1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1 tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư Pang

20 890 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 176 KB

Nội dung

SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1 tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư PangSKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1 tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư PangSKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1 tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư PangSKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1 tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư PangSKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1 tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư PangSKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1 tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư PangSKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1 tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư PangSKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1 tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư PangSKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1 tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư Pang

Trang 1

I Phần mở đầu

1 Lí do chọn đề tài

“Mẫu giáo tốt, mở đầu cho nền giáo dục tốt” Chính vì vậy mà người giáo viên mầm non được xem là người thợ đầu tiên đặt “viên gạch” nền móng cho việc đào tạo nhân cách cũng như tri thức cho những con người mới

Ở lứa tuổi mầm non tâm hồn trẻ ngây thơ, hồn nhiên trong sáng Để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện ngoài việc trẻ được giáo dục ở gia đình thì ở trường mầm non qua các hoạt động dạy và học dưới nhiều hình thức giúp trẻ có một nền móng vững chắc tại trường mầm non Đối với trẻ 5 tuổi sẽ phải trang bị thêm nhiều kĩ năng, kiến thức để bước tiếp vào một môi trường hoàn toàn mới lạ

đó là môi trường của trường tiểu học Việc đến trường tiểu học được coi là một bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời của trẻ, là một bước chuyển biến mang tính nhảy vọt, chính vì pthế mà trong tâm lý của trẻ có sự biến đổi vô cùng to lớn Ở trường mầm non trẻ được sống trong môi trường với sự chăm sóc và giáo dục các cô giáo người mà được xem là người mẹ thứ hai của trẻ, nhưng khi bước vào lớp Một trẻ phải tiếp xúc với một môi trường mới, những hoạt động mới, một vị trí xã hội mới và những mối quan hệ mới của một người học sinh thực thụ Chính vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên mầm non không chỉ giúp trẻ chiếm lĩnh được những kiến thức, những kĩ năng ở trường mầm non mà còn cần phải cho trẻ có một thể lực khỏe mạnh, trẻ mạnh dạn, tự tin vào bản thân và đặc biệt trẻ có một tâm thế vững vàn, sẵn sàng bước vào lớp Một

Bản chất của quá trình dạy và học giữa bậc học mầm non và bậc học tiểu học hoàn toàn khác nhau Ở trường mầm non trẻ được học theo phương châm

“Học bằng chơi, chơi mà học”, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, ở trường tiểu học hoạt động học, tiếp thu và chiếm lĩnh những kiến thức là hoạt động đòi hỏi sự nghiêm túc, lúc này trẻ trở thành một người học sinh thực thụ, trẻ phải thực hiện nhiệm vụ của người học sinh vì vậy mà trong giai đoạn này trẻ rất dễ rơi vào tình trạng lo sợ, hoang mang và có sự dao động mạnh về mặt tâm lý, với trẻ người kinh vấn đề trên đã là một khó khăn vậy đối với trẻ là người đồng bào dân tộc thiểu số thì vấn đề này lại càng khó khăn hơn nhiều Do đặc điểm trường Mầm non Cư Pang đơn vị mà tôi công tác, nằm trong vùng đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm hơn 90% Để trẻ 5-6 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thuận lợi trong việc giao tiếp và tham gia vào các hoạt động ở trường lớp nói chung và chuẩn bị tâm thế cho trẻ lên lớp 1 nói riêng Khắc phục mọi khó khăn giúp trẻ có một tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1 Xuất

phát từ tầm quan trọng đó bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện

Trang 2

pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp Một tại lớp

lá 1 trường Mầm non Cư Pang”

2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài

Mục tiêu:

Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ; Hình thành cho trẻ những kĩ năng nói, đọc, kể, viết ; Phát triển khả năng giao tiếp hàng ngày giữa

cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và trẻ với mọi người xung quanh

Giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách, đồng thời trẻ mạnh dạn hơn,

tự tin hơn, có lối ứng xử văn minh trong cuộc sống hàng ngày

Luyện cho trẻ có các kĩ năng nghe, hiểu, kể, nói các sự việc, trong cuộc sống và trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ một cách linh hoạt

Nhằm giúp trẻ đồng bào dân tộc thiểu số có một tâm thế tốt nhất để sẵn sàng bước vào lớp một một cách mạnh dạn, tự tin và trở thành một người học sinh thực thụ

