Tăng huyết áp có liên quan mật thiết với độ tuổi của bệnh nhân và chiếm tỷ lệ cao trong số những bệnh hay gặp ở người cao tuổi [39],[41].. Sự thay đổi về cơ cấu dân số theo độ tuổi là mộ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Nguyễn Kim Kế
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Hoàng Khải Lập và PGS.TS Đỗ Doãn Lợi, những người Thày đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các phòng ban chức năng
và cán bộ, nhân viên trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu để hoàn thành Luận án
Trang 5Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Y tế thị xã Hưng Yên và các xã phường của thị xã đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu để hoàn thành Luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập để hoàn thành khóa học
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2013
Nguyễn Kim Kế
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
JNC Liên ủy ban quốc gia Hoa Kỳ (Joint National Committee)
KAP Kiến thức - Thái độ - Thực hành (Knowledge Attitude Practice)
NVYTTB Nhân viên y tế thôn bản
Trang 7MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục các chữ viết tắt iii
Mục lục iv
Danh mục bảng vi
Danh mục hộp kết quả định tính viii
Danh mục hình, biểu đồ ix
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1- TỔNG QUAN 3
1.1 Một số khái niệm cơ bản về THA ở NCT 3
1.1.1 Khái niệm người cao tuổi 3
1.1.2 Khái niệm tăng huyết áp 3
1.1.3 THA và sức khoẻ NCT 4
1.1.4 Nguyên nhân THA 5
1.1.5 Biến chứng tăng huyết áp 5
1.1.6 Điều trị tăng huyết áp 6
1.2 Thực trạng THA ở người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam 8
1.2.1 Nghiên cứu về THA ở người cao tuổi trên thế giới 8
1.2.2 Nghiên cứu về tăng huyết áp người cao tuổi tại Việt Nam 9
1.3 Một số yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp ở NCT 11
1.3.1 Yếu tố thuộc về cá nhân NCT 11
1.3.2 Yếu tố về môi trường sống của NCT 16
1.3.3 Yếu tố về hệ thống y tế 18
1.3.4 Yếu tố bản thân NCT 19
1.4 Một số mô hình kiểm soát huyết áp hiện nay 19
1.4.1 Kiểm soát tăng huyết áp 19
1.4.2 Một số mô hình kiểm soát tăng huyết áp trên thế giới 21
Trang 81.4.3 Một số mô hình kiểm soát tăng huyết áp tại Việt Nam 23
1.4.4 Chương trình phòng chống tăng huyết áp Quốc gia 27
Chương 2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1 Đối tượng, địa điểm và th i gian nghiên cứu 32
2.2 Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 34
2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 35
2.2.3 Các chỉ số nghiên cứu 41
2.2.4 Mô hình can thiệp 45
2.2.5 Kỹ thuật thu thập số liệu 50
2.3 Phương pháp xử lý số liệu 51
2.4 Đạo đức trong nghiên cứu 52
Chương 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
3.1 Tỷ lệ THA ở NCT ở thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên năm 2009 53 3.2 Một số yếu tố nguy cơ THA ở NCT thị xã Hưng Yên 62
3.3 Hiệu quả mô hình kiểm soát THA ở NCT ở hai xã/phường thị xã Hưng Yên
70 Chương 4 - BÀN LUẬN 85
4.1 Tỷ lệ THA của NCT tại thị xã Hưng Yên 85
4.2 Một số yếu tố nguy cơ THA ở NCT thị xã Hưng Yên 89
4.3 Xây dựng mô hình và hiệu quả kiểm soát THA tại các điểm can thiệp ở thị xã Hưng Yên
95 4.4 Những điểm hạn chế của đề tài và hướng giải quyết 109 KẾT LUẬN 111
KHUYẾN NGHỊ 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thông tin về NCT được điều tra ở thị xã Hưng Yên 53 Bảng 3.2 Điều kiện kinh tế, xã hội của các hộ gia đình NCT điều tra 54
Bảng 3.4 Tỷ lệ THA ở NCT theo giới, nhóm tuổi và trình độ học vấn 56
Bảng 3.9 Tăng huyết áp mới phát hiện và tăng huyết áp từ trước 58
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa thừa cân béo phì với bệnh THA 62
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc, uống rượu bia
với bệnh THA ở NCT
64
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa thói quen ăn uống và bệnh THA ở NCT 65 Bảng 3.19 Mối liên quan giữa tiền sử mắc bệnh với THA ở NCT 65 Bảng 3.20 Mối liên quan giữa tiền sử gia đình với THA ở NCT 66 Bảng 3.21 Mối liên quan giữa yếu tố kinh tế xã hội với THA ở NCT 66
Trang 10Bảng 3.22 Mối liên quan giữa KAP về dự phòng THA với bệnh
Bảng 3.25 Sự cải thiện của cán bộ tham gia mô hình kiểm
soát THA trước và sau tập huấn
74
Bảng 3.26 Hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia truyền thông
phòng chống tăng huyết áp cho NCT
75
Bảng 3.27 Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của NCT về
bệnh, biến chứng bệnh THA trước và sau can thiệp
76
Bảng 3.28 Hiệu quả can thiệp đối với kiến thức, thái độ, thực hành
của NCT về bệnh và biến chứng của bệnh THA
76
Bảng 3.29 Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của NCT về điều
trị bệnh THA trước và sau can thiệp
77
Bảng 3.30 Hiệu quả can thiệp đối với kiến thức, thái độ, thực hành
của NCT về điều trị bệnh THA
77
Bảng 3.31 Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của NCT về dự
phòng bệnh THA trước và sau can thiệp
78
Bảng 3.32 Hiệu quả can thiệp đối với kiến thức, thái độ, thực hành
của NCT về dự phòng THA
78
Bảng 3.33 Sự thay đổi một số hành vi dự phòng nguy cơ THA ở
NCT tại các xã phường can thiệp
79
Bảng 3.34 Kết quả quản lý, điều trị NCT bị bệnh THA ở hai nhóm
xã phường sau can thiệp
Trang 11DANH MỤC HỘP KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH
Hộp 3.4 Nhận thức của CBYT và NCT về công tác kiểm soát HA 69 Hộp 3.5 Sự chấp nhận của cộng đồng đối với mô hình kiểm soát
THA ở NCT
72
Trang 12Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ THA ở NCT tại các xã, phường thuộc Thị xã
Hưng Yên
55
Biểu đồ 3.2 Mối tương quan giữa HATT và BMI 63 Biểu đồ 3.3 Mối tương quan giữa HATTr và BMI 63 Biểu đồ 3.4 So sánh sự thay đổi một số hành vi nguy cơ THA ở NCT
giữa các xã phường can thiệp và đối chứng ở thời điểm sau can thiệp
80
ĐẶT VẤN ĐỀ
(THA) là bệnh mạn tính phổ biến trong cộng đồng Bệnh gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như tim, não, thận và gây nhiều biến chứng nặng nề như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim [4],[13], [15], THA cũng ảnh hưởng lớn đến gánh nặng bệnh tật toàn cầu Theo Tổ chức Y
tế thế giới, THA là nguyên nhân gây tử vong 9 triệu người mỗi năm và chiếm 12,8% nguyên nhân tử vong toàn cầu [112],[113] Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, đô thị hoá, tỷ lệ THA cũng ngày một tăng cao Theo điều tra của Bộ Y tế,
27,2% vào năm 2008 [9]
Trang 13Tăng huyết áp ngày càng phổ biến ở mọi đối tượng, giới tính, nghề nghiệp Tăng huyết áp có liên quan mật thiết với độ tuổi của bệnh nhân và chiếm tỷ lệ cao trong số những bệnh hay gặp ở người cao tuổi [39],[41] Một nghiên cứu dịch tễ học bệnh THA ở khu vực Hà Nội cho thấy nam giới từ
55 tuổi và nữ giới từ 65 tuổi trở lên có khoảng 50% bị THA [32]
Cùng với sự phát triển kinh tế là sự già hóa dân số Trong những năm gần đây, dân số già trên thế giới tăng nhanh do tuổi thọ con người ngày càng tăng cao Tuổi thọ bình quân của Việt Nam từ 68,6 tuổi 1999 lên 72,2 tuổi
