1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chênh lệch tham nhũng và dòng vốn FDI đầu tư vào các quốc gia khu vực đông nam á

81 373 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Do đó, để xác định và làm rõ mối quan hệ giữa tham nhũng và dòng vốn FDI đầu tư vào các nước khu vực Đông Nam Á, tác giả chọn đề tài “Chênh lệch tham nhũng và dòng vốn FDI đầu tư vào các

Trang 1

NGUYỄN NGỌC MINH TUẤN

CHÊNH LỆCH THAM NHŨNG VÀ DÒNG VỐN FDI ĐẦU TƯ VÀO CÁC QUỐC GIA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH - 2016

Trang 2

NGUYỄN NGỌC MINH TUẤN

CHÊNH LỆCH THAM NHŨNG VÀ DÒNG VỐN FDI ĐẦU TƯ VÀO CÁC QUỐC GIA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Mã số : 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS TRẦN NGỌC THƠ

TP.HỒ CHÍ MINH - 2016

Trang 3

nguồn gốc từ các tổ chức đáng tin cậy và được tôi tổng hợp và xử lý

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN NGỌC MINH TUẤN

Trang 4

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các bảng

Tóm tắt

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT MỐI QUAN HỆ CỦA THAM NHŨNG VÀ FDI TRONG CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 5

1.1 Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

1.2 Khái niệm Tham nhũng 8

1.3 Khái niệm Chênh lệch tham nhũng 9

1.4 Tổng quan lý thuyết 14

1.4.1 Lý thuyết Chi phí giao dịch 14

1.4.2 Mô hình OLI của Dunning 15

1.5 Mối quan hệ giữa tham nhũng, chênh lệch tham nhũng và FDI trong các nghiên cứu trước đây 17

1.6 Hạn chế của các nghiên cứu trước 25

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI VÀ THAM NHŨNG 28

2.1 Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới 28

2.2 Xu hướng dòng vốn FDI ở khu vực châu Á 29

2.3 Tình hình tham nhũng của các nước trong khu vực Đông Nam Á 16

CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 35

3.1 Dữ liệu nghiên cứu 35

3.2 Phương pháp và mô hình nghiên cứu 44

3.3 Giả thuyết nghiên cứu và kỳ vọng dấu 46

Trang 5

CHƯƠNG CUỐI: PHẦN KẾT 57

Đóng góp, phát triển mới của luận văn 57 Hướng phát triển đề tài trong tương lai 58

Tài liệu tham khảo

Trang 6

CPI Corruption Perceptions Index Chỉ số nhận thức tham nhũng FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế MNE Multinational Enterprises Doanh nghiệp đa quốc gia

OLI Ownership, Location,

Internalization paradigm Mô hình chiết trung

OECD Organisation for Economic

Cooperation and Development

Tổ chức hợp tác và phát triển

kinh tế TCT Transaction Cost Economics Lý thuyết chi phí giao dịch

TI Transparency International Tổ chức Minh Bạch Thế Giới

UNCTAD United Nations Conference on

Trade and Development

Diễn đàn thương mại và phát triển Liên Hiệp Quốc

UNDP United Nations Development

Programme

Chương trình Phát triển Liên

Hợp Quốc

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương Mại Thế Giới

Trang 7

Bảng 1.1 Tổng kết các nghiên cứu của các tác giả trước

Bảng 2.1 Dòng vốn đầu tư FDI chia theo các vùng miền trên thế giới 2012-2014

Bảng 2.2 Danh sách 10 nước châu Á nhận đầu tư FDI nhiều nhất năm 2013 và

2014

Bàng 2.3 So sánh chỉ số nhận thức tham nhũng của các nước Đông Nam Á

(2003-2015)

Bảng 3.1 Mô tả các biến quan sát trong mô hình hồi quy

Bảng 3.2 Tổng quan các biến của mô hình hồi quy

Bảng 4.1 Tổng hợp kết quả hồi quy của cả 3 mô hình

Trang 8

tác động ngược chiều giữa mức độ tham nhũng và dòng vốn FDI mà quốc gia đó nhận được Nhưng các nghiên cứu khác chỉ ra tham nhũng tác động cùng chiều đến dòng vốn FDI Trong bài nghiên cứu này, tôi lặp lại các nghiên cứu trước đây và đưa thêm khái niệm “chênh lệch tham nhũng”, là sự khác biệt về tham nhũng giữa hai nước

Từ đó, áp dụng vào các nước trong khu vực Đông Nam Á, thời gian từ 2003 đến 2015 và nghiên cứu trên 3 mô hình, tương ứng với 3 biến: (1) tham nhũng; (2) chênh lệch tham nhũng dương và (3) chênh lệch tham nhũng âm Ở đây, chênh lệch tham nhũng dương là các quan sát mà nước đầu tư có mức độ tham nhũng cao hơn nước chủ nhà; và ngược lại đối với chênh lệch tham nhũng âm

Kết quả cho thấy, tham nhũng cao có dấu hiệu thu hút đầu tư FDI nhiều hơn, nhưng độ thu hút không lớn Chênh lệch tham nhũng dương có tác động ngược chiều đến dòng vốn đầu tư FDI Điều này có thể giải thích rằng sự tương đồng về thể chế của hai quốc gia thúc đẩy dòng vồn đầu tư FDI giữa hai nước Chênh lệch tham nhũng âm cũng có tác động ngược chiều, nhưng hệ số khá nhỏ Các nhà đầu tư

ở nước ít tham nhũng cũng có xu hướng đầu tư vào các nước có tình trạng tham nhũng cao Có thể giải thích rằng một số nhà đầu tư có kiến thức và kinh nghiệm trong việc ứng phó với tham nhũng đã sử dụng nó giống như lợi thế cạnh tranh so với các nhà đầu tư khác nên ưu tiên đầu tư vào các nước chủ nhà có mức độ tham nhũng cao

TỪ KHÓA

- Chênh lệch tham nhũng

- FDI

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, các nước phát triển cũng như đang phát triển phải đối mặt với vấn đề nguồn vốn để phục hồi nền kinh tế của nước mình Một số những nguồn vốn được quan tâm nhất đó là dòng vồn FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức đầu tư quốc tế dựa trên

cơ sở của quá trình chuyển dịch tư bản giữa các nước Do đó, FDI có vai trò rất quan trọng đó là tạo ra cơ hội cho các nước kém phát triển tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài đầu tư vào trong nước Tại các nước có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài hợp lý, FDI không chỉ làm tăng cung về vốn đầu tư mà còn có vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ; đặc biệt là thúc đẩy quá trình tích tụ vốn con người, một nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Do vậy, dòng vốn FDI luôn luôn được coi là một trong những nguồn vốn quan trọng của bất kỳ nước nào, cả các nước phát triển cũng như đang phát triển

Không phải bất kỳ nước nào cũng sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp như mong muốn, bởi nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố: kinh tế, chính trị, vốn con người, mục đích, đầu tư,… Do vậy, làm sao để thu hút FDI cũng là vấn đề mà các nước luôn quan tâm, bởi lẽ tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, tốc độ phát triển của mỗi nước mà có những chính sách khuyến khích khác nhau Hơn nữa, nhiều ý kiến cho rằng hối lộ và tham nhũng đang cản trở hoạt động đầu tư, làm xói mòn sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn nước đó nói chung Đó

là cảnh báo của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) trong hội nghị “Tổng kết 25 năm thu hút FDI” (Hà Nội, ngày 27-3-2013) Hiệp hội doanh nghiệp Úc (AuCham) và Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) cũng nhấn mạnh: Cải cách hành chính tại Việt Nam chậm và đặc biệt có rất nhiều vấn

đề xung quanh sự thiếu minh bạch, quan liêu, tham nhũng

Trang 10

Do đó, để xác định và làm rõ mối quan hệ giữa tham nhũng và dòng vốn FDI đầu tư vào các nước khu vực Đông Nam Á, tác giả chọn đề tài “Chênh lệch tham nhũng và dòng vốn FDI đầu tư vào các quốc gia khu vực Đông Nam Á” để thực hiện nghiên cứu của mình Ngoài ra, vào năm 2014, hai tác giả Jose R.Godinez và Ling Liu đưa ra và sử dụng khái niệm “chênh lệch tham nhũng” ở các nước Châu Mỹ Latin Bài nghiên cứu này cũng sẽ giới thiệu khái niệm “chênh lệch tham nhũng” và đưa vào nghiện cứu ở các nước Đông Nam Á

Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu sẽ phân tích và giải thích 3 câu hỏi sau:

1 Liệu rằng mức độ tham nhũng của một nước trong khu vực Đông Nam Á

có ảnh hưởng đến dòng vốn FDI từ các nước trên thế giới đầu tư vào nước này hay không?

