1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán việt nam hiện nay

121 220 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

những khiếm khuyết, yếu kém nội tại xét về nhiều khía cạnh, đã tác động không ít đến tâm lý đầu tư, kế hoạch cổ phần hoá, huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế… Vì vậy, vấn đề đặt r

Trang 1

PHẠM VĂN HOÀNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh – Năm 2010

Trang 2

PHẠM VĂN HOÀNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LẠI TIẾN DĨNH

TP Hồ Chí Minh – Năm 2010

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn được trích dẫn đầy đủ nguồn tài liệu tại danh mục tài liệu tham khảo và hoàn toàn trung thực

Trang 4

UBCKNN : Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

ĐTNN : Đầu tư nước ngoài

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1 

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 5 

1.1.  TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 5 

1.1.1.  Khái niệm và những kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán 5 

1.1.2.  Phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán 6 

1.1.3.  Đặc điểm và bản chất của thị truờng chứng khoán: 10 

1.1.4.  Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 11 

1.1.5.  Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán 14 

1.2.  CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ 15 

1.3.  MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 16 

1.4.  GIỚI THIỆU MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LỚN TRÊN THẾ GIỚI; KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 18 

1.4.1.  Giới thiệu một số thị trường chứng khoán lớn trên thế giới hiện nay 18 

1.4.2.  Kinh nghiệm phát triển thị trường chứng khoán của một số quốc gia chuyển đổi và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 21 

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 26 

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 28 

2.1.  SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 28 

2.1.1.  Quá trình hình thành, phát triển và tổ chức hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam 28 

Trang 6

2.1.2.  Mục tiêu và chiến lược phát triển của thị trường vốn Việt Nam nói

chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng 39 

2.2.  THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN NAY (TỪ THÁNG 07/2000 ĐẾN 30/06/2010) 41 

2.2.1.  Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam qua các giai đoạn 41 

2.2.2.  Vài nét về thực trạng hoạt động trên thị trường chứng khoán phi tập trung của Việt Nam 58 

2.2.3.  Một số chính sách tác động đến việc tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán đã được ban hành và áp dụng từ khi thành lập đến nay 61 

2.3.  NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI NÀY 65 

2.3.1.  Một số kết quả đạt được của thị trường chứng khoán Việt Nam 66 

2.3.2.  Những hạn chế, tồn tại của thị trường chứng khoán Việt Nam 67 

2.3.3.  Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại này 77 

KẾT LUẬN CHƯƠNG II 79 

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY 80 

3.1.  TIỀN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 80 

3.2.  MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY 81 

3.2.1.  Các giải pháp về việc hoàn thiện thể chế của thị trường chứng khoán Việt Nam 81 

3.2.2.  Các giải pháp nâng cao hiệu quả giao dịch trên TTCK 88 

3.2.3.  Các giải pháp tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường 92 

Trang 7

3.2.4.  Các giải pháp mở rộng môi trường kinh doanh cho nhà đầu tư trên thị trường 96 3.2.5.  Các giải pháp khác 99 KẾT LUẬN CHƯƠNG III 101 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế của nước ta, việc phát triển TTCK được xem như là một phần không thể thiếu trong việc hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính, đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình cổ phần hoá và góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Cho đến nay, sau 10 năm kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, TTCK Việt Nam

đã có những bước tiến đáng kể, thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong nước và kể cả nhà đầu tư nước ngoài, góp phần không nhỏ vào thay đổi diện mạo thị trường vốn trong nước Thông qua thị trường này mà một lượng không nhỏ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng cũng như nguồn vốn gián tiếp từ nước ngoài đã được huy động phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cho cả quá trình phát triển của nền kinh tế

Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, TTCK Việt Nam cũng đã trải qua khá nhiều biến động và thăng trầm Không có gì đáng nói nếu những biến động này diễn

ra ở mức độ bình thường và có khả năng kiểm soát tốt như bao TTCK đi trước ở các nước phát triển Thực tế, trong suốt thời gian hoạt động vừa qua và đặc biệt là trong khoảng 3 năm trở lại đây, TTCK Việt Nam đã chứng kiến nhiều giai đoạn bùng nổ đến mức không ai có thể nghĩ tới, để rồi sau đó suy giảm trầm trọng, vượt ra ngoài tầm kiểm soát và dự báo của các cơ quản quản lý Thậm chí, có những thời điểm tưởng chừng TTCK nước ta rơi vào khủng hoảng thực sự Trước diễn biến phức tạp

và đa dạng của một thị trường đang trong thời kỳ xây dựng và phát triển, các cơ quan nhà nước, cơ tổ chức quản lý thị trường và các tổ chức có liên quan khác đã không ngừng nỗ lực để đề ra các chính sách và giải pháp khắc phục và hoàn thiện dần hoạt động của TTCK Mặc dù không thể phủ nhận những mặt tích cực và hiệu quả nhất định của các tác động này, nhưng rõ ràng cho đến hiện nay, thị trường vẫn còn nhỏ bé và nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực mà bên cạnh đó là

Trang 9

những khiếm khuyết, yếu kém nội tại xét về nhiều khía cạnh, đã tác động không ít đến tâm lý đầu tư, kế hoạch cổ phần hoá, huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế… Vì vậy, vấn đề đặt ra về phải làm sao để có thể đảm bảo tính hiệu quả lâu dài trong hoạt động của thị trường nhằm tiến tới một TTCK có tính bền vững hơn và hiện đại hơn cho Việt Nam trong thời gian tới, nhất là khi thị trường tài chính của Việt Nam hội nhập thực sự vào nền kinh tế thế giới theo lộ trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Một TTCK năng động, ổn định và hiệu quả là một thứ tài nguyên bất tận và nó làm tăng thêm sức mạnh cho nền kinh

tế hơn bất cứ loại tài nguyên nào khác, bởi vì việc huy động vốn và lưu động hoá được nguồn vốn sẽ kích thích mọi thành phần kinh tế phát triển và là chìa khoá để đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế của đất nước

Từ đó cho thấy việc nghiên cứu nhằm xây dựng và phát triển hoạt động của TTCK là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay Do đó, cùng với những kiến thức có được qua quá trình công tác chuyên môn và được học tại trường, tôi đã quyết định nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài: “Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay” với hy vọng sẽ có những đóng góp có ích cho việc phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian tới

2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn hệ thống hoá các lý luận và kiến thức cơ bản về TTCK Đồng thời, một số đặc điểm và kinh nghiệm của một số thị trường trên thế giới cũng được giới thiệu nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho TTCK Việt Nam

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng diễn biến TTCK Việt Nam qua hơn 8 năm hoạt động, cùng với việc xem xét các chính sách đã áp dụng trên thị trường, các hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của nó, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của thị trường

trong giai đoạn hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận về TTCK và hoạt động của TTCK tại Việt Nam, có tham khảo sơ lược thị trường một số nước trên thế giới

Trang 10

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình hoạt động của TTCK Việt Nam trên phạm vi cả nước và thực trạng biến động, tổ chức quản lý thị trường từ lúc thành lập vào tháng 07/2000 đến tháng 06/2010 Từ đó thấy được những yếu kém, tồn tại của thị trường để xem xét đề ra các giải pháp thích hợp

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong luận văn bao phương pháp phân tích, thống kê, mô tả, so sánh, tổng hợp và phương pháp chuyên gia nhằm làm rõ vấn đề luận văn nghiên cứu

Phương pháp thu thập xử lý số liệu: số liệu thứ cấp được lấy từ cơ quan thống

kê, bản tin, tạp chí, cổng thông tin điện tử… và được xử lý trên máy tính

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Sự phát triển của một nền kinh tế luôn gắn liền với sự phát triển bền vững và hiệu quả của thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước ta càng đặt ra yêu cầu cấp thiết phải phát triển nhanh TTCK để cơ cấu lại nền kinh tế, tập trung và thu hút một nguồn vốn dồi dào trong nước và cũng vừa để tranh thủ nguồn vốn từ nước ngoài Tuy nhiên, sự biến động thất thường và thiếu ổn định TTCK trong thời gian qua đã cho thấy vai trò của thị trường này chưa thực sự hiệu quả và vững chắc về lâu dài Vì vậy, việc phân tích, đánh giá những mặt đạt được và chưa đạt được trong thời kỳ đầu phát triển của TTCK còn non trẻ của nước ta và từ đó xác định các giải pháp để phát triển và hoàn thiện hoạt động của TTCK của nước ta là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao

6 Kết cấu luận văn

Luận văn gồm các phần chính sau:

Trang 11

 Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

 Phần kết luận

Trang 12

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1.1.1 Khái niệm và những kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán

TTCK đã có hàng trăm năm phát triển trong lịch sử kinh tế nhân loại Tuy nhiên, ở Việt Nam, do TTCK chỉ ra đời thực sự từ năm 2000, nên còn có những nhận thức và quan điểm khác nhau về TTCK Nhưng nhìn chung, có thể hiểu TTCK

là thuật ngữ dùng để chi cơ chế của hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung

và dài hạn như các loại trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ tài chính khác như chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh – hợp đồng tương lai, quyền chọn, chứng khế, bảo chứng phiếu

Xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp TTCK là thị trường vốn trung và dài hạn, tập trung các nguồn vốn cho đầu tư

và phát triển kinh tế, do đó có tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung Mặt khác, TTCK là một thị trường cao cấp, nơi tập trung nhiều đối tượng tham gia với các mục đích, sự hiểu biết và lợi ích khác nhau; các giao dịch các sản phẩm tài chính được thực hiện với giá trị rất lớn Đặc tính đó khiến cho TTCK cũng là môi trường dễ xảy ra các hoạt động kiếm lợi không chính đáng thông qua các hoạt động gian lận, không công bằng, gây tổn thất cho các nhà đầu tư, tổn thất cho thị trường và cho toàn bộ nền kinh tế

Xuất phát từ vai trò quan trọng cũng như tính chất phức tạp như vậy của TTCK, việc điều hành và giám sát thị trường là vô cùng cần thiết để đảm bảo được

Trang 13

tính hiệu quả, công bằng, lành mạnh trong hoạt động của thị trường, bảo vệ quyền

và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư, dung hoà lợi ích của tất cả những người tham gia thị trường, tận dụng và duy trì được các nguồn vốn để phát triển kinh tế Mỗi thị trường có cơ chế điều hành và giám sát thị trường riêng phù hợp với các tính chất và đặc điểm riêng của nó

Ở những nền kinh tế phát triển, với lịch sử phát triển TTCK lâu năm thì TTCK

đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong quá trình phát triển của nền kinh tế

và xã hội Một TTCK hiệu quả tạo ra nhiều cơ hội cho người dân đầu tư những khoản tiền tiết kiệm của mình cũng như tạo điều kiện huy động vốn trong nước và quốc tế để cung cấp vốn cho các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả Hầu hết những nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường đều thiết lập TTCK với tư cách là một kênh huy động vốn hiệu quả cho các công ty Trong quá trình đổi mới nền kinh tế theo định hướng thị trường, TTCK ở Việt Nam cũng đã được thiết lập và phát triển trong gần một thập kỷ qua

1.1.2 Phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán

1.1.2.1 Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn: TTCK được chia thành

thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

 Thị trường sơ cấp

Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành

- Vai trò của thị trường sơ cấp:

 Chứng khoán hoá nguồn vốn cần huy động, vốn của công ty được huy động qua việc phát hành chứng khoán

 Thực hiện chu chuyển tài chính trực tiếp đưa các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong dân chúng vào đầu tư, chuyển tiền sang dạng vốn dài hạn

- Đặc điểm của thị trường sơ cấp:

 Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại vốn cho người phát hành, là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành và đồng thời cũng

Trang 14

tạo ra hàng hoá cho thị trường giao dịch Trên bình diện toàn bộ nền kinh tế, thị trường sơ cấp làm tăng vốn đầu tư

 Những người bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp được xác định thường là Kho bạc, Ngân hàng nhà nước, Công ty phát hành, đơn vị bảo lãnh phát hành

 Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp thường do tổ chức phát hành quyết định và có thể được in ngay trên chứng khoán

 Thị trường thứ cấp

Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành

- Đặc điểm của thị trường thứ cấp:

 Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán chứng khoán thuộc về nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán chứ không thuộc về nhà phát hành Nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào những người phát hành chứng khoán mà luân chuyển giữa những người đầu tư chứng khoán trên thị trường Thị trường thứ cấp là một bộ phận quan trọng của TTCK, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp

 Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ảnh nguyên tắc cạnh tranh tự

do, giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp do cung và cầu quyết định

 Thị trường thứ cấp là thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể mua và bán các chứng khoán nhiều lần trên thị trường thứ cấp

 Mối liên hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp:

Về mặt lý thuyết, có sự phân biệt rõ hoạt động của thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, nhưng trong thực tế lại xảy ra đồng thời, đan xen nối tiếp nhau, hai thị trường này có mối quan hệ khắn khít và tác động tương hỗ

Hoạt động của thị trường sơ cấp là tiền đề, cơ sở cho hoạt động của thị trường thứ cấp, là điều kiện tiên quyết cho hoạt động giao dịch Bởi vì chính thị trường thứ cấp với hoạt động phát hành chứng khoán đã tạo ra hàng hoá để chúng được tiếp tục giao dịch trên thị trường thứ cấp

Trang 15

Ngược lại, hoạt động giao dịch trên thị trường thứ cấp là điều kiện và là động lực cho sự phát triển của thị trường sơ cấp Chính sự giao dịch mua bán thường xuyên trên thị trường thứ cấp đã tạo ra tính thanh khoản của chứng khoán - tính chất quan trọng nhất của TTCK, nó đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư, kích thích hoạt động của nhà đầu tư và khuyến khích nhà đầu tư đến với TTCK làm cho các đợt phát hành ở thị trường sơ cấp được thành công

1.1.2.2 Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường: TTCK được

phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC)

- TTCK tập trung là thị trường mà tại đó các chứng khoán được giao dịch, mua bán tại một địa điểm, gọi là sàn giao dịch (trading floor) trong SGDCK hoặc thông qua hệ thống máy tính Các chứng khoán được niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán phải có đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn và được thẩm định theo các quy trình kỹ thuật, pháp lý chặt chẽ Thị trường này là cơ sở vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của TTCK quốc gia, là nơi thực hiện sự can thiệp và điều tiết của Nhà nước để bình ổn thị trường chứng khoán Một số đặc trưng của TTCK tập trung như sau:

 Là nơi giao dịch các loại chứng khoán đã được niêm yết;

 Các giao dịch được thực hiện qua sàn hoặc thông qua hệ thống máy tính kết nối với SGDCK;

 Giá cả chứng khoán được hình thành thông qua quy trình đấu giá cạnh tranh;

 Chí phí thường cao hơn so với thị trường phi tập trung;

 Thông tin trên thị trường này đa dạng và mọi thông tin liên quan đến hoạt động của các chủ thể phát hành được công khai hoá;

 Thiết chế cho thị trường này đầy đủ và an toàn hơn thị trường OTC Hiện nay, nhờ các thành tựu phát triển của công nghệ thông tin, người ta có thể khớp lệnh thanh toán và lưu ký chứng khoán trên phạm vi toàn cầu Do đó, phát triển TTCK tập trung trở thành điều kiện không chỉ kích thích phát triển TTCK nội

Trang 16

địa, mà còn là cơ sở để hội nhập TTCK quốc gia vào TTCK toàn cầu

- Thị trường phi tập trung (OTC) là thị trường trong đó các giao dịch, mua bán chứng khoán được thực hiện trực tiếp qua quầy của các công ty chứng khoán, ngân hàng, hay các tổ chức tương tự tại bất cứ địa điểm và thời gian thuận lợi Giá

cả chứng khoán ở đây được hình thành tự phát trên cơ sở thương lượng và thoả thuận giữa người mua và người bán nên cùng một loại chứng khoán có giá cả khác nhau tuỳ thuộc vào khối lượng và thời gian giao dịch Đây là thị trường có lịch sử lâu đời nhất trong tiến trình phát triển TTCK của nhân loại