2005, dự kiến sẽ là 75 tuổi vào năm 2020 [57] Sự thay đổi về cơ cấu dân số theo độ tuổi là một mối quan tâm ngày càng lớn đối với tất cả các nước trên thế giới vì nó đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết thuộc nhiều lĩnh vực như kinh tế, y tế , trong đó giải quyết THA ở người cao tuổi là một trong những vấn đề hàng đầu nhằm đảm bảo sức khỏe người cao tuổi và giảm tỷ lệ bệnh/tử vong do tim mạch ngày càng tăng ở người cao tuổi [39],[41],[57]
Tăng huyết áp nói chung và THA ở người cao tuổi nói riêng có liên quan đến hút thuốc lá, uống rượu, tập thể dục, béo phì và yếu tố kinh tế - xã hội… [10],[14],[29],[32],[69] Người bị mắc bệnh THA thì phải điều trị lâu dài, liên tục và cần phải tránh các yếu tố nguy cơ làm THA đồng thời phải nhận thức đúng tầm quan trọng của việc kiểm soát huyết áp [37],[56] Nếu tổ chức tốt việc dự phòng và điều trị THA thì sẽ giảm 40% nguy cơ đột quỵ và 15% nguy cơ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân THA [28] Tuy nhiên việc dự phòng THA, đặc biệt là THA ở người cao tuổi còn gặp khá nhiều khó khăn không chỉ bởi các yếu tố cá nhân mà còn do điều kiện kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán và hệ thống cơ sở y tế [13],[42]
Thị xã Hưng Yên là trung tâm văn hóa, chính trị của tỉnh Hưng Yên nơi
có mật độ dân số đông, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao so với các địa phương khác Theo thống kê c
Trang 14Một trong những vấn đề sức khỏe mà người cao tuổi nói chung và người cao tuổi ở thị xã Hưng Yên nói riêng đang phải gánh chịu đó là các bệnh mãn tính, trong đó bệnh THA là thường gặp nhất Tuy nhiên, tỷ lệ THA ở người cao tuổi hiện nay ở thị xã Hưng Yên ra sao? Yếu tố nguy cơ nào dẫn đến THA ở người cao tuổi thị xã Hưng Yên? Và có thể xây dựng mô hình thích hợp nào ở thị xã Hưng Yên trong việc kiểm soát huyết áp ở người cao tuổi vẫn là câu hỏi cần phải giải đáp.Vì vậy, chúng tôi
thực hiện đề tài "Nghiên cứu mô hình kiểm soát tăng huyết áp ở người cao
tuổi thị xã Hưng Yên", với ba mục tiêu sau:
1 Mô tả thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên năm 2009
2 Xác định một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp ở người cao tuổi thị xã Hưng Yên
3 Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình kiểm soát tăng huyết áp ở người cao tuổi tại phường Quang Trung và xã Bảo Khê thị xã Hưng Yên sau
2 năm can thiệp
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Một số khái niệm cơ bản về THA ở NCT
1.1.1 Khái niệm người cao tuổi
Có nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi (NCT), ngay trong đời sống xã hội cũng có một số danh từ như tuổi thọ, tuổi lão ở mỗi nơi đều có một khái niệm riêng Trong lịch sử Việt Nam tuổi 60 là hạ thọ, tuổi 70 là trung thọ, tuổi 80 là thượng thọ, tuổi 90 là đại thọ Người trên 100 được gọi là quốc lão [38],[39] Hiện nay quy định người từ 60 tuổi trở lên được gọi là NCT, trong đó từ 60-74 tuổi gọi là người có tuổi, từ 75-89 gọi là người già, từ
90 tuổi trở lên là người sống rất già (sống lâu, đại lão) [40],[41] Dân số thế giới ngày một gia tăng có nghĩa là số NCT cũng tăng lên Trong khoảng 10-
20 năm gần đây, tốc độ gia tăng số NCT ở các nước phát triển là 1,8%/năm so với số NCT ở các nước đang phát triển là 2,8%/năm, trong lúc tổng dân số thế giới tăng 1,8%/năm [11] Tổng số NCT trên thế giới là 810 triệu người vào
năm 2012 và ước tính sẽ tăng lên 2 tỷ người NCT vào năm 2050 [76],[111]
1.1.2 Khái niệm tăng huyết áp
1.1.2.1 Định nghĩa huyết áp động mạch
Huyết áp (HA) động mạch là áp lực của máu tác động lên thành động mạch được tính bằng mmHg hoặc kilopascal (Kpa) Huyết áp động mạch phụ thuộc vào cung lượng tim và sức cản ngoại vi của mạch máu Ngoài ra còn phụ thuộc vào sức đàn hồi của thành mạch, độ nhớt của máu Huyết áp động mạch được biểu thị bằng hai chỉ số: huyết áp tâm thu (HATT) và huyết áp tâm trương (HATTr) [5]
1.1.2.2 Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp:
- Tăng huyết áp: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đối với người lớn, HA động mạch là bình thường khi: HATT = 120mmHg và HATTr =80mmHg
Trang 16Gọi là tăng huyết áp (THA) chính thức khi HATT ≥ 140mmHg và/hoặc HATTr ≥90 mmHg [5],[113]
- Phân loại THA theo chỉ số huyết áp theo WHO/JNC VII [81],[92]:
Tăng huyết áp là bệnh hay gặp nhất ở NCT (41,4%), sau đó đến các bệnh khác như rối loạn xương khớp (36,8%) hay các bệnh về đường hô hấp (36,1%) [102] THA là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch, tai biến mạch mãu não, bệnh thận và các rối loạn về mắt [91] Huyết áp cao gây giảm khả năng tư duy ở mọi lứa tuổi: Huyết áp cao không chỉ gây giảm khả năng hoạt động tư duy ở người già và dẫn đến những thay đổi bất lợi ở não mà ngay ở bất kỳ độ tuổi nào huyết áp cao cũng gây giảm sút khả năng ghi nhớ và phản ứng thông tin [39],[41],[53]
Trang 171.1.4 Nguyên nhân tăng huyết áp
Nguyên nhân THA được chia làm 2 loại: THA nguyên phát và THA thứ phát
1.1.4.1 Tăng huyết áp nguyên phát
Phần lớn THA không tìm ra nguyên nhân hoặc chưa rõ nguyên nhân được gọi là THA nguyên phát hay bệnh THA.Tỷ lệ THA nguyên phát chiếm khoảng 90% THA nói chung [3],[5],[17]
+ THA do nhiễm độc thai nghén
+ THA do bệnh nội tiết: Cường aldosteron tiên phát, phì đại thượng thận bẩm sinh, u tế bào ưa crom, hội chứng Cushing
+ THA do bệnh thận: Viêm cầu thận cấp, viêm thận mãn, thận đa nang,
ứ nước, ứ mủ bể thận, u tăng tiết renin, bệnh mạch thận…
+ THA do bệnh chuyển hoá: Bệnh đái tháo đường, bệnh tăng acid uric máu (bệnh gute)
+ Các nguyên nhân khác: Hẹp eo động mạch chủ, rối loạn chuyển hoá porphyrin cấp [3],[21],[56]
NCT
1.1.5 Biến chứng tăng huyết áp
Tăng huyết áp gây nên nhiều biến chứng ở các cơ quan khác nhau [3],[34]:
- Tim: dầy thất trái, đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim, tiền sử điều trị tái thông mạch vành, suy tim
Trang 18- Não: thiếu máu cục bộ não thoáng qua, tai biến mạch máu não
- Giảm các tai biến và tử vong do tim và thận
- Đưa HA về mức huyết áp mục tiêu và duy trì mức HA bình thường, lâu dài Huyết áp mục tiêu là:
+ THA đơn thuần < 140/90 mmHg
* Phương pháp không dùng thuốc bằng cách điều chỉnh lối sống:
- Giảm cân nặng: Giảm cân nặng giúp cho hạ HA ở phần lớn các người bệnh
THA có thừa cân và béo phì, duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 – 22,9
- Hạn chế uống rượu: Mỗi ngày uống ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2
cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ) Một cốc chuẩn tương đương 10g ethanol, tương đương
330 ml bia hoặc 120 ml rượu vang hoặc 30 ml rượu mạnh [7]
- Hoạt động thể lực: Huyết áp có thể giảm ở những người hoạt động thể lực
mức độ thích hợp như tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải,
đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày [7]
Trang 19- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý: Mỗi ngày ăn không quá 4g muối [80],
ngoài ra cần ăn đủ lượng kali, canxi và magiê Hạn chế ăn chất có nhiều
cholesterone, chất mỡ động vật, ăn đủ lượng rau, quả …
- Không hút thuốc lá/thuốc lào: Hút thuốc là yếu tố nguy cơ chính của bệnh
tim mạch Người bệnh THA nếu vẫn hút thuốc lá, thì cho dù có dùng thuốc hạ
áp nhưng vẫn không bảo vệ đầy đủ khỏi nguy cơ tim mạch
* Điều trị bằng các loại thuốc hạ huyết áp:
Có rất nhiều loại thuốc hạ áp và được xếp thành 06 nhóm lớn Sử dụng
thuốc tùy theo từng trường hợp người bệnh cho phù hợp [3],[7],[77]
- Nhóm thuốc lợi tiểu:
+ Lợi tiểu thiazid ví dụ Hydrochlorothiazide (Hydrodiuril)
+ Lợi tiểu quai ví dụ Furosemide (Lasix)
+ Lợi tiểu giữ kali ví dụ Spironolactone (Aldactone)
+ Lợi tiểu loại Indapanmide ví dụ Natrilix
- Nhóm thuốc tác động lên thần kinh giao cảm:
+ Thuốc ức chế Adrenergic tác dụng ngoại vi như Reserpine (hiện ít dùng
vì có nhiều tác dụng phụ)
+ Thuốc chủ vận Alpha tác dụng trung ương ví dụ Methydopa (Aldomet) +Thuốc chẹn Alpha ví dụ như Terazosin (Hytrin), Doxazosin (Carduran), nhóm này hay gây tụt HA tư thế
(Tenormin), Metoprolol (Betaloc) …các thuốc nhóm này có thể có tác dụng phụ như co thắt phế quản, nhịp chậm, suy tim, che lấp triệu chứng
hạ đường huyết do Insulin, giảm tuần hoàn ngoại vi, tăng Triglyceride máu (trừ các thuốc có hoạt tính giao cảm nội sinh)
+ Thuốc vừa chẹn Alpha vừa chẹn Beta như Carvedilol (Dilatrend), Labetalol (Trandate)
Trang 20- Nhóm thuốc giãn mạch trực tiếp:
Ví dụ: Hydrralazine (Apresoline), Minoxidi
p là nhức đầu, giữ nước, nhịp nhanh
- Nhóm thuốc chẹn kênh canxi:
+ Loại không có Dihydropyridine như Diltiazem (Tildiem), Verapamil (Isoptin), các thuốc nhóm này có tác dụng phụ là gây rối loại dẫn truyền, làm nặng thêm tình trạng suy chức năng tâm thu thất trái
+ Loại Dihyropyridine như Amlodipine (Amlor), Felodipine (Plendil), Nifedipine (Adalat), Isradipine (Dynacirc), Nicardipine (Loxen) Thuốc loại này có thể gây phù mắt cá, đỏ bừng mặt, nhức đầu
- Nhóm thuốc ức chế men chuyển:
Ví dụ Captopril (Capoten), Enalapril (Renitec), Quinapril (Accupril), Perindopril (Coversyl) ….Các tác dụng phụ bao gồm: ho khan, phù mạch, tăng canxi máu, giảm vị giác …
- Nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II:
Ví dụ như: Losartan (Cozaar), Valsartan (Diovan), Irbesartan (Aprvel), các loại thuốc này có tác dụng phụ như phù mạch, tăng kali máu, Nhóm thuốc này không gây ho khan như các thuốc ức chế men chuyển
1.2 Thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Nghiên cứu về tăng huyết áp ở người cao tuổi trên thế giới
THA là một bệnh phổ biến trên toàn thế giới và là một thách thức đối với Y tế công cộng bởi tỷ lệ của bệnh ngày một gia tăng và bởi các biến chứng về tim mạch và bệnh thận đi kèm Tỷ lệ người trưởng thành bị THA trên toàn thế giới chiếm 26,4% vào năm 2000 tương đương với 972 triệu người mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng và dự đoán tỷ lệ này sẽ tăng lên 60% tương đương với 1,56 tỷ người trưởng thành bị THA trên toàn thế giới vào năm 2025 [94]
Trang 21THA có tỷ lệ cao ở người cao tuổi Các nghiên cứu ở Châu Âu và Mỹ
đã chỉ ra rằng tỷ lệ THA ở người cao tuổi trong khoảng 53% - 72% [79] Theo tác giả Sarah Yoon thì tỷ lệ NCT bị THA ở Mỹ vào khoảng 64% vào năm
2008 và từ năm 1999-2008, tỷ lệ này có tăng nhẹ từ khoảng 62% đến 64% [101] Theo một nghiên cứu ở Maracaibo, Venezuela thì tỷ lệ bệnh nhân THA
ở người cao tuổi chiếm 61,2%, trong đó nam giới có tỷ lệ THA cao hơn nữ giới (67,4% so với 55,8%, theo thứ tự) có ý nghĩa thống kê (p<0,05) [100] Theo nghiên cứu của tác giả Shyamal Kumar Das nghiên cứu tại vùng thành thị của Ấn Độ cho thấy, tỷ lệ đối tượng từ 60-69 bị tiền THA là 48,8%, bị THA giai đoạn I là 48,2% và THA giai đoạn II là 41%, trong khi đó thì đối với đối tượng từ 70 tuổi trở lên thì tỷ lệ bị tiền THA là 49,5%, bị THA giai đoạn I là 36,7%, bị THA giai đoạn II là 43,1% Đồng thời nhóm đối tượng từ 60-69 tuổi và trên 70 tuổi có nguy cơ bị THA giai đoạn I cao gấp 5,22 lần và 3,07 lần (theo thứ tự) so với nhóm đối tượng dưới 20 tuổi Tỷ lệ bị THA giai đoạn II ở 2 nhóm đối tượng này cao gấp 13,7 lần và 15,6 lần so với nhóm đối tượng dưới 20 tuổi [99] Tỷ lệ người cao tuổi bị THA tại Mỹ vào năm 1999-2000 là 64,2%, vào năm 2001-2002 là 65,7% và vào năm 2003-2004 là 66,3% [85]
Trong một nghiên cứu khác về THA của NCT tại Ấn Độ và Bangladesh cho thấy tỷ lệ NCT nhận thức được cần đánh giá tình trạng huyết áp của mình thường xuyên chiếm 44,7% và tỷ lệ NCT thực hiện kiểm soát HA của mình chỉ chiếm có 25,6% [82] Hay theo nghiên cứu của tác giả Prencipe M (2000) tại Italia thì trong số NCT bị bệnh THA chỉ có 65,6% bệnh nhân nhận thức được tình trạng THA của mình, 59,5% bệnh nhân được điều trị và chỉ có 10,5% bệnh nhân có kiểm soát huyết áp [96]
1.2.2 Nghiên cứu về tăng huyết áp người cao tuổi tại Việt Nam
Ở Việt Nam, bệnh THA có xu hướng gia tăng nhanh chóng Năm 1976,
tỷ lệ THA ở dân số trưởng thành miền Bắc chỉ chiếm 1,9% thì vào năm 2008,
Trang 22nghiên cứu về THA đối với người trưởng thành (trên 24 tuổi) trên toàn quốc cho thấy tỷ lệ này đã tăng lên đến 27,2% [9] Bên cạnh đó THA là nguyên nhân hàng đầu gây ra tai biến mạch máu não nói riêng và các bệnh về tim mạch nói chung Theo nghiên cứu của Trường Đại học Y tế công cộng năm
2008, bệnh tim mạch gây ra một phần lớn gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam năm 2008 với số năm sống tàn tật hiệu chỉnh (DALYs)/100.000 dân chiếm 10,4% đối với bệnh đột quỵ; 2,5% với bệnh mạch vành và 5,3% đối với các bệnh tim mạch khác [70] Đối với người từ 70 tuổi trở lên, tổng gánh nặng bệnh tật khoảng 2,5 triệu DALYs, trong đó gánh nặng bệnh tật ở nữ giới chiếm 58% tổng DALYs ở lứa tuổi này Các bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật ở cả hai giới, gây ra 40% tổng gánh nặng bệnh tật [70]
Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về THA ở NCT Các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng tỷ lệ THA ở NCT là cao và có xu hướng tăng lên theo từng năm Theo tác giả Nguyễn Thanh Ngọc khi nghiên cứu tỷ lệ THA của NCT ở phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội cho kết quả là 37,6%; trong đó tỷ lệ THA ở nam giới là 48,5% và ở nữ giới là 32,4% [48] Trong các nghiên cứu ở Huế cho thấy tỷ lệ người cao tuổi bị THA tại xã Hương Xuân huyện Hương Trà là 38,9% [25] và tại xã Hương Vân huyện Hương Trà là 40,53% [43] và mức tỷ lệ THA ở người cao tuổi theo các giai đoạn không có sự tăng d n với tỷ lệ THA độ I là 39,25%; độ II là 35,51% và THA độ III là 25,24% [47] Nghiên cứu tại tỉnh Long An cho thấy, tỷ lệ NCT
