1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan hệ ấn độ ASEAN giai đoạn 2009 2015 (Tóm tắt, trích đoạn)

44 351 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 866,34 KB

Nội dung

kinh tế quốc tế ICRIER,Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS, Trung tâm nghiên cứu chính sách, Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng IDSA, Viện nghiên cứu xung đột và hòa bình IPCS, gần đâ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THIÊN HƯƠNG

QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN GIAI ĐOẠN 2009 - 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THIÊN HƯƠNG

QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN GIAI ĐOẠN 2009 - 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

Mã số: 60 31 02 06

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Thành Nam

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, các thầy cô khoa Quốc tế học cùng tất cả các bạn đồng môn

đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng, biết ơn Phó giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thành Nam, Thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này

Tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn tới các anh chị, các cô chú trong Thư viện Khoa học Tổng hợp viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt nam, Thư viện Khoa học Ấn Độ, Thông tấn xã Việt Nam, Thư viện Khoa học Đông Nam Á, Thư viện Khoa học Học viện Ngoại giao, Thư viện Khoa Quốc tế học đã tận tình giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu

Tuy được nghiên cứu trong thời gian ngắn, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp, sự cố gằng hết sức mình, tôi đã có điều kiện tiếp thu được kiến thức và phương pháp nghiên cứu

vô cùng quý báu

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2016

Nguyễn Thiên Hương

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN 16

1.1 Bối cảnh thế giới, khu vực và tình hình trong nước 16

1.1.1 Bối cảnh thế giới và khu vực 16

1.1.2 Bối cảnh trong nước 24

1.2 Vai trò của ASEAN trong “chính sách phía Đông” của Ấn Độ và vai trò của Ấn Độ trong sự phát triển của ASEAN……….…….22

1 2.1 Vai trò của ASEAN trong “chính sách phía Đông” của Ấn Độ …22

1.2.2 Vai trò của Ấn Độ trong sự phát triển của ASEAN………… 28

2.1 Khái quát lịch sử mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN……… ……32

2.1.1 Quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ năm 1967 – 1995……… … 32

2.1.2 Quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ năm 1995 – 2009……….40

2.2 Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên một số lĩnh vực giai đoạn 2009-2015 59 2.2.1 Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao 59

2.2.2 Trên lĩnh vực kinh tế 62

2.2.3 Trên lĩnh vực an ninh – quốc phòng 71

2.2.4 Trên các lĩnh vực khác 75

2.2.5 Trên lĩnh vực hợp tác đa phương 75

2.3 Đánh giá thực trạng quan hệ Ấn Độ – ASEAN giai đoạn 2009 – 2015 77

CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN ĐỄN NĂM 2030 83

3.1 Cơ sở dự báo triển vọng quan hệ Ấn Độ – ASEAN 83

3.1.1 Những thuận lợi 83

3.1.2 Những khó khăn 86

Trang 5

3.2 Triển vọng quan hệ Ấn Độ – ASEAN đến năm 2030 90

3.2.1 Một số giải pháp nhằm tăng cường quan hệ Ấn Độ - ASEAN đến 2030 95

3.3.Tác động của mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN tới Việt Nam 99

KẾT LUẬN 104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

Trang 6

BẢNG CHỮ TIẾNG ANH VIẾT TẮT

ADMM+ ASEAN Defence Ministers Meeting Expansion AEC ASEAN Economic Community

APEC Asia Pacific Economic Cooperation

ARF ASEAN Regional Forum

ASEM Asia-Europe Meeting

ASEAN Association Of South East Asian Nations

AIC ASEAN – India Centre

AFTA ASEAN Free Trade Area

AIFTA Free Trade Agreement ASEAN goods - India BIMSTEC Bangladesh-India-Myanmar-Srilanka- ThaiLand

Economic Cooperation BRICS Brasil,Russia, India, China, South Africa Emerging

Economies CECA Committee For Education And CulturalAction CEP Cutural ExchzngeProgramme

CII Confederation Of Indian Industry

CTBT Comprehensive Nuclear Test Ban Treaty

EAC East African Community

EAS East Asian Community

EPA Economic Partnership Agreements

FDI Foreign DirectInvestment

FTA Free TradeAgreement

GMS Greater MekongSubregion

IDSA Research Intitutes And Defense Analyst

ỊAJCC Joint Committee on Cooperation India-ASEAN

Trang 7

ỊABC Business Coucil General of India – ASEAN

ITEC Technical Cooperation Programme and The Indian Economy

ISEAS Southeast Asia Research Intitute

ICRIER Indian Council Research on International Economic Relations

NEHU ASEAN Studies Center at Northeastern Univercity LEP Look East Policy

MGC Mekong–Ganga Cooperation

MOU Memmorandum of Understanding

NCAER National Council Of Applied Economic Research NIC Newly Industrialized Country

