bài quản lý khu vực công tại singapore, nhóm m nghiên cứu khá rõ về nội dung này, có nhiều thông tin quan trọng, đặc biệt các nội dung , số liệu tìm các nguồn có cơ sở, cập nhật số liệu đến 2015 mới nhất , lấy số liệu từ data bank, các cổng thông tin chính phủ singapore , bài của nhóm m được thầy cô đánh giá cao về nội dung và hình thức trình bày,đặc biệt bài học kinh nghiệm cho việt Nam
Trang 1BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
7 Trần Thị Hoa MSV: 5053105013
8 Nguyễn Thu Vân MSV: 5053105043
Trang 2MỤC LỤC
I Vài nét về Singapore - 3
1 Điều kiện tự nhiên - 3
2 Điều kiện kinh tế - 3
3 Tổ chức bộ máy nhà nước Singapore -6
II Quản lý khu vực công tại Singapore -8
1 Dịch vụ công ở Singapore: - 8
1.1 Dịch vụ hành chính công -8
1.2 Dịch vụ sự nghiệp công - 9
2 Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công -16
2.1 Kế hoạch hóa nguồn nhân lực. -16
2.2 Tuyển mộ và tuyển chọn nguồn nhân lực -16
2.4 Đánh giá công chức - 19
2.5 Chế độ đãi ngộ nhân sự - 21
3 Quản lý Tài chính – Tài sản khu vực công -21
3.1 Quản lý Tài chính khu vực công -21
3.2 Quản lý Tài sản khu vực công -27
4 Hệ thống thông tin trong quản lý khu vực công -29
4.1 Chính phủ điện tử ở Singapore -29
4.2 Hệ thống dịch vụ công điện tử -31
III Kinh nghiệm cho Việt Nam -32
1 Kinh nghiệm từ quản lý Dịch vụ công -32
2 Kinh nghiệm từ quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công -33
3 Kinh nghiệm từ quản lý tài chính, tài sản khu vực công -34
4 Kinh nghiệm từ hệ thống thông tin trong quản lý khu vực công -35
Trang 3I Vài nét về Singapore
Tên nước: Cộng hòa Singapore (Republic of Singapore)
Thủ đô: Singapore, là quốc gia đô thị hóa cao nhất thế giới, 100% dân số ở thành thị Thể chế: nhà nước cộng hòa.
1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: nằm ngoài khơi mũi phía nam của bán đảo Mã Lai và cách xíchđạo 137 km về phía bắc, Bắc giáp Malaysia, Đông giáp Indonesia
- Diện tích: 692.7 km2, gồm có một đảo chính hình thoi, và khoảng 60 đảo nhỏ hơn
- Khí hậu : nhiệt đới nóng ẩm gió mùa; các mùa không phân biệt rõ rệt và nhiệt độ khá
ổn định, từ 22°C đến 34°C; mưa nhiều, độ ẩm cao địa hình thấp, có những cao nguyênnhấp nho với các khu bảo tồn hoang dã
2 Điều kiện kinh tế
Singapore đã có bước phát triển ngoạn mục trong vòng 50 năm qua, từ một quốcgia được thành lập vào năm 1965 , Singapore đã có bước chuyển mình ngoạn mục, trởthành một đất nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới, người dân sống
trong thành phố xanh và sạch Singapore đã trở thành một trong số quốc gia phát triển
bậc nhất ở khu vực châu Á, được mệnh danh là con hổ Châu Á với mức phúc lợi từ cáctiện ích, dịch vụ cuộc sống, và an sinh xã hội được xếp loại cao trên thế giới Vớinhững cải thiện về nền kinh tế kể từ giai đoạn đầu thành lập đất nước đến nay mới 50năm, mô hình phát triển nền kinh tế Singapore xứng đáng trở thành mô hình cho cácquốc gia khác, đặc biệt là ở châu Á, học tập Singapore đã vươn lên trở thành nền kinh
tế cạnh tranh nhất trên toàn thế giới trong nhiều năm liền Singapore được coi là nước điđầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức Hiện nay Singapore đang thực hiện
kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, mộtđầu mối trọng yếu của nền kinh tế toàn cầu, và một nền kinh tế đa dạng, nhạy cảm kinhdoanh
Thứ nhất, về Tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu người của
Singapore theo số liệu từ World Bank Data, trong giai đoạn 2000 – 2015 (Tỷ USD)
Trang 4Biểu đồ 1.1: GDP và thu nhập bình quân đầu người của Singapore giai đoạn
Nguồn : Số liệu từ World Bank Data
Từ bảng số liệu thống kê, GDP tại Singapore liên tục tăng qua các năm, đã đạtmức trung bình 71,73 USD vào năm 2000 cho đến năm 2015, đạt mức cao nhất từ306,344 USD vào năm 2014 Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 2008 làm dao động kinh
tế của nhiều nước phát triển, nhưng hầu như không tác động được gì đếnSingapore Tổng sản phẩm quốc nội của Singapore đến từ hai ngành chính, đó là ngành
công nghiệp và ngành dịch vụ trong đó công nghiệp chiếm 26,6% và dịch vụ chiếm 73,4% đặc biệt là các mặt hàng liên quan đến đồ điện tử, hóa chất cũng như dịch vụ và
song song đó mua các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hàng hóa chưa gia công Sau đó sẽchế biến, chế tạo để trở thành sản phẩm hoàn thiện xuất khẩu ra nước khác đã gópphần rất lớn làm cho nền kinh tế Singapore tăng vượt bậc, và giữ vị trí hàng đầu trênthế giới
