1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Phát triển thị trường chứng khoán việt nam đến năm 2020

247 366 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 247
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

Như vậy, chứng khoán không chỉ bao gồm cổ phiếu, trái phiếu mà cả các sản phẩm của thị trường tiền tệ ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu Ngân hàng … và các loại thương phiếu, hối p

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

**********

TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2008

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - TÍN DỤNG

MÃ SỐ : 5.02.09

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS DƯƠNG THỊ BÌNH MINH

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2008

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các bảng

Danh mục các sơ đồ

Danh mục từ viết tắt

Mở đầu 1

Chương 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1 Khái niệm chứng khoán và các loại chứng khoán 4

1.1.1 Khái niệm về chứng khoán 4

1.1.2 Các loại chứng khoán 5

1.2 Thị trường chứng khoán 15

1.2.1 Khái niệm thị trường chứng khoán 17

1.2.2 Cơ cấu thị trường chứng khoán 18

1.2.3 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán tập trung 22

1.2.4 Hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán .29

1.2.5 Tổ chức quản lý thị trường chứng khoán 33

1.3 Những mặt tích cực và hạn chế của thị trường chứng khoán 36

1.3.1 Những mặt tích cực 37

Trang 4

1.4 Kinh nghiệm xây dựng TTCK một số nước trên thế giới .44

1.4.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của TTCK ở một số nước châu Á 44

1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán thế giới 50

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Khái quát quá trình hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam 57

2.2 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán tập trung của Việt Nam 59

2.2.1 Các chủ thể quản lý 59

2.2.2 Các tổ chức phát hành chứng khoán niêm yết 65

2.2.3 Các định chế tài chính trung gian, các tổ chức phụ trợ 68

2.2.4 Các nhà đầu tư 76

2.3 Các chứng khoán niêm yết 79

2.3.1 Cổ phiếu 80

2.3.2 Trái phiếu 82

2.3.3 Chứng chỉ quỹ đầu tư 88

2.3.4 Các công cụ tài chính phái sinh 89

2.4 Tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua 91

2.4.1 Hệ thống giao dịch chứng khoán 91

2.4.2 Hệ thống đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán 99

2.4.3 Hệ thống giám sát và công bố thông tin 100

Trang 5

trong thời gian qua 101 2.5.1 Những thành tựu đạt được 101 2.5.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân 110

Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

3.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 127 3.1.1 Bối cảnh quốc tế và xu hướng phát triển thị trường chứng khoán

thế giới 127 3.1.2 Hội nhập quốc tế về thị trường chứng khoán – cơ hội thách thức

đối với Việt Nam 129 3.1.3 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn

2008 – 2020 131 3.2 Các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010 134 3.2.1 Các giải pháp hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô 134 3.2.2 Các giải pháp phát triển hàng hoá chứng khoán tại Việt Nam 140 3.2.3 Các giải pháp về quản lý của UBCKNN và Trung tâmgiao dịch

chứng khoán 159 3.2.4 Các giải pháp củng cố, hoàn thiện và phát triển các tổ chức

tài chính trung gian 167 3.3 Các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2020 171 3.3.1 Các giải pháp tăng cường khuôn khổ pháp lý 171

Trang 6

3.3.3 Các giải pháp phát triển tổ chức và tăng cường hoạt động quản

lý đầu tư chứng khoán 183 3.3.4 Các giải pháp tăng cường năng lực và củng cố ngành chứng khoán 185 3.3.5 Các giải pháp tăng cường giao dịch thị trường và thanh toán 189 3.4 Các giải pháp hỗ trợ 191 3.4.1 Phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm 192 3.4.2 Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường

chứng khoán, đẩy mạnh tư vấn chứng khoán, công chúng hoá rộng

rãi về thị trường chứng khoán 193 3.4.3 Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực

chứng khoán 194 Kết luận 197 Danh mục công trình của tác giả

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG Trang

Bảng 2.1: Những Quỹ đầu tư nước ngoài thành lập trước năm 1997 74

Bảng 2.2: Những Quỹ đầu tư nước ngoài thành lập sau năm 2002 75

Bảng 2.3: Khối lượng chứng khoán niêm yết trên Trung tâmgiao dịch

chứng khoán TP.HCM qua các năm 80

Bảng 2.4: Tình hình giao dịch chứng khoán tại Trung tâmgiao dịch

chứng khoán TP.HCM qua các năm 94

Bảng 2.5: Quy mô chứng khoán đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội 95

Bảng 2.6: Quy mô giao dịch chứng khoán tại TTGDCK Hà Nội năm 2007 .96

Bảng 2.7: Hoạt động đấu giá cổ phiếu tại TTGDCK Hà Nội qua các năm 98

Trang 8

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ 1.1: Các loại thị trường chứng khoán 21

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước 61

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của Trung tâmgiao dịch chứng khoán TP.HCM .62

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức của Trung tâmgiao dịch chứng khoán Hà Nội 63

Sơ đồ 2.4: Số lượng Công ty cổ phần niêm yết trên TTGDCK TP.HCM qua

các năm 67

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

IOSCO Tổ chức quốc tế các Ủy Ban Chứng Khoán IPO Chào bán lần đầu chứng khoán ra công chúng

TTGDCK Trung tâmgiao dịchchứng khoán

Trang 10

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Một trong những giải pháp cực kỳ quan trọng để thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo phương châm phát huy tối đa nội lực, đó là vấn đề phát triển thị trường vốn Để giải quyết vấn đề vốn và nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng vốn thì điều kiện cần thiết khách quan là phải nhanh chóng xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán, về mặt lý luận lẫn trong vận hành là lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với nhà đầu tư lẫn nhà hoạch định chính sách của Việt Nam Chính

vì vậy, mọi sự tìm hiểu về thị trường chứng khoán đều có ý nghĩa trong quản lý nền kinh tế đất nước Ởû Việt Nam trong thời gian qua, thị trường chứng khoán đã hình thành và đi vào hoạt động nhưng vẫn chỉ mới ở dạng sơ khai, còn thiếu nhiều điều kiện cho quá trình phát triển dài lâu Trong khi đó, chứng khoán và thị trường chứng khoán lại là một phạm trù kinh tế hết sức nhạy cảm, tính rủi ro cao và dễ phát sinh tiêu cực, có thể gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế cũng như xã hội Nếu không biết cách vận hành thì vai trò to lớn của thị trường chứng khoán cũng đồng nghĩa với những tác hại khôn lường mà nó gây ra Do vậy, việc nghiên cứu các giải pháp cho công cuộc đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam là một

vấn đề có ý nghĩa hết sức to lớn Từ đó, Nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Phát triển

thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020” làm luận án tiến sĩ kinh tế

Mục tiêu nghiên cứu

Về lý thuyết, tác giả đưa ra những quan điểm khoa học về ngành chứng

khoán đã được đúc kết thành các lý luận tổng quan, đồng thời tác giả nghiên cứu

Trang 11

kinh nghiệm xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán của một số nước trên thế giới, nhằm đưa ra các bài học vận dụng cho sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

Về thực tiễn, tác giả muốn đi sâu vào việc phân tích quá trình hình thành và

phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam cũng như các mặt thành tựu và hạn chế của cơ chế vận hành thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua Từ đó làm những căn cứ khoa học thực tiễn và thuyết phục cho các giải pháp mà tác giả đề xuất kiến nghị nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Luận án đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất về khoa học nghiên cứu lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, phân tích thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam những năm qua Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đếân năm 2020 có tính đến những điều kiện phù hợp với kinh tế xã hội ở nước ta

Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử mang tính chất xuyên suốt Ngoài ra, để tăng tính thuyết phục và nâng cao giá trị thực tiễn của luân án, tác giả sử dụng kết hợp với các phương pháp nghiệp vụ cụ thể như phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh, phân tích, đánh giá và kế thừa một cách có chọn lọc và hệ thống

Những đóng góp mới của luận án

Luận án là một công trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả Tác giả có

Trang 12

- Góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận tổng quan về chứng khoán và thị trường chứng khoán trên cơ sở kết hợp logic các quan điểm biện chứng trong lĩnh vực này

- Đưa ra những mục tiêu và định hướng có căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020

- Với việc đi sâu vào các giải pháp, luận án góp phần giải quyết những vấn đề chuyên biệt trong từng lĩnh vực của thị trường chứng khoán theo những giai đoạn cụ thể:

+ Giai đoạn từ năm 2008 – 2010

+ Giai đoạn từ năm 2011 – 2020

Hy vọng rằng luận án sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị về mặt lý luận, thực tiễn cho các cơ quan chuyên môn và những cá nhân quan tâm đến lĩnh vực

nghiên cứu của luận án

Trang 13

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN

1.1 Khái niệm chứng khoán và các loại chứng khoán

1.1.1 Khái niệm về chứng khoán

Chứng khoán xuất hiện trên thị trường được xem như là một yêu cầu cần thiết khách quan trong tiến trình phát triển kinh tế Đấy là một loại hàng hoá trong thị trường chứng khoán, giá cả của chúng cũng thường xuyên biến động và trong một chừng mực nào đó có ảnh hưởng đến sự vận hành của nền kinh tế Từ trước đến nay đã có nhiều cách diễn đạt khác nhau về chứng khoán Theo những quan niệm cổ điển, chứng khoán là thuật ngữ để chỉ tờ giấy làm bằng chứng, chứng nhận cho người cầm giữ nó có những quyền nhất định đối với một loại tài sản nào đó Với khái niệm trên, theo cách hiểu phổ biến, nói đến chứng khoán, người ta muốn nói đến cổ phiếu, trái phiếu dài hạn và một số chứng chỉ đầu tư, chứng thư dự phần Tuy nhiên, theo cách hiểu rộng nhất của các nhà kinh tế thì chứng khoán là mọi tài sản tài chính có thể chuyển nhượng được Như vậy, chứng khoán không chỉ bao gồm cổ phiếu, trái phiếu mà cả các sản phẩm của thị trường tiền tệ ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu Ngân hàng … và các loại thương phiếu, hối phiếu, lệnh phiếu,…

Cũng về khái niệm chứng khoán, Công ty tài chính quốc tế (International Financial Company - IFC) cho rằng chứng khoán là quyền hưởng lợi nhuận đối với vốn, tài sản, sở hữu, lợi tức, thu nhập, tô của Chính phủ, công ty hay pháp nhân, thể nhân hoặc quỹ đầu tư do đóng góp cổ phần hoặc vay nợ Chúng có thể là quyền chọn

Trang 14

thuận (khế ước) mà theo đó, lợi nhuận của các bên phát hành, chuyển nhượng hay nhượng lại được xác định theo tổng lượng kỳ phiếu của tài sản cũng được hiểu là chứng khoán Tương tự vậy, chứng khoán được xem là một hợp đồng đầu tư thể hiện một phần vốn góp của nhà đầu tư trong tài sản, chúng được sử dụng chung với các khoản vốn khác và có thể mang lại khoản lợi nhuận kỳ vọng cho nhà đầu tư

Tại Việt Nam, theo Điều 6 của Luật chứng khoán thì “ chứng khoán là bằng chứng xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành, gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán, các loại chứng khoán khác theo quy định của pháp luật”

Qua những vấn đề tìm hiểu trên, theo quan điểm của tác giả, “chứng khoán là khái niệm được dùng để biểu hiện các chứng chỉ đầu tư hoặc cho vay vốn mà người sở hữu chúng có thểõ thu được một khoản lợi tức trong tương lai” Tựu trung chứng khoán có những đặc trưng sau:

- Chứng khoán là giấy tờ có giá

- Chứng khoán có tính thanh khoản, đó là sự dễ dàng trong quá trình chuyển chứng khoán đó sang tiền mặt trong một thời gian ngắn

- Chứng khoán có khả năng sinh lợi, người sở hữu chứng khoán có thể thu được lợi nhuận từ chứng khoán

Như vậy, chứng khoán hội đủ những đặc trưng của hàng hoá nhưng là hàng hoá vận hành trên thị trường tài chính của nền kinh tế Mặt khác, chứng khoán cũng là một tài sản vốn, có khả năng thu hồi và sinh lợi

1.1.2 Các loại chứng khoán

Chứng khoán tựu trung lại thường bao gồm các loại chủ yếu như: cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ có nguồn gốc chứng khoán

Trang 15

1.1.2.1 Cổ phiếu (Stock)

Cổ phiếu là giấy chứng nhận cấp cho cổ đông để chứng nhận số cổ phần mà cổ đông đó đã mua ở một CtyCP, chứng thực về việc đóng góp vào CtyCP, đem lại cho người chủ của nó quyền chiếm hữu một phần lợi nhuận dưới hình thức lợi tức cổ phần và được quyền tham gia quản lý công ty

Theo Giáo sư J Peyrard của Đại học Sorbonne (Pháp) thì “cổ phiếu là những chứng khoán biểu thị quyền tham gia của cổ đông vào một công ty, cổ phiếu huy động

tư bản trong xã hội vào công ty Giá trị của cổ phiếu trực tiếp gắn liền với kết quả và sự phát triển các hoạt động của công ty”

Theo Thông tư số 02/2001/TT-UBCK, ngày 28/9/2001 của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước, thì cổ phiếu là “một loại chứng khoán phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của CtyCP”

Từ đấy, quan điểm của tác giả cho rằng “cổ phiếu là chứng chỉ đầu tư vốn xác nhận quyền sở hữu vốn và trách nhiệm pháp lý của người nắm giữ chúng trong một CtyCP” Ngoài đặc trưng chung của chứng khoán là có tính thanh khoản và tính sinh lợi, cổ phiếu có những đặc trưng riêng như:

- Cổ phiếu là chứng khoán vốn do đó không có kỳ hạn và không hoàn vốn;

- Cổ tức không được xác định trước mà phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của CtyCP;

- Cổ phiếu có tính rủi ro cao theo rủi ro của CtyCP

Cổ phiếu là loại chứng khoán thông dụng nhất được một CtyCP phát hành Một

CtyCP có thể phát hành hai loại cổ phiếu : Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

Trang 16

+ Cổ phiếu thường ( Common stock ) : thể hiện quyền lợi sở hữu của cổ đông trong công ty, quyền sở hữu được bỏ phiếu của công ty và những cổ phiếu này vĩnh viễn tồn tại cùng với quãng đời hoạt động của công ty Thông thường, cổ đông sở hữu cổ phiếu thường được hưởng một số quyền hay đăïc quyền nhất định như sau : quyền bỏ phiếu bầu ra Hội đồng quản trị Các ủy viên quản trị có trách nhiệm điều hành công ty; quyền được nhận cổ tức khi chúng được đồng quản trị công bố; quyền chuyển nhượng quyền sở hữu của cổ phiếu; quyền bỏ phiếu cho các vấn đề ảnh hưởng đến toàn bộ công ty; quyền kiểm tra các sổ sách của công ty; quyền được chia số tiền do giải thể công ty mà có

+ Cổ phiếu ưu đãi ( Preferred stock ) : cũng thể hiện quyền lợi sở hữu trong một công ty, tuy nhiên, những cổ đông nắm loại cổ phiếu này được hưởng một số ưu đãi hơn so với những cổ đông thường Cụ thể như: cổ đông ưu đãi có quyền nhận được cổ tức trước khi cổ tức được công bố hay trả cho cổ phiếu thường; được hưởng một cổ tức cố định hàng năm; cũng có quyền ưu tiên được nhận trước tài sản của công ty trong trường hợp công ty bị giải thể

Tuy nhiên, không giống với các cổ đông thường, các cổ đông ưu đãi thường không được hưởng quyền bỏ phiếu bầu ra Hội đồng quản trị Như vậy, cổ đông ưu đãi có quyền sở hữu hữu hạn trong công ty Cổ phiếu ưu đãi bao gồm:

- Cổ phiếu ưu đãi không luỹ kế lãi (non cumulative preferred stocks): trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ, công ty không có tiền trả cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi loại này thì khoản cổ tức đó sẽ bị mất luôn Qua kỳ hoạt động tiếp theo, dù công

ty làm ăn rất hiệu quả, có lời cao, khoản cổ tức chưa chi trả của kỳ trước cũng không được truy lĩnh mà chỉ được chi trả khoản cổ tức của kỳ hiện hành

Trang 17

- Cổ phiếu ưu đãi có luỹ kế lãi (cumulative preferred stocks) : nếâu một năm nào đó, công ty không có lãi để chi trả thì cổ tức đó được nợ lại cho năm tới và sẽ được trả gộp luôn với cổ tức năm tới hay sẽ được trả vào một năm nào đó mà công ty có đủ tiền để trả