bị THA chiếm 52,5% nhưng trong số những bệnh nhân này thì số NCT có điều trị THA chiếm 76,6% và số NCT kiểm soát tốt huyết áp chỉ chiếm có 10,6% [26] Chính vì khả năng kiểm soát huyết áp tại cộng đồng chưa cao lên
tỷ lệ NCT phải nhập viện vào khoa nội tim mạch vì biến chứng của THA chiếm tới 60,7%, còn tỷ lệ nhập viện do THA chiếm 13%, do tác dụng phụ của thuốc là 0,7% và do nguyên nhân khác là 25,6% [18]
Trang 23Theo kết quả của công trình điều tra dịch tễ học bệnh THA năm
1989-1992 của Trần Đỗ Trinh và cộng sự cho thấy: Tỷ lệ THA là 11,7% trong đó THA chính thức là 5,1%, THA giới hạn là 6,7%, ngoài ra còn THA không bền là 0,7% [69] Kết quả nghiên cứu vào năm 2000 của Phạm Gia Khải và cộng sự cho thấy: Tỷ lệ THA tăng lên theo tuổi đời, ở nam cao hơn nữ (p<0,01), ở vùng ven biển là 17,8%, cao hơn hẳn các vùng khác và tỷ lệ thấp nhất là vùng đồng bằng sông Hồng 10,7% [31],[33] Theo khảo sát gần đây của Bộ Y tế Việt Nam, tăng huyết áp đang tăng nhanh, chiếm hơn 16% người trên 25 tuổi Bệnh đứng hàng thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong [6]
Theo nghiên cứu về THA của tác giả Nguyễn Thanh Ngọc cho thấy, tỷ
lệ THA ở nhóm tuổi 70-79 là 47,1%, cao hơn 1,91 lần so với nhóm NCT từ 60-69 (p<0,05); tỷ lệ THA ở nam giới là 48,5%, cao hơn 1,96 lần so với nữ
giới (p<0,05) [48]
1.3 Một số yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp ở NCT
1.3.1 Yếu tố thuộc về cá nhân NCT
* Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index-BMI):
Chỉ số khối cơ thể được tính bằng cân nặng/(chiều cao(mét))2
và BMI
có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ khối mỡ trong cơ thể Theo phân loại của Văn phòng khu vực Tây Thái Bình Dương (Western Pacific Region Organization-WPRO) thì chỉ số BMI bình thường cho người Châu Á là 18,5 - 22,99 và BMI ≥ 25 thì được coi là béo phì [107] Tăng cân và béo phì là yếu tố nguy cơ gây THA và tỷ lệ bệnh nhân THA ở người béo phì cao gấp 2 lần ở những người không bị béo phì [103] Nghiên cứu về dịch tễ học THA của quần thể người trưởng thành ở thành phố Maracaibo (Venezuela) cho thấy người có BMI ≥ 25 bị THA chiếm tỉ lệ cao so với người có BMI < 25 (47,6% so với 24,2%, theo thứ tự) [100] Theo tác giả Trần Đình Toán thì khi BMI từ 21,5 đến 22,9 trở lên, tỷ lệ THA bắt đầu tăng cao hơn tỷ lệ chung trong cùng quần thể [66]
Trang 24* Tỷ lệ vòng bụng/vòng mông(Waist-hip ratio- WHR):
Tỷ lệ vòng bụng/vòng mông là giá trị của phép chia giữa số đo chu vi vòng eo và số đo chu vi vòng mông (tại vị trí lớn nhất có thể của vòng mông) Bệnh nhân được gọi là béo phì khi WHR > 0,95 ở nam và WHR> 0,85 ở nữ
và có liên quan tới bệnh THA [109] Trong một nghiên cứu tại Nigeria, tác giả Sanya đã chứng minh rằng BMI và WHR có mối liên quan tuyến tính với THA [98], còn theo tác giả Lý Huy Khanh thì béo phì theo BMI làm tăng nguy cơ tăng huyết áp 5,9 lần và béo phì theo tỉ số eo mông làm tăng nguy cơ tăng huyết áp 3,2 lần [35]
* Hút thuốc lá:
Trong thuốc lá có nicotin mà nicotin kích thích thần kinh giao cảm làm
co mạch ngoại vi gây THA Hút một điếu thuốc lá HATT có thể tăng lên 11 mmHg, HATTr tăng lên 9 mmHg và tình trạng này có thể kéo dài 20 - 30 phút, hút nhiều có thể có những cơn THA kịch phát nguy hiểm [14] Hút thuốc làm xơ cứng động mạch và những trường hợp tăng huyết áp có hút thuốc gặp nhiều biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp so với những trường hợp THA thông thường [105] hay theo tác giả Âu Bích Thủy nghiên cứu ở đàn ông Việt Nam thì những nam giới hút thuốc từ 30 năm trở lên hoặc 20 gói/năm trở lên có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp 1.52 lần và 1.34 lần (theo thứ tự) so với nhóm nam giới không bao giờ hút thuốc [104]
* Uống rượu, bia:
Rượu là một trong số những yếu tố thuận lợi gây THA nguyên phát [3] Theo tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 4% tử vong trên toàn thế giới
có liên quan đến rượu Tổ chức này cũng khuyến cáo: “rượu làm THA và đó
là yếu tố nguy cơ của tai biến mạch não, thường thấy phối hợp với bệnh tim, loạn nhịp tim, tăng xuất huyết não” [110] Ở Việt Nam, theo Bộ y tế thì các
rối loạn do lạm dụng rượu bia là nguyên nhân đứng thứ 3 gây gánh nặng bệnh tật ở nam giới [9] và theo nghiên cứu của Phạm Thái Sơn (2001-2002) cho thấy uống nhiều rượu là yếu tố làm tăng nguy cơ THA (p<0,001) [55]
Trang 25* Chế độ ăn: Chế độ ăn có thể tác động đến huyết áp động mạch qua nhiều
khâu, đặc biệt là các chất như natri, kali, canxi, protein, chất béo và glucid
- Muối: Muối ăn đóng vai trò quan trọng trong điều hoà thể tích ngoại bào và là yếu tố chính điều hoà huyết áp Lượng muối ăn tối đa là 6g/ngày; nếu vượt ngưỡng này, lâu ngày có thể sẽ gây THA Giữa muối ăn và huyết áp
có mối quan hệ tiến triển và liên tục, không có ngưỡng rõ ràng [89] Lượng muối ăn càng nhiều thì huyết áp càng tăng: cứ tăng mỗi 100 mmol muối ăn hàng ngày thì huyết áp tâm thu tăng 12 mmHg và huyết áp tâm trương tăng 7 mmHg [1] Bệnh nhân THA nên giảm hàm lượng muối ăn xuống dưới 4g/ngày [80] Nếu giảm hàm lượng muối ăn hàng ngày ở mức cao (3,3± 1,3g/ngày) xuống mức độ trung bình (2,4±1,2g/ngày) sẽ làm giảm 2,1 mmHg HATT, còn nếu giảm hàm lượng muối ăn hàng ngày ở mức trung bình (2,4 ± 1,2g/ngày) xuống mức độ thấp (1,5±0,8g/ngày) sẽ làm giảm 4,6 mmHg HATT [93]
- Chất béo: Các chất béo là nguồn năng lượng cao có chứa nhiều vitamin tan trong chất béo cần thiết, là thành phần cấu trúc của nhiều tổ chức quan trọng trong cơ thể Hiện nay chưa biết rõ ràng về nhu cầu chất béo nh-ưng một lượng chất béo hàng ngày từ 15-25% năng lượng khẩu phần có thể đáp ứng được nhu cầu [71]
- Chất xơ: Vai trò sinh học của chất xơ là giúp đẩy nhanh chất thải ra khỏi ống tiêu hoá, phòng táo bón Về vai trò đối với THA, đã có nhiều công trình nêu lên tác dụng của chất xơ trong điều hoà huyết áp cả ở người lớn và trẻ em Tuy nhiên tác dụng độc lập của chất xơ còn đang là vấn đề cần nghiên cứu Trong chế độ ăn của người bệnh THA cần thiết phải tăng nhiều chất xơ [5],[71]
* Thói quen sinh hoạt (nếp sống):
Các thói quen hàng ngày không có lợi cho sức khỏe đã được nhiều tác giả nghiên cứu hiện nay vì nó liên quan đến bệnh lý THA Các yếu tố thuận
Trang 26lợi dễ gây ra THA đã được nghiên cứu như chế độ ăn uống quá nhiều calo, nhiều mỡ động vật, nhiều chất ngọt, ăn mặn, uống nhiều rượu, hút thuốc lá
- Thói quen ăn nhiều mỡ động vật, ăn nhiều đồ ngọt: NCT nên ăn uống
điều độ, phù hợp vì chế độ ăn quá dư thừa sẽ gây béo phì và phát triển bệnh lý vữa xơ động mạch, đái tháo đường Chế độ ăn để giảm cân ở người béo phì trong đó trước tiên và chủ yếu là giảm các chất gluxit (bánh trái, đồ ngọt, chất bột) và bù đắp bằng rau quả Ăn giảm mỡ động vật và thay bằng dầu thực vật
và hạn chế uống nhiều nước kèm theo tăng cường vận động thể lực Nhưng trong thực tế, phần lớn các trường hợp béo phì chưa biết chế độ ăn để giảm cân, nhiều người còn cho rằng để giảm cân chỉ cần hạn chế chất đạm Mặt khác, một số các trường hợp béo phì còn bằng lòng với tình trạng đang béo lên Vì vậy, để giảm cân ở người béo phì, cũng là một việc nhiều khi khó thực