Thu nhập bình quân đầu người của Singapore đã tăng mạnh, theo cục thống kê từSingapore thì thu nhập nhập bình quân đầu người của Singapore từ 41.018 USD/ngườivào năm 2000, đến 85.000 USD/người vào năm2015 Tuy nhiên có nhiều biến động doGDP chịu ảnh hưởng sâu sắc của tình hình nên kinh tế Từ 2006 trở đi ảnh hưởng củalạm phát tăng cao , giá cả leo thang mặc dù GDP có tăng mạnh nhưng khoảng cáchngày càng cao Theo báo cáo của Fnight Frank và Citi Private Bank công bố 2010,Singapore là nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới vượt qua cả Nauy
Trang 5( thứ 2) và Mỹ (thứ 3) Theo dự kiến đến 2050, Singapore với chính sách mở cửa rộngrãi , thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tập trung đào tạo lao động tay nghề cao sẽ giữ vị trí
số 1 của mình
Thứ hai, Về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Singapore từ 2000 – 2015 theo số liệu
World Bank Data cụ thể :
Biểu đồ 1.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Singapore giai đoạn 2000 – 2015
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 -2
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế Singapore giai đoạn 2000 - 2015
Nguồn : Số liệu từ World Bank Data
Từ năm 2010 đến nay, Tốc độ tăng trưởng của Singapore ổn định , đat 15,2 %cao nhất trên thế giới Từ năm 2011 có bị cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu , nhưng
ở mức độ rất ít thì nên kinh tế vẫn trên đà tăng trưởng và phát triển
Thứ ba, Về chỉ số phát triển con người HDI của Singapore theo báo cáo của
Liên Hợp Quốc về chỉ số phát triển con người năm 2013 là 0,901, năm 2015 là 0.9 12cao hơn mức trung bình là 0,890 so với nhóm nước có phát triển con người rất cao vàtrên 0,703 so với các nước Đông Á và Thái Bình Dương - nằm ở nhóm nước phát triểncon người rất cao Xếp ở vị trí 9/187 quốc gia và vùng lãnh thổ, khoảng thời gian từnăm 2000 - 2015, HDI của Singapore tăng từ 0,744 lên 0,901 (tăng 21,1%), tỷ lệ tăngtrung bình hàng năm là khoảng 0,84% Cũng trong khoảng thời gian này, tuổi thọ trungbình tăng 10,3 năm, số năm đi học tăng 6,5 năm và số năm bắt buộc tới trường tăng 2,7năm, thu nhập trên đầu người tăng 269,2%.Điều này chứng tỏ công dân Singapo có
trình độ giáo dục tốt, phát triển yếu tố con người Để đạt được mục tiêu có nguồn lực
lao động với chất lượng cao, chính phủ Singapore đã tập trung ngân sách rất lớn tài trợ
Trang 6cho hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục sau đại học Chính phủ ban hành chươngtrình giáo dục bắt buộc và miễn phí trong vòng 10 năm (từ 6 đến 16 tuổi) Tất cả họcsinh học xong trung học có thể vào học ở các trường dạy nghề hoặc đại học, học sinhđược học bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh để đào tạo tốt chất lượng nguồn nhân lựctrong tương lai, giúp cho nền kinh tế Singapore phát triển mạnh hơn.
Thứ tư, Singapore đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng rất thuận tiện bao
gồm các cảng biển, hệ thống đường giao thông trên cạn và dưới nước để cạnh tranh vớicác nước láng giềng trong các hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu Thành phố hải cảngcủa Singapore là một trong những nơi bận rộn nhất trên thế giới, vượt xa HồngKông và Thượng Hải.Chính phủ Singapore đã có những chính sách phù hợp, Chính phủSingapore theo đuổi các chính sách lạm phát thấp, tỷ giá hối đoái thực cạnh tranh, lãisuất thực ở mức dương, chính sách tài khoá ổn định và cán cân thanh toán luôn ở mức
an toàn nhằm duy trì được cả trạng thái tăng trưởng cao và khuyến khích đầu tư trongdài hạn.Singapo đạt được con số kinh ngạc trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài,đứng đầu trong bảng xếp hạng đất nước có tiềm năng đầu tư tốt nhất (theo Reri repost2011) và đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài ( theoglobalization index 2012) Singapo sử dụng “khuyến dụng các chính sách khích đầu tư
dựa trên chính sách thuế hiệu quả”, Chính phủ Singapore đã ban hành chính sách ưu
đãi thuế cạnh tranh cho các nhà đầu tư nước ngoài khiến Singapore trở thành một trongnhững “thiên đường” thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài trên toàn thế giới Chính sáchthuế hiệu quả giúp nguồn lực được tái đầu tư trong nền kinh tế Singapore hiệu quả, gópphần thúc đẩy nền kinh tế Singapore tăng trưởng nhanh chóng trên thế giới
3 Tổ chức bộ máy nhà nước Singapore
Thẩm quyền lập pháp được thực hiện bằng một dự luật chuyển tới Nghị viện, đượcNghị viện thông qua và được phê chuẩn bởi Tổng thống
Trong hệ thống lập pháp có Hội đồng Tổng thống và Bảo vệ quyền lợi cho dân tộcthiểu số Gồm chủ tịch và 14 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, có sự tham khảo củaNội các Nhiệm vụ chính của Hội đồng là xem xét và xử lý bất kỳ đạo luật nào mà Hộiđồng cho là đối xử không công bằng hoặc chia rẽ dân tộc tôn giáo trong cộng đồng
Trang 7tư pháp Nội các chịu trách nhiệm tập thể trước Tổng thống và Nghị viện.