- Cổ phiếu ưu đãi dự phần (participating preferred stocks): người chủ sở hữu loại cổ phiếu này ngoài việc nhận cổ tức đã công bố có thể nhận thêm khoản cổ tức đặc biệt, nếu cổ tức của cổ phiếu thường vượt quá một lượng tiền nhất định

- Cổ phiếu ưu đãi không dự phần (non participating preferred stocks): người chủ sở hữu nó không được hưởng thêm phần lợi tức nào vào những năm công ty làm ăn phát đạt vượt mức

- Cổ phiếu ưu đãi được chuyển đổi (convertible preferred stocks): người chủ sở hữu loại cổ phiếu này được phép chuyển đổi nó thành một số lượng nhất định cổ phiếu thường

- Cổ phiếu ưu đãi có thể thu hồi (redeemable preferred stocks): công ty có thể thu hồi loại cổ phiếu này bằng cách bồi hoàn một số tiền cộng thêm một khoản thưởng nhất định cho người sở hữu

- Cổ phiếu ưu đãi với tỷ lệ cổ tức nhất định: loại cổ phiếu này được tái phát hành thường xuyên trên thị trường tiền tệ, chúng thường có mệnh giá lớn vì thường được nhắm vào các nhà đầu tư là các công ty lớn

1.1.2.2 Trái phiếu (Bond)

Trái phiếu là giấy chứng nhận nợ, xác nhận quyền chủ nợ của người sở hữu đối với tổ chức phát hành ra nó Trái phiếu có lãi suất hoặc chiết khấu cố định của Chính phủ, công ty phải trả cho người nắm giữ

Trang 18

Cũng theo Giáo sư J Peyrard của Đại học Sorbonne ( Pháp ), trái phiếu là

“những chứng chỉ ghi nhận một khoản nợ mà một công ty hay một thể chế hứa trả theo một kỳ hạn xác định và trả theo lãi suất hàng năm”

Theo Thông tư số 02/2001/TT-UBCK, ngày 28/9/2001 của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước, trái phiếu là “một loại chứng khoán phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm cả gốc lẫn lãi) của tổ chức phát hành trái phiếu với người sở hữu trái phiếu”

Theo quan điểm của tác giả, khác với cổ phiếu là chứng từ vốn thì “trái phiếu là chứng từ nợ xác nhận người sở hữu chúng là người cho vay để được hưởng một khoản lãi theo kỳ hạn nào đó từ tổ chức phát hành” Như vậy trái phiếu có những đặc trưng riêng:

- Trái phiếu là chứng khoán nợ dài hạn, có kỳ hạn, được hoàn vốn;

- Lãi của trái phiếu được xác định trước;

- Trái phiếu có ít rủi ro hơn cổ phiếu

Căn cứ vào phương thức tổ chức phát hành có hai loại trái phiếu : Trái phiếu công ty và trái phiếu Chính phủ

+ Trái phiếu công ty ( corporate bonds ): là trái phiếu do các công ty phát hành với mục đích huy động vốn cho đầu tư phát triển Các CtyCP hoặc các doanh nghiệp nhà nước phát hành trái phiếu khi muốn vay một số vốn lớn để tài trợ cho các nhu cầu lớn và có tính chất dài hạn mà công ty không được hoặc không muốn phát hành cổ phiếu mới hoặc các lý do khác Nếu như cổ phiếu là một bằng chứng của quyền sở hữu một phần công ty, thì trái chủ của trái phiếu lại là chủ nợ của công ty phát hành Và vì vậy trái chủ của trái phiếu thường không có quyền bỏ phiếu và không có tiếng nói trong việc quản lý công ty

Trang 19

Tùy thuộc vào điều kiện và sự tính toán, công ty có thể phát hành các loại trái phiếu sau :

- Trái phiếu tín chấp ( depentures ): là trái phiếu chỉ dựa vào uy tín của công ty để phát hành Công ty không đưa ra bất động sản hay tài sản gì khác gì khác làm vật bảo đảm cho trái phiếu Đây là loại trái phiếu chỉ có các công ty lớn có danh tiếng và

uy tín phát hành

- Trái phiếu thế chấp ( mortgage bonds ): là trái phiếu bảo đảm, thể hiện quyền đối với những tài sản cụ thể do một công ty làm chủ Đối với loại trái phiếu này, khi phát hành, công ty phải có một số lượng tài sản tương ứng ký thác tại cơ quan ủy thác để làm bằng chứng bảo đảm khả năng hoàn trả vốn và lãi cho trái phiếu

- Trái phiếu thu nhập ( income bonds ): thường được sử dụng khi tổ chức lại công ty hoặc trong các tình huống khác khi công ty bị suy thoái về tài chính Lãi suất của loại trái phiếu này chỉ được thanh toán khi công ty thực sự có lãi

- Trái phiếu chuyển đổi ( convertible bonds ): là loại trái phiếu mà khi phát hành có kèm điều khoản cho phép người chủ sở hữu trái phiếu đặc quyền, được chuyển đổi trái phiếu của mình thành một số lượng nhất định những cổ phiếu thường với chỉ số và thời gian chuyển đổi đã được xác định Loại trái phiếu chuyển đổi này thường có lãi suất thấp hơn trái phiếu thường

- Trái phiếu lãi suất chiết khấu ( zero – coupon bonds ): đây là loại trái phiếu lãi suất được trả ngay khi phát hành, được khấu trừ vào tiền mua trái phiếu Do đó giá bán thấp hơn mệnh giá và khi đáo hạn được nhận lại vốn gốc bằng mệnh giá của trái phiếu

- Trái phiếu lãi suất thả nổi ( floating rate bonds ): là loại trái phiếu có lãi suất được điều chỉnh theo từng thời kỳ cho phù hợp với lãi suất trên thị trường (lãi suất tín dụng) hoặc bị chi phối bởi biểu giá, chẳng hạn như chỉ số bán lẻ Loại trái phiếu này

Trang 20

có lãi thu được không phải cố định mà thay đổi theo sự biến động của lãi suất trên thị trường, do đó nó được bảo hiểm chống lại sự lạm phát và sự gia tăng lãi suất tín dụng

Ngoài ra, còn có những loại trái phiếu khác như trái phiếu dự phần (participating bonds), trái phiếu trả nợ (refunding bonds), trái phiếu có thể thu hồi (callable bonds)

+ Trái phiếu Chính phủ và chính quyền địa phương:

Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành phản ảnh số nợ của Chính phủ hay chính quyền địa phương và được đảm bảo bằng ngân sách chi trả Từ trước đến nay, loại trái phiếu này có nhiều tên gọi khác nhau như công trái ( government debt ), trái phiếu Chính phủ…

Ở Việt Nam, trái phiếu Chính phủ thường được giao cho Bộ Tài chính phát hành thông qua các tổ chức tài chính và các tổ chức môi giới chứng khoán Đây là loại trái phiếu an toàn nhất, vì có nguồn vốn ngân sách đảm bảo hoặc lấy từ nguồn thu của các công trình xây dựng xong đưa vào sử dụng làm đảm bảo

Xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của Chính phủ hay chính quyền địa phương, có thể phát hành các loại trái phiếu ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn

- Trái phiếu ngắn hạn thường dưới 1 năm, được phát hành nhằm bù đắp sự thiếu hụt ngân sách trong thời gian ngắn Trái phiếu ngắn hạn thường do Bộ Tài chính phát hành hoặc ủy nhiệm cho Ngân hàng Trung ương phát hành dưới các tên gọi như tín phiếu kho bạc hoặc hối phiếu kho bạc Tuy nhiên loại này không lưu thông trên thị trường chứng khoán

- Trái phiếu trung hạn là loại có thời hạn từ 1 năm đến 9 năm, thường trả lãi mỗi năm hai kỳ và trả bằng phiếu trả lãi, lãi suất thường cao hơn loại ngắn hạn Loại này tạo nguồn thu ổn định cho Chính phủ và dùng để huy động vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở có khả năng tạo ra nguồn thu

Trang 21

- Trái phiếu dài hạn : là loại có thời hạn từ 10 năm trở lên, thường được sử dụng để huy động vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở có quy mô lớn và cũng có khả năng tạo ra nguồn thu

