CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ GỖ DỪA CỦA CÔNG TY CỔPHẦN DỪA VIỆT TẠI ĐÀI LOAN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ GỖ DỪA CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN DỪA VIỆT TẠI ĐÀI LOAN
Rất nhiều tài liệu hay được chia sẻ hoàn toàn miễn phí tại http://www.vnecon.vn
Bản quyền tài liệu này thuộc về nhóm thực hiện của VnEcon Nghiêm cấm upload
trên các website thương mại và download trả phí
Thành viên VnEcon được download miễn phí
GV: MBA.ĐOÀN GIA ÂU DU
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 3_ LỚP 07QQ1D
Trang 2TP.HCM , tháng 11 năm 2010
Lời mở đầu
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, được thiên nhiên ưu đãi với
hệ thống sông ngòi phù sa màu mỡ thích hợp với việc phát triển cây công nghiệp và nông nghiệp như : cao su, cà phê, chè, dừa…Cây dừa ngày nay không chỉ đơn thuần là dùng để lấy nước, lấy cơm mà người ta còn biết đến quả dừa với những món hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo và điêu luyện được chế tạo từ thân, vỏ và lá Thấy được lợi ích từ cây dừa, cũng như muốn giúp bà con nông dân của mình khẳng định được thương hiệu dừa Việt Nam trên thị trường thế giới do đó công ty Cổ phần Dừa Việt được ra đời Qua mười năm hoạt động, với xuất phát điểm chỉ là nơi thu mua những sản phẩm từ dừa, giờ đây việc kinh doanh công ty ngày càng đa dạng và phong phú, công ty đã tận dụng tối đa những lợi ích từ quả dừa, cùng với sự tư duy sáng tạo, công ty đã đưa ra được những sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ vỏ dừa, thân dừa và lá dừa Từ bàn tay khéo léo của những người thợ, cộng với dây chuyền máy móc
hỗ trợ hiện đại, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty ngày càng được chấp nhận và ưa chuộng nhiều tại thị trường trong nước và thế giới, do đó chúng ta không khó khi bắt gặp sản phẩm công ty ở nhiều nơi trên thế giới với thương hiệu Dừa Việt mà nhất là tại Đài Loan
Chi nhánh tại Đài Loan ra đời, đây được xem là một bước ngoặt lớn cho sự phát triển của công ty, từng bước khẳng định thương hiệu Dừa Việt trên thương trường quốc tế Đài Loan được xem là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển trong những năm gần đây cùng với vị trí địa lý thuận lợi nằm dọc theo bờ biển Đông giữa Việt Nam và Nhật Bản, một trong những khu vực trung tâm của Châu Á Thái Bình Bương
Trang 3A VĂN HÓA ĐÀI LOAN
I ĐỊA THẾ QUỐC GIA
1 Vị trí địa lý
Đài Loan có tổng diện tích khoảng 36.000 kilômét vuông, có hình dáng như một chiếc lá thu hẹp ở cả hai đầu, nằm ở phía Đông Nam lục địa Châu Á, ở giữa eo biển Đài
Loan và Trung Quốc - một hòn đảo ở rìa phía tây của Thái Bình Dương Thủ đô của Đài
Loan là Đài Bắc, phía Bắc giáp Nhật Bản; phía Nam giáp Philippines Đài Loan có 4 thành phố lớn : Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung, Đài Nam
Đài Loan là hòn đảo lớn của Trung Quốc Trên đảo có nhiều núi, 2/3 tổng diện tích là núi cao và đồi núi, đồng bằng chỉ chiếm dưới 1/3 Đài Loan có năm
dãy núi lớn: Trung Ương, Ngọc Sơn, Tuyết Sơn, A Lý và Đài Đông Đặc trưng địa hình hòn đảo Đài Loan là ở giữa cao, hai bên thấp, dãy núi Trung Ương dọc từ Nam tới Bắc, đây là ranh giới Nam Bắc Ngọn núi chính của dãy Ngọc Sơn là núi Ngọc Sơn, cao hơn mặt biển
3997 mét – là ngọn núi cao nhất Đài Loan
Trang 42 Khí hậu