Chính phủ có 14 bộ với 55 ban Các ban này được thành lập theo pháp luật của Nhànước và chịu trách nhiệm thực hiện các công việc cụ thể như phát triển các hoạt độngkinh tế hay phát triển cơ sở hạ tầng…
Tổng thống là nguyên thủ quốc gia Tổng thống được bầu qua tổng tuyển cử với nhiệm
kỳ là 6 năm Các quyền hạn của Tổng thống bao gồm:
Phủ quyết việc chính phủ chi tiêu quá mức
Phủ quyết khi bổ nhiệm các quan chức cấp cao cho nền công cụ mà không thỏađáng
Trong trường hợp phát hiện có tham nhũng hay vì lý do an ninh quốc gia, có thểxem xét lại việc chính phủ thực hiện quyền hạn của mình
Bổ nhiệm Thủ tướng và các Bộ trưởng Nội các
Căn cứ đề nghị của thủ tướng, bổ nhiệm Tổng trưởng lý làm nhiệm vụ cố vấncho chính phủ về các vấn đề pháp lý
Hệ thống quyền lực của Singapore là tập trung, theo hệ thống thứ bậc và bổ nhiệmđối với phần lớn các cơ quan công sở Các bộ trưởng trong Nội các và các quan chứccấp cao trong quản lý các tập đoàn Nhà nước và các cơ quan quy chế là những ngườinắm quyền chủ yếu Việc bổ nhiệm các chức vụ chủ yếu thông qua các chế độ côngtích
Cơ cấu bộ máy hành chính gồm có:
Văn phòng Thủ tướng (PMO)
Các bộ:
Bộ Truyền thông và Thông tin (MCI)
Bộ Văn hoá, Cộng đồng và Thanh niên (MCCY)
Bộ Quốc phòng (MINDEF)
Bộ Giáo dục (MOE)
Bộ Môi trường và Nguồn nước (MEWR)
Bộ Tài chính (MOF)
Trang 8 Bộ Phát triển Quốc gia (MND)
Bộ Phát triển xã hội và Gia đình (MSF)
Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI)
Bộ Giao thông (MOT)
Bên cạnh các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các doanh nghiệp nhà nướccũng làm chức năng quản lý Nhà nước đây là nét đặc thù riêng của hệ thống hànhchính Nhà nước
Hệ thống hành chính nhà nước của Singapore là hệ thống hành chính đô thị, chỉ
có 1 cấp hành chính nhà nước Ở Singapore không có khái niệm chính quyền địaphương, sự hình thành của các đơn vị quản lý theo luật định và các cơ quan quản lýchuyên ngành trên một số địa bàn là mầm mống của nhu cầu quản lý lãnh thổ
Như vậy Tổng thống chi phối mạnh quyền hành pháp Chính phủ điều hành rấttập trung Nội các là cơ quan điều hòa chính sách , ban hành thể chế hành chính, tư vấncho Tổng thống bổ nhiệm các quan chức cấp cao về hành chính và tư pháp
Cơ quan tư pháp
Hiến pháp quy định có 2 cấp tòa án: Tòa án cấp cao và tòa án cấp dưới Nhữngtòa án cấp dưới bao gồm: tòa án sơ thẩm, tòa án theo khu vực bầu cử, tòa án xét xử bịcan bị thành niên, tòa án đại hình, tòa án xử các vụ khiếu kiện nhỏ
Tòa án tối cao gồm: Chánh án và 7 thẩm phán, chia thành tòa án cao cấp và 2 tòa
“một con hổ” của châu Á Sự thần kỳ trong quản lý và phát triển kinh tế của nước nàyxuất phát từ việc CCHC được quan tâm thực hiện từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX
và có chính sách thu hút nhân tài rõ ràng, đúng đắn Vào những năm 80, giới lãnh đạo
Trang 9Singapore đề ra phong trào “hướng tới sự thay đổi” mà trọng tâm là đổi mới cơ chếquản lý để thích ứng với sự thay đổi Đến năm 1991 khởi động chương trình cải cáchmang tên “Nền công vụ thế kỷ 21” nhằm xây dựng nền công vụ có hiệu quả, hiệu lựcvới lực lượng công chức liêm chính, tận tuỵ, có năng suất lao động và chất lượng dịch
vụ cao Một số biện pháp đồng bộ đã được áp dụng, đó là:
- Áp dụng bộ quy chuẩn ISO 9000 trong BMHC, coi đó vừa là công cụ cải tiến lề lốilàm việc, vừa là công cụ đánh giá hiệu quả, phân loại công chức
- Đưa tinh thần “doanh nghiệp” vào hoạt động của BMHC mà cốt lõi là lấy hiệu quảlàm thước đo
- Thành lập Uỷ ban hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tìm hiểu, đánh giá và đề xuất phương
án giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp
- Đề ra Chương trình xoá bỏ cách làm việc quan liêu, nhiều tầng nấc của BMHC vớimục tiêu là việc gì cũng phải có cơ quan chịu trách nhiệm
- Thường xuyên rà soát để loại bỏ những quy định lỗi thời không còn phù hợp
- Đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, coi đó làgiải pháp cơ bản nhất để xây dựng nền công vụ có hiệu quả
