SKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệngSKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệngSKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệngSKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệngSKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệngSKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệngSKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệngSKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệngSKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệngSKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng
Trang 1I Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài:
Chăm sóc vệ sinh và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc hết sức quan trọng mà toàn đảng, toàn dân cần phải quan tâm Một trong những chiến lược được xem là hiệu quả nhất là sự đầu tư về giáo dục nâng cao sức khỏe răng miệng tại các trường học Đối với lĩnh vực về chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho trẻ em được tuyên truyền và đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các chương trình hành động với những nội dung và hình thức phong phú, từ đó đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân, các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho con em mình
Theo kết quả điều tra của Viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia, trong cả nước có đến 90% trẻ từ 6-8 tuổi bị sâu răng sữa và trên 50% trẻ em chưa từng được đi khám răng miệng; ở độ tuổi mẫu giáo, có hơn 90% trẻ em bị sâu răng Các bệnh về răng miệng còn đáng báo động hơn: Tỷ lệ mắc các bệnh về viêm lợi, viêm quanh răng ở trẻ em độ tuổi này đến 42,7%
Hiện nay, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, người dân có điều kiện tiếp cận với thông tin, dịch vụ y tế về chăm sóc sức khoẻ răng miệng, song
tỷ lệ mắc các bệnh về răng miệng vẫn còn ở mức cao, trong đó sâu răng là một bệnh phổ biến ở nước ta và ngày một tăng, nhất là đối với trẻ em
Bên cạnh đó kiến thức về chăm sóc sức khoẻ răng miệng của đa số các bậc cha mẹ học sinh con em dân tộc thiểu số còn rất hạn chế, chưa được trang bị những kiến thức cơ bản
về chăm sóc răng miệng, từ đó chưa thật sự quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng cho con
em của mình Qua những đợt khảo sát, rất ít phụ huynh hiểu một cách cặn kẽ rằng: Khoang miệng chính là cửa ngõ đưa các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể; rằng các bệnh về răng miệng đều liên quan chặt chẽ tới việc phát sinh bệnh tật về tim mạch, gan, thận, thần kinh…
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ chưa có thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng, chăm sóc răng hàng ngày, trẻ rất thờ ơ thậm chí sợ việc chải răng Đa số trẻ chưa biết thực hiện thao tác chải răng đúng và phòng tránh các nguy cơ gây sâu răng Trong khi đó, ở lứa tuổi này trẻ rất thích
ăn, uống đồ ngọt và các bậc cha mẹ học sinh cũng luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu này của trẻ, đây là một trong những nguy cơ dẫn đến sâu răng nếu không được chăm sóc răng miệng đúng cách Nếu chăm sóc răng miệng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tỷ lệ
Trang 2suy dinh dưỡng cao ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ Do đó việc chăm sóc răng miệng cho trẻ là hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng
Để giải quyết vấn đề nói trên Bản thân luôn nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ, trong đó có việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng Chính vì vậy, trong những năm học vừa qua bản thân luôn chú trọng rèn luyện cho trẻ hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng tại lớp mình phụ trách, dạy trẻ biết cách chăm sóc răng miệng, biết chải răng đúng cách nhằm phòng ngừa có hiệu quả các bệnh về răng miệng cho trẻ, qua đó góp phần giúp trẻ có bộ răng hoàn chỉnh với
nụ cười rạng rỡ, tự tin
Xuất phát từ lý do trên, với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh bản thân chọn
đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường mầm non Cư Pang thực hiện tốt việc giữ
gìn vệ sinh răng miệng”
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Mục tiêu:
Giúp trẻ hiểu biết về tầm quan trọng của việc chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng, thực hiện tốt các thao tác chải răng, từng bước hình thành thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày, qua đó góp phần nâng cao khả năng tự phục vụ và chăm sóc bản thân của trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non
Nhiệm vụ:
Nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tiễn, sự hiểu biết, thái độ, hành vi và thói quen sinh hoạt ảnh hưởng răng miệng của trẻ, nhận thức của phụ huynh trong việc chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miêng cho bé, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giúp trẻ 5 tuổi
thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm
sóc nâng cao sức khoẻ răng miệng cho trẻ
3 Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp sư phạm giúp trẻ thực hiện tốt việc giử gìn vệ sinh răng miệng
Trang 34 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Khuôn khổ nghiên cứu: Một số biện pháp phát triển kỹ năng giử gìn vệ sinh răng miệng của trẻ 5-6 tuổi lớp lá 3
Đối tượng khảo sát: Trẻ lớp lá 3 ở trường Mầm Non Cư Pang huyện Krông Ana -Đăk Lắc
Thời gian nghiên cứu: Năm học 2016-2017
5 Phương pháp nghiên cứu:
a Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phương pháp thu thập những thông tin qua các tư liệu trên Internet, những vấn đề thực tiễn liên quan đến công tác chăm sóc giử gìn vệ sinh răng miệng
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động chăm sóc răng miệng của trẻ ở lớp
Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên, và cha mẹ trẻ
Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên, đồng nghiệp
Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ năm học 2016- 2017 tại lớp lá 3
c Phương pháp thống kê toán học:
Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát trẻ đạt kết quả như sau:
Đánh giá chung kiến thức của học sinh về chăm sóc răng miệng
Bệnh về răng miệng
Số lượng
Tỷ lệ %
Trang 4Thông qua các phương pháp đồ dùng trực quan, phương pháp dùng lời miêu tả giải thích cho trẻ và sử dụng các trò chơi câu đố ở các hoạt động học và hoạt động chơi lồng ghép đan xen lẫn nhau để trẻ làm trung tâm, được hoạt động tích cực
II Phần nội dung
1 Cơ sở lý luận:
Thực hiện Nghị quyết số 29/NQTW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới, chú trọng vào nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Cùng với quá trình phát triển và hoàn thiện các cơ quan , chức năng khác của cơ thể tuổi mầm non cũng là thời gian cho trẻ hoàn thiện hàm răng của mình Nhưng chính thời gian này có rất nhiều nguy cơ phát sinh những bệnh răng miệng ở trẻ, tuy nhiên các bệnh này điều có thể phòng tránh được nếu chúng ta hướng dẫn trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ răng miệng
Từ lâu, các nhà khoa học đã phát hiện thấy sức khỏe răng, miệng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người Răng miệng tốt đồng nghĩa với sức khỏe cơ thể tốt Răng miệng là một trong những bộ phận có vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hoá, Răng giúp chúng ta ăn, nhai tốt, có răng tốt chúng ta mới nghiền thức ăn kỹ, nuốt dễ, thức ăn dễ tiêu hóa hơn Mặt khác, răng giúp cho việc phát âm tốt, đúng từ, về mặt thẩm mỹ, răng chúng ta có nụ cười tươi, đẹp
Trong miệng của con người, có rất nhiều vi sinh vật sinh sống, đặc biệt là ở phần sau của lưỡi Các vi sinh vật này sống nhờ thực phẩm mà ta tiêu thụ còn sót lại ở răng miệng Chúng tác động lên thực phẩm, tạo ra vài loại acid ăn mòn men răng, dẫn tới sâu răng, rụng răng và tạo ra mùi sulfur làm miệng có mùi khó chịu khi thở, nói chuyện Chỉ cần có điều kiện thuận lợi là những vi sinh vật này sẽ sinh sôi, gây ảnh hưởng đến răng, lợi (nướu) Lợi bao quanh răng giúp cho răng chắc, khỏe nếu lợi không tốt sẽ chảy máu,
vi khuẩn dễ xâm nhập vào răng và xương dây chằng làm răng dễ lung lay, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ
Trang 5Đối với trẻ em, hai hàm răng của trẻ gồm răng sữa là chủ yếu và tồn tại cho đến
6-7 tuổi mới bắt đầu thay răng vĩnh viễn; răng sữa nhỏ, lớp men mỏng và mềm nên dễ bị vỡ, dễ bị sâu và sún Do đó, việc giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày rất quan trọng, trước hết, giúp hàm răng sạch, chắc, khoẻ; tiếp đó sẽ giúp cơ thể được khoẻ mạnh, không có bệnh tật, phát triển tốt hơn Vì vậy cần phải chú ý chăm sóc cho trẻ ngay từ chiếc răng đầu tiên, duy trì thói quen bảo vệ miệng ngay từ khi còn nhỏ để lớp trẻ trưởng thành sẽ có
