1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định

92 320 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Chính vì vậy, đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định” được tiến hành nhằm đánh giá và xác định các nhân tố

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

ĐÀO DUY QUỐC

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

THU NHẬP CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp Hồ Chí Minh - Năm 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

ĐÀO DUY QUỐC

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số : 60340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN NGỌC VINH

Tp Hồ Chí Minh - Năm 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Đào Duy Quốc, tác giả của luận văn tốt nghiệp cao học đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định”, luận văn là do tác giả nghiên cứu và thực hiện dưới sự

hướng dẫn của thầy PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vinh,Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển

- Trường Đại học Kinh tế TP HCM Các số liệu khảo sát và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, do chính tác giả thu thập, phân tích và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác

Tác giả xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 02 năm 2017

Tác giả

Đào Duy Quốc

Trang 4

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

TÓM TẮT

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu 2

1.6 Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5

2.1.Khái niệm 5

2.1.1 Khái niệm hộ gia đình: 5

2.1.2 Khái niệm thu nhập của hộ gia đình: 7

2.2 Các lý thuyết có liên quan đến chủ đề nghiên cứu 7

2.3 Khảo lược các nghiên cứu có liên quan 16

2.4 Khung phân tích đề xuất 21

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

3.1 Quy trình nghiên cứu 24

3.2 Mô hình nghiên cứu 24

3.3.Bảng khảo sát 25

3.3.1 Thiết kế bảng khảo sát 25

3.3.2 Điều tra thử 25

3.4 Chọn mẫu nghiên cứu 25

Trang 5

3.5 Quá trình thu thập dữ liệu 26

3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu 26

3.6.1 Kiểm tra và làm sạch dữ liệu: 26

3.6.2 Thống kê mô tả mẫu: 27

3.6.4 Phân tích mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình: 28

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29

4.1 Giới thiệu huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 29

4.2 Phân tích thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 30

4.2.1 Thống kê các thông tin về các đối tượng khảo sát (chủ hộ gia đình): 31

4.2.2 Thống kê các thông tin về hộ gia đình: 33

4.3 Đánh giá của các hộ gia đình về chính sách hỗ trợ tăng thu nhập tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 38

4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 41

4.4.1 Kiểm định tương quan giữa các nhân tố: 41

4.4.2 Kết quả phân tích mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định: 43

4.4.2.1 Kết quả chạy mô hình hồi quy 44

4.4.2.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 46

4.4.2.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 47

4.4.2.4 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư: 48

4.5 Tổng hợp và bàn luận các kết quả các giả thiết 49

4.6 Kiểm định T – test và ANOVA 50

4.6.1 Kiểm định Giới tính 50

4.6.2 Kiểm định trình độ học vấn 50

4.6.3 Kiểm định nghề nghiệp chuyên môn chủ hộ 52

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 54

5.1 Kết luận 54

Trang 6

5.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao thu nhập người dân ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 56

5.2.1 Đối với các cấp chính quyền địa phương: 56 5.2.2 Đối với các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định: 59

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

PACT: Private Alliance Cooperation

Cơ quan tư nhân Hợp tác liên minh SPSS: Statistical Package for the Social Sciences

Phần mềm thống kê dành cho khoa học xã hội định lượng TN: Thu nhập

TP: Thành phố

UBND: Ủy ban nhân dân

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố tác động đến thu nhập của các hộ gia đình 21

Bảng 4.1: Thống kê các đối tượng khảo sát (người) 31

Bảng 4.2: Tổng hợp các thông tin cá nhân các đối tượng khảo sát (người) 33

Bảng 4.3: Thống kê số nhân khẩu các hộ gia đình (người) 34

Bảng 4.4: Thống kê số lao động các hộ gia đình (người) 34

Bảng 4.5: Thống kê các nguồn thu nhập của hộ gia đình (số hộ gia đình) 36

Bảng 4.6: Thống kê các hộ gia đình gần các khu trung tâm chợ, văn hóa, giải trí (số hộ gia đình) 37

Bảng4.7: Thống kê số lượng các hộ gia đình biết rõ về chính sách hỗ trợ tăng thu nhập của địa phương (số hộ gia đình) 38

Bảng 4.8: Ý kiến đánh giá của các hộ gia đình về chính sách hỗ trợ tăng thu nhập của địa phương 39

Bảng 4.9: Kết quả Phân tích tương quan các nhân tố 42

Bảng 4.10: Thống kê mô tả các nhân tố hồi quy 43

Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả hồi quy 44

Bảng 4.12: Mức độ tác động các nhân tố 45

Bảng 4.13: Độ phù hợp của mô hình 46

Bảng 4.14: Phân tích phương sai 47

Bảng 4.15: Kiểm tra đa cộng tuyến 48

Bảng 4.16: Tóm tắt kết quả mô hình hồi quy 49

Bảng 4.17 Kiểm định T-Test với giới tính khác nhau 50

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định ANOVA theo trình độ học vấn 51

Bảng 4.19: Thống kê thu nhập trung bình các hộ gia đình theo trình độ học vấn chủ hộ 51

Bảng 4.20: Kết quả kiểm định ANOVA theo trình độ học vấn 52

Trang 9

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 22

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 24

Hình 4.1 Bản đồ huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 30

Hình 4.2: Tỷ lệ giới tính nam, nữ (%) 32

Hình 4.3: Tỷ lệ Trình độ học vấn của chủ hộ (%) 32

Hình 4.4: Tỷ lệ nghề nghiệp chuyên môn chủ hộ (%) 33

Hình 4.5: Thống kê số lượng lao động các hộ gia đình (số lao động) 35

Hình 4.6: Thống kê các nguồn thu nhập của các hộ gia đình (số hộ gia đình) 35

Hình 4.7: Tỷ lệ các hộ gia đình vay vốn trên địa phương (%) 37

Hình 4.8: Tỷ lệ biết rõ chính sách hỗ trợ tăng thu nhập của địa phương (%) 38

Hình 4.9: Ý kiến đánh giá của các hộ gia đình về chính sách hỗ trợ tăng thu nhập của địa phương 40

Hình 4.10: Biểu đồ Histogram tần số của phân tư chuẩn hóa 48

Trang 10

TÓM TẮT

Xem xét vấn đề thu nhập của các hộ gia đình là một trong những vấn đề rất quan trọng trong việc cải thiện cuộc sống của các hộ gia đình, từ đó, góp phần phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia Thu nhập của các hộ gia đình phản ánh điều kiện sống cũng như tình hình công ăn việc làm của các hộ gia đình có tốt hay không Tại tỉnh Bình Định, trong những năm gần đây, vấn đề thu nhập của các hộ gia đình đang rất được quan tâm Song song với công tác hỗ trợ gia tăng thu nhập của các cấp chính quyền định phương thì việc xác định các nhân tố tác động đến thu nhập của các hộ gia đình là điều rất cần thiết

Chính vì vậy, đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định” được tiến hành

nhằm đánh giá và xác định các nhân tố tác động đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Bên cạnh việc tiến hành thống kê các thông tin cơ bản của các hộ gia đình nhưu: Nghề nghiệp, số nhân khẩu, số lao động, các nguồn thu nhập, khoảng cách

hộ so với trung tâm huyện, tình hình vay vốn, diện tích đất nông nghiệp Đề tài còn tập trung vào việc đánh giá những vấn đề liên quan đến tình hình thu nhập cũng như các nguồn tạo ra thu nhập và mức độ tác động của các nhân tố (trình độ học vấn, số lao động, độ tuổi trung bình, các nguồn thu nhập, khoảng cách từ hộ đến trung tâm huyện) tác động đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định thông qua mô hình hồi quy đa biến Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá và đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Với những đóng góp tích cực và phát hiện mới của đề tài thông qua kết quả hồi quy cho thấy nhân tố khoảng cách từ hộ đến trung tâm huyện là một vấn đề hết sức quan trọng cho các cấp chính quyền địa phương cần lưu tâm trong việc phát triển và nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình và hơn hết đó là việc tập trung nâng cao trình độ cho các hộ gia đình