NAM Non-Aligned Movement

ODA Official DevelopmentAssistance

OECD Organisation For Economic Co- peration And

Development OIC Organisation Of Islamic Cooperation

RTIA Regional Trade India –ASEAN

RCEP Regional Comprehensive Economic Parnership

SAARC South Asian Association For Regional Cooperation SAFTA South Asian Free Trade Area

SEATO South East Asia Treaty Organization

TAC Treaty of Amity and Cooperation

UNCTAD United Nations Conference On Tradeand Development

UN United Nations

WTO World Trade Organization

ZOPFAN Zone of Peace, Freedom and Neutrality

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Giá trị xuất khẩu của Ấn Độ sang các nước ASEAN giai đoạn

từ 2009-2015……… ……64 Bảng 2.2: Giá trị nhập khẩu của Ấn Độ từ các nước ASEAN giai đoạn từ 2009-2015……… 65 Bảng 2.3: Cán cân thương mại của Ấn Độ và các nước ASEAN giai đoạn

từ 2009-2015……… ……….66 Bảng 2.4: Biểu đồ cán cân thương mại của Ấn Độ và các nước ASEAN giai đoạn từ 2009-2015……… ……66 Bảng 2.5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ASEAN từ Ấn Độ và một số đối tác giai đoạn từ 2013-2015……….…… 69 Bảng 2.6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ASEAN từ trong và

ngoàiASEAN giai đoạn từ 2013-2015……… …69

Bảng 2.7: Bảng top 10 quốc gia, khu vực đối tác thương mại lớn nhất tại ASEAN năm 2015……… ………70 Bảng 2.8: Thống kê lượng khách du lịch đến ASEAN giai đoạn từ 2010- 2014……… ………… 77

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nền văn minh Ấn Độ là một trong những nền văn minh cổ đại nhất thế giới, đáng được nghiên cứu nghiêm túc và sâu sắc với những thành tựu rực rỡ về chữ viết, văn học; nghệ thuật; khoa học tự nhiên và tư tưởng, tôn giáo Là quốc gia có dân số đông thứ hai thế giới, với sự đa dạng về sắc tộc, tôn giáo, Ấn Độ

là một thị trường hấp dẫn, đầy tiềm năng với các nhà đầu tư.Hơn nữa Ấn Độ

là một hiện tượng trỗi dậy thành công nhanh chóng về kinh tế trên thế giới sau khi thực hiện một loạt công cuộc đổi mới cải cách toàn diện, sự tăng trưởng nhanh cùng với chính sách đối ngoại linh hoạt dựa trên nguyên tắc cơ bản là trung lập, không liên kết và ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, đấu tranh cho hòa bình Những điều này đã biến Ấn Độ trở thành đối tác rất nhiều quốc gia mong muốn được hợp tác về mọi mặt

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc năm, bối cảnh quốc tế, khu vực và tình hình trong nước có nhiều thay đổi, đòi hỏi phải có những chính sách cải cách đưa Ấn Độ tiếp tục phát triển Chính phủ Ấn Độ đã có những sự điều chỉnh mạnh mẽ, đặc biệt trong chính sách đối ngoại đối với các nước trong khu vực và trên thế giới Khu vực châu Á – Thái Bình Dương trở thành trọng tâm, tư duy chiến lược của Ấn Độ, trong đó tăng cường quan hệ với ASEAN

là trọng tâm “chính sách hướng Đông” được ban hành năm 1991 Việc ASEAN và Ấn Độ nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược và hai bên thông qua tuyên bố tầm nhìn vào năm 2012 đã đánh dấu lộ trình phát triển quan trọng hướng tới mối quan hệ đối tác bền vững vì hòa bình và thịnh vượng Tuyên bố tầm nhìn ASEAN - Ấn Độ được đánh giá là chứa dựng nhiều nội

Trang 10

dung hợp tác toàn diện, từ kinh tế đến chính trị, an ninh, hợp tác văn hóa – xã hội và phát triển, tăng cường kết nối và xây dựng cấu trúc khu vực1