2 Liệu rằng chênh lệch tham nhũng dương (từ nước đầu tư tham nhũng hơn đến nước chủ nhà ít tham nhũng hơn) có ảnh hưởng đến dòng vốn FDI luân chuyển giữa hai nước này hay không?

3 Ngược lại, chênh lệch tham nhũng âm (từ nước đầu tư tham nhũng ít hơn đến nước chủ nhà) có ảnh hưởng đến dòng vốn FDI luân chuyển giữa hai nước này hay không?

Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xem xét

sự ảnh hưởng của tham nhũng và chênh lệch tham nhũng lên dòng vốn FDI Dữ liệu thu thập dạng bảng micro-panel-data với số năm xem xét rất ít so với số đơn

vị chéo Quá trình xử lý hồi quy, tùy từng trường hợp và các lỗi vi phạm mô hình khác nhau chẳng hạn như hiện tượng phương sai thay đổi, hiện tượng tự tương quan,…, tác giả sẽ sử dụng phương pháp hồi quy GLS có khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và/hoặc hiện tượng tự tương quan nếu có

Trang 11

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là các nước trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm 11 nước: Brunei, Indonesia, Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Đông Timor và Việt Nam Thời gian nghiên cứu từ năm

2003 đến năm 2015

Đối tượng quan sát là các cặp quốc gia: nước đầu tư – nước chủ nhà Dữ liệu đầu tư FDI giữa các cặp quốc gia này được lấy từ số liệu đầu tư chéo giữa các nước trên thế giới từ năm 2003 đến 2015 của Hiệp hội Liên Hiệp Quốc về Thương Mại và Phát Triển (UNCTAD) Từ các quan sát này, tác giả thu thập các

dữ liệu khác: Chỉ số Nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index), Chênh lệch tham nhũng, Chỉ số Phát triển con người (Human Development Index), Chỉ số Luật pháp (Rule of Law), Chỉ số Quan liêu (Bureaucracy), Chỉ số

Tự do kinh tế (Economic Freedom), Chỉ số Trình độ học vấn (Education Attainment), Chỉ số Lạm phát (Inflation), Chỉ số Phát triển hạ tầng (Infrastructure), Chỉ số Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product), Chỉ

số Thất nghiệp (Unemployment rate)

Bố cục luận văn

Kết cấu của luận văn được trình bày như sau:

Chương 1: Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Khái niệm tham nhũng Định nghĩa chênh lệch tham nhũng và cách đo lường Tổng quan cơ sở lý thuyết Trình bày mối quan hệ của tham nhũng, chênh lệch tham nhũng đối với dòng vốn đầu tư FDI trong các nghiên cứu trước đây

Chương 2: Trình bày tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và tình hình tham nhũng trên phạm vi thế giới, khu vực châu Á và khu vực Đông Nam Á

Chương 3: Trình bày về dữ liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Đồng thời, nêu các giả thuyết nghiên cứu và kỳ vọng dấu của các mô hình

Trang 12

Chương 4: Trình bày về kết quả nghiên cứu và kết luận Trong phần này, người đọc sẽ nhận thấy sự tác động của tham nhũng và chênh lệch tham nhũng đến dòng vốn FDI đầu tư vào các nước khu vực Đông Nam Á Từ đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị của đề tài

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT MỐI QUAN HỆ CỦA THAM NHŨNG

VÀ FDI TRONG CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động kinh doanh quốc tế dựa trên cơ sở của quá trình dịch chuyển tư bản giữa các nước, chủ yếu do các pháp nhân hoặc thể nhân thực hiện theo hình thức nhất định; trong đó chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành, quản lý và sử dụng vốn đầu tư

Theo Wikipedia: FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước ngoài và nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền sản xuất kinh doanh cơ sở này

Theo IMF: FDI là hình thức đầu tư ra khỏi biên giới nước, trong đó người đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp ở một nước khác Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp

Theo OECD (1996) cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài phản ánh mục tiêu

có được một lợi ích lâu dài của một thực thể thường trú trong một nền kinh tế (chủ đầu tư trực tiếp) với một thực thể trong một nền kinh tế khác của các nhà đầu

tư (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp) Các lợi ích lâu dài này ngụ ý sự tồn tại của một mối quan hệ lâu dài giữa các nhà đầu tư trực tiếp, doanh nghiệp và một mức độ đáng kể ảnh hưởng đến quản lý của doanh nghiệp Đầu tư trực tiếp liên quan đến

cả giao dịch ban đầu giữa hai thực thể và tất cả các giao dịch vốn giữa họ và giữa các doanh nghiệp trực thuộc, trong trường hợp cả hai đã hợp nhất hay vẫn chưa hợp nhất

Theo tổ chức thương mại thế giới WTO: “FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu

tư, hoặc nước chủ nhà) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp,

cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà họ quản lý ở nước ngoài là các công ty kinh doanh

Trang 14

Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"

Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc một tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp dồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật này”

Tóm lại: FDI là một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác

Đặc điểm của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dunning (1993) đã chỉ ra có 3 nhân tố chính của dòng vốn FDI là dựa vào động cơ sau sự đầu tư đó là sự trông mong của các nhà đầu tư Yếu tố thứ nhất của dòng vốn FDI đó chính là tìm kiếm thị trường (market-seeking) Dòng vốn FDI này chủ yếu hướng tới các thị trường trong nước và trong khu vực hay còn gọi là dòng vốn FDI thay thế Dòng vốn FDI thứ hai đó là dòng vốn tìm kiếm nguồn lực (resource-seeking), dòng vốn này nhằm hướng đến tìm kiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động rẻ Một dòng vốn nữa đó là tìm kiếm hiệu quả (efficiency-seeking) Do đó, nguồn vốn FDI có những đặc điểm sau:

- Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn các nước Helpman và Sibert, Richard S.Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên (số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có được do dùng thêm một đơn vị của yếu tố sản xuất) của vốn giữa các nước Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn, còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận Vì chi phí sản xuất của các nước thừa vốn thường cao hơn các nước thiếu vốn Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là tất cả những hoạt động nào có năng xuất cận biên cao mới được doanh nghiệp đầu tư

Trang 15

sản xuất mà cũng có những hoạt động quan trọng, là sống còn của doanh nghiệp thì họ vẫn tự sản xuất cho dù hoạt động đó cho năng suất cận biên thấp

- Chu kỳ sản phẩm Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kỳ sống của các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoạn sản phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chín muồi và giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa Akamtsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thuật của người ngoài (giai đoạn sản phẩm chín muồi) Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện (giai đoạn chuẩn hóa) Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này

có rất nhiều nhà cung cấp Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và sau đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn

- Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia Stephen H.Hymes (2960, công bố năm 1976), John H.Dunning (1981), Rugman A (1987) và một số người cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra người ngoài Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty

đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư ra các nước có sẵn nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng Nhưng đồng thời, môi trường đầu tư cũng phải đảm bảo những tiêu chí nhất định để hoạt động của doanh nghiệp thành công