Trang 11

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Bối cảnh nghiên cứu

Tuy Phước là một huyện nằm về phía Nam của tỉnh Bình Định, có diện tích 217

km2, dân số 186.472 nguời, kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là nông nghiệp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2015 giảm còn 8,65% (4.383 hộ nghèo), mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 51,8 triệu đồng/người/năm (tuy nhiên cũng có người thu nhập chỉ ở mức 12 triệu đồng/năm, tương đương mức 1 triệu đồng/tháng), cùng với thiên tai, dịch bệnh, giá cả bấp bênh,… Một bộ phận không nhỏ người dân cứ trong vòng lẫn quẫn của nghèo đói Như chúng ta thấy, thu nhập bình quân đầu người của địa phương là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, nó nói lên mức sống của người dân ở một địa phương Khi thu nhập thực

tế của người dân tăng lên thi khả năng được tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ được tăng lên, do vậy mức sống được cải thiện

Chính vì vậy việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình của huyện là rất quan trọng Việc nghiên cứu để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đếnthu nhập để có biện pháp phù hợp nhằm thúc đẩy thu nhập người dân

tăng cao Từ các ý tưởng trên học viên chọn chủ đề nghiên cứu của mình là: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là:Đề tài tập trung vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Tương ứng với mục tiêu đó có câu hỏi nghiên cứu sau:Các nhân tố nào tác động đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định?

Trang 12

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:Đánh giá sự tác động của các nhân tố ảnh

hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

- Đối tượng khảo sát: Các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước tỉnh

Bình Định

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Phạm vi không gian: Nghiên cứu tập trung khảo sát tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Phạm vi thời gian: Thời gian khảo sát và thu thập số liệu trong vòng 04 tháng

từ tháng 09 đến tháng 12 năm 2016

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả đã sử dụng các phương pháp sau cho việc thực hiện đề tài Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định:

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Nhằm hệ thống, tóm tắt các vấn đề về lý

luận, lý thuyết có liên quan đến đề tài làm cơ sở cho việc phân tích và đề xuất mô hình nghiên cứu

- Phương pháp thống kê mô tả: Nhằm mô tả dữ liệu mà tác giả thu thập được

(dữ liệu từ các trang web, phiếu điều tra) liên quan đến vấn đề thu nhập của các hộ gia đình tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

- Phương pháp phân tích định lượng:Đượcsử dụng nhằm phân tích sự tác

động của các yếu tố lên thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

Cho đến thời điểm hiện tại, tác giả chưa tìm thấy công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến thu nhập của các hộ gia đình tại địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu này có các ý nghĩa sau:

Trang 13

- Về mặt khoa học:Việc tổng hợp lý thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu

có thể là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tương đồng

- Về mặt thực tiễn:Trên cơ sở các nhân tố tác động đến thu nhập của các hộ

gia đình tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, đề tài đề xuất các kiến nghị nhằm làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình tại địa phương này, do đó góp phần làm tăng thu nhập quốc dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương

1.6 Kết cấu của đề tài

Kết cấu của đề tài gồm 5 chương chính, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Trình bày cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và kết cấu của đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu

Gồm những nội dung: Khái niệm thu nhập, các thành phần chính của thu nhập,

lý thuyết về phân phối thu nhập, các mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố tác động đến thu nhập Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Giới thiệu về bảng khảo sát, tổng thể, kích thước mẫu và chọn mẫu, quá trình thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Phân tích, diễn giải các dữ liệu đã thu được từ cuộc khảo sát bao gồm các kết quả thống kê mô tả các biến, mô hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu của chương 4, chương này sẽ trình bày một số đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao thu nhập của các hộ gia đình tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Trang 14

Tóm tắt Chương 1:

Như vậy, trong chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu, các vấn đề liên quan như: Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài cũng như cấu trúc của đề tài

Trang 15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1.Khái niệm

2.1.1 Khái niệm hộ gia đình:

Hộ gia đình1 hay còn gọi đơn giản là hộ là một đơn vị xã hội bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung (nhân khẩu) Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung Hộ gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình, những người trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai

Hộ gia đình được phân loại như sau:

 Hộ một người (01 nhân khẩu): Là hộ chỉ có một người đang thực tế thường trú tại địa bàn

 Hộ hạt nhân: Là loại hộ chỉ bao gồm một gia đình hạt nhân đơn (gia đình chỉ

có 01 thế hệ) và được phân tổ thành: Gia đình có một cặp vợ chồng có con đẻ hoặc không có con đẻ hay bố đẻ cùng với con đẻ, mẹ đẻ cùng với con đẻ

 Hộ mở rộng: Là hộ bao gồm gia đình hạt nhân đơn và những người có quan hệ gia đình với gia đình hạt nhân Ví dụ: một người cha đẻ cùng với con đẻ và những người thân khác, hoặc một cặp vợ chồng với người thân khác;

 Hộ hỗn hợp: Là trường hợp đặc biệt của loại hộ mở rộng

Chủ hộ: Là người có vai trò điều hành, quản lý gia đình, giữ vị trí chủ yếu, quyết định những công việc của hộ

Người lao động của hộ gia đình: Điều 6 Bộ Luật Lao động quy định người lao động là người ít nhất đủ 15 tuối, có khả năng lao động

Từ tình trạng việc làm của các thành viên trong hộ, tác giả phân chia hộ thành

hộ không có hoạt động kinh tế và hộ có hoạt động kinh tế

- Hộ không làm việc: là hộ không có thành viên trong gia đình làm công ăn lương và không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào

- Hộ làm công: là hộ có thành viên trong gia đình làm công ăn lương nhưng

1

Theo Wikipedia, khái niệm về hộ gia đình

Trang 16

không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào

- Hộ thuần nông: là những hộ gia đình mà việc làm của mọi thành viên trong

hộ thuộc khu vực nông nghiệp

- Hộ sản xuất kinh doanh: là những hộ gia đình mà việc làm của mọi thành viên trong hộ thuộc khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ

- Hộ nông nghiệp - làm công: là những hộ gia đình mà việc làm của các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực nông nghiệp vừa là làm công ăn lương

- Hộ nông nghiệp - sản xuất kinh doanh: là những hộ gia đình mà việc làm của các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực nông nghiệp vừa thuộc khu vực công nghiệp hoặc khu vực dịch vụ, hoặc thuộc cả ba khu vực

- Hộ sản xuất kinh doanh - làm công: là những hộ gia đình mà việc làm của các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực công nghiệp, dịch vụ vừa là làm công ăn lương

- Hộ nông nghiệp - sản xuất kinh doanh - làm công, gọi chung là hộ hỗn hợp:

là những hộ gia đình mà việc làm của các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực nông nghiệp vừa thuộc khu vực công nghiệp, dịch vụ, vừa có làm công ăn lương

- Khu vực nông nghiệp: Bao gồm các hoạt động kinh tế thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

- Khu vực công nghiệp: Bao gồm các hoạt động thuộc lĩnh vực công nghiệp

và xây dựng

- Khu vực dịch vụ: Bao gồm các hoạt động thuộc lĩnh vực thương nghiệp, khách sạn - nhà hàng, vận tải và các dịch vụ khác như hoạt động tài chính, tín dụng, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, hoạt động quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, giáo dục và đào tạo, y tế, thú y và hoạt động cứu trợ, hoạt động văn hoá và thể thao, hoạt động đảng, đoàn thể, hiệp hội

Trang 17

2.1.2 Khái niệm thu nhập của hộ gia đình:

Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định (thường là một năm), bao gồm:

 Thu từ tiền công, tiền lương

 Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất)

 Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất)

 Thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần tuý, thu nợ và các khoản chuyến nhượng vốn nhận được)

2.2 Các lý thuyết có liên quan đến chủ đề nghiên cứu

Cùng với sản xuất và tiêu dùng, phân phối là một trong những phạm trù kinh tế chungnhất của xã hội loài người Với tư cách như vậy, phân phối theo nghĩa chung nhất có thể được hiểu là hoạt động chia các yếu tố sản xuất, các nguồn lực đầu vào trong một quá trình sản xuất và chia các kết quả sản xuất, các sản phẩm đầu ra trong quá trình tái sản xuất xã hội Trong đó, phân phối các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau

Phân phối thu nhập là một bộ phận của phân phối, gắn liền với sự phân phối sản phẩm đầu ra được biểu hiện dưới các hình thái thu nhập Thực tiễn cho thấy phân phối thunhập đóng vai trò rất quan trọng trong mọi xã hội cũng như trong mọi hình thái kinh tế vì phân phối thu nhập hỗ trợ cho tiêu dùng và quá trình tái sản xuất, đảm bảo cho sự tồn tạicủa loài người

Mặc dù cụm từ “phân phối” (distribution) lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong lý thuyết kinh tế bởi Francois Quesnay và một số nhà kinh tế trọng nông Pháp từ những năm 1750 nhưng những vấn đề lý luận về phân phối thu nhập chỉ thực sự xuất hiện sau công trình Wealth of Nations (1776) của Adam

Trang 18

Smith và được hệ thống thành một lý thuyết phân phối thu nhập với David Ricardo (1817)

Lý thuyết về thu nhập của David Ricardo: Kế thừa quan điểm của Smith về

những thu nhập ban đầu của ba giai cấp và dựa vào lý luận giá trị - lao động, David Ricardo đã làm cho lý luận này chiếm vị trí quan trọng trong học thuyết của mình Ông đã trình bày về các vấn đề tiền công, lợi nhuận và địa tô như sau:

Về tiền công:Coi lao động là hàng hóa, ủng hộ "quy luật sắt về tiền công",

ủng hộ quan điểm "nhà nước không can thiệp vào thị trường lao động", vạch ra các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả lao động

Về lợi nhuận: Gián tiếp thừa nhận lợi nhuận là kết quả của lao động làm

thuê, có quan hệ tỷ lệ nghịch với tiền công Thấy được quy luật tỷ suất lợi nhuận có

xu hướng giảm xuống, nhưng lại cho rằng quy luật này có quan hệ với quy luật độ phì của đất giảm dần

Về địa tô: dựa trên lý luận giá trị - lao động để giải thích, đó là cống hiến của

ông

Theo ông David Ricardo "Giá trị nông sản phẩm là do mức hao phí lao động trên đất đai xấu nhất quyết định và đất đai xấu nhất không thu được địa tô" Địa tô

là việc trả công cho những khả năng thuần túy tự nhiên và điạ tô bao giờ cũng được

trả về việc sử dụng ruộng đất tốt hơn

Từ đó đến nay, lý thuyết phân phối thu nhập đã không ngừng phát triển với

sự đóng góp, bổ sung, hoàn thiện của các học giả, các nhà kinh tế trên thế giới Nhìn chung, lý thuyết phân phối thu nhập bao gồm: Giải thích bản chất của phân phối thu nhập, các yếu tố tác động đến quá trình phân phối thu nhập, phân tích các vấn đề nảy sinh từ kết quả của phân phối thu nhập như bất bình đẳng

kinh tế, nghèo đói, sự can thiệp của Nhà nước,

Cũng theo ông David Ricardo, về bản chất, phân phối thu nhập được đặc

trưng bởi ba yếu tố cơ bản: đốitượng phân phối, chủ thể phân phối và người tiếp nhận thu nhập

- Đối tượng của phân phối ở đây là phần sản phẩm xã hội mới được tạo ra

Trang 19

trong một thời gian nhất định, và khi chúng được chuyển đến người tiếp nhận thì hình thành nên thu nhập chongười tiếp nhận Thu nhập (income) có thể được biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị Trong các lý thuyết phân phối thu nhập, thu nhập có thể được xem xét theo cách tiếp cận vi mô hoặc vĩ mô: Đối với cách tiếp cận vi mô, thu nhập mang tính cá nhân, có thể được biểu hiện bởi 4 hình thái: tiền lương (thu nhập lao động), địa tô (thu nhập của đất đai), lợi tức (thu nhập của vốn, lợi nhuận (thu nhập của tư bản) Trong khi đó, cách tiếp cận vĩ mô coi thu nhập là tổng thu nhập quốc dân với hai thành phần

cơ bàn: tiêu dùng và tiết kiệm

- Chủ thể phân phối thu nhập là một khái niệm không thống nhất trong

các lý thuyết phân phối thu nhập Trong các thời kỳ trước nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, chủ thể phân phối thu nhập thường là người có quyền lực cao nhất trong xã hội như tù trưởng trong chế độ nguyên thủy, chủ nô trong chế độ chiếm hữu nô lệ, vua hay các lãnh chúa trong chế độ phong kiến Những người này dựa trên quyền chiếm hữu tập trung các tư liệu sản xuất quyết định phân phối thu nhập Đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa, các lý thuyết phân phối thu nhập của các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển như Adam Smith, David Ricardo hay của trườngphái tân cổ điển sau này coi người nắm giữ các yếu tố sản xuất (lao động, đất đai, vốn) là chủ thể phân phối và cũng

là đối tượng tiếp nhận phân phối Lý thuyết phân phối thu nhập thuộc trường phái mácxít cho rằng trong nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, chủ thể phânphối chính là các nhà tư bản, những người chiếm hữu các tư liệu sản xuất Từ đó, trường phái này đề xuất lý thuyết phân phối thu nhập của xã hội chủ nghĩa với chủ thể phân phối là quầnchúng lao động khi mà toàn bộ tư liệu sản xuất được công hữu Từ những năm 60 của thế kỷ XX, với sự xuất hiện của trường phái kinh tế phúc lợi cũng như những nghiên cứu chỉ ra những thất bại thị trường ở các nước phát triển, đã dẫn đến sự can thiệp của Nhà nước trong phân phối thu nhập, đặc biệt trong các phân phối lại thông qua các chính sách thuế và trợ cấp

Trang 20

- Người tiếp nhận thu nhập là những tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thông

qua quá trình phân phối mà nhận được thu nhập Theo cách tiếp cận vi mô, người tiếp nhận phải trả giá để đánh đổi được thu nhập, ví dụ như lao động bỏ sức lao động ra làm việc để nhận được tiền lương, chủ tư bản bỏ vốn kinh doanh nhận được lợi nhuận… Tuy nhiên, trong trường hợp nhà nước phúc lợi, một nhóm người có thể nhận được thu nhập do nhà nước cấp cho dưới dạng trợ cấp, bảo hiểm y tế …

Ba yếu tố cơ bản trên kết hợp tạo ra quá trình phân phối thu nhập trong đời sống kinh tế- xã hội Nguyên tắc cơ bản cho sự kết hợp này là thực hiện quyền

sở hữu của chủ thể tạo ra giá trị hay thu nhập Đây cũng là nguyên tắc xuyên suốt trong lý thuyết phân phối thu nhập của hầu hết các trường phái kinh tế, dù

là cổ điển, tân cổ điển hay mácxít…

Theo A.Smith (1817) trong tác phẩm Wealth of Nationsđã tranh luận rằng

giá trị của bất cứ thứ hàng hóa nào cũng bao gồm tiền lương, lợi nhuận và địa

tô Theo A.Smith, trước khi có chủ nghĩa tư bản, người lao động tạo ra sản phẩm bằng những tư liệu sản xuất và ruộng đất của chính họ nên người lao động được toàn quyền sở hữu giá trị sản phẩm được tạo ra đó, nhưng trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, khi người lao động không có ruộng đất và phải đi làm thuê để tạo ra của cải thì họ chỉ được hưởng một bộ phận giá trị sản phẩm được tạo ra