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của đề tài đặt ra nhằm cung cấp một số biện pháp giúp trẻ đồng bào dân tộc thiểu số mạnh dạn hơn, tự tin hơn và có một tâm thế tốt nhất để sẵn sàng bước vào lớp Một trở thành một người học sinh thực thụ

3 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp Một tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư Pang

4 Giới hạn của đề tài

Khuôn khổ nghiên cứu: Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp Một tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư Pang

Đối tượng khảo sát: Trẻ 5-6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Cư Pang

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 02 năm 2017

5 Phương pháp nghiên cứu

a Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu: Tìm đọc và tham khảo các tài liệu về quá trình hình thành và phát triển tâm sinh lý của trẻ…

b Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 3

Phương pháp quan sát hoạt động của trẻ: Phương pháp này giúp giáo viên nắm bắt được những hoạt động của trẻ để có kế hoạch cụ thể trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thường xuyên nghiên cứu kỹ các đề tài trong chương trình giáo dục, lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp với bài soạn, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi trước khi tổ chức các hoạt động cho trẻ, phát hiện và sửa sai kịp thời cho trẻ

Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Đối với trẻ mầm non ghi nhớ có chủ định chưa cao, trẻ dễ nhớ và cũng nhanh quên, chính vì vậy cần cho trẻ hoạt động một cách tích cực để trẻ thể hiện được bản thân mình, điều này giúp trẻ nhớ lâu đồng thời cũng giúp hình thành và phát triển ở trẻ những kỹ năng trong cuộc sống của trẻ

c Phương pháp thống kê toán học: Để theo dõi được mức độ phát triển của tất cả trẻ trong lớp, giáo viên không thể nhớ hết số liệu cụ thể của trẻ mà cần phải có sự theo dõi, thu thập, ghi chép, trình bày số liệu và tính toán cụ thể Từ

đó giúp người giáo viên nắm được số liệu cụ thể để thuận tiện trong việc theo dõi sự phát triển của trẻ

II Phần nội dung

1 Cơ sở lí luận

Thực hiện Nghị quyết số 29/NQTW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới, chú trọng vào nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp giáo dục; củng cố, phát triển số lượng và chất lượng ở trường mầm non

Chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp Một là một trong những nhiệm vụ có vai trò quan trọng đối với việc phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, là phương tiện giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và sẵn sàng bước vào lớp Một

Phần lớn trẻ là người đồng bào dân tộc thiểu số quen với lối sống tự do, trẻ thiếu những kỹ năng giao tiếp xã hội, trẻ chưa quen với việc thực hiện nhiệm

vụ một cách độc lập, khả năng tập trung, chấp hành những quy định chung và theo sự chỉ dẫn của người lớn còn nhiều hạn chế Hầu hết các em chưa được gia đình xây dựng và hình thành thói quen tự giác học tập Trẻ đồng bào dân tộc

Trang 4

thiểu số tâm lý nhút nhát, ngại giao tiếp với người lạ, các em luôn có tâm lý sẵn sàng cho việc theo bố mẹ tham gia hoạt động lao động hơn là hoạt động học tập Trẻ chưa có tâm lý sẵn sàng cho một môi trường học tập mới

Đặc điểm ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển loài người, ngôn ngữ tham gia vào mọi hoạt động của con người và ngôn ngữ cũng là thành tố quan trọng nhất về nội dung và cấu trúc của tâm lý người Vốn từ tiếng việt của trẻ ít, khả năng nghe, nói và hiểu tiếng việt của trẻ còn hạn chế, trẻ chuẩn bị vào lớp một mà nhiều em chưa nghe và hiểu được tiếng Việt, dẫn đến việc trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, trong học tập khi tiếp thu lời giảng của cô…đây cũng là một yếu tố dẫn đến trẻ thiếu tự tin khi chuẩn bị bước vào lớp Một

Xuất phát từ lòng yêu trẻ là một giáo viên mầm non tôi cần lựa chọn các nội dung, phương pháp phù hợp với lứa tuổi của trẻ và tình hình thực tế của đơn

vị nhằm cung cấp những kiến thức mới cho trẻ để nâng cao chất lượng dạy và học tại trường lớp mầm non Đồng thời giúp trẻ có một tâm thế tốt để sẵn sàng bước vào lớp Một Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của một người giáo viên trong giai đoạn mới hiện nay