Trang 16

- Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có quan hệ thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương

Để đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và Châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, từ

đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu

- Khai thác chuyển giao công nghệ Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn, chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa

- Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên Để có nguồn nghiên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm các đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú Làn sóng đầu tư trực tiếp ra người ngoài của Nhật Bản và thập nhiên 1950 là

vì mục đích này FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự

1.2 Khái niệm tham nhũng

Tham nhũng thường được định nghĩa theo nghĩa hẹp như là hành động lạm dụng quyền hạn để chuộc lợi cho bản thân (Roy & Oliver, 2009) Định nghĩa này

bị bác bỏ trong các báo cáo đo lường về Chỉ số nhận thức tham nhũng của các nước (Transparency International, 2010) Ví dụ như tham nhũng trong khu vực công sẽ tác động phá hủy dần dần lên tính thống nhất trong toàn bộ hệ thống của một nước: nó có thể làm giảm hiệu quả hoạt động, bóp méo chính sách công, làm chậm quá trình truyền dẫn thông tin, tác động làm giảm thu nhập nhận được và gia tăng tình trạng nghèo nàn của toàn bộ nước đó (Chen, Ding, & Kim, 2010) Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân Tham

ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công Tham nhũng và tham ô là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế - xã hội lỏng

Trang 17

lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng

và các tệ nạn có điều kiện phát triển và tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế Tham nhũng và tham ô làm chậm sự phát triển kinh tế-xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào nhà nước, đến chừng mực nào đó

nó gây mất ổn định chính trị, kinh tế - xã hội

Theo tài liệu đào đạo của Thanh tra Chính Phủ Việt Nam tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao

để vụ lợi

Theo Từ điển Tiếng Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng (năm 1969) định nghĩa tham nhũng trong một phạm vi hẹp, đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng

Theo pháp luật Việt Nam quy định (tại Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005), tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức

vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị; nói cách khác là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước Việc giới hạn như vậy nhằm tập trung đấu tranh chống những hành vi tham nhũng ở khu vực xảy ra phổ biến nhất, chống có trọng tâm, trọng điểm, thích hợp với việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng như: kê khai tài sản, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu

1.3 Khái niệm chênh lệch tham nhũng

Tham nhũng thường được hiểu là hành động lạm dụng quyền lực để trục lợi cá nhân Có rất nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra sự tác động của tham nhũng đến sự lựa chọn của các công ty đa quốc gia khi quyết định đầu tư vào đất nước nào Các nghiên cứu thực nghiệm cũng đã cho thấy tác động ngược chiều giữa

Trang 18

tham nhũng và dòng vốn FDI đổ vào nước đó Hai tác giả Habib M & Zurawicki

L., trong nghiên cứu “Country-level investments and the effect of corruption - Some empirical evidence” công bố năm 2001 đã thu thập dữ liệu của 111 nước

trên thế giới trong thời gian 5 năm từ 1994 đến 1998 Nghiên cứu này cũng chỉ ra tham nhũng của một nước có tác động cản trở dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào nước đó

Tuy nhiên, hai tác giả khác là Peter Egger và Hannes Winner trong nghiên

cứu “Evidence on corruption as an incentive for foreign direct investment” công

bố trên tạp chí European Jounal of Political Economy năm 2005 thì lại chỉ ra kết quả ngược lại Trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu thực nghiệm trên 73 nước phát triển cũng như đang phát triển, trong khoảng thời gian 5 năm từ 1995 đến 1999 đã công bố kết quả: có tương quan dương giữa tham nhũng và vốn đầu

tư FDI vào nước đó Ngoài ra, còn có nhiều tranh luận khác về tương quan của tham nhũng và dòng vốn FDI

Vào năm 2004, hai tác giả Eden L & Miller S công bố nghiên cứu

“Distance matters: Liability of foreignness, institutional distance and ownership strategy” đề cập đến vấn đề đầu tư nước ngoài, trong đó, các công ty

đa quốc gia đầu tư vào nước chủ nhà sẽ bị ràng buộc bởi trách nhiệm của người ngoại quốc (thuật ngữ của tác giả: liability of foreignness - LOF) Đồng thời, Eden L & Miller S cũng đề cập đến khái niệm “institutional distance” (tạm dịch

là “khoảng cách thể chế”) để mô tả sự khác biệt về thể chế của hai nước Từ khái niệm này, tác giả Jose R.Godinez và Ling Liu năm 2014 công bố bài viết

“Corruption Distance and FDI flows into Latin America” trên tạp chí

International Business Review phát triển thêm khái niệm “Corruption Distance” (tạm dịch là “chênh lệch tham nhũng”) để phân tích tác động đến dòng vốn FDI đầu tư vào các nước Châu Mỹ Latin Do đó, nghiên cứu này cũng kế thừa khái niệm chênh lệch tham nhũng từ các tác giả đi trước, và ứng dụng vào nghiên cứu

ở các nước trong khu vực Đông Nam Á

Trang 19

Định nghĩa

Chênh lệch tham nhũng là sự khác biệt về tham nhũng giữa hai nước Trong quá trình phát triển và hoạt động kinh tế, mỗi nước đã tự hình thành nên những nét đặc trưng riêng cho môi trường kinh doanh ở đất nước mình Chẳng hạn như tham nhũng, các công ty trong nước đã làm quen và thích nghi với tình trạng tham nhũng trong nước Thậm chí, các công ty đã hình thành nên những hành vi và chiến lược kinh doanh tương ứng với tình trạng tham nhũng trong nước Tuy tham nhũng tăng thêm chi phí ngoài sổ sách đối với doanh

nghiệp nhưng nó cũng là chất bôi trơn cho các giao dịch, Meon & Weill (2010)

Vấn đề là khi một công ty đa quốc gia đến từ nước đầu tư và bỏ vốn FDI vào một nước chủ nhà nào đó Môi trường kinh doanh khác biệt, tình trạng tham nhũng khác biệt liệu có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của công ty này Khái niệm chênh lệch tham nhũng đã được đưa ra vì những lý do sau:

Thứ nhất, sự khác biệt về thể chế mới chính là nguyên nhân tác động đến quyết định lựa chọn nước đầu tư của công ty đa quốc gia Nhưng chúng ta không thể xây dựng một mô hình phức tạp để đánh giá nét đặc trưng riêng của từng nước

và sau đó so sánh giữa các nước này với nước khác được Thay vào đó, chúng ta

sử dụng khái niệm chênh lệch tham nhũng, như là một tập hợp con của tập hợp khác biệt thể chế giữa hai nước, Jose R.Godinez và Ling Liu (2014) Thông thường, khi có một giao dịch giữa khu vực tư và khu vực công, tham nhũng thường là áp lực của khu vực công đối với khu vực tư (Habib và Zurawicki, 2002) Do đó, khi khảo sát mức độ tham nhũng của một quốc gia thì cũng đồng nghĩa với việc thu thập nhận định của khu vực tư (các doanh nhân, nhà đầu tư nước ngoài, …) về vấn đề tham nhũng của khu vực công (Transparency International, 2010) Có thể nói, tham nhũng gắn liền với khu vực công nhiều hơn

là khu vực tư Cho nên, chênh lệch tham nhũng thể hiện được phần nào khoảng cách về thể chế giữa hai nước

Thứ hai, có sự khác biệt trong hành vi đầu tư FDI từ một nước rất tham nhũng đến một nước ít tham nhũng hơn so với hành vi đầu tư từ một nước ít tham

