Tên bài: THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ Mục tiêu bài học Học xong người học có khả năng: - Nâng cao hiểu biết về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ; - Có kĩ năng phân tích giá trị sử dụn
Trang 1GIÁO ÁN SỐ: 26 Thời gian thực hiện: 1 tiết Lớp: A- B (THCS – K8)
Số giờ đã giảng: 35 tiết Thực hiện ngày:………………
Tên bài: THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ
Mục tiêu bài học
Học xong người học có khả năng:
- Nâng cao hiểu biết về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ;
- Có kĩ năng phân tích giá trị sử dụng hai biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ
I ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 2 phút
Số học sinh vắng……… Tên………
………
II KIỂM TRA BÀI CŨ Thời gian: 5 phút
Câu hỏi: Trình bày định nghĩa ẩn du và hoán dụ?
Dự kiến học sinh kiểm tra:
III GIẢNG BÀI MỚI Thời gian: 35 phút
Đồ dùng và phương tiện dạy học: SGK, SGV, Giáo án, phấn, bảng
Hoạt động của GV và
HS
Nội dung cần đạt
GV: Gọi HS đọc VD
SGK trang 135
GVH: Những từ thuyền,
bến, cây đa, con đò
không chỉ là thuyền, bến
mà còn mang nội dung ý
nghĩa khác Nội dung ý
nghĩa ấy là gì?
GV: Thuyền và bến câu
1 với cây đa bến cũ con
đò ở câu 2 có gì khác
nhau?
GV: Thảo luận theo
cách làm cảu bài tập 1
HS: Thảo luận và trả lời
I Ẩn dụ:
1 Đọc những câu ca dao (1) Thuyền là ẩn dụ để chỉ người con trai trong xã hội cũ Người con trai trong xã hội cũ có quyền lấy năm thê bảy thiếp cũng như chiếc thuyền đi hết bến này, bến khác
- Bến nước cố định được lấy làm ẩn dụ để chỉ tấm lòng thuỷ chung son sắt của người con gái
(2).Cây đa, bến cũ chỉ những người có quan hệ gắn bó nhưng phải xa nhau
- Thuyền và con đò về bản chất đều là dụng cụ chuyên chở trên sông
- Bến và bến cũ đều là địa điểm cố định
Song chúng khác nhau thuyền và bến ở câu 1 chỉ hai đối tượng Đó là chàng trai và cô gái Còn bến và đò ở câu 2 lại là con người có quan hệ gắn bó nhưng vì điều kiện nào đó phải
xa nhau
2 Tìm và phân tích phép ẩn dụ (1) Lửa lựu :chỉ hoa lựu đỏ chói như lửa
(2) Làm thành người: con người mới sống độc lập tự do, biết làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ cuộc đời mình (3) Hót: ca ngợi mua xuân đất nước, ca ngợi cuộc đời mới với sức sống đang trỗi dậy
Từng giọt long lanh rơi:ẩn dụ:ca ngợi cái đẹp của sáng xuân
Trang 2GV: Cụm từ “Đầu xanh,
má hồng” Nguyễn Du
muốn ám chỉ ai ?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: “Áo nâu, áo xanh”
chỉ ai?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Chỉ ra phép ẩn dụ
và hoán dụ trong các ví
dụ?
HS: Thảo luận và trả lời
cũng là cái đẹp của sáng xuân cũng là cái đẹp của cuộc dời, cái đẹp của cuộc sống
(4) Thác: là ẩn dụ chỉ những gian khổ trong cuộc sống mà con người phải đối mặt Thuyền ta cũng la ẩn dụ chỉ cuộc sống con người đang vươt qua những gian khổ, khó khăn thênh thang mà bước tới
(5) Phù du: là hình ảnh dược lấy làm ẩn dụ để chỉ kiếp sống trôi nổi, phù phiếm, sớm nở tối tàn của con người
Phù sa: là hình ảnh đựoc lấy làm ẩn dụ để chỉ cuộc sống mới, cuộc sống màu mỡ đầy triển vọng tốt đẹp của con người
3 Tìm thêm ẩn dụ trong ca dao, tục ngữ
II Hoán dụ
1.Đọc những câu sau và trả lời các câu hỏi
(1) Sử dụng những từ đầu xanh, má hồng, Nguyễn Du muốn
ám chỉ Thuý Kiều ( lấy tên đối tượng này để gọi một đối tượng khác dựa vào sự tiếp cận: đầu xanh, má hồng chỉ tuổi trẻ.)
(2) Chỉ ngươì nông dân (áo nâu) và đội ngũ công nhân Việt Nam (áo xanh) trong xã hội ta ( dựa vào sự tiếp cận: họ thường hay mặc mầu áo đó)
2 Phân biệt hai biện pháp tu từ (1) Thôn Đoài Thôn Đông là hoán dụ để chỉ hai người trong cuộc tình
“Cau thôn Đoài và Trầu thôn nào”lại là ẩn dụ trong cách nói lấp lửng của tình yêu lưá đôi
(2) Sóng và biển: Hình ảnh được lấy làm hoán dụ để chỉ cuộc sống đã trở lại bình yên sau cơn bão
Cơn bão ẩn dụ chỉ sự tàn phá, mất mát, đau đớn hàng ngày Đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác: Hoán dụ chỉ những đứa trẻ chưa
đủ nhận thức thấy được mất mất, đau thương
IV CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Thời gian: 3 phút
Bài tập: Viết đoạn văn có sử dụng phép ẩn
dụ và hoán dụ
Bài tập về nhà
V TỰ RÚT KINH NGHIỆM (Chuẩn bị, tổ chức thực hiện)
………
………
………
TRƯỞNG BAN/TRƯỞNG TỔ BỘ MÔN Ngày tháng năm 2008
Chữ kí giáo viên
Phạm Thị Hoài