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Trường Mầm non Cư Pang là một đơn vị đóng trên địa bàn xã Ea Bông thuộc xã đặc biệt khó khăn, trường có nhiều điểm lẻ nằm rãi rác trong các thôn buôn Hơn 90% trẻ là người dân tộc thiểu số, hơn 50% trẻ thuộc hộ nghèo Riêng lớp lá tôi chủ nhiệm phần lớn trẻ là người dân tộc thiểu số, đa số trẻ mới lần đầu đến trường, chưa học qua lớp 3 tuổi, 4 tuổi Hầu hết trẻ chưa nói rõ tiếng Việt, trẻ giao tiếp chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ giao tiếp tiếng Việt còn hạn chế

Năm học 2016-2017 là năm học tiếp tục hưởng ứng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các cuộc vận động do nghành phát động, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dạy và học Riêng đối với trẻ 5 tuổi sẽ phải chuẩn bị kỹ hơn về mọi mặt để trẻ có thể bước tiếp vào một môi trường hoàn toàn mới lạ đó là môi trường của trường tiểu học, việc đến trường tiểu học được coi là một bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời của trẻ, là một bước chuyển biến mang tính nhảy vọt, chính vì thế mà trong trẻ có sự biến đổi vô cùng to lớn Ở trường mầm non trẻ được sống trong môi trường với sự chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục của các

cô giáo người luôn được coi là người mẹ thứ hai của trẻ Khi bước vào lớp một trẻ phải tiếp xúc với một môi trường mới lạ với những hoạt động mới, một vị trí

xã hội mới và với những mối quan hệ mới của một người học sinh thực thụ Trẻ

sẽ khó tiếp cận và thích nghi ngay được Chính vì vậy nhiệm vụ của người giáo

Trang 5

viên mầm non không chỉ giúp trẻ chiếm lĩnh được những kiến thức, những kĩ năng ở trường mầm non mà còn cần phải tạo cho trẻ có một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp Một để trẻ có thể mạnh dạn, tự tin tiếp cận môi trường của trường tiểu học một cách nhanh nhất nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức ở trường tiểu học một cách tốt nhất

Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê trẻ ở lớp lá

1 với tổng số là 26 trẻ, kết quả như sau:

Nội dung khảo sát Số trẻ đạt Tỉ lệ (%) Trẻ chưa đạt Tỉ lệ (%)

Trẻ nói rõ ràng 7/26 30 19/26 70

Trẻ giao tiếp tốt 8/26 30,7 18/26 69,3 Trẻ diễn đạt ý tốt 6/26 23 20/26 77

Ưu điểm: Cơ sở vật chất: Có phòng học rộng rãi thoáng mát, trang thiết bị

đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ tương đối đầy đủ

Giáo viên trẻ, nhiệt trình, năng động sáng tạo, ham học hỏi, bộ phận chuyên môn luôn tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, chuyên đề…Giúp nâng cao hơn nữa chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; luôn cập nhập thông tin, xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động theo chương trình mầm non mới, tạo mọi điều kiện cho giáo viên thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học

Một số cha mẹ học sinh quan tâm đến con em mình, luôn có sự phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, thường xuyên ủng hộ nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho các cháu

Hạn chế: Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi tuy đã được trang bị nhưng vẫn chưa đáp ứng cho một số hoạt động, đặc biệt là hoạt động cho trẻ làm quen Văn học

Trẻ lớp lá đa số là con em dân tộc thiểu số, phần lớn các cháu lần đầu tiên đến trường nên việc tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn,

đa số trẻ còn sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp khi đến trường

Đời sống kinh tế của một số phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn nên sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ chưa cao

Trang 6

Nguyên nhân chủ quan:

Ưu điểm: Trường có diện tích rộng rãi, không gian thoáng mát, môi trường học tập và vui chơi của trẻ sạch sẽ, an toàn, ngoài ra lớp còn được sự quan tâm chặt chẽ của lãnh đạo nhà trường Giáo viên luôn nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đã tuyên truyền tới các bậc cha mẹ học sinh biết được tầm quan trọng của việc đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi

Có kiến thức cơ bản về công tác giảng dạy, luôn học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, biết lắng nghe, biết sửa sai, không bảo thủ nên chuyên môn nghiệp vụ ngày càng vững vàng hơn

Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cũng như hứng thú với những đồ dùng, đồ chơi và sử dụng những đồ dùng, đồ chơi một cách tích cực, có hiệu quả; trẻ thích được thể hiện mình trong các hoạt động

Hạn chế: Các bậc cha mẹ học sinh chưa xác định được tầm quan trọng của việc cho con em đến trường Mầm non theo đúng độ tuổi Kiến thức về chăm sóc cũng như kỹ năng nuôi dạy con của phụ huynh còn hạn chế

Do cha mẹ trẻ thường cho trẻ đi rẫy, không cho trẻ đến trường theo đúng

độ tuổi, các gia đình ở trong buôn phần lớn là người dân tộc thiểu số, không có người kinh sinh sống các hộ gia đình cách xa nhau làm hạn chế quá trình giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh, bên cạnh đó trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa tự tin vào bản thân

3 Nội dung và hình thức giải pháp

a Mục tiêu của giải pháp

Hình thành ở trẻ các kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt rõ ràng, mạch lạc

Hình thành cho trẻ kỷ năng tự nhận thức về bản thân; Kĩ năng biết hợp tác phối hợp với bạn; Kĩ năng thực hiện theo chỉ dẫn, yêu cầu của người lớn; Kĩ năng tự bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh

Phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trẻ mạnh dạn, tự tin vào bản thân và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Biện pháp 1: Tuyên truyền huy động trẻ đi học chuyên cần.

Trang 7

Để thực hiện cũng như giải quyết vấn đề trên, trước hết chúng ta cần phải làm tốt công tác tuyên truyền và huy động trẻ đến trường

Tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc cho các cháu đến lớp mầm non đúng độ tuổi

Là một giáo viên đứng lớp cô giáo cần tạo sự gần gũi với trẻ, tìm hiểu về

hoàn cảnh gia đình của từng trẻ, thường xuyên gặp nói chuyện và trao đổi với phụ huynh của trẻ, tuyên truyền đến cha mẹ trẻ tầm quan trọng của việc cho trẻ đến trường đúng độ tuổi Trẻ đến trường sẽ được tham gia vào các hoạt động của chương trình giáo dục mầm non như: múa, hát, làm quen với các bài thơ, các chữ số, chữ cái, được nghe kể chuyện, tập vẽ, tập tô và nhiều hoạt động khác…qua các hoạt động đó sẽ giúp hình thành ở các cháu các kĩ năng cần thiết, đồng thời qua đó giúp hình thành nhân cách của các cháu một cách tốt nhất, và nhờ đó cũng giúp cho các cháu mạnh dạn hơn, tự tin hơn, giao tiếp tốt hơn, các cháu không còn bỡ ngỡ khi bước vào lớp Một… Bên cạnh việc tuyên truyền với phụ huynh giáo viên cần tạo sự gần gũi thương yêu trẻ, luôn tìm tòi học hỏi

những kinh nghiệm, và nghệ thuật lên lớp làm cho trẻ hứng thú hơn mỗi khi đến

trường, để trẻ cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”

Cô giáo không ngừng học tập, nghiên cứu các tài liệu và tổ chức những hoạt động vui chơi hấp dẫn, sưu tầm và làm đồ dùng, đồ chơi đa dạng, phong phú phục vụ cho các hoạt động của trẻ nhằm thu hút trẻ đến lớp

Biện pháp2: Lập kế hoạch cho hoạt động tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và ngôn ngữ của trẻ.

Muốn biết được các đặc điểm tâm sinh lý cũng như ngôn ngữ của tất cả trẻ trong lớp, trước hết người giáo viên cần có một thời gian dài để tìm hiểu trẻ Chính vì vậy ngay từ đầu năm học cô giáo đã xây dựng kế hoạch theo dõi và lựa chọn các nội dung luyện tập cho trẻ

Ví dụ:

Tháng 8, tháng 9: Tìm hiểu trẻ thông qua hoạt động trò chuyện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, bên cạnh đó cô giáo gặp cha mẹ trẻ để tìm hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình, tính cách, khả năng nhận thức và tình hình sức khỏe của trẻ ở nhà, bước đầu nắm bắt một số đặc điểm của trẻ tôi tiếp tục lựa chọn các bài tập phù hợp với trẻ