Trang 20

nhũng đến một nước tham nhũng nhiều hơn (Habib & Zurawicki, 2001) Các công ty đa quốc gia đến từ nước tham nhũng cao đã có kinh nghiệm trong việc đối phó với tham nhũng, thậm chí họ đã phát triển hành vi hối lộ và các mánh khóe khác để khai thác yếu tố tham nhũng như là một chất bôi trơn cho hoạt động kinh doanh So với các công ty khác, đây là một lợi thế và họ sẽ tận dụng kiến thức về tham nhũng này khi hoạt động ở các nước chủ nhà ít tham hơn Ngược lại, các công ty đa quốc gia đến từ các nước tham nhũng thấp (thường là các nước

đã phát triển) thì khá nghiêm khắc đối với vấn đề tham nhũng, họ xem đây là rào cản đối với việc đầu tư của mình (Godinez & Liu, 2014) Do đó, có 2 nhóm với 2 hành vi đầu tư FDI khác nhau: (1) nhóm chênh lệch tham nhũng dương: là các cặp quốc gia mà nước đầu tư tham nhũng hơn so với nước chủ nhà; và (2) nhóm chênh lệch tham nhũng âm: là các cặp quốc gia mà nước đầu tư ít tham nhũng hơn so với nước chủ nhà

Đo lường

Tham nhũng được đo lường bằng chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) được

tổ chức Minh Bạch Thế Giới công bố hàng năm Chỉ số CPI được tính dựa trên số liệu từ nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới, chẳng hạn như: Chỉ số quản trị bền vững (Sustainable Governance Indicator) của Quỹ Bertelsmann, niên giám cạnh tranh thế giới của Viện phát triển quản lý (International Institute for Management Development), chỉ số hiệu suất quốc gia và đánh giá thể chế (Country Performance and Institutional Assessment) của Ngân hàng thế giới,… Các chỉ số phải đảm bảo những nguyên tắc do tổ chức Minh Bạch Thế Giới đưa ra và giám sát Thang đo là số điểm từ 0 đến 100 (trước năm 2010, thì thang đo từ điểm 0 đến điểm 10 nhưng không quá khó để chúng ta tự quy về thống nhất thang đo 100 điểm) Với điểm 100 là nước đó không tham nhũng, tình hình kinh tế vô cùng trong sạch và lành mạnh Các nước càng tham nhũng thì càng có chỉ số nhận thức tham nhũng thấp và ngược lại Dựa vào chỉ số nhận thức tham nhũng này, chúng

Trang 21

ta có thể định lượng được mức độ tham nhũng của một nước và tương quan tham nhũng giữa hai nước bất kỳ

Vấn đề thứ nhất, chênh lệch tham nhũng là sự khác biệt về tham nhũng của hai nước nên có thể sử dụng hiệu của hai chỉ số nhận thức tham nhũng để làm giá trị Chẳng hạn: 3 nước A, B và C có tình trạng tham nhũng khác nhau: A tham nhũng nhất và C ít tham nhũng nhất Theo suy luận, chúng ta cũng có thể nhận định được chênh lệch tham nhũng giữa nước A và nước C phải lớn hơn chênh lệch tham nhũng giữa nước B và nước C Về mặt đo lường, hiệu hai chỉ số nhận thức tham nhũng đúng như suy luận bên trên Chỉ số nhận thức tham nhũng của 3 nước sẽ xếp theo tứ tự CPIA < CPIB < CPIC Do đó, chênh lệch tham nhũng giữa nước A và nước C (đo lường bằng: CPIC – CPIA) sẽ lớn hơn chênh lệch tham nhũng giữa nước B và nước C (đo lường bằng: CPIC – CPIB) Điều này là đúng

Vấn đề thứ hai, vì là hiệu của hai chỉ số nhận thức tham nhũng giao động

từ 0 đến 100, nên chênh lệch tham nhũng có giá trị trong khoảng từ -100 đến 100 Điều này không có ý nghĩa trong nghiên cứu vì nước A tham nhũng nhiều hơn nước B thì cũng tương đương với nước B tham nhũng ít hơn nước A Nên chỉ cần một kết quả đo giữa hai nước là đủ, không cần phải lặp lại 2 lần một công việc đồng thời nới rộng biên độ thang đo lên gấp 2 lần Do đó, bài nghiên cứu đề xuất chỉ sử dụng thang đo từ 0 đến 100, thống nhất cho cả tham nhũng và chênh lệch tham nhũng Do đó, chênh lệch tham nhũng sẽ được đo bằng giá trị tuyệt đối hiệu hai chỉ số nhận thức tham nhũng, chia hai nhóm như sau:

- Nhóm 1: Chênh lệch tham nhũng dương Thể hiện trường hợp các nước đầu tư tham nhũng hơn nước chủ nhà, theo Jose R.Godinez và Ling Liu (2014) Về mặt đo lường, các nước đầu tư có chỉ số CPI thấp hơn hơn các nước chủ nhà Do đó, chênh lệch tham nhũng nhóm 1 được đo lường bằng cách lấy chỉ số CPI nước chủ nhà trừ đi chỉ số CPI nước đầu tư Đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á có hiện trạng tham nhũng cao, chỉ số CPI thấp (trừ Singapore) nên số quan sát được trong này sẽ khá ít so với Nhóm 2

Trang 22

- Nhóm 2: Ngược lại, chênh lệch tham nhũng âm Thể hiện trường hợp các nước đầu tư ít tham nhũng hơn nước chủ nhà, theo Jose R.Godinez

và Ling Liu (2014) Về mặt đo lường, chênh lệch tham nhũng nhóm 2 được đo bằng cách lấy chỉ số nhận thức tham nhũng CPI nước đầu tư trừ đi chỉ số nhận thức tham nhũng CPI nước chủ nhà Số quan sát thuộc nhóm này ở khu vực Đông Nam Á khá nhiều, chiếm phần lớn trên các quan sát thu thập được

1.4 Tổng quan lý thuyết

1.4.1 Lý thuyết chi phí giao dịch

Lý thuyết chi phí giao dịch (Transaction Cost Economics) của doanh nghiệp được Ronald Harry Coase đưa ra lần đầu tiên trong bài báo với nhan đề “Bản chất của các doanh nghiệp (Nature of Firms)” vào năm 1937 và được O.E Williamson cùng những người khác tiếp tục phát triển cho đến nay Mục đích chính của lý thuyết là giải thích mức độ hội nhập hàng dọc tối ưu; nghĩa là giải thích lý do tại sao một số hoạt động được đưa vào trong nội bộ doanh nghiệp và tại sao một số hoạt động được để lại bên ngoài thị trường Yếu tố phân biệt là mức chi phí giao dịch

Những bài nghiên cứu về FDI nhìn chung tập trung vào hiệu quả dựa trên việc phân tích chi phí giao dịch Lý thuyết chi phí giao dịch sử dụng những giao dịch như là đơn vị phân tích cơ bản Theo Lý thuyết chi phí giao dịch của Williamson, một giao dịch “xảy ra khi một hàng hóa hoặc dịch vụ được chuyển giao qua một hàng rào phân tách kỹ thuật” Do đó, các hoạt động kinh tế thì được hiểu như là số hạng chi phí giao dịch Theo hướng này, Lý thuyết chi phí giao dịch sẽ quan tâm đến những chi phí hội nhập so với chi phí bỏ ra để mở rộng thị trường quốc tế của các công ty

Trang 23

1.4.2 Mô hình OLI của Dunning

Dựa trên Lý thuyết chi phí giao dịch, Dunning đã phát triển mô hình Ownership–Location–Internalisation của ông bằng cách gộp các tiền đề của Lý thuyết chi phí giao dịch để phân tích những hoạt động FDI Mô hình OLI chứng minh rằng hoạt động quốc tế của công ty được xác định bởi ba nhân tố: lợi thế về mặt sở hữu (O), lợi thế về mặt địa lý (L), lợi thế về mặt nội tại hóa (I) Tiền đề chính của mô hình này là các Công ty đa quốc gia sẽ tận dụng tối đa lợi thế về mặt sở hữu là O tại chính quốc và sau đó sẽ chuyển những lợi thế này của họ đến thị trường nước ngoài mà ở đó họ có thể khai thác triệt để lợi thế này (dựa trên lợi thế về L) thông qua FDI, điều này cho phép công ty đa quốc gia chủ động những lợi thế về O