đó là tiền lương.Bên cạnh đó, lợi nhuận và địa tô là những khoản khấu trừ tiếp theo vào trong giá trị sản phẩm được tạo ra và nó thuộc về nhà tư bản kinh doanh và các địa chủ (địa tô là khoản khấu trừ đầu tiên còn lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai – khoản còn lại trong giá trị sản phẩm); ngoài ra, lợi tức là một phần của lợi nhuận và nó thuộc về chủ sở hữu vốn Cũng dựa trên những tư tưởng này, trường phái cổ điển về sau đã tiến tới xác định thu nhập theo các yếu

tố sản xuất Còn trường phái mác xít, mặc dù cũng thừa nhận nguyên tắc sở hữu

và lập luận cũng dựa trên lý luận giá trị lao độngnhư các nhà cổ điển, nhưng do quan niệm tư bản, bản chất là lao động mà thành nên đã coi toàn bộ giá trị thuộc

về lao động

Trang 21

Theo Karl Marx và Frederich Engels trong tácphẩm Tư bản (1867), đã

chứng minh dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, người lao động thông thường đã không được trả công xứng đáng , họ bị bóc lột bởi các nhà tư bản

Hoạt động phân phối thu nhập trong thực tiễn bên cạnh nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu trong phân phối thu nhập, đòi hỏi phải xác định được cách thức phân phối thu nhập Điều này có nghĩa là nếu theo cách tiếp cận cá nhân, thu nhập của mỗi yếu tố sản xuất sẽ được xác định như thế nào, hoặc theo cách tiếp cận vĩ mô, tiêu dùng và tiết kiệm chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng thu nhập Trường phái cổ điển không đưa ra câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này, mặc dù D.Ricardo là người đầu tiên đưa ra “tiền công tối thiểu,” một khái niệm quan trọng trong các lý thuyết phân phối thu nhập2.Trong khi đó, lý thuyết phân phối thu nhập của K.Marxđã phân tích sâu sắc hơn về các lý luận tiền lương, lợi nhuận và địa tô Về tiền lương, Marx - Engels lập luận tiền lương của người lao động dưới chế độ chủ nghĩa tư bản chính là giá trị hay giá cả sức lao động, và cần phải ngang bằng với giá trị những tư liệu sinh hoạt nuôi sống người lao động và gia đình của anh ta, tuy nhiên, thông qua việc xây dựng

“tiền lương tính theo thời gian” và “tiền lương tính theo sản phẩm,” giới tư bản

đã trả công không xứngđáng cho người lao động Về lợi nhuận và lợi tức, đóng góp của Marx và Engels là chỉ ra lợi nhuận phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận của từng ngành khác nhau còn lợi tức phụ thuộc vào tỷ suất lợitức; và đến lượt tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất lợi tức thì đều vận động theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân Về lý luận địa tô, Marx đã chỉ ra rằng người sở hữu ruộng đất ngoài lợi nhuận bình quân trong nông nghiệp đã thu được địatô, lợi nhuận siêu ngạch hay phần giá trị thặng dư do ruộng đất đem lại Marx phân biệt rõ “địa tô chênh lệch I” là địa tô thu được trên những ruộng đất có độ màu mỡ, tự nhiên thuận lợi, hoặc gần nơi tiêu thụ, gần đường giao thông; “địa tô chênh lệch II”

2 Theo D.Ricardo, tiền lương sẽ luôn hướng đến mức đảm bảo sự tồn tại của gia đình người lao động trung bình trong xã hội

Trang 22

là do đầu tư thâm canh; còn “địa tô tuyệt đối” là loại địa tô thu được khi kinh doanh trên ruộng xấu, nó được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp Như vậy, nhìn chung, lý thuyết phân phối thu nhập của Marx – Engels đã xác định được phân phối thu nhập cá nhân Đây cũng là nền tảng cho lý thuyết phân phối thu nhập xã hội chủ nghĩa sau này Bên cạnh lý thuyết mácxít, lý thuyết phân phối thu nhập của các nhà tân cổ điển cũng đã đưa ra được hướng giải quyết đối với cách thức xác định phân phối thu nhập cá nhân Tiêu biểu nhất là những đóng góp về lý thuyết năng suất cận biên của John Bates Clark, nhà kinh tế của nước Mỹ

Theo J.B.Clark (1899) đã đưa ra khái niệm “hàm số sản xuất” để biểu diễn mối quan hệ mang tính kỹ thuật giữa khối lượng tối đa của đầu ra có thể tạo ra được bằng các đầu vào cụ thể - các nhân tố sản xuất, ở đây bao gồm lao động và vốn (đất đai cũng được coi là vốn) Trong mỗi nền kinh tế, ứng với một trình độ công nghệ nhất định, mỗi doanh nghiệp sẽ có hàm số sản xuất và qua đó xác định được chi phí sản xuất và doanh thu của họ Việc xác định lợi nhuận của các doanh nghiệp phụ thuộc hành vi tối thiểu hóa chi phí trên thị trường các yếu tố sản xuất (nơi mà các doanh nghiệp mua các nhân tố sản xuất đầu vào như lao động, vốn…) hoặc tối đa hóadoanh thu trên thị trường hàng hóa (nơi mà các doanh nghiệp có được doanh thu nhờ việc bán các sản phẩm của mình) Thị trường các yếu tố sản xuất sẽ xác định giá cả và số lượng các yếu tố đầu vào, từ đó thu nhập của từng yếu tố sản xuất sẽ được xác định J.B.Clark cho rằng, trong một nền kinh tế cạnh tranh, thu nhập của mỗi yếu tố đầu vào được xác định bằng phần lợi ích (giá trị) tăng thêm mà đơn vị cuối cùng của yếu tố sản xuất đó tạo ra “năng suất cận biên”

John Maynard Keynes (1936), trong tác phẩm Lý thuyết chung về tiền tệ, lãi suất và việc làm, đã đưa ra những luận điểm hình thành nên nền tảng của

các lý thuyết phân phối thu nhập của các Keynesiansaunày.Trướctiên, so với các lý thuyết phân phối thu nhập truyền thống quan tâm đến mức lương sinh tồn, địa tô và lợi nhuận để xác định sự phân phối thu nhập, trong cấu phần của

Trang 23

thu nhập, Keynes đã đưa vào một khoản nhằm tích lũy tạo điều kiện phát triển sản xuất bên cạnh tiêu dùng Mặt khác, dựa trên lý thuyết cầu hiệu dụng,Keyneslập luận thu nhập quốc dân được xác định bằng tổng chi tiêu, gồm: chi tiêu tiêu dùng, chi tiêu đầu tư và chi tiêu chính phủ, trong đó, chi tiêu tiêu dùng là thành phần chủ yếu, lớn nhất và tiêu dùng có thể được xác định thông qua hàm số của thu nhập, thiên hướng tiêu dùng biên… Ngoài ra, Keynes còn lập luận nền kinh tế sẽ đạt trạng thái cân bằng khi tiết kiệm bằng đầu tư theo kếhoạch

Một vấn đề nảy sinh từ kết quả của quá trình phân phối thu nhập là sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội Sự chênh lệch giàu nghèo ở mức độ như thế nào thì được coi là “bất bình đẳng?” Để hỗ trợ đo lường phân phối thunhập nhằm xác định mức độ bất bình đẳng, các nhà kinh tế đã xây dựng và phát triển một số thang đo như đường cong Lorenz, hệ số Gini, hệ số Hoover, chỉ số Theil (Atkinson), phương sai và hệ số biến thiên trong phân phối thu nhập…