Tương tự như trái phiếu công ty, trái phiếu Chính phủ cũng bao gồm nhiều loại, phong phú và đa dạng như:

- Trái phiếu kho bạc (treasury bonds): là phiếu nợ trung và dài hạn từ 5 đến 30 năm hay hơn nữa, do kho bạc phát hành khi huy động vốn để bổ sung bù đắp ngân sách

- Trái phiếu đô thị (municipal bonds): là những trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành nhằm huy động vốn tài trợ cho các dự án đầu tư hạ tầng như xây dựng trường học, tu bổû phát triển đường sá, cầu cảng, sân bay,…Kỳ hạn trái phiếu này là từ 10 đến 30 năm Các trái phiếu này thường được các Ngân hàng mua khi phát hành, sau đó tổ chức bán lại trên TTCK cho các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, những người có tài sản lớn, thu nhập cao

- Công trái Nhà nước (state bonds): là loại trái phiếu dài hạn đặc biệt, thời hạn từ 10 năm trở lên, được phát hành từng đợt Loại này do Nhà nước phát hành để bù đắp sự thiếu hụt của ngân sách Ở các nước phát triển đây là loại trái phiếu được ưa chuộng vì hầu như không có rủi ro

- Trái phiếu quốc tế ( international bonds ): đây là hình thức Chính phủ phát hành các chứng chỉ vay nợ ra thị trường vốn quốc tế, có thể nói là hình thức vay vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư quốc tế không phải qua các tổ chức trung gian ( như Ngân hàng ), do vậy, chi phí đi vay sẽ ít hơn khi đi vay thương mại, đồng thời, khi vay vốn dưới hình thức này, tính độc lập về tài chính của Chính phủ cũng lớn hơn, Chính phủ sẽ mở rộng chi tiêu ngân sách mà không bị ràng buộc vào các điều kiện về mục đích sử dụng vốn của người cho vay

Trang 22

1.1.2.3 Các công cụ có nguồn gốc chứng khoán (derivaties)

Các chứng khoán này còn gọi là công cụ phái sinh hay công cụ dẫn xuất Đặc điểm chung của các công cụ này là chúng được giao dịch ở thời điểm hiện tại so với các điều khoản được thỏa thuận giữa đôi bên, nhưng việc thực hiện chúng lại ở trong tương lai Các công cụ này được giao dịch trên khu vực riêng biệt của thị trường chứng khoán và có thể bao gồm:

+ Giấy bảo đảm quyền mua cổ phiếu (Pre-emtive Right) là một loại chứng khoán xác nhận quyền được mua cổ phiếu mới phát hành tại mức giá bán ra của công

ty Đối với các công ty hoạt động hiệu quả cao, xu hướng phát triển ngày càng mở rộng, hội đồng quản trị công ty quyết định tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu bổ sung Việc phát hành cổ phiếu có thể đưa đến tình trạng một số cổ đông ban đầu không đủ vốn để mua thêm cổ phần mới theo tỷ lệ ban đầu, từ đó họ mất quyền kiểm soát công ty, trong khi họ là những người có công, cần được ưu đãi Để khắc phục tình trạng trên, các công ty đã áp dụng nhiều phương thức phát hành cổ phiếu mới đảm bảo quyền kiểm soát công ty vẫn thuộc số cổ đông ban đầu trên cơ sở ưu tiên khuyến khích các cổ đông hiện hữu được quyền mua một số cổ phiếu mới tương ứng với tỷ lệ góp vốn cũ theo giá thấp hơn giá thị trường Quyền này được thể hiện bằng giấy bảo đảm quyền mua cổ phiếu Nếu cổ đông cũ không thực hiện quyền mua thì họ có thể đưa ra bán ở thị trường để nhận một khoản lãi do chênh lệch giá ưu tiên Sau khi ưu tiên cho cổ đông cũ, số còn lại mới bán rộng rãi ra thị trường Như vậy, chứng quyền bảo đảm quyền mua cổ phiếu của cổ đông, được ưu tiên phát hành cho các cổ đông cũ nhằm bảo đảm quyền kiểm soát công ty vẫn thuộc về số cổ đông cũ của công ty

+ Các hợp đồng quyền lựa chọn hay các quyền chọn ( Options )

Hợp đồng quyền lựa chọn là một kiểu hợp đồng giữa hai bên, trong đó một bên cho bên kia được quyền mua hoặc bán một loại hàng hóa cụ thể hoặc một lượng

Trang 23

chứng khoán nào đó với một giá xác định trong một thời hạn nhất định Đây là một bản hợp đồng mang tính thỏa thuậân nhưng ràng buộc về mặt pháp lý, trong đó: người mua quyền lựa chọn ( gọi là người chủ ) trả một khoản tiền mua quyền để thực hiện một giao dịch nào đó với số lượng và giá cả đã được ấn định trong một thời hạn nhất định; người viết quyền lựa chọn đồng thời là người bán quyền (gọi là người thụ trái) thu một khoản tiền từ người mua để có nghĩa vụ thực hiện giao dịch đã nêu trong hợp đồng; ngoài ra, còn có cơ quan quản lý, đảm bảo cho giao dịch nêu trong hợp đồng sẽ được thực hiện đúng

Hợp đồng quyền lựa chọn có hai loại: quyền chọn mua (call options) và quyền chọn bán (put options) Hợp đồng quyền lựa chọn cung cấp cho người chủ quyền mua hoặc bán chứ không phải nghĩa vụ mua hoặc bán Vì vậy, người chủ của quyền lựa chọn có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng Nếu không muốn thực hiện quyền, người chủ có thể bán quyền lựa chọn đó trên TTCK cho người khác, nghĩa là chuyển quyền sở hữu cho người chủ khác Vì vậy, hợp đồng quyền lựa chọn cũng được coi là một loại chứng khoán của TTCK

+ Các hợp đồng tương lai ( Future contracts ) là các hợp đồng đáp ứng cho việc giao một khoản tiền xác định của một loại hàng hoá nhất định trong một thời hạn xác định trong tương lai Trên thực tế nó không bao gồm việc chuyển nhượng ngay quyền sở hữu hàng hóa đó Nói cách khác, chúng ta có thể mua và bán các hàng hóa trên thị trường trong tương lai mà không cần quan tâm tới việc có sở hữu hàng hóa đó hay không Các điều khoản và điều kiện của hợp đồng tương lai thống nhất về số lượng, chất lượng hàng hoá phải giao, địa điểm giao hàng và nhiều quy định cụ thể khác; tất cả được xác định trước và được quy định cụ thể theo các nguyên tắc giao dịch Tiếp đó, nếu một hợp đồng được thỏa thuận, người mua và người bán cần phải quyết định thời điểm giao hàng, số liệu trên hợp đồng và giá cả Giá cả được thỏa thuận giữa

Trang 24

người mua và người bán bằng đấu giá công khai trong phòng giao dịch của Sở giao dịch các hợp đồng tương lai có tổ chức

Trong hợp đồng tương lai có quy định hợp đồng có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào và có thể thực hiện vào cuối hạn định; để tránh mọi thiệt hại khi hợp đồng không được thực hiện, cả hai bên mua và bán phải ký quỹ vào lúc ký hợp đồng

+ Hợp đồng kỳ hạn (Forward) là một thoả thuận trong đó người mua và người bán chấp thuận thực hiện giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá ấn định vào ngày hôm nay Điểm khác biệt của forward với future là giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau dựa theo những ước lượng mang tính cá nhân và giá này vào thời điểm giao nhận hàng hoá có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng

+ Nghiệp vụ hoán đổi (swaps) là một hợp đồng trong đó hai bên thoả thuận trao đổi nghĩa vụ thanh toán Thông thường giao dịch này bao gồm các thanh toán lãi, và trong một số trường hợp là thanh toán nợ gốc Giao dịch hoán đổi lãi suất và hoán đổi ngoại tệ là sản phẩm của thị trường OTC được kết hợp trực tiếp giữa hai ngân hàng, hoặc giữa ngân hàng với khách hàng

Sự có mặt của các loại chứng khoán khác nhau đã làm phong phú thêm hình thức của hàng hoá đặc biệt này Một khi các chứng khoán có giá được phát hành thì tất yếu sẽ làm nảy sinh nhu cầu về mua bán, trao đổi các chứng khoán đó Chính vì vậy, đòi hỏi phải có một thị trường để giao dịch các chứng khoán