hiện [27],[38]
- Thói quen ăn mặn: Đối với trường hợp THA, các nghiên cứu cũng cho
thấy nhiều trường hợp còn chưa biết chế độ ăn nhạt Chế độ ăn giảm muối vừa phải (1-2,5g muối/mỗi ngày) áp dụng cho các trường hợp THA hoặc đang dùng thuốc lợi tiểu, trong chế độ ăn này chỉ cần có ý thức giảm bớt muối cho vào thức ăn hơn trước Mặt khác, một số người biết cần phải ăn nhạt nhưng lại khó từ bỏ được thói quen ăn mặn [19] Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Phong cho thấy tỉ lệ bệnh nhân THA có ăn mặn chiếm 81,0% [51]
- Thói quen uống nhiều rượu: Trong thực tế, việc loại bỏ thói quen
uống nhiều rượu cũng là một vấn đề khó Bởi vì, những người nghiện rượu kể
cả các trường hợp đã bị THA thường hay ngụy biện cho bản thân Tỷ lệ bệnh nhân THA có uống rượu/bia chiếm 55,0% [51] Vì vậy, công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe đối với NCT và dần dần bỏ rượu là vấn đề cần được tăng cường hơn nữa đặc biệt là đối với người có THA
- Thói quen sống tĩnh tại ít vận động thể lực:Vận động thể lực bao gồm
các hoạt động thường ngày và luyện tập thể dục thể thao Theo một số nghiên
Trang 27cứu, thói quen sống tĩnh tại rất nguy hại đối với hệ tim mạch Không vận động được coi là nguyên nhân của 5-13% các trường hợp THA hiện nay [87] Ngược lại, tăng cường vận động thể lực vừa sức và đều đặn lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với NCT [29],[30] Thể dục thể thao đối với NCT nhằm mục đích tăng cường chuyển hóa và hệ thần kinh trung ương Vì vậy, đối với NCT nên thực hiện đều đặn và phù hợp với từng trường hợp NCT có thể chọn cho mình bài tập vừa sức, như đi bộ, tập dưỡng sinh, tự xoa bóp Hai môn thể dục phù hợp đối với người THA là đi bộ và chạy chậm NCT không nên tập nặng quá sức mà nên tập đều đặn [27] Hiện nay, vận động thể lực đúng mức đều đặn được coi như một liệu pháp hiện đại để dự phòng THA NCT nên tránh các vận động quá mức và nhất là các động tác đó lại ở tư thế cúi khom người Theo nghiên cứu tại Jakarta (Indonesia) thì nhóm NCT có thói quen vận động có nguy cơ mắc THA thấp hơn 0,4 lần so với nhóm NCT
ít vận động [97]
* Kiến thức, thái độ, thực hành của người cao tuổi về tăng huyết áp:
Cho đến nay, việc phòng chống THA vẫn còn là một vấn đề khó khăn
và một trong các vấn đề khó khăn đó là vấn đề nhận thức của người dân Để phòng tai biến do THA, vấn đề quan trọng nhất là phải phát hiện và điều trị sớm THA Vì vậy, cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác TT- GDSK nhằm nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về THA, đồng thời phải gắn liền với việc phát triển tổ chức chăm sóc sức khỏe NCT ở mỗi cộng đồng [56]
Kiến thức của NCT về phòng chống một số bệnh thường gặp như tăng huyết áp, đau khớp còn chưa cao Khoảng hơn 45% người cao tuổi không biết
gì về cách phòng chống bệng tăng huyết áp [11] Trong nghiên cứu tìm hiểu kiến thức phòng chống THA của các bệnh nhân THA, theo tác giả Đào Ngọc Quân cho biết: c
tới tim mạch T
Trang 28Bên
ày [52] Theo nghiên cứu của tác giả Trần Thị Mai Oanh tại Hải Dương về chăm sóc sức khỏe NCT cho thấy phần lớn NCT không biết các biểu hiện của tăng huyết áp (66,5%), không biết nguy cơ nào gây ra tăng huyết áp (84,1%) [50]
1.3.2 Yếu tố về môi trường sống của NCT
Các yếu tố môi trường xã hội ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe NCT
nói chung và THA nói riêng như cô đơn, lối sống, gia đình, kinh tế
* Cô đơn: Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe,
bệnh tật của NCT được nêu lên nhiều nhất chính là sự cô đơn, tình trạng sống cách biệt Ngày càng có nhiều NCT phải sống cô đơn, theo Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam thì tỷ lệ NCT sống cô đơn ở Việt Nam tăng từ 3,47% năm 1992 đến 6,14% năm 2008 [54] Sự cô đơn của NCT có liên quan chặt chẽ đến bệnh trầm cảm và đồng thời bệnh trầm cảm cũng tăng dần theo tuổi [90] Không chỉ liên quan đến bệnh trầm cảm, tình trạng cô đơn còn là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh THA ở người cao tuổi Nghiên cứu tại Malaysia cho thấy, tỷ lệ NCT cảm thấy cô đơn nhiều chiếm 29,3% và NCT
bị cô đơn có khả năng bị tăng huyết áp cao gấp 1,31 lần so với NCT không bị
cô đơn (đã kiểm soát các yếu tố khác như các bệnh, tình trạng cá nhân…) [114]
* Về giáo dục: Dưới sự phát triển của kinh tế và hệ thống giáo dục,
trình độ học vấn của người dân Việt Nam được nâng lên một cách nhanh chóng, trong đó có cả trình độ học vấn của NCT Tuy nhiên có nhiều NCT ở nước ta có trình độ học vấn thấp (nguyên nhân là do NCT ở nước ta thời điểm
Trang 29hiện nay là những người đã trải qua các cuộc chiến tranh và thời kỳ bắt đầu phát triển kinh tế sau chiến tranh nên không có điều kiện học tập) Bên cạnh
đó vẫn có một số lượng không nhỏ các cụ vẫn còn mù chữ, đặc biệt là các cụ
ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn [2] Trình độ học vấn thấp đã gây nhiều khó khăn cho NCT khi tham gia vào các hoạt động xã hội… và tham gia tiếp cận các thông tin phòng chống bệnh tật, đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mình Trong một nghiên cứu về NCT tại Đà Nẵng thì số NCT không đi học chiếm 15,0% và số có trình độ tiểu học chiếm 43,0% [49] Trong một nghiên cứu ở Thái Lan cho thấy, kiến thức về THA giữa những nhóm NCT có trình
độ học vấn khác nhau thì những NCT không đi học không biết về THA cao gấp 1,38 lần so với nhóm NCT đi học từ tiểu học trở lên [95]
*Môi trường tự nhiên và lối sống: Môi trường sống liên quan trực tiếp
hay gián tiếp tới sức khoẻ Môi trường tự nhiên như thời tiết, khí hậu, không khí, nước, vi khuẩn, bụi, bức xạ là nguyên nhân của nhiều bệnh tật Với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta trong những năm gần đây thì tình trạng ô nhiễm môi trường trong đó có ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước khu dân cư ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong đó có NCT [9]
*Kinh tế: Kinh tế cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức
khoẻ đặc biệt là đối với NCT – người cần có điều kiện kinh tế để chăm sóc, bồi dưỡng sức khỏe và đảm bảo cho đời sống không bị lệ thuộc Theo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008 thì có 43,0% NCT vẫn phải làm việc, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa Phần lớn công việc của người cao tuổi là hoạt động nông nghiệp với thu nhập thấp và không ổn định [68] Trong đó có NCT vẫn còn đang là trụ cột nuôi sống gia đình hay phải làm thêm để tăng thu nhập cho gia đình Tuy nhiên cũng có nhiều NCT có được cuộc sống tuổi già đầy năng động là do có sự hỗ trợ của hệ thống lương hưu và các nguồn cung cấp tài chính khác
