm đất, tăng sản lượng nông sản vùa có tác dụng cải tạo đất, bổ sung lượng đạm do vi khuẩn cộng sinh trong rễ cây họ đậu và cây lạc cố định được cho đất
Có thể tận dụng rơm, rạ để làm phân bón hữu cơ cho cây trồng Trung bình mỗi ha lúa sẽ có 7 tấn rơm rạ Như vậy, sau mỗi vụ lúa, đồng ruộng Trung Hòa sẽ được bổ sung thêm khoảng 1204 tấn phân hữu cơ từ rơm rạ Việc tận dụng rơm rạ làm phân bón sẽ góp phần cải tạo đất, tránh ô nhiễm môi trường Bởi trên thực tế,
đa số người dân Trung Hòa đốt bỏ rơm rạ ngay ngoài đồng gây ô nhiễm khói, bụi
Hệ thống thủy lợi trên cánh đồng Trung Hòa
Trang 14Xen canh tăng vụ
Xen canh giữa đỗ côve và bắp cải Xen canh giữa lạc và ngô Xen canh giữa lạc và sắn
Ngoài ra, có thể sử dụng thân của các loài cây màu như khoai lang, lạc, đỗ tương, bèo…làm phân hữu cơ Tăng cường bón lót bằng các loại phân hữu cơ đã được ủ hoai mục như rơm, rạ, lá cây,…
Ủ rơm làm phân hữu cơ