Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
67,5 KB
Nội dung
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI. Trường THPT Điểu Cải. ……… o0o……… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: SO SÁNH NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO DÂN CA TRỮ TÌNH VIỆT NAM. NGƯỜI THỰC HIỆN 1 Gv: Bùi Thò Phương Hoa PHẦN MỘT: DẪN LUẬN Ca dao dân ca (CDDC)trữ tình là “tiếng hát đi từ trái tim lên miệng”, phản ánh trực tiếp những cảm xúc,tâm trạng của con người trức thực tại cuộc sống. Nó là tiếng hát tiếng ngân vang của thế giới nội tâm con người. Đó là tiếng hát của tình yêu quê hương , làng xóm, tình yêu đôi lứa,tình cảm gia đình,tình cảm xã hội với tất cả những sắc thái, cung bậc của nó: nhớ ,thương, yêu, ghét, giận hờn, hạnh phúc, cay đắng. CDDC trữ tình là “hòn ngọc qúy”, là tài sản văn hóa vô giá của dân tộc trong quá khứ.Nó sẽ luôn có mặttrong các nền văn hóa tương lai sau này của chúng ta. Vì vậy đồng chí Lê Duẩn đã nhận đònh: “ và nay mai dù cho đến khi chủ nghóa cộng sản thành công thì câu ca dao Việt Nam vẫn rung động lòng người Việt Nam hơn hết”. Sức sống mạnh mẽ, bất diệt của CDDC trữ tình được tạo nên bởi nhiều giá trò, mà trước hết và chủ yếu là giá trò nội dung và nghệ thuật. Trong các đặc trưng nghệ thuật của thể lọai này phải kể tới biện pháp so sánh. Không phải ngẫu nhiên mà CDDC có nơi còn gọi là hát ví “ nhữnh câu hát ví chất ba đình” đầy nghệ thuật so sánh đã tạo ra rất nhiều cách nói,cách diễn đạt với nhiều sắc thái tinh tế khác nhau để biểu thò nội dung ca dao, làm cho việc diễn đạt trở nên sâu sắc, phong phú, sinh động, bóng bẩy và tế nhò. Bằng thế giới hình ảnh so sánh vừa đa dạng, dồi dào vừa thân thuộc, gần gũi, những ý niệm trìu tượng, mơ hồ như những cung bậc tình cảm: yêu, ghét… chẳng hạn được cụ thể một cách độc đáo, sâu sắc và bình dò. Biện pháp so sánh góp phần quan trọng trong việc tạo nên sức sống mãnh liệt cho ca dao, chúng ta sẽ khám phá được những liên tưởng độc đáo, bất ngờ và lối nói quen thuộc nhưng sắc sảo của người lao động, từ đó cảm nhận được đặc thù về tư tưởng, tình cảm của họ. 2 Chính vì vậy, tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề thuộc thi pháp ca dao mà cụ thể là biện pháp so sánh nghệ thuật là cần thiết và rất có ý nghóa đối với việc nghiên cứu nội dung và nghệ thuật ca dao cũng như đối với với việc giảng dạy thể lọai này ở trường phổ thông. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, tôi bắt đầu từ việc xác đònh khái niệm so sánh nghệ thuật trong ca dao. Biện pháp so sánh nghệ thuật trong ca dao dân ca sẽ được tôi nghiên cứu theo quan điểm nghiên cứu ngành. Cụ thể là vận dụng những tri thức, phương pháp của ngành nghiên cứu văn học, ngôn ngữ học và văn học dân gian để tìm hiêu vấn đề. 3 PHẦN HAI: NỘI DUNG HÁI NIỆM SO SÁNH NGHỆ THUẬT I. Khái niệm so sánh nghệ thuật và so sánh nghệ thuật trong CDDC. Một trong những con đường chủ yếu nhất để nâng cao hiệu quả của ngôn ngữ là việc vận dụng các biện pháp nghệ thuật phù hợp với hòan cảnh nói, viết.Trong các biện pháp tu từ, phải kể tới so sánh nghệ thuật. So sánh nghệ thuật là một phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dưa trên cơ sở đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác lọai có dấu hiệu