1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đặc điểm tâm lý người bị hại. Lý luận và thực tiễn

11 4,3K 57

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 591,5 KB

Nội dung

Bài này mình làm được 9đ đó nhé mấy bạn. Anh em nào quan tâm và cần thêm tài liệu các môn khác thuộc chuyên ngành luật thì có thể inbox cho mình nhé Cảm ơn các bạn rất nhiều Mong mọi người mua và ủng hộ em ạ

Trang 1

MỞ ĐẦU

Người bị hại là đối tượng chịu những tác động mạnh mẽ nhất từ hành vi phạm tội của người phạm tội Tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội mà dẫn đến những hậu quả tâm lý khác nhau đối với người

bị hại Và để làm rõ hơn những đặc điểm tâm lý của người bị hại từ cơ sở lý luận

cho đến thực tiễn, em xin được lựa chọn đề tài số 14: “Đặc điểm tâm lý người

bị hại Lý luận và thực tiễn” làm nội dung cho bài tập lớn học kỳ của mình.

NỘI DUNG 1.Người bị hại: Khái niệm và đặc điểm tâm lý

1.1 Khái niệm người bị hại.

Dưới góc độ ngôn ngữ có thể hiểu người bị hại là con người cụ thể trong

xã hội, chịu sự tác động tiêu cực của sự việc, hành vi hoặc bất kỳ sự tác động nào khác khác dẫn đến những thiệt thòi, mất mát hay tổn thương cho chính họ Tất nhiên sự tác động đó là trái với ý muốn của người bị hại và họ tiếp nhận một cách thụ động Thiệt hại gây ra cho người bị hại có thể là thiệt hại về vật chất hoặc phi vật chất và không cần phải giới hạn mức độ thiệt hại

Dưới góc độ ngôn ngữ pháp lý thì người bị hại là “người bị thiệt hại về

thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra Người bị hại chỉ có thể

là thể nhân bị người phạm tội làm thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản chứ không thể là pháp nhân” 1

Dưới góc độ pháp luật thực định: Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003

quy định: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội

phạm gây ra”.

1.2 Đặc điểm tâm lý của người bị hại.

Đặc điểm tâm lý của người bị hại thể hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau nhưng rõ nhất ở giai đoạn ngay sau khi bị hành vi phạm tội xâm hại, giai đoạn lấy lời khai và giai đoạn xét xử Ở mỗi giai đoạn thì người bị hại có những đặc điểm tâm lý khác nhau Cụ thể:

1 Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 1999, tr 198.

Trang 2

1.2.1 Giai đoạn ngay sau khi bị hành vi phạm tội xâm hại.

Tâm lý chung của người bị hại trong giai đoạn này có đặc điểm như sau:

Trạng thái tâm lý không ổn định, tinh thần bị hoảng loạn, lo sợ và thậm chí mất khả năng điều khiển hành vi của mình Trong nhiều trường hợp, do hành

vi mà người phạm tội gây ra quá đột ngột khiến cho nạn nhân bị sốc dẫn đến bất tỉnh, nhiều trường hợp nạn nhân bị điên, tâm thần như trong các vụ án hiếp dâm,

cố ý gây thương tích,…

1.2.2 Giai đoạn lấy lời khai.

Ở giai đoạn này do việc tội pham xâm hại chỉ mới xảy ra chưa lâu nên ở người bị hại tình trạng xúc cảm, tình cảm còn khá mạnh mẽ và sâu sắc, tâm lý căng thẳng hoang mang có thể lên đến đỉnh điểm hoặc thậm chí xuất hiện các biểu hiện rối loạn về tâm lý (đặc biệt đối với các tội phạm có sử dụng bạo lực, với tính côn đồ, man rợn hoặc các tội phạm tình dục) Người bị hại có thể có những biểu hiện về tâm lý như sau:

- Bức xúc cao độ đối với hành vi phạm tội đối với hành vi phạm tội đã xâm hại đến quyền và lợi ích chính đáng của mình nên đã tích cực khai báo các thông tin về kẻ phạm tội và những thiệt hại đã gây ra với mình

- Bị ám ảnh về hành vi phạm tội đã xâm hại đến mình nên đôi khi không dám khai báo Thông thường đó là các vụ án xâm hại đến quan hệ nhân thân của người bị hại như: hiếp dâm, cố ý gây thương tích,…

- Lo lắng, sợ bị trả thù do tiếp xúc và cung cấp chứng cứ cho cơ quan điều tra

- Rối loạn tâm lý nên khai báo thiếu thống nhất

Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, tâm lý của người bị hại có thể ổn định dần và thay đổi theo hướng:

Trang 3

- Thông cảm, thương hại đối với hoàn cảnh, nhân thân của bị can nên có

lời khai giảm nhẹ tội cho bị can hoặc xin bãi nại 2 cho bị can

- Quanh co, bất hợp tác với cơ quan điều tra vì muốn che giấu một phần thiếu sót, một phần lỗi của mình là nguyên nhân của tội phạm đó hoặc một tội phạm khác

- Thay đổi nhận thức về hành vi phạm tội do bị mua chuộc hoặc lừa gạt

1.2.3 Giai đoạn xét xử

Bước sang giai đoạn này, tâm lý của người bị hại có nhiều thay đổi do các yếu tố khác nhau như:

- Thiệt hại của người bị hại có thể được giảm bớt hoặc tăng lên theo thời gian; thiệt hại được bồi thường hoặc chưa được bồi thường khắc phục

- Hoàn cảnh của phiên tòa công khai, người bị hại phải tiếp xúc tâm lý với nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là họ phải đối mặt với bị cáo đã xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của mình

- Người bị hại cũng đã có thời gian để suy xét kỹ hơn về vụ án đã gây thiệt hại cho họ; cân nhắc lại lợi ích khi tham gia phiên tòa cung cấp lời khai so với công việc hằng ngày của họ

2 Bãi nại nghĩa là bãi bỏ việc khiếu nại Thông thường, người bị hại (hoặc nạn nhân) trong vụ án nào

đó mà họ có đơn bãi nại nghĩa là họ không yêu cầu khởi tố hoặc rút đơn khởi tố

Hoạt động điều tra tại cơ quan điều tra

Trang 4

- Vụ án xảy ra đã lâu và có thể làm ảnh hưởng đến trì nhớ của người bị hại, đến sự quan tâm của họ đối với vụ án, đặc biệt đối với vụ án mà phải mất nhiều thời gian điều tra

- Mối quan hệ giữa người bị hại với bị cáo

Từ những thay đổi về hoàn cảnh ở trên đã dẫn đến những thay đổi nhất định trong đặc điểm tâm lý của bị cáo trong giai đoạn này.Cụ thể:

- Bức xúc đối với bị cáo và hành vi phạm tội của bị cáo (mức độ có thể giảm hơn so với giai đoạn điều tra do tâm lý của người bị hại đã ổn định hơn, thiệt hại đã được bồi thường một phần hoặc toàn bộ) nên sẵn sàng khai báo hoặc thậm chí thổi phồng sự thật

- Sợ sệt, lo lắng rằng bị

cáo sẽ trả thù (do giao tiếp

công khai tại phiên tòa nên bị

cáo biết được người bị hại và

nội dung tố cáo của họ) nên

khai báo thiếu trung thực

- Bị ám ảnh, mất bình

tĩnh, xấu hổ trong một số vụ án

xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm nên từ chối khai báo, khai báo không đúng

- Thương hại, thông cảm hoàn cảnh của bị cáo (cũng có thể là do biết được hoàn cảnh của bị cáo , do bị mua chuộc, được bồi thường thỏa đáng) nên khai báo có phần giảm nhẹ

hoặc xin bãi nại

- Che giấu một phần

tội lỗi của mình và bất hợp

tác hoặc khai báo không

đúng

- Không quan tâm

đến hoạt động xét xử nên Người nhà người bị hại trong vụ án “Lê Văn Luyện”

Trang 5

vắng mặt hoặc đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng xem lại lời khai ở giai đoạn điều tra được lưu trong hồ sơ vụ án

2 Liên hệ với một vụ án cụ thể.

2.1 Nội dung vụ án: Vụ án chặt tay cướp SH

Tối 24/11/2012, sau khi uống rượu tại phòng trọ, Trúc cùng đồng bọn kéo nhau ra các tuyến đường vắng thuộc quận 7, quận 2 và huyện Nhà Bè tìm "con mồi" Khi chạy đến chân cầu Phú Mỹ hướng từ quận 7 sang quận 2, chúng thấy chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy (30 tuổi) chạy xe SH một mình cùng chiều phía trước liền bám theo.Chạy qua cầu Phú Mỹ khoảng 500 m, tới đoạn đường tối, vắng người qua lại, Luông vượt lên ép sát chị Thúy cho Trúc ngồi sau rút mã tấu chém 3 nhát vào tay làm nạn nhân ngã nhào Bàn tay chị Thúy gần như đứt lìa.Trúc định lấy xe SH phóng đi nhưng không nổ được máy Lúc này, người đi đường phát hiện tri hô nên cả bọn tháo chạy sau khi giật phăng chiếc túi xách của cô gái Nạn nhân được đưa đi cấp cứu kịp thời nên đã nối lại bàn tay nhưng