1.2 Thị trường chứng khoán (TTCK)

Thị trường chứng khoán được hình thành và phát triển do yêu cầu khách quan của nhu cầu về vốn trong nền kinh tế Trong sự phát triển của thị trường tài chính, thị trường tiền tệ đã được hình thành trước nhằm chủ yếu giải quyết nhu cầu về vốn ngắn hạn Song, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất xã hội, nhu cầu bức

Trang 25

thiết của thị trường vốn trung, dài hạn đã đòi hỏi hình thành thị trường vốn Để huy động các nguồn vốn trung và dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp, Chính phủ và một số công ty còn thực hiện huy động vốn thông qua việc phát hành các chứng khoán Từ đó cũng đã phát sinh nhu cầu mua bán, trao đổi các loại chứng khoán trên một thị trường đặc biệt Đây là một thị trường phức tạp, cao cấp mà hàng hoá được giao dịch, mua bán là những chứng khoán Các nguyên tắc về cung và cầu cũng áp dụng như bất kỳ một thị trường nào, theo đó dẫn đến các biến động về giá cả Hoạt động mua bán này ngày càng mở rộng, có sự tham gia của nhiều người và hình thành một địa điểm gọi là chợ chứng khoán, sau đó trở thành một thị trường hoạt động với các quy tắc và chuẩn ước lúc bấy giờ nhằm đảm bảo cho quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa và các thỏa hiệp nhận nợ, định kỳ hạn nợ Có thể nói rằng đây chính là những dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ sự khởi điểm của quá trình hình thành TTCK Nhìn chung, TTCK phát triển khá mạnh vào nửa cuối thế kỷ XIX trong mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển của nội thương và ngoại thương trên cơ sở sử dụng các phương tiện hiện đại về giao thông, liên lạc thông tin giữa các thị trường Lịch sử phát triển các TTCK trên thế giới đã trải qua những thời kỳ biến động khác nhau, lúc thăng, lúc trầm Thời kỳ huy hoàng nhất vào những năm 1875 -

1913, TTCK phát triển mạnh mẽ với sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhưng đến năm

1929, cuộc tổng khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho các TTCK New York , TTCK Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản,… lâm vào khủng hoảng, mất lòng tin Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các TTCK được phục hồi và phát triển Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính năm 1987 một lần nữa làm cho các TTCK chao đảo, và hậu quả của nó không thua kém gì cuộc khủng hoảng năm 1929 Sau đó, TTCK lại tiếp tục phục hồi và phát triển và cho đến thời gian gần đây, vào cuối năm 1997, đầu năm 1998, với cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Châu Á, đã làm cho TTCK các nước trong khu

Trang 26

vực khủng hoảng trầm trọng, phải đóng cửa nhiều ngày và tác động mạnh đến các TTCK hùng mạnh trong và ngoài khu vực như New York, Nhật Bản,… và hậu quả đến nay vẫn chưa khắc phục hết

Trải qua các cuộc khủng hoảng, cuối cùng TTCK lại tiếp tục được phục hồi và tiếp tục phát triển, trở thành một thể chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước vận hành theo cơ chế thị trường Hiện nay, TTCK đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước công nghiệp châu Âu, Mỹ và các nước có nền kinh tế mới phát triển ở các châu lục trên thế giới, và ngày càng chứng tỏ vai trò to lớn trong việc huy động các nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế

1.2.1 Khái niệm thị trường chứng khoán

Để làm rõ thuật ngữ thị trường chứng khoán, từ trước đến nay đã có một số khái niệm sau:

Theo Giáo sư Frédéric Teulon – Vocabulaire monétaire et financier – 1993, TTCK là nơi giao dịch những cổ phiếu, trái phiếu và những sản phẩm phái sinh Cùng với hệ thống ngân hàng, TTCK tạo một dòng chảy tài chính trong nền kinh tế

Theo Longman – Dictionary of Business English – 1985, TTCK là một thị trường có tổ chức, là nơi các chứng khoán được mua bán tuân theo những quy tắc đã được ấn định

Ở Việt Nam, đứng trên phương diện pháp lý, chưa có khái niệm cụ thể về TTCK, tuy nhiên theo Nghị định số 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK có quy định “Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung” và “Thị trường giao dịch tập trung được tổ chức dưới hình thức Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc SGDCK” đồng thời có khái niệm “Trung tâm giao dịch chứng khoán là đơn vị sự nghiệp có thu,

Trang 27

trực thuộc Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước, có chức năng tổ chức, quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán tại trung tâm”

Cũng có quan niệm cho rằng TTCK là một thị trường có tổ chức và hoạt động có điều khiển, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn giữa những người phát hành chứng khoán và mua chứng khoán hoặc kinh doanh chứng khoán

Tổng kết từ lịch sử hình thành và phát triển TTCK và qua những khái niệm trên, theo quan điểm của tác giả, “TTCK là nơi diễn ra hoạt động giao dịch giữa người mua và người bán chứng khoán trung và dài hạn theo những trật tự và nguyên tắc nhất định” TTCK có những đặc trưng sau:

- TTCK xuất hiện khi các chứng khoán được phát hành và trao đổi

- TTCK là thị trường vốn trung và dài hạn

- TTCK là thị trường mà ở đó không có sự can thiệp, độc đoán hay cưỡng chế về giá cả Giá mua bán trên TTCK hoàn toàn do cung cầu quy định

- TTCK là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá, thị trường này chỉ tồn tại và phát triển trong cơ chế kinh tế thị trường

1.2.2 Cơ cấu thị trường chứng khoán

Căn cứ vào quy trình lưu thông chứng khoán, có thể phân chia TTCK thành: Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

- Thị trường sơ cấp ( primary market ) là nơi phát hành lần đầu chứng khoán

ra công chúng, tạo vốn cho đơn vị phát hành và chỉ tạo ra phương tiện huy động vốn Chức năng tài trợ của thị trường sơ cấp là huy động vốn cho đầu tư, từ đó làm tăng thêm vốn đầu tư cho nền kinh tế Tại thị trường sơ cấp, các chủ thể kinh tế trực tiếp gọi nguồn tiết kiệm để thu thập nguồn vốn dài hạn cần thiết cho nhu cầu đầu tư của mình Để đổi lấy phần vốn nhận được trên thị trường, các chủ thể kinh tế phát hành

Trang 28

các chứng khoán dưới hình thức cổ phiếu hay trái phiếu để vật chất hóa quyền lợi mà người cấp vốn sẽ nhận được Hệ thống ngân hàng đầu tư và các cơ quan môi giới chứng khoán giữ vai trò tư vấn cho các cơ quan phát hành chứng khoán nên phát hành các loại chứng khoán nào, thời hạn là bao lâu và chọn thời điểm nào để phát hành có lợi nhất

- Thị trường thứ cấp ( secondary market ) là nơi diễn ra các hoạt động mua bán những chứng khoán đã được phát hành thông qua thị trường sơ cấp Những loại chứng khoán này có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp với những giá cả cao thấp khác nhau Thị trường thứ cấp không ảnh hưởng tới nguồn vốn của các tổ chức đã phát hành ra chứng khoán đó, nhưng nó giúp tạo nên một yếu tố quan trọng cơ bản của việc mua bán chứng khoán, đó là tính thanh khoản Điều này làm tăng tính hấp dẫn của chứng khoán Có thể nói, thị trường thứ cấp tạo điều kiện cho thị trường sơ cấp phát triển, tăng tiềm năng huy động vốn của các chủ thể phát hành chứng khoán Trong thực tế tổ chức TTCK không có sự phân biệt ranh giới giữa hai loại thị trường nói trên, nghĩa là vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp vừa có giao dịch của thị trường thứ cấp, vừa có mua bán các loại chứng khoán vừa mới phát hành, vừa có mua bán các loại chứng khoán theo tính chất mua đi bán lại

Căn cứ vào phương thức giao dịch, TTCK được phân chia thành: Thị trường tập trung và thị trường phi tập trung

- Thị trường tập trung: là thị trường có tổ chức, trong đó các chứng khoán được giao dịch mua bán tại một nơi gọi là SGDCK hay TTGDCK Tại đây tất cả hoạt động giao dịch phải theo quy định của pháp luật Các chứng khoán được niêm yết thường là chứng khoán của những công ty lớn, có danh tiếng và phải đáp ứng được các yêu cầu của thị trường giao dịch chứng khoán tập trung

