1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Trang trí Bát bửu trong mỹ thuật cung đình nhà Nguyễn

4 1,2K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 2,86 MB

Nội dung

Bát bửu là bộ đề tài trang trí gồm tám vật quý. Tám vật quý này không bắt buộc theo một mẫu chung mà có thể thay đổi tùy theo văn hóa, ý nghĩa của từng vật. Chỉ cần đủ tám vật quý trong một bộ đề tài đều được gọi chung là Bát bửu.

Trang 1

CHẠM KHẮC TRANG TRÍ BÁT BỬU THỜI NGUYỄN

Mặc dù được du nhập từ Trung Hoa nhưng có thể thấy dòng chảy phát triển của bộ đề tài Bát bửu trong nghệ thuật trang trí truyền thống nói chung và nghệ thuật cung đình nhà Nguyễn nói riêng đã được Việt hóa theo tâm thức người Việt một cách nhuần nhuyễn Tuy nhiên, có thể thấy việc sử dụng bộ đề tài Bát bửu trong trang trí thịnh hành nhất ở mỹ thuật thời Nguyễn, bởi mỹ thuật thời này nghệ thuật trang trí đã đạt đến đỉnh cao, các tính chất gốc được

du nhập từ Trung Hoa đã không giữ nguyên mà hơn hết chúng còn được Việt hóa trong bộ đề tài để phù hợp với nền văn hóa bản địa mà không làm mất đi những giá trị triết lý vốn có Xuyên suốt trong mỹ thuật cung đình nhà Nguyễn, đi cùng với những hình tượng quen thuộc như bộ tứ linh, hoa lá, cảnh vật thì Bát bửu cũng là một đề tài nổi bật, chiếm vị trí không nhỏ trong nghệ thuật trang trí và hiệu quả thẩm mỹ mà nó mang đến cho các công trình kiến trúc không chỉ mang ý nghĩa nghệ thuật trang trí đơn thuần mà còn là dấu ấn văn hóa của một thời đại

Với những ý nghĩa tâm linh, cầu mong hạnh phúc, vật chất và sự đỗ đạt cao trong học vấn thì bộ đề tài Bát bửu đã mang những hiệu quả thẩm mỹ rất lớn về ý nghĩa Chính vì vậy, có thể hiểu tại sao khi mới du nhập vào thì chúng chỉ đóng vai trò phụ trong trang trí nhưng dần theo bước phát triển, bộ đề tài này đã trở thành những hình tượng chính và có tần suất xuất hiện khá dày đặc Tuy nhiên, có thể thấy tính thẩm mỹ cao nhất mà bộ đề tài này mang lại cho các công trình đó là thể hiện được phong thái cung đình Với những hình tượng khác nhau thì ý nghĩa biểu trưng

mà chúng mang đến cũng khác nhau Có khi là hình tượng thể hiện cho người quân tử với học vấn và khí phách hiên ngang, có khi lại biểu tượng cho phái nữ nhẹ nhàng, đằm thắm Hoặc mang ý nghĩa gửi gắm ước muốn cầu mong thái bình, giàu sang, thịnh vượng, hạnh phúc, và khi những bộ đề tài này được sử dụng trang trí trong những công trình của hoàng tộc thì yếu tố thẩm mỹ về mặt ý nghĩa của chúng lại được nâng cao hơn bởi vua là người chăm lo cho cuộc sống của muôn dân

Đó là về khía cạnh ý nghĩa, về mặt hình thức việc sử dụng hình tượng Bát bửu trong nghệ thuật trang trí cũng mang lại những hiểu quả mỹ quang cho các công trình kiến trúc Quần thể Cố Đô Huế nói chung và Đại Nội Huế nói riêng, các công trình kiến trúc đều mang sự đồ sộ nhất định bởi chúng đại diện cho vương quyền của một đất nước, chính sự đồ sộ ấy đã tạo ra sự khô ráp và cứng nhắc cho các công trình ấy tuy nhiên những hình tượng trang trí đã làm “mềm” và khiến chúng trở nên tinh tế hơn Với nhiều hình thức trang trí như khảm sứ, vẽ bích họa, điêu khắc trên gỗ, trang trí pháp lam hay sơn son thiếp vàng, những hình tượng Bát bửu được các nghệ nhân trang trí trên tất

cả các công trình ở Đại nội Huế khá tinh tế và hài hòa Những chất liệu thô cứng như gỗ, tường xi-măng hay đồng đều trở nên mềm mại và sinh động hơn với những hình tượng trang trí Có thể thấy rằng, tất cả các công trình trong đại nội Huế đều được trang trí bích họa hoặc khảm sứ hình tượng Bát bửu ở bờ mái của công trình hoặc các cổng đi vào vào mỗi cung cũng được trang trí Bát bửu với tần suất dày đặc Ngay cả cổng Ngọ Môn hay bốn cổng ở bốn hướng đi vào Đại nội cũng được trang trí Bát bửu rất nhiều dù thời gian xây dựng và trùng tu của chúng không giống nhau Nếu sự đồ sộ và quy mô của là cái cốt của mỗi công trình thì các hình tượng trang trí chính là bộ mặt đại diện cho những công trình ấy