bộ răng hoàn chỉnh
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
* Ưu điểm, hạn chế của vấn đề nghiên cứu:
*Ưu điểm của vấn đề nghiên cứu:
Nhà trường đã chú trọng quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường các văn bản của Đảng, Nhà nước và của ngành về phát triển giáo dục toàn diện, tích cực đổi mới phương pháp dạy và học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục mầm non Thường xuyên phổ biến nâng cao kiến thức cho cán bộ, giáo viên về y học thường thức, về vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, chăm sóc sức khoẻ nhằm đảm bảo cho các cháu phát triển lành mạnh về cả thể chất và tinh thần
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên luôn được quan tâm, hàng năm nhà trường đều tạo kiện cho cán bộ, giáo viên đi học tập, tham gia các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ Do đó, chất lượng đội ngũ giáo viên của trường ngày càng được nâng cao
Bản thân luôn tìm tòi học học các phương pháp giúp trẻ thích và có thói quen bảo vệ răng miệng Học cách đánh răng sao cho hiệu quả nhất, vệ sinh nhất
Đến nay, tổng số cán bộ, giáo viên của trường là 29, trong đó: đạt chuẩn 100% trên chuẩn 66,7%
Bên cạnh đó tập thể, đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường luôn giữ vững sự đoàn kết thống nhất, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tích cực học hỏi, nêu cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn
Chương trình Nha Học Đường đã triển khai đến các bậc cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng cho trẻ
Trang 6Trẻ đã có ý thức về việc bảo vệ răng miệng, có sự tiến bộ trong thực hiện các thao tác chải răng theo quy trình, từng bước hình thành thói quen, nền nếp chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngũ
*Hạn chế của vấn đề nghiên cứu
Trẻ ở tuổi mẫu giáo chưa sớm ý thức trong việc chăm sóc răng miệng, chưa biết cách bảo vệ và phòng chống sâu răng nhưng lại có thói quen ăn đồ ăn có hàm lượng đường cao
Vì thế, các em thường hay bị bệnh răng miệng Một số phụ huynh chưa nắm được quy trình chải răng một cách khoa học nên chưa hướng dẫn trẻ chải răng ở nhà, một số phụ huynh còn có thói quen ăn uống gây ảnh hưởng không tốt tới răng, nên chưa làm gương được cho trẻ noi theo
*Các nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu
- Nguyên nhân ưu điểm của vấn đề nghiên cứu:
+ Nguyên nhân khách quan:
Ngày nay, đời sống vật chất tinh thần được nâng cao, các bậc cha mẹ học sinh có nhiều điều kiện để quan tâm, chăm sóc sức khoẻ cho con em mình Mặt khác, phụ huynh và học sinh thường xuyên được tiếp cận với các chương trình quảng cáo, truyền thông về chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tivi… nên đa số đã có sự thay đổi về tư duy, nhận thức và hành động
+ Nguyên nhân chủ quan:
Được sự quan tâm lãnh đạo sát sao sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Ban giám hiệu nhà trường trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mầm non Bên cạnh đó, bản thân luôn tích cực, chủ động học hỏi, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được phân công, luôn chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ,
đã tiếp thu sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của lãnh đạo Nhà trường và vận dụng linh hoạt, có trọng tâm, cung cấp đầy đủ kiến thức về chăm sóc sức khoẻ cho trẻ, lồng ghép vào chương trình giáo dục phù hợp với tình hình thực tiễn và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhằm mang lại hiệu quả cao
Bản thân tôi luôn tuyên truyền tới các bậc cha mẹ học sinh biết được tầm quan trọng của việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng
Trang 7* Nguyên nhân hạn chế của vấn đề nghiên cứu:
- Nguyên nhân khách quan:
Trường Mầm non Cư Pang là một đơn vị đóng trên địa bàn xã Ea Bông thuộc xã đặc biệt khó khăn Hơn 90% trẻ là người dân tộc thiểu số, hơn 50% trẻ thuộc hộ nghèo chưa có ý thức phòng bệnh răng miệng cho con, Sự phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho trẻ có lúc chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên Mặc dù trường đã có phòng y tế, tuy nhiên cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ cho khám và điều trị bệnh về răng miệng chưa được quan tâm đầu tư, việc theo dõi, tổ chức khám răng định kỳ cho trẻ chưa thường xuyên
Chương trình Nha Học Đường tuy đã triển khai khá lâu nhưng vẫn còn chưa sâu rộng và thường xuyên, hiệu quả chưa cao Vì vậy dẫn đến tình trạng nhiều trẻ chưa được chăm sóc răng chu đáo.Còn một số trẻ thực hiện thao tác đánh răng không đúng qui trình, chưa có thói quen và tự giác và chỉ thực hiện khi cô giáo, bố mẹ nhắc nhở Mẹ ép lắm, thúc giục lắm thì mới chải, còn không thì cứ “hồn nhiên” trước khi đi ngủ vẫn còn len lén lấy mấy chiếc kẹo ra để ngậm
Một số phụ huynh còn chưa quan tâm, nhắc nhở trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiện chải răng hàng ngày, còn quan niệm ‘lớn lên sẽ tự biết làm” Chủ quan như thế nên mãi đến khi trẻ xuất hiện những chiếc răng bị sâu, đau mất ăn mất ngủ, phụ huynh mới chịu nghĩ đến việc cho trẻ đi khám răng, đi bác sĩ Nhiều phụ huynh còn cho rằng việc trẻ sâu răng, sún răng là rất tự nhiên
- Nguyên nhân chủ quan:
Đối với nhà trường: Chưa thành lập được nha học đường, do khó khăn về nguồn kinh phí hoạt động, nên việc trang bị thiết bị y tế, thuốc men còn hạn chế, chưa thể chủ động khám phát hiện và điều trị sớm các bệnh về răng miệng cho trẻ tại trường mà cần phải có sự phối hợp với các cơ quan chuyên môn như Phòng y tế, Trung tâm y tế dự phòng huyện… Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác y tế học được chưa được đào tạo, tập huấn về lĩnh vực nha khoa
Đối với phụ huynh và học sinh: Khả năng tiếp thu của từng học sinh khác nhau Bên cạnh đó, phụ huynh của các trẻ thuộc nhiều thành phần, nghề nghiệp, trình độ khác
Trang 8nhau nên phương pháp giáo dục, rèn luyện cho trẻ về chăm sóc sức khoẻ răng miệng tại gia đình cũng khác nhau; hoặc có thể do hoàn cảnh gia đình, công việc quá bận rộn, chưa giành nhiều thời gian cho trẻ, chủ yếu phó mặc cho nhà trường và giáo viên, chưa tích cực phối hợp với giáo viên trong việc rèn cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày
3 Nội dung và hình thức của giải pháp:
a Mục tiêu của giải pháp
- Những giải pháp nêu trong đề tài nhăm mục đích: Duy trì, củng cố, nắm vững và nâng cao kiến thức cho giáo viên về vấn đề chăm sóc răng miệng để thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục chăm sóc sức khoẻ răng miệng Đồng thời, qua đó giúp giáo viên có thể dễ dàng trao đổi với phụ huynh về vấn đề vệ sinh răng miệng của trẻ
- Cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản về giữ gìn vệ sinh răng miệng, tạo cho trẻ sự hứng thú, yêu thích khi được tìm hiểu, học hỏi về chăm sóc răng miệng; giúp trẻ củng cố, ghi nhớ sâu hơn kiến thức đã được học
- Giúp trẻ giúp trẻ cảm thấy hứng thú và say mê với hoạt động về chăm sóc răng miệng mỗi ngày
- Giúp trẻ thực hành các thao tác chải răng khoa học, đúng quy trình Qua việc gắn kiến thức với thực hành, trẻ có thể vừa rèn luyện được kỹ năng, thao tác, vừa củng cố được kiến thức đã học
- Góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức của phụ huynh về chăm sóc răng miệng cho trẻ; tạo sự phối kết hợp chặt chẽ, thống nhất giữa nhà trường và gia đình về quan điểm, phương pháp trong việc chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng, từ đó giúp trẻ hình thành và duy trì thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày
Có mối quan hệ chặt chẽ giữa kiến thức, thái độ và thực hành để hình thành nên hành vi Đối với vấn đề chăm sóc răng miệng, thì những hành vi vệ sinh răng miệng có ảnh hưởng rất lớn đến việc có mắc bệnh răng miệng hay không Từ cơ sở lý luận, còn cho thấy: Hành vi lặp đi lặp lại sẽ tạo thành thói quen Khi vân dụng những giải pháp trong đề tài nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc răng miệng cho trẻ mầm non,
Trang 9giúp trẻ 5 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng ngay từ khi còn lứa tuổi mầm non
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
* Biện pháp 1: Lồng ghép Giáo dục sức khỏe răng miệng bằng vào chương trình
giáo dục chính khóa và ngoại khóa của trường.