Từ năm 1983 đến nay, Singapore đã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuậtcho công nghệ thông tin, tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức để áp dụng côngnghệ mới, hiện đã cung cấp dịch vụ công thông qua Internet và dự kiến tiến tới giảiquyết công việc của dân qua điện thoại di động trong mọi thời điểm Theo đánh giácủa giới chuyên môn, hiện nay Singapore đứng ở nhóm những nước dẫn đầu về tốc độphát triển chính phủ điện tử và đang bước sang giai đoạn “phát triển công dân điệntử” Hiện nay, các dịch vụ hành chính công của Singapore hầu hết được cung cấp quamạng như cấp giấy chứng minh thư (IC online), cấp giấy khai sinh/khai tử, cấp chứngthư nhập tịch cho công dân qua mạng, đăng ký thường trú, cấp giấy tờ xuất nhập cảnh
và cư trú qua mạng,…
Nhà nước đã có chính sách cụ thể trong việc trả lương xứng đáng cho cán bộ,công chức, qua đó hạn chế tối đa nạn tham nhũng, minh bạch hóa chính phủ, tạo đà chocán bộ công chức dành hết tâm sức cho công việc được giao
Có chính sách thu hút và sử dụng nhân tài ngoại quốc rất bài bản, từ hàng chụcnăm nay, Singapore đã xác định rằng, người tài là yếu tố then chốt quyết định khảnăng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế với bước đột phá là việc sử dụng nhântài ngoại quốc trong bộ máy nhà nước Một Bộ trưởng của Singapore đã tuyên bố,Singapore tích cực tham gia vào “cuộc chiến toàn cầu để giành giật nhân tài”, còn cựuThủ tướng Lý Quang Diệu từng khẳng định: “Nhân tài nước ngoài là chìa khoá bướctới tương lai”, chính vì thế, “các công ty cần các nhân tài hàng đầu để cạnh tranh trêntoàn cầu”
Trang 101.2 Dịch vụ sự nghiệp công
1.2.1 Giáo dục:
Giáo dục Singapore đã trải qua 3 giai đoạn để phát triển như ngày hôm nay Ởgiai đoạn đầu tiên, trọng tâm giáo dục của đất nước là giải quyết nạn mù chữ và đảmbảo rằng tất cả mọi người dân đều có khả năng đọc và viết Ở giai đoạn này, Singapore
đã phải bán sức lao động của mình với giá rẻ mạt nhưng đó là giai đoạn quan trọng đểSingapore bước sang giai đoạn tiếp theo để cạnh tranh trong thị trường lao động toàncầu Ở giai đoạn thứ 2, chính phủ Singapore đã chuyển lợi thế cạnh tranh của mình trênthị trường lao động quốc tế từ chi phí lao động thấp đến chất lượng lao động cao vàlương tốt Vì vậy, trọng tâm của chính sách giáo dục quốc gia chuyển từ xóa mù chữsang học tập tiến tới tiêu chuẩn toàn cầu Bên cạnh đó, Viện Phát triển Các chươngtrình giảng dạy của Singapore cũng được thành lập để hỗ trợ sự phát triển nhu cầu họctập của các đối tượng khác nhau Trong những năm 1990, chính phủ Singapore đã thực
hiện chương trình “Nhà trường tư duy, quốc gia học tập” (Thinking Schools, Learning Nation) Đây cũng là giai đoạn phát triển thứ 3 của giáo dục Singapore Chính phủ đã
nhận ra rằng, hội nhập kinh tế toàn cầu không chỉ cần giáo dục mà còn cần có sự hìnhthành về tư duy, thái độ, kỹ năng để phát triển đa dịch vụ, đa ngành nghề Do đó, tronggiai đoạn này, Singapore đã tập trung vào củng cố chất lượng giáo dục, chú trọng vàoviệc giảng dạy, truyền thụ kỹ năng nghề nghiệp và phát triển khả năng tư duy của họcsinh Vào năm 2004, chính phủ Singapore tiếp tục thực hiện một chương trình khác
mang tên “Dạy ít, học nhiều” (Teach less, learn more) Chương trình này được thực
hiện nhằm mục đích khích lệ học sinh hiểu rõ được vấn đề học phải gắn liền với thựctiễn chứ không phải học chống chế
Nền giáo dục Singapore bao gồm 5 cấp học: Tiểu học, trung học, tiền Đại học,
Cao đẳng/Đại học và Đại học/sau Đại học Cụ thể, cấp tiểu học kéo dài 6 năm bao gồm
4 năm học cơ sở và 2 năm học định hướng Cấp trung học kéo dài từ 4-5 năm và đượcphân ban nhằm giúp học sinh phát triển khả năng tốt hơn Bậc học tiền Đại học diễn rattrong 2-3 năm, Cao đẳng/Đại học kéo dài từ 1 – 1,5 năm còn bậc Đại học/sau Đại họctối đa kéo dài 7,5 năm, tùy thuộc vào sự lựa chọn chương trình học: chương trình cửnhân học 3 năm, thạc sĩ học 1,5 năm và tiến sỹ học 3 năm
Tiểu học
Trẻ em ở Singapore học 6 năm đối với chương trình tiểu học, trong đó có 4năm học chương trình cơ sở từ lớp 1 đến lớp 4 và 2 năm học tiếp theo là chương trìnhđịnh hướng từ lớp 5 đến lớp 6 Trong giai đoạn nền tảng, chương trình học chính làtiếng Anh, ngôn ngữ mẹ đẻ và toán với các môn phụ như âm nhạc, nghệ thuật, thủcông, thể dục và các môn xã hội khác Bắt đầu từ năm lớp 3 có them các môn khoahọc Cuối lớp 6, các em học sinh phải trải qua một kỳ thi để hoàn tất bậc tiểu học Với
Trang 11học sinh người bản xứ, các em sẽ được hỗ trợ tiền học trong suốt 6 năm học tiểu học.Chương trình tiếu học của Singapore đã được ứng dụng như là một hình mẫu quốc tế,đặc biệt là các phương pháp dạy toán.