để lại thương tật 47%.Gây án xong, Trúc và đồng bọn đến thuê phòng tại một khách sạn ở huyện Bình Chánh để lẩn trốn nhưng bị lực lượng dân phòng phối hợp với công an bắt giữ

Kết quả điều tra của cơ quan chức năng còn xác định, trước khi chém chị Thúy để cướp xe, cũng với thủ đoạn "chém trước cướp sau", Trúc và đồng bọn

đã thực hiện trót lọt 14 vụ khác trên nhiều quận huyện (chủ yếu là ngoại thành)

Bị cáo Trúc tại phiên tòa xét xử

Trang 6

làm 12 người bị thương Tổng số tài sản chúng cướp được có giá trị trên 600 triệu đồng

Nhận định hành vi phạm tội của Trúc và đồng bọn là rất côn đồ, hung hăng, mất hết nhân tính, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiến dư luận hoang mang, TAND TP HCM đã tuyên phạt tướng cướp mức án tử hình, những tên còn lại cũng phải nhận án tù nghiêm khắc Cho rằng bản án này là quá nặng, ngay trong lúc tuyên án, nhiều người thân trong gia đình bị cáo Trúc đã có hành vi quậy phá, “làm loạn” để phản đối phán quyết tại tòa Bị cáo Trúc sau đó đã có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

2.2 Đặc điểm tâm lý của người bị hại trong vụ án trên.

2.2.1 Giai đoạn ngay sau khi bị hành vi phạm tội xâm hại

Theo lời kể của

những người dân có mặt

tại hiện trường vụ án thì

chị Nguyễn Thị Ngọc

Thúy đã thực sự hoảng

loạn, mất phương hướng

và không biết được

chuyện gì đang xảy ra với

mình Một phần cánh tay

đã bị đứt lìa và mặc dù đã

được đưa đi cấp cứu ngay

sau đó nhưng phần tay của chị cũng không thể cử động được như ngày xưa Thêm vào đó, băng cướp còn cướp luôn cái túi xách của chị trước khi chạy trốn khỏi sự vây bắt của người dân

Tâm lý hoảng loạn dường như bao trùm toàn bộ cảm xúc của chị Thúy ngay sau khi vụ việc xảy Cùng với đó là sự uất hận, phẫn nộ đến tột cùng đối với hành vi côn đồ của nhóm thanh niên trên “Cú sốc” về tâm lý đối với chị còn hiện hữu rõ hơn khi chị phải vật lộn với cuộc phẫu thuật tay và đối mặt với việc mất đi khả năng lao động

Bàn tay của chị Thúy sau khi đã phẫu thuật

Trang 7

Tóm lại, trong giai đoạn này thì cũng giống như đa số những người bị hại khác thì tâm lý hoảng loạn, uất hận đóng vai trò chủ đạo và chi phối toàn bộ hành động của chị Thúy.

2.2.2 Giai đoạn lấy lời khai tại cơ quan điều tra

Trong giai đoạn này ở mỗi người bị hại lại có những đặc trưng tâm lý khác nhau tùy thuộc vào mức độ xâm hại của hành vi đối với mỗi người bị hại Không giống như giai đoạn trước, giai đoạn này đặc điểm tâm lý của chị Thúy

đã có sự thay đổi.Cụ thể:

Ngày đến cơ quan điều tra để lấy lời khai về vụ án sau khi chị Thúy đã trải qua các cuộc phẫu thuật để giữ lại bàn tay của mình Trên nét mặt của chị Thúy bộc lộ rõ sự mệt mỏi sau khi phải trải qua các ca phẫu thuật đau đớn Nhưng ẩn sâu trong đó vẫn là sự căm phẫn cũng như sự bức xúc cao độ đối với hành vi mà nhóm côn đồ đã gây ra cho chị Chị Thúy bình tĩnh kể lại nội dung toàn bộ sự việc đã xảy ra với mình, trả lời đầy đủ các câu hỏi của cơ quan điều tra