Nhà thống kê học người Ý, Corrado Gini (1912) đã đề xuất hệ số Gini, hệ số Gini được xác định một cách đơn giản bởi tỷ số giữa phần diện tích nằm giữa đường cong Lorenz và đường bình đẳng tuyệt đối với phần diện tích nằm dưới đường bình đẳng tuyệt đối Giá trị của hệ số Gini nằm trong khoảng từ 0 đến 1, giá trị càng cao thì mức độ bất bình đẳng càng lớn.Những quốc gia có hệ số Gini

từ 0,5 trở lên được coi là có mức độ bất bình đẳng cao còn trong khoảng 0,2 đến 0,35 thì phân phối tương đối công bằng Việc sử dụng hệ số Gini để phán xét một phân phối thu nhập có công bằng hay không phải hết sức thận trọng vì thước đo này có những giới hạn nhất định Trước tiên, trong thực tiễn nghiên cứu, do dữ liệu về thunhập của người dân có thể được phản ánh dưới dạng thu nhập danh nghĩa hoặc chi tiêu nền các nhà kinh tế phân biệt 2 loại hệ số Gini: Hệ

số Gini tính theo thu nhập và hệ số Gini tính theo chi tiêu Ngoài ra, các hệ số Gini thường không phản ánh mức chênh lệch tài sản thực giữa những nhóm người trong quốc gia vì nó cơ bản được xác định dựa trên thu nhập ròng Hơn nữa, các quốc gia có cùng hệ số Gini có thể khác nhau về hình dạng của đường cong

Trang 24

Lorenz, do đó khác nhau về mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Mặt khác, hệ số Gini suy cho cùng cũng chỉ phản ánh phần có thể định lượng được còn những khía cạnh khác trong phân phối thu nhập liên quan đến các vấn đề công bằng xã hội, đói nghèo cần phải có những phân tích định tính hơn

Bên cạnh việc lượng hóa mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, các lý thuyết phân phối thu nhập cũng đã luận giải nguồn gốc của bất bình đẳng và sự nghèo đói trong xã hội hiện đại cũng như thảo luận các giải pháp cho vấn đề này Các lý thuyết phân phối thu nhập ban đầu của trường phái cổ điển hoặc tân cổ điển đều cố gắng giải thích sự chênh lệch giàu nghèo là do quy luật tất yếu của thị trường cạnh tranh Trong khi đó, trường phái mácxítnhận định đó là kết quả của sự bóc lột giá trị thặng dư của giới tư bản khiến người lao động ngày càng bị bần cùng hóa.Do đó, lý thuyết mácxít đề xuất chế độ công hữu như là một biện pháp hướng tới một xã hội công bằng hơn Thuyết kinh tế phúc lợi mới được hình thành từ những năm 1930 về cơ bản công nhận thất bại thị trường là nguyên nhân của bất bình đẳng và đói nghèo, do vậy, họ đề xuất sự can thiệp của nhà nước trong việc sửa chữa thất bại thị trường liên quan đến vấn đề phân phối thu nhập thông qua các chính sách phân phối lại như thuế, trợ cấp…Những luận điểm này đóng vai trò nền tảng trong việc xây dựng mô hình nhà nước phúc lợi sau này Một số quan điểmkhác tiêu biểu như Simon Kutnetz, Nicholas Kaldor đi tìm nguồn gốc sự phân hóa giàu nghèo từ quá trình tăng trưởng nhanh

Theo Kutnetz (1955), ở giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng kinh tế,

sự phân hóa giàu nghèo diễn ra rất lớn, tuy nhiên, khi tăng trưởng kinh tế đạt đến một mức độ nhất định thì khoảng cách giàu nghèo có xu hướng thu hẹp Mối quan hệ như vậy được Kutnetz biểu diễn bởi chữ “U ngược” và được coi

là quy luật phổ biến trong thời gian dài3

3

Trong công trình The Interaction between Income Distribution and Economic Growth, Liu Lin và Qin Wanshun (2006) dựa trên dữ liệu về phân phối thu nhập của Trung Quốc 20 năm đã tái khẳng định tăng trưởng kinh tế khiến khoảng cách giàu nghèo rộng ra ở Trung Quốc

Trang 25

Bourginon (2004) cho thấyhiện nay đã xuất hiện những nghiên cứu trong

lý thuyết phân phối thu nhập chứng minh khó có thể khái quát tăng trưởng kinh

tế tác động đến phân phối thu nhập Điều này có nghĩa là tăng trưởng có thể dẫn đến tình trạng bình đẳng hơn hoặc bất bình đẳng hơn hay giữ nguyên mức

độ bất bình đẳng tùy theo đặc thù mỗi quốc giá Cóthểlựa chọn những chiến lược tăng trưởng kinh tế loại bỏ bất bình đẳng thu nhập Ngoài ra, các lý thuyết phân phối thu nhập hiện nay cũng thừa nhận tác động ngược trở lại của phân phối thu nhập đối với sự tăng trưởng kinh tế

O.GalorvàJ.Zeira (1992), trong công trình Income Distribution and Macro Economics, đã phân tích vai trò của phân phối của cải đối với hoạt động kinh

tế vĩ mô thông qua đầu tư vào vốn nhân lực Theo Galor và Zeira, trong điều kiệnthị trường tín dụng không hoàn hảo, phân phối của cải có tác động quan trọng đối với hoạt động kinh tế vĩ mô, đặc biệt khi không đưa được hết các nguồn đầu tư vào vốn nhân lực thì những tác động này còn duy trì ngay cả trong dài hạn Tăng trưởng bị ảnh hưởng tích cực bởi sự phân phối của cải lần đầu, cụ thể hơn là phần trăm dân số được thừa kế một lượng tài sản đủ lớn để thúc đẩy họ đầu tư vào vốn nhân lực Do vậy, theo hai nhà kinh tế cần phải có được một tầng lớp dân trung lưu rộng lớn để đạt được tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và từ đó tạo điều kiện duy trì sự bình đẳng trong tương lai

Như vậy, có thể thấy rằng thu nhập hay phân phối thu nhập là một trong những vấn đề rất quan trọng trong nền kinh tế, theo David Ricardo phân phối thu nhập bao gồm các vấn đề chính như: Đối tượng phân phối, chủ thể phân phối và người tiếp nhận thu nhập Trong quá trình phát triển kinh tế sẽ dẫn đến tình trạng bất bình đẳng, do sự chênh lệch về thu nhập giữa các đối tượng khác nhau trong xã hội, chính vì vậy, thông qua hệ số Gini sẽ xác định được sự bất bình đẳng từ sự chênh lệch này Hơn hết sự đa dạng, thậm chí mâu thuẫn trong nhận thức, lý giải về các vấn đề phân phối thu nhập của nhiều nhà kinh tế thuộc các trường phái khác nhau Điều này một mặt phản ánh phân phối thu nhập là một vấn đề phức tạp, liên đới cả kinh tế - chính trị và xã hội, mặt khác, nó còn

Trang 26

cho thấy sự khó khăn trong việc vận dụng lý thuyết phân phối thu nhập để có được các chính sách phân phối thu nhập hợp lý Đây cũng là sự trăn trở của các nhà hoạch định chính sách của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có ViệtNam

2.3 Khảo lược các nghiên cứu có liên quan

Theo nghiên cứu của Nem Nei Lhing, Teruaki Nanseki, Shigeyoshi Takeuchivới đề tài “An Analysis of Factors Influencing Household Income: A Case

