giáo án toán lớp 5 tuần 14.giáo án toán lớp 5 tuần 14.giáo án toán lớp 5 tuần 14.giáo án toán lớp 5 tuần 14.giáo án toán lớp 5 tuần 14.giáo án toán lớp 5 tuần 14.vgiáo án toán lớp 5 tuần 14.giáo án toán lớp 5 tuần 14.giáo án toán lớp 5 tuần 14.giáo án toán lớp 5 tuần 14.giáo án toán lớp 5 tuần 14
Trang 1TUẦN 14
Thứ ba ngày 06 tháng 12 năm 2016
Ngày soạn :03/12/2016 Ngày giảng:06/12/2016
Buổi chiều:
Tiết 1 – Luyện toán: LUYỆN TẬP
I Mục tiêu:
- HS rèn thực hiện được phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn
II Chuẩn bị:
- Phiếu học tập làm bài tập 3.
III Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1 Phương pháp: thực hành, hỏi đáp
2 Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
IV Các hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời 2 câu hỏi sau:
+ Nêu cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương là một số thập
phân?
2 Bài mới:
*Giới thiệu bài: Luyện tập
*Dạy bài mới:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Học sinh lên bảng làm bài tập
- HS và giáo viên chữa bài, nhận xét
Bài 2 : Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Hai học sinh lên bảng làm
- HS nhận xét
- GV nhận xét, chữa bài
8,3 x 0,4 = 3,32 8,3 x 10 : 25 = 3,32
Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh nêu cách giải bài toán
- Học sinh làm vào phiếu học tập, giáo viên chữa bài nhận xét
3 Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài
- Về nhà học bài và xem bài mới
Trang 2Tiết 2 – Mỹ Thuật: VTT: TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
I Mục tiêu:
- HS nắm được cách trang trí đường diềm
- Thực hành được cách trang trí đường diềm trong một bài trang trí
II Chuẩn bị:
G
+ Hình vẽ các một số hình thức trang trí đường diềm: Hình vuông, hình tròn, đường diềm, hình chạm khắc đối xứng trên các tác phẩm điêu khắc cổ…
+ Vở tập vẽ, bút chì đen, màu, thước kẻ, com pa… và các dụng cụ chọc vẽ cần thiết khác
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 Giới thiệu bài :
Hôm nay chúng ta sử dụng cách đường diềm cho một hình thức trang trí với các yếu tố khác bên cạnh yếu tố hoạ tiết
2 Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
a/ HS quan sát trực quan:
+ GV treo trực quan hình trang trí đường diềm lên bảng (hình vuông, hình tròn) cho HS phát hiện:
- Trục đối xứng ? Các hoạ tiết đối xứng nhau?
- Các mảng hình đối xứng qua trục đó? Các mảng màu đối xứng qua trục đó?
- Các chi tiết khác đối xứng qua trục đó?
b/ Hướng dẫn cách vẽ:
- GV vừa vẽ lên bảng vừa hướng dẫn HS cách vẽ đường diềm trong một hình cụ thể là hình vuông
+ Bước 1 Vẽ hình vuông
- GV vẽ một mảng màu đơn giản (hình tròn) ở góc của hình vuông và yêu cầu
HS lên bảng vẽ đối xứng mảng màu đó ở các vị trí còn lại
+ HS lên bảng xác định trục đối xứng trước khi vẽ
- GV vẽ nét đơn giản tạo thành nhị hoa của 1 hoạ tiết và yêu cầu HS lên bảng vẽ đối xứng các nét đó ở những vị trí còn lại
+ Vẽ các trục đối xứng trong hình trang trí
+ Vẽ hoạ tiết, vẽ mảng, vẽ màu, vẽ nét
+ Dùng các trục đối xứng để vẽ tiếp các hoạ tiết, các mảng, các màu ở vị trí còn lại
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành
+ GV phát phiếu học tập có khuôn khổ hình vuông hoặc hình tròn đã in sẵn 1 hoạ tiết, 1 mảng màu, 1 nét ở một số vị trí
+ Nhiệm vụ của HS: Hoàn thành bài vẽ trang trí hình đó với yêu cầu
- Tô màu các họa tiết, hình mảng đã vẽ
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá bài học
+ GV thu bài và nhận xét
Trang 3+ Cho HS tự nhận xét bài tập của mình và của bạn xem các yếu tố trong bài vẽ
đã đói xứng chưa? lí do?