Trung học
Các trường phổ thông cơ sở tại Singapore được nhà nước tài trợ, trợ giúp hoặc
có thể hoạt động độc lập Học sinh phải học từ 4 đến 5 năm ở chương trình phổ thông
cơ sở dưới 2 hệ: hệ đặc biệt (Special), cấp tốc (Express) hoặc hệ bình thường(Normal) Hệ đặc biệt và cấp tốc kéo dài trong 4 năm nhằm chuẩn bị cho các em thilấy bằng GCE ‘O’ (Singapore – Cambridge General Certificate of Education
‘Ordinary’) Học sinh theo học hệ bình thường có thể học chương trình văn hóa haychuyên ngành kỹ thuật Cả hai chương trình này đều chuẩn bị cho các em thi lấybằng GCE ‘N’ ( Singapore – Cambridge General Certificate of Education ‘Normal’)sau 4 năm học và sau khi kết thúc chương trình này, học sinh học thêm một năm nữa
để thi lấy bằng GCE ‘O’
Chương trình giáo dục phổ thông cơ sở bao gồm các môn Anh ngữ, tiếng bản
xứ, toán, khoa học và nhân văn Vào năm thứ 3 bậc phổ thông cơ sở, các em học sinhchọn môn phụ cho mình tùy thuộc vào phân ban các em học như nghệ thuật, khoahọc, thương mại hay chuyên ngành kỹ thuật Chương trình trung học của Singapoređược công nhận tốt nhất trên thế giới bởi khả năng giúp học sinh phát triển cách nghĩphê phán và kỹ năng tư duy tốt
Học dự bị đại học
Sau khi hoàn thành kỳ thi chứng chỉ GCE ‘O’, học sinh có thể nộp đơn xin vào học tại trường Trung học theo chương trình dự bị đại học 2 năm hoặc đăng ký vào học tại 1 trường đào tạo tập trung theo chương trình dự bị đại học 3 năm Trườngtrung học và trường đào tạo tập trung đều chuẩn bị cho học sinh thi vào đại học và xây dựng nền tảng cho chương trình học bậc đại học Chương trình học bao gồm 2 môn bắt buộc có tên là Tiếng Anh nâng cao (General Paper) và tiếng bản xứ, đồng thời chuẩn bị tối đa cho các em thi Bằng GCE-A (Singapore-Cambridge General Certificate of Education ‘Advanced’ GCE ‘A’) Các môn thi bao gồm các môn thuộc ngành nghệ thuật, khoa học hoặc thương mại Vào cuối năm học dự bị đại học các
em sẽ thi lấy Bằng GCE ‘A’
Học sinh ngoại quốc được ghi danh vào học tại các trường trung học và dự bị đại họcnhưng tuỳ thuộc vào số lượng chổ dành cho học sinh quốc tế của mỗi trường
Các trường Cao đẳng Polytechnics
Các trường Cao đẳng được thành lập ở Singapore nhằm trang bị cho học sinhcác ngành học thực hành ở bậc cao đẳng Hiện tại có 5 trường Cao đẳng tạiSingapore:
Trường Cao đẳng Nanyang
Trang 12 Trường Cao đẳng Ngee Ann
Trường Cao đẳng Cộng Hòa
Trường Cao đẳng Singapore
Trường Cao đẳng Temasek
Các trường cao đẳng đều có các khoá học đa dạng như cơ khí, kinh doanh,truyền thông đại chúng, thiết kế, thông tin viễn thông Một số môn học chuyên ngànhnhư ngành mắt, công nghệ hàng hải, hải dương học, điều dưỡng, giáo dục mầm non
và phim ảnh dành cho những sinh viên mong muốn theo đuổi một nghề riêng chomình sau này
Sinh viên tốt nghiệp từ các trường cao đẳng thường được các nhà tuyển dụngtìm đến vì họ có thể hoà nhập ngay vào môi trường làm việc nhờ được trang bị mộtcách hoàn thiện các kỹ năng thực hành và kinh nghiệm liên quan đến nền kinh tế mới
mà các em đang được học
Các viện giáo dục kỹ thuật (ITE)
ITE là cơ sở đào tạo hệ sau phổ thông cơ sở dành cho các em học sinh mong
muốn phát triển các kỹ năng và kiến thức về kỹ thuật trong các ngành công nghiệp đadạng Bên cạnh việc cung cấp chương trình đào tạo toàn thời gian tại trường và cácchương trình thực tập cho những học sinh vừa tốt nghiệp trung học, ITE cũng cungcấp các chương trình học bổ túc dành cho những người đang đi làm
Các trường đại học
Singapore có 3 trường đại học lớn:
Trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS)
Trường Đại học Công nghệ Nanyang (NTU)
Trường Đại học Quản trị Singapore (SMU)
Các trường đại học này đã cho ra trường những sinh viên tốt nghiệp nổi danhtrên thế giới Tại các trường này có rất nhiều cơ hội cho công tác nghiên cứu và cơhội nhận học bổng Ngoài ra, Singapore còn có một hệ thống trường quốc tế và tư thực
đa dạng với chất lượng cao tạo nên bức tranh giáo dục phong phú tại Singapore, đápứng nhu cầu của đông đảo sinh viên quốc tế
Các trường đại học quốc tế tại Singapore
Bên cạnh các trường đại học trong nước, số lượng đại học quốc tế tầm cỡ thếgiới cũng đã gia tăng mức độ và phạm vi chương trình giáo dục đại học tạiSingapore Các trường đại học quốc tế hàng đầu liên kết với các trường đại học trongnước để hiện diện tại Singapore gồm có:
Viện Công nghệ Georgia (The Logistics Institute, Asia Pacific)
Trường Đại học Johns Hopkins ( John Hopkins Singapore)
Viện Công nghệ Massachusetts – MIT (Singapore MIT Alliance)
Trường Đại học Thượng Hải Jiao Tong
Trang 13 Trường Đại học Stanford (Singapore Stanford Partnership)
Trường Đại học Wharton, Pennylvania (Wharton SMU Research Centre)
Trường Đại học Kỹ thuật Eindhoven (Design Technology Institute)