Khi công nghệ thông tin phát triển, dưới sự lan toả của tiến trình toàn cầu hoá kinh tế, giao dịch trên thị trường OTC được thực hiện qua điện thoại hoặc mạng máy tính

Nhờ thực hiện giao dịch chứng khoán qua mạng máy tính, thông qua hệ thống các tổ chức môi giới tạo lập TTCK liên kết với nhau trải rộng khắp thế giới và được điều hành từ một trung tâm, OTC đã trở thành thị trường có tổ chức chặt chẽ ở các nước tư bản phát triển hiện nay

1.1.2.3 Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường

TTCK cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh

- Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi

- Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ

- Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng khoán phái sinh, một dạng có xuất xứ từ các giao dịch chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) và được quyền chuyển đổi sang các chứng khoán qua hành vi mua bán theo những điều kiện nhất định, như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn Đây là thị trường cao cấp, chuyên giao dịch những công cụ tài chính cao cấp,

Trang 17

do đó thị trường này chỉ xuất hiện ở những nước có TTCK phát triển mạnh Cùng với sự phát triển của TTCK hiện đại, tỷ trọng giao dịch các sản phẩm phái sinh trên TTCK tăng nhanh Sự xuất hiện và phát triển của TTCK phái sinh bên cạnh TTCK

cơ bản có tác dụng hai chiều: một mặt làm tăng tính năng động và mở rộng của TTCK; mặt khác làm tăng độ rủi ro và thiếu ổn định trong hoạt động của TTCK, nó đặt ra yêu cầu cần thiết phải quản lý chặt chẽ TTCK như một khách quan của nền kinh tế hiện đại

1.1.3 Đặc điểm và bản chất của thị truờng chứng khoán:

1.1.3.1 Đặc điểm của thị truờng chứng khoán:

Cũng như bất kỳ một thị trường hàng hoá nào khác, TTCK được quyết định bởi quy luật cung cầu Do bản chất của TTCK là nơi giao dịch các loại chứng khoán trung và dài hạn và các quyết định đầu tư được quyết định bởi yếu tố kỳ vọng nên đặc điểm của TTCK là lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro cao Tất cả các nước đều mong muốn có một TTCK ổn định Một TTCK được coi là ổn định và có chất lượng cao phải đảm bảo những yếu tố sau đây: (1) có tính thanh khoản cao, được hiểu là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt mà không bị thiệt hại về giá trị tài sản; (2) mức độ rủi ro do biến thiên giá thấp, tức là giá thực tế không thay đổi quá nhiều

so với mức giá cân bằng thị trường; (3) tính hiệu quả, ở đó thông tin được nhanh chóng phổ biến và được phản ánh vào giá cả; và (4) chi phí giao dịch thấp của việc mua bán cổ phiếu

1.1.3.2 Bản chất của thị truờng chứng khoán:

- Xét về mặt bản chất, TTCK là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm Tập trung các nguồn tiết kiệm để phân phối lại cho những ai muốn sử dụng các nguồn tiết kiệm đó theo giá mà người sử dụng sẵn sàng trả và theo phán đoán của thị trường về khả năng sinh lời từ các dự án của người sử dụng Chuyển từ

tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh

- TTCK là định chế tài chính trực tiếp: cả chủ thể cung và cầu vốn đều tham gia vào thị trường một cách trực tiếp Ngược với cách tài trợ gián tiếp được thực hiện thông qua các trung gian tài chính, những người có vốn khi có đủ điều

Trang 18

kiện về môi trường tài chính, pháp lý sẽ trực tiếp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh thông qua TTCK, một thị trường dẫn vốn trực tiếp từ người có vốn sang người cần vốn theo nguyên tắc đầu tư Đồng thời, nhờ đó các chủ đầu tư có thể thực sự gắn quyền sử dụng và quyền sở hữu về vốn, nâng cao tiềm năng quản lý vốn

- TTCK thực chất là quá trình vận động của tư bản tiền tệ Các chứng khoán mua bán trên TTCK có thể đem lại thu nhập cho người nắm giữ nó sau một thời gian nhất định và được lưu thông trên TTCK theo giá cả thị trường, do đó bề ngoài nó được coi như một tư bản hàng hoá Có thể nói, TTCK là nơi mua bán các quyền sở hữu về tư bản, là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá

- TTCK cũng gắn với các loại hình tài chính ngắn hạn Những người có chứng khoán có thể mua bán chứng khoán tại bất kỳ thời điểm nào trên TTCK, nên các chứng khoán trung và dài hạn cũng trở thành đối tượng đầu tư ngắn hạn

1.1.4 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành các nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán

1.1.4.1 Nhà phát hành

Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hoá của thị trường chứng khoán

- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương

- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty

- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng phục vụ cho hoạt động của họ

1.1.4.2 Nhà đầu tư

Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức

- Các nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham

Trang 19

gia mua bán trên TTCK với mục đích tìm kiếm lợi nhuận Các nhà đầu tư cá nhân thường chiếm số lượng lớn trên thị trường nhưng khối lượng, giá trị giao dịch cũng như mức độ chuyên nghiệp trong hoạt động thường hạn chế hơn nhiều so với các nhà đầu tư có tổ chức

- Các nhà đầu tư có tổ chức: còn được gọi là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường Các tổ chức này thường có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên TTCK là các công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, các quỹ lương hưu và các quỹ bảo hiểm xã hội khác Đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm nổi bật là có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm Một bộ phận quan trọng của các tổ chức đầu tư là các công ty tài chính

Ngoài ra, các công ty tài chính được phép kinh doanh chứng khoán, có thể sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư vào chứng khoán nhằm mục đích thu lợi

Bên cạnh các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại cũng có thể trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp khi họ mua chứng khoán cho chính mình

1.1.4.3 Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán

Là các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, thực hiện một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới, tự doanh, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư Sự tham gia của họ trên TTCK góp phần giúp thị trường hoạt động và phát triển lành mạnh, đều đặn và bảo vệ lợi ích nhà đầu tư

a Công ty chứng khoán: là một tổ chức có tư cách pháp nhân được tổ chức dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần được UBCKNN cho phép hoạt động và có các chức năng:

- Thông qua cơ chế huy động vốn (bảo lãnh phát hành đối với thị trường sơ cấp) Đối với thị trường thứ cấp, CTCK làm môi giới chứng khoán

- Cung cấp cơ chế chuyển chứng khoán thành tiền mặt

Trang 20

- Giảm chi phí giao dịch (do chuyên môn hóa)

- Nâng cao tính thanh khoản cho nhà đầu tư

b Ngân hàng thương mại: Ở một số quốc gia, Ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn tự có để đầu tư chứng khoán Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại chỉ được đầu tư vào chứng khoán trong những giới hạn nhất định để bảo vệ ngân hàng trước những biến động của giá chứng khoán Một số nước cho phép ngân hàng thương mại thành lập công ty con độc lập để kinh doanh chứng khoán và thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành (Việt Nam thực hiện theo cách này)

1.1.4.4 Các tổ chức có liên quan trên thị trường chứng khoán

- Các cơ quan quản lý Nhà nước: Gồm Uỷ ban chứng khoán và một số bộ, ngành liên quan (Bộ tài chính, Bộ tư pháp…) Đây là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của TTCK Nhìn chung, các cơ quan quản lý thị trường này chỉ thực hiện các chức năng quản lý chung chứ không trực tiếp điều hành và giám sát thị trường Các cơ quan này có thẩm quyền ban hành các quy định điều chỉnh các hoạt động trên TTCK, tạo nên cơ sở cho các tổ chức tự quản (SGDCK, Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán) trực tiếp thực hiện các chức năng điều hành và giám sát thị trường của mình

- Sở giao dịch chứng khoán: là tổ chức tự quản bao gồm nhiều công ty chứng khoán thành viên, trực tiếp điều hành và giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán thực hiện trên Sở SGDCK thực hiện vận hành thị trường thông qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ các hoạt động trên sở giao dịch cũng như ban hành những quy định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên sở, phù hợp với các quy định của luật pháp và Uỷ ban chứng khoán

- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán: là tổ chức của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và toàn ngành chứng khoán nói chung

- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán: là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch

Trang 21

chứng khoán

Ngoài ra, tuỳ vào đặc điểm và mức độ phát triển của TTCK ở mỗi quốc gia, còn có sự tham gia của các dạng công ty như: công ty dịch vụ máy tính chứng khoán, các tổ chức tài trợ chứng khoán, công ty đánh giá hệ số tín nhiệm

1.1.5 Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán

TTCK hoạt động theo 3 nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc trung gian, nguyên tắc đấu giá và nguyên tắc công khai

- Nguyên tắc trung gian: Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán

trên thị truờng chứng khoán đều được thực hiện thông qua các trung gian, hay còn gọi là các nhà môi giới Các nhà môi giới thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và huởng hoa hồng Ngoài ra, nhà môi giới còn có thể cung cấp các dịch vụ khác như cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng trong việc đầu tư

Theo nguyên tắc trung gian, các nhà đầu tư không thể trực tiếp thoả thuận với nhau để mua bán chứng khoán Họ đều phải thông qua các nhà môi giới của mình

để đặt lệnh Các nhà môi giới sẽ nhập lệnh vào hệ thống để khớp lệnh

- Nguyên tắc đấu giá: Giá chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua và các lệnh bán Tất cả các thành viên tham gia thị truờng đều không thể can thiệp vào việc xác định giá này Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động

Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và trực tiếp đấu giá

Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới đuợc nhập vào

hệ thống máy chủ của SGDCK Hệ thống máy chủ này sẽ xác định mức giá sao cho tại mức giá này, chứng khoán giao dịch với khối luợng cao nhất

- Nguyên tắc công khai: Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đều phải đảm bảo tính công khai SGDCK công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị trường Các tổ chức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ hàng năm của công ty, các sự kiện bất thuờng xảy ra đối với công ty, nắm giữ cổ phiếu của giám đốc, nguời quản lý, cổ đông đa số Các thông tin càng

Trang 22

được công bố công khai minh bạch, thì càng thu hút được nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán

Các nguyên tắc trên đây nhằm đảm bảo cho giá cả chứng khoán được hình thành một cách thống nhất, công bằng cho tất cả các bên giao dịch Do đó, ở hầu hết các nuớc trên thế giới hiện nay, mỗi nước chỉ có một SGDCK duy nhất (tuy nhiên, người dân mọi miền đất nuớc đều có thể tiếp cận thị trường thông qua các phòng giao dịch của công ty chứng khoán mở tới các điểm dân cư)

Một số nước khác còn tồn tại vài SGDCK do lịch sử để lại thì đều nối mạng với nhau hoặc giao dịch những chứng khoán riêng biệt

1.2 CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ

Vị trí và vai trò của TTCK trong nền kinh tế được thể hiện thông qua các chức năng cơ bản của nó như sau:

- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: khi nhà đầu tư mua chứng khoán

do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng hoạt động sản xuất xã hội TTCK là một nguồn quan trọng nhất để các công ty huy động vốn trung và dài hạn dành cho đầu

tư phát triển sản xuất kinh doanh, với nhiều ưu thế hơn hẳn nguồn vốn vay từ ngân hàng vốn có thời hạn ngắn và phải chịu lãi suất

Ngoài ra, thông qua TTCK, chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội

- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: Lợi ích nổi bật nhất mà TTCK đem lại cho công chúng là cơ hội đầu tư phong phú Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình Chính vì vậy, TTCK góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia

- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Nhờ có TTCK các nhà đầu tư

có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng

Trang 23

khoán khác khi họ muốn Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường

- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm

- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô: Các chỉ

số của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; và ngược lại, giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công

cụ quan trọng giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Thông qua TTCK, chính phủ có thể mua và bán trái phiếu chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát Ngoài ra, chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế

1.3 MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Thị trường chứng khoán được xem là hoạt động tốt và hiệu quả nếu như việc mua bán chứng khoán trên thị trường diễn ra thuận lợi, cung cấp cho nhà đầu tư một

cơ chế giao dịch thuận tiện, an toàn, công khai, công bằng và minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư

Hay nói khác, thị trường chứng khoán được xem là hoạt động tốt nếu như nó tạo ra tính thanh khoản cao cho các chứng khoán giao dịch, cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư và các đối tượng tham gia thị trường, qua đó hình thành nên giá chứng khoán hợp lý, tạo được niềm tin của công chúng vào thị trường chứng khoán

Trang 24

Vì vậy, thị trường chứng khoán hoạt động và phát triển tốt hay không thì cần được đánh giá qua một số tiêu chí căn bản sau:

- Thị trường chứng khoán phải đóng được vai trò của một chỉ báo quan trọng đối với những thay đổi trong các biến số kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế Khi đó, TTCK được coi là “hàn thử biểu của nền kinh tế” và đo lường được "sức khỏe" của toàn bộ nền kinh tế, đồng thời, chỉ số của thị trường phải thể hiện chu kỳ phát triển của nền kinh tế, từ đó cho thấy mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ giữa TTCK và thị trường tài chính

- Thị trường chứng khoán có khung pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ với hệ thống các văn bản pháp quy đầy đủ, rõ ràng, điều chỉnh các mặt hoạt động của thị trường chứng khoán giúp cho thị trường hoạt động an toàn, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia thị trường

- Thị trường chứng khoán có mạng lưới các trung gian hoạt động trên thị trường chứng khoán như các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư…

vv, thể hiện được vai trò cầu nối giữa các nhà đầu tư thực hiện nghiệp vụ môi giới mua bán chứng khoán trên thị trường tập trung, cung cấp hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ khác cho các nhà đầu tư như cho vay, cung cấp thông tin và các dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư như tư vấn đầu tư chứng khoán, tham gia bảo lãnh phát hành và tư vấn cho các công ty trong việc niêm yết

- Thị trường chứng khoán cung cấp được một cơ chế giao dịch hiệu quả thông qua tổ chức, vận hành của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán gồm hệ thống giao dịch, giám sát, công bố thông tin, hệ thống lưu ký, thanh toán bù trừ…vv Sự vận hành của các hệ thống này có những ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thị trường thông qua năng lực xử lý nhanh, chính xác các giao dịch trên thị trường, giúp tăng tốc độ luân chuyển vốn trên thị trường

- Các tổ chức hỗ trợ phát triển thị trường, như các định chế trung gian khác

là tổ chức định mức tín nhiệm, tổ chức kiểm toán, tư vấn, tổ chức lưu ký, ngân hàng thanh toán…vv phát huy vai trò của mình một cách hiệu quả để thị trường vận hành thông suốt Ngoài ra, thị trường phát triển tốt luôn có sự tham gia của các nhà đầu

Trang 25

tư chuyên nghiệp thể hiện được vai trò dẫn dắt thị trường, can thiệp thị trường vào những thời điểm mất cân đối quan hệ cung cầu

1.4 GIỚI THIỆU MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LỚN TRÊN THẾ GIỚI; KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 1.4.1 Giới thiệu một số thị trường chứng khoán lớn trên thế giới hiện nay

 Thị trường chứng khoán Mỹ

TTCK Mỹ có lịch sử phát triển lâu dài và đã đạt đến trình độ cao về mọi mặt,

từ hệ thống luật chứng khoán đến hệ thống giao dịch chứng khoán và đặc biệt đã xây dựng được cơ quan quản lý nhà nước mạnh Chính vì vậy, mô hình TTCK Mỹ

đã được nhiều nước học tập, áp dụng và sửa đổi cho phù hợp với thực trạng, điều kiện kinh tế cho từng nước TTCK Mỹ xuất hiện từ năm 1972 và đến năm 1800 đánh dấu sự ra đời SGDCK đầu tiên, tiếp theo đó là hàng loạt SGDCK được hình thành trên khắp nước Mỹ như: AMEX, Philadenphia, Boston, Pacific, Midwest