Trang 29

- Thị trường phi tập trung: bao gồm thị trường giao dịch không qua quầy (thị trường OTC – Over The Counter ) và thị trường giao dịch “trao tay” (hay còn gọi là thị trường thứ ba)

Thị trường giao dịch không qua quầy là TTCK, ở đó việc giao dịch không diễn

ra tại một điểm tập trung mà thông qua hệ thống nối mạng giữa các thành viên, không có ngày giờ hay thủ tục nhất định mà do sự thỏa thuận của người mua và người bán Các chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC không đòi hỏi phải phù hợp đầy đủ với các tiêu chuẩn như ở thị trường tập trung, chỉ cần các chứng khoán đó được phát hành và chưa được đăng ký yết giá ở một thị trường tập trung nào cả Vì vậy chúng thường có mức độ tín nhiệm thấp hơn các chứng khoán được niêm yết trên SGDCK hay Trung tâm giao dịch chứng khoán

Thị trường thứ ba hay là thị trường giao dịch “trao tay” là thị trường hoạt động mua bán tự do, phân tán không qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung hay thị trường OTC Thị trường này không thực hiện giao dịch bằng hệ thống đấu giá của thị trường tập trung hoặc hệ thống computer của thị trường OTC mà việc mua bán diễn ra trực tiếp, trao tay giữa những người mua, bán chứng khoán Hoạt động mua bán, chuyển nhượng giao dịch chứng khoán có thể thực hiện ở bất cứ đâu và vào bất cứ lúc nào, có thể thông qua người môi giới hoặc do chính người sở hữu chứng khoán thực hiện Tất cả các loại chứng khoán được phép phát hành đều có thể giao dịch trên TTCK thứ ba, kể cả các loại chứng khoán có đăng ký hoặc không đăng ký, chứng khoán giao dịch ở TTCK tập trung và chứng khoán ở thị trường OTC Có thể nói, TTCK thứ ba là cơ sở để hình thành thị trường Sở giao dịch và thị trường OTC Ngay cả hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới mặc dù thị trường Sở giao dịch và thị trường OTC phát triển với tổ chức và phương tiện tiên tiến, nhưng TTCK thứ ba vẫn còn tồn tại

Trang 30

NGƯỜI MUA NGƯỜI BÁN CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

TỔNG HỢP ĐƠN ĐẶT HÀNG TỔNG HỢP ĐƠN ĐẶT HÀNG

CHỨNG KHOÁN CHƯA

ĐĂNG KÝ

CHỨNG KHOÁN ĐÃ ĐĂNG KÝ

CHỨNG KHOÁN ĐÃ ĐĂNG KÝ

CHỨNG KHOÁN CHƯA ĐĂNG KÝ

SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

THỊ TRƯỜNG THỨ BA

THỊ TRƯỜNG OTC

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu thị trường chứng khoán

Căn cứ vào kỳ hạn giao dịch, TTCK có thể được phân thành: thị trường trao ngay, thị trường giao dịch kỳ hạn và thị trường giao dịch tương lai

- Thị trường trao ngay ( còn gọi là thị trường thời điểm ) là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán theo giá thỏa thuận khi ký hợp đồng, nhưng thanh toán và giao nhận chứng khoán sẽ diễn ra tiếp theo sau đó một hoặc hai ngày

Trang 31

- Thị trường giao dịch kỳ hạn là thị trường giao dịch theo giá thỏa thuận khi ký hợp đồng, nhưng thanh toán và giao nhận chứng khoán sẽ diễn ra sau một khoảng thời gian nhất định theo quy định trong hợp đồng Thông thường, hoạt động giao dịch mua bán trên thị trường là giao dịch thực sự, nghĩa là có hành vi giao nhận và thanh toán chứng khoán xảy ra vào thời hạn thanh toán trong hợp đồng

- Thị trường giao dịch tương lai là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đồng định sẵn, giá cả được thực hiện trong ngày giao dịch nhưng việc giao nhận và thanh toán sẽ diễn ra trong một kỳ hạn nhất định trong tương lai Thị trường tương lai khác với thị trường giao dịch kỳ hạn ở chỗ các hoạt động mua bán chứng khoán đã được tiêu chuẩn hóa nội dung và điều kiện thực hiện trong hợp đồng, mặt khác, thực chất hoạt động của thị trường tương lai là hoạt động đầu cơ, do vậy một cơ chế ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng dưới hình thức tiền đặt cọc đã được thực hiện và bắt buộc các bên phải thực hiện

1.2.3 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán tập trung

Để một TTCK vận hành suôn sẻ, đồng bộ, tất nhiên đòi hỏi phải có sự tham gia của các yếu tố góp phần hình thành và tạo lập cũng như quản lý thị trường

1.2.3.1 Ủy Ban Chứng Khoán Quốc Gia

Ủy Ban Chứng Khoán Quốc Gia là cơ quan quản lý điều tiết vĩ mô về TTCK

do Chính phủ thành lập, tuy nhiên không phải Ủy Ban Chứng Khoán Quốc Gia ra đời khi bắt đầu xuất hiện TTCK Quá trình phát triển TTCK thế giới cho thấy rằng Ủy Ban Chứng Khoán Quốc Gia được hình thành sau một thời gian dài hoạt động của TTCK phi tập trung; thị trường này hình thành một cách tự phát khi xuất hiện cổ phiếu, trái phiếu và có nhu cầu mua bán lại các chứng khoán này Ở Anh, TTCK xuất hiện từ thế kỷ 18 nhưng đến năm 1968 mới có Ủy Ban giám sát chứng khoán và đầu

Trang 32

tư Ở Mỹ có TTCK từ năm 1792 nhưng đến năm 1933, Ủy Ban giám sát Chứng Khoán và giao dịch mới ra đời Ở Thái Lan, SGDCK được phục hồi lại năm 1975 nhưng đến năm 1992 mới có Ủy Ban Chứng Khoán Quốc Gia…

1.2.3.2 Sở giao dịch chứng khoán ( SGDCK)

SGDCK là nơi gặp gỡ giữa các thành viên của TTCK để thương lượng đấu giá mua bán chứng khoán, và là cơ quan phục vụ cho hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán

SGDCK chỉ là thị trường giao dịch, không phải là tổ chức mua vào bán ra các loại chứng khoán, không can thiệp vào giá chứng khoán Nhiệm vụ chủ yếu của SGDCK là tổ chức và phục vụ cho hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán; cung cấp các dịch vụ thông tin; lưu giữ chứng khoán, thanh toán bù trừ; quản lý giám sát các hoạt động mua bán chứng khoán, bảo đảm công bằng trật tự, an toàn và hiệu quả trong giao dịch mua bán chứng khoán Các hoạt động của TTCK chủ yếu diễn ra tại SGDCK, vì vậy có thể nói nếu SGDCK được tổ chức và hoạt động tốt thì TTCK sẽ phát triển và ngược lại, nếu nó không được quản lý tốt sẽ cản trở sự phát triển của TTCK SGDCK được thành lập theo quy định của pháp luật, là một tổ chức có tư cách pháp nhân, có thể được tổ chức theo một trong những loại hình sở hữu cơ bản sau :

+ Sở hữu Nhà nước: hình thức này được áp dụng ở một số quốc gia đang phát triển Với loại hình này, SGDCK thực chất là một cơ quan của Chính phủ, do Chính phủ thành lập và quản lý, chi phí cho sự hoạt động của nó do ngân sách Nhà nước cấp Mô hình này có nhiều ưu điểm là chi phí hoạt động thấp, bảo vệ được quyền lợi của người đầu tư vì hoạt động của SGDCK là phi lợi nhuận Ngoài ra, khi cần thiết, Nhà nước có thể can thiệp kịp thời để đảm bảo cho thị trường hoạt động ổn định, lành mạnh Hạn chế của mô hình này là thiếu tính độc lập, cứng nhắc nên hoạt động kém

Trang 33

hiệu quả Mô hình này được tổ chức ở các SGDCK Warsaw ( Ba Lan ), Istanbul ( Thổ Nhĩ Kỳ)…

+ Sở hữu tư nhân: bao gồm sở hữu thành viên và sở hữu của các cổ đông ngoài SGDCK