Study of PACT Microfinance in Kyaukpadaung Township of Myanmar” Nghiên cứu điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình và ảnh hưởng của tài chính vi mô trên đặc điểm kinh tế xã hội của người điều tra Đề tài sử dụng dạng hàm Cobb-douglas và mô hình hồi quy logistic với tổng kích thước mẫu của 162 người khảo sát Các kết quả thực nghiệm từ các mô hình cho thấy phổ biến nhất yếu

tố ảnh hưởng quan trọng đối với thu nhập hộ gia đình là giáo dục Trình độ học vấn

có ảnh hưởng tích cực nhất định đối với thu nhập hộ gia đình, cho thấy rằng một khách hàng với một trình độ học vấn cao hơn có thể tạo ra thu nhập nhiều hơn một với một trình độ học vấn thấp Các kết quả phân tích cho thấy rằng sáu biến độc lập:

tuổi của người đứng đầu của hộ gia đình, giới tính của chủ hộ gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ gia đình, quy mô diện tích đất, số lượng các loại cây trồng, và thành lập mới doanh nghiệp có một ý nghĩa ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình

Các nhà nghiên cứu Nem Nei Lhing, Teruaki Nanseki, Shigeyoshi Takeuchi thấy

rằng bắt đầu từ doanh nghiệp mới là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tăng thu nhập hộ gia đình của khách hàng Để thành lập doanh nghiệp mới, các chính quyền địa phương cần chú ý hơn đến các yêu cầu cơ sở hạ tầng cơ bản, cơ sở tiếp cận thị trường trong khu vực nghiên cứu Cơ quan tư nhân Hợp tác liên minh (PACT) nên tập trung vào đào tạo kỹ năng kinh doanh, ngoài việc cung cấp các khoản vay, để tạo ra doanh nghiệp vi mô bền vững và các hoạt động kinh tế khác làm tăng thu nhập của hộ gia đình

Theo nghiên cứu của Hoang Van Long và Mitsuyasu Yabe với đề tài “Factors

affecting to household income of the king and the ethnic minority in rural Vietnam:

Trang 27

A case study in the buffer zone of Bach Ma national park” Đề tài chỉ ra sự khác biệt trong thu nhập giữa dân tộc Kinh và Cơ Tu tại khu vực vườn Quốc gia Bạch

Mã Đặc biệt, đề tài đã cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của 2 nhóm dân tộc tại địa bàn này là: Quy mô hộ, tuổi lao động, số người lao động nông nghiệp, số người lao động ở thành thị, trình độ học vấn chủ hộ, vị trí xã hội chủ hộ,

diện tích vườn

Theo các nghiên cứu của Abdulai & CroleRees, 2001 4 ; Demurger & cs.,

2010 5 ; Janvry & Sadoulet, 2001 6 ; Klasen & cs., 2013 7 ; Yang, 2004 8 ; Yu & Zhu,

2013 9 thì thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, bao gồm: Vốn, đất đai, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, số lao động, khả năng đa dạng hóa thu nhập, cơ hội tiếp cận thị trườn, các nhân tố này đều tác động tích cực đến thu

4 Abdulai, A & CroleRees, A (2001).Determinants of Income Diversification amongst Rural Households in Southern Mali.Food Policy 26, 437–452

5 Demurger, S., Fournier, M & Yang, W (2010) Rural Households’ Decisions towards Income Diversification: Evidence from a Township in Northern China China Economic Review 457, 1– 13

Trang 28

kiểm định mối tương quan của các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình trong vùng ảnh hưởng của dự án Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố

ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình trong vùng dự án như: số lượng lao động trong nông nghiệp, số lượng lao động ngoài nông nghiệp, số năm thực hiện dự án, khoảng cách từ nhà đến chợ và trình độ văn hóa của chủ hộ

Nghiên cứu của Nguyễn Lan Duyên với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu

nhập của nông hộ ở An Giang” Bài viết sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng mô hình hồi quy nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang trên cơ sở hệ thống dữ liệu sơ cấp thu thập từ 598 nông hộ được chọn ngẫu nhiên Kết quả ước lượng cho thấy các yếu tố như: Trình

độ học vấn, diện tích đất, thời gian cư trú tại địa phương, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm, lượng vốn vay, lãi suất và số lao động có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang Từ đó, bài viết đế xuất các giải pháp nâng cao thu nhập của

nông hộ

Nghiên cứu của Chu Thị Kim Loan, Nguyễn Văn Hướng với đề tài “Ảnh

hưởng của nguồn lực đến thu nhập của nông hộ tỉnh Thanh Hóa: Nghiên cứu điển hình ở huyện Thọ Xuân và Hà Trung” Bài viết nhằm khái quát thực trạng nguồn lực và ảnh hưởng của chúng tới thu nhập của nông dân tỉnh Thanh Hóa qua kết quả điển cứu tại huyện Hà Trung và Thọ Xuân Kết quả nghiên cứu được tổng hợp chủ yếu từ số liệu điều tra của 80 nông hộ, phương pháp phân tích chính là thống kê mô

tả và hồi qui đa biến Nghiên cứu cho thấy: chất lượng lao động, qui mô đất đai và lượng vốn của các nông hộ điều tra còn thấp Thu nhập của nông hộ ở mức bình quân 72 triệu đồng/năm, đặc biệt thu nhập từ tiền lương, tiền công đóng góp một tỷ

lệ khá cao trong tổng thu nhập của hộ Các nguồn lực của nông hộ như: qui mô đất sản xuất, số lượng và trình độ học vấn của lao động, giá trị phương tiện sản xuất tỷ

lệ thuận với thu nhập của hộ, trong đó qui mô đất sản xuất có ảnh hưởng lớn nhất

Ngoài ra, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, giới tính của chủ hộ và vị trí địa lý cũng

có tác động tới thu nhập của nông hộ

Trang 29

Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh, Bùi Văn Trịnh với đề

tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích các nhân

tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long Số liệu của nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp từ 182 hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.Các phương pháp phân tích được

sử dụng trong nghiên cứ này là thống kê mô tả và hồi qui tuyến tính đa biến.Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy mức sống của người dân khu vực nông thôn ngày càng được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hộ gia đình có mức thu nhập khá thấp Nguồn thu nhập chính của phần lớn hộ gia đình phụ thuộc vào nghề nông, vì thế mức thu nhập tương đối thấp và bấp bênh Nhiều hộ gia đình cho nhu cầu học thêm các ngành nghề để nâng cao thu nhập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp Bên cạnh đó, nghiên cứu còn xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân/người của

hộ gia đình ở khu vực nông thôn là: số nhân khẩu, kinh nghiệm làm việc của chủ hộ,

độ tuổi của lao động, trình độ học vấn của chủ hộ và số hoạt động tạo ra thu nhập

Theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi, Bùi Văn Trịnh với đề tài “Các yếu

tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long” Thông qua số liệu điều tra trực tiếp từ 150 hộ Khmer ở tỉnh Trà Vinh, 90 hộ Chăm ở tỉnh An Giang và áp dụng mô hình phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy, các nhân tố tác động đến thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc thiểu số ở đồng

bằng sông Cửu Long là: trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn của lao động trong hộ, số nhân khẩu trong hộ, số hoạt động tạo ra thu nhập của hộ, độ tuổi của lao động trong hộ và tiếp cận với các chính sách hỗ trợ Trong đó, nhân tố số hoạt

động tạo ra thu nhập của các hộ tác động mạnh nhất đến thu nhập bình quân/người

của hộ dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long

Theo nghiên cứu của Nguyễn Khánh Doanh, Nguyễn Thị Gấm, La Thị Thùy

Lê, Mai Thùy Dung với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nông dân tại

huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” Đề tài được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ người nghèo tại huyện Phú

Trang 30

Lương, tỉnh Thái Nguyên Với 200 mẫu nghiên cứu đã được lựa chọn tại 5 xã của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.Điều tra được tiến hành lặp lại 2 lần vào năm

2007 và 2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố trong mô hình như: trình độ lao động của chủ hộ, chi phí cho trồng trọt, chi phí cho chăn nuôi, diện tích sản xuất của hộ và số lao động của hộ đều có tác động đến thu nhập của hộ Tuy nhiên,

nghiên cứu không tìm thấy có sự ảnh hưởng của biến dân tộc tới thu nhập của hộ

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, một số giải pháp hữu hiệu đã được đề xuất

