Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan Nhà nước thuộc Chính phủ, được thành lập từ tháng 02/1995, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ ch
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
N U ỄN THỊ TU ẾT MAI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC
TỪ THỰC TIỄN BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số : 60 34 04 02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔN
HÀ NỘI, NĂM 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 01/01/2012, Luật Viên chức chính thức có hiệu lực là một dấu mốc quan trọng, mang một ý nghĩa to lớn trong việc khẳng định vị trí pháp lý, quyền và nghĩa vụ của viên chức; tạo cơ sở cho việc ban hành chính sách tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và chế độ đãi ngộ đối viên chức
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan Nhà nước thuộc Chính phủ, được thành lập từ tháng 02/1995, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật (Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam) Về hệ thống tổ chức, Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý tập trung thống nhất theo ngành dọc ba cấp: Trung ương - Cấp tỉnh - Cấp huyện Về
bộ máy, ở Trung ương có 24 đơn vị trực thuộc (trong đó gồm 16 đơn
vị giúp việc Tổng Giám đốc, 08 đơn vị sự nghiệp trực thuộc); ở địa phương có 63 Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh và 710 Bảo hiểm xã hội cấp huyện Tại thời điểm thành lập, tháng 02/1995, Ngành Bảo hiểm xã hội có 4.864 công chức, viên chức và người lao động từ Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao động Việt Nam chuyển sang Đến năm 2003, thực hiện chương trình cải cách hành chính của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp nhận quản lý hệ thống Bảo hiểm y tế từ Bộ Y tế đồng thời tiếp nhận thêm 3.000 công chức, viên chức và người lao động của Bảo hiểm y tế Việt Nam nâng tổng số công chức, viên chức và người lao động của toàn Ngành lên trên 8.000 người Năm 2008, được Chính phủ giao thêm nhiệm vụ tổ
Trang 4chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện và năm 2009 tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp Với yêu cầu nhiệm
vụ ngày càng tăng, đòi hỏi số lượng viên chức phải đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng để thực hiện nhiệm vụ Năm 2008, Bảo hiểm xã hội Việt Nam được giao 13.327 biên chế, đến năm 2011 biên chế toàn Ngành được giao là 20.500 người (trong đó có 20.000 viên chức) và giữ ổn định đến hết năm 2016
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được Chính phủ giao, đòi hỏi đội ngũ viên chức toàn Ngành phải đổi mới phương pháp làm việc, nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ, chuyển đổi mạnh tác phong từ hành chính sang phục vụ nhân dân, đồng thời thực sự cần thiết phải phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Thực tế hiện nay, việc thực hiện các chính sách phát triển viên chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam vẫn còn có những bất cập, hạn chế, chưa thể hiện được vai trò động lực thúc đẩy, chưa bám sát được yêu cầu thực tiễn và đáp ứng yêu cầu phát triển
Từ lý do trên cho thấy, việc chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực hiện chính sách phát triển viên chức từ thực tiễn Bảo hiểm xã hội Việt Nam” là yêu cầu khách quan, cần thiết cả về lý luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Thực hiện chính sách phát triển viên chức đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau Nhìn chung các quan điểm về thực hiện chính sách phát triển viên chức khá thống nhất theo định hướng của Đảng, Nhà nước đó là nhằm xây dựng đội ngũ viên chức ngày càng chuyên nghiệp và hiện đại Tuy nhiên, vấn đề thực hiện chính sách phát triển viên chức từ thực tiễn Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu
Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ của mình
Trang 53 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển viên chức nói chung và khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển viên chức tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam, luận văn
đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong thực hiện chính sách phát triển viên chức ở nước ta và thực hiện chính sách phát triển viên chức tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ thứ nhất: Làm r những vấn đề lý luận về thực hiện
chính sách phát triển viên chức là gì
Nhiệm vụ thứ hai: Làm r thực trạng thực hiện chính sách phát
triển viên chức qua thực tế tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam như thế nào
Nhiệm vụ thứ ba: Đưa ra các giải pháp tăng cường thực hiện
chính sách phát triển viên chức ở nước ta hiện nay là gì
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là thực hiện
chính sách phát triển viên chức, cụ thể là những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện các giải pháp và công cụ chính sách phát triển viên chức Ngành Bảo hiểm xã hội dưới góc độ khoa học chính sách công
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Phạm vi về thời gian: từ năm 2011 đến năm 2016
5 Phư ng pháp luận và phư ng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tế; cách tiếp cận nghiên cứu liên ngành, đa ngành về xã hội học Sử dụng kết hợp phương pháp định lượng và định tính điều tra bảng hỏi và phỏng vấn sâu đối với các bên tham gia thực hiện chính sách là các lãnh đạo và các viên chức ở các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Trang 66 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển viên chức ở nước ta;
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển viên chức qua lý luận khoa học về chính sách công, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hiệu quả của thực hiện chính sách phát triển viên chức
- Góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các cơ quan nhà nước trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách phát triển viên chức một cách hiệu quả trong bối cảnh phát triển mới
7 C cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được bố cục theo 3 chương
Trang 7Chư ng 1
LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC
1.1 Khái niệm về chính sách phát triển viên chức
Chính sách phát triển viên chức là tập hợp các quyết định có liên quan nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề phát triển viên chức theo mục tiêu tổng thể xác định
1.2 Nội dung chính sách phát triển viên chức hiện nay
1.2.1 Vấn đề chính sách
Vấn đề của chính sách phát triển viên chức nảy sinh khi những mâu thuẫn giữa năng lực thực tế và việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức đến mức cần phải giải quyết, dẫn tới số lượng viên chức không hoàn thành chức trách nhiệm vụ xảy ra phổ biến; có thể
do tuyển dụng người không đủ năng lực thực hiện nghĩa vụ, không xác định đúng viên chức cần phát triển năng lực, nội dung phát triển viên chức chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tăng cường năng lực, cách tiếp cận phương pháp phát triển viên chức chưa phù hợp, thu nhập
bị giới hạn bởi chi phí trong cuộc sống liên tục gia tăng
1.2.2 Mục tiêu của chính sách phát triển viên chức
Chúng ta có “Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời
kỳ 2011 - 2020” đã được phê duyệt theo Quyết định số TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó:
579/QĐ-Mục tiêu tổng quát:
Có thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, có năng lực tự học, tự đào tạo, năng động, chủ động, tự lực, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và nhanh chóng tạo được thế chủ động trong môi trường sống và làm việc
Mục tiêu cụ thể:
Trang 8Tăng cường trình độ, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; tạo ra những tài năng thật sự trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Phát triển nhân lực công để xây dựng, đạt đến một chế độ công vụ “Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”
1.2.3 Các giải pháp và công cụ chính sách phát triển viên chức
a Giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức
b Giải pháp bố trí quy hoạch bổ nhiệm viên chức
c Giải pháp phát triển toàn diện viên chức
d Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức
e Giải pháp tiền lương đối với viên chức
Để triển khai các giải pháp lựa chọn sử dụng các nhóm công
cụ như sau: Công cụ thể chế, Công cụ tổ chức, Công cụ tài chính,
Công cụ dựa vào thông tin và tuyên truyền
1.3 Tổ chức thực hiện chính sách phát triển viên chức