tương đồng nào đó, nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của đối tượng này qua đặc điểm,thu6ọc tính của đối tượng kia để ngụ một ý gì, hay gửi gắm một tâm sự gì. Chính vì thế,so sánh thường có hai vế : -Vế đầu (tạm gọi là vế A )là đối tượng cần được biểu đạt một cách hình tượng,hay nói cách khác đi, là chủ thể so sánh. - Vế sau (tạm gọi là vế B) là đối tượng được dùng để so sánh hay gọi là hình ảnh so sánh. Hai vế này thường được nối với nhau bằng các liên tư so sánh: “như, bằng, hơn, kém, bao nhiêu, bấy nhiêu………” Qua so sánh, đặc điểm của vế A sẽ được miêu tả, cụ thể hóa qua đặc điểm, tính chất, màu sắc của hình ảnh ở vế B. Ngược lại, nhờ so sánh, vế B cũng được nhìn nhận, soi sang từ chính đặc điểm của vế A. Mối quan hệ ngược lại này còn ít được mọi người chú ý. Ví dụ: Cổ tay em trắng như ngà Con mắt em sắc như là dao cau Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen. 4 Qua so sánh, vế A (cổ tay,con mắt, miệng cười, cái khăn ) được thể hiện bằng những hình ảnh cụ thể. Đây là vấn đề đã được nhiều người nhìn nhận. Nhưng còn một vấn đề khác, đó là: qua so sánh , vẻ đẹp của ngà cũng đẹp hơn như vẻ đẹp của màu trắng da tay cô thôn nữ, vẻ đẹp của hoa ngâu tươi tắn như vẻ đẹp của miệng cười và vẻ đẹp của hoa sen cũng bình dò, dễ thương hơn như những nếp gấp của chiếc khăn đội đầu.Rõ ràng hình ảnh ở vế B khi đem so sánh với đối tượng ở vế Athì trở nên đẹp hơn, có hồn hơn. So sánh là phạm trù của phong cách học. Hình ảnh so sánh (vế B) chính là sự miêu tả. Nhiều trường hợp, ca dao không chỉ đưa ra hình ảnh so sánh mà còn miêu tả cụ thể hình ảnh ấy. Những ví dụ sau đây cho thấy rõ điều này: Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày. “ Hạt mưa” là hình ảnh so sánh. Nó được miêu tả cụ thể hơn ở câu ca dao tiếp theo nhằm làm nổi bật thân phận vô đònh của nó. Hay: Thân em như lá đài bi Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương. “ lá đài bi” là hình ảnh so sánh. Và cuộc đời vất vả,cực nhọc của nó được miêu tả rất rõ ở câu tiếp theo. Ta thường gặp trong ca dao rất nhiều bài như vậy. Có khi để miêu tả một sự vật, hiện tượng, tâm trạng, người ta không dừng lại ở một hình ảnh so sánh mà mở rộng thành hai, thành ba…Các hình ảnh này liên tiếp nhau, bổ sung nghóa cho nhau. Xin dẫn ra một vài ví dụ: - Nhớ chàng như bút nhớ nghiên Như mực nhớ giấy, như thuyền nhớ sông. Nhớ chàng như vợ nhớ chồng, Như chim nhớ tổ, như rồng nhớ mây. - Trông em như lửa trông lư, Như mực trông giấy, như ngư trông mồi. 5 - Đôi ta như chỉ mới xe, Như trăng mới mọc, như tre mới trồng. Trong ca dao, những bài sử dụng nhiều hình ảnh sosánh liên tiếp như thế rất nhiều. Cách sử dụng này có tác dụng nhấn mạnh ý nghóa của bài ca. Nói gọn lại, so sánh là cách thức miêu tả các đối tượng ,sự vật một cách hình ảnh, sinh động.Nhờ hình ảnh so sánh mà các ý tưởng trìu tượng được cụ thể hóa bởi giữa hai đối tượng so sánh bao giờ cũng có một mối liên hệ nội tại,một sự liên tưởng về ý niệm bên trong. CDDC trữ tình sử dụng biện pháp so sánh rất nhiều. Ở thể lọai này, người sáng tác sử dụng so sánh như một trong những phương thức chủ yếu để diễn đạt suy nghó, tình cảm của con người một cách sâu sắc, kín đáo và tế nhò. “Thơ ca trữ tình dân gian là một hệ thống hình ảnh thiên