Sự phát triển nhanh chóng của TTCK Mỹ thực sự bùng nổ trong suốt những năm 1920 cho đến khi nó sụp đổ nặng nề vào năm 1929 Sự sụp đổ này đánh dấu sự kết thúc thời kỳ bùng nổ của TTCK Mỹ và bắt đầu thời kỳ Đại suy thoái kéo dài đến tận năm 1933 Sau đó, Chính phủ Mỹ quyết định cần phải điều tiết TTCK để bảo vệ các nhà đầu tư Năm 1934, Quốc hội Mỹ đã thông qua các Đạo luật liên quan đến TTCK và trên cơ sở đó một cơ quan chính phủ có tên là Uỷ Ban Chứng khoán (SEC) đã được thành lập để ban hành những quy định điều tiết việc mua bán chứng khoán, giám sát các công ty phát hành cổ phiếu, những người đầu tư cũng như quản

lý hoạt động hàng ngày của TTCK

SGDCK New York (NYSE) là sở giao dịch lớn nhất và lâu đời nhất nước Mỹ Đặc biệt, từ năm 2000 hoạt động giao dịch trên NYSE diễn ra rất sôi động, và đây cũng là năm hoàn thiện hơn nữa hoàn thiện hệ thống giao dịch bằng sự thay đổi của cách yết giá (dạng thập phân thay vì dạng phân số trước kia) Tháng 03/2007 NYSE

đã chính thức thực hiện sáp nhập với sàn giao dịch lớn nhất Châu Âu là Euronext và cho ra đời một TTCK xuyên Đại Tây Dương NYSE-Euronext với khoảng 4.000

Trang 26

Công ty niêm yết

Ngoài ra, Mỹ còn có sàn giao dịch chứng khoán nối tiếng khác là SGDCK NASDAQ (National Association of Securities Dealers Automated Quotations System) Điểm khác biệt quan trọng giữa NASDAQ với các sàn giao dịch chứng khoán lớn khác là ở chỗ nó là một sàn giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC) Khác với NYSE, SGDCK NASDAQ nổi tiếng về bề dày lịch sử cũng như phương thức giao dịch truyền thống, NASDAQ là một sở xuất hiện hệ thống giao dịch chứng khoán điện tử đầu tiên trên thế giới NASDAQ đã đi tiên phong trong lĩnh vực đổi mới, sử dụng thiết bị công nghệ tiên tiến Các giao dịch chứng khoán trên NASDAQ được thực hiện thông qua hệ thống mạng máy tính và điện thoại theo mô hình của thị trường toàn cầu

 Thị trường chứng khoán Nhật Bản

Hiện nay, Nhật Bản có tám SGDCK theo thứ tự từ Bắc xuống Nam Trong đó

ba SGDCK Tokyo, Osaka, Nagoya là các SGDCK mang tính “quốc gia”, giao dịch chiếm tới 98% tổng giao dịch chứng khoán trên TTCK Nhật Bản

Cấu trúc của TTCK Nhật Bản bao gồm hai mảng chính là các SGDCK và thị trường OTC

Các SGDCK được phân thành hai cấp độ:

- Các SGDCK quốc gia: (như Tokyo, Osaka, Nagoya) dành cho cổ phiếu của các doanh nghiệp có vốn lớn

- Các SGDCK khu vực: (như Kyoto, Fukuoka, Sapporo) dành cho cổ phiếu của các doanh nghiệp có vốn nhỏ

Nói đến TTCK Nhật Bản trước hết phải kể đến SGDCK Tokyo (TSE – Tokyo Stock Exchange), bởi vì SGDCK Tokyo ra đời sớm nhất, là thị trường lớn nhất tại Nhật Bản về số lượng chứng khoán lưu hành cũng như về doanh thu TSE là SGDCK chủ chốt của Nhật Bản và là một trong những thị trường giao dịch chứng khoán lớn nhất trên thế giới TSE được thành lập ngày 15/05/1878 và chính thức đi vào hoạt động từ 01/06/1878 Từ 1945-1949, TSE tạm thời đóng cửa do chiến tranh

và sau đó được người Mỹ tổ chức hoạt động lại Cuối thế kỷ XX, TSE chiếm hơn

Trang 27

90% hoạt động giao dịch chứng khoán tại Nhật Bản Kinh tế Nhật phát triển vượt bậc đã đưa TSE trở thành SGDCK lớn nhất trên thế giới vào cuối thập niên 1980 Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 đã làm TSE mất đi ưu thế này và tụt xuống vị trí thứ 2 trên thế giới Trong quá trình cải tổ, TSE đã trải qua nhiều thăng trầm và đang đẩy mạnh cải tổ để không bị tụt hậu so với các TTCK đối thủ khác trên thế giới Ban đầu, TSE là tổ chức sở hữu thành viên và cho đến năm

2001, TSE mới tái cơ cấu lại hoạt động trở thành công ty TSE dự định niêm yết cổ phiếu của mình trong tài khoá 2005-2006, nhưng kế hoạch này bị trì hoãn do TSE phải tập trung nâng cấp hệ thống máy tính sau khi xảy ra hàng loạt sự cố liên quan đến máy tính khiến nhiều phiên giao dịch bị gián đoạn, làm mất lòng tin của các nhà đầu tư

Hiện nay việc giao dịch, mua bán chứng khoán trên TSE vẫn được thực hiện theo hai phương thức khác nhau: giao dịch tại sàn và thông qua hệ thống máy tính

Thị trường OTC của Nhật gồm có:

 JASDAQ: sử dụng hệ thống giao dịch hỗn hợp cả khớp lệnh và yết giá, dành cho cổ phiếu của đông đảo doanh nghiệp với quy mô vốn từ lớn đến nhỏ

Cơ chế xác lập giá là thương lượng giá tay đôi giữa các công ty chứng khoán với nhau hoặc giữa công ty chứng khoán với khách hàng Hệ thống giao dịch và thông tin tự động qua mạng theo mô hình NASDAQ Mỹ được đưa vào từ năm 1991

 Green Sheet: cũng giống như thị trường Pinksheets ở Mỹ, đây là thị trường dành cho các doanh nghiệp vốn nhỏ và rất nhỏ không có đủ điều kiện niêm yết cổ phiếu trên các SGDCK hoặc trên JASDAQ

 Thị trường J-net: được đưa vào hoạt động tháng 05/2000, chịu sự quản lý trực tiếp của SGDCK Osaka (OSE), được tổ chức dành cho các chứng khoán không được niêm yết trên SGDCK nhằm đáp ứng yêu cầu tiết kiệm về thời gian và chi phí cho các đối tượng tham gia thị trường, hoạt động theo phương thức thương lượng giá Thành viên của OSE, người đầu tư vào trung tâm quản lý được trực tiếp nối mạng với nhau thông qua mạng điện tử đa tầng, tạo điều kiện cho đối tượng này có thể chia sẻ thông tin thị trường Đặc trưng của J-net là dịch vụ rẻ,

Trang 28

nhanh, tiện lợi, có thể truy cập trực tiếp thông tin thị trường Người đầu tư có thể thực hiện giao dịch bất kỳ khi nào, bất kỳ nơi nào và với bất kỳ ai

 Thị trường chứng khoán Singapore

Tại Đông Nam Á, nếu nói đến một TTCK dẫn đầu khu vực thì đó phải là SGDCK Singapore Tuy là một đảo quốc nhỏ nhưng Singapore có nền kinh tế phát triển rất mạnh Tên chính thức của TTCK Singapore là Singapore Exchange Limited (SGX) – là Sở GDCK đầu tiên ở Châu Á – Thái Bình Dương chuyển từ mô hình thành viên sang công ty cổ phần và cũng là SGDCK đầu tiên hợp nhất giữa giao dịch chứng khoán và giao dịch các công cụ phái sinh SGX khai trương ngày 01/12/1999 hoạt động theo mô hình công ty cổ phần sau khi hợp nhất hai cơ quan tài chính có uy tín nhất tại Singapore là TTCK Singapore (SES) và Sở giao dịch tiền

tệ quốc tế Singapore (SIMEX) Hoạt động của với TTCK Singapore được đánh giá thông qua chỉ số Straight Times (STI) – là chỉ số dựa vào khối lượng giao dịch trên thị trường của 50 công ty đại diện được niêm yết tại sàn giao dịch chính