Trong chu trình chính sách từ hoạch định xây dựng và thực hiện, đánh giá chính sách, thì thực hiện chính sách là khâu quan trọng nhất Đây là toàn bộ quá trình chuyển hoá ý chí của chủ thể thành hiện thực, đưa chính sách vào cuộc sống
1.3.1 Cách ti p c n và phư ng pháp th c hiện chính sách phát triển viên chức
Có một số phương pháp tiếp cận khi thực hiện chính sách trong đó phương pháp tiếp cận “từ trên xuống” được xem là phương pháp truyền thống nhất khi thực hiện một chính sách Ngược lại phương pháp tiếp cận “từ dưới lên”; phương pháp tiếp cận phù hợp nhất khi thực hiện chính sách là tiếp cận theo chiều dọc (Bộ Nội
Vụ, Sở Nội Vụ cấp tỉnh, thành phố, Phòng Nội Vụ cấp quận, huyện, thị xã (tiếp cận mang tính hai chiều), theo chiều ngang (có
Trang 9sự phối hợp giữa các Bộ, các cơ quan ban ngành: Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng, người dân, các tổ chức trong nước và quốc tế
1.3.2 ng hoạch triển h i th c hiện chính sách phát triển viên chức
Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển viên chức bao gồm các nội dung sau:
- Kế hoạch tổ chức điều hành;
- Kế hoạch cung cấp các nguyên liệu (nhiên liệu, vật liệu, tài liệu);
- Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện;
- Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc, thực thi đưa chính sách phát triển viên chức vào cuộc sống
1.3.3 Ph i n tu ên tru ền chính sách phát triển viên chức
Nhằm giúp các đối tượng thụ hưởng chính sách như viên chức, đoàn thể cũng như cộng đồng tham gia thực thi hiểu r về mục đích, yêu cầu của chính sách phát triển viên chức, đồng thời giúp các cơ quan Nhà nước, các cán bộ công chức, các tổ chức xã hội có trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách được nhận thức đầy
đủ tính chất, tầm quan trọng, trình độ, quy mô của chính sách đối với các đối tượng thụ hưởng
1.3.4 Trách nhiệm giải trình và ph n công phối hợp th c hiện chính sách phát triển viên chức
Trách nhiệm giải trình với bên ngoài được thể hiện qua các hình thức, trong đó người dân và các chủ thể ngoài nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc yêu cầu các ngành, các cấp thực hiện trách nhiệm giải trình Loại cơ chế giải trình này dựa vào sự tham gia của người dân, trong đó, người dân và các tổ chức xã hội tham gia vào quy trình giải trình trách nhiệm
Trang 10Tiến hành phân công phối hợp một cách chặt chẽ, hợp lý giữa các cơ quan quản lý ở Trung ương và các cấp chính quyền địa phương Cần phải phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể của cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp Thông qua việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách một cách khoa học sẽ phát huy được những nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
1.3.5 Du trì th c hiện chính sách phát triển viên chức
Duy trì chính sách phát triển viên chức là việc làm cho chính sách phát triển viên chức được tồn tại và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế
1.3.6 Điều chỉnh chính sách phát triển viên chức
Theo quy định, cơ quan nào ban hành chính sách thì được quyền điều chỉnh bổ sung chính sách, nhưng trên thực tế việc điều chỉnh cơ chế và biện pháp chính sách diễn ra khá linh hoạt vì thế các cơ quan quản lý nhà nước về viên chức, từng địa phương cần chủ động điều chỉnh cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội từng địa phương mình, miễn là không làm thay đổi mục tiêu của chính sách phát triển viên chức
1.3.7 Theo õi, iểm tr , đôn đốc việc th c hiện chính sách phát triển viên chức
Kiểm tra việc chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành, cơ quan của Trung ương đối với việc thực hiện luật pháp, chính sách, chương trình, kế hoạch về phát triển viên chức, sự phối hợp của các
cơ quan, ban ngành tại địa phương khi thực hiện Phát hiện kịp thời, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm về quyền lợi, nghĩa vụ đối với viên chức, các vi phạm trong quản lý nhà nước về viên chức nhằm đảm bảo chính sách phát triển viên chức được thực hiện đúng theo mục tiêu đề ra
Trang 111.3.8 Đánh giá t ng t việc th c hiện chính sách phát triển viên chức