Mô hình OLI bao gồm nhiều biến kinh tế và xã hội; đặc biệt, chi phí kinh tế

do khoảng cách địa lý gây ra, bao gồm cả phí vận chuyển và thuế, và chi phí xã hội phát sinh từ sự không quen biết, rủi ro quan hệ và phân biệt đối xử mà các công ty nước ngoài phải đối mặt ở nước chủ nhà Các chi phí kinh tế liên quan đã được giảm với sự phát triển công nghệ thông tin hiện đại và toàn cầu hóa Tuy nhiên, tính chất xã hội của các chi phí đã được nhấn mạnh trong các nghiên cứu liên quan đến nghĩa vụ của nước ngoài Rủi ro liên quan đến nghĩa vụ của nước ngoài được xem xét qua lăng kính của lý thuyết định chế, sử dụng các khái niệm

cụ thể của khoảng cách định chế

Công ty đa quốc gia có thể thận trọng khi lựa chọn nước sở tại để họ mở chi nhánh nước ngoài do tính bất ổn lớn hơn và những trở ngại, bao gồm cả những bất lợi tiềm năng về chi phí của sự không chắc chắn (đặt những công ty đa quốc vào thế bất lợi tài chính so với các công ty địa phương) Lợi thế sở hữu ở một vài nước sở tại nhất định cho phép Công ty đa quốc gia giải quyết được vấn đề nghĩa

vụ của người ngoại quốc và kẻ mới gia nhập; đặc biệt, đặc thù của tài sản Tính đặc thù này của tài sản là một phần quan trọng lợi thế sở hữu mà công ty đa quốc thích trong khi các công ty địa phương thì lại không Lợi thế này, hơn nữa, có thể khai thác rộng hơn để bù đắp cho những bất lợi của họ Lợi thế sở hữu trong

Trang 24

phạm vi địa phương như là lợi thế mà một công ty đa quốc chỉ có thể khai thác ở một địa phương cụ thể hoặc một số khu vực không thể được chuyển giao một cách dễ dàng và có thể thích nghi đáng kể là điều kiện cần nếu một công ty đa quốc muốn dùng chúng ở một khu vực khác

Phân tích qua lăng kính Lý thuyết chi phí giao dịch, tham nhũng ở nước sở tại có thể được xem như một chi phí / lợi ích mà sẽ ngăn cản nhà đầu tư nước ngoài nếu các chi phí vượt quá những lợi ích Điều này có thể cho thấy trong khi một số công ty không phải đối phó với tham nhũng ở nước có trụ sở chính có thể

là một bất lợi khi hoạt động ở nước ngoài có tham nhũng cao và có thể không đảm bảo cho những công ty làm quen được với điều hành ở nước có cao tham nhũng Các công ty đa quốc gia có những kinh nghiệm trong môi trường tham nhũng ở nước nhà có thể được hỗ trợ bởi lợi thế không phụ thuộc địa lý của họ và sẵn sàng đầu tư vào nước tương tự Vì vậy, khi phân tích tham nhũng ảnh hưởng đến FDI như thế nào, điều quan trọng là phải biết nếu chiến lược đối phó với tham nhũng có thể được mua bởi một số công ty và tái triển khai ở nước ngoài mà không phải chịu chi phí cao

Một yếu tố quan trọng trong mô hình OLI của Dunning là nội địa hóa 'L' lợi thế ở nước nhà Công ty đa quốc gia đặt hoạt động nước ngoài nơi các chi phí hoạt động có thể được giảm trong khi công ty quốc tế hóa các hoạt động tại ở nước ngoài để giảm chi phí bắt nguồn từ rủi ro và tính không chắc chắn Tuy nhiên, các chỉ trích của Dunning lập luận rằng phần L của mô hình đã quá tập trung vào một địa điểm nước ngoài thuộc tính vật lý và không như vị trí của sắp xếp thể chế Thừa nhận sự thiếu sót của nội dung định chế trong mô hình, Dunning (1998) tăng cường khía cạnh vị trí bằng cách thêm vào rủi ro chính trị, các chính sách, các quy định, khác biệt văn hóa và tỷ giá hối đoái Công ty đa quốc gia dự trước FDI phải tính đến đặc điểm định chế ở nước sở tại, đặc biệt là khi phân tích các nền kinh tế đang phát triển, bao gồm chất lượng của các thể chế

và sự tồn tại của tham nhũng

Trang 25

1.5 Mối quan hệ giữa tham nhũng, chênh lệch tham nhũng và FDI trong các nghiên cứu trước đây

Tham nhũng là một phần quan trọng trọng thể chế của một quốc gia Không

có quốc gia nào hoàn toàn không có tham nhũng (đạt 100 điểm chỉ số nhận thức tham nhũng), cũng không có quốc gia nào đạt 0 điểm chỉ số nhận thức tham nhũng Hiện nay có rất nhiều lý thuyết và bài báo của các nhóm tác giả khác nhau nghiên cứu về các nhân tố tác động đến FDI cũng như của riêng yếu tố tham nhũng tác động đến FDI Trong đó, có các lý thuyết và nghiên cứu tiêu biểu được liệt kê như sau

Nghiên cứu “Determinantes of FDI flows to developing countries: a

cross-sectional analysis” của Erdal Demirhan, Mahmut Masca năm 2008 Tác giả đã

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI bằng phương pháp sử dụng

dữ liệu chéo (cross-sectional econometric model) Giai đoạn nghiên cứu

2000-2004 cho 38 nước đang phát triển Trong đó, tác giả hồi quy với các biến FDI là biến phụ thuộc, các biến độc lập như: tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người, tỷ

lệ lạm phát, mạng lưới di động, chi phí lao động, độ mở thương mại, mức độ rủi

ro và tỷ lệ thuế doanh nghiệp Trong đó, với quy mô thị trường, tác giả sử dụng biến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thì quy mô thị trường có ý nghĩa thống kế, trong khi đó dùng GDP bình quân đầu người thì không có ý nghĩa thống kê Từ các kết quả hồi quy đạt được, tác giả khẳng định các nhà đầu tư nước ngoài hướng đến nền kinh tế tạo lợi nhuận và tăng trưởng hơn là các nền kinh tế nhỏ

Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người, mạng lưới di động, độ mở cửa thương mại, độ ổn định của nền kinh tế có tác động tích cực đến thu hút dòng vốn FDI Ngược lại: tỷ lệ lạm phát và thuế ít có tác động đến dòng vốn FDI hơn Nhiều nhà nghiên cứu khác cho rằng mức thuế suất cao sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư ra nước ngoài của chủ đầu tư vì họ phải trả một mức thuế suất cao làm giảm lợi nhuận, kết quả của bài nghiên cứu lại cho thấy thuế

Trang 26

suất thì không tác động mạnh đến dòng vốn FDI Với bài nghiên cứu này, tác giả

đã đo lường được các biến kinh tế vĩ mô tác động đến dòng vốn FDI

Bài nghiên cứu “The MNC as an agent of change for host-country institutions: FDI and corruption” trên tạp chí Journal of International Business số

37, của tác giả Kwok & Tadesse (2006) đã phân tích một mẫu lớn các công ty

trong một thời gian dài 30 năm với kỳ vọng xem mối quan hệ giữa các công ty đa quốc gia và tham nhũng của nước chủ nhà như thế nào Kết quả chỉ ra rằng những công ty đa quốc gia (MNCs) sẽ quan tâm đến những rủi ro và chi phí hoạt động phát sinh liên quan đến tham nhũng khi lựa chọn nước chủ nhà Hơn nữa, tham nhũng có tương quan âm, được xem xét như là một nhân tố cản trở dòng vốn FDI đầu tư vào quốc gia đó Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy các công ty đa quốc gia sẽ lại tác động ngược đến tham nhũng của nước chủ nhà