Trường Đại học Kỹ thuật Munchen (German Institute of Science andTechnology)
Các trường tư thục
Tại Singapore, sự đa dạng của khối trường tư thục với chương trình đào tạophong phú đã làm cho bức tranh đào tạo của quốc gia thêm đa dạng Hiện có khoảnghơn 300 trường tư thục chuyên ngành thương mại, công nghệ thông tin, nghệ thuật vàngôn ngữ ở Singapore Số trường tư thục này cung cấp các khoá học đáp ứng theonhu cầu của đông đảo học sinh trong nước và quốc tế
Các trường tư thục có nhiều khoá học lấy chứng chỉ, bằng cao đẳng, cử nhân,
và bằng sau đại học Thông qua việc liên kết với các trường nổi tiếng trên thế giới từ
Mỹ, Anh, Úc v.v các trường tư thục đã mang đến cho học sinh các cơ hội lấy cácchứng chỉ và văn bằng quốc tế trong môi trường học với mức chi phí phải chăng.Mỗi trường tư thục có cách thức tuyển sinh riêng, học sinh có nhu cầu nên liên hệtrực tiếp với trường mình quan tâm
1.2.2 Y tế
Chính phủ Singapore đảm bảo một hệ thống chăm sóc sức khỏe phổ thông trong
đó họ đảm bảo khả năng chi trả cho các dịch vụ y tế của người dân, chủ yếu là thôngqua các khoản tiết kiệm bắt buộc, trợ cấp và kiểm soát giá Singapore kết hợp cáckhoản tiết kiệm từ việc khấu trừ tiền lương của người dân để trợ cấp cho chương trìnhbảo hiểm y tế quốc gia có tên là Medisave Trong Medisave, mỗi công dân sẽ tích gópmột nguồn quỹ cá nhân, mỗi quỹ như vậy có thể được sử dụng cho toàn bộ các thànhviên trong đại gia đình Đa số các công dân Singapore đều có các khoản tiết kiệm lớntrong mô hình này Một trong ba mức trợ cấp sẽ được bệnh nhân chọn khi họ có vấn đề
về sức khỏe
Một nguyên tắc chủ chốt của hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia là không códịch vụ y tế nào là miễn phí, bất kể mức trợ cấp nào, ngay cả trong các cơ sở y tế nhànước Nguyên tắc này nhằm làm giảm sự chi tiêu quá mức không cần thiết cho các dịch
vụ y tế, điều thường thấy ở những nước có các dịch vụ y tế được miễn phí hoàn toànthông qua bảo hiểm y tế Mức phí tự chi trả dao động nhiều theo loại dịch vụ y tế vàmức trợ cấp Ở mức trợ cấp cao nhất, mặc dù phần tự chi trả của người dân thấp, tổngchi trả vẫn có thể cộng dồn lại thành một con số lớn cho bệnh nhân và thân nhân ngườibệnh Ở mức trợ cấp thấp nhất, phần hỗ trợ dường như bằng không, ngay cả trong cácbệnh viện công bệnh nhân vẫn bị tính phí giống như bệnh nhân không có bảo hiểm
Trang 14Hệ thống y tế tư nhân phát triển mạnh giúp cung cấp dịch vụ y tế cho các bệnhnhân có bảo hiểm mua của tư nhân, bệnh nhân nước ngoài, hoặc những ai có khả năng
tự chi trả cho các dịch vụ có giá cao hơn nhiều so với các dịch vụ được hỗ trợ của bảohiểm y tế nhà nước
Theo thống kê, khoảng 70-80% người dân Singapore sử dụng các dịch vụ y tếtrong hệ thống của nhà nước Tổng chi tiêu của chính phủ đối với y tế công cộng chiếmchỉ 1,6% GDP, tức khoảng 1.104 USD trên mỗi đầu người Singapore có hệ thống y tếthành công nhất trên thế giới, tính trên cả hiệu quả sử dụng tài chính và kết quả sứckhỏe người dân Chính phủ định kỳ điều chỉnh các chính sách về "nguồn cung cấp vàgiá thành dịch vụ y tế trong cả nước" trong một nỗ lực kiểm soát giá cả Tuy nhiên,trong hầu hết các lĩnh vực của y tế tư nhân, chính phủ không trực tiếp quy định giá Giáchủ yếu được quyết định bởi thị trường và dao động nhiều trong y tế tư nhân, phụ thuộcvào chuyên ngành y tế và loại hình dịch vụ được cung cấp
Các đặc tính của hệ thống y tế Singapore là độc nhất và được cho là "rất khó lặplại ở các nước khác" Nhiều người dân Singapore còn có thêm bảo hiểm y tế tư nhân(thường được mua bởi công ty nơi họ làm việc) bảo hiểm này chi trả cho các khoảngkhông thuộc trợ cấp của bảo hiểm nhà nước
Bên cạnh đó, bệnh nhân được tự do lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh nhà nướchoặc tư nhân và nếu không phải là cấp cứu, bệnh nhân có thể đến khám tại bất kỳphòng khám tư nhân hoặc nhà nước nào Đối với cấp cứu, bệnh nhân có thể đến ngaykhoa tai nạn và cấp cứu (mở cửa 24/7) tại các bệnh viện nhà nước
1.2.3 An sinh xã hội
Mạng lưới an sinh xã hội của Singapore ngày càng được tăng cường và mở rộng,đặc biệt là hệ thống bảo hiểm xã hội và nhà an sinh xã hội Năm 2013, Singapore mởrộng 3 hệ thống bảo hiểm y tế cơ bản giá thấp, được gọi là MediShield Cụ thể,MediShield hỗ trợ người dân hoàn cảnh khó khăn mắc những căn bệnh hiểm nghèo vàkinh niên Bảo hiểm này bao gồm những khả năng xảy ra thấp và chi phí cao hơn là khảnăng xảy ra cao mà chi phí thấp, nhằm giữ khoản tiền trợ cấp ở mức thấp Chính quyền
sẽ cung cấp mạng lưới an toàn xã hội và y tế (Medifund) cho những người thật sựnghèo khó, trải qua những cuộc kiểm tra chặt chẽ để không ai bị tước đi quyền đượcchăm sóc sức khỏe thiết yếu của mình Với thay đổi này, người mua bảo hiểm sẽ đươcbảo hiểm suốt đời (kể cả những người trên 90 tuổi và những người có tiền sử bệnh tật)
