1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương nhất quán, xuyên suốt trong chính sách đối ngoại, hợp tác quốc tế của Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước. Sau 30 năm đổi mới và sau 10 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), quá trình hội nhập của Việt Nam đã diễn ra ngày càng sâu rộng và có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tế càng trở nên mạnh mẽ hơn với việc ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại (FTA) thế hệ mới, không chỉ nhằm mở cửa thị trường mà còn là bước đi quan trọng khẳng định cam kết của Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới. Tiến trình này đã tác động đến thể chế hải quan với vai trò là lực lượng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Cơ quan hải quan đứng trước yêu cầu thông quan nhanh hàng hóa để tạo thuận lợi cho thương mại, đồng thời vẫn phải đảm bảo quản lý chặt chẽ chính sách chế độ, chống gian lận thương mại, bảo vệ sản xuất nội địa và không để thất thu thuế. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đang thể hiện quyết tâm đổi mới, xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Phát biểu tại Diễn đàn phát triển Việt Nam 2016 (VDF 2016), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ xây dựng hệ thống hành chính quốc gia thống nhất, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá hiệu lực, hiệu quả, chất lượng, công tác quản lý nhà nước, với giải pháp tập trung cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu chi phí và thời gian thực hiện thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về đầu tư, kinh doanh [43]... Những yêu cầu của hội nhập kinh tế và cải cách thủ tục hành chính đã và đang có những tác động đòi hỏi sự hoàn thiện của thể chế hải quan hiện đại mà trước hết là các quy định pháp luật về hải quan để tạo cơ chế pháp lý cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được hoạt động thuận lợi, bình đẳng, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Một trong những nội dung đáp ứng đòi hỏi này là hoàn thiện pháp luật về kiểm tra sau thông quan (KTSTQ), nhằm đảm bảo thủ tục hải quan thông thoáng tại cửa khẩu, thông quan nhanh chóng cho hàng hóa xuất nhập khẩu và chuyển thời hiệu, mở rộng phạm vi và đối tượng kiểm tra khi hàng hóa đã thông quan. Pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam được hình thành và phát triển kể từ khi Luật Hải quan 2001 được ban hành và có hiệu lực từ 01/01/2002. Qua 15 năm thực hiện, KTSTQ đã đem lại hiệu quả tích cực cho hoạt động của Ngành Hải quan, góp phần chống gian lận thương mại hiệu quả toàn diện hơn mà vẫn giải phóng hàng nhanh; đồng thời, ngăn chặn tình trạng thất thu ngân sách, truy thu hàng ngàn tỷ đồng từ công tác KTSTQ.... Tuy nhiên, pháp luật về KTSTQ cũng đang thể hiện nhiều hạn chế cần được hoàn thiện nhằm đảm bảo môi trường pháp lý cho Hải quan Việt Nam tổ chức và triển khai hoạt động KTSTQ. Một số nội dung quy định của pháp luật về KTSTQ còn chưa phù hợp với chuẩn mực pháp lý quốc tế về KTSTQ; thiếu đồng bộ giữa các văn bản Luật, giữa văn bản luật và hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành; còn thiếu vắng những quy định về trách nhiệm của cán bộ công chức hải quan ở khâu thông quan đối với những sai phạm phát hiện trong quá trình kiểm tra sau thông quan; về các ưu đãi hải quan trong trường hợp người khai hải quan tuân thủ tốt pháp luật, quy định về KTSTQ đối với một số loại hình liên quan chính sách thương mại và số thuế khai báo; về KTSTQ trong thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN… Bên cạnh đó, việc nghiên cứu lý luận pháp luật về KTSTQ còn nhiều hạn chế. Ở phạm vi nghiên cứu khoa học luật, khái niệm KTSTQ cũng như pháp luật về KTSTQ còn là vấn đề mới, thiếu các nghiên cứu chuyên sâu nên chưa hình thành được hệ thống tư duy đầy đủ, vững chắc của pháp luật về KTSTQ.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án và khoảng trống nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 10
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
5 Câu hỏi nghiên cứu 12
6 Phương pháp nghiên cứu 12
7 Những đóng góp của luận án 19
8 Kết cấu của luận án 20
Chương 1 22
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 22
1.1 BẢN CHẤT, QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, CÁC MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 22
1.1.1 Bản chất hệ thống thông tin kế toán 22
1.1.2 Quá trình phát triển hệ thống thông tin kế toán 25
1.1.3 Các mô hình hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp 29
1.2 QUAN ĐIỂM VỀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 35
1.2.1 Quan điểm về các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp 35
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp 38
1.3 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP THEO QUY TRÌNH XỬ LÝ THÔNG TIN 42
1.3.1 Hệ thống thu nhận thông tin kế toán 42
1.3.2 Hệ thống xử lý thông tin kế toán 50
1.3.3 Hệ thống cung cấp thông tin kế toán 65
Chương 2 78
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 78
Trang 22.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 78
2.1.1 Khái quát chung về hoạt động kinh doanh xây lắp ở Việt Nam 78
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp và tổ chức quản lý sản xuất trong các công ty cổ phần xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 82
2.1.3 Thực trạng nhu cầu thông tin và đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán trong các công ty cổ phần xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam 94
2.2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 97
2.2.1 Thực trạng áp dụng mô hình hệ thống thông tin kế toán trong các công ty cổ phần xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 97
2.2.2 Thực trạng hệ thống thu nhận thông tin kế toán 100
2.2.3 Thực trạng hệ thống xử lý thông tin kế toán 107
2.2.4 Thực trạng hệ thống cung cấp thông tin kế toán 124
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 134
2.3.1 Những kết quả đạt được 134
2.3.2 Những tồn tại cần khắc phục 136
2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong hệ thống thông tin kế toán tại các CTCP xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 140
Chương 3 144
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 144
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC KINH DOANH XÂY LẮP Ở VIỆT NAM 144
3.2 YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 146
Trang 33.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 149
3.3.1 Kiến nghị áp dụng mô hình ERP trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam 149
3.3.2 Hoàn thiện hệ thống thu nhận thông tin kế toán 152
3.3.3 Hoàn thiện hệ thống xử lý thông tin kế toán 158
3.3.3 Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin kế toán 184
3.4 CÁC ĐIỀU KIỆN CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 196
3.4.1 Đối với Nhà nước 196
3.4.2 Đối với các doanh nghiệp xây lắp 197
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, sự bùng nổ cuộc cách mạng khoa học công nghệ đặc biệt
là khoa học máy tính, sự phát triển của kế toán cũng theo xu hướng sâu và rộng
có quan hệ chặt chẽ với chức năng quản lý với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin Kế toán trở thành một công cụ quản lý hữu ích cho nền kinh tế Từ
đó, thông tin kế toán ngày càng trở nên quan trọng đối với nhà quản lý, ảnh hưởng lớn đến các quyết định của đối tượng quan tâm như nhà quản lý, nhà đầu
tư, chủ nợ… Thực tế đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu và chứng minh về sự ảnh hưởng của thông tin kế toán trong việc ra các quyết định quan trọng liên quan đến doanh nghiệp (DN) đặc biệt là đối với nhà đầu tư, khẳng định vai trò và tầm quan trọng của thông tin kế toán và hệ thống thông tin (HTTT) kế toán doanh nghiệp
Mặc dù tại Việt Nam, Nhà nước đã xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khá đầy đủ về kế toán như Luật kế toán, hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toán để hướng dẫn thực hiện cho các DN Tuy nhiên, tại các DN nói chung, các công ty cổ phần (CTCP) xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) nói riêng trong quá trình thực hiện vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan như: vận dụng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, trình độ đội ngũ làm kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong kế toán còn hạn chế, doanh nghiệp với tư duy không muốn công khai, minh bạch thông tin kế toán… Do đó, thông tin kế toán do HTTT kế toán của các DN cung cấp chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin đa dạng của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế Vậy, vấn đề hoàn thiện HTTT kế toán trong các
DN là một trong những vấn đề cần thiết Việc nghiên cứu lý luận về HTTT kế toán trong doanh nghiệp, đánh giá thực trạng HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện là vấn đề thời sự và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề
Trang 5tài: “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các công ty cổ phần xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu
2 Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án và khoảng trống nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống kế toán phát triển gắn liền với HTTT kế toán trong các DN và có vai trò vô cùng quan trọng Vì vậy,
đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề về
mô hình HTTT kế toán, xây dựng, thiết kế HTTT kế toán trong các loại hình
DN cụ thể, trên các khía cạnh KTTC, KTQT hoặc kết hợp KTTC và KTQT có liên quan đến đề tài nghiên cứu, có thể chia thành các nhóm như sau:
Về mô hình hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp
Trong hoạt động xây dựng HTTT kế toán, việc lựa chọn một mô hình HTTT kế toán phù hợp với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng Tác giả Jame
A Hall (2011) chỉ ra rằng, theo mức độ ứng dụng CNTT của DN, các mô hình HTTT kế toán bao gồm: mô hình thủ công, mô hình Flat – file, mô hình cơ sở
dữ liệu (Database), mô hình REA, mô hình ERP Đồng thời tác giả cũng chỉ ra đặc điểm của từng mô hình đó Các nghiên cứu cụ thể về từng mô hình HTTT
kế toán được rất nhiều tác giả nghiên cứu tiếp đó trên những khía cạnh khác nhau chủ yếu tập trung vào những mô hình HTTT kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT Tác giả Ron Perter (2009) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra, khi sử dụng kế toán máy, tập tin phẳng đơn giản là tập tin có chứa dữ liệu để cung cấp cho người sử dụng dựa trên logic trong nội dung của tập tin Một thực hiện tiên tiến hơn của kỹ thuật này cung cấp một khuôn mẫu có đề cập đến các biến môi trường và chứa các thành phần tùy chỉnh để các tin nhắn có thể được thiết kế đặc biệt cho người nhận Cùng quan điểm đó, nhóm tác giả Leonard và cộng sự (2012) cho rằng, một cách phổ biến để truyền dữ liệu giữa các hệ thống là để xuất khẩu các nguồn dữ liệu vào một tập tin phẳng và sau đó nhập nội dung của tập tin này vào cơ sở dữ liệu đích, các tập tin phẳng có đủ hình dạng, kích thước và nhiều loại khác nhau Tuy nhiên các tác giả đều cho rằng,
mô hình Flat – file có khá nhiều hạn chế trong lưu trữ dữ liệu do quá cồng
Trang 6kềnh, mất dung lượng khá lớn trên hệ thống máy tính Cùng sự phát triển của khoa học máy tính, các mô hình HTTT kế toán cũng được phát triển để phục vụ
hỗ trợ cho hoạt động của kế toán và dựa chủ yếu trên cơ sở mô hình Database
Dữ liệu được quản lý tập trung ở từng bộ phận nghiệp vụ trong DN, các dữ liệu tồn tại trong các file vật lý (Jame A.Hall, 2011)
Nghiên cứu về CSDL kế toán đã có thêm những nghiên cứu mới, chi tiết hơn về việc ứng dụng mô hình REA trong xây dựng HTTT kế toán, mức độ tiếp cận dữ liệu để trình bày báo cáo kế toán thông qua ngôn ngữ XBRL Tác giả Geerts & Mc Cathy (1997) và Mayrhofer, Huemer (2012) đều khẳng định, các tài nguyên – thực thể - đối tượng được chấp nhận trong xây dựng HTTT kế toán Theo Geerts & Mc Cathy (1997), triển khai sử dụng mô hình REA trong thiết kế các đối tượng kinh doanh là một chiến lược để phát triển khả năng tái
sử dụng và tăng khả năng tương tác giữa các đối tượng Trong nghiên cứu, các tác giả đã thảo luận về sự phù hợp của việc phân tích hướng đối tượng và thiết
kế kỹ thuật, nhiệm vụ của mô hình REA trong DN Cùng nghiên cứu về vấn đề này, tác giả Mifuel Angel Sicila và cộng sự (2010) thực hiện phân tích sơ bộ việc ứng dụng mô hình REA trong các DN với dịch vụ tên miền, các công thức theo cách của Geerts & Mc Cathy Sau đó, tác giả Mayrhofer & Huemer (2012), chỉ ra nguồn lực – thực thể - đối tượng trước đây chỉ được nghiên cứu với các sự kiện đã xảy ra, còn nhóm tác giả này nghiên cứu mở rộng với các sự kiện trong tương lai được lên kế hoạch bởi các cam kết của DN Đó là cơ sở vững chắc để xây dựng mô hình dữ liệu HTTT kế toán Thực tế cho thấy, mô hình REA nhận được tương đối ít sự chú ý trong lĩnh vực tin học kinh doanh và khoa học máy tính Sonnenberg và cộng sự (2012) chỉ ra, nguyên nhân của vấn
đề là do: đôi khi không rõ ràng trong việc xác định mối quan hệ giữa các khái niệm cốt lõi; bỏ lỡ một ngôn ngữ chính xác để mô tả mô hình; không đi kèm với một ký hiệu đồ họa Từ đó, những nghiên cứu về một mô hình HTTT kế toán tổng thể khắc phục mọi hạn chế của những mô hình trên được đề cập và nghiên cứu nhiều hơn, đó là mô hình hoạch định chiến lược DN (ERP)
Trang 7Tác giả Robey và cộng sự (2002) khẳng định: hệ thống ERP được tích hợp hệ thống đa chức năng có chứa các module phần mềm lựa chọn nhằm giải quyết một loạt các hoạt động, nghiệp vụ trong công ty, chẳng hạn như kế toán
và tài chính, nguồn nhân lực, sản xuất, bán hàng và phân phối Cùng quan điểm, tác giả Benjamin Bae, Paul Ashcroft (2004) cung cấp một cách nhìn khái quát về hệ thống hoạch định nguồn lực trong DN Hệ thống này là gói các phần mềm sử dụng công nghệ CSDL quan hệ để tích hợp các bộ phận khác nhau của HTTT trong tổ chức Hệ thống cung cấp nhiều phần riêng biệt nhưng trong một
hệ tổng hợp mà có thể được cài đặt thành một khối trong bất kỳ một tổ chức nào Năm 2008, tác giả Chang và cộng sự đã chỉ ra rằng từ phía DN, hệ thống ERP thường là HTTT lớn nhất và có sự đòi hỏi khắt khe nhất khi thực hiện Thông thường, việc thực hiện hệ thống ERP đòi hỏi đầu tư CNTT lớn nhất, tác động đến số lượng lớn các cá nhân và khá phức tạp Từ phía cá nhân người dùng, tác giả Sein và cộng sự (1999) khẳng định ERP đòi hỏi một tập hợp rộng lớn hơn của các HTTT và kiến thức kinh doanh, theo tác giả Kang và Santhanam (2003) chỉ ra sự thay đổi định nghĩa về vai trò công việc, làm gia tăng sự phụ thuộc, Butler và Gray (2006) đã chứng minh là giảm sự hài lòng về công việc Một số tác giả như: Scott and Vessey (2000); Stephanou (2000); Murray and Coffin (2001); Somers and Nelson (2001); Hong and Kim (2002); Somers and Nelson (2003); Finney and Corbett (2007) nghiên cứu về các yếu
tố cốt lõi dẫn đến thành công khi triển khai hệ thống ERP tại các đơn vị, tổ chức: hỗ trợ quản lý, cam kết tổ chức cho toàn hệ thống, và sự phù hợp giữa các hệ thống ERP và tổ chức… Ngoài ra, còn có các nghiên cứu về các thủ tục quan trọng để ứng dụng thành công ERP trong các DN như nghiên cứu của Mehmet Sahin và cộng sự (2010)
Về hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Một số công trình nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa quản trị doanh nghiệp với HTTT kế toán, cơ sở hình thành HTTT kế toán như tác giả Nguyễn Thanh Quý (2004), Trần Thị Nhung (2016), Lê Thị Hồng (2016), các tác giả cho rằng HTTT kế toán quản trị là một hệ thống con lớn trong HTTT kế toán
Trang 8hỗ trợ cho việc ra quyết định của nhà quản trị DN, đóng vai trò lớn trong việc tạo một kênh thông tin hữu ích đối với nhà quản trị trong môi trường sản xuất kinh doanh ngày càng có nhiều biến đổi Ngoài ra, các tác giả Jonas Gerdin (2005), Lee, Michael and Cobia, Spencer R (2013) cũng chỉ ra rằng HTTT quản trị góp phần làm gia tăng hiệu quả, năng lực sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác như luận án của các tác giả Hồ Mỹ Hạnh (2014), Lê Thị Hồng (2016), tập trung nghiên cứu đi sâu về tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phí – một nội dung lớn trong HTTT kế toán quản trị Các luận án cũng chứng minh được mục tiêu, chiến lược của DN và nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí từ phía nhà quản trị doanh nghiệp là nhân tố quan trọng nhất trong việc thiết lập hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong DN
Về thiết kế, xây dựng HTTT kế toán quản trị trong các DN cụ thể, tác giả Nguyễn Thanh Quý (2004) đã dựa vào mục tiêu của HTTT kế toán quản trị phục vụ cho các chức năng như: lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định của nhà quản trị để xây dựng HTTT kế toán quản trị cho các DN kinh doanh bưu chính viễn thông; Tác giả Jonas Gerdin (2005) đã nghiên cứu thiết
kế HTTT quản lý phù hợp trong doanh nghiệp sản xuất Mô hình mà tác giả nghiên cứu đã được thử nghiệm bằng các phương tiện của dữ liệu thực nghiệm thu được từ bảng câu hỏi gửi đến 160 nhà quản lý sản xuất Đề tài nghiên cứu nhấn mạnh ảnh hưởng của bộ máy quản lý và sự phụ thuộc của các phòng ban đến thiết kế hệ thống KTQT; Cũng về vấn đề này, tác giả Trần Thị Nhung (2016) trong nghiên cứu của mình tác giả đã đề cập và khẳng định vấn đề về tính ứng dụng của KTQT trong các lĩnh vực đều có đặc trưng khác nhau và nghiên cứu sâu về ứng dụng KTQT trong các DN chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó hoàn thiện HTTT kế toán quản trị theo tiến trình và chức năng cung cấp thông tin Trong đó, theo tác giả phân tích, HTTT kế toán quản trị của doanh nghiệp bao gồm các phân hệ: thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, cung cấp thông tin, lưu trữ dữ liệu
Trang 9Các công trình nghiên cứu nói trên là cơ sở để tác giả kế thừa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về HTTT kế toán quản trị - một hệ thống con lớn trong HTTT
kế toán doanh nghiệp, để từ đó nghiên cứu thực trạng về vấn đề này trong các
DN khảo sát
Về hệ thống thông tin kế toán tài chính trong doanh nghiệp
HTTT kế toán tài chính được tác giả Tác giả C.D Elena và cộng sự (2005) nghiên cứu và chỉ ra kế toán như một hệ thống thông tin và hỗ trợ cho quá trình
ra các quyết định liên quan Trong điều kiện ứng dụng CNTT, cùng quan điểm với nhóm tác giả này, tác giả Vũ Bá Anh (2015) cũng khẳng định hệ thống KTTC là hạt nhân của hệ thống tin học của bất kỳ tổ chức nào Việc xây dựng HTTT kế toán cũng có nhiều quan điểm khác nhau, theo các tác giả Marshall
B, Rommey , Pauljohn Steinbart (1998); J.L Boockholdt (1999), Nguyễn Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2011), tác giả Thiều Thị Tâm và cộng sự (2014) dựa vào quy trình xử lý thông tin, HTTT kế toán đều thuộc loại hệ thống mở,
có mục đích, sử dụng chu trình IPO (đầu vào – xử lý – đầu ra) Cũng với thiết
kế HTTT kế toán tài chính trong điều kiện ứng dụng CNTT, tác giả Vũ Bá Anh (2015) trong luận án tiến sĩ kinh tế của mình đã dựa vào cấu trúc của HTTT để tiếp cận bao gồm các yếu tố: con người, dữ liệu, thủ tục, phần cứng, phần mềm Tác giả C.D Elena và cộng sự (2005), chỉ ra HTTT kế toán tài chính bao gồm nhiều phân hệ: kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán tiền, kế toán tài sản cố định… Chúng có mối liên hệ với nhau trong hệ thống và làm tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao hiệu suất kinh doanh của DN Ngoài ra, một số tác giả như Trần Thị Thu Hà (2010), Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2015), Nguyễn Hữu Anh Thư (2015) lại tổ chức HTTT kế toán tài chính dựa theo các chu trình hoạt động sản xuất kinh doanh gồm: chu trình doanh thu, chu trình chi phí, chu trình chuyển đổi, chu trình tài chính Cho dù các tác giả đi theo hướng nào để giải quyết vấn đề và xây dựng HTTT kế toán, hệ thống kế toán tài chính vẫn đều phải tuân thủ và đảm bảo những nguyên tắc kế toán nhất định và mỗi hướng đều có những ưu và nhược điểm nhất định
Trang 10HTTT kế toán được nghiên cứu của các tác giả trên với phạm vi là HTTT
kế toán tài chính, tác giả không nghiên cứu HTTT kế toán quản trị và cũng không đặt trong mối quan hệ với các hệ thống khác trong DN Mà hiện nay HTTT kế toán trong DN cung cấp thông tin phục vụ rất nhiều mục đích khác nhau trong đó có thông tin KTTC và thông tin KTQT và nó có mối liên hệ chặt chẽ với các hệ thống thông tin khác
Về hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp
Bên cạnh những nghiên cứu liên quan đến HTTT kế toán quản trị, HTTT
kế toán tài chính là hai nội dung trong HTTT kế toán của DN, một số tác giả nghiên cứu xây dựng, thiết kế, tổ chức HTTT kế toán với nội dung trên cả hai khía cạnh KTTC và KTQT trong các loại hình doanh nghiệp cụ thể Tác giả
Paliu - Popa Lucia (2013) với “Kế toán, một thành phần thiết yếu của hệ thống thông tin” đã nghiên cứu và chỉ ra kế toán là một thành phần quan trọng trong
HTTT, chỉ ra vai trò của HTTT kế toán với các quyết định kinh tế, sự cần thiết phải tổ chức HTTT kế toán theo quan điểm chia thành hai phần chính là kế toán tài chính (KTTC) và kế toán quản trị (KTQT), từ đó chỉ ra rằng mục đích của HTTT kế toán là cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng Ở trong nước, tác giả Hoàng Văn Ninh (2010), trong luận án tiến sĩ kinh tế của mình, đứng trên quan điểm tổ chức HTTT kế toán, tác giả đi sâu vào việc tổ chức HTTT kế toán bao gồm ba khâu: thu thập thông tin kế toán; xử lý, sử dụng thông tin kế toán và phân tích, cung cấp thông tin kế toán chủ yếu phục vụ công tác quản lý Từ đó tác giả vận dụng vào thực tế qua khảo sát thực trạng tại các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam để đánh giá, đề xuất các giải pháp hoàn thiện từng nội dung trong các khâu của công tác kế toán đã được xác định Tác giả
Ths Nguyễn Phương Thảo (2014) với bài báo “Xây dựng hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tài chính, đã khảo sát 15
doanh nghiệp SXKD có niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà nội để đánh giá thực trạng tổ chức HTTT kế toán của các đơn vị này Từ đó, tác giả đã
đề xuất được các giải pháp để khắc phục những hạn chế trong tổ chức HTTT kế toán trong các DN Tuy nhiên, do công trình mới dừng lại ở một bài báo khoa
Trang 11học, nên tác giả chưa chỉ ra được sự khác biệt về đặc điểm, tính chất thông tin công bố của DN niêm yết và DN không niêm yết Hơn nữa, tác giả mới chỉ ra thực trạng tổ chức HTTT kế toán của DN ở khâu tổ chức hệ thống báo cáo KTQT, còn chưa phổ quát toàn bộ các vấn đề liên quan khác của HTTT kế toán quản trị và nội dung của HTTT kế toán tài chính cũng cần thiết phải được xây dựng và hoàn thiện
Những nghiên cứu gần đây về HTTT kế toán chủ yếu tập trung xoay quanh vấn đề về thiết kế, xây dựng, tổ chức HTTT kế toán phù hợp với các loại hình DN cụ thể Với các CTCP niêm yết trên TTCK, do sức ép rất mạnh từ các đối tượng sử dụng thông tin đặc biệt là nhà đầu tư, yêu cầu về chất lượng và mức độ công khai thông tin là rất lớn, việc tổ chức tốt HTTT kế toán có vai trò quan trọng không những với nhà quản lý bên trong DN mà còn các đối tượng bên ngoài DN Những kết quả đạt được của các tác giả trên là cơ sở để tác giả
kế thừa trong luận án của mình với những lý luận chung về HTTT kế toán trong doanh nghiệp, sự cần thiết, yêu cầu để xây dựng một HTTT kế toán, nội dung của HTTT kế toán,… đặc điểm HTTT kế toán phục vụ quản trị DN, sự đa dạng về các cách tiếp cận đối với HTTT kế toán trong DN để tác giả làm rõ hơn về lý luận HTTT kế toán, lựa chọn được cách tiếp cận phù hợp là phương pháp tiếp cận hệ thống Vận dụng cơ sở lý thuyết để khảo sát thực trạng về HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện HTTT kế toán trong các DN này Do đó, sẽ là rất cần thiết khi tác giả thực hiện nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam
Khoảng trống nghiên cứu
Qua việc tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án, tác giả nhận thấy các tác giả trước đây mới chỉ ra và khẳng định vai trò, tầm quan trọng của HTTT kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định kinh tế, nhưng chưa làm rõ được những ảnh hưởng đối với các đối tượng sử dụng thông tin cụ thể Đặc biệt đối với các CTCP niêm yết trên TTCK yêu cầu về chất lượng
Trang 12và mức độ công khai thông tin rất lớn, nhu cầu sử dụng thông tin cao của các đối tượng: nhà đầu tư (cá nhân, tổ chức), người điều hành, hội đồng quản trị…
Bên cạnh đó, theo đối tượng sử dụng thông tin kế toán, HTTT kế toán bao gồm HTTT kế toán tài chính và HTTT kế toán quản trị Các nghiên cứu của những tác giả trước đây mới chỉ đề cập đến những vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp liên quan đến việc xây dựng hay tổ chức HTTT nhằm cung cấp thông tin phục vụ quản trị DN là chủ yếu mà ít đề cập trên cả 2 nội dung là HTTT kế toán cung cấp các thông tin KTTC cho các đối tượng bên trong và ngoài DN và HTTT kế toán quản trị phục vụ nội bộ DN Hơn nữa, việc xem xét HTTT kế toán trong các DN của những luận án trên tại thời điểm của các tác giả vẫn chủ yếu dừng dưới góc độ hệ thống kế toán thủ công hoặc thủ công kết hợp một phần với máy tính khá đơn giản, mà hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các hệ thống kế toán DN phát triển theo hướng CNTT hỗ trợ một phần rất lớn trong công việc kế toán Quá trình xử lý dữ liệu được thực hiện chủ yếu là tự động trên hệ thống máy tính được cài đặt phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng Do đó, nhân tố thuộc về CNTT ảnh hưởng rất lớn đến HTTT kế toán đặc biệt là chất lượng của thông tin được cung cấp và điều đó liên quan trực tiếp đến vấn đề về quản trị CSDL và thông tin kế toán được kiểm soát như thế nào là vấn đề vô cùng quan trọng cần được nghiên cứu
Vì vậy, các nội dung trình bày cũng như các giải pháp đề xuất trong các luận án trước đây vẫn chưa thực sự phù hợp với giai đoạn hiện nay và xu thế phát triển trong tương lai Đồng thời, lĩnh vực kinh doanh xây lắp là một lĩnh vực với nhiều tính chất đặc thù và hoạt động kinh doanh khá phức tạp chi phối trực tiếp đến HTTT kế toán
Trên thực tế, với các quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về HTTT kế toán như: tiếp cận theo cấu trúc, tiếp cận theo phân hệ nhỏ của hệ thống kế toán, tiếp cận theo hệ thống, tiếp cận theo chu trình… Các tác giả luận án trước mới chủ yếu đi theo hướng tiếp cận theo tổ chức, theo cấu trúc Hoặc một số tác giả luận văn Thạc sỹ, hay các bài báo khoa học với các quan điểm tiếp cận khác nhưng hầu như chưa có tác giả nào thực sự đi sâu nghiên cứu vấn đề
Trang 13HTTT kế toán trên quan điểm hệ thống theo quy trình xử lý một cách toàn diện, triệt để cả về HTTT kế toán tài chính và HTTT kế toán quản trị trong điều kiện các DN ứng dụng CNTT Trong khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu thông tin lớn và yêu cầu thông tin có tính minh bạch để phục vụ cho việc ra quyết
định Do vậy, đề tài “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các công ty
cổ phần xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là đề tài
nghiên cứu cần thiết Bởi vì các lý do sau đây: Thứ nhất, thông tin kế toán do
HTTT kế toán cung cấp là những thông tin cơ bản về tình hình tài chính và kinh doanh của DN, sẽ giúp ích rất lớn cho việc ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin đặc biệt với các doanh nghiệp niêm yết là nhà đầu tư là chủ thể sử dụng thông tin kế toán Vì vậy, một HTTT kế toán phù hợp và hiệu
quả là rất cần thiết; Thứ hai, sử dụng cách tiếp cận hệ thống theo tiến trình xử
lý thông tin kế toán để hoàn thiện HTTT kế toán trong DN là một cách tiếp cận
khoa học, toàn diện và phù hợp; Thứ ba, cần thiết phải có một nghiên cứu ở
một nước có nền kinh tế chuyển đổi như ở Việt Nam, nơi mà phần lớn các CTCP niêm yết trên TTCK là các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa nên vẫn còn tồn tại tư duy ngại công bố thông tin từ HTTT kế toán của DN, do
đó thông tin kế toán chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin đa dạng của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế
Kết quả nghiên cứu hi vọng không chỉ làm giàu thêm lý luận về HTTT kế toán doanh nghiệp nói chung mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc hoàn thiện HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK tại Việt Nam nói riêng và các TTCK tương đồng
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận án là vận dụng lý luận chung về HTTT kế toán trong doanh nghiệp để từ đó tìm giải pháp phù hợp để hoàn thiện HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam Các mục tiêu cụ thể như sau:
Trang 14- Xác định được khung lý thuyết về HTTT kế toán trong doanh nghiệp để
sử dụng làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu, xác định được các yếu tố cấu thành trong HTTT kế toán theo hướng tiếp cận của luận án
- Khảo sát, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu HTTT kế toán trong các công ty cổ phần xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam Với đối tượng này, tác giả đi sâu nghiên cứu các vấn đề:
+ Lý luận cơ bản về HTTT kế toán trong DN, các mô hình HTTT kế toán, các quan điểm về yếu tố cấu thành HTTT kế toán, các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán DN và nội dung các yếu tố cấu thành HTTT kế toán theo quy trình xử lý thông tin
+ Thực trạng HTTT kế toán theo quy trình xử lý thông tin cùng với việc
đề xuất giải pháp hoàn thiện HTTT kế toán tại các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam Các CTCP xây lắp niêm yết chủ yếu là các công ty thực hiện niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu của luận án là HTTT kế toán tại các
CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam theo cách tiếp cận hệ thống dựa trên quy trình xử lý thông tin Theo đó, HTTT kế toán bao gồm ba yếu tố: hệ thống thu nhận thông tin kế toán, hệ thống xử lý thông tin kế toán và hệ thống cung cấp thông tin kế toán Đồng thời, luận án đi sâu nghiên cứu nội dung của HTTT kế toán bao gồm: HTTT kế toán tài chính và HTTT kế toán quản trị, từ
đó tìm ra giải pháp hoàn thiện HTTT kế toán tại các đơn vị này
Trang 15+ Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu hoàn thiện HTTT kế toán
trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam không nghiên cứu các CTCP xây lắp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Số liệu khảo sát điển hình được thu thập ở các CTCP xây lắp niêm yết thuộc khu vực phía Bắc - là khu vực chiếm trên 70% các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên TTCK
+ Về thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu, khảo sát lịch sử phát triển
ngành xây dựng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tác giả đưa ra các giải pháp mang tính khả thi và phù hợp với định hướng phát triển của ngành Số liệu khảo sát thực tế trong các đơn vị được thực hiện qua các năm 2014, 2015, 2016
5 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu thực trạng HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện HTTT kế toán trong các doanh nghiệp này, luận án đã đi sâu nghiên cứu
để trả lời những câu hỏi cụ thể sau:
Câu hỏi 1: Các yếu tố cấu thành HTTT kế toán trong DN khi tiếp cận hệ thống thông tin kế toán theo quy trình xử lý là gì?
Câu hỏi 2: Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến HTTT kế toán DN như thế nào?
Câu hỏi 3: Phân tích, đánh giá thực trạng HTTT kế toán tiếp cận theo quy trình xử lý thông tin trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam? Câu hỏi 4: Những hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế trong thực trạng HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam là gì? Câu hỏi 5: Những giải pháp nào cần thiết để hoàn thiện HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam?
6 Phương pháp nghiên cứu
* Nguồn dữ liệu nghiên cứu
Luận án sử dụng hai nguồn dữ liệu trong quá trình nghiên cứu, bao gồm:
dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp
Trang 16dữ liệu toàn bộ, tổng thể Do vậy, để khắc phục hạn chế này tác giả luận án không tiến hành điều tra tất cả các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam mà chỉ điều tra trên một số CTCP xây lắp điển hình bằng phương pháp chọn mẫu Sau đó, tác giả gửi phiếu khảo sát dưới dạng bảng hỏi cho các cán
bộ đảm nhiệm trực tiếp các công việc về kế toán, tài chính thuộc các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Đồng thời thực hiện phỏng vấn các ý kiến của chuyên gia, cán bộ quản lý doanh nghiệp về các vấn đề như: nhu cầu, mức độ đầu tư, tổ chức thực hiện HTTT kế toán trong DN, ảnh hưởng của các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật… ảnh hưởng đến HTTT kế toán DN
- Dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thực tế về HTTT kế toán tại các CTCP xây lắp niêm yết trên
sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, những thông tin trên Website về chứng khoán, tài chính như: cafef.vn, cophieu68.com, thoibaotaichinhvietnam.vn,…
Các dữ liệu liên quan đến thông tin chung về ngành, lĩnh vực nghiên cứu, các thông tin này được tác giả nghiên cứu thông qua tài liệu của Bộ, cơ quan ngang Bộ, niên giám thống kê, qua các công trình nghiên cứu của các tác giả đã được công bố trong và ngoài nước như: luận án, bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học có uy tín; Các trang Web được tác giả tìm kiếm đọc bài báo, luận văn, luận án gồm các trang Web của các trường đại học, các trang Web chuyên cung cấp các bài báo như: http://ieeexplore.ieee.org, www.cesti.gov.vn,
www.sciencedirect.com
Các phân tích, bình luận của các chuyên gia trên báo chí và phương tiện truyền thông
Trang 17* Phương pháp chung
Để tiếp cận đề tài nghiên cứu, giải quyết các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả đã vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính trong nghiên cứu của mình Theo đó, phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện dựa trên các quan điểm, quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với chủ nghĩa duy vật lịch sử như: quan điểm toàn diện, vận động phát triển, lượng đổi chất đổi, nguyên nhân – kết quả… để nghiên cứu toàn diện các vấn đề, vừa hệ thống và vừa đảm bảo tính logic Từ đó có được cách tiếp cận của vấn đề nghiên cứu là nghiên cứu các yếu tố cấu thành của HTTT kế toán (tiểu hệ thống), đặt chúng trong mối quan hệ với nhau và mối quan hệ với các yếu tố khác của HTTT, sâu hơn nữa là mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong tiểu hệ thống Vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu, đánh giá về đặc điểm của các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam ảnh hưởng đến HTTT kế toán DN theo quan điểm của tác giả, nghiên cứu các yếu tố về HTTT
kế toán được thực hiện trong các DN này để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện có căn cứ khoa học
Nội dung của phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm: nghiên cứu tài liệu tổng quan, nghiên cứu tình hình thực tế, phỏng vấn chuyên gia, tổng hợp
và phân tích Cụ thể: Luận án đã dựa vào các tài liệu là những kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố về các nội dung: chất lượng của HTTT kế toán ảnh hưởng đến quyết định của các chủ thể kinh tế; các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán trong DN; thiết kế, tổ chức, xây dựng HTTT kế toán trong doanh nghiệp Đồng thời, tác giả cũng tham khảo các ý kiến chuyên gia thông qua quá trình phỏng vấn về các vấn đề như: Tiêu chuẩn về chất lượng thông tin KTTC theo chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và ý nghĩa đối với đối tượng được cung cấp thông tin; đánh giá khái quát về thực trạng chất lượng thông tin đầu ra của HTTT các CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam; đánh giá
về nhận thức, xu hướng, tổ chức, xây dựng, hoàn thiện HTTT kế toán và mức
độ ứng dụng CNTT của các DN để thực hiện chúng
Trang 18Từ đó, tác giả tổng hợp, phân tích để hình thành khung lý thuyết về HTTT
kế toán DN Đồng thời, tác giả đối chiếu thực trạng về HTTT kế toán của các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam theo cách tiếp cận hệ thống dựa vào quy trình xử lý thông tin bằng các phương pháp cụ thể như: điều tra, phỏng vấn, quan sát… để đưa ra những nhận định và đánh giá, kết luận về vấn đề
nghiên cứu Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua (Sơ đồ 1)
* Phương pháp cụ thể
Tác giả đã vận dụng các phương pháp cụ thể trong nghiên cứu khoa học kinh tế để phân tích lý giải các vấn đề lý luận và thực tiễn, từ đó rút ra những kết luận hợp lý và có căn cứ khoa học bao gồm:
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn sâu, tham khảo ý kiến đối với một số lãnh đạo, cán bộ quản lý, chuyên gia, kế toán trưởng và các nhân viên kế toán,…
để phản ánh được thực trạng và làm cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện HTTT kế toán tại các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam Thông
Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu thực hiện trong luận án
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp qua kết quả nghiên cứu)
Cơ sở lý luận về HTTT kế toán trong doanh nghiệp
Phiếu khảo sát
Nghiên cứu định tính (N = 72)
Thống kê mô tả
Phân tích và thảo luận kết quả
Kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện
Trang 19tin thu thập được khi sử dụng phương pháp này là các tài liệu sơ cấp mang tính chính xác cao Quá trình thu thập dữ liệu được tiến hành cụ thể như sau:
+ Xác định danh sách chọn mẫu các doanh nghiệp cần khảo sát: được thực hiện qua danh sách các DN niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và các DN niêm yết được biết và người quen giới thiệu Các DN được lựa chọn phải thỏa mãn tiêu chí: (i) Các
DN phải được niêm yết trên TTCK; (ii) DN có hoạt động trong lĩnh vực xây lắp; (iii) Số lượng DN được lựa chọn phải đủ lớn
Tác giả luận án phân chia các CTCP xây lắp dự định khảo sát theo khu vực địa lý: trong đó chi tiết theo quy mô doanh nghiệp (quy mô vốn, số lượng lao động, loại hình DN) Do tác giả luận án sống và làm việc tại Hà Nội nên tác giả ưu tiên khảo sát các CTCP xây lắp chủ yếu ở miền Bắc Điều này dựa trên
cơ sở chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiện Chọn mẫu thuận tiện hoàn toàn phù hợp với đề tài nghiên cứu của luận án nhằm xác định ý nghĩa thực tiễn của HTTT kế toán DN và để kiểm tra trước bảng câu hỏi khảo sát nhằm mục đích, điều chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh; đồng thời muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề nghiên cứu, giảm thiểu thời gian và chi phí Tiếp theo tác giả luận án chọn cách thức chọn mẫu phi ngẫu nhiên Theo đó, trên cơ sở phân chia theo khu vực địa
lý, tác giả khảo sát ngẫu nhiên 83 DN (miền Bắc: 54 DN, miền Trung: 11 DN, miền Nam: 18 DN) lập danh sách DN dự kiến khảo sát Việc tiếp cận các CTCP xây lắp trong mẫu lựa chọn thực hiện bằng cách tiếp cận với cán bộ quản lý và cán bộ tài chính, kế toán trong DN Khi tiếp cận danh sách tác giả luận án căn cứ vào danh sách các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK tại các địa bàn khảo sát Việc tiếp cận trực tiếp qua các cán bộ quản lý, cán bộ kế toán trong các DN được tác giả luận án dựa vào người quen Trong đó bao gồm các
DN chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và các DN chuyên hoạt động trong lĩnh vực bao gồm cả xây dựng và lắp đặt với quy mô kinh doanh vừa và lớn Cụ thể như sau:
Trong 83 DN khảo sát, số DN ở miền Bắc là 54 DN (chiếm 65,1%), số
DN ở miền Trung là 11 DN (chiếm 13,2%), số DN ở miền Nam là 18 DN
Trang 20(chiếm 21,6%) Số DN có quy mô vốn lớn (>100 tỷ VNĐ) là 48 DN, trong đó:
39 DN ở miền Bắc (chiếm 81,2%); 09 DN ở Miền Nam (chiếm 18,8%) Số DN
có quy mô vốn (20 tỷ - 100 tỷ VNĐ) gồm 35 DN, trong đó: 15 DN ở Miền Bắc (chiếm 42,8%); 11 DN ở miền Trung (chiếm 31,4%), 09 DN ở miền Nam (chiếm 25,7%)
+ Xác định nội dung thông tin cần thu thập đối với đối tượng điều tra, phỏng vấn của luận án là các thông tin liên quan đến thực trạng HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp tiến hành khảo sát Đối tượng phỏng vấn là: Ban giám đốc, Kế toán trưởng, Phó phòng tài chính kế toán, các trưởng phòng ban khác,
kế toán đội Quá trình phỏng vấn các đối tượng bao gồm: phỏng vấn sơ bộ và phỏng vấn chuyên sâu
+ Phương thức thiết lập các câu hỏi điều tra, phỏng vấn: bao gồm những câu hỏi liên quan đến vấn đề liên quan về HTTT kế toán trong DN khảo sát Các câu hỏi được xây dựng hướng tới mục tiêu nghiên cứu của luận án và sử dụng cả câu hỏi đóng, câu hỏi mở tạo điều kiện cho người tham gia phỏng vấn trình bày quan điểm cá nhân của họ cũng như giúp tác giả phát hiện những vấn
đề mới trong quá trình điều tra
+ Thu thập số liệu theo phương pháp phi thực nghiệm thông qua phỏng vấn sâu với các chủ thể quản lý như: Giám đốc, Phó giám đốc, bộ phận kế toán… về những vấn đề liên quan đến HTTT kế toán DN Thực hiện gửi phiếu
điều tra dưới dạng bảng hỏi – trả lời đối với nhà quản trị và kế toán (Phụ lục 2.1) để thu thập thông tin
Phiếu khảo sát được thiết kế thành hai dạng dùng để khảo sát nhà quản trị
để đánh giá nhu cầu thông tin, mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin về kế toán quản trị, tìm hiểu nguyên nhân gây ra hạn chế trong HTTT kế toán quản trị; khảo sát ở bộ phận kế toán là nơi cung cấp thông tin kế toán Phiếu khảo sát dùng cho nhà quản trị được thiết kế thành ba phần: những thông tin chung về doanh nghiệp; nhu cầu thông tin quản trị; khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin quản trị Phiếu khảo sát dùng cho kế toán gồm 5 phần bám sát theo các yếu tố cấu thành của HTTT kế toán DN: những vấn đề chung về kế toán doanh
Trang 21nghiệp; thực trạng vận dụng mô hình HTTT kế toán trong các DN; thực trạng
hệ thống thu nhận thông tin kế toán; thực trạng hệ thống xử lý thông tin kế toán; thực trạng hệ thống cung cấp thông tin kế toán Quá trình khảo sát được diễn ra từ 8/2015 đến tháng 3/2016 tại các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Phiếu khảo sát được phát đến 83 công ty chủ yếu theo các phương thức là: phiếu khảo sát được in sẵn gửi đến bộ phận kế toán trực tiếp; gửi bằng đường bưu điện; Email đến các đối tượng cần khảo sát tại công ty Kết quả khảo sát, tác giả nhận được 72 phiếu trả lời hợp lệ cả hai loại từ phía các DN (đạt tỷ lệ 86,7%)
Trong 72 DN khảo sát, số DN ở miền Bắc là 52 DN (chiếm 72,2%), số
DN ở miền Trung là 6 DN (chiếm 8,3%), số DN ở miền Nam là 14 DN (chiếm 19,4%) Số DN có quy mô vốn lớn (>100 tỷ VNĐ) là 41 DN, trong đó: 36 DN
ở miền Bắc (chiếm 87,8%); 05 DN ở Miền Nam (chiếm 12,2%) Số DN có quy
mô vốn (20 tỷ - 100 tỷ VNĐ) gồm 31 DN, trong đó: 25 DN ở Miền Bắc (chiếm 80,6%); 06 DN ở miền Trung (chiếm 19,4%)
Sau khi tiến hành phỏng vấn chuyên sâu và tổng hợp số liệu từ các phiếu khảo sát, tác giả đánh giá thực trạng của HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Các thông tin thu thập nói trên đã được sử dụng làm tài liệu để thực hiện luận án
- Phương pháp quan sát thực tế: phương pháp này được thể hiện qua quá trình phỏng vấn các đối tượng ở các DN khảo sát qua các giác quan: mắt nhìn, tai nghe… của người phỏng vấn, qua đó thông tin được ghi nhớ lại, rồi ghi chép, sao chụp lại một cách cụ thể, phong phú, khách quan
- Phương pháp thu thập tài liệu: phương pháp này được tác giả vận dụng
để thu thập các tài liệu liên quan đến những vấn đề lý luận ở trong và ngoài nước về HTTT kế toán trong DN; đặc điểm đặc thù của các DN khảo sát về hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý, công tác kế toán, mối quan hệ giữa các phòng ban trong các đơn vị khảo sát, cơ chế hoạt động của các bộ phận, cơ chế quản lý của Nhà nước với các DNXL… biểu hiện bằng các chứng từ, sổ kế
Trang 22toán, báo cáo kế toán, dự toán… Trong quá trình thu thập tài liệu và tìm hiểu
thực tế, giúp tác giả phát hiện được hạn chế, tồn tại của vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu: dựa vào những dữ liệu thu thập được bao gồm các tài liệu thứ cấp như: sách, niên giám thống kê, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo của Bộ Xây dựng, các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các tác giả trong và ngoài nước… liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tác giả phân tích, tổng hợp, từ đó hoàn thiện lý luận chung của luận án Những dữ liệu, thông tin thu thập được từ phỏng vấn, điều tra bằng phiếu khảo sát… tại các đơn vị khảo sát, các thông tin được lựa chọn, phân loại và sắp xếp
có hệ thống, tác giả đã sử dụng Excel để phân tích, tính toán, xác định tỷ lệ %
để mô tả việc áp dụng hay không áp dụng tại từng nội dung nghiên cứu ở phần thực trạng Từ đó, tác giả tổng hợp được những điểm chung và điểm khác biệt của từng nội dung cụ thể nghiên cứu để khái quát những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại cơ bản trong HTTT kế toán của các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Xuất phát từ những hạn chế này, tác giả đề xuất các giải pháp để hoàn thiện HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam
7 Những đóng góp của luận án
Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu là HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam, luận án đã thực hiện quá trình nghiên cứu, khảo sát, phân tích, nhận định vấn đề nghiên cứu Những đóng góp mới của luận án gồm:
(1) Trên cơ sở lý thuyết về HTTT kế toán, luận án đã khẳng định HTTT
kế toán là một hệ thống con lớn trong HTTT quản lý của doanh nghiệp HTTT
kế toán tạo ra một kênh thông tin hữu ích bao gồm thông tin KTTC và KTQT đối với các chủ thể kinh tế trong và ngoài doanh nghiệp với quá trình ra quyết định trong một môi trường hoạt động SXKD ngày càng nhiều biến đổi và cạnh tranh gay gắt với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
(2) Luận án nghiên cứu các mô hình HTTT kế toán trên thế giới đồng thời khảo sát thực trạng vận dụng các mô hình HTTT kế toán ở các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay, bao gồm: mô hình thủ công, mô hình
Trang 23Database (cơ sở dữ liệu) và mô hình ERP (hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) Trong đó, định hướng phát triển hiện nay của các CTCP xây lắp khảo sát chủ yếu là theo mô hình ERP
(3) Từ các quan điểm nghiên cứu khác nhau trước đây về các yếu tố cấu thành của HTTT kế toán theo các cách tiếp cận khác nhau, tác giả đã chỉ ra và
đi sâu nghiên cứu các yếu tố cấu thành HTTT kế toán theo cách tiếp cận hệ thống dựa vào quy trình xử lý thông tin Theo đó, HTTT kế toán bao gồm ba yếu tố: hệ thống thu nhận thông tin kế toán, hệ thống xử lý thông tin kế toán, hệ thống cung cấp thông tin kế toán và mối quan hệ giữa các yếu tố này để thực hiện mục tiêu tổng thể của HTTT kế toán Trong đó, các yếu tố được nghiên cứu trên cả hai nội dung là KTTC và KTQT
(4) Thông qua khảo sát, luận án phân tích, đánh giá thực trạng về các yếu
tố cấu thành HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam, những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại cần thiết phải được hoàn thiện và thực hiện để phát triển hệ thống
(5) Từ kết quả nghiên cứu, luận án rút ra một số giải pháp trên cơ sở định hướng các CTCP xây lắp khảo sát phát triển HTTT kế toán theo mô hình ERP với việc hoàn thiện các yếu tố cấu thành của hệ thống
ERP là một môi trường quản lý mới ở Việt Nam nên không tránh khỏi tư duy ngại thay đổi của các công ty Để tăng cường, nâng cao chất lượng thông tin kế toán và thực hiện trong môi trường này, cần thiết phải thay đổi dần dần
mà trước hết là thay đổi về tư duy và định hướng Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu luận án sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích giúp nhà quản trị DN hoàn thiện HTTT kế toán theo định hướng ERP cũng như các nhà tư vấn triển khai ERP lập kế hoạch triển khai tại các doanh nghiệp có hiệu quả hơn
8 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án bao gồm 3 chương:
Trang 24Chương 1: Những vấn đề lý luận về hệ thống thông tin kế toán trong
doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hệ thống thông tin kế toán trong các công ty cổ
phần xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các công ty cổ
phần xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Trang 25Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ
TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 BẢN CHẤT, QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, CÁC MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1 Bản chất hệ thống thông tin kế toán
Khái niệm hệ thống (System): Hệ thống là một khái niệm sử dụng nhiều
trong đời sống Theo Jame A.Hall (2011), “Hệ thống là một tổng thể bao gồm các bộ phận, thành phần hay nhiều hệ thống con có mối quan hệ với nhau để thực hiện một hay nhiều mục tiêu chung nhất định” Hệ thống tồn tại nhiều cấp bậc khác nhau Các thành phần của nó cũng có thể là hệ thống với các đặc điểm khác nhau Các hệ thống cấp thấp hơn trong một hệ thống lớn hơn (hệ thống cha) đó gọi là hệ thống con Trong các hệ thống con cũng có quá trình phối hợp các thành phần, bộ phận để thực hiện các mục tiêu của nó Mỗi hệ thống có một mục tiêu riêng, nhưng chúng đều hướng tới mục tiêu chung của tổng thể Một
hệ thống được coi là hệ thống con hay hệ thống cha phụ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi cá nhân khi tiếp cận hệ thống đó Theo Nancy A Bagranoff và cộng sự (2010), các yếu tố cơ bản của một hệ thống bao gồm: các yếu tố đầu
vào (inputs); xử lý, chế biến (processing); các yếu tố đầu ra (outputs) J L
Boocholdt (1997) khẳng định cho dù là một hệ thống máy tính hay một trong những hệ thống khác, các đặc trưng của một hệ thống gồm: các bộ phận cấu
thành (component parts) là những yếu tố hiện hữu mà ta có thể nhận thấy; một quy trình (a process) bao gồm các bộ phận được phối hợp theo một cách nào đó; mục tiêu (goals) các bộ phận cấu thành sẽ được phối hợp để đạt được mục
tiêu chung
Khái niệm hệ thống thông tin (Information system - IS): Hệ thống thông
tin là một hệ thống tồn tại trong mọi tổ chức, được các tổ chức sử dụng với những mục đích khác nhau Theo Jame A.hall (2011) “Hệ thống thông tin là toàn bộ các thành phần liên quan hoạt động tương tác với nhau để thu thập, lưu trữ, xử lý và cung cấp các dữ liệu cho mục đích của việc lập kế hoạch, kiểm
Trang 26soát, phối hợp, phân tích và ra quyết định” HTTT của một đơn vị bao gồm 2
hệ thống con lớn nhất đó là: HTTT kế toán và HTTT quản lý được khái quát qua sơ đồ khuôn khổ HTTT
Sơ đồ 1.1: Khuôn khổ hệ thống thông tin
(Nguồn: James A Hall, Hệ thống thông tin kế toán (2011), trang 8)
HTTT kế toán thực hiện các giao dịch tài chính và phi tài chính mà ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xử lý các giao dịch tài chính Bao gồm các hệ thống con là: hệ thống sổ Nhật ký, sổ cái/ BCTC (GL/FRS); hệ thống xử lý giao dịch (TPS); hệ thống báo cáo quản trị (MRS) Còn nhà quản lý thường yêu cầu thông tin mà vượt ra ngoài khả năng của HTTT kế toán như: các tổ chức phát triển cả về quy mô và độ phức tạp, đặc biệt các phòng ban chức năng có thể yêu cầu những thông tin về kế hoạch, kiểm soát sản xuất, kế hoạch bán hàng, kế hoạch dự trữ hàng tồn kho, nghiên cứu thị trường… HTTT quản lý thực hiện những giao dịch phi tài chính mà không được thực hiện thông thường bởi HTTT kế toán truyền thống Hơn nữa, sự khác biệt căn bản giữa đặc trưng của thông tin kế toán do HTTT kế toán cung cấp và thông tin quản lý DN Đó
là thông tin kế toán được phản ánh, ghi chép một cách thường xuyên, liên tục; thông tin mang tính khách quan và chuẩn mực; tính pháp lý và trách nhiệm của thông tin kế toán là cao Do vậy, HTTT quản lý và HTTT kế toán là hai hệ thống độc lập
Hệ thống thông tin (IS)
Hệ thống thông tin kế toán (AIS)
Hệ thống thông tin quản lý (MIS)
Hệ thống báo cáo quản trị (MRS)
Hệ thống quản lý tài chính
Hệ thống Marketing
Hệ thống sản xuất
Hệ thống nguồn nhân lực
Trang 27Khái niệm HTTT kế toán: HTTT kế toán là một bộ phận hay là một hệ
thống con lớn trong hệ thống thông tin Trên thực tế, có nhiều cách khái niệm khác nhau về HTTT kế toán trong DN Theo Viện kế toán công chứng Mỹ (AICPA) (1966) khẳng định, “Kế toán thực sự là một hệ thống thông tin và nếu chính xác hơn kế toán là thực tiễn của những lý thuyết chung về thông tin trong những lĩnh vực của các hoạt động kinh tế hiệu quả và gồm có những phần chính của thông tin được định lượng” Theo quan điểm của Barry E Cushing, Marshall B.Romney (1990), “HTTT kế toán là tập hợp các nguồn nhân lực và vốn trong một đơn vị mà đơn vị này chịu trách nhiệm về trình bày những thông tin tài chính và là các thông tin thu được từ việc thu thập và xử lý dữ liệu giao dịch Thông tin này sau đó được tạo ra sẵn có cho tất cả các cấp quản lý để sử dụng trong việc lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động của đơn vị đó” J L
Boocholdt (1999) cho rằng, “HTTT kế toán là toàn bộ các thành phần liên quan
được đặt lại với nhau để thu thập thông tin, dữ liệu thô hoặc dữ liệu thông thường và biến chúng thành dữ liệu tài chính cho mục đích báo cáo với người
ra quyết định” Theo quan điểm của Nancy A Bagranoff và cộng sự (2010) tiếp cận HTTT kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT ở trình độ cao khái niệm: “HTTT kế toán là một tập hợp dữ liệu và các quy trình xử lý để tạo ra các thông tin cần thiết cho mục đích sử dụng”
Như vậy, theo các tác giả trên, HTTT kế toán là một tập hợp các bộ phận hay các thành phần có mối quan hệ tác động với nhau tùy theo quan điểm tiếp cận Các thành phần đó có thể là các nguồn lực, vốn của một đơn vị chịu trách nhiệm trình bày thông tin tài chính từ việc thu nhận, xử lý hoặc các thành phần gồm dữ liệu, các quy trình xử lý để tạo thông tin cần thiết Các quan điểm đều
có điểm chung về mục tiêu của hệ thống là tạo ra những thông tin, dữ liệu tài chính để cung cấp, báo cáo cho đối tượng sử dụng trong việc ra quyết định
Theo tác giả, HTTT kế toán được hiểu như sau: “HTTT kế toán là một hệ thống bao gồm các quá trình thu thập, ghi nhận và xử lý dữ liệu nhằm tạo ra những thông tin tài chính cần thiết cung cấp cho đối tượng sử dụng”
Trang 28HTTT kế toán chính là phần giao thoa giữa kế toán và hệ thống thông tin
Từ hoạt động SXKD hằng ngày của DN, các giao dịch, nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán thu nhận, phân loại, ghi chép, phân tích, truyền tải thông tin
và lưu trữ (bằng chứng từ, sổ, thẻ, bảng…) Khi người sử dụng có yêu cầu, HTTT kế toán sẽ cung cấp từ các ghi chép đã lưu trữ mà phân tích, tổng hợp, lập báo cáo thích hợp cho người sử dụng thông tin
1.1.2 Quá trình phát triển hệ thống thông tin kế toán
HTTT kế toán ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển kế toán
và quá trình phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) mà cụ thể là các ứng dụng CNTT trong kế toán Quá trình phát triển của HTTT kế toán có thể chia
ra thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn trước năm 1960
Từ những năm 1960 trở về trước, khoa học công nghệ chưa phát triển, hoạt động kế toán còn khá đơn giản, HTTT kế toán thủ công phát triển mạnh Trong hệ thống này, nguồn nhân lực chủ yếu để thực hiện hệ thống là con người cùng với các công cụ tính toán Con người thực hiện toàn bộ công việc
kế toán Dữ liệu được ghi chép thủ công và lưu trữ dưới hình thức giấy tờ như: chứng từ, sổ, thẻ, bảng
Sau đó, các nỗ lực đầu tiên để xử lý dữ liệu bằng cách sử dụng các thiết bị điện tử đã được thực hiện bởi Herman Hollerith, sử dụng vào năm 1890 để thực hiện điều tra dân số Mỹ Các đặc trưng nổi bật của Hollerith, đó là một máy lập bảng dựa trên hệ thống đục lỗ thẻ C Babbage, mà đọc dữ liệu trên các thẻ này Các máy tính Analogue đầu tiên được phát triển bởi V Bush vào năm 1931, và máy tính kỹ thuật số đầu tiên được phát triển bởi G ông Stibitz vào năm 1939 Các điện tử đầu tiên làm việc máy tính kỹ thuật số được phát triển bởi J Atanasoff trong năm 1942 Các hoạt động đầu tiên về điện tử và máy tính kỹ thuật số được xây dựng bởi J Muchly và JP Eckert vào năm 1946 Xét về số lượng của các quá trình, dung lượng bộ nhớ chính và khả năng xử lý dữ liệu, máy tính được xếp vào 4 nhóm như, máy tính vi (máy tính cá nhân), máy vi tính mini, máy tính lớn và các siêu máy tính Sau đó sự phát triển trong phần
Trang 29mềm máy tính tăng tốc, thậm chí đi tiên phong trong sự tiến bộ trong CNTT bao gồm: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng Phần mềm hệ thống với trách nhiệm kiểm soát, tích hợp và quản lý các thành phần phần cứng của một
hệ thống máy tính Các máy tính được sử dụng trong việc giải quyết một số vấn
đề kế toán trong năm 1950, việc sử dụng hoạt động của máy tính như một công
cụ quản lý kinh doanh là trong năm 1960 khi CNTT lần đầu tiên được sử dụng trong các giao dịch thông thường trong kế toán như chuẩn bị chứng từ, theo dõi các tài khoản kế toán, sổ kế toán như hiện nay Khoảng thời gian này là thời điểm giao thoa của các mối quan hệ giữa kế toán và CNTT
- Giai đoạn từ năm 1960 đến 1980
Trong giai đoạn này những thông tin cần thiết đã được trình bày cho người
sử dụng thông tin từ các HTTT dựa trên công nghệ được gọi là "tách biệt" Thời điểm đó, các nhà quản lý bắt đầu đòi hỏi thông tin được coi là cần thiết hữu ích, kịp thời cho họ Xuất phát nhu cầu sử dụng thông tin và từ những tư duy mới tạo
ra áp lực cho những thay đổi quan trọng trong cấu trúc của HTTT kế toán Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi này, những người thực hiện công việc kế toán vẫn chưa tiếp cận kịp theo nhu cầu và sự thay đổi về công nghệ Vì vậy, HTTT
kế toán trong thời gian này chủ yếu vẫn theo hình thức truyền thống, nhưng có
sự phát triển cao hơn do có sử dụng CNTT vào việc lưu trữ dữ liệu và cung cấp thông tin Tuy nhiên, việc lưu trữ dữ liệu vẫn đơn giản và tách biệt từng bộ phận Hạn chế lớn nhất của HTTT kế toán theo kiểu truyền thống là nguồn lực con người phải sử dụng là tương đối lớn Hơn nữa, việc lưu trữ dữ liệu bằng giấy tờ hoặc các thiết bị từ tính mất chi phí nhiều và quản lý phức tạp HTTT
kế toán bị chi phối do HTTT quản lý của DN nên HTTT kế toán thường được
xây dựng theo kiểu xử lý dữ liệu được phân chia (Sơ đồ 1.2)
Với HTTT được xây dựng theo hình thức xử lý này, sự hài lòng của người sử dụng thông tin được hoàn thiện do kiểm soát gắn rất gần với người sử dụng thông tin, thông tin được bảo mật tuyệt đối do không có sự chia sẻ giữa các bộ phận phòng ban khác nhau Tuy nhiên, với hình thức xử lý thông tin này
Trang 30vẫn còn nhiều hạn chế như thiếu sự kiểm soát chung và thiếu việc quản lý
thống nhất các nguồn lực, nhiều công việc và dữ liệu dư thừa
Sơ đồ 1.2: Mô hình xử lý dữ liệu được phân chia
(Nguồn: Nancy A Bagranoff , Hệ thống thông tin kế toán (2010), trang 31)
- Giai đoạn sau năm 1980
Từ sau những năm 1980 xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới tăng
mạnh, cạnh tranh giữa các DN trở nên càng gay gắt Thông tin mà DN cung
cấp không những phục vụ cho nhà quản trị mà còn phục vụ rất nhiều cho việc
ra quyết định của các đối tượng bên ngoài DN Do đó, thông tin kế toán cung
cấp cần phải nhanh chóng, chính xác kịp thời, đầy đủ Hơn nữa, cùng với sự
phát triển của CNTT, nhu cầu mở rộng hoạt động SXKD của doanh nghiệp Để
đáp ứng với những yêu cầu mới bắt buộc phải áp dụng CNTT để xử lý và cung
cấp thông tin đặc biệt trong lĩnh vực kế toán Năm 1982, sự phát triển của
Internet như là một kết quả của sự phát triển của kiến trúc Internet, phát triển
hệ thống mạng tùy theo khu vực địa lý để chia sẻ dữ liệu như: mạng LAN
(Local Area Network), mạng WAN (Wide Area Network) và MAN
(Metropolitan Area Network)
Cấu trúc đơn vị
Trang 31Trong giai đoạn này HTTT trên nền máy tính phát triển Toàn bộ các
công việc của kế toán trừ phân tích các nghiệp vụ, còn tất cả các công việc như:
ghi chép, lưu trữ dữ liệu, tổng hợp, lập báo cáo đều do máy tính thực hiện Dữ
liệu này được lưu trữ dưới dạng tệp tin, hệ thống giao dịch tự động, hệ thống
chấm công, hệ thống thu cước phí điện thoại, hệ thống thu phí giao thông…
HTTT quản lý của DN trong giai đoạn này phát triển lên một hình thức mới là
hệ thống xử lý dữ liệu trung tâm (Sơ đồ 1.3)
Sơ đồ 1.3: Mô hình xử lý dữ liệu trung tâm
(Nguồn: Nancy A Bagranoff, Hệ thống thông tin kế toán (2010), trang 33)
Đây là mô hình mà tất cả quá trình xử lý dữ liệu được thực hiện bởi một
trung tâm máy tính đặt tại một nơi nào đó để cung cấp cho người sử dụng
Theo đó, thông tin nói chung hay thông tin kế toán nói riêng cung cấp cho các
đối tượng sử dụng đa dạng hơn, chất lượng hơn, mang tính thống nhất đáp ứng
được nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng Trong hệ thống kế toán: sự
chuyển tải dữ liệu khi được đưa vào phiếu kế toán và thông tin lên các sổ nhật
ký, sổ cái, các tài khoản hiện tại, các BCTC và các báo cáo khác sẽ được chuẩn
bị nhanh chóng theo nhu cầu; Tạo điều kiện cho việc chuẩn bị các báo cáo chi
tiết mà sẽ là tương đối khó khăn nếu chuẩn bị thủ công; Thu thập các loại dữ
Cấu trúc tổ chức
Phát triển hệ thống
Xử lý dữ liệu Quản trị CSDL
Hoạt động máy tính
Trang 32liệu khác nhau ở những nơi mà chúng xảy ra và lưu chúng vào một CSDL duy nhất cho phép báo cáo trong định dạng phù hợp cho các mục đích khác nhau; Tiết kiệm nhân lực và thời gian do việc ghi dữ liệu dễ dàng hơn và trong một thời gian ngắn hơn rất nhiều Điều này đã làm thay đổi vai trò của kế toán trong
hệ thống quản lý DN
1.1.3 Các mô hình hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp
HTTT kế toán tồn tại trong mỗi DN, mà mỗi DN tồn tại một mô hình HTTT kế toán khác nhau Tùy thuộc vào mức độ ứng dụng CNTT của doanh nghiệp, mô hình HTTT kế toán bao gồm các loại:
* Mô hình xử lý thủ công
Đây là hình thức lâu đời nhất của HTTT kế toán Trong hệ thống này, các giao dịch về các nguồn lực và con người là những đặc trưng trong xử lý kế toán Nó bao gồm các công việc như: ghi chép về các giao dịch sản xuất sản phẩm để tiêu thụ, vận chuyển hàng hoá cho khách hàng và địa điểm đặt hàng của người bán… Theo truyền thống, mô hình này cũng gồm các công việc ghi chép thủ công trên giấy tờ Thông tin kế toán được lưu trữ dưới hình thức chứng từ, sổ, thẻ, bảng
Mô hình xử lý thủ công có ưu điểm giúp cho người làm kế toán xác định luồng dữ liệu một cách trực quan, người khác có thể xem được hệ thống sổ sách Đồng thời, có thể làm việc được ở mọi tình huống Trường hợp bị mất dữ liệu có xác suất nhỏ hơn là kế toán trên máy Tuy nhiên, mô hình có nhiều hạn chế: Việc ghi chép lặp lại nhiều lần cho một nghiệp vụ, khả năng xảy ra sai sót cao, việc sửa chữa sai sót cũng mất thời gian Kế toán phải thực hiện nhiều bước mới ra được báo cáo các loại Do vậy, cần phải có nguồn nhân lực lớn để thực hiện phân công công việc
* Mô hình Flat- file
Mô hình này mô tả một môi trường mà các tập tin cá nhân không liên quan đến các tập tin khác Người sử dụng cuối cùng sở hữu tập tin của họ là độc lập nhau mà không chia sẻ chúng với những người dùng khác Do đó, quá
Trang 33trình xử lý dữ liệu được thực hiện là các ứng dụng độc lập, không phải là những hệ thống tích hợp Những người dùng khác nhau cần những dữ liệu tương tự cho những mục đích khác nhau, họ phải có được bộ dữ liệu riêng biệt
có cấu trúc với những nhu cầu cụ thể của họ (Sơ đồ 1.5)
Mô hình có khá nhiều hạn chế trong quá trình sử dụng mặc dù một phần công việc kế toán đã thực hiện trên máy tính (i) Về lưu trữ dữ liệu: tốn rất nhiều chi phí cho việc lưu trữ dữ liệu trên giấy hoặc thiết bị từ tính do có nhiều thủ tục tập hợp thông tin và các thủ tục lưu trữ (ii) Về việc cập nhật dữ liệu phải thực hiện nhiều lần nếu có thay đổi hoặc bổ sung, khó có thể cập nhật toàn bộ các tệp
dữ liệu liên quan bị ảnh hưởng (iii) Về phía người sử dụng thông tin khác nhau rất khó có thể hợp nhất với những tệp dữ liệu riêng
Sơ đồ 1.5: Mô hình Flat – File
(Nguồn: J L Boocholdt, Hệ thống thông tin kế toán (1997), trang 26)
người dùng
Kế toán
Marketing
Hệ thống hóa đơn/ các khoản nợ phải thu
Hệ thống khuyến mại sản phẩm
Dữ liệu khách hàng (các khoản phải thu hiện tại)
Hóa đơn bán hàng
Tiền thu được
Dữ liệu khách hàng (lịch sử/ định hướng về khách hàng)
Hóa đơn bán hàng
Trang 34* Mô hình Data base (Cơ sở dữ liệu)
Mô hình cơ sở dữ liệu là mô hình mà dữ liệu được chia sẻ cho những người sử dụng khác nhau Với dữ liệu của tổ chức ở một địa điểm trung tâm, tất
cả người sử dụng có quyền lấy dữ liệu mà họ cần để đạt được mục tiêu riêng Đầu vào của nguồn dữ liệu được kiểm soát bởi một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS)
DBMS là một hệ thống phần mềm đặc biệt được lập trình với những yếu
tố dữ liệu mà người dùng được trao quyền truy cập Nếu người sử dụng gửi yêu cầu về dữ liệu đến DBMS theo cấp được trao quyền thì họ sẽ lấy được thông tin phù hợp với nhu cầu Nếu người sử dụng yêu cầu thông tin không được trao
quyền truy cập thì yêu cầu đó sẽ bị từ chối (Sơ đồ 1.6)
Sơ đồ 1.6: Mô hình Database
(Nguồn: J L Boocholdt, Hệ thống thông tin kế toán (1997), trang 29)
Mô hình này khắc phục được những hạn chế của mô hình Flat-File như: giảm chi phí cho việc lưu trữ dữ liệu, mỗi sự thay đổi của dữ liệu đầu vào sẽ tự động thay đổi các tệp dữ liệu có liên quan, vấn đề hợp nhất dữ liệu đối với những người sử dụng khác nhau trở nên dễ dàng hơn
Doanh số bán hàng
từ khách hàng (Các khoản thu hiện tại)
Người dùng Người dùng xem
Kế toán
Marketing
Doanh số bán hàng
từ khách hàng (quá khứ/ Định hướng khách hàng)
Dữ liệu khách hàng, Hóa đơn bán hàng, tiền nhận được, Sản phẩm, Dịch vụ, Quy trình…
Dữ liệu về các thực thể khác
Phần mềm tích hợp
Sản phẩm
dịch vụ
Doanh số bán hàng
từ khách hàng (quá khứ/ định hướng sản phẩm)
D
B
M
S
Trang 35Phương pháp tiếp cận CSDL linh hoạt này cho phép thiết kế ứng dụng CSDL có khả năng hỗ trợ thông tin cần thiết cho những người sử dụng khác nhau từ những dữ liệu bảng được tích hợp Tuy nhiên, mô hình CSDL chỉ đơn thuần là cho phép tích hợp xảy ra, sự tích hợp này không được đảm bảo Việc thiết kế các hệ thống kém hiệu quả vẫn có thể xảy ra Trong thực tế, các tổ chức sử dụng mối quan hệ giữa CSDL với các ứng dụng là những thiết kế truyền thống Trong khi đó, hai mô hình hiện đại hơn là mô hình REA và mô hình ERP sử dụng mối quan hệ giữa CSDL và công nghệ hiệu quả hơn
* Mô hình REA
Theo quan điểm của Seido Nagano (2011), mô hình REA là một khung cơ
sở kế toán được sử dụng để mô hình hóa các nội dung sau của một tổ chức: Resources (R): Các nguồn lực kinh tế là các tài sản vô hình hoặc hữu hình
có khả năng tạo ra doanh thu và công ty nắm quyền kiểm soát chúng
Events (E): Các sự kiện (hoạt động) kinh tế là các hiện tượng ảnh hưởng đến sự thay đổi nguồn lực Các hoạt động này bao gồm: Hoạt động vận hành, hoạt động thông tin và hoạt động quản lý/ quyết định Tuy nhiên chỉ có các hoạt động vận hành nằm trong mô hình REA
Agents (A): Các đại diện kinh tế là những bộ phận liên quan như: các tổ chức, cá nhân, phòng/ ban tham gia vào các sự kiện kinh tế có thể ảnh hưởng đến các nguồn lực Các đối tượng này có thể ở bên trong hoặc bên ngoài tổ chức Các nguồn lực kinh tế, sự kiện và các bộ phận (đại diện kinh tế) có mối liên hệ qua lại với nhau Mối quan hệ đó là đặc trưng cơ bản của mô hình REA
cơ bản được thể hiện: mỗi sự kiện được kết nối với ít nhất một nguồn lực mà
nó ảnh hưởng; mỗi sự kiện được kết nối với ít nhất một sự kiện khác; mỗi sự
kiện được kết nối với ít nhất hai đại diện (Sơ đồ 1.7) Mô hình REA được phát
triển với mục tiêu cụ thể cho việc thiết kế HTTT kế toán, tập trung vào bản chất các hoạt động thuộc chuỗi giá trị của một tổ chức, đồng thời cung cấp các hướng dẫn cho việc nhận diện các thực thể cần có trong một CSDL và cấu trúc
nên mối quan hệ giữa các thực thể
Trang 36Biểu tượng cho zero: o
Biểu tượng cho một:
Biểu tượng cho nhiều:
Sơ đồ 1.7: Mô hình REA cơ bản
(Nguồn: Tác giả luận án tổng hợp dựa trên kết quả nghiên cứu)
Để thiết kế được sơ đồ REA cho một HTTT kế toán đầy đủ nên phát triển
mô hình cho từng chu trình riêng lẻ sau đó hợp nhất các chu trình với nhau để
có được một sơ đồ tổng thể cho toàn đơn vị Các dữ liệu kế toán và phi kế toán đều được xác định, ghi nhận và lưu trữ trong cùng tệp dữ liệu trung tâm để giảm được việc thu thập, lưu trữ và duy trì dữ liệu Từ dữ liệu trung tâm, người dùng có thể tái cấu trúc và có thể đáp ứng nhu cầu của tất cả người dùng trong
tổ chức Sử dụng mô hình REA sẽ làm cho hoạt động của công ty hiệu quả hơn bằng việc giúp nhà quản trị nhận biết các hoạt động không đem lại giá trị gia tăng và cần được loại bỏ Hơn nữa các dữ liệu tài chính và phi tài chính trợ
Nguồn lực kinh tế Sự kiện kinh tế
Đại diện kinh tế bên ngoài
Đại diện kinh tế bên trong Tham gia
Mỗi thực tể A có thể hoặc không liên kết với thực thể B, nhưng
có thể kết nối tối đa nhiều lần với B Mỗi thực thể A phải liên kết ít nhất 1 lần với thực thể B, nhưng
có thể kết nối nhiều lần với B
Trang 37giúp các nhà quản lý trên diện rộng trong việc ra quyết định, tăng cường khả năng cạnh tranh của DN
* Mô hình ERP (Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp)
Đứng ở góc độ quản lý, “mô hình ERP là một giải pháp quản lý và tổ chức dựa trên nền tảng kỹ thuật thông tin đối với những thách thức do môi trường tạo ra” (Laudon, K.C & Laudon J.P, 1995) Theo quan điểm HTTT, “hệ thống ERP là các gói phần mềm cho phép DN tự động và tích hợp phần lớn các
xử lý kinh doanh, chia sẻ dữ liệu chung cho các hoạt động toàn DN, tạo ra và cho phép truy cập thông tin trong môi trường thời gian thực” (Marnewick, C & Labuschagne, L., 2005)
Trong các DN thực hiện theo mô hình ERP tất cả các chức năng và các phòng ban, tất cả các giao dịch kinh doanh được nhập vào, ghi nhận, xử lý, giám sát và báo cáo Điều này làm cho các bộ phận phòng ban được thực hiện phối hợp và cho phép các công ty để đạt được mục tiêu của mình về tăng tính chia sẻ và đáp ứng nhu cầu đối với tất cả những bộ phận liên quan (Dillon, 1999) Một hệ thống ERP bao giờ cũng bao gồm các thành phần cơ bản: quy trình quản lý, phần mềm xử lý, hệ thống thiết bị, CSDL toàn DN, con người tham gia vào hệ thống Các thành phần cơ bản này trong hệ thống ERP kết hợp với nhau, cùng hoạt động theo một nguyên tắc nhất định với đặc điểm:
(i) Tính phân hệ và tích hợp: Phần mềm ERP có sự tích hợp nhiều phân
hệ để xử các hoạt động kinh doanh, chia sẻ và chuyển thông tin thông qua một CSDL chung mà các phân hệ này đều có thể truy cập được Ở mức độ cơ bản, một phần mềm ERP thường bao gồm các phân hệ để xử lý hoạt động(Marnewick, C and Labuschagne, L., 2005) Tên gọi và số lượng các phân hệ
cụ thể trong một phần mềm ERP rất khác nhau tùy theo nhà cung cấp phần mềm cà theo nhu cầu, khả năng tài chính của DN
(ii) CSDL quản lý tập trung và chia sẻ thông tin: Tất cả các dữ liệu của các phân hệ tích hợp được quản lý tập trung và tổ chức theo kiểu hệ quản trị CSDL (Database Management System - DMS) Các phân hệ đều có thể truy cập và sử dụng chung nguồn dữ liệu này Cách tổ chức dữ liệu tập trung này
Trang 38giúp việc thu thập và lưu trữ dữ liệu không bị trùng lắp, không mâu thuẫn với nhau, các dữ liệu được sử dụng hiệu quả cao
(iii) Hoạch định toàn bộ nguồn lực của DN: Đây chính là điểm cốt lõi, cơ bản trong hệ thống ERP Nguồn lực của DN có thể chia thành 3 loại chính là tài chính, nhân lực và vật lực Liên quan tới một nguồn lực sẽ có nhiều bộ phận tham gia từ khi yêu cầu, hình thành cho tới khi sử dụng và thông tin về chúng được luân chuyển qua các bộ phận trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh
(iv) Hệ thống ERP ghi nhận và xử lý thông tin theo qui trình hoạt động kinh doanh, thực hiện theo nguyên tắc: nếu bước hoạt động trước chưa được ghi nhận dữ liệu vào hệ thống thì sẽ không có căn cứ để hệ thống cho phép bước hoạt động sau thực hiện
(v) Hệ thống ERP tạo những thay đổi trong xử lý kinh doanh hay tái cấu trúc quản lý và qui trình kinh doanh Đây là hệ quả của đặc điểm xử lý kinh doanh theo qui trình Muốn ứng dụng ERP thì điều rất quan trọng là chuỗi qui trình hoạt động kinh doanh gồm xử lý quản lý (xét duyệt, ra quyết định); xử lý hoạt động (thực hiện hoạt động theo xét duyệt); và xử lý thông tin (thu thập và
xử lý dữ liệu về xét duyệt và thực hiện hoạt động) phải được xây dựng thành qui trình hoàn chỉnh và ổn định
1.2 QUAN ĐIỂM VỀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
1.2.1 Quan điểm về các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp
Trong HTTT doanh nghiệp, HTTT kế toán là một trong những hệ thống con lớn nhất, đóng vai trò quan trọng trong quá trình cung cấp các thông tin về tình hình tài chính ở mọi cấp độ ra quyết định của các chủ thể kinh tế Có rất nhiều cách tiếp cận về HTTT kế toán,với mỗi cách tiếp cận, HTTT kế toán bao gồm những yếu tố cấu thành khác nhau Cụ thể:
® Tiếp cận HTTT kế toán theo quá trình phân loại nghiệp vụ kế toán (theo hệ thống dọc) Theo quan điểm của Salehi và cộng sự (2010), Richard và cộng sự (2012), Romey & Steinbart (2012), HTTT kế toán thực hiện hai chức
Trang 39năng cơ bản: thông tin và kiểm soát về sự hình thành và vận động của tài sản nhằm bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của tổ chức Do đó, các yếu tố của HTTT kế toán bao gồm các phân hệ kế toán trong DN như: kế toán vốn bằng tiền, kế toán công nợ, kế toán chi phí giá thành, kế toán tiền lương, kế toán tài sản cố định… (Phan Quốc Khánh, 2007) Cách tiếp cận này giúp theo dõi, quản lý và cung cấp thông tin theo các đối tượng kế toán
® Tiếp cận HTTT kế toán theo hướng tổ chức công tác kế toán và bộ máy
kế toán Theo cách tiếp cận này con người là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự hình thành và tồn tại của HTTT kế toán cho dù hệ thống đó được thực hiện thủ công hay ứng dụng CNTT hiện đại (Nguyễn Hoàng Thiên Kim, 2012;
Hồ Mỹ Hạnh, 2014) Việc tổ chức bộ máy kế toán đóng vai trò then chốt trong quá trình xử lý và cung cấp thông tin kế toán, do vậy theo hướng tiếp cận này, HTTT kế toán sẽ đề cập nghiên cứu sâu về tổ chức bộ máy kế toán
® Tiếp cận HTTT kế toán dựa vào đối tượng cấu thành hệ thống (theo cấu trúc của hệ thống), HTTT kế toán bao gồm tối thiểu 3 thành phần: con người, thủ tục và dữ liệu (Marshall B Romey và cộng sự, 2011) Trong điều kiện hiện nay, CNTT phát triển, HTTT kế toán bao gồm 5 thành phần: con người, phần cứng, thủ tục, dữ liệu và chương trình (Vũ Bá Anh, 2015) Các thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và dữ liệu là cầu nối trực tiếp giữa con người với máy tính Cách tiếp cận này là cơ sở cho việc phân tích và thiết kế hệ HTTT kế toán cho DN
® Tiếp cận HTTT kế toán theo quy trình xử lý Theo cách tiếp cận này, HTTT kế toán là một hệ thống bao gồm nguồn nhân lực, các phương tiện, phương pháp kế toán được tổ chức khoa học, nhằm thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp (Jame A Hall, 2011) Theo đó, HTTT kế toán bao gồm các yếu tố cơ bản: hệ thống thu nhận thông tin kế toán, hệ thống xử lý thông tin kế toán, hệ thống cung cấp thông tin kế toán Các yếu tố này đóng vai trò là những tiểu hệ thống trong hệ thống HTTT kế toán DN Mà trong mỗi hệ thống đó lại bao gồm các thành
Trang 40phần (yếu tố) của một hệ thống, thực hiện những công việc nhất định của hệ
thống (Sơ đồ 1.4)
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ mô tả hệ thống thông tin kế toán
(Nguồn: James A.Hall, Hệ thống thông tin kế toán (2011), trang 12)
® Tiếp cận HTTT kế toán theo chu trình Theo Nguyễn Thế Hưng (2006), Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2015),… xuất phát từ việc nhìn nhận trong quá trình hoạt động của một tổ chức có những công việc được lặp đi lặp lại thường xuyên, liên tục theo một trình tự nhất định qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn do nhiều bộ phận, cá nhân tham gia thực hiện Do vậy, HTTT kế toán có thể tổ chức theo các chu trình của DN
® Cách tiếp cận tổng thể và đa chiều về HTTT kế toán Theo Huỳnh Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Mạnh Toàn (2013) đây là cách tiếp cận mang tính tổng thể và đa chiều, cho phép mô tả một cách khái quát và trực quan về mối liên hệ
và tính thống nhất giữa các yếu tố cấu thành của HTTT kế toán gồm: phần hành kế toán; chu trình hoạt động và các yếu tố còn lại (nguồn lực, phương pháp, quy trình hạch toán và có thể bao gồm các công cụ kiểm soát nội bộ) Ba nhóm này có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau Cách tiếp cận này
Môi trường bên ngoài
Nguồn DL
bên ngoài
Nguồn dữ liệu bên trong
Người SD bên trong
Người SD bên ngoài
Thông tin tạo ra
Tổ chức doanh nghiệp