Khi đã nắm vững những kiến thức về chăm sóc răng miệng, trong chuyên đề giảng dạy về sức khoẻ dinh dưỡng, bản thân đã chú trọng giáo dục cho trẻ những kiến thức cơ bản về răng miệng, giúp trẻ hiểu được vai trò, chức năng của răng, cách giữ gìn vệ sinh răng miệng và phòng ngừa các bệnh về răng miệng Để thu hút sự hứng thú của trẻ và giúp trẻ dễ dàng tiếp cận, lĩnh hội được những vấn đề cần truyền đạt, bản thân đã thực hiện các hoạt động sau:
Tư duy của trẻ trong giai đoạn này là trực quan hình ảnh, có điều kiện quan sát, trẻ
sẽ khắc sâu vào trí nhớ Vì vậy tôi đã tiến hành sưu tầm tranh, ảnh về răng miệng và đưa vào giảng dạy để giúp bé tìm hiểu thế nào là răng sâu, răng hỏng, thế nào là quy trình đánh răng đúng cách
Trang trí các tranh ảnh về vệ sinh răng miệng ở góc chơi bác sỹ, trong phòng vệ sinh để bé nhìn thấy thường xuyên Bên cạnh đó, tôi còn cho bé xem những băng hình có cảnh các bạn đánh răng để bé bắt chước theo những hình ảnh mà bé vừa xem được
Cho trẻ thấy những tác nhân gây bệnh về răng miệng như mảng bám, vi khuẩn, những thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến răng như ăn uống thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, ăn nhiều đồ ngọt
Bằng những phương pháp trên, đã phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi, khám phá của trẻ, giúp trẻ tiếp cận nhanh hơn và có thêm sự hiểu biết về cách giữ gìn vệ sinh răng miệng, nguyên nhân gây ra một số bệnh về răng miệng và cách phòng tránh, đồng thời góp phần giúp trẻ hứng thú hơn với việc chăm sóc răng miệng
Lồng ghép nội dung về giáo dục vệ sinh răng miệng với các môn học các chủ điểm khác, giúp trẻ có thể học mọi lúc, mọi nơi:
- Với môn Văn học: Tác dụng giáo dục và thuyết phục của tác phẩm văn học là rất lớn, những tình huống và hành vi của các nhân vật trong truyện không những làm phong
Trang 10phú thêm vốn kinh nghiệm về nhận thức của trẻ mà các khái niệm, thói quen hành vi cũng được xây dựng và củng cố một cách tự giác hơn.Qua các bài thơ, truyện như: “Gấu con đau răng”; “Chú mèo đánh răng”… có thể lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh răng miệng cho trẻ: nói cho trẻ biết vì sao phải giữ gìn vệ sinh răng miệng, tầm quan trọng của chải răng sau khi ăn nhất là khi ăn những thức ăn ngọt…
Từ đó, cô có thể đặt các câu hỏi:
+ Vì sao gấu con bị đau răng?
+ Các con đã bị đau răng chưa?
+ Để không bị đau răng cúng ta phải làm sao?
- Với môn âm nhạc: Qua các bài hát như: “Thật là đáng yêu”, “Chiếc bàn chải đánh răng”;… tôi lồng ghép nội dung vệ sinh răng miệng, với những giai điệu âm nhạc vui nhộn, tạo thêm hứng thú cho trẻ, qua đó có thể cung cấp và củng cố lại kỹ năng thực hiện các thao tác chải răng đúng cách cho trẻ biết
- Với môn tạo hình ta có thể cho trẻ vẽ, tô màu bàn chải đánh răng
Điều cần lưu khi thực hiện các phương pháp trên, là khi giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh vào các hoạt động cũng phải đảm bảo tính tự nhiên, hợp lý, nhất là đưa hệ thống câu hỏi gợi mở sẽ càng khắc sâu hơn, trẻ rút ra được những bài học tốt cho bản thân và có thái độ phê phán những hàng động không tốt
- Lồng ghép vào hoạt động góc: Liên quan đến đề tài chăm sóc răng miệng, cô tổ chức cho nhóm trẻ chơi “Chăm sóc em búp bê bị đau răng” Cô đóng vai và gợi ý cho trẻ chơi, cô có thể hỏi vì sao mà em búp bê bị đau răng vậy? Chúng ta đưa em đến bác sĩ nha khoa nhé! Trẻ làm Bác sĩ thể hiện hành động khám răng, nhổ răng, cho bệnh nhân uống thuốc đau răng, dặn dò bệnh nhân ra sao? Búp bê về nhà thực hiện lời dặn như thế nào?
Từ các hoạt động vui chơi đó sẽ giúp trẻ củng cố, phát huy những hiểu biết của mình về chăm sóc răng miệng mà đã trẻ được học
* Biện pháp 2: Nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức về chăm sóc sức khoẻ răng miệng
cho trẻ mầm non.
Để giúp trẻ có những kiến thức cơ bản về việc giữ gìn vệ sinh răng miệng và hướng dẫn trẻ các biện pháp giữ gìn vệ sinh chăm sóc răng miệng, nhất là biết chải răng đúng