* Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: - Nhân vật bất hạnh như: người mồ côi, người con riêng, người em út … - Nhân vật dũng sĩ và n
Trang 2KIỂM TRA BÀI CŨ
Thế nào là truyện cổ tích ? Hãy kể tên những truyện cổ tích mà em đã học (và đọc thêm) ?
* Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
- Nhân vật bất hạnh (như: người mồ côi, người con riêng, người
em út …
- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kỳ lạ…
- Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch
- Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng ….)
- Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất
công
- Các truyện cổ tích đã học (đọc thêm): Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng
Trang 3Nêu nội dung và ý nghĩa của truyện “ Em bé thông
Trang 4Dưới đây là hình ảnh minh họa cho văn bản nào mà em đã học
( hoặc đọc thêm)?
Trang 5Tiết 39: Văn bản:
(Truyện ngụ ngôn)
Trang 7
I/ KHÁI NIỆM VỀ TRUYỆN NGỤ NGÔN
*Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính về con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống
II/ ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
Trang 8Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ Xung
quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung
và nó thì oai như một vị chúa tể
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn
Trang 9* Bố cục văn bản: Chia làm 2 phần:
Phần 1: Từ đầu ……… Như một vị chúa tể
-Ếch khi ở trong giếng
Phần 2: Còn lại
-Ếch khi ra khỏi giếng
Trang 11
Cuộc sống trong giếng
của ếch là cuộc sống như
thế nào?
-Cuộc sống đơn giản, chật hẹp
Trong môi trường ấy,
ếch tự thấy mình như
thế nào?
-Oai như một vị chúa tể, xem bầu trời chỉ bằng chiếc vung
Trang 13
2/ Ếch khi ra khỏi giếng
Khi ếch ra khỏi giếng có gì
thay đổi trong hoàn cảnh
Trang 16Theo em, truyện
3/ Ý nghĩa của truyện
-Phê phán những người hiểu biết hạn hẹp mà lại huyênh hoang
-Khuyên nhủ con người phải biết mở rộng tầm hiểu biết trong mọi hoàn cảnh, không nên chủ quan, kiêu ngạo
-Nếu không nhận thức rõ giới hạn của mình, sẽ bị thất bại thảm hại
III/ TỔNG KẾT: Sgk
Trang 17III/ TỔNG KẾT: Sgk
Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng
giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê
phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huyênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo
Thành ngữ: “Ếch ngồi đáy giếng”.
Trang 18IV/ LUYỆN TẬP
1/ Truyện “ Ếch ngồi đáy giếng” nhằm nêu lên bài học gì?
A: Phê phán những người hiểu biết nông cạn mà lại huyênh hoang,
tự đắc
B: Khuyên mọi người phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của
mình, không được chủ quan
C: Khuyên mọi người phải sống khiêm tốn, chớ tự cao tự đại
D: Tất cả đều đúng
Trang 192/ Hãy tìm hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện?
-Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể
-Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp
3/ Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì?
A: Kể chuyện
B: Gởi gắm ý tưởng bài học
C: Thể hiện cảm xúc
Kể lại truyện
Trang 21Có một con ếch nọ
Sống ở đáy giếng sâu
Xung quanh: tôm, cá, nhỏ
Tưởng giỏi: giỏi lắm đâu
Nơi đáy giếng đục ngầu
Và lắm rêu, lắm cỏ
Chỉ thấy bầu trời nhỏ
Không to bằng chiếc vung
Trang 22Ếch tưởng: ta-anh hùng
Xứng đáng làm thủ lĩnh
Biết đâu: trời cao minh
Không như nhìn dưới giếng
Ếch ta sinh lười biếng Chẳng ra ngoài mở mang Thênh thang-kho kiến thức Thênh thang-kho kiến thức
Trang 23Một hôm trời nóng nực
Rồi đổ mưa ầm ầm
Nước trong giếng lên dần
Đưa ếch ra ngoài giếng
Vẫn quen như đáy giếng Ếch đi lại nghênh ngang
Dù ngay giữa đường làng Ếch vẫn nghênh mặt: kệ
Trang 24Một cậu đội nón mê
Có ngày giống ếch kia
Trang 25-Xem lại toàn bộ nội dung phân tích.Học bài theo nội dung bài học, nội dung ghi nhớ.
-Hãy kể lại truyện và rút ra nội dung bài học từ truyện
-Hãy vẽ tranh minh họa cho chi tiết trong truyện mà em
thích nhất
-Soạn nội dung bài tiếp theo “ Thầy bói xem voi”