Do tỉnh Đài Loan bị biển bao vây về bốn phía, nên chịu sự ảnh hưởng của gió mùa đến từ biển, bốn mùa khí hậu vừa phải, mùa đông không rét, mùa hè không nóng nhưng đôi khi có bão, ngoài vùng núi ra, nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 22 độ, nhiệt độ thấp nhất trong khoảng 12-17 độ C Ở đồng bằng, hầu hết bốn mùa đều không có sương và tuyết Chỉ riêng Khu vực với độ cao so với mặt biển trên 3000 mét mới có mưa tuyết Đài Loan mưa nhiều, và nhiều khi chịu sự ảnh hưởng của bão
Trang 5Biểu đồ khí hậu
II PHÂN TÍCH VĂN HÓA:
1/ Trình độ dân trí:
Theo số liệu 2009, gần 80% học sinh Đài Loan theo học bậc phổ thông trung học, trong đó chiếm một tỷ lệ lớn là các lớp học hướng nghiệp 40% học sinh trung học tham gia học tiếp các bậc đại học, cao đẳng Hiện Đài Loan có 121 trường đại học và cao đẳng, bao gồm các trường công và hệ thống trường tư Theo ước tính, chi tiêu giáo dục chiếm tới 6% GNP Các trường và học viên ở Đài Loan đang kêu gọi các cấp quản lý trích 15% ngân sách hàng năm để giành cho giáo dục, tuy nhiên, đòi hỏi này vẫn chưa được đáp ứng
Đài Loan rất hạn chế về các nguồn tài nguyên thiên nhiên nên người dân Đài Loan đã chọn lựa một con đường khôn ngoan để phát triển nền kinh tế là dựa vào việc phát triển nguồn nhân lực Vào năm 1971, tỷ lệ trẻ em đến trường đã đạt 98,02% 26 năm sau, tỷ lệ này đạt gần như tuyệt đối: 99,91%
2/ Văn hóa
Trang 6Văn hóa Đài Loan là một bộ phận của văn hóa Trung Hoa, do trước đây, vào thời kì
cổ đại, Đài Loan và Trung Quốc chưa bị chia cắt bởi eo biển Đài Loan như bây giờ mà là một khối đất liền Hơn thế, nhiều lần bị Trung Quốc đánh chiếm và đô hộ nên Đài Loan cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền văn hóa của mẫu quốc Tuy nhiên, ở khía cạnh nào đó, nền văn hóa Đài Loan cũng có những nét riêng biệt, đặc trưng được lưu truyền và gìn giữ cẩn thận qua nhiều thế hệ
Cũng giống như Việt Nam và một số nước ở châu Á thì ngày lễ tết quan trọng nhất trong năm của Đài Loan là Tết Âm Lịch, đón mừng năm mới từ 30 tháng chạp đến mùng 3 tháng giêng theo lịch âm Ngoài ra còn có các ngày lễ tết quan trọng khác như: tết nguyên tiêu ( 15/1 âm lịch), tết Đoan Ngọ ( 5/5 âm lịch), tết trung nguyên (15/7 âm lịch)…
3/ Tập quán kinh doanh:
Cũng như các nước khác trong khu vực, phong tục kinh doanh của Đài Loan có nguồn gốc từ nhiều thế kỷ và bị ảnh hưởng của triết lý Nho giáo như: làm việc chăm chỉ và tôn sư trọng đạo Đài Loan có sự pha trộn của đạo đức truyền thống Nho giáo và chủ nghĩa
tư bản, hình ảnh thu nhỏ của sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhóm kinh doanh trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế
Việc cho và nhận quà là nghi lễ quan trọng trong việc mở rộng quan hệ kinh doanh,
là một phần thiết yếu của quá trình xây dựng mối quan hệ Nhưng cần tránh những món quà đắt tiền đặc biệt là trong giai đoạn đầu của mối quan hệ, quà tặng cần được bao bọc cẩn thận
và từ chối 2,3 lần trước khi chấp nhận Quà tặng hiếm khi được mở ra trước mặt người tặng
Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và trung bình hạn chế hoặc không sử dụng tiếng Anh
mà sử dụng ngôn ngữ chính của họ, Ngôn ngữ hiếm khi sử dụng theo nghĩa đen, phần lớn ý
nghĩa ẩn phía sau câu nói, ngôn ngữ cơ thể là tối thiểu và do đó rất khó để giải thích
Trang 7Doanh nghiệp quản lí theo gia đình, quản lí có xu hướng độc tài, hầu hết quyền lực trong tay người đứng đầu gia đình Mọi quyết định được thực hiện cần tham chiếu đến người đó
