Tài liệu là bản tóm tắt
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
MẠC THỊ HUYỀN
NĂNG LỰC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CỘNG ĐỒNG XÃ PHÚC LỘC, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Tuấn Anh
HÀ NỘI – 2016
Footer Page 2 of 126
Trang 3i
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
Lời cam đoan iii
Lời cảm ơn iv
Danh mục các ký hiệu viết tắt v
Danh mục các bảng vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 3
4 Giả thuyết nghiên cứu 3
5 Kết cấu luận văn 3
Chương 1.Cơ sở lý luận của đề tài 6
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6
1.2 Các khái niệm làm việc 12
1.3 Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu từ tiếp cận của khung sinh kế bền vững 16
Chương 2 Địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứuError! Bookmark not defined 2.1 Địa bàn nghiên cứu Error! Bookmark not defined
2.1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn Error!
Bookmark not defined
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn Error!
Bookmark not defined
2.2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined
2.2.1 Cách tiếp cận Error! Bookmark not defined
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined
với cộng đồng xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc CạnError! Bookmark not defined 3.1 Dẫn nhập Error! Bookmark not defined
Footer Page 3 of 126
Trang 4ii
3.2 Diễn biễn của biến đổi khí hậu tại xã Phúc lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn
Error! Bookmark not defined
3.3 Kịch bản Biến đổi khí hậu tỉnh Bắc Cạn Error! Bookmark not defined
3.4 Tác động của biến đổi khí hậu tới đời sống và sản xuất của cộng đồng xã Phúc
lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn Error! Bookmark not defined 3.4.1 Tác động của BĐKH tới sản xuât nông lâm nghiệp và an ninh lương thựcError!
Bookmark not defined
3.4.2 Tác động của BĐKH tới giao thông đi lại Error! Bookmark not defined 3.4.3 Tác động của BĐKH tới môi trường, tài nguyên nước, đa dạng sinh học Error!
Bookmark not defined
3.4.4 Tác động của BĐKH tới y tế và sức khỏe cộng đồng Error! Bookmark not
defined
Chương 4.Năng lực thích ứng của cộng đồng xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc
Cạn đối với biến đổi khí hậu Error! Bookmark not defined 4.1 Dẫn nhập Error! Bookmark not defined 4.2 Vốn con người Error! Bookmark not defined 4.3 Vốn tự nhiên Error! Bookmark not defined 4.4 Vốn xã hội Error! Bookmark not defined 4.5 Vốn tài chính Error! Bookmark not defined 4.6 Vốn vật chất Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined
Footer Page 4 of 126
Trang 5iii
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đã được cho phép, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2016 Tác giả
Mạc Thị Huyền
Footer Page 5 of 126
Trang 6iv
Lời cảm ơn
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn khoa học, Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh là người đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý, chỉnh sửa và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Sau đại học - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và hướng dẫn hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn
Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ và người dân xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc cạn– những người đã cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thiện luận văn này
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2016 Tác giả
Mạc Thị Huyền
Footer Page 6 of 126
Trang 7v
Danh mục các ký hiệu viết tắt
Bộ NN & PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Footer Page 7 of 126
Trang 8vi
Danh mục các bảng
Bảng 2-1: Tổng số người tham gia phỏng vấn Error! Bookmark not defined Bảng 2-2: Đặc điểm kinh tế xã hội của thành phần tham gia thảo luận nhóm Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2-3: Sinh kế chính của nhóm tham gia phỏng vấn Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3-1: Xu hướng BĐKH ở tỉnh Bắc Cạn Error! Bookmark not defined Bảng 3-2: Diễn biến thiên tai xã Phúc Lộc Error! Bookmark not defined.
(B2) ở khu vực Đông Bắc Error! Bookmark not defined.