Nghiên cứu “Country-level investments and the effect of corruption—some empirical evidence” trên International Business Review Số 10 của hai tác giả

Habib & Zurawicki (2001) lấy dữ liệu từ 111 nước trên thế giới, trong thời gian

5 năm từ 1994 đến 1998 Kết quả nghiên cứu chỉ ra tác động ngược chiều giữa tham nhũng và dòng vốn đầu tư FDI Tác giả cho rằng tham nhũng thì rất đa dạng

về hình thức và tác động đến nhà đầu tư cũng rất khác nhau về tác động cũng như rủi ro Ngược lại, các công ty đa quốc gia hiểu và đối phó với tham nhũng theo các cách khác nhau Để đối phó với tham nhũng ở nước chủ nhà, các công ty đa quốc gia tự trang bị cho mình nhũng kinh nghiệm để đối phó và hành xử trong những trường hợp khác nhau Nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty đa quốc gia đến

từ các nước đầu tư có tham nhũng thấp thì sẽ tránh đầu tư vào các nước chủ nhà

có tham nhũng cao Vì họ tự nhận thấy thiếu kiến thức và kỹ năng để giải quyết những hiện tượng này tại nước chủ nhà Do đó, tham nhũng sẽ ngăn cản việc đầu

tư của các công ty đa quốc gia đến từ quốc gia ít tham nhũng Nhưng ngược lại, công ty đến từ các nước có tham nhũng cao sẽ không quá nhạy cảm với tham nhũng ở nước chủ nhà, họ có thể bị cuốn hút bởi môi trường tham nhũng và thậm chí họ sẽ có nhiều lợi thế từ kiến thức tham nhũng của mình

Trang 27

Nghiên cứu “Corruption and Composition of Foreign Direct Investment:

Firm-level evidence” của tác giả Beata K., Smarzynska và Shang-Jin Wei,

NBER paper, (2000) nghiên cứu sự tác động của tham nhũng lên dòng vốn đầu tư FDI đối với các nhà đầu tư liên doanh Kết quả tương quan giữa tham nhũng và dòng vốn FDI là tương quan âm Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra xu hướng tăng cường liên doanh giữa công ty đa quốc gia và công ty trong nước đối với các nước chủ nhà tham nhũng cao

Nghiên cứu “Better the devil you don't know: Types of corruption and FDI

in transition economies” của Alvaro Cuervo-Cazurra đăng trên tạp chí Journal

of International Management, (2008) nhận định rằng không phải tham nhũng nào cũng ảnh hưởng xấu đến dòng vốn đầu tư FDI Tác giả phân loại tham nhũng thành 2 loại: tham nhũng tràn lan (nguyên văn: pervasive corruption), là tham nhũng hiện diện rộng rãi, sẽ làm giảm dòng vốn đầu tư FDI vì nó làm tăng chi phí đầu tư của các công ty đa quốc gia Nhưng tham nhũng tùy ý (nguyên văn: arbitrary corruption) là tham nhũng không chắc chắn, không biết chắc có xảy ra thì không có yếu tố ngăn cản đối với dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Các công ty đa quốc gia thích đối phó với loại tham nhũng tùy ý hơn là với loại tham nhũng tràn lan

Nghiên cứu “Is corruption an efficient grease?” đăng trên tạp chí World

development của tác giả Meon & Weill (2010), nêu lên quan điểm liệu rằng tham

nhũng sẽ cản trở dòng vốn đầu tư FDI hay ngược lại, là chất bôi trơn cho sự vận hành của nền kinh tế và công ty đa quốc gia Tác giả phân tích 54 quốc gia phát triển và đang phát triển Meon & Weill cho rằng tham nhũng sẽ làm cải thiện hiệu quả công việc bằng cách làm trơn tru những vướng mắc phát sinh đặc biệt ở những thể chế chưa hoàn chỉnh, giống như chất bôi trơn Kết quả cho thấy có tương quan dương, nhưng không rõ ràng giữa tham nhũng và dòng vốn FDI đầu

tư vào nước chủ nhà Tuy vậy, tác giả cũng đã tìm ra được bằng chứng cho giả thuyết “lý thuyết bôi trơn bánh xe” (nguyên văn: grease the wheels hypothesis) của mình Nghiên cứu còn đề cập đến những dòng vốn đầu tư FDI giữa các nước

Trang 28

đang phát triển ngày càng gia tăng gần đây Do đó, vấn đề dòng vốn đầu tư FDI gia tăng giữa các quốc gia đang phát triển thường có tình trạng tham nhũng cao củng cố thêm cho giả thuyết bôi trơn bánh xe, nhưng tác giả không phát triển thêm lý thuyết của mình

Nguyên cứu “Do Corrupt Governments Receive Less Foreign Aid?” của

Alberto Alesina and Beatrice Weder, công bố trên American Economic

Association năm (2002) đặt câu hỏi liệu các quốc gia tham nhũng cao có nhận được ít hơn nguồn viện trợ nước ngoài Nghiên cứu chỉ ra được hai vấn đề Thứ nhất, các quốc gia ít tham nhũng hơn không nhận được nhiều viện trợ nước ngoài hơn Và thứ hai, các quốc gia tham nhũng hơn lại nhận được nhiều viện trợ nước ngoài hơn Do đó, tác giả kết luận, câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu là không đúng, quốc gia tham nhũng nhận nhiều viện trợ nước ngoài hơn

Nghiên cứu “Evidence on corruption as an incentive for foreign direct

investment” của tác giả Peter Egger và Hannes Winner, công bố trên tạp chí

European Jounal of Political Economy, (2005) thực nghiệm trên 73 nước bao gồm các nước phát triển và đang phát triển, trong 5 năm từ năm 1995 đến năm 1999 Kết quả chỉ ra rằng các quốc gia có tham nhũng càng cao thì lại càng nhận được nhiều đầu tư FDI Do đó, tác giả kết luận tham nhũng kích thích đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Nghiên cứu “Distance matters: Liability of foreignness, institutional

distance and ownership strategy”, của Eden L & Miller S., (2004) đề cập đến

vấn đề đầu tư nước ngoài, trong đó, các công ty đa quốc gia đầu tư vào nước chủ nhà sẽ bị ràng buộc bởi trách nhiệm của người ngoại quốc (nguyên văn: liability

of foreignness - LOF) Từ đó, hai tác giả xây dựng khái niệm “institutional distance” (tạm dịch là “khoảng cách thể chế”) để mô tả sự khác biệt về thể chế của hai nước Đây là khái niệm nền tảng để sau đó, tác giả Jose R.Godinez và Ling Liu năm 2014 phát triển thành khái niệm “chênh lệch tham nhũng” mà bài nghiên cứu này đang sử dụng

Trang 29

Nghiên cứu “Corruption Distance and FDI flows into Latin America” của

tác giả Jose R.Godinez và Ling Liu trên tạp chí International Business Review,

(2014) đã xây dựng khái niệm chênh lệch tham nhũng và thực hiện nghiên cứu thực nghiệm các nước ở Châu Mỹ Latin Tuy nhiên, số lượng quan sát là không nhiều và thời gian cũng khá ngắn: quan sát dòng vốn FDI đầu tư vào 11 nước Châu Mỹ Latin trong vòng 4 năm từ 2006 đến 2009 và thu được 306 quan sát Bài viết rất có giá trị nghiên cứu và áp dụng đối với tình hình khu vực Đông Nam Á Tác giả sử dụng hồi quy tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model) cho 3 mô hình Mô hình 1, tác giả nghiên cứu tác động của tham nhũng ở nước chủ nhà tác động như thế nào đến dòng vốn FDI đầu tư vào nước đó Tác giả xây dựng giả thuyết H1: tham nhũng của nước chủ nhà sẽ có tác động ngược chiều lên dòng vốn FDI chảy vào nước đó Kết quả hồi quy cho thấy nhận đinh của tác giả là đúng, tham nhũng có tác động cản trở dòng vốn đầu tư FDI chảy vào nước chủ nhà đó