Trang 30Sự lao động trường diễn, ăn uống không đầy đủ, điều kiện kinh tế eo hẹp làm ảnh hưởng đến sức khoẻ NCT và là nguyên nhân làm gia tăng bệnh tật ở NCT bao gồm bệnh THA Theo một nghiên cứu ở Thái Lan cho thấy, số NCT có thu nhập dưới 500 baht/ tháng hoặc từ 501-5000 baht/tháng không nhận thức được tình trạng tăng huyết áp cao gấp 1,27 và 1,14 lần so với nhóm NCT có thu nhập trên 5001 baht/tháng [95]
Trong chăm sóc sức khỏe, NCT có một số chính sách ưu tiên như được khám trước, thụ hưởng từ chính sách người nghèo khi cần, những người từ 90 tuổi trở lên được khám chữa bệnh miễn phí hoàn toàn, tiến tới NCT từ 80 trở lên cũng sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ này Chăm sóc sức khoẻ cho NCT là công việc không chỉ riêng ngành y tế mà là của toàn xã hội, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các ban, ngành, tổ chức…Trong lĩnh vực này ở nước ta đang phát triển và hy vọng sẽ đạt được nhiều thành tựu, nhất là với sự
ra đời của Uỷ ban Quốc gia về NCT (5/8/2004)
1.3.3 Yếu tố về hệ thống y tế
Việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi hiện nay của ngành y tế mang tính thụ động Hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khoẻ phổ biến kiến thức về CSSK cho người cao tuổi gần như chưa được thực hiện một cách có
tổ chức, có kế hoạch dựa trên mô hình bệnh tật cụ thể ở địa phương Nguyên nhân do khó khăn về kinh phí, nhân lực cũng như nhận thức hạn chế của một
số nhà lãnh đạo địa phương
Hệ thống y tế ở nước ta tương đối phát triển về quy mô và chất lượng phục vụ ở các tuyến trung ương, tuyến tỉnh [9], nhưng sự phát triển này tập trung cho các chuyên khoa khác nhau mà chưa thật sự quan tâm đến hệ thống
y tế tuyến trên trong việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi Theo tác giả Đàm Hữu Đắc thì cả nước mới chỉ có 22 bệnh viện ở Trung ương và tỉnh đã thành lập Khoa Lão khoa với 1.049 cán bộ, y bác sỹ và 2.728 giường bệnh,
Trang 31điều này chứng tỏ tốc độ cải thiện và xây dựng mới hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vẫn còn yếu, chưa thực sự phù hợp với sự thay đổi cơ cấu dân số của nước ta hiện nay
Hệ thống y tế cơ sở ở nước ta còn yếu và thiếu thuốc men và trang thiết
bị chữa bệnh [12], phân bố trạm, trung tâm y tế không phù hợp, đặc biệt ở khu vực nông thôn và miền núi Người dân phải đi khá xa mới đến được cơ sở y tế [75], mà lý do chính để người dân không đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế là
do bệnh nặng và đi lại khó khăn [12] Vấn đề này cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và tính mạng của người cao tuổi tăng huyết áp
1.3.4 Yếu tố bản thân NCT
* Tiền sử gia đình mắc bệnh THA Tiền sử gia đình, nhất là trực hệ (bố,
mẹ, anh chị em ruột), có người lớn bị THA là một trong các nguy cơ mạnh
nhất làm cho một đối tượng có thể bị THA trong tương lai… [3],[13],[42]
* Tuổi và giới Tất cả chúng ta đều biết rằng người lớn tuổi có nguy cơ
mắc bệnh và tử vong do những bệnh có liên quan đến THA cao hơn những người trẻ tuổi Mặc dù THA tâm trương giảm nhẹ dần khi vượt qua độ tuổi 65 đến 70, huyết áp tâm thu lại tiếp tục tăng so với tuổi đời [13],[42]
1.4 Một số mô hình kiểm soát huyết áp hiện nay
1.4.1 Kiểm soát tăng huyết áp
Trên thế giới, chiến lược phòng chống THA là phòng ngừa cơ bản bao gồm giảm béo phì, giảm uống rượu, tăng cường các hoạt động thể lực, khám sàng lọc phát hiện sớm và điều trị sớm THA nhằm phòng các biến chứng, nhưng trên thực tế để làm được việc này còn gặp rất nhiều khó khăn.Trong những năm gần đây với sự hướng dẫn của WHO, việc điều trị THA đúng quy
cách đã có tiến bộ hơn trước Với nội dung" uống thuốc điều trị THA liên tục, hàng ngày", để duy trì huyết áp ổn định phác đồ tối ưu là dùng một liều duy
nhất có hiệu quả trong 24 giờ, bệnh nhân dễ thực hiện hơn, đỡ tốn kém
Trang 32Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh THA trong cộng đồng như: hút thuốc lá, uống nhiều rượu/bia, ăn mặn, ăn nhiều chất béo, ít hoạt động thể lực, béo phì, căng thẳng trong cuộc sống, rối loạn lipid máu, tiểu đường, tiền sử gia đình có người bị THA Phần lớn những yếu tố nguy cơ này có thể kiểm soát được khi người dân có hiểu biết đúng và biết được cách phòng tránh
Kiểm soát huyết áp là giải pháp kết hợp giữa truyền thông phòng chống bệnh với việc theo dõi huyết áp thường xuyên tại cơ sở y tế Theo WHO kiểm soát huyết áp là thực hiện các nội dung sau:
1) Giảm cân và kiểm soát số đo vòng hai: Tăng trọng lượng cơ thể, gia
tăng vòng bụng đồng thời gia tăng chỉ số WHR, có liên quan đến THA
2) Tập thể dục thường xuyên: Thể dục luôn có lợi cho sức khỏe Luyện
tập thường xuyên trong khoảng từ 30 đến 60 phút mỗi ngày sẽ đem lại những chuyển biến tốt cho người mắc bệnh huyết áp
3) Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn giàu chất xơ, rau, quả và ít chất béo,
cholesterol đem lại sức khỏe vàng cho những người cao huyết áp
4) Giảm muối trong chế độ ăn: Giảm một lượng nhỏ muối ăn trong chế
độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp người huyết áp cao giảm huyết áp từ 2-8 mmHg Trung bình, những người lớn khỏe mạnh cần từ 1500mg đến 2400mg natri mỗi ngày Những người bị huyết áp cao thì cần ít hơn 1500mg mỗi ngày
5) Giới hạn số lượng rượu: Rượu là thức uống hai mặt đối với sức khỏe
của người bị bệnh huyết áp Nếu uống ít, rượu sẽ làm giảm huyết áp từ 4mm Hg, nhưng uống nhiều rượu sẽ có tác động trái ngược
2-6) Cắt giảm thuốc lá và khói thuốc lá: Chất Nicotine trong thuốc lá có
thể làm tăng huyết áp Hút thuốc cả ngày sẽ khiến huyết áp tăng cao
7) Cắt giảm cafeine: Uống đồ uống có cafeine có thể tạm thời gây ra
huyết áp cao và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe NCT
8) Giảm căng thẳng: Căng thẳng hoặc lo âu có thể gây tăng huyết áp
NCT đặc biệt là NCT bị THA nên tìm nguyên nhân gây căng thẳng và xem xét để loại bỏ nó
Trang 331.4.2 Một số mô hình kiểm soát tăng huyết áp trên thế giới
Có nhiều cách tiếp cận để kiểm soát THA, trong đó sử dụng dược sỹ cấp phát thuốc tại bệnh viện là một mô hình để kiểm soát tăng huyết áp: theo nghiên cứu tại bệnh viện Cova da Beira (Bồ Đào Nha), tác giả Manuel Morgado đã sử dụng các dược sỹ tại bệnh viện tham gia can thiệp vào quá trình điều trị THA của bệnh nhân Tổng số 197 bệnh nhân THA được chia làm 2 nhóm, 99 bệnh nhân thường xuyên đến điều trị tại bệnh viện làm nhóm chứng và 98 bệnh nhân thường xuyên đến điều trị tại bệnh viện làm nhóm can thiệp (với sự can thiệp của dược sỹ về hướng dẫn sử dụng thuốc, giáo dục về THA và kiểm soát THA đồng thời tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân) Kết quả nghiên cứu cho thấy, can thiệp của dược sỹ trong hướng dẫn sử dụng thuốc,
tư vấn cho bệnh nhân đã làm gia tăng sự hiểu biết của bệnh nhân về thuốc và kiểm soát huyết áp Nhóm được can thiệp bởi dược sỹ có huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương thấp hơn nhóm chứng, có ý nghĩa thống kê (-6,8 mmHg