Trong cục diện mới của quốc tế, ASEAN đã tích cực hơn trong quan hê ̣ với các nền kinh tế lớn, đồng thời giữ thế độc lập và cân bằng trong quan hệ với các nước lớn Các nước thành viên đều có được quan điểm và sự nhất trí chung trong các vấn đề khu vực và thế giới Với sự thành công trong phát triển kinh tế của mỗi nước thành viên cũng như tạo được những cơ chế hợp tác đa phương đầy sức sống và triển vọng, vai trò của ASEAN tại khu vực ngày càng tăng lên Những điều chỉnh theo hướng hợp tác phát triển trong nội khối khiến cho các nước lớn coi trọng ASEAN khi xử lý các vấn đề khu vực

Nghiên cứu, tìm hiểu quan hệ Ấn Độ - ASEAN sẽ giúp có cái nhìn toàn diện về thực trạng quan hệ; những nhân tố tác động đến quan hệ hai bên; những khó khăn, tồn tại so với tiềm năng của quan hệ giữa hai bên Bên cạnh đó năm

2009 là năm bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của Thủ tướng Manmohan Singh với những sách lược tiếp tục “chính sách hướng Đông” của thủ tướng Narasimha Rao Đến năm 2014 khi Thủ tướng Narendra Modi lên nắm quyền đã có những bước mới trong chính sách đối ngoại Đó là chuyển từ “chính sách hướng Đông” thành “hành động phía Đông” Với bước chuyển giao quyền lực giữa hai đời tổng thống cùng những thay đổi về chính sách đối ngoại chính là lý do để tôi chọn đề tài “Quan hệ Ấn Độ - ASEAN giai đoạn năm

2009 - 2015” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quan hệ quốc tế của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Tài liệu nước ngoài

Tại Ấn Độ, việc nghiên cứu về lĩnh vực đối ngoại của nước này tập trung ở một số trung tâm lớn như Hội đồng Ấn Độ nghiên cứu về quan hệ

1

http://phapluatphattrien.vn/can-bang-dong-tayan-do-cung-co-vi-the-quoc-te_n58375_g725.aspx ,truy cập ngày 13/4/2016

Trang 11

kinh tế quốc tế ( ICRIER),Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Trung tâm nghiên cứu chính sách, Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng (IDSA), Viện nghiên cứu xung đột và hòa bình (IPCS), gần đây theo sáng kiến của thủ tướng Narendra Modi Ấn Độ đã thành lập Trung tâm nghiên cứu ASEAN tại Đại học Đông Bắc (NEHU) tại Shillong, thủ phủ bang Meghalaya…

Một số các tác phẩm tiêu biểu của các học giả Ấn Độ và nước ngoài viết về chính sách cũng như quan hệ của Ấn Độ với khu vực ASEAN như:

Frederuic Frare - Amitabh Mattoo (2001), “India and ASEAN: The Politics of India’s Look East Policy”, New Delhi: Centre de Sciences Humaines hai tác

giả nghiên cứu chỉ ra vai trò chính của ASEAN trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ nói chung và trong chính sách hướng Đông nói riêng; Tác giả

Tridivesh Singh Maini (2015): Why India needs to “act” East - Jindal School

of International Affairs đã chỉ rõ tại sao Ấn Độ phải “hành động phía Đông” thay cho “hướng Đông” và các bước thực hiện cụ thể hóa nội hàm của chính sách này trong đó chú trọng đến việc thực hiện tăng cường kết nối đất đai và

liên kết hàng hải: Đầu tiên, xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng như

đường cao tốc nối 3 bên Ấn Độ - Myanmar - Thái Lan và biên giới đất liền

với Myanmar - cửa ngõ duy nhất đất liền tới ASEAN; thứ hai, Ấn Độ phải sử

dụng cộng đồng hải ngoại của mình hiệu quả hơn phục vụ chính sách “hành động phía Đông”, cho đến nay mức độ tham gia của cộng đồng này chỉ ở Singapore, Malaixia và một số mức độ thấp hơn ở Thái Lan Ấn Độ cần phải

chú ý nhiều hơn tới cộng đồng người Ấn ở Myanmar; thứ 3, ngoài việc củng

cố tăng cường mối quan hệ chiến lược với Việt Nam và Singapore Ấn Độ cần

mở rộng phạm vi tham gia nhiều hơn với các nước như Indonesia và Philippines để khai thác tiềm năng to lớn cho mối quan hệ có nhiều điểm

chung này;cuối cùng, một số lượng lớn các bang của Ấn Độ đang bắt đầu

tham gia các liên kết với các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Singapore và