Tiếp tục, tác giả sử dụng khái niệm chênh lệch tham nhũng vào xem xét tác động của nó đến dòng vốn FDI đầu tư vào các quốc gia châu Mỹ Latin Nhóm thứ 1 có chênh lệch tham nhũng dương (nước đầu tư tham nhũng hơn nước chủ nhà), tác giả giả định dòng vốn FDI đầu tư sẽ có tác động ngược chiều Nhóm thứ

2 có chênh lệch tham nhũng âm (nước đầu tư trong sạch hơn nước chủ nhà), tác giả đặt giả thuyết trường hợp này, dòng vốn FDI sẽ có tương quan dương

Kết quả cuối cùng cho thấy, các kỳ vọng tác giả đặt ra đều đúng Chỉ riêng

ở mô hình 3, tuy tương quan cho kết quả cùng chiều nhưng không có ý nghĩa thông kê Tác giả cho rằng có thể do chênh lệch tham nhũng không có tác động lên dòng vốn đầu tư FDI trong các nước thuộc nhóm 2 này Do đó, gợi ý rằng dòng vốn FDI từ nước đầu tư tham nhũng thấp có thể không bị ảnh hưởng bởi tham nhũng cao ở nước chủ nhà

Trang 30

Bảng 1.1 Tổng kết các nghiên cứu của các tác giả trước

STT Tác giả - năm Tên đề tài Tóm tắt nghiên cứu

1

Beata K., Smarzynska và

Shang-Jin Wei,

NBER paper,

(2000)

Corruption and Composition of Foreign Direct Investment: Firm-level

evidence

Kết quả tương quan giữa tham nhũng và dòng vốn FDI là tương quan âm Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra xu hướng tăng cường liên doanh giữa công ty đa quốc gia và công ty trong nước đối với các nước chủ nhà tham nhũng cao

2

Habib &

Zurawicki (2001)

Country-level investments and the effect of corruption—

some empirical evidence

lấy dữ liệu từ 111 nước trên thế giới, trong thời gian 5 năm từ 1994 đến 1998 Kết quả nghiên cứu chỉ ra tác động ngược chiều giữa tham nhũng và dòng vốn

đầu tư FDI

Trang 31

3

Alberto Alesina and

Beatrice Weder

(2002)

Do Corrupt Governments Receive Less Foreign Aid?

Nghiên cứu chỉ ra được hai vấn đề Thứ nhất, các quốc gia ít tham nhũng hơn không nhận được nhiều viện trợ nước ngoài hơn

Và thứ hai, các quốc gia tham nhũng hơn lại nhận được nhiều viện trợ nước

ngoài hơn

4

Eden L &

Miller S., (2004)

Distance matters:

Liability of foreignness, institutional distance and ownership strategy

các công ty đa quốc gia đầu

tư vào nước chủ nhà sẽ bị ràng buộc bởi trách nhiệm của người ngoại quốc Từ

đó, hai tác giả xây dựng khái niệm khoảng cách thể

thực nghiệm trên 73 nước bao gồm các nước phát triển và đang phát triển, trong 5 năm từ năm 1995 đến năm 1999 Kết quả chỉ

ra rằng các quốc gia có tham nhũng càng cao thì lại càng nhận được nhiều đầu

tư FDI hơn

Trang 32

host-FDI and corruption

công ty đa quốc gia (MNCs) sẽ quan tâm đến những rủi ro và chi phí hoạt động phát sinh liên quan đến tham nhũng khi lựa chọn nước chủ nhà

7

Erdal Demirhan, Mahmut Masca

(2008)

Determinantes of FDI flows to developing countries: a cross- sectional analysis

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến FDI bằng phương pháp sử dụng dữ liệu chéo (cross-sectional econometric model) Giai đoạn nghiên cứu 2000-

2004 cho 38 nước đang

phát triển

8

Alvaro Cuervo-Cazurra (2008)

Better the devil you don't know: Types of corruption and FDI in transition economies

phân loại tham nhũng thành 2 loại: tham nhũng tràn lan (nguyên văn: pervasive corruption), tham tùy ý (nguyên văn: arbitrary corruption) Các công ty đa quốc gia thích đối phó với loại tham nhũng tùy ý hơn là với loại tham nhũng tràn lan

Trang 33

9 Meon & Weill

(2010)

Is corruption an efficient grease?

Kết quả cho thấy có tương quan dương, nhưng không

rõ ràng giữa tham nhũng và dòng vốn FDI đầu tư vào nước chủ nhà Tuy vậy, tác giả cũng tìm ra được bằng chứng cho giả thuyết “lý thuyết bôi trơn bánh xe”

10

Jose R.Godinez và

Ling Liu (2014)

Corruption Distance and FDI flows into Latin America

xây dựng khái niệm chênh lệch tham nhũng và thực hiện nghiên cứu thực nghiệm các nước ở Châu

Mỹ Latin

1.6 Hạn chế của các nghiên cứu trước

Những bài nghiên cứu rất phong phú về hướng nghiên cứu cũng như đã mở rộng thêm nhiều khái niệm mới, như trong nghiên cứu của Eden L & Miller S (2004) nêu lên khái niệm “khoảng cách thể chế”, nghiên cứu của Jose R.Godinez

và Ling Liu (2014) nêu lên khái niệm “chênh lệch tham nhũng” Tuy nhiên, hiện tại vẫn nổi bật 2 vấn đề sau Thứ nhất, các nghiên cứu cho kết quả đa chiều Chẳng hạn như những nghiên cứu của Beata K., Smarzynska và Shang-Jin Wei (2000), của Habib M & Zurawicki L (2001) thì chỉ ra tham nhũng và vốn đầu tư FDI có tác động ngược chiều: một nước có tình trạng tham nhũng càng cao thì càng nhận ít dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Còn nhũng nghiên cứu của Alberto Alesina and Beatrice Weder (2002), của Peter Egger và Hannes Winner (2005) thì chỉ ra giữa tham nhũng và dòng vốn đầu tư FDI có tác động cùng chiều

Trang 34

Thứ hai, chưa có nghiên cứu nào tập trung đến vấn về nói trên đối với khu vực Đông Nam Á Các nghiên cứu thường thu thập dữ liệu ở rất nhiều nước mà không tập trung vào một khu vực địa lý cụ thể Cũng có các nghiên cứu tập trung vào khu vực châu Mỹ Latin,… nhưng khu vực Đông Nam Á hiện chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này

Dựa trên giả thuyết rằng sự khác nhau trong mức độ tham nhũng giữa nước đầu tư và nước chủ nhà có thể ảnh hưởng đến dòng vốn FDI, sự hiểu biết về tham nhũng và những tác động của nó lên FDI có thể được mở rộng bằng cách lặp lại những nghiên cứu trước đây vào khu vực Đông Nam Á, nơi mà tham nhũng rất phổ biến Khái niệm và những ảnh hưởng của chênh lệch tham nhũng có thể được nghiên cứu sâu hơn nữa bằng cách xem xét chúng như là tập hợp con của khoảng cách thể chế như đã được nêu ở phần trên Với nội dung mới này, liệu chênh lệch tham nhũng dương và chênh lệch tham nhũng âm có tác động lên dòng vốn FDI đầu tư vào các nước trong khu vực hay không?