Theo nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thu với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến

thu nhập của người dân làng nghề truyền thống: Làng nghề Sơn mài Tương Bình Hiệp, tỉnh Bình Dương) Đề tài đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính, đối tượng nghiên cứu là hộ gia đình sản xuất sơn mài Tương Bình Hiệp (tỉnh Bình Dương) với

số liệu điều tra ngẫu nhiên từ 150 hộ dân chuyên làm nghề sơn mài, nghiên cứu của tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa thu nhập với các tiêu chí về giới tính của chủ

hộ, quy mô lao động, trình độ học vấn, độ tuổi, kinh nghiệm, chủng loại sản phẩm Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố về trình độ học vấn, quy mô lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn hàng gia công và sinh hoạt làng nghề có mối liên hệ chặt chẽ

và có vai trò quyết định sức sống của một làng nghề Để nâng cao thu nhập cho

người dân làng nghề sơn mài cần gia tăng nguồn hàng gia công, thường xuyên tổ chức và khuyến khích người dân tham gia các buổi sinh hoạt tại Hiệp hội làng nghề, đa dạng hóa nguồn thu nhập, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao trình độ học vấn cho nhân dân lao động trong làng nghề.

Như vậy, sau khi tìm hiểu và tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước

về việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình, tác giả nhận thấy rằng: Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình Tuy nhiên, các nhân tố thường xuyên được các tác giả sử dụng để phân tích đó là:

Trình độ học vấn của chủ hộ, số lượng lao động của hộ, độ tuổi của các lao động trong mỗi hộ, các nguồn thu nhập, khoảng cách từ hộ đến trung tâm huyện.Và

đây cũng là cơ sở để tác giả tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu đối với đề tài

Trang 31

“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định”

Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố tác động đến thu nhập của các hộ gia đình

9 Cơ hội tiếp cận thị trường/chính sách hỗ trợ +

14 Số nguồn thu nhập/đa dạng hóa nguồn thu nhập +

15 Khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm (km) -

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.4 Khung phân tích đề xuất

Hiện nay có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các

hộ gia đình, tuy nhiên lại không có bất cứ nghiên cứu nào nghiên cứu đến vấn đề thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Mặt khác, hiện nay, thu nhập của các hộ gia đình tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định lại chịu nhiều tác động của các nhân tố trong nghiên cứu này sẽ nghiên cứu về nhóm các nhân tố sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Trang 32

Trên cơ sở lý luận và các mô hình nghiên cứu đi trước của các tác giả trong và ngoài nước, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu áp dụng cho luận văn này với biến phụ thuộc là thu nhập của hộ gia đình và 5 biến độc lập đó là: Trình độ học vấn của chủ hộ, số lượng lao động của hộ, độ tuổi của các lao động trong mỗi hộ, các nguồn thu nhập, khoảng cách từ hộ đến trung tâm huyện

Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Các giả thiết nghiên cứu:

 Giả thiết H1: Trình độ học vấn của chủ hộ tác động dương (+) đến thu nhập của hộ gia đình

 Giả thiết H2: Tổng số lực lượng lao động tạo ra thu nhập của hộ tác động dương (+) đến thu nhập của hộ gia đình

 Giả thiết H3: Độ tuổi trung bình của các lao độngtrong hộ tác động dương (+) đến thu nhập của hộ gia đình

 Giả thiết H4: Số nguồn thu nhập tác động dương (+) đến thu nhập của hộ gia đình

 Giả thiết H5: Khoảng cách từ hộ đến trung tâm huyện tác động âm (-) đến thu nhập của hộ gia đình

Trình độ học vấn chủ hộ gia đình

Tổng số lao động tạo ra thu nhập của hộ

Độ tuổi trung bình của các lao động trong hộ

Các nguồn thu nhập của hộ gia đình

Khoảng cách từ hộ đến trung tâm huyện

Thu nhập của hộ gia đình

Trang 33

lực lượng lao động tạo ra thu nhập của hộ, độ tuổi trung bình của các lao động trong

mỗi hộ, các nguồn thu nhập, khoảng cách từ hộ đến trung tâm huyện

Trang 34

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sơ đồ nêu trên, bao gồm các bước cụ thể như: Xác định vấn đềvà mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề lý thuyết và các nghiên cứu đi trước, trên cơ sở đó, tác giả tiến hành xây dựng đề cương và thiết

kế bảng khảo sát Từ đó, tác giả tiến hành khảo sát thu thập dự liệu và chạy kết quả

phân tích cũng như đề xuất các kiến nghịnhằm nâng cao thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

3.2 Mô hình nghiên cứu

Mô hình hồi quy được áp dụng cho đề tài này là mô hình hồi quy đa biến (hay còn gọi là mô hình hồi quy bội), mô hình có dạng tổng quát như sau:

𝑌 = 𝛽0+ 𝛽1𝑋1+ 𝛽2𝑋2+ … + 𝛽𝑖𝑋𝑖 + 𝑒𝑡

Trong đó:

Y: là biến phụ thuộc (Thu nhập của các hộ gia đình)

Xác định vấn đề, mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu các khái niệm và nghiên cứu đi trước

Xây dựng đề cương và thiết kế bảng khảo sát

Thu thập dữ liệu

Phân tích dữ liệu

Kết luận nghiên cứu

Trang 35

𝑋𝑖: Là các biến độc lập tác động đến thu nhập (Trình độ học vấn của chủ hộ,

số lượng lao động của hộ, độ tuổi của các lao động trong mỗi hộ, các nguồn thu nhập, khoảng cách từ hộ đến trung tâm huyện)

𝛽𝑖: Hệ số hồi quy riêng phần của các biến độc lập 𝑋𝑖

𝑒𝑡: Là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và

phương sai không đổi (Thông thường đó là giá trị sai số của mô hình hồi quy)

3.3.Bảng khảo sát

3.3.1 Thiết kế bảng khảo sát

Nội dung Bảng câu hỏi dự kiến gồm 3 phần chính như sau:

Phần I: Giới thiệu mục đích nghiên cứu (Chi tiết xem tại Phụ lục 1)

Phần II: Bao gồm những câu hỏi về chủ hộ gia đình(Chi tiết xem tại Phụ lục 1) Phần III: Bao gồm những câu hỏi về hộ gia đình(Chi tiết xem tại Phụ lục 1)

3.3.2 Điều tra thử

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết cơ bản và các mô hình nghiên cứu đi trước cũng như việc bổ sung các biến cần thiết vào các nhóm nhân tố cần khảo sát và đánh giá tác động đến thu nhập của hộ gia đình Tác giả tiến hành thực hiện khảo sát lấy ý kiến sơ bộ với 20 đối tượng nhằm hoàn thiện cũng như tiếp thu các ý kiến đóng góp để hình thành nên bảng khảo sát chính thức trước khi tiến hành công việc thu thập dữ liệu

3.4 Chọn mẫu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu được tác giả thu thập từ phiếu khảo sát điều tra đối với các

hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc thì quy mô mẫu ít nhất phải bằng 5 lần số biến quan sát Như vậy, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng tối thiểu

số phiếu nghiên cứu ứng với 5 biến quan sát là: 5x5= 25 quan sát Tuy nhiên, để đảm bảo tính thuyết phục và chất lượng từ kết quả mô hình, tác giả tiến hành khảo sát 115 phiếu và thu về 111 phiếu, trong đó có 106 phiếu hợp lệ

Trang 36

3.5 Quá trình thu thập dữ liệu

Quá trình thu thập dữ liệu bằng cách phát bảng khảo sát đã được in sẵn đến người được khảo sát và nhận lại kết quả sau khi hoàn tất Việc phát bảng khảo sát được thực hiện tại các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Tuy Phước, tỉnh Bình Định Thời gian thu thập và xử lý dữ liệu từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2016