Bảng 3-4: Kịch bản Biến đổi khí hậu ở khu vực Bắc Cạn theo Mức tăng nhiệt độ
Bảng 3-5: Kịch bản Biến đổi khí hậu ở khu vực Bắc Cạn theo Mức tăng nhiệt độ cao
Bảng 3-6: Kịch bản Biến đổi khí hậu ở khu vực Bắc Cạn theo Mức tăng nhiệt độ thấp
Bảng 3-7: Mức thay đổi lượng mưa theo kịch bản phát thải trung bình (B2) khu vực
Đông Bắc Error! Bookmark not defined.
Bảng 3-8: Kịch bản Biến đổi khí hậu ở khu vực Bắc Cạn theo Mức tăng lượng mưa
trung bình năm Error! Bookmark not defined.
Bảng 3-9: Kịch bản Biến đổi khí hậu ở khu vực Bắc Cạn theo Mức tăng lượng mưa
cao nhất năm Error! Bookmark not defined.
Bảng 3-10: Kịch bản Biến đổi khí hậu ở khu vực Bắc Cạn theo Mức tăng lượng mưa
thấp nhất năm Error! Bookmark not defined Bảng 3-11: Tác động của Biến đổi khí hậu đối với xã Phúc Lộc Error! Bookmark
Trang 9vii
Bảng 4-2: Năng lực ứng phó của các cơ quan đoàn thể xã Phúc Lộc Error!
Bookmark not defined.
Footer Page 9 of 126
Trang 10viii
Danh mục các hình
Hình 1-1: Khung sinh kế bền vững 17Hình 1-2: Khung lý thuyết vận dụng 18
Hình 2-1: Bản đồ vị trí xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn Error! Bookmark
Hình 3-6: Các loại thực phẩm được bày bán ở chợ Error! Bookmark not defined.
Hình 3-7: Thức ăn của gia đình người H’mong xã Phúc Lộc, Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc
Cạn Error! Bookmark not defined Hình 3-8: Đường giao thông liên thôn thôn Thiêng Điểm, xã Phúc Lộc Error!
Bookmark not defined.
Hình 4-1: Sử dụng vốn con người trong chăn nuôi 1 Error! Bookmark not defined Hình 4-2: Sử dụng vốn con người trong chăn nuôi 2 Error! Bookmark not defined.
Hình 4-3: Sơ đồ Venn thể hiện các mối quan hệ giữa cộng đồng với các cơ quan đoàn
thể trong xã Error! Bookmark not defined.
Hình 4-4: Sơ đồ Venn thể hiện vai trò của các tổ chức xã hội trong quá trình hỗ trợ
Ban chấp hành phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn thực hiện nhiệm vụ Error!
Bookmark not defined.
Hình 4-5: Công trình vệ sinh và nước sạch tại thôn Vằng Quan, xã Phúc Lộc Error!
Bookmark not defined.
Hình 4-6: Nhà ở trong khu vực dễ sạt lở tại thôn Cốc Diển Error! Bookmark not
defined.
Hình 4-7: Nhà văn hóa thôn Vằng Quan và UBND xã Phúc Lộc Error! Bookmark
not defined.