nhiên và lao động quyện lẫn với cảm nghó và tâm tình của con người. Nó được sáng tạo ngẫu hứng theo những qui cách so sánh, liên tưởng, phóng đại, ước lệ và trừng lặp. Thật khó lòng cách bạch được cảnh, tình, người và việc trong đó”. Xin dẫn một vài ví dụ: Có chàng trai nào bày tỏ tình cảm của mình hay hơn, xúc động hơn chàng trai trong bài ca sau: Dừng chèo muốn ngỏ tâm tình Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu. Ai đăng đếm được nước sông bao giờ bởi nó mênh mông và dài rộng lắm. Chính hình ảnh so sánh “Sông bao nhiêu nước ” với “bấy nhiêu tình” đã tạo nên cái hồn của bài ca. Tình yêu không còn là một ý niệm trừu tượng, mơ hồ nữa mà nó sống động dào dạt như chính dòng nước mênh mông, dài rộng kia. Cũng nhờ hình ảnh so sánh mà các nhân vật trữ tình diễn đạt được những điều khó nói nhất. Và cũng khó ai có thể diễn tả dược cái day dứt, rạo rực, xao xuyến của nỗi nhớ người yêu trong ca dao: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi 6 Như đứng đống lửa như ngồi đống than. Nỗi nhớ cứ như thiêu như đốt không thôi. Còn biết bao bài ca trữ tình về tình yêu đối lứa sử dụng biện pháp so sánh, dú đã trải qua bao thế hệ vẫn thân thuộc gần gũi và luôn được yêu thích như: - Tình anh như nước dâng cao Tình em như dải lụa đào tẩm hương -Thiếp xa chàng như rồng nọ xa mây Như con chèo bẻo xa cạy măng vòi - Đôi ta như lửa mới nhen, Như trăng mới mọc như đèn mới khêu. - Trông ai như cá trông mưa Ngày đêm tưởng nhớ như đò đưa trông nồm. Bậu ơi ! Bậu có nhớ không ? Anh trông ngóng bậu như rồng ngóng mưa. Cái hay, cái đẹp của những bài ca dao trên chính là nhờ những hình ảnh so sánh khéo léo, độc đáo ấy. Thiếu những hình ảnh so sánh, những bài ca này không còn là chúng nữa. Như vậy có hể nói so sánh chính là một trong những biện pháp nghệ thuật phổ biến, quan trọng tạo nên cái hay, cái đẹp, sức sống, sức hấp dẫn của CDDC. II. Phân biệt so sánh với ẩn dụ và biểu tượng. n dụ và biểu tượng cũng là một trong những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu của CDDC trữ tình. Vì vậy cần phân biệt sự khác nhau giữa so sánh và các biện pháp nghệ thuật này. n dụ cũng là một phương thức so sánh nhưng là so sánh gián tiếp bằng cách chuyển đổi lâm thời tên gọi của đối tượng này sang đối tượng khác trên cơ sở quan hệ liên tưởng về những nét tương đồng giữa hai đối tượng. Về hình thức, ẩn dụ chỉ có vế so sánh, vì vậy người ta còn gọi ẩn dụ là so sánh ngâm. 7 Ví dụ, khi diễn tả sự chờ đợi của cô gái với người yêu thì biện pháp so sánh nói khá rõ ràng, đầy đủ chủ thể so sánh và đối tượng so sánh. -Em trông anh như cá trông sao Như lê trông lựu, như đào trông mưa. Còn biện pháp ẩn dụ thì biểu hiện kín đáo, dường như chẳng nói gì đến chủ thể của sụ chờ đợi: -Thuyền ơi có nhớ bến chăng , Bến thì một dạ kkhăng khăng đợi thuyền. Nhưng ai cũng có thể nhận ra chủ thể ấy dựa trên sự liên tưởng đến những đặc trưng trong tính chất của thuyền và bến. n dụ khác so sanh chính là ở chỗ không trực tiếp đề cập chủ thể so sánh mà chỉ gián tiếp nêu ra hình ảnh đem so sánh và để người đọc (người nghe) tự liên tưởng và tìm ra chủ thể. n dụ và so sánh chính là một trong những con đường dẫn đến sự ra đời của biểu tượng là thi liệu để tạo thành biểu tượng. Những hình ảnh so sánh ẩn dụ được