và -2,9 mmHg, p<0,05, theo thứ tự) Sử dụng thuốc đúng của nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng (74,5% và 57,6%, p=0,012, theo thứ tự) Mô hình này cho thấy việc kết hợp sử dụng dược sỹ cấp phát thuốc tại bệnh viện nhằm kiểm soát THA cho bệnh nhân đạt hiệu quả tốt [86]
Kiểm soát THA tại cộng đồng đang là vấn đề cần quan tâm, tác giả Isabelle Chebot đã sử dụng mô hình Precede-Proceed dưới sự hướng dẫn của các dược sỹ tại cộng đồng nhằm tác động đến bệnh nhân Kết quả cho thấy:
sự can thiệp của dược sỹ có thể thay đổi các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc của bệnh nhân, cải thiện cách sử dụng, giảm mức huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp [83] Khi so sánh mô hình kiểm soát THA cho bệnh nhân THA tại cộng đồng bằng quản lý tăng huyết áp hàng ngày tại nhà với đào tạo thông qua website của dược sỹ, kết quả cho thấy sự can thiệp của dược sỹ kết hợp với giao tiếp qua website nâng cao khả năng kiểm soát huyết áp của bệnh nhân THA [73]
Trang 34Mục tiêu chính của kiểm soát THA là giúp người có THA điều chỉnh hành vi lối sống Trong chương trình nghiên cứu can thiệp “sống lâu vui vẻ và sống lâu khỏe mạnh” tại cộng đồng dành cho người cao tuổi bị THA, tác giả Yeon-Hwan Park đã nghiên cứu can thiệp chia 2 nhóm, một nhóm chứng và một nhóm được truyền thông giáo dục sức khỏe, được tư vấn và được tập các bài tập TDTT phù h p trong vòng 12 tuần Kết quả cho thấy, đối với nhóm can thiệp, huyết áp tâm thu của những người cao tuổi tăng huyết áp tại cộng đồng đã giảm một cách rõ rệt với p<0,05 đồng thời năng lực tự tập TDTT, các chỉ số sức khỏe liên quan đến chất lượng cuộc sống cũng tăng lên có ý nghĩa thống kê [115]
Để kiểm soát được THA không chỉ người có THA được TT-GDSK mà những người trong gia đình cũng cần được TT-GDSK.Trong nghiên cứu của tác giả Khosravi (2010) tại Isfahan (Iran) nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và hành vi của những người THA và người thân của họ bằng giáo dục sức khỏe bởi các nhân viên y tế, kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân THA giảm từ 20,5% xuống còn 19,6% (không có ý nghĩa thống
, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp của vùng thành thị và nông thôn trên địa bàn nghiên cứu tốt hơn trên địa bàn đối chứng [84]
Nghiên cứu nhằm can thiệp thay đổi nhận thức và quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng ở Airdrie (Alberta), tác giả đã tiến hành giáo dục cho những những người tình nguyện từ 65 tuổi trở lên, đánh giá huyết áp, nguy cơ bệnh tim… và được theo dõi lại trong vòng 4-6 tháng sau Kết quả cho thấy có 71% người tình nguyện quay trở lại theo dõi sau 4-6 tháng, huyết áp tâm thu của
họ giảm 16,9±17,2 mmHg (p<0,05, n=105) so với lần đầu khám Can thiệp đã nâng cao nhận thức và quản lý về THA của người cao tuổi tại Airdrie [74]
Chương trình giáo dục sức khỏe phòng chống THA ở Canada được thực hiện bởi các bác sỹ gia đình, dược sỹ và các nhà khoa học tại trường đại
Trang 35học và tại cộng đồng Những cán bộ tình nguyện này sẽ chia sẻ những kiến thức nhằm giáo dục, tư vấn và thảo luận đưa ra các biện pháp phòng chống THA tại cộng đồng Và đây là một mô hình thành công trong thực tiễn phòng chống THA của Canada [78]
1.4.3 Một số mô hình kiểm soát tăng huyết áp tại Việt Nam
Ở nước ta cho đến nay, phần lớn các hoạt động phòng chống THA tập trung cho công tác điều trị bệnh tại các bệnh viện Hoạt động dự phòng, ghi nhận và quản lý bệnh THA tại cộng đồng đã được triển khai thông qua chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống THA nhưng còn hạn chế Công tác tuyên truyền bệnh THA tại cộng đồng chưa sâu rộng, các hoạt động điều tra dịch tễ, đào tạo cán bộ cho công tác phòng chống THA tại cơ sở còn chưa sâu rộng Ngân sách đầu tư cho công tác quản lý THA tại cộng đồng cũng còn khá khiêm tốn Điều này làm cho việc theo dõi, quản lý và điều trị bệnh nhân THA còn ở mức thấp: người bệnh thường đến các cơ sở y tế khám khi có biến chứng của THA, số người THA được điều trị đúng đạt tỷ lệ chưa cao Đó là lý
do cần có mô hình kiểm soát THA tại cộng đồng
* Mô hình huy động cộng đồng truyền thông phòng chống tăng huyết áp của Dương Minh Thu tại Thái Nguyên
Nghiên cứu của Dương Minh Thu, Đàm Khải Hoàn và cộng sự (2005) [61] tại thành phố Thái Nguyên đã huy động được các câu lạc bộ người cao tuổi vào TT-GDSK phòng chống THA góp phần cải thiện hành vi dự phòng tai biến mạch máu não Trong nghiên cứu này người cao tuổi được TT-GDSK nhiều hơn và đầy đủ hơn về các nội dung phòng bệnh Cụ thể là sau can thiệp tại phường Quang Trung thành phố Thái Nguyên thì tỷ lệ kiến thức loại khá tăng 33,3%, thái độ loại khá tăng 40,0%, thực hành loại khá tăng 38,8% (với
p <0,05) So với xã đối chứng là xã Quyết Thắng cho thấy người cao tuổi có kiến thức, thái độ thực hành về dự phòng tai biến mạch máu não ở phường Quang Trung cao hơn rõ rệt: kiến thức loại khá tăng hơn 35,7%, thái độ loại
Trang 36khá tăng hơn 34%, thực hành loại khá tăng hơn 40% Hiệu quả can thiệp về kiến thức là 51,1%, thái độ là 54,1%, thực hành là 58,0% (p<0,05) Điều đó chứng tỏ rằng người cao tuổi khi được TT-GDSK nhiều hơn hiểu biết nhiều hơn thì việc thay đổi hành vi cũng rõ hơn Trong mô hình nghiên cứu này hoạt động TT- GDSK được lồng ghép trong các chương trình sinh hoạt thường kỳ của Hội người cao tuổi nên ít tốn kém về thời gian và kinh phí Hoạt động TT-GDSK đã mang lại sự hiểu biết về cách phòng bệnh cho người cao tuổi nên đã được nhiều người cao tuổi tự nguyện tham gia Sau thời gian tiến hành các hoạt động truyền thông hành vi về phòng bệnh đã tăng hơn trước rõ rệt
* Mô hình điều trị ngoại trú bằng hình thức khám bệnh kê đơn thuốc
Người bệnh thấy có biểu hiện THA hoặc đi khám bệnh, kiểm tra sức khoẻ tại TYT xã/phường hay bệnh viện phát hiện THA được kê đơn hay phát thuốc BHYT hoặc tự mua và dùng thuốc tại nhà Đây là hình thức khám chữa bệnh được tổ chức ở tất cả các phòng khám của các cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân ở nước ta đang thực hiện theo Quy chế bệnh viện
* Mô hình quản lý điều trị THA tại Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ tỉnh Bắc Giang [59]
Đối tượng nghiên cứu là những cán bộ trong chế độ bảo vệ sức khoẻ của tỉnh Bắc Giang quản lý Tất cả các đối tượng này được khám sức khoẻ
được lập hồ sơ để quản lý, theo dõi, phát thuốc tự uống ở nhà dưới sự giám sát và tái khám hàng tháng của Ban bảo vệ và chăm sức khoẻ của tỉnh Bắc Giang Tỷ lệ cán bộ mắc THA khá cao tới 371/727 người (51%), trong đó dưới 60 tuổi là 8,8%, còn lại là NCT Mô hình này được thực hiện và tổng kết năm 2006, được đánh giá là có hiệu quả cao trong việc kiểm soát THA thường xuyên cho NCT Tuy nhiên trong mô hình này mới chỉ giải quyết