Footer Page 10 of 126
Trang 11ix
Footer Page 11 of 126
Trang 12sự nóng lên toàn cầu khiến BĐKH trở thành thách thức lớn dần của toàn nhân loại Trong đó, tác động của BĐKH đến hệ vật lý, sinh thái và kinh tế xã hội của vùng núi được đánh giá là có tính bất ổn định cao [2] Kể từ năm 1979, khởi đầu tại Hội nghị khí hậu toàn cầu, các vấn đề liên quan đến BĐKH đã dần được quan tâm nhiều hơn và được đưa lên các diễn đàn quốc tế để đánh giá diễn biến, mức độ ảnh hưởng đến đời sống con người và năng lực ứng phó của các đối tượng bị tác động bởi biến đổi khí hậu
Khu vực Đông Nam Á có khả năng chịu ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu nhiều hơn so với các khu vực khác với sự gia tăng về tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan; sự giảm năng suất cây trồng; việc mất đi các rừng; thảm họa xảy đến đối với tài nguyên vùng ven biển; sự gia tăng bùng phát các dịch bệnh; và các liên minh kinh tế bị phá vỡ và sự chịu đựng của con người [41] Theo
đó, Việt Nam nằm trong nhóm các nước đang phát triển dễ bị tổn thương nhất trước các biểu hiện của BĐKH như tăng mực nước biển, hạn hán, bão lũ Cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng núi được xác định là có độ phơi nhiễm cao trước những thay đổi của khí hậu và một trong những cộng đồng dễ bị tổn thương trước các biểu hiện của BĐKH Trước tình hình trên, Việt nam đã và đang đưa ra một số chiến lược nhằm thích ứng với tác động của BĐKH và giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương của cộng đồng trước BĐKH [2]
Xã Phúc Lộc, huyện Ba bể, tỉnh Bắc cạn thuộc vùng Đông Bắc Bộ được xác
Footer Page 12 of 126
Trang 132
định là một trong những vùng chịu nguy cơ tổn thương lớn nhất do Biến đổi khí hậu Trong đó, cộng đồng dễ bị tổn thương bao gồm người dân tộc thiểu số, người già phụ nữ, trẻ em và người nghèo [2].Trong những năm gần đây, xã Phúc Lộc chịu ảnh hưởng của 7 hình thái thiên tai chính gồm hạn hán, rét đậm rét hại, lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng và mưa đá.Trong đó, loại hình hạn hán và rét đậm rét hại có tần suất thường xuyên, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế xã hội của xã Vì vậy, việc đánh giá năng lực thích ứng của cộng đồng dân cư tại xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, Bắc cạn trước những biểu hiện rõ rệt của BĐKH là thực sự cần thiết và tính đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá chi tiết cho địa bàn xã này
Do những lý do trên, công trình nghiên cứu “Năng lực thích ứng với Biến
đổi khí hậu của cộng đồng xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn” đã được
học viên lựa chọn là đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Biến đổi khí hậu
Về phạm vi nghiên cứu, xét theo phạm vi thời gian, nghiên cứu được tiến hành từ tháng 03 năm 2014 đến tháng 3 năm 2016 Các số liệu về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm được hồi cứu trong giai đoạn 1990 đến năm 2010 Xét về mặt không gian, nghiên cứu được thực hiện tại xã Phúc Lộc, huyện Ba bể, tỉnh Bắc Cạn Các số liệu về khí tượng gồm nhiệt độ và lượng mưa được thu thập tại trạm Khí tượng Thủy văn gần nhất đó là Trạm khí tượng Chợ Rã, trạm khí tượng Phủ Thông và trạm Chợ Mới Ngoài ra, kịch bản BĐKH của tỉnh Bắc cạn và Việt nam cũng được sử dụng làm cơ sở phân tích trong nghiên cứu này Tiến trình thu thập số liệu tại thực địa đã được thực hiện qua phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm mục tiêu gồm nhóm cán
bộ chính quyền địa phương cấp xã, cấp huyện, nhóm người dân thuộc ba thôn được lựa chọn là thôn Vằng Quang (thôn địa hình vùng thấp) và thôn Thiêng Điểm (thôn địa hình vùng thấp) và thôn Khuổi Luội (thôn địa hình vùng cao)
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với cộng đồng xã Phúc lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn, và xác định năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng này Từ đó, cung cấp cơ sở khoa học cho các cấp quản lý, nhất là cán bộ lãnh đạo xã Phúc lộc và cán bộ lãnh đạo huyện Ba
Bể, tỉnh Bắc cạn trong việc cải thiện năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương
Để đi đến mục tiêu tổng quát ở trên, đề tài triển khai các mục tiêu cụ thể sau:
Footer Page 13 of 126
Trang 143 Câu hỏi nghiên cứu
- Các biểu hiện cụ thể của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng như thế nào tới đời sống
và sản xuất của cộng đồng xã Phúc lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn?
- Năng lực thích ứng của cộng đồng xã Phúc lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc cạn đối với biến đổi khí hậu như thế nào?
- Cần những giải pháp nào để nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại xã Phúc lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn?