sử dụng nhiều lần với một ý nghóa tương đối ổn đònh, được cộng đồng chấp nhận sẽ tạo nên biểu tượng. Nếu ẩn dụ và so sánh nảy sinh nhất thời trong một ngữ cảnh nào đó và có thể chỉ có ý nghóa trong ngữ cảnh đó thì biểu tượng mang giá trò ổn đònh, bền vững và khu biệt về ý nghóa; nó khơi gợi một nhóm liên tưởng về hình ảnh thơ ca trong hệ thống thơ ca cụ thể nào đó. Biểu tượng là phạm trù không chỉ của phong cách mà của thế giới quan, không chỉ của hình thửc mà của cả nội dung. Thế giới biểu tượng trong CDDC trữ tình rất phong phú từ những biểu tượng của thế giới các hiện tượng tự nhiên như trăng, sao, mây, cỏ cây, hoa lá, rồng phượng, chim muông…… đến những biểu tượng của thế giới các vật thể nhân tạo như gương, lược, khăn,áo, thuyền,cầu…… Hãy quan sát biểu tựợng “ con cò” trong các bài ca dao sau: -Cái cò mày đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. 8 Ôâng ơi, ông với tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. - Cái cò là cái cò vàng Mẹ đi đắp đàng con ở với ai ? - Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non. Cò vốn là lọai chim rất quen thuộc trên đồng ruộng Việt Nam, rất gần gũi với cuộc đời lao động của người nông dân.Hình ảnh đó đã đi vào CDDC. Song với hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao sau: -Cái cò là cái cò quăm Mày hay đánh vợ mày nằm với ai Có đánh thì đánh sớm mai Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm. Thì “con cò” không mang ý nghóa về hình ảnh người nông dân, mà nó chhỉ mang ý nghóa nhất thời trong ngữ cảnh này là hình ảnh đáng phê phán của người chồng hay hành hạ vợ. Hình ảnh “con cò”như trong bài ca dao này không nhiều và không đựoc trân trọng như “con cò” trong những bài ca dao trên,không mang ý nghóa về người nông dân nên không thể trở thành biểu tượng. “Trúc,mai” cũng là một trong những biểu tượng quen thuộc của CDDC. Khi thì trúc là hình ảnh của một cô gái xinh xắn: -Trúc xinh trúc mọc đầu đình Em xinh em đứng một mình cũng xinh. Có khi “trúc, mai”được dùng để thể hiện tình yêu đôi lứa thắm thiết. Đó là nỗ nhớ mong da diết: -Ai đi đường ấy hỡi ai Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm Tìm em như thể tìm chim 9 Chim ăn bể bắc anh tìm bể đông. Là niềm vui hội ngộ : -Hôm nay sum họp trúc mai Tình chung một khắc nghóa dài trăm năm. -Trầu này: cúc, trúc, mai, đào Trầu này thục nữ anh hào sánh đôi. Là lời nhắn gửi đằm thắm: -Đợi chờ trúc ở với mai Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng. Là lời giận hờn trách móc: -Những là lên miếu xuống nghè Để tôi đánh trúc đánh tre về trồng. Tưởng rằng nên đạo vợ chồng Nào ngờ nói thế mà lhông có gì. Nhưng nhìn chung , “trúc ,mai”trong những bài ca trên đều được dùng với ý nghóa tương trưng cho đôi bạn trẻ trong những câu chuyện tình thắm thiết. Nói tóm lại, biểu tượng ẩn dụ và so sánh đều là những biện pháp nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở của mối quan hệ liên tưởng.Mỗi biện pháp đều có những đặc trưng riêng rõ rệt: so sánh là đối chiếu trực tiếp , ẩn dụ là đối chiếu gián tiếp và cả hai chỉ có ý nghóa trong từng văn cảnh,còn biểu tượng mang ý nghóa ổn đònh trong từng văn cảnh và được tạo nên bởi chính những hình ảnh so sanh, ẩn dụ. Tuy nhiên sự phân biệt này chỉ mang tính chất tương đối. 10