Đánh giá tổng kết trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển viên chức là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo điều hành
và chấp hành chính sách của các cơ quan hành chính hệ thống chính trị và các cơ quan thẩm quyền riêng ban hành chính sách
1.4 Trách nhiệm của chủ thể thực hiện chính sách
Chủ thể ban hành chính sách phát triển viên chức gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Nội
vụ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Hiện nay, các chính sách của các Bộ chủ quản và các Bộ quản
lý theo ngành lĩnh vực còn một số bất cập, chồng chéo dẫn đến việc thực hiện chính sách chậm trễ Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần phải có
sự quy định, phân công r ràng hơn nữa về trách nhiệm của các bên trong việc kết hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển viên chức cho các đơn vị sự nghiệp, đồng thời tăng quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập đặc biệt trong vấn
đề tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, tạo sự linh hoạt trong thực hiện chính sách về viên chức
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển viên chức
1.5.1 Chủ trương, đường lối của Đảng và sự quản lý của Nhà nước
1.5.2 Năng lực của chủ thể tổ chức thực hiện chính sách 1.5.3 Sự đồng tình ủng hộ của người dân
Trang 12Chư ng 2 THỰC TRẠN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC TỪ THỰC TIỄN BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM 2.1 Kết quả thực hiện mục tiêu, giải pháp và công cụ chính sách phát triển viên chức tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam
2.1.1 Mục tiêu chính sách phát triển viên chức Bảo hiểm
xã hội Việt N m
Ngày 23/7/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1215/2013/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2020, trong đó định hướng phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hướng hiện đại, đảm bảo đủ năng lực và điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục
vụ và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, ngày 11/5/2012, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Quyết định số 445/QĐ-BHXH phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2011-2020 trong đó xác định:
Mục tiêu chung:
Phát triển nguồn nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2011-2020;
Mục tiêu cụ thể (Quyết định số 445/QĐ-BHXH 11/5/2012 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam):
- Về số lượng: Giai đoạn 2016-2018, nhân lực của ngành Bảo hiểm xã hội gia tăng hàng năm do yêu cầu phát triển Ngành từ 7%
Trang 13đến 9% Năm 2019-2020, do việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các quá trình xử lý nghiệp vụ, tỷ lệ nhân lực gia tăng hàng năm
sẽ từ 4% đến 6% Tổng số nhân lực của ngành Bảo hiểm xã hội đến năm 2020 sẽ là khoảng 30.000 người
- Về chất lượng: Đến năm 2020, số cán bộ, công chức, viên chức toàn Ngành có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ 5%, còn lại về
cơ bản có trình độ đại học, cao đẳng
- Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ hàng năm cho khoảng 40% viên chức toàn Ngành
2.1.2 Các giải pháp và công cụ phát triển viên chức Bảo hiểm xã hội Việt N m
- Đào tạo nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng;
- Giữ và thu hút chuyên gia trình độ cho và nhân tài;
- Hoàn thiện cơ chế chính sách;
- Hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực
2.1.3 K t quả th c hiện mục tiêu
Về số lượng nhân lực: Nếu ở thời điểm năm 1995 khi Ngành
mới thành lập, số lượng công chức, viên chức toàn Ngành mới chỉ
có 4.864 người, đến tháng 12/2015, toàn Ngành đã có 20.500 người Như vậy, số lượng viên chức của Ngành đã tăng gấp gần 5 lần sau
21 năm hoạt động
Về c cấu lao động: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo về
chuyên môn nghiệp vụ: Tính đến tháng 6/2015, toàn Ngành có 01 Phó Giáo sư, 10 Tiến sĩ, 585 Thạc sĩ, 15.005 người có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 79,75% nhân lực Ngành); 700 người có trình độ cao đẳng (chiếm 3,42%); 3.111 người có trình độ trung cấp, sơ cấp (chiếm 16,53%)
Về đào tạo: Đạt mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng
cao nghiệp vụ hàng năm cho 40% viên chức toàn Ngành (Riêng năm 2011 đạt 38%, năm 2013 đạt 39%)