Một số lượng lớn công việc dựa trên các mối quan hệ quan trọng được thực hiện bên ngoài văn phòng hoặc tại tiệc chiêu đãi chính thức
4/ Ẩm thực:
Các món ăn của người Đài Loan được chế biến cầu kì, tinh xảo, mỗi món ăn là sự pha trộn độc đáo của nhiều nguyên liệu, gia vị khác nhau Tất cả các loại bánh, đến các món phụ dùng kèm với món chính đều dùng đường khi chế biến Trong khi đó, các món chính đều dùng muối là chủ yếu, người Đài Loan có thói quen dùng trà và nhai trầu Một ấm trà ngon, theo tục lệ phải được pha từ một loại trà đặc biệt, hội tụ đủ ba yếu tố: hương, vị(tỉ lệ chát, đắng, ngọt), sắc (màu hơi hồng vàng chứ không được đỏ sẫm)
5/ Óc mỹ thuật - thẫm mĩ:
Công trình kiến trúc truyền thống của Đài Loan là kho báu của nghệ thuật Nó bao gồm: vẽ mầu, thư pháp, điêu khắc gỗ, điêu khắc trên đá, làm đồ gốm, đồ sứ và tượng sứ màu Các công trình kiến trúc cổ của Đài Loan được biết đến là Lâm Gia Hoa Viên ở Bản Kiều, thơ Long Sơn của Lộc Cảng, cung Thiên Triều và cung Thiên Hậu ở Bắc Cảng Các công trình kiến trúc hiện đại như: Tòa tháp Taipei 101 tầng, Đền tưởng niệm Tôn Trung Sơn, Bảo tàng cung điện Quốc Gia, sông tình nhân…
6/ Tôn giáo:
Theo số liệu của Bộ Nội Vụ Đài Loan, có khoảng 11.200.000 tín đồ tôn giáo, với hơn 75% tự xưng là phật tử hay đạo giáo Người Đài Loan có một niềm tin mạnh mẽ trong tôn giáo dân gian trên toàn đảo Các tôn giáo không loại trừ lẫn nhau, và nhiều người kết hợp cả
Trang 8ba loại Nho giáo cũng là đạo tôn vinh tư tưởng và tiêu chuẩn đạo đức Nhà thờ Thiên chúa giáo đã được hoạt động ở Đài Loan trong nhiều năm, và ngày nay, đảo có hơn 600.000 tín hữu, phần lớn trong số đó là đạo Tin lành
7/ Điều kiện sống:
7.1/ Khả năng chi trả:
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/ 2010 Của Đài Loan là 106,46 (năm 2006 là năm
cơ sở) đã tăng 0,66% trên tháng và% 0,56 trên năm, theo thống kê của tổng cục ngân sách và
kế toán Đài Loan (DGBAS)
7.2/ Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ chính mà người dân nơi đây sử dụng là tiếng phổ thông Trung Quốc, còn gọi là tiếng quốc ngữ Tiếp sau đó là tiếng Mẫn Nam, hay còn gọi là tiếng Phúc Kiến Ngoài
ra, còn một số ngôn ngữ của các dân tộc nhỏ lẻ khác như tiếng Hẹ, tiếng Cao Sơn…Đại đa số dân cư Đài Loan là do các tỉnh khác du nhập vào như từ Phúc Kiến, Quảng Đông nên người dân thường giữ lại ngôn ngữ tại nơi mà mình sinh ra để giao tiếp
7.3/ Vấn đề an ninh và an sinh xã hội:
Đài Loan không có hệ thống an ninh xã hội rộng lớn, và người dân chủ yếu dựa vào
hỗ trợ phúc lợi xã hội cho gia đình của họ
Chế độ Bảo hiểm lao động cho người hưu trí, tàn tật với loại hình bảo hiểm "lương hưu theo hình thức một lần” Tuy có chương trình bảo hiểm thất nghiệp,nhưng chỉ có một tỷ
lệ nhỏ người lao động thất nghiệp có đủ điều kiện cho chương trình này
Trang 9Chế độ bảo hiểm sức khỏe quốc gia đã được thiết lập vào năm 1995, cung cấp bảo hiểm y tế cho tất cả nhân viên và người thất nghiệp Người lao động đóng góp 1,3% thu nhập của họ và 4,6% biên chế của họ cho loại hình bảo hiểm này
Tổng kết:
Cùng nét tương đồng về truyền thống và văn hóa giữa hai quốc gia như văn hóa uống trà, văn hóa ẩm thực, nhu cầu sống gần gũi với thiên thiên…thì Đài Loan là một thị trường tiềm năng cho công ty Nhu cầu sống của người dân càng ngày được nâng cao,khi môi trường ngày càng bị đe dọa, thì những sản phẩm từ gỗ dừa như bố ấm trà, sạn , muỗng canh,tô, đũa dùng trong ẩm thực…lại được ưa chuộng cao, đó là sự gắng kết con người với thiên nhiên, sự thanh tao trong văn hóa truyền thống của người Việt và người Đài Phải chăng đây là nét tương đồng giữa sản phẩm với quốc gia, giữa văn hóa với truyền thống, giữa con người với thiên nhiên