Tuy nhiên, có lẽ do những nỗi ám ảnh của chị Thúy về những gì mà mình

đã phải trải qua và chịu đựng nên Thúy đã không giữ được bình tĩnh trong quá trình lấy lời khai Cụ thể là chị Thúy thường “khóc nấc” lên sau khi được điều tra viên hỏi về những hành vi mà nhóm côn đồ đã làm với chị và những gì chị sẽ phải đối mặt ở phía trước Chị vừa kể lại sự việc vừa khóc Có lẽ chính những tổn thương về mặt thể xác cũng như tinh thần đã khiến chị Thúy không kìm nén được cảm xúc trong mình Những gì mà chị Thúy đã phải trải qua thực sự là một

cú sốc đối với chị và chính chị sẽ là người phải trực tiếp đối mặt với nó

Trong quá trình chờ ngày xét xử, chị thường xuyên nhận được những cuộc điện thoại dọa nạt đến từ những người có liên quan đến băng cướp, thậm chí mẹ của tên cầm đầu Trúc còn đến nhà và dọa nạt, yêu cầu chị rút lại đơn khởi kiện con trai mình Điều này cũng phần nào tạo ra tâm trạng lo lắng cho chị Thúy trước ngày tòa xét xử

Ta thấy rằng, trong suốt giai đoạn từ sau khi bị hành vi phạm tội xâm hại cho đến khi lấy lời khai và cả khoảng thời gian dài chờ đến ngày xét xử sau đó

Trang 8

chị Thúy đã phải trải qua rất nhiều những cung bậc cảm xúc khác nhau và tương ứng với nó là những đặc điểm tâm lý khác nhau Nhưng, tựu chung lại đó vẫn là sự căm phẫn, bức xúc đối với hành vi của nhóm côn đồ và sự e ngại, dè chừng khi phải đối mặt với thực tại, với gia đình, bạn bè và người thân Cho dù

ở trạng thái tâm lý nào thì đó cũng chính là hệ quả mà hành vi phạm tội mang đến.

2.2.3 Giai đoạn xét xử tại phiên tòa.

Đặc điểm tâm lý của người bị hại bộc lộ rõ nhất và thể hiện sự thay đổi, đấu tranh trong tâm lý của người bị hại.

Trong số các nạn nhân của băng cướp “ chém trước, cướp sau” thì chị Thúy là nạn nhân duy nhất có mặt tại phiên tòa để đối mặt với những kẻ phạm tội – những kẻ đã gây ra những sóng gió trong cuộc đời chị Có mặt tại phiên tòa nhưng chị Thúy dường như vẫn chưa hết ám ảnh về buổi tối định mệnh đó, trên khuôn mặt của chị vẫn hiện lên sự căm phẫn đối với các bị cáo Bàn tay bị Trúc đứt may mắn được nối lại nhưng chị không thể làm được việc

gì Cuộc sống của chị và gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng Tại phiên xử, chị Thúy nhiều lần bật khóc khi đối diện với băng cướp Hầu hết các bị hại khác đều xin xét xử vắng mặt

Chị Thúy lần lượt trả lời các câu hỏi của luật sư và chủ tọa phiên tòa Cho đến khi nghe tòa tuyên án và được nghe bị cáo nói lời sau cùng, chị Thúy đã nghe bị cáo nói và cảm nhận được sự thương cảm đối với hoàn cảnh của gia đình bị cáo Trúc và cũng có mong muốn xin tòa được giảm án cho bị cáo Nhưng có lẽ chị Thúy sẽ không thể ngờ rằng, sau khi phiên tòa kết thúc, người

Chị Thúy – nạn nhân duy nhất trong vụ chặt tay cướp SH có

mặt tại tòa

Trang 9

gái của Trúc đã phản ứng bằng cách gào ghét, chửi bới chị, cơ quan tố tụng trong phòng xử, với lý do vì: “Con tôi không giết người, không có ai bị chết Bản án tử hình với con tôi là vô nhân đạo”.Người nhà bị cáo Trúc còn khiến nhiều người phẫn nộ khi xô xát với các luật sư được chỉ định bào chữa cho bị cáo, khiến vị này phải nhờ đến lực lượng an ninh mới có thể thoát ra ngoài Các nhân chứng cho biết, mẹ của bị cáo Trúc còn gào chửi chị Thúy: “Tao biết con tao bị tử hình thì tao chuẩn bị dao giết con Thúy tại tòa”

Sau phiên sơ thẩm của TAND TP HCM, người trong gia đình Trúc còn tìm đến nhà tạo áp lực để chị Thuý xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Quá hoảng loạn, chị đã phải lánh đến nhà người thân

Giai đoạn xét xử là giai đoạn mà tâm lý của chị Thúy có nhiều thay đổi nhất Từ sự lo lắng khi phải đối mặt với bị cáo, rồi sự phẫn nộ khi gặp bị cáo tại tòa, sự thương cảm với hoàn cảnh khi nghe bị cáo nói lời sau cùng và sau cùng

là sự hoảng loạn khi bị người nhà bị cáo đe dọa.