Theo mô hình sở hữu thành viên, các CtyCK thành viên đóng vai trò tổ chức góp vốn và cùng tham gia vào sở hữu đối với SGDCK Hình thức này có ưu điểm là các thành viên vừa là người tham gia giao dịch, vừa là người quản lý SGDCK nên chi phí thấp, dễ ứng phó với tình thay đổi trên thị trường Mô hình này chỉ thích hợp với các nước có nền kinh tế phát triển, có một thị trường tài chính phát triển cao, một khung pháp lý hoàn chỉnh giúp cho Nhà nước quản lý từ xa và tạo điều kiện cho thị trường tự điều tiết những vấn đề phát sinh

Theo mô hình sở hữu của các cổ đông ngoài SGDCK, các SGDCK được tổ chức như một CtyCP với những cổ đông là những tổ chức không phải là thành viên của SGDCK ( ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm… ) SGDCK theo mô hình này hoạt động với mục tiêu lợi nhuận cao (như mô hình SGDCK của Đức, Malaysia,…) Ưu điểm của mô hình này là có khả năng thích nghi cao với những biến đổi của thị trường xung quanh nhờ vào tính tự quản trong việc điều hành hoạt động kinh doanh SGDCK theo mô hình này cũng có thể phát hành cổ phiếu của chính mình ra công chúng và niêm yết trên chính SGDCK đó, do vậy, việc huy động vốn cũng dễ dàng hơn Hạn chế của mô hình này là làm ảnh hưởng đến lợi ích của công chúng đầu tư vì mục tiêu của SGDCK luôn luôn tối đa hóa lợi nhuận

Ngoài ra còn một loại hình SGDCK nữa là thuộc sở hữu hỗn hợp, chẳng hạn như ở Đài Loan, SGDCK có 39% cổ phần do Chính phủ nắm giữ, 10% cổ phần dành cho các cổ đông ngoài, và số còn lại do thành viên của Sở nắm giữ

Trang 34

Trong các hình thức trên, hình thức sở hữu thành viên là phổ biến hơn cả Hình thức này cho phép SGDCK có quyền ở mức độ nhất định, nâng cao được tính hiệu quả và sự nhanh nhạy trong vấn đề quản lý tốt hơn so với hình thức thuộc sở hữu Chính phủ Tuy nhiên, việc Chính phủ nắm quyền sở hữu và quản lý SGDCK sẽ cho phép ngăn ngừa sự lộn xộn, không công bằng khi hình thức sở hữu thành viên chưa được bảo vệ bằng hệ thống pháp lý đầy đủ

1.2.3.3 Các nhà phát hành chứng khoán

Bằng cách phát hành và bán các chứng khoán trên thị trường sơ cấp để huy động vốn, Chính phủ, các doanh nghiệp và các định chế tài chính được gọi là các nhà phát hành chứng khoán

+ Chính phủ: gồm chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương Đây là một trong những chủ thể cung cấp chứng khoán để điều hoà ngân sách và thực hiện chính sách đầu tư của Nhà nước Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm nguồn tài trợ bằng cách vay tiền công chúng, với chức năng quản lý nền kinh tế vĩ mô, Nhà nước có thể phát hành các loại giấy có giá khác nhau, các giấy nhận nợ này của Chính phủ là chứng khoán, được phép mua bán trên thị trường

+ Doanh nghiệp: bao gồm công ty cổ phần và các doanh nghiệp Nhà nước Loại chứng khoán phổ biến trên TTCK là cổ phiếu được phát hành từ các công ty cổ phần khi thành lập công ty cũng như lúc công ty cần tăng thêm vốn Có thể nói công

ty cổ phần là chủ thể quan trọng trong việc cung hàng hoá cho TTCK Ngược lại, không có ngành công nghệ chứng khoán, công ty cổ phần cũng khó có khả năng phát triển Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường, để có thể đứng vững trong cạnh tranh, các doanh nghiệp cần bổ sung thêm vốn để tiến hành đổi mới trang thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra những sản phẩm có ưu thế trong cạnh tranh

Trang 35

Ngoài các giải pháp vay ngân hàng, tự bổ sung bằng lợi nhuận, các doanh nghiệp còn được phát hành chứng khoán để huy động thêm vốn Loại chứng khoán thông thường nhất mà các doanh nghiệp phát hành để huy động bổ sung vốn là trái phiếu công ty với mục đích tài trợ dài hạn cho nhu cầu tăng vốn ở công ty Trái phiếu công ty, trong quá trình phát triển TTCK ở các nước, có rất nhiều loại với những đặc điểm khác nhau thích hợp với mỗi nước, mỗi công ty và hướng theo thị hiếu khách hàng, nhà đầu

+ Các định chế tài chính (financial institutions): là các định chế được lập ra để huy động tiền trong công chúng chuyển thành những tài sản tài chính Có thể bao gồm các ngân hàng, các ty bảo hiểm, các quỹ trợ cấp hưu bổng, các công ty đầu tư, các công ty tài chính… Khi các định chế này đi vào hoạt động cũng có nhu cầu tăng vốn bằng con đường huy động dưới hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu

1.2.3.4 Các nhà đầu tư chứng khoán

Đầu tư chứng khoán là việc bỏ vốn tiền tệ ra mua các chứng khoán nhằm mục tiêu kiếm lời từ thu nhập cổ tức, trái tức hoặc cũng có thể từ chênh lệch giá do kinh doanh chứng khoán đem lại Mọi thành phần trong xã hội đều có thể là nhà đầu tư, tuy nhiên, có thành phần chỉ thỉnh thoảng mới tham gia đầu tư, nhiều thành phần khác xem việc cho vay là công việc đầu tư thường xuyên của họ Có thể chia thành hai loại: nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức đầu tư

+ Nhà đầu tư cá nhân: là công chúng, một loại chủ thể có khả năng cung ứng một khối lượng tiền tệ rất lớn Từ nguồn thu nhập thường xuyên của mình, công chúng phải dành lại một phần dưới dạng tích lũy, đây là nguồn cung cấp rất quan trọng và có xu hướng ngày càng gia tăng Công chúng khi có vốn nhàn rỗi tạm thời,

Trang 36

họ tham gia mua chứng khoán với mục đích đầu tư kiếm lời Khi có nhu cầu vốn họ đem bán lại các chứng khoán đã mua trên thị trường thứ cấp

+ Các tổ chức đầu tư: bao gồm các quỹ hưu bỗng, quỹ tương hỗ, các công ty bảo hiểm, các ngân hàng thương mại, các công ty đầu tư quốc gia, các quỹ tài chính công, các quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ cứu trợ… Các tổ chức này tham gia TTCK với tư cách vừa là người mua, vừa là người bán chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận từ cổ tức hoặc tìm kiếm giá thặng dư Sự thâm nhập của các tổ chức này vào TTCK ngày càng bành trướng góp phần tạo sự sôi động cho thị trường

1.2.3.5 Các định chế tài chính trung gian (financial intermediaries)

Các định chế tài chính thường làm trung gian giữa những chủ thể thừa vốn với những chủ thể thiếu vốn, có thể bao gồm:

- Những định chế ký thác (depository institutions) bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng tiết kiệm, hiệp hội tiết kiệm và cho vay Những định chế ký thác này có một điểm chung là có thể tạo ra một tài sản nợ (liabilities)

- Những định chế tiết kiệm hợp đồng (contractual saving institutions) gồm có những công ty bảo hiểm (insurance companies), các quỹ trợ cấp hưu bổng (pension funds) Những định chế này tạo ra những tài sản chính như các kế hoạch bảo hiểm, tiền trợ cấp hàng năm, tiền trợ cấp các loại và tạo thành mối quan hệ hợp đồng với người mua

- Các công ty đầu tư (investment companies) sử dụng những ngân quỹ huy động được từ những nguồn tiết kiệm để mua những tập hợp tài sản có thể bao gồm những cổ phiếu, trái phiếu và những chứng khoán của thị trường tiền tệ

- Các công ty tài chính (financial companies) cung cấp cho người đi vay một sự lựa chọn khác hơn là phải vay ở những định chế ký thác

Trang 37

- Các công ty kinh doanh và môi giới chứng khoán (security brokers and dealers)