và được hưởng mức bảo hiểm cao hơn Người trên 60 tuổi sẽ được Nhà nước hỗ trợnhiều hơn để trả phí bảo hiểm Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ tăng trợ cấp cho nhữngbệnh nhân ngoại trú bệnh nặng
Trang 15Chính phủ Singapore cũng nỗ lực tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởngmột cách công bằng những thành quả quốc gia, chú trọng mở rộng chính sách hỗ trợcác hộ gia đình mua ở nhà ở Singapore là một trong những trường hợp điển hình thànhcông trong chính sách cho vay phát triển nhà ở xã hội, tạo cơ hội tốt cho người dân cóthể tìm cho chính mình điều kiện sống phù hợp nhất Rất nhiều người nghèo ở các quốcgia, kể cả quốc gia phát triển phải rơi vào tình trạng vô gia cư, nhưng ở Singapore lạikhông phải như vậy Ở đây, người nghèo có quyền tiếp cận bình đẳng về nhà ở.Khoảng 85% dân số của Singapore sống trong nhà ở công Có được như vậy là bởiChính phủ Singapore luôn ưu tiên chính sách về nhà ở Chính phủ áp dụng chươngtrình thế chấp cho người nước ngoài và Ban Phát triển Nhà ở Singapore (HDB) đã xâydựng, xử lý và tạo điều kiện trong việc tài trợ nhà ở giá phải chăng Ngoài ra, Chínhphủ còn áp dụng rất nhiều nguyên tắc khác nhằm bảo vệ chủ sở hữu nhà ở như duy trìgiá cả ổn định, bảo đảm chất lượng cuộc sống của người sở hữu nhà ở xã hội.Theo đó,
có hàng ngàn hộ gia đình đã từng không đủ tiền mua căn hộ hoặc thậm chí không đủtiền để thuê nhà ở, nhưng thông qua HDB, giờ họ đã có nhà ở Số người dân sở hữu nhà
ở kém chất lượng và nhà tạm cũng dần được xóa bỏ và thay thế bằng căn hộ cao tầngchất lượng tốt Ngoài ra, nhà ở xã hội ở các khu phát triển mới còn được cải thiện rấtnhiều về cơ sở vật chất và hạ tầng
lệ liên quan đến quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường
Trang 172 Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công
2.1 Kế hoạch hóa nguồn nhân lực.
Để làm được điều đó, các phòng ban hợp tác chặt chẽ với các cơ quan kinh tế để
hỗ trợ nền kinh tế cạnh tranh và sôi động tạo ra nhiều việc làm tốt cho người lao động,bên cạnh đó, kết hợp với Bộ Giáo dục và Cơ quan Phát triển Nguồn lực Singapore đểđảm bảo rằng mọi người có cơ hội để tối đa hóa tiềm năng của họ trong các lĩnh vực,thông qua nhiều con đường trong giáo dục và đào tạo Điều này bao gồm giáo dụctrước khi làm việc cũng như giáo dục và đào tạo liên tục trong suốt cuộc đời, để các cánhân có thể dần dần nâng cao kỹ năng của họ, có cơ hội để đạt được những thành tựumới trong quá trình làm việc của họ, và đạt được sự thành thạo và tự hào trong các lĩnhvực được lựa chọn của họ
Các Vụ Nhân sự của các bộ và Phòng Nghiên cứu và Thống kê nhân lực của BộNhân lực thực hiện thống kê thường xuyên nghiên cứu và theo dõi các xu hướng thịtrường lao động và dữ liệu liên quan đến lực lượng lao động để từ đó các các biện phápphù hợp ytong tuyển chọn, sử dụng, quản lý,… nguồn nhân lực
2.2 Tuyển mộ và tuyển chọn nguồn nhân lực
Giống như Trung Quốc và Mỹ, Chính phủ Singapore tuyển chọn nhân tài dựatrên năng lực, khả năng đóng góp vào sự phát triển của đất nước này chứ không phânbiệt quốc tịch, chủng tộc của người nhập cư Và mức lương tương xứng với giá trị củachất xám
Chính sách tuyển dụng được giao cho các Vụ Nhân sự của các bộ xây dựng để cócác tiêu chí phù hợp nhất với công việc từng bộ Sau khi duyệt đơn đăng ký, nhữngngười xin dự tuyển phải qua phỏng vấn do một hội đồng tuyển chọn để đề nghị VụNhân sự bổ nhiệm Vụ Công vụ thuộc Văn phòng Thủ tướng tổ chức các buổi trao đổi
về nghề nghiệp với sinh viên trước khi tốt nghiệp đại học nhằm tuyên truyền và chọnlựa những người có tài năng nhất sau này vào làm việc trong nền công vụ
Singapore chào đón nhân tài ngoại vào bộ máy nhà nước Chính sách và đườnglối táo bạo như vậy đã dẫn đến sự thay đổi mang tính đột phá trong con số thống kênhân khẩu học Trong số 4,5 triệu lao động Singapore có tới 25% là người nước ngoài.Nội các đầu tiên của Singapore cũng chỉ có duy nhất 2 người bản địa Thậm chí, ông
Lý Quang Diệu còn khẳng định, nếu một ngày nào đó, bộ máy chính quyền Singaporetoàn là người có xuất xứ nước ngoài cũng không có gì quá ngạc nhiên
Tự nhận biết người tài trong nước là có giới hạn, lãnh đạo Singapore bắt tay ngayvào việc hoạch định chính sách sử dụng người nhập cư (hay còn gọi là chính sách tuyển
Trang 18mộ nhân tài nước ngoài) như đòn bẩy về nhân khẩu học để bù vào sự thiếu hụt lựclượng lao động bản địa Hiện nay, việc giữ chân nhân tài trong các cơ quan nhà nước vàphân phối công bằng tài năng cho quốc gia vẫn là ưu tiên hàng đầu của Singapore Bêncạnh đó, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã xác định rõ người có tài năng là yếu tố thenchốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế Chính vì thế, trongsuốt những năm qua, thu hút người có tài năng, đặc biệt là tài năng từ nước ngoài đã trởthành chiến lược ưu tiên hàng đầu của Singapore Đi liền với đó, Singapore cũng hạnchế lao động nước ngoài không có tay nghề bằng việc chi trả thu nhập thấp, khôngđược phép đưa người thân sang sống cùng Những chi phí khác cho dịch xụ xã hội của