Trang 37được người bệnh trong diện quản lý tại Ban bảo vệ sức khoẻ, đó là cán bộ lãnh đạo của tỉnh
* Mô hình quản lý và điều trị THA ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang [59]
Mô hình này là mô hình điều trị ngoại trú cho người bệnh THA tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang Bệnh nhân THA khi đến khám bệnh được làm bệnh án điều trị ngoại trú, theo dõi các lần khám bệnh, các diễn biến của bệnh cũng như các tác dụng phụ không mong muốn của bệnh trong quá trình điều trị
Cách thức tiến hành: Những bệnh nhân đến khám điều trị ngoại trú bệnh THA được hỏi bệnh và khám bệnh làm các xét nghiệm cận lâm sàng theo dõi đánh giá kết quả lần đầu và các lần tái khám
Phương pháp quản lý: Mỗi bệnh nhân có 1 bộ hồ sơ bệnh án và một quyển sổ theo dõi HA tại nhà Chỉ số HA và dấu hiệu đi kèm theo hàng ngày tại nhà và số lần khám Hẹn ngày tái khám (tùy theo mức độ bệnh) Gọi điện thoại nếu như bệnh nhân chưa đến khám đúng ngày, nếu bệnh nhân không có điện thoại sẽ được gửi giấy báo đến tận nhà nhắc bệnh nhân đến khám lại
Kết hợp chặt chẽ giữa thày thuốc với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để tăng hiệu quả điều trị: Cung cấp các thông tin về bệnh nhân hàng tháng, hàng năm cho bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân Hướng dẫn cho người nhà bệnh nhân và bệnh nhân cách uống thuốc và những tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra cho bệnh nhân Giải thích rõ cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về tác dụng của từng loại thuốc để cùng bác sỹ soạn
ra một phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng người bệnh để đạt hiệu quả cao nhất
Phương pháp điều trị theo hướng dẫn của JNC VII (2003): Sau khi điều chỉnh lối sống không kết quả thì cho sử dụng thuốc điều trị theo giai đoạn của THA Theo dõi diễn biến của bệnh: Qua sổ theo dõi HA tại nhà, điện thoại liên lạc khi cần thiết; số lần phải vào viện Đánh giá kết quả HA: Sổ theo dõi tại nhà (người nhà tự đo); bác sỹ đo HA trực tiếp khi tái khám
Trang 38Kết quả: Mô hình này được triển khai thực hiện từ năm 2003 đến năm
2007 với 3030 người mắc tỷ lệ đạt HA mục tiêu là 75%, bỏ là 4,3%, không biết mắc THA là 53%, chưa hiểu biết về THA là 70%, tai biến do THA
là 1,7% Tuy nhiên mô hình này người bệnh được quản lý và giám sát hàng tháng, nhưng bệnh nhân phải là đối tượng có thẻ BHYT Do số lượng bệnh nhân quá đông trong khi nguồn nhân lực hạn chế, hàng tháng bệnh nhân phải
đi từ các huyện lên đa khoa tỉnh để tái khám và lĩnh thuốc về uống tại nhà, những bất cập đó đã dẫn đến hiệu quả của mô hình hạn chế tỷ lệ đạt HAMT thấp số người bỏ cuộc cao, nhận thức về bệnh THA và thực hiện đầy
đủ chế độ quản lý còn thấp
* Mô hình quản lý và điều trị THA tại bệnh viện huyện ở tỉnh Bắc Giang [58]
Để khắc phục những bất cập và những vấn đề mà các mô hình bệnh THA, Đinh Văn Thành và cộng sự năm 2008 đã tiến hành xây dựng mô hình quản lý điều trị THA tại huyện ở tỉnh Bắc Giang cho 8.952 người bệnh THA tại 10 huyện, thành phố của tỉnh
Mục tiêu: Người bệnh được quản lý và kiểm soát tình trạng bệnh THA
thường xuyên liên tục và lâu dài để phòng, chống các tai biến và tử vong do
bệnh THA gây nên, đồng thời duy trì HA mục tiêu ổn định
Bước 1: Tất cả người bệnh THA đều phải đưa vào nằm điều trị nội trú tại khoa nội của huyện để thực hiện một số công việc trong thời gian điều trị Nếu người bệnh THA không có biến chứng nặng hoặc đang trong tình trạng không có cơn THA (THA cấp cứu, THA khẩn cấp) thì hướng dẫn người bệnh THA biết đo, cách sử dụng thuốc, theo dõi diễn biến của bệnh
THA và điều chỉnh lối sống
Bước 2: Sau khi người bệnh THA đã được điều trị chuyển sang bước
quản lý và điều trị ngoại trú và được làm hồ sơ theo dõi tại nhà
Mô hình này nó đã khắc phục được những bất cập: Người bệnh THA được điều trị nội trú sau đó chuyển sang bước 2 là lập hồ sơ quản lý và điều
Trang 39trị ngoại trú có kiểm soát THA, hàng tháng đến khám lại Người bệnh THA được quản lý ngay trên địa phương không phải đi xa đỡ phiền hà từ đó tỷ lệ
bỏ cuộc giảm xuống là 6,85%, còn tỷ lệ bỏ cuộc ở bệnh viện đa khoa tỉnh là 18,57% Chi phí cho một người bệnh thấp (1.110.086 ± 398.259 đồng), chi phí ở bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang là 1.626.495 ± 475.784 đồng, bỏ được yếu tố nguy cơ cao hơn (42,50%), bệnh viện đa khoa tỉnh là 29,41% p<0,05 Nhưng kết quả đạt HA mục tiêu của bệnh viện huyện (55,88%), bệnh viện đa khoa tỉnh (56,14%), p>0,05
1.4.4 Chương trình phòng chống tăng huyết áp Quốc gia
1.4.4.1 Nội dung chương trình
Trên thế giới và Việt Nam hiện nay đang tồn tại hai mô hình quản lý và điều trị bệnh THA chủ yếu: Một là mô hình được thực hiện tại cộng đồng, người bệnh THA tự đến để được chăm sóc, tư vấn tại cộng đồng Hai là mô hình được thực hiện tại các cơ sở là bệnh viện, người bệnh THA tự đến để được quản lý và điều trị tại các bệnh viện huyện từ địa phương đến trung ương Trong khi đó người bệnh THA đòi hỏi cần phải quản lý và liên tục, thường xuyên, vì vậy phải có mô hình quản lý và điều trị phối hợp của các
và cộng đồng đó là mô hình quản lý bệnh THA tại tuyến y tế cơ sở
hê duyệt trong “Chương trình phòng chống một số bệnh không lây nhiễm giai
Tuy nhiên đến trước năm 2009, chúng ta vẫn chưa có hệ thống quản lý và dự phòng đối với bệnh THA, các hoạt động y tế hiện mới chỉ tập trung cho công tác điều trị bệnh tại các bệnh viện Chưa có mô hình dự phòng, ghi nhận và quản lý bệnh THA tại cộng đồng Công tác tuyên truyền
Trang 40bệnh THA tại cộng đồng chưa sâu rộng, các hoạt động điều tra dịch tễ, đào tạo cán bộ cho công tác phòng chống THA tại cơ sở còn rất hạn chế Ngân sách đầu tư cho công tác quản lý THA tại cộng đồng cũng còn khá khiêm tốn
-chương trình mục tiêu quốc gia
2006-2010 [62] Đồng thời năm 2011 nhà nước đã tiếp tục phê duyệt dự
án phòng chống THA do Viện tim mạch bệnh viện Bạch Mai là đơn vị triển khai thực hiện các hoạt động của dự án trên toàn quốc [8],[63]
Mục tiêu chung của dự án là nâng cao nhận thức đúng của nhân dân về bệnh THA và các yếu tố nguy cơ Tăng cường năng lực của nhân viên y tế trong công tác dự phòng, phát hiện sớm và điều trị đúng bệnh THA theo phác
đồ do Bộ Y tế quy định
Mục tiêu cụ thể là:
- Nâng cao nhận thức của nhân dân về dự phòng và kiểm soát bệnh THA Phấn đấu đạt chỉ tiêu 50% người dân hiểu đúng về bệnh THA và các biện pháp phòng, chống bệnh THA
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực làm công tác dự phòng và quản
lý bệnh THA tại tuyến cơ sở Phấn đấu đạt chỉ tiêu 80% cán bộ y tế hoạt động trong phạm vi dự án được đào tạo về biện pháp dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và quản lý bệnh THA
- Xây dựng, triển khai và duy trì bền vững mô hình quản lý bệnh THA tại tuyến cơ sở
- Phấn đấu đạt chỉ tiêu 50% số bệnh nhân THA được phát hiện sẽ được điều trị đúng theo phác đồ do Bộ Y tế quy định