Việc sử dụng hình tượng Bát bửu để trang trí ở các công trình kiến trúc trong đại nội Huế hay các lăng tẩm còn thể hiện được uy quyền của các vua nhà nguyễn

Trang 2

Bầu thái cực: Đây là hình tượng có mặt trong bộ đề tài Bát bửu của cả Nho-Phật-Lão Đối với Phật giáo, hình

tượng bầu thái cực tượng trưng cho bầu nước trường sanh trên tay Phật Bà Quan Âm để phất ra những giọt nước làm hồi sinh cảnh vật, cây cối, cứu độ chúng sinh; đối với Lão giáo thì nó chỉ là hình tượng một bình rượu thường mang theo bên người của những đạo sĩ “vô vi”, còn đối với Nho giáo, bầu thái cực tượng trưng cho bầu vũ trụ, sự thâu tóm thế gian, có thể hút sinh khí trời đất, làm cho cuộc sống hồi sinh phát triển Trong các công trình trong Đại Nội Huế, bầu thái cực được đặt trên đỉnh mái của điện Thái Hòa và thế miếu, nơi cao nhất, gần với bầu trời nhất, tượng trưng cho bầu thái cực của Nho giáo, tuy nhiên, ở một số công trình thì nó cũng mang ý nghĩa của Phật giáo như Am Phước Duyên cung Diên Thọ

Bầu thái cực tại đỉnh thái miếu

Trang 3

Bảo bình: Có nghĩa là bình quý Đây là hình tượng khá quen thuộc trong nghệ thuật trang trí Huế Có thể nói, lịch

sử hình dáng đầu tiên của chiếc bình được mô phỏng theo những đường cong của người phụ nữ Trong văn hóa phương Đông, hình ảnh chiếc bình liên quan mật thiết đến Lão giáo: bình luyện đan, bình thần bí, nơi phát sinh những điều kì diệu; một dạng biểu hiện của tử cung người mẹ, Trong nghệ thuật trang trí, hình ảnh chiếc bình có mặt khắp nơi và được trang trí trên nhiều chất liệu Hình tượng bảo bình trong mỹ thuật Huế không chỉ dược thể

được thắt eo ngay bụng và phần dưới to nữa mà hơn hết chúng đã được sáng tạo thành những hình tượng khác nhau như đáy nhỏ, miệng to hoặc đáy vuông miệng to và bên trong có thể cắm nhiều vật như bút, cây như ý, kiếm, Thay

vì chúc nhau sự bình an, người ta tặng nhau chiếc bình quý Cũng chính vì vậy, thay vì nói lên ước vọng yên bình cho mình, gia đình và mọi người, trong trang trí người ta trình bày chiếc bình quý trên các loại kỷ, kèm với lư trầm hay đĩa ngũ quả Ý nghĩa của hình tượng bảo bình xuất phát từ tên gọi của nó bởi khi được đọc lên, từ bảo bình cũng đồng âm với từ bảo bình có nghĩa là bảo vệ, giữ gìn sự hòa bình, an lạc Chính vì vậy, hình tượng bảo bình cũng mang ý nghĩa cho sự chúc phúc, bình an, hòa hợp bền vững

Cuốn thư: Đây là kiểu thức hình thành theo dạng hình sách cuốn Trên đó là những hình họa hay câu đối, được

dùng chủ yếu trong trang trí Trong nghệ thuật trang trí Huế, cuốn thư không đơn thuần chỉ có một kiểu thức hình sách mà nó còn được biểu hiện ở nhiều kiểu thức khác như cuốn thư nữa cuốn, cuốn thư mở rộng, cuốn thư cuộn tròn hoặc hình tượng cuốn sách, bên cạnh đó, đề tài cuốn thư cũng xuất hiện khá phổ biến, không những phong phú trên mặt chất liệu mà còn được tạo hình ở nhiều vị trí, đối tượng khác nhau trong kiến trúc và trang trí, chẵng hạn như các dạng bình phong, liễn, đối, hoành phi v.v Tuy nhiên, dù dưới hình thức tạo hình hay kiểu thức nào thì cuốn thư điều thể hiện cho trí tuệ, sự tài hoa và thường đi liền với pho sách và bút nghiên