họ cũng cao hơn người bình thường
Thành lập Uỷ ban tuyển dụng tài năng Singapore, xác định rõ nhân tài nướcngoài là “động lực mạnh mẽ cho Singapore phấn đấu liên tục vì những chuẩn cao hơn”(văn kiện chính sách của Singapore năm 2000) Việc trả công lao động được thực hiệntheo nguyên tắc trả lương công chức theo mức thị trường trả cho từng loại hình côngviệc, khả năng và trách nhiệm Singapore thực hiện chính sách trả lương linh hoạt vớihai bộ phận chính: lương cố định hàng năm và phần khác biệt mỗi năm tùy theo mứctăng trưởng kinh tế của năm đó
Các biện pháp để giữ lại lao động nước ngoài có tay nghề
- Khuyến khích người sử dụng lao động giữ lại lao động nước ngoài có tay nghề
- Thời gian làm việc tối đa sẽ được mở rộng cho người có giấy phép lao động cótrình độ cao (R1) từ nguồn phi truyền thống và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoatrong ngành Xây dựng, Hàng hải và Quy trình
- Một kế hoạch mới được gọi là Khung Khẳng định Kỹ năng Thị trường chongành xây dựng sẽ được thực hiện để cho phép chủ sở hữu Giấy phép làm việc xâydựng cơ bản 'Basic Skilled' (R2) nâng cấp lên trạng thái R1
- Mức thu nhập của người lao động nước ngoài đối với Người giữ Giấy phép Laođộng Xây dựng R2 sẽ được tăng lên
Chính sách trọng dụng người có tài năng của Singapore
Cùng với việc chào đón tài năng ngoại vào bộ máy nhà nước, Singapore cónhững chính sách ưu đãi nhằm trọng dụng người có tài năng như có chính sách về trảlương cao cho người tài Các Bộ trưởng Singapore có mức lương cao hơn tất cả các Bộtrưởng ở những quốc gia phát triển Một phần chính sách này muốn hạn chế nạn thamnhũng, minh bạch hóa chính phủ, đồng thời tạo đà cho các Bộ trưởng dành hết tâm sứccho công việc quản lý hoạch định chính sách Việc trả lương cao cho đội ngũ công
Trang 19chức, đặc biệt là đội ngũ công chức cao cấp đã giúp Singapore trở thành quốc gia tiêubiểu trong việc thu hút người tài làm trong khu vực công.
Singapore có chính sách nhằm tạo được niềm tin rằng người tài luôn đứng ở vị trícao Biệt đãi người tài không chưa đủ, mà cần tạo niềm tin ở nơi họ Những người tàingoài thu nhập, nhu cầu được cống hiến, được tôn trọng và được vinh danh là rất lớn
Ở Singapore, một sinh viên mới ra trường không quá khó khăn trong việc tìmkiếm các cơ hội việc làm tại các cơ quan nhà nước về các ngành luật, giáo dục, y tế,marketing, quản lý dự án công… tại trang web của Ủy ban Dịch vụ công Singapore.Nội dung đăng tải trên trang web việc làm công chức này có đầy đủ các mô tả côngviệc, những yêu cầu tối thiểu về đối tượng dự tuyển, bằng cấp, kinh nghiệm và nhữngyêu cầu khác Khi các ứng viên chọn được một vị trí phù hợp và quyết định nộp hồ sơthì họ sẽ được website thông báo rõ ràng ngày, giờ thi công chức Đồng thời, websitecũng cung cấp các thông tin về quá trình thi, hình thức thi, cách thức và quá trình xétduyệt hồ sơ để các ứng viên tường tận
2.3 Đào tạo và phát triển nhân lực
Đầu tư, trợ cấp giáo dục - hoạt động không thể thiếu Singapore cũng xác địnhgiáo dục là một kênh hữu hiệu thu hút du học sinh nước ngoài Chính vì vậy, ngoài cảitiến hệ thống giáo dục, Singapore cũng có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho các giáo sưtiến sĩ Hiện tại, du học sinh đến Singapore là rất lớn và nước này cũng là một trongnhững trung tâm đào tạo uy tín của thế giới Có thể kể đến các trường đại học danhtiếng như Công nghệ Nanyang (NTU), Học viện phát triển quản lý Singapore (MDIS),Đại học Quốc gia Singapore (NUS)
Sinh viên nước ngoài đến học tập tại Singapore được vay tiền để chi trả chonhững chi phí cần thiết về sinh hoạt và học tập Sau khi tốt nghiệp với kết quả học tậpcao, những cử nhân "ngoại" này phải cam kết làm việc cho một công ty nào đó củaSingapore ít nhất là 3 năm để trả nợ
Nền công vụ Singapore luôn đặt chất lượng phục vụ, hiệu quả, hiệu lực lên hàngđầu và là nền công vụ luôn cải tiến để thích nghi với môi trường quốc tế luôn thay đổi
và đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước Đề cao chất lượng phục vụ của các cơ quancông quyền, Singapore quan niệm công chức là chìa khóa thành công nên luôn coitrọng yếu tố con người, trọng dụng nhân tài
Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm phát huy cao độ tiềm lực của mỗingười được Chính phủ Singapore đặc biệt quan tâm Điều đó được thể hiện trước hết ởviệc đầu tư rất lớn cho đào tạo (xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; có chính