Văn hóa Đài Loan có sự pha trộn của nhiều nền văn hóa khác nhau, …
Người Đài Loan có văn hóa uống trà và ăn trầu Bên cạnh yêu cầu của một ấm trà phải hội tụ đủ ba yếu tố: hương, vị, sắc thì các dụng cụ dùng để pha trà cũng đòi hỏi sự tinh xảo và tỉ mỉ
B Phân tích kinh tế
Kinh tế Đài Loan là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Chính phủ đã giảm dần sự chỉ đạo
về đầu tư và trao đổi thương mại với nước ngoài Để giữ được xu hướng này, hầu hết các ngân hàng lớn, các công ty thuộc sở hữu nhà nước đều được tư nhân hóa
Nhập khẩu năm 2009 là 172,8 triệu USD Xuất khẩu tăng trưởng nhanh, đã tạo ra động lực cho sự công nghiệp hóa Xuất khẩu năm 2009 là 203,4 tỉ USD, đi đầu là thiết bị
Trang 10điện tử và máy móc, tạo ra khoảng 70% mức tăng trưởng về GDP của Đài Loan, đồng thời tạo nên những động lực chính cho phát triển kinh tế
Với sự suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của Đài Loan giảm mạnh vào suy thoái trong nửa cuối năm 2008 GDP thực tế của nó, sau tăng trưởng 5,7% trong năm 2007, tăng 0,73% trong năm 2008 và ký hợp đồng 1,91% trong năm 2009 Các nền kinh tế bắt đầu hồi phục trong năm 2010 và dự báo chính thức dự kiến GDP tăng trưởng 8,24% trong năm 2010
GDP đầu người năm 2009 là 32 000 USD, GDP Đài Loan quý 1/2010 tăng trưởng với tốc độ 13,27%, mức tăng mạnh nhất từ năm 1978, GDP Đài Loan quý 2/2010 tăng trưởng với tốc độ 12,53%, cao hơn so với dự báo trung bình 10%, số liệu này khẳng định sự phục hồi của hòn đảo từ suy thoái toàn cầu và nền kinh tế vẫn tiếp tục tiến lên phía trước.Các nhà phân tích cho rằng, kinh tế Đài Loan đang tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn 10% so với Trung Quốc trong cùng quý Theo các chuyên gia dự đoán, tăng trưởng trong quý 3/2010 của hòn đảo này sẽ giảm xuống còn 6,90% và sau đó xuống 1,37% trong ba tháng cuối của năm Tuy rằng tăng trưởng kinh tế của Đài Loan có khả năng giảm trong những tháng tới, song nếu xét tăng trưởng cả năm, dự báo kinh tế của hòn đảo này sẽ đạt 8,24% nhờ việc tiếp tục nhu cầu từ các nền kinh tế mới nổi và đầu tư từ các công ty của Đài Loan Đây là con số tăng trưởng cao nhất trong vòng 20 năm qua của Đài Loan Từ 2002-2007, tăng trưởng kinh tế của Đài Loan trong khoảng từ 3,5% đến 6,2% / năm
Lạm phát và thất nghiệp ở mức thấp; thặng dư thương mại cao Nông nghiệp đóng góp 3% GDP, giảm từ 35% vào năm 1952, lĩnh vực dịch vụ chiếm tới 73% nền kinh tế Ngành công nghiệp thâm dụng lao động truyền thống đã không còn là trụ cột; nó được thay thế bằng ngành công nghiệp thâm dụng công nghệ
Nhiều nhà đầu tư và các doanh nhân người Đài Loan đã trở thành những nhàg đầu tư chính vào Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippin, và
Trang 11Malaysia Do có nhu cầu lao động, nhiều công nhân nước ngoài đã đổ về đây cả theo cách hợp pháp lẫn không hợp pháp Với chính sách tài chính thận trọng và các nhà thầu khoán mạnh, Đài Loan ít bị ảnh hưởng hơn so với các nước khác trong khu vực bỏi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1999