Tháng 10, tháng 11: Cô giáo tiến hành chọn những bài tập luyện nói và tai nghe cho trẻ, cho trẻ nghe những bài hát, những câu chuyện, những bài thơ, đồng

Trang 8

dao…theo chủ đề, sau đó cho trẻ hát, đọc, kể truyện để xem trẻ đã tiếp thu được những gì? Cô giáo tạo mọi tình huống cho trẻ tự giải quyết và hoạt động một cách tích cực, cho trẻ tham gia các trò chơi như “nghe thấu đoán tài, tai ai thính, ai đoán giỏi…” những trò chơi này cũng góp phần vào quá trình phát triển lời nói và tai nghe cho trẻ

Tháng 12, tháng 1: Cô giáo tập trung vào việc phát triển và tăng vốn từ cho trẻ

Lời nói của giáo viên cần phải chuẩn mực, nói diễn cảm, rõ ràng, giải thích nghĩa của từ khó giúp cho trẻ hiểu, nhớ và vận dụng được từ để đặt câu Để đẩy mạnh sự phát triển khả năng vận động các cơ quan phát âm cần tập cho trẻ các bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp

Tháng 2 tiếp tục với hai nhiệm vụ trên nhưng chú trọng sâu vào vấn đề luyện trí nhớ cho trẻ qua các hoạt động Gợi ý cho trẻ sử dụng những loại câu đơn giản, đủ nghĩa để diễn đạt nội dung cần trao đổi

Tháng 3, tháng 4: Tiếp tục xây dựng những trò chơi cho trẻ trãi nghiệm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin vào bản thân

Ví dụ: Tổ chức cho trẻ tham gia chương trình giao lưu âm nhạc, trẻ có thể

tự lên giới thiệu về bản thân mình, thể hiện bài hát mình yêu thích hay cho trẻ tham gia các hoạt động trãi nghiệm ngoài trời, trẻ thu thập các hiện tượng xung quanh trẻ và cùng nhau trao đổi theo hình thức thảo luận nhóm…

Khi trẻ đã có một số lượng vốn từ phong phú trẻ sẽ tự tin hơn trong mọi hoạt động

Biện pháp 3:Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi.

Trên thực tế cho ta thấy trẻ đồng bào dân tộc thiểu số luôn có tâm lý sẵn sàng cho hoạt động lao động hơn là hoạt động học tập

Trẻ đồng bào dân tộc thiểu số tâm lý hay nhút nhác, luôn sợ hãi, ngại giao tiếp với người lạ, chưa có tâm lý sẵn sàng cho hoạt động học tập ở trường, thích theo bố mẹ đi rẫy…bên cạnh đó môi trường giao tiếp xã hội của trẻ dân tộc thiểu

số còn hạn hẹp, có những trẻ chưa được học qua chương trình lớp 3 tuổi, 4 tuổi, trẻ dân tộc thiểu số tuy còn nhỏ nhưng đã phải tham gia vào các hoạt động tại gia đình như cõng em, chăn gia súc, nấu cơm, đi rẫy…

Trang 9

Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ hoàn toàn khác nhau, mỗi trẻ có những đặc điểm riêng, bên cạnh những trẻ nhút nhát có những trẻ mạnh dạn Vì vậy chúng

ta cần tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để từ đó có kế hoạch cũng như biện pháp giáo dục cụ thể phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ Để hiểu được trẻ muốn gì? Trẻ cần gì? Trước hết người giáo viên phải gần gũi với trẻ, luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của trẻ

Song song với việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cô giáo cần chú

ý đến đặc điểm ngôn ngữ của trẻ

Đặc điểm phát âm: Trẻ thường phát âm sai hoặc phát âm bị mất dấu như: con mèo – con meo, đi học – đi hoc nắm bắt được những lỗi trong quá trình trẻ phát âm giáo viên đã sữa sai kịp thời cho trẻ, hướng dẫn trẻ phát âm đúng từ ngữ tiếng Việt

Đặc điểm vốn từ: Vốn từ của trẻ bước đầu tuy còn nghèo nàn song đã có

sự phát triển rõ rệt nhờ vào hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ mọi lúc mọi nơi của giáo viên

Đặc điểm ngữ pháp: Câu trẻ dùng đã chính xác và dài hơn, trẻ hạn chế sử dụng câu cụt