Ở TTCK không có người mua và người bán cuối cùng Nhờ có sự tham gia của các công ty kinh doanh và môi giới chứng khoán với tư cách là nhà tạo lập thị trường sẽ làm cho thị trường hoạt động liên tục, không bị gián đoạn Vì vậy, cũng có thể nói TTCK là tổ chức tự định chế của các nhà môi giới chứng khoán Thành viên môi giới tham gia TTCK có thể là pháp nhân hay thể nhân, có thể là công ty trong nước hoặc nước ngoài Tùy theo quy định của mỗi nước, hoạt động trên TTCK có thể có các loại người môi giới khác nhau Trên TTCK London có hai loại người hoạt động: người môi giới ( broker) và người buôn bán chứng khoán (jobber) Ở SGDCK New York có chuyên gia (specialist), môi giới ủy thác (commission broker), khoán dịch viên (floor broker) và thương gia có đăng ký (registered trader)

Cũng có thể đó là các công ty môi giới, thông thường hay gọi là công ty chứng khoán (secutity companies) CtyCK là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của TTCK nói riêng Nhờ có sự hoạt động của CtyCK mà chứng khoán được lưu thông một cách thông suốt, qua đó một khối lượng vốn lớn được tập hợp từ những nguồn vốn lẻ của các nhà đầu tư đưa vào sản xuất kinh doanh của nền kinh tế Ngày nay, ở những nước khác nhau có quy định riêng về CtyCK CtyCK có thể là công ty Nhà nước, công ty tư nhân hoặc công ty cổ phần nhưng trước hết phải là một công ty đã có giấy phép hoạt động do một cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp, phải có một số vốn tối thiểu theo quy định, và phải có những chuyên gia kinh tế, pháp lý đã được đào tạo về phân tích và kinh doanh chứng khoán Một CtyCK có thể là thành viên của một hay nhiều SGDCK Tuy nhiên, khi đã làm thành viên của một SGDCK (TTCK tập trung) thì không được là thành viên của thị trường

Trang 38

OTC và ngược lại Một CtyCK có thể hoạt động theo một số hoặc tất cả các loại

nghiệp vụ như: môi giới trung gian, mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng; tự doanh, mua bán chứng khoán bằng nguồn vốn của mình, cho bản thân mình, hưởng chênh lệch giá;ï tư vấn đầu tư chứng khoán, phân tích, đánh giá giá trị các loại chứng khoán, tư vấn cho người đầu tư thực hiện việc mua bán chứng khoán; bảo

lãnh, làm trung gian phát hành hoặc bảo lãnh chứng khoán cho đơn vị phát hành…

1.2.4 Hoạt động giao dịch trên TTCK

Trong lịch sử phát triển của TTCK, hệ thống giao dịch chứng khoán đã từng bước phát triển từ phương thức giao dịch thủ công, điện toán hoá một phần cho đến điện toán hoá toàn phần

Với hệ thống giao dịch thủ công, sàn giao dịch được phân chia thành nhiều quầy giao dịch Mỗi quầy dành để giao dịch một số loại chứng khoán nhất định Các đối tượng hoạt động trên sàn giao dịch bao gồm: môi giới hưởng hoa hồng, thực hiện các lệnh môi giới cho khách hàng; môi giới hai đô-la (chỉ ở Mỹ mới có), hỗ trợ cho nhân viên môi giới hưởng hoa hồng khi họ quá bận rộn; người kinh doanh có đăng ký, thực hiện giao dịch cho chính họ; chuyên gia, thực hiện lệnh giao dịch dưới danh nghĩa những nhà môi giới để nhận một phần hoa hồng và có thể mua hay bán cho tài khoản của riêng mình nhằm đối phó lại sự mất cân bằng tạm thời giữa cung và cầu, ngăn chặn những biến động giá trên thị trường

Khi áp dụng hệ thống giao dịch bán tự động, người đầu tư đặt lệnh tại văn phòng công ty chứng khoán, sau đó lệnh được chuyển vào hệ thống giao dịch của TTCK tập trung bằng một hệ thống máy tính hoặc thông qua điện thoại, fax,… Hình thức này hiện đang áp dụng ở Indonesia, Hongkong

Trang 39

Phát triển hơn cả là hệ thống giao dịch tự động hoàn toàn vớiø đặc điểm nổi bật của hệ thống giao dịch này là toàn bộ các công việc liên quan đến hoạt động giao dịch đều được tự động hóa hoàn toàn Tuy nhiên, chức năng làm môi giới trung gian của các CtyCK thành viên vẫn không thay đổi Hiện nay, hệ thống giao dịch tự động hoàn toàn được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới

Khi thực hiện giao dịch trên TTCK tập trung, có thể áp dụng phương thức giao dịch đấu giá và giao dịch đấu lệnh

Trong thị trường giao dịch đấu giá, các nhà tạo lập thị trường đưa ra giá chào mua và giá chào bán cho một số loại chứng khoán nhất định Các báo giá này được đưa vào hệ thống và chuyển tới mọi thành viên của thị trường Giá được lựa chọn để giao dịch là giá chào mua và giá chào bán tốt nhất của những chào giá này Người đầu tư thực hiện giao dịch với tư cách là đối tác của các nhà tạo lập thị trường qua việc lựa chọn những chào giá thích hợp Thu nhập của nhà tạo lập thị trường là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán

Trong khi đó, tại một thị trường giao dịch đấu lệnh, lệnh của các nhà đầu tư được ghép với nhau ngay sau khi các lệnh mua, bán được đưa vào hệ thống với mức giá phù hợp theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian Giá cả được xác định thông qua sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư Các CtyCK nhận phí hoa hồng từ khách hàng để thực hiện giao dịch Nói chung, chi phí giao dịch thường thấp hơn so với thị trường đấu giá, do người đầu tư chỉ phải trả phí hoa hồng giao dịch mà không phải chịu khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán cho các nhà tạo lập thị trường Có các hình thức khớp lệnh:

- Khớp lệnh định kỳ: các lệnh mua và bán được chuyển vào hệ thống giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định Trong thời gian này, mặc dù các lệnh được đưa

Trang 40

vào liên tục nhưng không có giao dịch được thực hiện Vào đúng thời điểm khớp lệnh, tất cả các lệnh sẽ được so khớp để chọn ra mức giá có khối lượng giao dịch lớn nhất

- Khớp lệnh liên tục: giao dịch được thực hiện liên tục thông qua việc so khớp các lệnh có giá phù hợp (nghĩa là giá mua bằng hoăïc cao hơn giá bán) ngay khi có lệnh mới đưa vào sổ lệnh

Nhìn chung, hình thức đấu lệnh được áp dụng ở hầu hết các Sở giao dịch, nhất là trong khu vực Châu Á Phương thức khớp lệnh định kỳ thường được áp dụng để xác định giá mở cửa (và để xác định giá đóng cửa ở một số nước) còn phương thức khớp lệnh liên tục thường được áp dụng cho các giao dịch trong phiên giao dịch

Mọi hoạt động trên TTCK tập trung đều diễn ra ở sàn giao dịch, nơi các nhà môi giới chứng khoán thương lượng theo lệnh của khách hàng Để tiến hành giao dịch, nhà đầu tư có thể ra nhiều lệnh khác nhau:

- Lệnh thị trường (Market order) Đây là lệnh thông dụng nhất, nó không chỉ ra một giá cụ thể nào cả mà được thực hiện ở bất cứ giá thích hợp nào khi nó được đưa tới sàn giao dịch Một lệnh thị trường sẽ luôn luôn được thực thi, nhưng khách hàng sẽ không chắc chắn rằng nó sẽ thực hiện ở giá nào Lệnh thị trường là lệnh của khách hàng yêu cầu nhà môi giới thực hiện việc mua hoặc bán một số lượng chứng khoán của một công ty đã định Tuy nhiên, các nhà môi giới vẫn phải thận trọng, có sự suy xét để mua hoặc bán với giá có lợi nhất cho khách hàng

- Lệnh giới hạn ( Limit order ) Đây là lệnh của khách hàng đặt một mức giá giới hạn (tối đa có thể mua hoặc tối thiểu có thể bán) cho nhà môi giới và nhà môi giới không được phép mua hoặc bán vượt mức giá đó Một lệnh giới hạn mua chỉ thực hiện ở mức giá ấn định hoặc giá thấp hơn và một lệnh bán giới hạn chỉ thực hiện ở giá giới hạn hoặc giá cao hơn Vì lệnh giới hạn là lệnh có giá cả không thích ứng ngay với

Ngày đăng: 28/03/2017, 22:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w