Trang 12

Malaixia, trong khi đó sẽ là hợp lý hơn cần nhiều chính sách để thúc đẩy các tiểu bang Đông Bắc tham gia chủ chốt trong chính sách “hành động phía Đông”, chính sách này sẽ chỉ thành công nếu New Delhi đầu tư không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị trong khu vực Đông Bắc Ấn Độ; hay tổng quan

hơn Tiến sỹ David A Robinson (2011): “India’s Rise as a Great Power” -

Published by Future Directions International (Australia) nóivề sự “trỗi dậy”2của Ấn Độ về kinh tế và dự báo tương lai đi kèm theo đó là sự thay đổi thực dụng hơn về chính sách đối ngoại trong mối tương quan cân bằng chiến lược toàn cầu giữa các cường quốc như Trung Quốc, Nga, đặc biệt sự thay đổi này được sự hỗ trợ tích cực từ Mỹ trong tương lai gần vì cả hai quốc gia đều nhận

ra lợi ích chiến lược của mối quan hệ này giúp Ấn Độ ngày càng có vị thế của một cường quốc với sự triển khai sức mạnh lớn hơn vượt ra ngoài biên giới của mình, từ trung tâm quyền lực ở Nam Á vươn ra toàn châu Á và hướng đến toàn cầu

Ở một khía cạnh khác về quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc có thể kể

đến một số công trình gần đây như: Balancing China in Asia: A Realist Assessment of India’s Look Esast Strategy (Batabyal & Anindya,2006); China and India: Contest of the Century, (The Economist,2010); Why India is becoming Warier of China (Pranav Kumar, June, 2011); The Prospects for Sino – India Relations 2020 (Pranav Kumar,2011); Creating a Globally Connected Asian Commumnity (Raymond Lim, 2015) Trong các công trình

này, các tác giả đề cập đến những nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc, sự trỗi dậy của Trung Quốc và quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc sau

1

Phạm Thái Quốc (chủ biên) (2013), Trung Quốc và Ấn Độ trỗi dậy {NXB Văn hóa – Văn nghệ TP HCM Tr.8-9 Sự trỗi dậy của một quốc gia bao gồm các yếu tố: một là, quốc gia tăng trưởng nhanh, liên tục trong nhiều năm và điều này làm gia tăng tiềm lực kinh tế, chính trị; hai là, nhờ tăng trưởng nhanh, tăng tiềm lực kinh

tế, chính trị đã thu hẹp khoảng cách với những nước phát triển hơn, đuổi kịp và có sự vượt trội về một vài (hoặc nhiều) chỉ số, ít nhất là trên hoặc nhiều khía cạnh như kinh tế, chính trị, quân sự,văn hóa,…so với một số nước

lớn ở phạm vi khu vực và thế giới; ba là, sự gia tăng vượt trội về quy mô kinh tế, ảnh hưởng chính trị…của

quốc gia được nói đến đã gây tác động (trên một số phương diện) đến nhiều nước khác, tạo ra sự chú ý, đối phó của nhiều nước ở phạm vi khu vực và toàn cầu

Trang 13

chiến tranh lạnh trên các lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế Trong đó kịch bản trỗi dậy của hai cường quốc này trong thế kỷ châu Á một cách hòa bình, tích hợp và thúc đẩy một châu Á năng động và kết nối toàn cầu thông qua một mạng lưới các mối quan hệ thương mại và đầu tư để trở thành trung tâm của nền kinh tế toàn cầu Tuy tồn tại nhiều thách thức nhưng cũng có mọi lý do để

hi vọng rằng cùng một nguyên tắc và cấu trúc của một cộng đồng dựa trên tăng trưởng hỗ trợ và cạnh tranh tích cực, tổ chức với nhau bằng cách lồng ghép các mối quan hệ chính trị và kinh tế, có thể phục vụ như là một mô hình cho phần còn lại của thế giới Thế kỷ châu Á sẽ là thế kỷ toàn cầu

ASEAN - cùng với tình hình nóng lên ở khu vực Biển Đông, trong các nghiên cứu và trên diễn đàn gần đây, Biển Đông đặc biệt được nhấn mạnh

như là một “lợi ích cốt lõi” của Ấn Độ về thương mại hàng hải: “Samudra Manthan: Sino – Indian Rivalry in the Indo-Pacific”, học giả C.Raja Mohan

đã nêu lên (05) nhân tố quan trọng mà Ấn Độ cần phải xem xét để đổi mới nhận thức về lợi ích của mình đối với khu vực Biển Đông3 Một là, nhìn từ khía cạnh Ấn Độ đang dần gia tăng hoạt động thương mại với khu vực Đông