Ngoài ra, Singapore còn tổ chức thị trường OTC có tên là SESDAQ, được thành lập theo đề nghị của Uỷ ban cải cách kinh tế chính phủ, nhằm tạo một thị trường cho các chứng khoán chưa niêm yết với mục tiêu mở rộng TTCK

1.4.2 Kinh nghiệm phát triển thị trường chứng khoán của một số quốc gia chuyển đổi và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

TTCK Nga và Trung Quốc tuy không phải là hai TTCK phát triển điển hình như các thị trường được giới thiệu trên đây Tuy nhiên, do đây là hai thị trường với đặc điểm về chuyển đổi nền kinh tế có nhiều nét tương đồng với nền kinh tế Việt Nam nên việc lựa chọn và đúc kết kinh nghiệm từ việc phát triển hai TTCK này sẽ

có ý nghĩa thiết thực hơn đối với việc nghiên cứu phát triển TTCK nước ta

1.4.2.1 Kinh nghiệm của Liên bang Nga

Để xoá bỏ cơ sở tồn tại của nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, tạo lập tiền đề cho kinh tế thị trường và hội nhập vào nền kinh tế phương Tây, Chính phủ Nga đã thực hiện “liệu pháp sốc” bằng một làn sóng tư hữu hoá các doanh nghiệp nhà nước, điều này cũng đồng thời tạo lập tiền đề để tái lập TTCK của Nga Sự tái

Trang 29

lập và thúc đẩy hoạt động của TTCK được thể hiện ở các nội dung cơ bản sau: Một là, tư hữu hoá các doanh nghiệp nhà nước Làn sóng tư nhân hoá ở Liên bang Nga được bắt đầu từ năm 1991 với ba hình thức cơ bản: cho vay đổi lấy cổ phần, bán đấu giá công khai sở hữu nhà nước, chuyển sở hữu nhà nước thành sở hữu tập thể công nhân Đến năm 1996, có 77,2% số doanh nghiệp lớn và vừa của Nga thực hiện xong cổ phần hoá, chiếm khoảng 88,3% tổng sản lượng công nghiệp của cả nước Tư hữu hoá tài sản nhà nước không chỉ đơn thuần là việc dịch chuyển quyền tài sản thuộc nhà nước sang tư nhân, mà còn tạo ra sự tách rời quyền sở hữu khỏi quyền kinh doanh (sử dụng), biến tư liệu sản xuất thuộc công hữu tồn tại dưới hình thức máy móc, thiết bị, nhà xưởng, tài nguyên thành tư bản tồn tại cả dưới hình thức các chứng chỉ có giá, cổ phần, được gọi chung là chứng khoán, nằm trong tay các chủ thể khác nhau và chúng được trao đổi, mua bán như những hàng hoá trên thị trường, từ đó TTCK ra đời

Hai là, để chủ động cung cấp hàng hoá có khả năng bán được và tính thanh khoản cao, lợi nhuận thu được chắc chắn, ngày từ năm 1994, Chính phủ Nga đã phát hành ra thị trường sơ cấp một lượng chứng khoán khổng lồ thông qua chứng chỉ những khoản nợ nhà nước dài hạn gồm chứng chỉ tư nhân hoá, cổ phần, trái phiếu, tín phiếu của các ngân hàng và xí nghiệp, cổ phần doanh nghiệp của tập thể Hơn nữa, để kích thích sự hồi phục nhanh có tính bùng phát của TTCK trong điều kiện cổ phần và trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành có thu nhập cao bị các khoản nợ nước ngoài và lạm phát làm cho trở thành những “tờ giấy lộn” thì chính phủ đã phát hành các trái phiếu ngắn hạn dưới hình thức phi vật chất với lãi suất cao (trái phiếu nợ Liên bang “OPJ”, nợ tín dụng nhà nước, nợ ngoại tệ )

Bốn là, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho thị trường chứng khoán Để đảm bảo cho TTCK hoạt động, Chính phủ Nga đã đầu tư lớn cho việc thiết lập cơ

sở hạ tầng, thành lập hệ thống điều khiển nhà nước đối với TTCK gồm: cơ cấu lại

hệ thống ngân hàng hai cấp, trong ngân hàng trung ương có bộ phận kiểm soát kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng thương mại; Bộ tài chính hình thành bộ phận kiểm tra các thể chế tài chính phi ngân hàng; Thành lập Cục Công sản, Uỷ Ban

Trang 30

Chứng khoán Nhà nước, Quỹ Tài sản Liên bang, Các tổ chức tự quản của các nhà đầu tư hoạt động trên TTCK Đồng thời tiến hành xây dựng và phát triển thị trường giao dịch tập trung (trung tâm giao dịch tập trung) và phi tập trung (OTC) thông qua

hệ thống thông tin và nối mạng vi tính toàn cầu hiện đại

Năm là, để hội nhập vào thị trường tài chính toàn cầu, từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, trên thị trường vốn thế giới đã lưu hành các khoản nợ của Nga bằng trái phiếu chính phủ phát hành bằng những đơn vị ngoại tệ Châu Âu Từ năm 1996, Nga đã cho phép các công ty tài chính nước ngoài đầu tư vào thị trường vốn trong nước, đặc biệt là đầu tư vào thị trường trái phiếu chính phủ

Sáu là, để hội nhập TTCK quốc gia vào thị trường tài chính Châu Âu, chính phủ Nga đã chọn mô hình điều tiết kiểu Châu Âu, trong đó mọi quá trình phát hành

và kinh doanh trên TTCK đều phải qua hệ thống ngân hàng Để vận hành hệ thống này, chính phủ ban hành Luật chứng khoán và sàn giao dịch, kiện toàn các định chế điều hành tương ứng trong các cơ quan: Bộ Kinh tế Liên bang, Bộ Tài chính Liên bang, Ngân hàng Trung ương, Uỷ ban nhà nước về chống độc quyền

Tuy nhiên, vào thời kỳ tái lập TTCK ở Liên bang Nga, dung lượng chứng khoán không lớn, tính thanh khoản kém, công nghệ giao dịch, hệ thống lưu ký, thanh toán, kế toán, kiểm toán thiếu đồng bộ Vai trò điều tiết của nhà nước còn yếu

do mục đích phát triển TTCK chưa vì phát triển nền kinh tế - xã hội, mà chủ yếu nhằm xoá bỏ cơ sở kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa, nên hậu quả tác động đến

xã hội rất nặng nề Chỉ khi nền kinh tế Nga bước vào hoạt động ổn định dưới thời Tổng thống V Putin thì hoạt động của TTCK Nga mới làm được chức năng cơ bản của nó

1.4.2.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Khác với Liên bang Nga, Trung Quốc chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp của mình sang nền kinh tế thị trường bằng giải pháp từng bước thận trọng Theo cách thức này, một bộ phận sở hữu nhà nước đã được chuyển sang sở hữu tư nhân hoặc hỗn hợp, có những khu vực kinh tế giữ nguyên sở hữu nhà nước kích thích phát triển sở hữu tư nhân, từ đó tạo ra trong nền kinh tế bao gồm cả hai loại hình

Trang 31

doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh Bên cạnh đó, với việc chấp nhận “một nhà nước hai chế độ” để thu hồi lại Hồng Kông, Ma Cao

và sử dụng hai vùng lãnh thổ này như là cầu nối kinh tế thị trường đại lục với kinh

tế thế giới Nhờ chủ trương, giải pháp mềm dẻo và thận trọng như vậy, Trung Quốc

đã phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường, tạo tiền đề tái lập TTCK trong điều kiện vẫn giữ và phát triển được “Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc” ở khu vực kinh

tế chuyển đổi Công cuộc phát triển TTCK ở Trung Quốc có những nét đặc thù cơ bản sau:

Thứ nhất, để tái lập và hội nhập TTCK vào thị trường tài chính quốc tế, Chính phủ Trung Quốc phát hành trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp để dân cư làm quen với giao dịch chứng khoán bằng cổ phiếu loại “A” (cổ phiếu chỉ bán cho người dân Trung Quốc) Đồng thời, để nhằm thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế, Chính phủ đã phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường Tây Âu và Nhật Bản bằng đồng yên (JPY) Sau đó, Trung Quốc cho phép thành lập thị trường cổ phiếu “B”- cổ phiếu bán cho nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường nội địa, sau đó được mở rộng bán cho cả dân cư; cổ phiếu “H” cho TTCK Hồng Kông; cổ phiếu “N” cho thị trường New York, London, Tokyo…

Thứ hai, xây dựng hệ thống các sàn giao dịch chứng khoán để phát triển TTCK tập trung và OTC thí điểm sau đó mở rộng ra thành một hệ thống Đặc biệt hoàn thiện thị trường OTC theo mô hình Mỹ, trong đó hiện đại hoá hệ thống giao dịch chứng khoán tự động Trung Quốc (STAQS) và hệ thống giao dịch chứng khoán điện tử quốc gia (NETs) theo mô hình NASDAQ của Mỹ Gắn TTCK đại lục với TTCK Hồng Kông (SEHK) để thu hút vốn Phần lớn các cuộc IPO của doanh nghiệp Trung Quốc đều tập trung ở SEHK

Thứ ba, xác lập và hoàn thiện các thể chế và thiết chế điều tiết TTCK như ban hành Luật công ty, Quy chế về cổ phiếu đầu tư nước ngoài của các Công ty cổ phần hữu hạn niêm yết ra nước ngoài, Quy định tạm thời cấm các hành vi lừa dối về chứng khoán Các đạo luật và đặc biệt là các văn bản dưới luật về điều tiết TTCK luôn được điều chỉnh kịp thời theo sự phát triển của nền kinh tế Cùng với đó là

Trang 32

thiết lập các định chế điều tiết nhà nước trên TTCK như: thành lập Uỷ ban chứng khoán nhà nước (năm 1989) và các bộ phận chức năng ở các Bộ liên quan như Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch

Thứ tư, để đảm bảo cho khu vực kinh tế nhà nước giữ được vai trò chủ đạo, nhà nước giữ cổ phiếu tuyệt đối trong các lĩnh vực then chốt như: công trình quân

sự, điện lực, dầu mỏ, điện tín, than đá, hàng không dân dụng

1.4.2.3 Những bài học gợi ý cho Việt Nam:

Từ thực tế quá trình phát triển và hoạt động của một số TTCK điển hình trên thế giới và đặc biệt là kinh nghiệm của Liên Bang Nga và Trung Quốc, có thể rút ra một số bài học sau cho Việt Nam:

Thứ nhất, khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang kinh

tế thị trường, việc tạo điều kiện để TTCK phát triển, hoàn thiện và hoạt động ổn định là một khách quan kinh tế Song việc tạo lập các tiền đề ra đời và phát triển của

nó không thể nóng vội hoặc quá thận trọng mà phải căn cứ vào mục tiêu: phát triển được nền kinh tế, tạo ra sức mạnh cạnh tranh để hội nhập thành công vào thị trường quốc tế mà vẫn giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa, để tìm ra lộ trình và bước đi thích hợp trong phát triển TTCK

Thứ hai, Nhà nước phải là tác nhân chủ yếu trong tạo lập các thành tố và điều kiện cho sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của TTCK, trong đó tạo điều kiện cung ứng các hàng hoá chứng khoán có chất lượng và đa dạng, thiết lập cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và tạo lập các thể chế và thiết chế điều chỉnh đồng bộ

Thứ ba, do đặc thù của TTCK là nơi giao dịch của các loại hàng hoá phi vật thể, một loại tư bản giả, nên muốn sử dụng nó có hiệu quả trong thu hút và phân phối các nguồn vốn vào nền kinh tế, cần phải có các phương án và giải pháp định hướng phát triển kịp thời, phù hợp để hạn chế sự vận động và phát triển tự phát của thị trường Đặc biệt, phải có các định chế và các quy định dưới luật ngăn ngừa sự lũng đoạn của các nhà đầu tư nước ngoài mà vẫn níu giữ được các nhà đầu tư lớn dài hạn

Thứ tư, phát triển TTCK trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế mở rộng thì việc

Trang 33

hội nhập TTCK quốc gia vào nền tài chính toàn cầu trở nên tất yếu và cấp bách Do

đó, ngay từ đầu quá trình phát triển cần tạo ra các sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế

và có giải pháp gắn TTCK trong nước với thị trường toàn cầu để thu hút các nguồn tài chính từ các trung tâm tài chính thế giới vào phát triển nền kinh tế quốc gia Thứ năm, phát triển TTCK không phải bằng mọi giá mà phải dựa trên cơ sở sử dụng nó như một công cụ để đem lại lợi ích cho đất nước, mà trước tiên là lợi ích của người lao động chứ không thể biến TTCK thành công cụ hợp pháp để tước đoạt của người lao động, làm giàu cho một số ít người, biến người lao động thành tay trắng và tạo điều kiện cho những kẻ đầu cơ chứng khoán thành tầng lớp thực lợi mới trong xã hội Và hơn nữa, chứng khoán của các doanh nghiệp thuộc các ngành, các lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế không thể lưu thông toàn phần và tự do dịch chuyển trên TTCK

Thứ sáu, sự phát triển ổn định của TTCK luôn gắn liền với sự ổn định của các

bộ phận khác của thị trường tài chính, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản và tổng thể nền kinh tế thị trường nói chung Do đó, sự hình thành các thể chế và định chế điều tiết TTCK cũng như các giải pháp điều chỉnh hoạt động của nó phải đồng

bộ và có khả năng phối hợp rộng rãi mới đảm bảo thành công

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Thị trường chứng khoán là nhân tố cơ bản của nền kinh tế thị trường TTCK

đã trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước theo nền kinh tế thị trường Ở Việt Nam, trong quá trình đổi mới nền kinh tế theo định hướng thị trường, thì TTCK cũng đã từng bước được tạo lập và phát triển trong gần một thập kỷ qua

Để có thể xem xét và đánh giá mô hình phát triển và hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua và làm cơ sở để định hướng phát triển cho thị trường trong giai đoạn hiện nay, trong chương I, người viết đã tập trung trình bày những lý luận căn bản quan trọng về thị trường chứng khoán nói chung như: khái niệm, phân loại, đặc điểm; bản chất và chức năng của TTCK; các nguyên

Trang 34

tắc hoạt động của TTCK

Đồng thời, chương này cũng giới thiệu về TTCK của một số nước điển hình trên thế giới cũng như những kinh nghiệm phát triển thực tế của những quốc gia có một số đặc điểm phát triển nền kinh tế tương đồng với Việt Nam là Trung Quốc và Liên Bang Nga Qua đó, các bài học kinh nghiệm quý báu để xây dựng và phát triển TTCK cũng được rút ra để giúp TTCK còn non trẻ của Việt Nam có bước phát triển mới trong thời gian tới phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội riêng của mình

Trang 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển và tổ chức hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1.1.1 Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

- Sau khi chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc thành lập và phát triển TTCK bắt đầu được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và được xem như là một khách quan kinh tế đối với Việt Nam Đến năm 1996, Nghị Quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển thị trường vốn bằng nhiều hình thức thu hút tiền gửi trung, dài hạn qua ngân hàng và các công ty tài chính để cho vay đầu tư phát triển Mở rộng việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu và xúc tiến chuẩn bị về thể chế, cán bộ và điều kiện cần thiết cho việc thiết lập TTCK và bảo đảm sự hoạt động lành mạnh của thị trường này” Chủ trương này là tư tưởng chỉ đạo cho sự ra đời của TTCK của Việt Nam

- Các nghiên cứu xây dựng đề án thành lập TTCK đã được một số cơ quan nhà nước như: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương bắt tay thực hiện Bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam là việc Ngân hàng Nhà nước thành lập Ban nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn, với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện thành lập TTCK ở Việt Nam

- Ngày 29-06-1995, thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 361/QĐ-TTg

về thành lập Ban chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức TTCK ở Việt Nam