Ví dụ: Khi cô hỏi trong câu truyện Chú Dê đen có những nhân vật nào thì trẻ cũng đã biết trả lời: Thưa cô trong câu truyện có Dê đen, Dê trắng, Chó sói…Nắm được đặc điểm tâm lý và đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, giáo viên có

những chuẩn bị tốt hơn về nội dung, phương pháp phù hợp với các hoạt động của trẻ giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất

Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt tâm lý là điều vô cùng quan trọng, trẻ có một tinh thần tốt, luôn thoải mái, vui vẽ, hứng thú tham gia mọi hoạt động, và giải quyết tốt nhiệm vụ cô giao, điều này sẽ giúp trẻ có một niềm tin khi tham gia vào các hoạt động ở trường

Biện pháp 4: Khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ và chuẩn bị cho trẻ về thể lực

Hiện nay vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ mầm non luôn được quan tâm hàng đầu, nếu tình trạng sức khỏe của trẻ không tốt cũng như thể lực không đảm bảo thì chắc chắn trẻ tham gia vào các hoạt động hiệu quả không cao Để trẻ có thể tham gia các hoạt động một cách chủ động và tích cực đòi hỏi trẻ phải

có một thể lực tốt, khỏe mạnh, làm được điều đó trước hết cô giáo cần có một kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm hoc, kết hợp với nhân viên y tế trong trường cân

Trang 10

đo và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, theo dõi và chấm biểu đồ tăng trưởng, nắm được tình hình sức khỏe của trẻ để đưa ra biện pháp khắc phục, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ trong kỳ họp phụ huynh đầu năm học,

cô giáo thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ những lúc đón trẻ, trả trẻ…giúp gia đình trẻ nắm bắt được tình hình sức khỏe của con em mình từ đó gia đình và

cô giáo có sự phối hợp tìm những biện pháp phù hợp khắc phục tình trạng sức khỏe của trẻ, giáo viên có thể cung cấp cho phụ huynh một số kiến thức cơ bản

về vệ sinh, chăm sóc sức khỏe cho trẻ, để phụ huynh có thể chăm sóc cho con

em mình khi trẻ ở nhà

Ở lớp, cô giáo cần tạo cho trẻ tâm trạng thoải mái khi tham gia các hoạt động Trong giờ ăn, giờ ngủ, không áp đặt cũng như gây áp lực cho trẻ, cô nên

vỗ về, động viên trẻ khi trẻ biếng ăn, trẻ ăn hết suất cô, khen, khuyến khích trẻ,

cô giáo thường xuyên chú ý theo dõi tình hình trẻ một cách sâu sát, không nên thờ ơ với trẻ vì có như vậy thì chúng ta mới phát hiện sớm những biểu hiện khác thường của trẻ về sức khỏe, tâm lý…

Cùng với sự quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ thì giấc ngủ của trẻ đóng vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển thể chất của trẻ Trẻ cần có một giấc ngu ngon và ngủ sâu, để có được điều đó thì giáo viên cần làm tốt công tác vệ sinh phòng ngủ cho trẻ, đảm bảo ấm về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, tránh cho trẻ ngủ nơi cửa có gió lùa mạnh…đối với những trẻ khó ngủ, ít ngủ, cô cần tìm hiểu nguyên nhân để từ đó có biện pháp khắc phục

Ngoài thực hiện tốt công việc theo dõi sức khỏe của trẻ, cho trẻ ăn, ngủ thì giáo viên cần phải có chế độ tập luyện, vận động cho trẻ hợp lý vì trẻ vận động

sẽ góp phần tiêu hao năng lượng sẽ kích thích thèm ăn và khi ăn sẽ có cảm giác ngon miệng, cũng như khi ngủ sẽ có giấc ngủ sâu Vậy để thực hiện được những công việc trên đòi hỏi cô giáo phải linh động, giờ nào việc nấy, không bắt trẻ ngồi thụ động một chổ hoặc tránh tình trạng trẻ hoạt động quá nhiều gây mệt mỏi

Thực hiện tốt những công việc trên đồng nghĩa với việc chúng ta đã khắc phục được tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ và chuẩn bị tốt về mặt thể lực cho trẻ

Biện pháp 5: Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ tiếng Việt, kiến thức, kĩ năng cho trẻ thông qua các hoạt động

Hoạt động mọi lúc mọi nơi

Ngày đăng: 15/05/2017, 11:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w