Trang 35

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã giới thiệu khái niệm “chênh lệch tham nhũng” được dùng như là thước đo đánh giá sự khác biệt về thể chế của hai nước Đồng thời, phần trên cũng đã điểm qua các lý thuyết kinh tế và các công trình nghiên cứu về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và tham nhũng Tuy nhiên, hạn chế nổi bật là các nghiên cứu thì phong phú về đề tài, đi trước về phương pháp và mô hình nghiên cứu, nhưng chỉ nghiên cứu các vấn đề ở nước sở tại và lại đang có nhiều kết quả trái chiều nhau Do đó, cần có một nghiên cứu thực nghiệm cho thị trường Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung

Trang 36

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI VÀ THAM NHŨNG

2.1 Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới

Một đặc trưng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hiện nay là

có sự tham gia ngày càng nhiều của các công ty đa quốc gia Các công ty này thường dựa vào chiến lược phát triển cạnh tranh độc quyền và lợi thế của họ ở các nước đang phát triển để tiến hành đầu tư FDI Các công ty xuyên quốc gia kiểm soát 90% vốn FDI trên thế giới Ngoài ra, toàn cầu hóa cũng là một nguyên nhân thúc đẩy FDI của các công ty đa quốc gia, nó làm tăng thêm khả năng tương tác quốc tế và tính cạnh tranh của các chủ đầu tư và nó cũng là đối tượng cạnh tranh chủ yếu của các nước đang phát triển, sự ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia được thể hiện ở sự gia tăng về lượng vốn FDI trên thế giới Điều này đặt ra cho các nước đang phát triển một vấn đề khó khăn về thu hút FDI

Theo Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương Mại và Phát triển (UNCTAD), Báo cáo đầu tư thế giới 2015, tổng nguồn vốn đầu tư FDI năm 2014 giảm 16% so với năm trước, xuống còn 1.230 tỉ USD Tuy nhiên, nguồn vốn FDI đầu tư vào các nước đang phát triển lại tăng trưởng 2%, đạt 681 tỉ USD Trong 10 nước nhận đầu từ FDI nhiều nhất, có đến 5 nước đang phát triển

Từ đầu những năm 1990, sự bùng nổ dòng vốn FDI đầu tư vào các nước đang phát triển cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang hướng đến một địa điểm đầu tư hứa hẹn nhiều tiềm năng và đem lại lợi nhuận cao Đặc biệt, trong 3 năm

từ 2012 đến 2014, lượng vốn FDI đầu tư vào các nước đang phát triển ở Châu Á

có xu hướng tăng: từ 401 tỉ USD (2012), 428 tỉ USD (2013) và đạt 465 tỉ USD (2014) Trong khi đó, lượng vốn FDI đầu tư vào Châu Âu lại giảm mạnh: từ 401

tỉ USD (2012), 326 tỉ USD (2013) và chỉ còn 289 tỉ USD (2014) Dòng vốn FDI đầu tư vào các nước Châu Mỹ Latin và vùng Caribe có xu hướng giảm nhẹ

Trang 37

Bảng 2.1 Dòng vốn đầu tư FDI chia theo các vùng miền trên thế giới 2012-2014

Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới năm 2015 – WIR 2015

2.2 Xu hướng dòng vốn FDI ở khu vực châu Á

Năm 2014, lượng vốn FDI toàn cầu bất ngờ sụt giảm 16% tương đương

233 tỷ USD so với năm 2013 Nguyên nhân chính là do sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, chính sách dành cho các nhà đầu tư không chắc chắn và sự gia tăng rủi

ro địa chính trị Năm 2014 tiếp tục là năm ghi nhận các nước đang phát triển tiếp nhận nhiều vốn FDI hơn các nước phát triển Tại khu vực Châu Á, dòng vốn FDI gia tăng 9,6%, đạt 381 tỉ USD, chiếm 31% tổng FDI toàn thế giới Dẫn đầu vẫn là Trung Quốc với 129 tỉ USD Singapore là nước nhận đầu tư FDI cao nhất khu vực Đông Nam Á, nhưng chỉ xếp thứ 3 với 68 tỉ USD

Trang 38

Bảng 2.2 Danh sách 10 nước châu Á nhận đầu tư FDI nhiều nhất năm 2013 và

2014

Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới năm 2015 – WIR 2015

Cũng theo UNCTAD, FDI có xu hướng dịch chuyển giữa các châu lục và các nền kinh tế, trong đó các nước đang phát triển tiếp tục hấp dẫn nguồn vốn này Ví dụ như ở tại Châu Á, 10 nền kinh tế nhận đầu tư FDI hàng đầu là Trung Quốc, Hongkong, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines và Macao Trong số 10 nước này, đã có 6 đại diện đến từ khu vực Đông Nam Á Đó là: Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines Tuy nhiên, về tỷ trọng, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nhận số lượng đầu tư FDI không lớn

2.3 Tình hình tham nhũng của các nước trong khu vực Đông Nam Á

Theo kết quả công bố của Tổ chức minh bạch quốc tế - Transparency International trong bảng xếp hạng chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perception Index - CPI), các nước trong khối Đông Nam Á vẫn có đủ các đại diện trong nhóm tham nhũng ít nhất thế giới (Singapore) và nhiều nhất thế giới

Trang 39

(Myanmar) Singapore có thể nói là nước khác biệt và tốt nhất so với các nước còn lại trong khu vực: dòng vốn FDI đầu tư vào Singapore cũng đứng top 10 thế giới trong nhiều năm, dòng vốn FDI từ Singapore đầu tư ra các nước cũng đứng top 20 thế giới; và đặc biệt, chỉ số nhận thức tham nhũng của Singapore cũng rất

ấn tượng, với mức trung bình 91/100 điểm trong suốt thời gian nghiên cứu từ

Trang 40

Theo Tổ chức Minh Bạch Thế giới (Transparency International), chỉ số nhận thức tham nhũng ở Singapore đang ngày có dấu hiệu càng xấu đi, với 93 điểm năm 2010 (xếp đồng hạng 1) và giảm dần xuống còn 85 năm 2015 (xếp thứ 8) Tuy nhiên, chỉ số này vẫn tốt hơn rất nhiều so với các nước còn lại trong khu vực

Trong khi đó, tiến bộ lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á thuộc về Indonesia Với 23 điểm năm 2007 (xếp thứ 143), Indonesia còn đứng sau cả Việt Nam và Philippines trong năm này Tới năm 2011, Indonesia đã tăng 7 điểm (xếp thứ 100), trên Việt Nam và Philipines Đến năm 2015, Indonesia tiếp tục tăng thêm 6 điểm, đạt 36 điểm, xếp thứ 4 trong khu vực, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan (Brunei năm 2015 không được xếp hạng vì không đủ dữ liệu, nhưng theo xu hướng từ các năm trước, Brunei có thể vẫn có chỉ số nhận thức tham nhũng cao hơn Indonesia)

Các nước còn lại trong khu vực hầu như không có thay đổi gì lớn Singapore vẫn là đất nước có chỉ số nhận thức tham nhũng thuộc loại tốt nhất thế giới (85 trên 100 điểm), mặc dù về xếp hạng có thay đổi đôi chút (Singapore xếp thứ tám toàn thế giới năm 2015) Myanma vẫn là một trong vài nước tệ nhất thế giới về tình trạng tham nhũng Điều này cũng có thể liên quan đến tình trạng đóng cửa nền kinh tế Myanmar trong suốt thời gian qua Năm 2007, Myanma đứng cuối bảng, năm 2015 có cải thiện đạt 22 điểm, đứng thứ hạng 147 trong tổng số

Năm 2011, Việt nam xếp hạng 112 với 29 điểm Đến năm 2015, số điểm tăng thành 31, nhưng vẫn xếp hạng 112 tổng số 167 nước trong bảng báo cáo của

Ngày đăng: 15/05/2017, 23:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w