Quá trình thu thập dữ liệu được tác giả thực hiện như sau:

 Lựa chọn 115 đối tượng cần được khảo sát Các đối tượng này là các chủ hộ gia đình tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

 Tác giả gọi điện trao đổi với các đối tượng khảo sát về nhu cầu và nội dung, mục đích, hình thức, đối tượng và thời gian tiến hành khảo sát

 Tiến hành gửi bảng khảo sát cho các đối tượng thông qua phương pháp gửi trực tiếp, đồng thời có giải thích rõ ràng cách trả lời

 Nhận lại các bảng khảo sát đã được trả lời, đối với các trường hợp chưa rõ ràng về các ý nghĩa kết quả trả lời, tác giả sẽ gặp trực tiếp để xin ý kiến

 Tổng hợpcác phiếu khảo sát thu lại là 111 phiếu (phát ra 115 phiếu) và sàn lọc các phiếu hợp lệ và không hợp lệ, cuối cùng, tổng số phiếu hợp lệ là 106 phiếu

3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu

3.6.1 Kiểm tra và làm sạch dữ liệu:

Phương pháp nghiên cứu của tác giả tập trung vào phân tích tổng thể các dữ liệu điều tra được từ khảo sát thực tế Việc kiểm tra và làm sạch dữ liệu nhằm mục đích làm sạch số liệu và mô tả sơ bộ (sắp xếp dữ liệu, lược đồ, tính số liệu thống kê ban đầu, trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị cực trị, ngũ phân vị, bảng phân tổ chéo), xem xét tính gắn kết tổng thể, hiển thị dữ liệu, cơ cấu số liệu, phân loại theo phương pháp khảo sát

Bỡi lẽ, các tập dữ liệu có thể có sai số, sai sót hay bỏ sót Câu hỏi không phải lúc nào cũng dễ hiểu, người được phỏng vấn không phải lúc nào cũng biết đưa ra câu trả lời cần thiết, tinh thần cuộc điều tra, bản chất của việc đặt câu hỏi không phải lúc nào cũng được lĩnh hội Sau khi được mã hóa dưới dạng số, rất dễ dẫn đến

Trang 37

tình trạng mã hóa sai hoặc thiếu dữ liệu.Chính vì vậy, tác giả cần thiết phải kiểm tra

và rà soát lại tất cả các dữ liệu trước khi sử dụng cho việc phân tích của mình

3.6.2 Thống kê mô tả mẫu:

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau Thống kê mô tả

và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo.Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu.Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau: Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu; biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.Được sử dụng để mô tả lại thực trạng sinh kế và thay đổi sinh kế của người dân trong xã, cũng như các hoạt động trong đời sống kinh tế của người dân trong xã thông qua thu thập tài liệu, thông qua điều tra chọn mẫu Các số liệu thống kê mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển về thu nhập, chi tiêu, chi phí, cũng như mọi hoạt động của người dân Các công cụ của phương pháp: Số trung bình, phần trăm, hay số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân

Đối với nghiên cứu này, tác giả dựa vào số mẫu quan sátthu thập được và hợp lệ,tiến hành thống kê mô tả các tiêu chí như:giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp chuyên môn

 Giới tính: nam và Nữ

 Trình độ học vấn:Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học

 Nghề nghiệp chuyên môn: Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), công nhân viên chức, kinh doanh buôn bán, về hưu, khác

3.6.3 Phân tích tương quan:

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tương quan thông qua hệ số tương quan Pearson, được kí hiệu bằng chữ “r”, giá trị trong khoảng -1 ≤ r ≤ +1 Nếu r> 0 thể

Trang 38

hiện tương quan đồng biến, ngược lại, r < 0 thể hiện tương quan nghịch biến Giá trị

r = 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tuyến tính

 Nếu r  1: quan hệ giữa hai biến càng chặt

 Nếu r  0: quan hệ giữa hai biến càng yếu

Mức ý nghĩa “sig” của hệ số tương quan, cụ thể như sau:

 Sig.< 5 % : mối tương quan khá chặt chẽ

 Sig.< 1 % : mối tương quan rất chặt chẽ

 Sig.>5 % : không có mối tương quan

3.6.4 Phân tích mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình:

Trước tiên, tác giả tiến hành đánh giá tình hình thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Và sau đó, tác giả thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Nghiên cứu này thực hiện hồi quy theo phương pháp Enter Tức là tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan Quá trình kiểm định giả thuyết được thực hiện theo các bước gồm:

- Dựa vào R2 và R2 hiệu chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến

- Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình

- Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy từng thành phần

- Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến thông qua giá trị của dung sai (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inlation Factor) Nếu VIF >10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)

Tóm tắt Chương 3:

Trong chương 3, tác giả đã cho thấy được quy trình nghiên cứu của đề tài, mô hình nghiên cứu, cũng như các vấn đề cần thiết trong việc thu thập dữ liệu từ bảng khảo sát và các bước phân tích như: thiết kế bảng hỏi, các bước điều tra, thống kê

mô tả dữ liệu và mô hình hồi quy,

Trang 39

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Giới thiệu huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Tuy Phước là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định, có diện tích 217,12 km2, dân số 180.382 người Về địa hình, phía bắc và tây bắc Tuy Phước giáp Phù Cát, An Nhơn; đông giáp biển; nam giáp TP Quy Nhơn; tây giáp huyện Vân Canh Hiện nay có 13 xã, thị trấn là: xã Phước Nghĩa,

Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Quang, Phước Hưng, Phước Hiệp, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Lộc, Phước An, Phước Thành, thị trấn Tuy Phước, thị trấn Diêu Trì Nằm bên đầm Thị Nại, có sông Kôn, sông Hà Thanh chảy qua, có quốc lộ 1A, QL 19, đường sắt Bắc - Nam chạy ngang

qua, Tuy Phước có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế

Trong công cuộc đổi mới, Tuy Phước có những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội Nền kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng và phát triển; sản xuất nông nghiệp được mùa; công nghiệp, thương mại - dịch

vụ tiếp tục có bước tăng trưởng khá; các hoạt động trên lĩnh vực văn hoá

xã hội tiếp tục có tiến bộ; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được tập trung chỉ đạo; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được tăng cường Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.Hệ thống quản lý hành chính nhà nước từng bước được xây dựng vững mạnh, đáp

ứng tốt các nhu cầu của tổ chức và nhân dân

Hiện nay, nghề nghiệp chính của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định bao gồm các nghề truyền thống (như: sản xuất bánh tráng, đan võng, rổ, thúng, sản xuất muối ăn, trồng hoa) và tham gia vào các tổ chức kinh tế, hợp tác xã trên địa bàn huyện, các hoạt động tự doanh (như: buôn bán nhỏ, tạp hóa, ) Tất cả các ngành nghề của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đã góp phần nâng cao đời sống và cải thiện thu nhập của các hộ gia đình, với mức thu nhập bình quân mỗi hộ gia đình hiện nay vào khoảng 12 triệu đồng/tháng/hộ, đảm bảo

nhu cầu sống của các hộ gia đình

Trang 40

Hình 4.1 Bản đồ huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 4.2 Phân tích thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Để đi vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, trước tiên, tác giả thực hiện việc thống kê các thông tin cơ bản của các đối tượng khảo sát

Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ các đối tượng là các đại diện của các hộ gia đình tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Để đạt được kích thước mẫu đề ra, 115 phiếu khảo sát đã được gửi cho các đối tượng được khảo sát để tiến hành khảo sát Kết quả nhận lại có 111 phiếu khảo sát (đạt tỷ lệ 96,52% so với số phiếu phát ra), trong đó có 106 phiếu khảo sát hợp lệ và đầy đủ thông tin (đạt tỷ lệ

Ngày đăng: 15/05/2017, 23:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w