Cuốn thư sơn son thiếp vàng

Pho sách: Còn hay gọi là hòm sách, là vật dụng đựng sách của những sĩ tử ngày xưa khi mang theo người hoặc

dùng để bảo quản những cuốn sách Đôi khi pho sách xuất hiện dưới kiểu nhiều cuốn sách chồng lên nhau và được buộc bằng một dải lụa Cũng giống như cuốn thư, pho sách cũng mang ý nghĩa cho học vấn, tri thức và trí tuệ Bút nghiên: Nằm trong bộ đề tài mang ý nghĩa tượng trưng cho sự học hành, thông thái, đỗ đạt cao, hình tượng bút nghiên được sử dụng trang trí trong hầu hết tất cả các công trình chính như điện Thái Hòa, thế miếu, trường lang hay cổng nghi môn

Trang 4

Cây bút: Hình tượng cây bút chúng ta thường thấy trong mỹ thuật nhà Nguyễn đó là khi kết hợp với pho sách, cuốn

thư hoặc quạt Trong một số công trình như bờ mái trường lang ta vẫn thấy hình tượng này được trang trí riêng lẻ Người xưa xem cây bút như một vật quan trọng trong “văn phòng tứ bửu” Bút là dụng cụ không thể thiếu trong khi viết chữ, trình diễn thư pháp hay trong hội họa trang trí Cho nên, hình ảnh cây bút trong nghệ thuật mang biểu trưng cho sự nghiệp văn chương, tài thi phú hay ước vọng thành danh trong sự nghiệp

Cây kiếm: Kiếm cũng là một hình tượng thuộc bộ đề tài Bát bửu của cả Nho-Lão-Phật Trong Nho giáo, kiếm biểu

tượng cho sức mạnh, ý chí và phẩm chất của một bậc trượng phu Còn trong Phật giáo, kiếm biểu tượng cho sự uyên thâm về mặt nội lực Với ý nghĩa đó, nó có mặt trong tay một số vị bồ tát như sự cắt lìa mọi hệ lụy của tham, sân, si

và làm sáng con đường tiếp cận với chân lý Trong đạo giáo, kiếm lại biểu trưng cho sự chiến thắng các thế lực ma quỷ và là vật tượng trưng của Lữ Đồng Tân, một trong bát tiên Trong mỹ thuật Huế, kiếm được trang trí kết hợp với pho sách, hoặc trang trí riêng lẻ, đôi khi lại xuất hiện kiểu thức đôi đoản kiếm Về mặt ý nghĩa, kiếm trong mỹ thuật Huế mang ý nghĩa của cả Nho giáo và Phật giáo

Đàn: Trong bộ đề tài bát Bát bửu, hình tượng cây đàn được thể hiện ở nhiều loại như đàn tỳ bà, đàn cầm, đàn

nguyệt,hoặc có cả đàn tranh Đàn là biểu hiện của âm nhạc, tức là “cầm” (sắc) là một trong bón cái thú của người xưa: cầm, kì, thi, họa Chính vì vậy, đàn biểu tượng cho sự phong lưu, trí tuệ và nghệ sĩ Trong nghệ thuật trang trí Huế, hình tượng đàn được sử dụng nhiều trong nhiều thể loại như chạm khắc trên gỗ, vẽ họa bích, đắp đắp nổi,

khảm sứ và cả trên những đồ thêu

Hình tượng đàn nguyệt trên kẻ cổ ngỗng tại điện Thái Hòa

Tù và: Trong trang trí người ta thường sử dụng hai loại đó là tù và ốc và tù và sừng Tù và ốc thường được các

thuyền đánh cá dùng như dụng cụ tạo nên tiếng còi lớn báo hiệu cho nhau Khi cả nhóm cùng thổi một lúc sẽ tạo nên

âm thanh huyền bí, đáng sợ và vang rất xa Còn tù và sừng được dùng trong các nghi lễ Phật giáo Tuy nhiên cả hai loại đều có một đặc điểm chung đó là âm thanh vang rất xa và huyền bí Chính vì vậy, trong các nghi lễ Phật giáo, tù

và mang biểu tượng cho tiếng nói của Phật trong các buổi thuyết giảng kinh luật

->>>Bát bửu không phải chỉ có 8 vật quý, mà chúng có nhiều vật, trong đó có 8 vật được chọn để đi thành

bộ với nhau về mặt ý nghĩa để tạo nên Bát bửu Bát bửu cũng thuộc về cả Nho-Lão-Phật và có cả những bộ đề tài Bát bửu thể hiện cho sự may mắn hay cầu sự giàu sang Việc tìm hiểu những hình tượng Bát bửu và ý nghĩa mà chúng biểu trưng trong nghệ thuật chính là tìm hiểu văn hóa tinh thần, ý niệm, mong ước cũng như là lịch sử của một giai đoạn nhất định

Ngày đăng: 09/05/2017, 20:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w