KẾT LUẬN

Đặc điểm tâm lý của con người nói chung và đặc điểm tâm lý của người

bị hại nói riêng đều diễn ra hết sức phức tạp và phụ thuộc vào tính chất, mức độ tác động của hành vi phạm tội đối với người bị hại mà họ lại có những đặc điểm tâm lý riêng biệt Hay nói cách khác, đặc điểm tâm lý của người bị hại từ lý thuyết đến thực tiễn không thực sự trùng khớp với nhau Và việc nắm bắt được những đặc điểm tâm lý của người bị hại trong các vụ án sẽ là cơ sở để các cơ quan điều tra có thể nhanh chóng tìm ra kẻ phạm tội và đưa sự thật ra ngoài ánh sáng

Trang 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lý học tư pháp, Nxb.

CAND, Hà Nội, 2009

2 TS Lê Nguyên Thanh, TS Trần Thị Quang Vinh, Ths Phạm Thái, TS

Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh, Giáo trình Tâm lý học tư pháp, NXB Đại học Quốc

gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2016

3 Ths Chu Liên Anh, Ths Dương Thị Loan, Hướng dẫn trả lời lý thuyết

giải bài tập tình huống và trắc nghiệm môn Tâm lý học tư pháp, NXB Chính trị

- Hành chính, 2010

4.Ths Lê Tiến Châu – Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Người bị

hại trong tố tụng hình sự - Tạp chí Khoa học pháp lý số 1/2007,

http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?

option=com_content&view=article&catid=107:ctc20071&id=267:nbhttths&Ite mid=110, ngày truy cập 24/2/2017

5.Hải Duyên, Cô gái bị chặt tay xin tha tội chết cho Hồ Duy Trúc, http://

vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/co-gai-bi-chat-tay-xin-tha-toi-chet-cho-ho-duy-truc-2974809.html, ngày truy cập 28/2/2017.

6.Dương Thanh, Y án tử hình kẻ cướp chặt tay, cướp SH,

http://www.24h.com.vn/an-ninh-hinh-su/dang-xu-phuc-tham-tuong-cuop-chat-tay-cuop-sh-c51a618302.html, ngày truy cập 28/2/2017

Ngày đăng: 10/05/2017, 09:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. TS. Lê Nguyên Thanh, TS. Trần Thị Quang Vinh, Ths. Phạm Thái, TS.Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh, Giáo trình Tâm lý học tư pháp, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tâm lý học tư pháp
Nhà XB: NXB Đại học Quốcgia Thành phố Hồ Chí Minh
3. Ths Chu Liên Anh, Ths Dương Thị Loan, Hướng dẫn trả lời lý thuyết giải bài tập tình huống và trắc nghiệm môn Tâm lý học tư pháp , NXB Chính trị - Hành chính, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn trả lời lý thuyếtgiải bài tập tình huống và trắc nghiệm môn Tâm lý học tư pháp
Nhà XB: NXB Chính trị- Hành chính
4.Ths Lê Tiến Châu – Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Người bị hại trong tố tụng hình sự - Tạp chí Khoa học pháp lý số 1/2007, http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&catid=107:ctc20071&id=267:nbhttths&Itemid=110, ngày truy cập 24/2/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người bịhại trong tố tụng hình sự - Tạp chí Khoa học pháp lý số 1/2007
5.Hải Duyên, Cô gái bị chặt tay xin tha tội chết cho Hồ Duy Trúc, http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/co-gai-bi-chat-tay-xin-tha-toi-chet-cho-ho-duy-truc-2974809.html, ngày truy cập 28/2/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cô gái bị chặt tay xin tha tội chết cho Hồ Duy Trúc
6.Dương Thanh, Y án tử hình kẻ cướp chặt tay, cướp SH, http://www.24h.com.vn/an-ninh-hinh-su/dang-xu-phuc-tham-tuong-cuop-chat-tay-cuop-sh-c51a618302.html, ngày truy cập 28/2/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y án tử hình kẻ cướp chặt tay, cướp SH

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w