Á Chính vì vậy tầm quan trọng của con đường hàng hải cần phải được quan tâm vươn xa khu vực địa lý Ấn Độ Dương vốn là sân sau của Ấn Độ Hai là,

Ấn Độ mong muốn giảm dần sự lệ thuộc về nhu cầu hàng hải vào các cường quốc ở bờ Tây Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật Bản Ba là, Ấn Độ nhận thức rõ được sự quyết tâm của Trung Quốc nhằm biến Biển Đông thành

“ao nhà” của mình bằng mọi cách, kể cả dung vũ lực để đảm bảo lời tuyên bố chủ quyền của mình với khu vực này4 Bốn là, nhằm đảm bảo lợi ích hang hải của mình ở tất cả các khu vực, Ấn Độ cần phải duy trì hiện diện và quan sát ở khu vực Biển Đông, chú ý những diễn biến có khả năng gây ảnh hưởng đến

Trang 14

lợi ích quốc gia của mình Năm là, hải quân Ấn Độ phải luôn chú tâm đến sự hiện diện của mình, cũng như quan tâm đến đối tác hải quân Đây là yếu tố quan trọng để có khả năng đối chọi lại với những kẻ thù tiềm năng

2.2 Tài liệu tiếng Việt (bổ xung thêm phần tài liệu tham khảo mới nhất)

Tại Việt Nam, tài liệu nghiên cứu về Ấn Độ khá nhiều và cũng khá

chuyên sâu Cuốn “50 năm kinh tế Ấn Độ” của Đỗ Đức Định; “Sự điều chỉnh chính sách của cộng hòa Ấn Độ”- Trần Thị Lý; “ASEAN trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ” (Võ Xuân Vinh, 2011); “Vai trò của Ấn Độ ở châu

Á những năm đầu thế kỷ XXI” (Hoàng Thị Minh Hoa và Nguyễn Thị Lan);

“Vai trò và triển vọng của Ấn Độ đến năm 2020” (Cao Thị Bích Liên, 2011);

“Ấn Độ với Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế mới” (Nhiều tác giả, Trần

Nam Tiến chủ biên, 2016)… Một số luận văn thạc sĩ từng nghiên cứu về Ấn

Độ như “Chính sách hướng Đông” của Ấn Độ và tác động của nó tới quan hệ

Ấn Độ - ASEAN - Nguyễn Trường Sơn (2005); “Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sau chiến tranh lạnh”- Nguyễn Thanh Tâm; “Quan hệ Ấn Độ - ASEAN sau chiến tranh lạnh (1991-2010)” của Đinh Văn Hà; “Ấn Độ với tiến trình hợp tác Đông Á từ 1997 đến nay: Thực trạng và triển vọng” - Trần Thị Kim Thu; Các bài nghiên cứu của một số tác giả như: “Một số nhận xét về quan hệ kinh

tế Ấn Độ - ASEAN”- Mai Ngọc Chừ; “Quan hệ an ninh Ấn Độ-ASEAN trong bối cảnh “chính sách hướng Đông” của Ấn Độ”- Võ Xuân Vinh; “Quan hệ

Ấn Độ - ASEAN thời kì sau chiến tranh lạnh”- Nguyễn Cảnh Huệ…

Có thể thấy với các cách tiếp cận ở nhiều mức độ khác nhau, các công trình trên đã phân tích nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của

“hành động hướng Đông” những nội dung về chính sách đối ngoại của Ấn

Độ, vị trí, vai trò của ASEAN trong chính sách hướng Đông cũng như mối quan hệ của hai bên sau thời kỳ chiến tranh lạnh, sự mở rộng nội hàm của

Trang 15

“hành động hướng Đông”… Việc nghiên cứu một cách tổng thể mối quan hệ

Ấn Độ - ASEAN từ năm 2009 đến năm 2015 để thấy rõ những thuận lợi và khó khăn, cũng như những hạn chế và những vấn đề đặt ra nhằm thúc đẩy mối quan hệ của Ấn Độ và ASEAN trong bối cảnh tình hình mới là việc làm cần thiết và mang tính thời sự

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Luận văn làm rõ thực trạng quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên các lĩnh vực giai đoạn 2009 – 2015 Đồng thời đánh giá triển vọng quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên các lĩnh vực đến năm 2030

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Thứ nhất, phân tích làm rõ những nhân tố cơ bản tác động đến quan hệ

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên các lĩnh vực chính trị, an ninh – quốc phòng, kinh tế, văn hóa giáo dục…

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên các lĩnh vực giai đoạn

2009 – 2015

Trang 16

- Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề chủ yếu từ năm

2009 đến năm 2015 Năm 2009 đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc trong quan hệ Ấn Độ - ASEAN khi Hiệp định thương mại tự do hàng hóa ASEAN

- Ấn Độ (AIFTA) được ký kết và có hiệu lực bắt đầu từ 2010, tính đến năm

2015 Hiệp định này đã được thực hiện 05 năm Đây chính là thời điểm để đánh giá, xem xét hiệu quả của nó trong mối quan hệ tổng thể Ấn Độ - ASEAN, đặt trong bối cảnh các nguy cơ xung đột an ninh khu vực (Biển Đông), các đe dọa khủng bố quốc tế ngày càng trầm trọng…

- Không gian nghiên cứu: Ấn Độ và khối ASEAN nói riêng, rộng hơn

là Đông Á và châu Á – Thái Bình Dương (tập trung vào Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á)

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị đối ngoại, các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế phổ biến như phân tích kinh tế - chính trị học, phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích, tổng hợp, dự báo, thống kê…nhằm đánh giá, so sánh tương quan vị thế của Ấn Độ với ASEAN so với các đối trọng khác, ASEAN trong tổng quan chính sách đối ngoại của Ấn Độ, làm rõ thực trạng hợp tác Ấn Độ - ASEAN

và triển vọng của Ấn Độ đối với tiến trình hợp tác khu vực ASEAN, và ASEAN mở rộng

6 Ý nghĩa của đề tài

6.1 Ý nghĩa của đề tài về mặt lý luận

Thông qua phân tích sự vận động của quan hệ giữa Ấn Độ - ASEAN

những năm qua, đề tài khẳng định triển vọng về xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác hai bên góp phần vì hòa bình, ổn định, phát triển trong khu

vực và trên thế giới

Trang 17

6.2 Ý nghĩa của đề tài về mặt thực tiễn

Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về quan hệ quốc tế hiện đại, đồng thời có thể góp phần cung cấp cứ liệu cho công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay

7 Bố cục luận văn

Tên đề tài: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 2009-2015

Về bố cục: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn

được kết cấu gồm 3 chương:

- Chương I: Phân tích những nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ Ấn

Độ - ASEAN trong bối cảnh thế giới và khu vực thay đổi dẫn đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau chiến tranh lạnh, quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, quan hệ giữa các nước lớn….chi phối sự điều chỉnh này Nêu lên vai trò của ASEAN trong “chính sách hướng Đông” của Ấn Độ và vai trò của Ấn Độ trong sự phát triển của ASEAN

- Chương II: Khái quát sơ lược lịch sử mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ

1967-1995 (Năm 1995 Ấn Độ trở thành đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN)

và từ 1995-2009 (Năm 2009 được coi là thành công nhất của Ấn Độ về đối ngoại khi Hiệp định thương mại tự do Ấn Độ - ASEAN được ký kết) và thực

trạng quan hệ Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 2009-2015, trong đó đi sâu vào quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên một số lĩnh vực chính: Chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng, du lịch và một số lĩnh vực khác từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá cụ thể những thành tựu sau 06 năm, kể cả đưa ra những bài học rút kinh nghiệm cần thiết

- Chương III: Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, và khó khăn của triển vọng quan hệ Ấn Độ - ASEAN, luận văn nêu ra một số giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN đến năm 2030, trong đó có tác

Trang 18

động đến Việt Nam - đối tác chiến lược được coi là trọng tâm trong phát triển quan hệ với ASEAN, từ đó góp phần vào nỗ lực phát triển quan hệ hợp tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ

Phần kết luận: Nêu lên một vài dự báo về chiều hướng phát triển của quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong đó có Việt Nam

Trang 19

CHƯƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ

ẤN ĐỘ - ASEAN

I Bối cảnh thế giới, khu vực và tình hình trong nước

1.1 Bối cảnh thế giới và khu vực

Sau khi Liên Xô tan rã, trật tự hai cực của chiến tranh lạnh kéo dài trong 40 năm tan rã Trong bối cảnh mới, quan hệ quốc tế trở nên năng động, linh hoạt hơn nhưng cũng phức tạp hơn chủ yếu dựa trên sự trùng hợp về lợi ích quốc gia, dân tộc Mỹ trở thành siêu cường duy nhất có sức mạnh vượt trội về kinh tế, chính trị, quân sự Tuy nhiên với những thành tựu phát triển đáng kinh ngạc những năm gần đây, Trung Quốc là một trong những nhân tố

có khả năng thách thức vai trò thống trị của Mỹ Cùng với Trung Quốc là sự

“trỗi dậy” của Ấn Độ cùng với sự phát triển nhanh chóng của các quốc gia châu Á khác như NIC, những “con rồng” đầy tiềm năng tại Đông Nam Á, Nhật Bản đã khẳng định rằng châu Á đang dần trở thành trung tâm của sự vận động chính trị đương đại Thế giới những năm đầu thế kỷ 21 có nhiều biến động nhanh chóng về an ninh, kinh tế, cùng với sự rõ nét các xu thế phát triển thế giới tác động đến tất cả các quốc gia, khu vực: Xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu khiến cho các nền kinh tế thế giới ngày càng phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau, trong đó chủ yếu vừa hợp tác, vừa cạnh tranh trong các quan hệ quốc tế, gác lại tranh chấp, giải quyết xung đột bằng các biện pháp hòa bình; tuy vậy vẫn tiềm ẩn những nhân tố biến động, phức tạp, đan xen như cuộc chiến chống khủng bố diễn ra trên phạm vi toàn cầu, sự trỗi dậy của chủ nghĩa “dân tộc” tại nhiều nước Á, Âu, Mỹ, sự tồn tại nhiều điểm nóng xung đột như Triều Tiên, Syria… sự bành trướng bá quyền nóng bỏng tại nhiều khu vực đi

Trang 20

kèm với nó là chạy đua quân sự….nhất là khu vực Biển Đông thuộc ASEAN Điều này đã buộc Ấn Độ phải thay đổi tiếp tục chiến lược phát triển cũng như chính sách đối ngoại để phù hợp với bối cảnh mới

Thứ nhất, sự kết thúc của Chiến tranh lạnh đã tạo điều kiện thúc đẩy

hai quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, trước hết là trên lĩnh vực kinh tế , tác động to lớn tới mọi quốc gia không phân biệt trình độ phát triển , hệ thống chính trị, văn hóa Xu thế tập trung phát triển kinh tế để tránh tụt hậu khiến tất

cả các nước (trong đó có Ấn Đô ̣) phải hợp tác với nhau trong nền kinh tế tri thức với đặc trưng khoa học công nghệ phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng với không gian mở….trung tâm kinh tế thế giới được dự báo sẽ chuyển về châu Á - Thái Bình Dương, làn sóng toàn cầu hoá đang lan nhanh đến tất cả các quốc gia, sự thịnh vượng về kinh tế có xu hướng quan trọng hơn sự hùng mạnh về quân sự, và đang trở thành thước đo vị trí của các quốc gia trên trường quốc tế Điều đó đã tác động to lớn đến phong trào “Không liên kết ” nói chung và Ấn Độ nói riêng, ở một mức độ nào đó việc “Không liên kết” trở thành một rào cản đối với sự phát triển của mỗi quốc gia

Thứ hai, tình hình không ổn định ở Nam Á - đây là khu vực truyền

thống của Ấn Độ và sự phát triển ít hiệu quả của Hiệp hội Nam Á vì sự hợp tác khu vực (SAARC) đã không đem lại hiệu quả trong hợp tác kinh tế giữa

Ấn Độ và các nước láng giềng Thêm vào đó, tình hình càng trở nên phức tạp

do Pakistan có sự hậu thuẫn của Trung Quốc, một đối thủ cạnh tranh và luôn tìm cách kiềm chế Ấn Độ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương Trung Quốc không chỉ hậu thuẫn cho Pakistan mà còn có ảnh hưởng lớn đối với ba nước láng giềng của Ấn Độ là Nepal, Bangladesh và Myanmar Giữa Ấn Độ

và Trung Quốc vẫn mâu thuẫn với nhau về nhiều vấn đề trong đó nổi lên là vấn đề Giamu và Casmir, Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma và vấn đề biên giới lãnh thổ khi Bắc Kinh vẫn chiếm giữ của New Delhi 38.000 km2 thuộc bang Xích

Trang 21

Kim, chiếm 15% đất đai của bang Casmir do Pakistan nhượng cho Trung Quốc vào năm 1960 Trung Quốc hiện vẫn đòi của New Delhi hơn 10 vạn km2 đất ở bang Indra Pradet mà Bắc Kinh cho là đất của họ

Thứ ba, nhận thức về các quốc gia láng giềng phía Tây Á: mặc dù Ấn

Độ cũng vẫn dành sự quan tâm và thúc đẩy thương mại cũng như cung cấp lao động nước ngoài cho thị trường Trung Cận Đông nằm ở phía Tây Bắc Ấn

Độ, nhưng sự bất ổn định về chính trị và những mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố đã khiến cho Ấn Độ chần chừ trong việc tập trung đầu tư vào các quốc gia vùng Trung Cận Đông theo hướng lâu dài Ngoài ra còn có những tác động to lớn đến công cuộc công nghiệp hoá của Ấn Độ do nguồn dầu và giá cung cấp không ổn định nhất là khi cuộc chiến vùng Vịnh nổ ra (1990-1991), việc đa dạng hóa nguồn năng lượng là tối cần thiết, chính điều này một lần nữa khiến cho Đông Nam Á trở thành sự lựa chọn hợp lí nhất cho sự phát triển lâu dài của Ấn Độ trong thế kỉ XXI

Thứ tư, nhận thức về sự lớn mạnh của Trung Quốc: là hai quốc gia

láng giềng có cùng biên giới, và cùng là những cái nôi của nền văn minh nhân loại, nhưng vượt qua Ấn Độ, Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra xứng đáng với vai trò đầu tàu của châu Á Các chính sách mở cửa của Trung Quốc, trong những năm 1980 đã đem lại sự thành công nhanh chóng cho quốc gia đang được mệnh danh là “người khổng lồ kinh tế” châu Á này Hơn thế nữa, trong bối cảnh trật tự thế giới đa cực đang hình thành, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh với Ấn Độ trong hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự và, quan trọng hơn, cạnh tranh về ảnh hưởng kinh tế trong khu vực Đông Nam Á

vì Trung Quốc trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào dầu nhập khẩu cho nền kinh

tế công nghiệp phát triển nhanh chóng của mình, quốc gia này sẽ phát triển và triển khai sức mạnh quân sự để bảo vệ các tuyến đường biển vận chuyển dầu

từ Vịnh Ba Tư đến Trung Quốc Năng lực triển khai sức mạnh đòi hỏi Trung

Trang 22

Quốc phải tiếp cận được các căn cứ hải quân tiên tiến dọc theo các tuyến đường giao thông trên biển và các lực lượng có khả năng đạt được và duy trì

ưu thế không quân và hải quân Trong bối cảnh này, cái gọi là chiến lược

“chuỗi ngọc trai” để mở rộng sự hiện diện hải quân và xây dựng quan hệ ngoại giao trong và xung quanh vùng duyên hải Ấn Độ Dương của Trung Quốc đang làm dấy lên mối quan ngại trong các cộng đồng chiến lược của Ấn

Độ Hải quân Trung Quốc ngày càng gia tăng sự hiện diện của mình ở khu vực Ấn Độ Dương, trong khi việc mở rộng năng lực hải quân của Ấn Độ lại

đi theo hướng tương đối chậm lại Điều này có thể dẫn đến những hệ quả mang tính chất chiến lược to lớn khi lợi thế địa lý truyền thống của Ấn Độ ở

Ấn Độ Dương đang ngày càng bị đe dọa và ngược lại “hành động hướng Đông” của Ấn Độ cũng đã va chạm, thách thức vai trò của Trung Quốc tại khu vực Tuy nhiên, sự cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc vẫn chưa có khả năng dẫn đến xung đột hay chiến tranh cục bộ, nhiều khả năng đến năm

2020, quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc về cơ bản vẫn được duy trì như hiện trạng.5

Thứ năm, các nước ASEAN chính là khu vực thí điểm và trọng tâm

của Trung Quốc trong chiến lược bành trướng mọi mặt của họ so với các khu vực khác còn lại của thế giới vì thực tế ASEAN là khu vực có tính liên kết yếu, lại có nhiều tương tác lợi ích phái sinh của Trung Quốc, đặc biệt là Biển Đông là vùng biển nửa kín nằm trung tâm khu vực Đông Nam Á có tầm quan trọng chiến lược với các quốc gia trong khu vực và thế giới trong thời gian gần đây trở thành một điểm nóng căng thẳng về an ninh với sự “gặm nhấm” của Trung Quốc đi liền với nó là các yêu sách, hành động quyết liệt được gọi

là bảo vệ chủ quyền, lợi ích cốt lõi của mình đã minh chứng chính sách “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc thật sự chấm dứt Biển Đông hội tụ nhiều yếu

tố thuận lợi để phát triển kinh tế với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,

5 Nguyễn Duy Quý (2002), Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà

Nội,tr.230

Ngày đăng: 11/05/2017, 12:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w