- Sau quá trình chuẩn bị các tiền đề cơ bản, ngày 28/11/1996, Đảng và Chính phủ ta đã quyết định thành lập một cơ quan quản lý nhà nước về chứng

Trang 36

khoán và TTCK, đó là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Đây là cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK Chủ trương này phù hợp với điều kiện xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam vì nó vừa tạo lập tiền đề cho sự ra đời, vừa khắc phục được những khiếm khuyết trong hoạt động của TTCK như một số nước đã gặp phải

- Ngay từ khi ra đời, UBCKNN đã xây dựng đề án tổ chức cho các chủ thể kinh tế gia nhập TTCK và quản lý sự vận hành các cơ cấu tài chính trung gian như: công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các tổ chức lưu ký chứng khoán Để hiện thực hoá các đề án, UBCKNN đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước,

Bộ Tài chính, các Ngân hàng thương mại, để quá trình này diễn ra thuận lợi Ngoài ra, việc đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động của TTCK cũng là một nhân

tố quan trọng để thị trường vận động trôi chảy Do đó, UBCKNN đã sớm thành lập Trung tâm nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ về chứng khoán và TTCK (SRTC) vào năm 1997 với nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo chuyên gia, phổ cập tri thức kinh doanh về chứng khoán

- Sau khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tiền đề nêu trên, ngày 11/07/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK và Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg về việc thành lập hai Trung tâm giao dịch chứng khoán trực thuộc UBCKNN: TTGDCK TP.HCM và TTGDCK Hà Nội (tiền thân của SGDCK TP.HCM và Hà Nội hiện nay), đây là những văn bản pháp lý rất quan trọng cho việc đưa TTGDCK TP.HCM vào hoạt động, chính thức đánh dấu sự ra đời của TTCK Việt Nam Ngày 20/07/2000, TTGDCK TP.HCM đã chính thức khai trương đi vào vận hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 Ban đầu, trên Trung tâm chỉ có 4 công ty chứng khoán thành viên và 2 công ty niêm yết với giá trị cổ phiếu mới đạt 270 tỷ đồng (theo mệnh giá) Song, sự kiện này đã đánh dấu bước phát triển về chất của thị trường tài chính Việt Nam

- Ngày 19/02/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP về việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính Đây là bước đi hợp lý trong giai đoạn này nhằm mục tiêu thực hiện cải tổ bộ máy quản lý hành chính nhà nước về chứng

Trang 37

khoán theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực

- Sau gần 5 năm kể từ ngày thành lập TTGDCK TP.HCM, ngày 08/03/2005, Trung tâm tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức khai trương

và đi vào hoạt động với các dịch vụ ban đầu là đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu Sau đó, hoạt động giao dịch thứ cấp đã được triển khai với phương thức giao dịch thoả thuận và báo giá trung tâm

- Sau 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK thế giới, TTGDCK TP.HCM đã chính thức được Chính phủ ký Quyết định số 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành SGDCK TP.HCM Ngày 08/08/2007, SGDCK TP.HCM đã chính thức được khai trương

- Đến ngày 24/06/2009 vừa qua, dựa trên Quyết định số 01/2009/QĐ-Ttg ngày 02/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại TTGDCK Hà Nội, SGDCK Hà Nội đã được khai trương cùng với sự ra mắt và đi vào hoạt động chính thức của thị trường đăng ký giao dịch dành cho chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (còn gọi là thị trường UPCoM) với 10 doanh nghiệp đầu tiên đăng ký giao dịch Trên cơ sở đó, SGDCK Hà Nội sẽ phát triển theo

mô hình một Sở giao dịch, ba thị trường dựa trên nền tảng công nghệ giao dịch từ

xa tiên tiến, hiện đại

- Tính đến ngày 31/12/2009, TTCK Việt nam đã có khoảng 105 công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên giao dịch và có tổng cộng 255 loại chứng khoán các loại được niêm yết (trên cả hai SGDCK), trong đó có 457 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư với tổng khối lượng niêm yết là 13.035,41 triệu đơn vị và tổng giá trị vốn hóa đạt hơn 620.551 ngàn tỷ đồng (tương đương 37,7% GDP) Thị trường trái phiếu đã có 30 thành viên, trong đó có 14 NHTM là thành viên đặc biệt

và 16 CTCK là thành viên thông thường, gồm 588 trái phiếu các loại được niêm yết với tổng giá trị trên 161 nghìn tỷ đồng, tương đương 10,8% GDP

2.1.1.2 Tổ chức hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam

Ở Việt Nam, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, trong đó, Bộ tài chính chịu trách nhiệm trước chính phủ thực

Trang 38

hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK và có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

 Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển thị trường chứng khoán;

 Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

 Chỉ đạo UBCKNN thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển TTCK và các chính sách, chế độ để quản lý và giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán

 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, được thành lập theo Nghị định 75/CP ngày 28/11/1996, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán và TTCK theo quy định của pháp luật Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của UBCKNN

đã được quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan, trong đó bao gồm việc quản lý, giám sát hoạt động của SGDCK, TTGDCK, Trung tâm lưu ký chứng khoán và các tổ chức phụ trợ trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 39

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của UBCKNN Việt Nam

Trang 40

Có thể nói rằng, với việc thành lập và tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nó cho thấy đây là mô hình cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán mang tính chuyên nghiệp và phản ánh sự tham gia trực tiếp của Nhà nước vào thị trường với tư cách là nhà quản lý vĩ mô

 Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán: Sau khi TTGDCK Hà Nội chuyển đổi thành SGDCK Hà Nội, thì hiện nay, các hoạt động giao dịch chứng khoán chính thức tại Việt Nam chủ yếu được tổ chức và quản

lý tập trung trên hai SGDCK là SGDCK TP.HCM (gọi tắt là HOSE) và SGDCK Hà Nội (gọi tắt là HNX) Theo quy định chung của pháp luật hiện hành, SGDCK tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của tổ chức phát hành đủ điều kiện niêm yết tại SGDCK; TTGDCK tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của tổ chức phát hành không đủ điều kiện niêm yết tại SGDCK (tuy nhiên hiện nay TTCK Việt Nam không còn TTGDCK) Hai SGDCK này này chịu sự quản lý và giám sát trực tiếp của UBCKNN

- Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (tên viết tắt là HSX):

đây là thị trường giao dịch lớn nhất và điển hình cho TTCK Việt Nam Hiện nay SGDCK này là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công

ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của SGDCK và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Ngày đăng: 10/05/2017, 20:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Đào Lê Minh (chủ biên), Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán - Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước (2002), Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Tác giả: TS. Đào Lê Minh (chủ biên), Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán - Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
2. Thạc sĩ Nguyễn Văn Nông, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Liên (2007), Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thị trường chứng khoán
Tác giả: Thạc sĩ Nguyễn Văn Nông, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Liên
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2007
3. Trần Quang Phú, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Đức Dũng (2008), Thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Trần Quang Phú, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Đức Dũng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2008
5. Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (2007, 2008), Báo cáo thường niên 2007, 2008, 2009, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thường niên 2007, 2008, 2009
6. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (2006), Báo cáo thường niên 2006, 2009, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thường niên 2006, 2009
Tác giả: Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
Năm: 2006
7. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2007), Nâng cao hiệu quả và phát huy tác dụng của thị trường chứng khoán Việt Nam, Trung tâm thông tin tư liệu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả và phát huy tác dụng của thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Năm: 2007
8. TS. Bùi Kim Yến (2005), Một số giải pháp phát triển các nghiệp vụ và nâng cao hiệu quả hoạt động tại các công ty chứng khoán, Đề tài nghiên cứu cấp trường, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2005), Một số giải pháp phát triển các nghiệp vụ và nâng cao hiệu quả hoạt động tại các công ty chứng khoán
Tác giả: TS. Bùi Kim Yến
Năm: 2005
9. Các bản tin thị trường chứng khoán của SGDCK TP.HCM số 01 đến số 08/2009, số 239/2009 và của SGDCK Hà Nội số ra ngày 31/12/2008 Khác
10. Các website chính: Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (www.ssc.gov.vn), SGDCK Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w