+ Khích lệ HS về nhà tập tự vẽ trang trí với cách thức đối xứng
3 Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
Tiết 3- LTVC: LUYỆN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I Mục tiêu:
- Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn, Nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học
- Tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của bài tập 3
II Chuẩn bị:
- Tờ phiếu viết một đoạn văn ở bài tập 1
III Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1 Phương pháp: thực hành, hỏi đáp
2 Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
IV Các hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lần lượt lên bảng làm bài tập sau:
+ Đặt câu có cặp từ chỉ quan hệ
- HS nhận xét
- GV đánh giá
2 Bài mới:
*Giới thiệu bài: Luyện tập về từ loại
*Dạy bài mới:
Bài tập 1: Học sinh đọc nội dung bài tập 1.
- Trình bày định nghĩa danh từ chung và danh từ riêng
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, tìm danh từ riêng và danh từ chung
- Hai học sinh làm bài trên phiếu lần lượt trình bày kết quả Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại
Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học Giáo vên chốt lại bằng cách dán phiếu lên bảng
Bài tập 3 : Học sinh đọc bài tập.
- Giáo viên mời một vài học sinh nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về đại từ
- Giáo viên chốt lại
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn ở bài tập 1
- Học sinh phát biểu ý kiến Giáo viên chốt lại lời giải đúng bằng cách dán lên
Trang 4Bài tập 4: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên nhắc học sinh chú ý thực hiện yêu cầu của bài tập
- Đọc từng câu trong đoạn văn bản, xác định câu đó thuộc kiểu câu Ai làm gì?
Ai thế nào? Ai là gì?
- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài
- Học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến
3 Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài
- Về nhà học bài và xem bài mới
Thứ tư ngày 07 tháng 12 năm 2016
Ngày soạn :04/12/2016 Ngày giảng:07/12/2016
Tiết 1-Tập đọc HẠT GẠO LÀNG TA
I Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm tha thiết
- Hiểu nội dung ý nghĩa: Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của nhiều người là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mỹ
- Học thuộc bài thơ
II Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III Các hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi ba học sinh đọc bài: Chuỗi ngọc lam và nêu nội dung của bài.
- HS nhận xét
- GV đánh giá, nhận xét
2 Bài mới:
*Giới thiệu bài: Hạt gạo làng ta.
a, Luyện đọc:
- Giải nghĩa từ mới: Kinh Thầy, hào giao thông, vục, trành, tiền tuyến
- GV hướng dẫn hs cách đọc bài thơ: đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm tha thiết
- Một học sinh khá giỏi đọc bài
- Học sinh nối tiếp đọc các khổ thơ Kết hợp luyện đọc từ khó
- Học sinh đọc theo cặp
- 1 HS đọc lại toàn bài
- Giáo viên đọc mẫu bài thơ
b, Tìm hiểu bài:
Trang 5- HS đọc khổ thơ 1, em hãy cho biết hạt gạo được làm nên từ những gì?( Hoạt động nhóm 4, dùng sơ đồ tư duy).
(Hạt gạo được làm nên từ tinh túy của đất, của nước và công lao của con người, của cha mẹ có lời hát ngọt bùi đắng cay)
- Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?( hỏi- đáp).
( Giọt mồ hôi sa/ những trưa tháng sáu…)
- Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
( Thiếu nhi đã thay cha anh ở chiến trường gắng sức lao động, làm ra hạt gạo tiếp tế cho tiền tuyến…)
- Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “Hạt vàng”?( hoạt động nhóm đôi, chọn đáp án đúng nhất).
a Hạt gạo rất đắt tiền.
b Hạt gạo là “hạt vàng” vì hạt gạo rất quý Hạt gạo làm nên nhờ đất, nhờ nước
c Hạt gạo rất hiếm
- Nêu nội dung của bài: Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của nhiều người là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mỹ
c, Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ
- 2 hs đọc
- Học sinh luyện đọc diễn cảm theo nhóm
- Thi đọc diễn cảm bài thơ
3 Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài
- Về nhà học bài và xem bài mới
Tiết 2-Toán: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO
MỘT SỐ THẬP PHÂN
I Mục tiêu:
- Biết chia một số TN cho một số TP
- Vận dụng giải các bài toán có lời văn
II Chuẩn bị:
- Phiếu học tập làm bài tập 3.