Đài Loan có nền kinh tế lớn xếp thứ 14 trên thế giới có nhiều tiềm năng hợp tác với bên ngoài Đài Loan vẫn có quan hệ không chính thức với hơn 140 nước, có 126 văn phòng tại nước ngoài và vẫn là thành viên của 11 tổ chức quốc tế mang tính chính phủ và 752 tổ chức quốc tế phi chính phủ Ngày 11/11/2001 Đài Loan được kết nạp vào WTO, trở thành thành viên thứ 144 của WTO Sau khi gia nhập WTO, một trong những mục tiêu mà Đài Loan nỗ lực để đạt được là trở thành thành viên của tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế và
tổ chức Y tế thế giới
Dân số Đài Loan khoảng hơn 23 triệu người(2010), tTaiwan's birth rate of only 1.0 child per woman is among the lowest in the world, raising the prospect of future labor shortages and declining tax revenues.#ttỷ lệ sinh chỉ có 1,2con / phụ nữ - là một trong những
tỉ lệ sinh thấp nhất trên thế giới, dân số của Đài Loan đang già đi nhanh chóng, với số người trên 65 tuổi chiếm 10,8% tổng dân số của hòn đảo này (2009)
Đài Loan hiện nay là một nền kinh tế chủ nợ, nắm giữ cổ phần lớn nhất thế giới và lượng dự trữ ngoại tệ thứ tư thế giới: $ 380.500.000.000 (2010)
Đài Loan phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế như phát triển nền kinh tế khác Như các ngành công nghiệp thâm canh có lao động di dời đến các nước có chi phí lao động thấp, tương lai phát triển của Đài Loan sẽ dựa vào chuyển đổi hơn nữa để một công nghệ cao và nền kinh tế theo định hướng dịch vụ và khắc ra thích hợp của nó trong chuỗi cung ứng toàn cầu Đài loan phát triển theo xu hướng công nghệ cao và dịch vụ thì sản phẩm chúng ta cơ hội cao ở thị trường này vì đây là sản phẩm bỏ ngõ, dịch vụ du lịch cao quảng bá trên phương
Trang 12diện gắng sản phẩm với thương hiệu VN, liên kết sản phẩm tạo nét tương đồng giửa văn hóa Việt Nam và Đài Loan
Kết luận:
Nền kinh tế Đài Loan phát triển nhanh, thu nhập bình quân đầu người(GDP) cao do
đó người dân sẵn sảng chi trả cho những mặt hàng cao cấp, tinh xảo và có chất lượng
Cơ cấu dân số Đài Loan có xu thế già hóa cùng với ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa uống trà thì sản phẩm dễ dàng tiếp cận với khách hàng
Ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ không phải là điểm mạnh ở Đài Loan nên công ty
có ít đối thủ cạnh tranh và cơ hội thâm nhập thị trường cao
C Định hướng thị trường
- Lấy thị trường Đài Bắc làm thị trường mục tiêu sau đó phát triển ra các vùng lân cận
D Marketing Plan
Giới thiệu doanh nghiệp
Tên : Công ty TNHH Dừa Việt
Lĩnh vực hoạt động: sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa
Được thành lập năm 2005, với số vốn hạn chế, công ty chỉ có một văn phòng làm việc, một nhà kho và một phân xưởng nhờ có những định hướng phát triển đúng đắn, cùng với nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng và càng cao, doanh nghiệp phải đầu tư cơ sở vật chất,
mở rộng và phát triển sản xuất, trang bị thêm các máy móc thiết bị, đồng thời nâng cao tay nghề cho người lao động, kết hợp phương pháp sản xuất truyền thống với hiện đại, đa dạng hóa mẫu mã, lấy phương châm chất lượng là hàng đầu nên các sản phẩm của Dừa Việt luôn làm vừa lòng những người khó tính nhất, được khách hàng trong và ngòai nước ưa chuộng Hiện nay, đơn vị đã có một văn phòng, ba phân xưởng phục vụ sản xuất và xuất khẩu Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp gồm có: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, các phòng ban chức