4 Giả thuyết nghiên cứu
biến bất thường có tác động trực tiếp và gây thiệt hại đến đời sống sản xuất của người dân;
5 Kết cấu luận văn
Luận văn có cấu trúc theo quy định, gồm các phần chính sau:
Phần mở đầu là phần nêu lên lý do chọn đề tài này làm nghiên cứu, đưa ra
các mục tiêu nghiên cứu cũng như các câu hỏi nghiên cứu Bên cạnh đó đưa ra giả thuyết cho nghiên cứu này Phần tóm tắt các nội dung chính của báo cáo cũng được giới thiệu ở phần này
Chương 1 trình bày cơ sở lý luận của đề tài Chương này tập trung vào khái
quát tổng quan vấn đề nghiên cứu đã được trình bày trong các báo cáo của các chuyên gia trên thế giới, trong khu vực và Việt Nam Tổng quan các nghiên cứu trước đây trên thế giới, trong nước và trên địa bàn nghiên cứu được tóm lược nhằm tìm hiểu phương pháp, học hỏi và kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được công bố
để tránh thực hiện trùng lặp và thiếu chính xác Đồng thời, các khái niệm làm việc
Footer Page 14 of 126
Trang 154
sử dụng để phân tích vấn đề và khung lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu cũng được trình bày ở chương này Các khái niệm làm việc sử dụng trong nghiên cứu được đưa ra rõ ràng làm cơ sở để phân tích dữ liệu thu thập được Khung lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu nhằm tóm tắt lại tiến trình thực hiện nghiên cứu và được thể hiện bằng sơ đồ
Chương 2 là chương giới thiệu địa bàn nghiên cứu, cách tiếp cận và phương
pháp nghiên cứu Chương này cung cấp các thông tin về điều kiện địa lý tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội của xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn Cách tiếp cận liên ngành được vận dụng để thu thập thông tin cho phân tích đánh giá một cách toàn diện Các phương pháp nghiên cứu bao gồm phân tích tài liệu thứ cấp, phỏng vấn sâu chuyên gia, quan sát tại hiện trường, phỏng vấn sâu người dân và cán bộ chính quyền địa phương, thảo luận nhóm người dân và nhóm cán bộ chính quyền địa phương Trong quá trình thảo luận nhóm người dân và nhóm cán bộ chính quyền địa phương, luận văn sử dụng các công cụ Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) để thu thập thông tin Các công cụ này gồm bản đồ lịch thời vụ, sơ đồ hiểm họa, sơ đồ Venn, ma trận đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương Ngoài ra, để thu thập thông tin từ phía người dân và cán bộ chính quyền địa phương, tác giả đã thiết lập bảng hỏi cho phỏng vấn sâu, bảng hỏi này có được điều chỉnh để lấy thông tin sao cho phù hợp khi lấy thông tin từ các đối tượng khác nhau
Chương 3 là chương về biểu hiện của Biến đổi khí hậu và các tác động của
Biến đổi khí hậu đối với cộng đồng xã Phúc Lộc Chương này trình bày về các biểu hiện của Biến đổi khí hậu tại địa phương thông qua các kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Bắc Cạn, diễn biến của biến đổi khí hậu thông qua các báo cáo về nhiệt độ, lượng mưa trong vùng và quan sát của người dân địa phương về các hiện tượng thời tiết trong những năm gần đây Căn cứ vào các biểu hiện trên, luận văn đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đối với cộng đồng xã Phúc Lộc trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực, giao thông đi lại, môi trường, tài nguyên nước
và đa dạng sinh học, y tế và sức khỏe cộng đồng
Chương 4 giới thiệu kết quả phân tích năng lực thích ứng của cộng đồng xã
Phúc Lộc Chương này tập trung vào phân tích và đánh giá năng lực của cộng đồng
xã Phúc lộc trước các biểu hiện và tác động của Biến đổi khí hậu đã được trình bày
ở Chương 3 Dựa trên cơ sở các khái niệm làm việc đã được trình bày ở Chương 1,
Footer Page 15 of 126
Trang 165
luận văn sử dụng khái niệm về các loại vốn của cộng đồng để phân tích năng lực thích ứng của họ đối với Biến đổi khí hậu Các loại vốn đó là vốn con người, vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn tài chính và vốn vật chất Các loại vốn này thể hiện năng lực nội tại của cộng đồng để thích ứng với các biểu hiện của Biến đổi khí hậu nhằm giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu lên cộng đồng
Kết luận, giải pháp và khuyến nghị là phần tóm tắt từ kết quả nghiên cứu
Xem xét mục tiêu nghiên cứu có đạt hay không Các câu hỏi nghiên cứu đã được trả lời chưa Giả thuyết nghiên cứu đã đáp ứng chưa Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra các kết luận, nhận định ngắn gọn của nghiên cứu Dựa vào các thông tin về năng lực hiện có của cộng đồng đã được đánh gia ở chương 4, luận văn đề xuất một
số các giải pháp giúp cộng đồng nâng cao năng lực thích ứng đối với Biến đổi khí hậu Từ đó, luận văn cũng đưa ra một vài khuyến nghị cho địa phương và các bên liên quan trong nghiên cứu này
Footer Page 16 of 126
Trang 176
Chương 1.Cơ sở lý luận của đề tài
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
BĐKH ngày càng có những tác động trực tiếp lên hệ sinh thái và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người Trước tình hình trên, thế giới liên tục kêu gọi các hành động ứng phó với BĐKH nhằm khắc phục hậu quả do BĐKH gây ra và điều chỉnh nhằm thích ứng với sự thay đổi này Các trung tâm nghiên cứu về BĐKH đã được thành lập với sự tham gia đóng góp của các chuyên gia đầu ngành Tiêu biểu là Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change – IPCC) IPCC đã xuất bản hàng loạt các báo cáo kỹ thuật liên quan đến BĐKH, tiêu biểu là 5 báo cáo đánh giá tổng hợp gồm : Báo cáo đánh giá IPCC thứ nhất năm 1990 (FAR); Báo cáo đánh giá IPCC thứ 2 năm 1995: Biến đổi khí hậu (SAR); Báo cáo đánh giá IPCC thứ 3 năm 2001: Biến đổi khí hậu (TAR); Báo cáo đánh giá IPCC thứ
4 năm 2007: Biến đổi khí hậu (AR4); Báo cáo đánh giá IPCC thứ 5 năm 2014
Về năng lực thích ứng đối với các tác động của BĐKH, nhiều công trình nghiên cứu đã được các chuyên gia liên ngành quan tâm, nghiên cứu, đánh giá trên phạm vi toàn thế giới Tiêu biểu cho các kết quả nghiên cứu đã được công bố nhiều năm qua như sau:
Kể từ năm 1997, trong báo cáo đặc biệt của Ủy ban liên chính phủ làm việc về BĐKH về tác động của BĐKH đến khu vực – đánh giá tính dễ bị tổn thương, các đối tượng hệ sinh thái, nguồn nước, sản xuất lương thực, hệ sinh thái ven biển và sức khỏe con người được lựa chọn là đối tượng để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trước sự thay đổi của khí hậu toàn cầu
Đến năm 2001, một nghiên cứu mới được thực hiện từ Báo cáo đánh giá thứ 3 của IPCC chỉ ra rằng năng lực thích ứng bị ảnh hưởng không chỉ bởi sự phát triển kinh tế và công nghệ mà cả các nhân tố xã hội như là nguồn vốn con người và cấu trúc quản lý [27] Hiện có rất nhiều ví dụ về các nguồn vốn xã hội, mạng lưới xã hội, giá trị, quan điểm, văn hóa, truyền thống và mức độ nhận thức ảnh hưởng đến năng lực của cộng đồng trong thích ứng với các rủi ro liên quan đến BĐKH Cộng đồng ở Samoa ở Nam Thái Bình Dương, ví dụ, sống dựa vào sự hỗ trợ phi tài chính không chính thức và mạng lưới xã hội và đương đầu với các thảm họa bão lụt, cùng với sự
Footer Page 17 of 126