III Phương pháo và kỹ thuật dạy học:
1 Phương pháp: thực hành, phân tích mẫu
2 Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
IV Các hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập 3 ở vở bài tập
Trang 6- HS nhận xét.
- Giáo viên nhận xét
2 Bài mới:
*Giới thiệu bài: Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
a, Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân:
- Giáo viên cho cả lớp tính giá trị của biểu thức ở phần a và gọi lần lượt học sinh nêu kết quả tính rồi so sánh các kết quả đó
+ Chia lớp thành 2 nhóm, một nhóm tìm kết quả là: 25 : 4, nhóm còn lại tìm kết quả ( 25 x 5) : ( 4 x5)
+ Giáo viên giúp học sinh nêu kết luận: Giá trị của hai biểu thức là như nhau + Giáo viên đặt câu hỏi về sự khác nhau của hai biểu thức ở mỗi nhóm
- Giáo viên giúp học sinh tự rút ra nhận xét SGK
*Ví dụ 1: Học sinh đọc ví dụ
- Giáo viên đặt câu hỏi và gợi ý để học sinh nêu phép chia 57 : 9,5, đồng thời giáo viên viết phép chia lên bảng
- Giáo viên thực hiện từng bước, dẫn dắt từ nhận xét trên
- Gọi một số học sinh nêu miệng các bước, dẫn dắt từ nhận xét trên
*Ví dụ 2: 99 : 8,25
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra 99 : 8,25 = 9900 : 825, thực hiện phép chia
- Giáo viên hỏi: Số chia 8,25 có mấy chữ số ở thành phần TP?
Như vậy cần thêm mấy số 0 vào bên phải số bị chia 99?
- Học sinh nêu quy tắc: Giáo viên nhận xét bổ sung
b, Thực hành:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập
- Giáo viên gọi một học sinh làm mẫu một bài sau đó học sinh tự làm bài vào vở
- Giáo viên chữa bài, nhận xét
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập
- Hướng dẫn học sinh tính nhẩm chia một số cho 0,1; 0,01… chẳng hạn:
32 : 0,1 = 32 : 1/10 = 32 x 10 = 320
- Học sinh tự làm bài vào vở Giáo viên chữa bài nhận xét
- Học sinh rút ra nhận xét: Chia một số thập phân cho 0,1; 0,01…
Bài 3: Học sinh đọc đề toán, tóm tắt đề toán
- Học sinh nêu cách giải bài toán
- Giáo viên cho học sinh giải vào phiếu học tập Giáo viên chữa bài nhận xét
3 Củng cố, dặn dò:
- Về nhà học bài và làm các bài tập ở SGK
- Giáo viên nhận xét tiết học
Trang 7Tiết 3-Tập làm văn: LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I Mục tiêu:
- Học sinh hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản, xác định được các trường hợp cần lập biên bản, biết đặt tên cho biên bản cần lập
* Rèn luyện cho HS các kỹ năng sống sau:
- Ra quyết định/ giải quyết vấn đề (hiểu trường hợp nào cần lập biên bản,
trường hợp nào không cần lập biên bản)
- Tư duy phê phán
II Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi tóm tắt nội dung cần ghi nhớ của bài học
III Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1 Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp
2 Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
IV.Phương pháp và kĩ thuật dạy học.
- Phân tích mẫu
- Đóng vai
- Trình bày 1 phút
V Các hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2- 3 học sinh đọc bài viết tả người ở tiết học trước
- Gv nhận xét
2 Bài mới:
*Giới thiệu bài: Làm biên bản cuộc họp
a, Phần nhận xét:
- Một học sinh đọc nội dung bài tập 1 Cả lớp theo dõi SGK
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2
- Học sinh đọc biên bản họp chi đội
- Một vài đại diện trình bày miệng kết quả trao đổi trước lớp Giáo viên nhận xét
b, Phần ghi nhớ:
- Học sinh đọc ghi nhớ ở SGK
c, Phần luyện tập:
Bài tập 1: Học sinh đọc bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm lại nội dung của bài, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn TLCH: Trường hợp nào cần ghi biên bản, trường hợp nào không cần? Vì sao?
- Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận
Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập
- Học sinh suy nghĩ đặt tên cho các biên bản ở bài tập 1
Trang 8- Học sinh làm bài vào vở bài tập Giáo viên chữa bài.
3 Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài
- Về nhà học bài và xem bài mới
Tiết 4-Khoa học: XI MĂNG
I Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết một số tính chất và công dụng của xi măng:
- Nêu được một số cách bảo quản xi măng
- Quan sát nhận biết xi măng
II Chuẩn bị:
-Tranh SGK trang 58,59.
III Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1 Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp
2 Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
IV Các hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lần lượt lên bảng kể tên một số gạch, ngói và công dụng của chúng
- HS nhận xét
- GV nhận xét
2 Bài mới:
*Giới thiệu bài: Xi măng
* Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thảo luận.
Mục tiêu: Học sinh kể được tên một số nhà máy xi măng ở nước ta?
Tiến hành:
- Cho học sinh thảo luận các câu hỏi:
+ Ở địa phương bạn, xi măng được dùng để làm gì?
( Xi măng được dùng để trộn vữa xây nhà hoặc để xây nhà)
+ Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta?
( Xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn…)
Hoạt động 2: Thực hành xử lý thông tin.
Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Kể được tên các vật vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng
- Nêu được tính chất, công dụng của xi măng
Tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng lên điều khiển nhóm mình làm thực hành theo hoạt động ở mục thực hành hoặc quan sát hình trang 59 SGK
Trang 9Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình Các nhóm khác bổ sung
- Giáo viên yêu cầu cả lớp cùng thảo luận các câu hỏi trong SGK
3 Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài
- Về nhà học bài và xem bài mới
Buổi chiều:
Tiết 1 – Luyện toán: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO
MỘT SỐ THẬP PHÂN
I Mục tiêu:
- Biết chia một số TN cho một số TP
- Vận dụng giải các bài toán có lời văn
II Chuẩn bị:
- Phiếu học tập làm bài tập 3.
III Phương pháo và kỹ thuật dạy học:
1 Phương pháp: thực hành, phân tích mẫu
2 Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
IV Các hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra bài cũ:
2 Bài mới:
* GV HD HS làm bài tập trong vở bài tập
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho hs nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân
- Nhắc hs cách đặt tính theo cột dọc
- HS làm vbt 2 hs lên bảng HS cùng gv chữa bài
Bài tập 2: Tính nhẩm HS đọc yêu cầu đề bài
- HS làm VBT
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu đề bài
GV hướng dẫn HS tóm tắt rồi giải bài toán vào vở 1 HS lên bảng giải
GV cùng hs nhận xét chữa bài
Bài giải:
Trong 6 giờ ô tô chạy được là:
(154:3,5) x 6 = 264 (km) Đáp số: 264 ki-lô-mét
Trang 10Tiết 2 – TẬP LÀM VĂN: LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I Mục tiêu:
- Học sinh hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản, xác định được các trường hợp cần lập biên bản, biết đặt tên cho biên bản cần lập
II Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi tóm tắt nội dung cần ghi nhớ của bài học
III.Phương pháp và kĩ thuật dạy học.
- Phân tích mẫu; Trình bày 1 phút
IV Các hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2- 3 học sinh đọc bài viết tả người ở tiết học trước
- Gv nhận xét
2 Bài mới:
*Giới thiệu bài: Làm biên bản cuộc họp
a, Phần nhận xét:
- Một học sinh đọc nội dung bài tập 1 Cả lớp theo dõi SGK
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2
- Học sinh đọc biên bản họp chi đội
- Một vài đại diện trình bày miệng kết quả trao đổi trước lớp Giáo viên nhận xét
b, Phần luyện tập:
Bài tập 1: Học sinh đọc bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm lại nội dung của bài, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn TLCH: Trường hợp nào cần ghi biên bản, trường hợp nào không cần? Vì sao?
- Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận
Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập
- Học sinh suy nghĩ đặt tên cho các biên bản ở bài tập 1
- Học sinh làm bài vào vở bài tập Giáo viên chữa bài
3 Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài
- Về nhà học bài và xem bài mới
NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA, ƯỚC MƠ,
NGHE NHẠC
I Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
- Biết vỗ tay hoặc vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát