Đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích đề xuất một số mô hình phát triển nông, lâm nghiệp bền vững tỉnh Đắk Nông (LA tiến sĩ)Đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích đề xuất một số mô hình phát triển nông, lâm nghiệp bền vững tỉnh Đắk Nông (LA tiến sĩ)Đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích đề xuất một số mô hình phát triển nông, lâm nghiệp bền vững tỉnh Đắk Nông (LA tiến sĩ)Đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích đề xuất một số mô hình phát triển nông, lâm nghiệp bền vững tỉnh Đắk Nông (LA tiến sĩ)Đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích đề xuất một số mô hình phát triển nông, lâm nghiệp bền vững tỉnh Đắk Nông (LA tiến sĩ)Đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích đề xuất một số mô hình phát triển nông, lâm nghiệp bền vững tỉnh Đắk Nông (LA tiến sĩ)Đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích đề xuất một số mô hình phát triển nông, lâm nghiệp bền vững tỉnh Đắk Nông (LA tiến sĩ)Đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích đề xuất một số mô hình phát triển nông, lâm nghiệp bền vững tỉnh Đắk Nông (LA tiến sĩ)Đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích đề xuất một số mô hình phát triển nông, lâm nghiệp bền vững tỉnh Đắk Nông (LA tiến sĩ)Đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích đề xuất một số mô hình phát triển nông, lâm nghiệp bền vững tỉnh Đắk Nông (LA tiến sĩ)
Trang 1
BO GIAO DUC VA DAO TAO VIEN HAN LAM KHOA HOC
VA CONG NGHE VIET NAM
TRẢN THỊ MAI PHƯƠNG
ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH ĐÈ XUÁT
MOT SO MO HINH PHAT TRIEN NONG, LAM NGHEP BEN VUNG TINH DAK NONG
LUAN AN TIEN Si DIA LY
Trang 2
BO GIAO DUC VA DAO TAO VIEN HAN LAM KHOA HOC
VA CONG NGHE VIET NAM HQC VIEN KHOA HQC VA CONG NGHE
TRAN THI MAI PHUONG
DANH GIA CANH QUAN PHUC VU MUC DICH DE XUAT
MOT SO MO HINH PHAT TRIEN NONG, LAM NGHEP BEN VUNG TINH DAK NONG
Chuyên ngành: Địa lý Tự nhiên
Mã số: 62.44.02.17
LUẬN ÁN TIÊN SĨ ĐỊA LÝ
Người hướng dẫn khoa học:
1 GS.TSKH Phạm Hoàng Hải
2 TS Nguyễn Văn Lạng
Trang 3
LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bó trong bất kỳ cơng trình nào khác
Tác giả luận án
Trang 4LOI CAM ON
Trong quá trình làm luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, đồng nghiệp, bạn bè và người thân
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TSKH Phạm Hoàng Hải và TS Nguyễn Văn Lạng là những người đã luôn tận tâm hướng dẫn, động viên tôi
trong suốt thời gian thực hiện luận án
Tôi xin trân trọng cam on cdc thay, cô giáo trong và ngoài cơ sở đào tạo, các cán
bộ trong Viện Địa lý đã tạo cho tôi một môi trường học tập và nghiên cứu tốt nhất Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Địa lý, Học viện Khoa học và công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Khoa Địa lý - Quản lý tài nguyên và Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh; Bộ môn Biến đổi khắ hậu và Phát triển bền vững và Ban Giám hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các cơ quan ban, ngành chức năng của tỉnh Đắk
Nông như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông, Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Nông, Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Đắk Nông; UBND huyện Tuy Đức và người dân các địa phương trong tỉnh đã hợp tác, giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thu thập tài liệu và khảo sát
thực địa
Cuối cùng, tơi xin được tỏ lịng biết ơn đối với những tình cảm, sự động viên và
ủng hộ tốt nhất về vật chất và tỉnh thần mà gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã dành cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu của mình
Trang 5MUC LUC
1.Tắnh cấp thiết của đề tài
2 Mục tiêu và nhiệm vụ
3 Phạm vi nghiên cứu
4 Các luận điểm bảo vệ
ew
NN
5 Những điểm mới của luận án 7 Cơ sở tài liệu
8 Cấu trúc của luận án li
CHƯƠNG 1 CO SO LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CUU, DANH GIA CANH QUAN CHO MUC DICH DE XUAT MO HINH PHAT TRIEN NONG, LAM NGHIEP BEN VUNG
1.1 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan
1,1,1 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về cảnh quan, đánh giá CQ
1.1.2.Tổng quan các công trình nghiên cứu, xây dựng mơ hình nơng, lâm bền
ving all
1.1.3 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu tỉnh Đắk Nơng có liên quan đến dé tai
nghiên cứu .14
1.2 Lý luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho đề xuất mơ hình phát triển nơng, lâm nghiệp bền vững
1.2.1 Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đắch ứng dụng
1.2.2 Xác lập mô hình phát triển nơng, lâm nghiệp bền vững theo tiếp cận cảnh
quan học su?
1.3 Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu 1.3.1 Quan điểm nghiên cứu
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
1.3.3 Quy trình nghiên cứu
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIÊM CẢNH QUAN TỈNH ĐÁK NÔI
2.1 Các nhân tố thành tạo cảnh quan tỉnh Đắk Nông Dedicdes VA TMIE WGesrencsnorsarenssaceernonseinmnenns
Trang 62.1.3 Dis hinh; Gia B8 cccici2cea-sue 2.1.4 Khi hau 2.1.5 Thuy van 2.1.6 Lớp phủ thô nhưỡng 2.1.7 Thảm thực vật gi n5 2.1.8 Hoạt động kinh tê - xã hội và mức độ nhân tác
2.2 Đặc điểm cánh quan tỉnh Đắk Nông
2.2.1 Hệ thống phân loại cảnh quan
2.2.2 Ban đồ
ảnh quan -
2.2.3 Đặc điểm cấu trúc cảnh quan 2.2.4 Đặc điêm chức năng cảnh quan
2.2.5 Đặc điêm động lực phát triên cảnh quan
2.2.6 Đặc thù CQ cao nguyên và tắnh trội trong phân hóa CQ tỉnh Đắk Nông 90 2.3 Phân vùng cảnh quan tỉnh Đắk Nông
2.3.1 Nguyên tắc và phương pháp phân vùng
2.3.2 Đặc điểm của các vùng và tiêu vùng CQ tỉnh Đắk Nông
2.4 Đặc điểm CQ huyện Tuy Đức
2.4.1 Đặc điểm các nhân tố thành tạo cảnh quan 2.4.2 Đặc điểm phân hóa cảnh quan 2.4.3 Chức năng cảnh quan
Tiểu kết chương 2 =
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN VÀ XAC LAP MOT SO MO HINH NONG, LAM NGHIEP BEN VUNG TINH DAK NONG
3.1 Đánh giá CQ cho phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông 100
3.1.1, Đánh giá CQ cho phát triển nông nghiệp
3.1.2 Đánh giá cảnh quan cho phát triển ngành lâm nghiệp
3.1.3 Tổng hợp kết quả ĐGCQ cho phát triển các loại hình sản xuất NLN
3.2 Đánh giá cảnh quan huyện Tuy Đức cho phát triển cây Mắc-ca
3.2.1 Cơ sở lựa chọn cây Mắc-c; 112
3.2.2 Đặc điểm sinh thái cây Mắc-ca 113
Trang 73.3 Phân tắch hiện trạng phát triển nông, lâm nghiệp dưới góc độ ben viing 118 3.3.1.H
n trạng phát triển các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp 118
3.3.2 Biến động tài nguyên
3.3.3 Những thách thức trong phát triển nông, lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Đắk
Nông avs 122
3.4 Định hướng không gian ưu tiên phát triên các ngành sản xuất nông, lâm
nghiệp tắnh Đắk Nông
3.4.1 Cơ sở đề xuất định hướng
3.4.2 Kiến nghị định hướng không gian ưu tiên phát triển sản xuất nông, lâm
nghiệp
3.4.3 Kiên nghị không gian trông cây Mắc-ca ở huyện Tuy Đức ề133 3.5 Đề xuất một số mơ hình phát triển nông, lâm nghiệp bền vững trên lãnh thổ Đắk Nông
3.5.1 Hiệt
trạng các mơ hình phát triên nơng, lâm nghiệp 3.5.2 Một số mơ hình phát triển nông, lâm nghiệp bền vững ở các tiểu vùng cảnh quan tiêu biểu
Tiểu kết chương 3
Trang 8DANH MUC CAC CHU VIET TAỖ
AHP (Analytic Hierarchy Process)
BDCQ BTTN BVMT CQH CQ DTTN ĐGCQ DKTN KTST KT-XH KQDG KHKT KGUT LRTX LNCD NCCQ NLN NLKH MT
GIS (Geographic Information System) PTBV PP PVCQ SKH TN TNTN TNST TVCQ VQG Phân tắch thứ bậc Bản đồ cảnh quan Bảo tồn thiên nhiên Bảo vệ môi trường Cảnh quan học Cảnh quan Diện tắch tự nhiên Đánh giá cảnh quan
Điều kiện tự nhiên Kinh tế sinh thái
Kinh tế - xã hội
Kết quả đánh giá Khoa học kĩ thuật Không gian ưu tiên Lá rộng thường xanh Lâm nghiệp cộng đồng Nghiên cứu cảnh quan Nông, lâm nghiệp
Nông lâm kết hợp
Môi trường
Hệ thông tin địa lắ
Phát triển bền vững Phương pháp
Phân vùng cảnh quan Sinh khắ hậu
Tài nguyên
Trang 9DANH MUC CAC BANG SO LIEU
Bảng 2.1 Nhiệt độ tại một số địa điểm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Bảng 2.2 Hệ thống chỉ tiêu phân loại sinh khắ hậu tỉnh Đắk Nông
Bang 2.3 Diện tắch và phân bố sinh khắ hậu 6 tinh Dak Nong
Bảng 2.4 Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Đắk Nông 66 Bảng 2.5 Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Tuy Đức 67 Bảng 2.6 Phân hoá của các lớp CQ Đắk Nông XU Bảng 3.1 Hệ thống chỉ tiêu và đánh giá riêng chỉ tiêu ĐGCQ cho phát triển nông
nghiệp tỉnh Đắk Nông 102
Bảng 3.2 Bảng điểm phân hạng mức độ thắch nghỉ của các loại CQ cho 103 sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Nông 103 Bang 3.3 Kết quả phân hạng mức độ thắch nghỉ của các loại CQ cho 103 sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Nơng sa LƠ, Bảng 3.4 Đánh giá riêng các chỉ tiêu ĐGCQ đôi với rừng phịng hộ đầu ngn ở tỉnh
Đắk Nông 106
Bảng 3.5 Đánh giá riêng các chỉ tiêu ĐGCQ đôi với rừng sản xuât ở tỉnh Đắk Nông 108 Bảng 3.6 Bảng điểm phân hạng mức độ thắch nghỉ của các loại CQ cho phát triển lâm
nghiệp tỉnh Đắk Nôn 109
Bảng 3.7 Kết quả phân hạng mức độ thắch nghỉ của các loại CQ cho phát triển lâm
nghiệp tỉnh Đắk Nông 110
Bảng 3.8 So sánh hiện trạng sử dụng đất (năm 2015) và kết quả đánh giá thắch nghỉ Ấ di} Bảng 3.9 Bảng đánh giá riêng các chỉ tiêu ĐGCQ cho phát triên cây Măc-ca ở huyện
đối với phát triển nông, lâm nghiệp
Tuy Đức
Bảng 3.10 Phân hạng mức độ thắch nghỉ của các dạng CQ đôi với cây Măc-ca ở huyện 116 Bảng 3.11 Bảng so sánh diện tắch quy hoạch và diện tắch thực tê của một số loại hình
sử dụng đất ở tỉnh Đắk Nông .123
Bảng 3.12 Kết quả kiến nghị định hướng không gian ưu tiên các loại hình sản xuất nông, TH ĐH co cuyanae
lâm nghiệp theo các loại CQ sua 128 Bảng 3.13 Định hướng không gian ưu tiên các loại hình sản xt nơng, lâm nghiệp
theo các TVCQ tỉnh Đắk Nông 132
Bảng 3.14 Các kiểu mơ hình hệ KTST ở tinh Đắk Nông, el SD
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ khái quát quy trình đánh giá cảnh quan
Hình 1.2 Sơ đồ các tuyến khảo sát thực địa tại tỉnh Đắk Nông
Hình 1.3 Sơ đồ quy trình nghiên cứu của luận á Hình 2.1 Bản đồ hành chắnh tỉnh Đắk Nơng
Hình 2.2 Bản đồ địa chất tỉnh Đắk Nơng
Hình 2.3 Bản đồ địa mạo tỉnh Đắk Nơng
Hình 2.4 Bản đồ sinh khắ hậu tỉnh Đắk Nơng
Hình 2.5 Bản đồ thỏ nhưỡng tỉnh Đắk Nơng
Hình 2.6 Bản đồ thảm thực vật tỉnh Đắk Nơng, Hình 2.7 Bản đồ cảnh quan tỉnh Đắk Nơng
Hình 2.7 Chú giải bản đồ cảnh quan tỉnh Đắk Nơng, Hình 2.8 Lát cắt cảnh quan tỉnh Dak Nong Hình 2.9 Bản đồ phân vùng cảnh quan tỉnh Đắk Nơng Hình 2.10 Bản đồ hành chắnh huyện Tuy Đức Hình 2.11 Bản đồ cảnh quan huyện Tuy Đức
Hình 3.1 Bản đồ đánh giá cảnh quan đối với cây hàng năm của tắnh Đắk Nơng Hình 3.2 Bản đồ đánh giá cảnh quan đối với cây lâu năm của tỉnh Đắk Nông
103 103 Hình 3.3 Bản đồ đánh giá cảnh quan đối với rừng phòng hộ của tỉnh Đắk Nơng 110
Hình 3.4 Bản đồ đánh giá cảnh quan đối với rừng sản xuất của tỉnh Đắk Nơng 10
Hình 3.5 Bản đồ đánh giá cảnh quan đối với cây Mắc-ca ở huyện Tuy Đức 116
Hình 3.6 Bản đồ kiến nghị định hướng không gian ưu tiên các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông 120
Trang 11MO DAU
1 Tắnh cấp thiết của đề tài
Trong xu thé hiện nay, vấn đề xây dựng một nền kinh tế - xã hội phát triển bền vững đã và đang là nhiệm vụ cấp thiết của các quốc gia, vùng lãnh thổ và các địa phương Bởi bài học từ thực tế cho thấy, Ộnếu phát triển chỉ là tăng trưởng GDP hàng năm và xây dựng một xã hội tiêu thụ, tách hệ thống kinh tế khỏi hệ thống xã hội nhân văn và hệ nuôi dưỡng sự sống sẽ không giải quyết được nghèo đói cũng như hàng loạt các vấn đề suy thối mơi trường náy sinh" (Nguyễn Đình Hịe, 2009a, tr41) Để phát triển bền vững lãnh thỏ, trước hết cần làm rõ những quy luật chung của tự nhiên, các đặc điểm về tiềm năng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội cho phát
triển, đồng thời, cần có những nghiên cứu cụ thể về diễn biến, thực trạng khai thác các
nguồn tài nguyên làm cơ sở dé đề xuất định hướng và các giải pháp sử dụng hợp lý chúng Giải quyết các nhiệm vụ quan trọng này cần có cách tiếp cận mang tắnh tổng hợp, toàn diện, trong đó, tiếp cận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan đang được áp dụng rộng rãi và có tắnh hiệu quả cao trong việc làm rõ đặc trưng phân hóa có quy luật của tự nhiên, các thế mạnh tiém năng của các đơn vị dia tổng thê, tạo cơ sở khoa học cho việc
sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội
Nằm ở Nam Tây Nguyên, tiếp giáp với Campuchia, Đắk Nơng có vị thế địa - sinh thái, địa - chắnh trị quan trọng cho sự phát triển Lãnh thổ có nhiều tiềm năng, thế mạnh đẻ phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa quy mô lớn với các lợi thế nổi bật về
đất bazan màu mỡ chiếm hơn 60% diện tắch tự nhiên, phân bố tập trung trên địa hình
cao nguyên; diện tắch rừng lớn, khắ hậu thuận lợi, Nông, lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, chiếm 49,32% trong cơ cấu kinh tế và thu hút khoảng 76% lao động của tỉnh [10], tạo ra nguồn nông sản xuất khẩu lớn cho cả nước Tuy vậy, tỉ lệ đói nghèo của tỉnh vẫn còn cao, 19,26 % (năm 2015) [11], đặc biệt là đồng bào dân tộc tại chỗ có đời sống gắn liền với rừng, rẫy
Trang 12yếu theo chiều rộng đã làm nảy sinh nhiều bất cập, nhất là từ việc khai thác tài nguyên
quá mức hoặc thiếu cơ sở khoa học Do đó, tiếp cận cảnh quan học để nghiên cứu tông hợp lãnh thổ cho mục đắch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, quy hoạch không gian phát triển nông, lâm nghiệp với các mơ hình kinh tế sinh thái bền vững là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm giải quyết các vân đề đặt ra hiện nay ở tỉnh Đắk Nông
Xuất phát từ vấn đề mang tắnh thời sự đó, NCS đã lựa chọn đề tài: ỘĐánh giá cảnh quan phục vụ mục đắch đề xuất một số mơ hình phát triển nông, lâm nghiệp
bền vững tỉnh Đắk Nông " đê thực hiện việc nghiên cứu của luận án
2 Mục tiêu và nhiệm vụ 2.1 Mục tiêu
Nghiên cứu xác lập luận cứ khoa học phục vụ đề xuất định hướng không gian phát triển nông, lâm nghiệp (NLN) bền vững và các mơ hình hệ kinh tế sinh thái (KTST) tiêu biểu trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, sự phân hóa có tắnh quy luật và động lực phát triển cảnh quan (CQ), đánh giá tiềm năng tự nhiên của CQ tinh Đắk Nông và khu vực nghiên cứu điểm huyện Tuy Đức
2.2 Nhiệm vụ
+ Xác lập cơ sở lý luận của nghiên cứu, đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) phục vụ
đề xuất các mơ hình phát triển NLN bền vững;
+ Phân tắch đặc điêm các nhân tố thành tao CQ; thanh lap ban đồ CQ tỉnh
Đắk Nông (tỉ lệ 1:100.000), bản đồ CQ huyện Tuy Đức (1:50.000), bản đồ phân
vùng CQ tỉnh Đắk Nông (ti lệ 1:100.000);
+ Phân tắch đặc điểm cấu trúc, chức năng, động lực phát triển CQ, sự phân hóa CQ tỉnh Đắk Nông và huyện Tuy Đức (khu vực nghiên cứu điểm);
+ Đánh giá CQ cho các loại hình sản xuất NLN ở tỉnh Đắk Nông và cho cây Mắc-ca ở huyện Tuy Đức;
+ Phân tắch hiện trạng phát triển sản xuất NLN và các vấn đề nảy sinh; các mơ
hình thực tiễn dưới góc độ PTBV;
+ Xây dựng định hướng không gian ưu tiên phát triển các loại hình sản xuất NLN;
+ Đề xuất một số mơ hình KTST phát triển NLN bền vững ở các TVCQ tiêu biểu
3 Phạm vi nghiên cứu 3.1 Phạm vỉ không gian
Giới hạn trong phạm vỉ lãnh thổ tỉnh Đắk Nông, diện tắch 6.509,26 kmỢ, gồm thị xã Gia Nghĩa và 7 huyện (Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Krông Nô, Đắk G'long, Tuy Đức, Dik RỖlap) va lãnh thổ huyện Tuy Đức (khu vực nghiên cứu điểm)
Trang 133.2 Pham vi khoa hoc
+ Nghiên cứu đặc điểm, sự phân hóa CQ tinh Đắk Nông phục vụ phát triển NLN
bền vững được thực hiện ở hai quy mô Ở quy mô cấp tinh (t lệ 1:100.000), luận án nghiên cứu, ĐGCQ cho một số loại hình sản xuất NLN chắnh nhằm hoạch định không gian ưu tiên sản xuất NLN và đề xuất các mơ hình KTST tiêu biểu Ở quy mô khu vực nghiên cứu điểm (tỉ lệ 1:50.000), huyện Tuy Đức được lựa chọn đề nghiên cứu sự phân hóa CQ chỉ tiết hơn, ĐGCQ cho quy hoạch vùng trồng cây Mắc-ca và xác lập mô hình KTST ở bn tái định cư vùng biên giới Bu Prăng
+ Các mơ hình NLN bền vững được đề xuất cho một số TVCQ tiêu biểu dựa trên cơ sở đặc điểm cấu trac CQ, kết quả ĐGCQ, định hướng ưu tiên sản xuất và phân tắch các mơ hình hiện trạng
4 Các luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Cảnh quan tinh Đắk Nông mang đặc điểm của CQ cao nguyên nhiệt đới gió mùa, phân hóa đa dạng nhưng có quy luật, gồm: 1 hệ, 1 phụ hệ, 3 lớp, 6 phụ lớp, 2 kiểu, 6 phụ kiểu, 83 loại trong 8 tiểu vùng của 4 vùng CQ Nằm trong hệ thống phân loại
CQ tỉnh Đắk Nông, CQ khu vực nghiên cứu điểm huyện Tuy Đức phân hóa thành 33
dạng CQ
Luận điểm 2: Kết quả đánh giá chức năng, thắch nghỉ sinh thái (TNST) của CQ,
đối chiếu với hiện trạng sử dụng lãnh thổ trong phát triên NLN là cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ đề xuất định hướng không gian ưu tiên các loại hình sản xuất NLN
và mơ hình hệ KTST bền vững ở tỉnh Đắk Nông
5 Những điểm mới của luận án
Điểm mới 1: Lam rõ được đặc thù của CQ cao nguyên nhiệt đới gió mùa và sự phân hóa CQ phức tạp nhưng có quy luật thể hiện ở lãnh thổ tỉnh Đắk Nông tỉ lệ
1:100.000 và khu vực nghiên cứu điêm huyện Tuy Đức tỉ lệ 1:50.000
Điểm mới 2: Trên quan điểm tiếp cận địa lý tông hợp, CQH, luận án đã giải quyết được vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (TNTN), bảo vệ môi trường (BVMT)
phục vụ phát triển NLN bền vững với các mơ hình KTST cụ thể ở tỉnh Đắk Nông
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
+ Ýnghĩa khoa học: Những nội dung nghiên cứu của luận án góp phần bé sung cơ sở lý luận, cách tiêp cận nghiên cứu CQ miền núi phục vụ phát triên NLN hàng hóa
gắn với sử dụng hợp lý TNTN, BVMT
+ Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là kênh tham chiếu đối với
Trang 14cho các nhà quản lý hoạch định không gian phát triển NLN và quản lý, khai thác, sử
dụng hợp lý tài nguyên (TN) theo hướng phát triển bền vững (PTBV) ở tỉnh Đắk
Nơng Ngồi ra, luận án cũng có thể được sử dụng làm tải liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng đạy địa lý địa phương
7 Cơ sở tài liệu
Ngoài những kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn trong và ngoài nước, trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của luận án, tác giả đã sử dụng một số tài liệu sau:
+ Kết quả nghiên cứu thực địa: thông qua 3 tuyến thực địa, NCS đã thu thập các
số liệu sơ cấp, thứ cấp; tài liệu; ảnh về hiện trạng khai thác lãnh thổ cho phát triển kinh
tế - xã hội (KT-XH); kiểm chứng đặc điểm và sự phân hoá các yếu tố thành tạo CQ
trên thực địa
+ Cơ sở dữ liệu bản đồ nền và chuyên đề: Bản đồ địa mạo tỉnh Đắk Nông tỉ lệ
1:50.000; bản đồ địa chất tỉnh Đắk Nông tỉ lệ 1:200.000; bản đồ sinh khắ hậu Tây Nguyên,
tỉ lệ 1:250.000; bản đồ Kiểm kê và phân loại rừng tỉnh Đắk Nông năm 2014, tỉ lệ
1:100.000; bản đồ thổ nhưỡng tinh Đắk Nông tỉ lệ 1:100.000; bản đồ đất huyện Tuy Đức,
ti lé 1:50.000; bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đắk Nông năm 2015, tỉ lệ 1: 100.000 + Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn 2004 - 2015;
+ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước thuộc Chương trình Tây Nguyên 3
ỘNghiên cứu đánh giá tổng hợp các nguôn lực tự nhiên, biến động sử dụng tài nguyên
và xác lập các mơ hình kinh tế - sinh thái bền vững cho một số vùng địa lý trọng điểm
khu vực Tây NguyênỢ (2014), mã số TN3/03 mà NCS là thành viên tham gia Các đề tài, dự án, các báo cáo quy hoạch tông thẻ phát triển KT-XH, quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất; báo cáo khoa học về điều tra điều kiện tự nhiên (ĐKTN), TN
và môi trường huyện Tuy Đức và tỉnh Đắk Nông;
+ Bản đồ chuyên đề đã được NCS xây dựng, chỉnh hợp và biên tập lại
8 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đắch đề xuất mơ hình phát triển nông, lâm nghiệp bền vững;
Chương 2 Đặc điểm cảnh quan tỉnh Đắk Nông;
Trang 15CHUONG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC DICH DE XUAT MO HINH PHAT TRIEN NONG, LAM NGHIEP BEN VUNG
1.1 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về cảnh quan, đánh gid CQ 1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu cảnh quan trên thế giới
Cảnh quan học là một bộ phận của khoa học địa lý tự nhiên tổng hợp Từ khi ra đời cho đến nay, CQH đã không ngừng phát triển, hoàn chỉnh cả về lý thuyết cũng như đạt được những thành tựu to lớn trong nghiên cứu ứng dụng thực tiễn, là Ộkim chi namỢ cho các hướng nghiên cứu mới của địa lý học hiện đại
a Hướng nghiên cứu cảnh quan lý thuyết + Quan niệm về CO
Khái niệm CQ lần đầu tiên được sử dụng như một thuật ngữ khoa học vao đầu thé kỉ XIX Theo tiếng Dite, Landschaft nghia la phong cảnh Trong các cơng trình nghiên cứu, các nhà địa lý học, CQH đã đưa ra nhiều định nghĩa về cảnh quan, cho đến hiện nay, vẫn tồn tại các quan niệm khác nhau về CQ, có thể xếp thành hai nhóm quan niệm cơ bản như sau:
~ Nhóm quan niệm cảnh quan theo nghĩa tự nhiên đơn thuan (Biophysical), la thé tổng hợp lãnh thổ tự nhiên Tiêu biểu theo hướng này là các cơng trình của các nhà CQH theo trường phái Liên Xô (cũ) và Đông Âu như L.S.Berg, N.Vysotsky, G.F Morodov, A.A Grigoriev, B.N.Xukatrov, X.V Kalexnik, N.A Xonlxev, A.G Ixatsenko (quan niệm cánh quan là đơn vị cá thé); N.A.Gvozdexky, B.B Polưnov, N.I Mikhailov, K.K Markov, A.I Perelman, V.A Nhicolaiev (quan niệm cảnh quan là đơn vị kiểu logi); F.N Minkov, D.L.Armand G.Bertrand, Th.Bossard, I.C.Wieber (quan niệm cảnh quan là đơn vị địa tổng thể chung)
- Nhóm quan niệm cảnh quan theo nghĩa Ộsinh thái - xã hộiỢ (social - ecological), quan tâm nhiều hơn đến vai trò của nhân tố con người, vật chất hữu cơ trong mối quan hệ tương tác với môi trường tự nhiên, vật chất vô cơ Nhiều tác giả cho rằng con người không chỉ làm biến doi CO tw nhiên mà còn tạo ra các CO mới, tiêu biểu là các nhà CQH theo trường phái sinh thái CQ Tây Âu, Bắc Mĩ với các khái niệm cảnh quan văn hóa như Carl Sauel, Ramenxki, cảnh quan nhân sinh như Iu.G Saushkin, X.L
Trang 16Sự khác nhau giữa hai nhóm quan niệm này là ở chỗ /rong khi các khái niệm vẻ cảnh quan ở các nước Tây Âu và Bắc Mĩ thường chú trọng đến cảnh quan như sản phẩm được tạo ra bởi con người, được hiểu, cảm nhận, và miêu tả trong nhiều cách khác nhau, thì cách tiếp cận của trường phái Liên Xô (cũ) và Đông Âu lại nhắn mạnh vào đặc điểm tự nhiên của cảnh quan và tiềm năng của nó đối với việc sử dụng hoặc
chuyển đổi bởi con ngudi (Shaw D.J.B, Oldfield J., 2007)
+ Nghiên cứu cấu trúc, chức năng, động lực phát triển cảnh quan
Để tìm ra quy luật phân hóa tự nhiên, tắnh đa dạng và đặc thù của các vùng lãnh thổ thì việc nghiên cứu cấu trúc, chức năng, động lực phát triển CQ là nội dung quan trọng trong nghiên cứu cảnh quan (NCCQ) Trong đó, những người đặt nền móng nghiên cứu về tắnh tổ chức, cầu trúc, chức năng, trạng thái, tắnh bền vững, động lực
phát triển của CQ phải kể đến là các nhà CQH Xô Viết như L.S.Berg (1931) trong
cơng trình nghiên cứu ỘCác đới cảnh quan địa lỮ Liên XổỢ, A.G.Ixatsenko ỘCảnh quan
học ứng dụngỢ (1985) [35] Tắnh tổ chức chặt chẽ của cầu trúc CQ còn được thê hiện
qua việc xây dựng các hệ thống phân loại CQ, tiêu biểu là các hệ thống của A.G.Ixatsenko (1961) với ậ bậc; N.A.Gvozdexki (1961) với Ế bậc; V.A.Nhicolaev
(1966) gồm 12 bậc [54]
Hiện nay, nghiên cứu cấu trúc hình thái CQ dựa trên các chỉ số tắnh toán từ các phần mềm tắch hợp trong môi trường GIS cũng là một hướng nghiên cứu mới và là thế mạnh của các NCCQ ở Châu Âu và Bắc Mỹ Các hướng nghiên cứu tập trung vào vai trò của các chỉ số cấu trúc hình thái CQ trong việc làm rõ sự phân hóa CQ khác nhau của lãnh thổ như Stejskalova D và cộng sự (2013) [140], Angela Lausch và cộng sự, (2015) [102]; Evelyn Uuemaa và cộng sự (2013) [118]; nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc CQ (Martin Balej, 2011) [127]; quản lý cảnh quan (Szilárd Szabo' và cộng sự,
2008) [143]
Trang 17Nghiên cứu động lực phát triển CỌ được chú trọng theo hướng tiếp cận da dang, liên ngành như tiếp cận địa vật lý CQ (D.L.Armand, I.P.Geraximov) [14], sinh thái CQ (Naveh, Z va A Lieberman (1984) [133], R.Forman va M Godron (1986) [122], M.Turner và cộng sự (2001) [145], tiếp cận nhân sinh và văn hóa (F.N Minkov,I973; A.V.Lưsenko, 2009)
Mặc dù, quan niệm và cách tiếp cận trong NCCQ có sự khác nhau, song tất cả các cơng trình trên đều cho thấy CQ là đơn vị địa tổng thể thể hiện rõ nhất mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhân tố tự nhiên theo các quy luật địa lý và sự tương tác giữa con người với tự nhiên Do đó, các cơng trình này đã trở thành cảm nang trang bị về lý luận, phương pháp trong NCCQ và tham chiếu ở nhiều khu vực lãnh thổ trên thế giới
+ Đánh giá cảnh quan
Các công trình đánh giá tổng hợp từ tự nhiên đến KT-XH và môi trường đã được thực hiện từ những năm 70 của thế ki XX ở những khắa cạnh như thắch nghỉ sinh thái (mức độ thuận lợi); hiệu quả kinh tế; ảnh hưởng tới môi trường, xã hỀ Năm 1973, Mukhina L.I đã đưa ra phương pháp (PP) và nguyên tắc, quy trình đánh giá thắch nghỉ các đơn vị CQ cho các mục đắch thực tiễn Khi yêu cầu của thực tiễn đặt ra nhiều hơn về các khắa cạnh đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) phục vụ đời sống, sản xuất đòi hỏi các nội dung và PP đánh giá toàn diện hơn Do đó, ngồi đánh giá TNST, các phương pháp khác cũng đã được vận dụng trong nghiên cứu CQ như PP đánh giá ảnh hưởng môi trường (Leopold, 1972; Shishenko, 1988; Hudson, 1984; Petermann T, 1996; đánh giá kinh tế bằng PP phân tắch chỉ phắ - Igi ich (Alfred Masha và Zvoruvkin K.B, 1968) (dẫn
theo Nguyễn Cao Huân, 2005) [33] PP nghiên cứu đánh giá tổng hợp (môi trường, kinh
tế, xã hội) của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO, 1993)
nhưng chủ yếu cho các loại đất nông nghiệp [120] Gần đây, các PP tắch hợp ứng dụng
công nghệ như PP ứng dụng đất đai tự động (ALES - GIS), hệ thống thông tin địa lý
(GIS), viễn thám trong nghiên cứu, ĐGCQ được sử dụng ngày càng nhiều nhằm thẻ hiện kết quả nghiên cứu một cách chắnh xác [135], [147]
+ Nghiên cứu cảnh quan, đánh giá cảnh quan cao nguyên
Cao nguyên là vùng lãnh thổ địa lý mang tắnh đặc thù Vì vậy, các cơng trình NCCQ, ĐGCQ cao nguyên đều dựa trên nền tảng lý thuyết nghiên cứu, ĐGCQ chung nhưng chú trọng đến tắnh đặc thù lãnh thổ Hướng tiếp cận nghiên cứu khá đa dạng, bao gồm tiếp cận sinh thái CQ trong nghiên cứu về cấu trúc, chức năng và tắnh dễ bị
Trang 18tén thương của CQ cao nguyên (Horner và cộng sự, 2011) [124], kết hợp nghiên cứu sinh thái CQ và viễn thám để nghiên cứu CQ cao nguyên (M.H Ismail và cộng sự, 2012) [130]; M.H Roozitalab và cộng sự [129]; tiếp cận nhân sinh trong nghiên cứu tác động của con người lên CQ cao nguyên (Evans J.G, 1975) [119], Simon G.H
(2003) [141], C.A Kull (2008) [126]
b, Nghiên cứu cảnh quan ứng dụng cho mục đắch phát triển nông, lâm nghiệp Nghiên cứu, đánh giá CQ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là phục vụ mục đắch phát triển NLN với nhiều hướng chuyên sâu
+ Nghiên cứu CỌ phục vụ quy hoạch tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: Các nhà Địa lắ Nga và các nước Đông Âu như Ucraina, Bêlarut, Litva, Ba Lan, Tiệp Khắc có thê coi là những người đi đầu trong việc vận dụng lý thuyết CQ lam cơ sở khoa học cho việc quy hoạch tỏ chức lãnh thổ nông nghiệp Theo hướng này có thể kể đến công trinh ỘDia jý và quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệpỢ của G.A.Kuznetsov (1975), trong đó tác giả cho rằng các ĐKTN là cơ sở khoa học để phân vùng nông nghiệp [42] M.M.Geraxki tiến hành tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phan ving CQ [150]; V.A Sannev và P.A Dizenko (1998) tiếp cận sinh thái CQ dé đánh giá thắch nghi nông nghiệp [158] Các cơng trình của M.I Lopurev (1995), V,A.Nhikolaev, I.V.Kopưn, V.V Xưxuev (2008), A.G.Ixatsenko (2009) đã củng cố các vấn đề lý luận cũng như phân tắch mối tương tác giữa cảnh quan tự nhiên - nhân sinh (cảnh quan nông nghiệp) trong xu hướng CQ tự nhiên đã biến đổi sâu sắc bởi hoạt động nhân sinh [153], [154], [152] Theo Pecova ậ (2000): Ộtắnh ưu việt của nghiên cứu CO và quy hoạch CỌ thể hiện trong việc giải quyết được xung đột giữa sự phát triển và bảo vệ thiên nhiên Ợ [142, tr93]
+ Nghiên cứu CO cho đề xuất mơ hình phát triển nơng, lâm nghiệp: đã được đề cập trong các cơng trình Ộ7é: kế Dia Jý họcỢ của Geraximov I.P (1979), tác giả đã phân chia lãnh thổ Liên bang Nga thành 17 vùng địa lý, trong đó có ỘMơ hình phát triển nông - lâm nghiệp bên vữngỢ cho vùng địa lý Viễn Đông [149]; Shishenko P.G (1991)
trong cơng trình nghiên cứu: ỘQuy hoạch thiết ké cảnh quan lanh thé UcrainaỢ da dé
Trang 19tiếp cận CQ trong xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vững được quan tâm bởi khắa cạnh hệ thống, tổng hợp, gắn với không gian sản xuất nhất định [146], là cơ sở khoa học cho đề xuất các mơ hình sản xuất NLN bên vững ở các cao nguyên trên thế giới [126], [129], [130], [141]
Đối với mục đắch ứng dụng cho phát triển lâm nghiệp phải kể đến Roy Haines Yong định lượng hóa cấu trúc cảnh quan qua các chỉ số cảnh quan đề quản lý rừng có hiệu quả [136]; R.A Ziganshin (2005), V.V Sysuev (2006) nghiên cứu những cơ sở khoa học cảnh quan để quản lý rừng tối ưu [151], [156]
Từ các cơng trình nghiên cứu trên cho thay xu hướng NCCQ, ĐGCQ phục vụ mục đắch quy hoạch không gian sản xuất và đề xuất các mơ hình phát triển NLN bền vững đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên thế giới Trong đó, các tác giả đều cho rằng ưu thế của tiếp cận CQH trong quy hoạch không gian phát triển NLN chắnh là tắnh tổng hợp và tắnh bền vững
1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam a Nghiên cứu cảnh quan lý thuyết
Cảnh quan được nghiên cứu ở Việt Nam từ sau năm 1975 với nhiều cơng trình có
giá trị lớn về lý luận NCCQ Tiêu biểu là cơng trình ỘCảnh quan địa lý miễn Bắc Việt
NamỢ (1976) của Vũ Tự Lập, trong đó, tác giả đã xây dựng một hệ thống phân vị riêng
với những dấu hiệu chỉ tiết, rõ ràng, từ cấp lớn nhất đến cấp nhỏ nhất; tiền hành phân vùng CQ; phân loại CQ theo ca thé Về nghiên cứu lý thuyết CQ ứng dụng có thể kê đến
cơng trình ỘCơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lắ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam" (1997) của Phạm Hoàng Hải và cộng sự [1S]; ỘĐánh giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh thái) Ợ (2005) của Nguyễn Cao Huần [33], mà ở đó, những vấn đề lý luận về NCCQ, nguyên tắc, phương pháp ĐGCQ cho các mục đắch sử dụng hợp lý TNTN và bảo vệ môi trường (BVMT), phát triển các ngành sản xuất ở vùng nhiệt đới âm gió mùa đã được các tác giả đề cập một cách khá đầy đủ Vì vậy, đây là những công trình có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu, ĐGCQ phục vụ các mục đắch thực tiễn
Trang 202007), nghiên cứu CQ nhân sinh (Nguyén Cao Huan, Tran Anh Tuấn, 2001; Nguyễn
Đăng Hội, 2004), nghiên cứu quy luật hình thành và đặc trưng phân hóa các CQ sinh thái - nhân sinh vùng nhiệt đới gió mùa Việt Nam của các nhà khoa học thuộc Viện Địa Lý (1999)
Hệ thống phân loại CQ da được thực hiện ở nhiều quy mô lãnh thỏ, trên các bản đồ tỉ lệ khác nhau như hệ thống phân loại của Vũ Tự Lập (1976) với 8 câp; Phạm Quang Anh, 1983 (7 cấp); tập thê tác giả phòng Địa lý tự nhiên thuộc Trung tâm Địa lý tài nguyên thiên nhiên (10 cấp): Phạm Hoàng Hải và cộng sự,1997 (7 cấp), Tuy khác nhau về số cấp nhưng các hệ thống phân loại tương đối thống nhất về các tiêu chắ phân loại cũng như thứ bậc: /ớp - phụ lớp - kiểu - phụ kiểu - hạng - loại
b Nghiên cứu cảnh quan ứng dụng cho mục đắch phát triển nông, lâm nghiệp Ở Việt Nam, CQ ứng dụng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu với những đóng góp mới về hướng tiếp cận và phương pháp đánh giá tông hợp ĐKTN, TNTN phục vụ quy hoạch phát triển các ngành sản xuất, sử dụng hợp lý TN Điền hình là các cơng trình của Phạm Quang Anh (1985); Phạm Hoàng Hải và cộng sự (1997); Nguyễn Thị Kim Chương (2001); Lại Vinh Cam, Trần Văn Ý (2003); Nguyễn Cao Huân (2002, 2005); Pham Quang Tuan (2003); Trương Quang Hải (2004, 2006); Nguyễn An Thịnh (2007)
Đối với lãnh thổ vùng cao nguyên, miền núi nhiệt đới gió mùa ở nước ta, CQ đã
được nghiên cứu trên các bản đồ tỉ lệ khác nhau (tir 1:1.000.000 dén 1:100.000), chu yéu phục vụ mục đắch bó trắ không gian sản xuất các ngành nông, lâm nghiệp và đề xuất một số mô hình hệ KTST Tiêu biểu là các cơng trình của các tác giả Phạm Quang Anh, Truong Quang Hai, Nguyễn Cao Huan va nnk (1985) [1] với mục đắch nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ phục vụ lập vùng chuyên canh cây cà phê Đắk Lắk, các tác giả đã áp dụng các PP định lượng và thực nghiệm sinh thái học trong nghiên cứu CQ; NCCQ cao nguyên cho phát triển cây công nghiệp dài ngày ở tỉnh Đắk Lắk của Nguyễn Xuân Độ
(2003) [12]; đánh giá thắch nghỉ sinh thái của đất đai đối với cây bông vùng Cư Jút,
tỉnh Đắk Lắk bằng mô hình phân tắch nhân tố của Nguyễn Thơ Các và nnk [30]; nghiên cứu CQ vùng gò đồi, trung du cho phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả (Phạm Quang Tuần, 2003); CQ miễn núi cho quy hoạch nông, lâm nghiệp, du lịch sinh thái (Trương Quang Hải và cộng sự, 2006); Nguyễn Cao Huan va cộng sự 2004;
Nguyễn An Thịnh (2007) Các cơng trình trên đã nghiên cứu các địa tông thể ở các cấp
Trang 21khác nhau làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá và quy hoạch không gian phát triển một số cây trồng nông, lâm nghiệp cụ thẻ
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm CQ và đánh giá CQ lãnh thổ miền núi, cao nguyên, các tác giả Lê Văn Thăng (1995), Hà Văn Hành (2002), Trương Quang Hải (2004), Nguyễn An Thịnh (2007), Phạm Hoàng Hải (2014) đã xác lập một số mơ hình
hệ KTST phù hợp với đặc trưng lãnh thổ
Nhân xét: Tông luận các cơng trình nghiên cứu về CQ trên thế giới và ở Việt Nam có thê thây:
- Nghiên cứu CQ đã đạt được nhiều thành tựu cả về lý thuyết và ứng dụng, nội
dung, phương pháp nghiên cứu ngày càng đa dạng Trong đó, hướng NCCQ, ĐGCQ phục vụ phát triển NLN được quan tâm nhiều nhất
- Các công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến các vấn đề lý luận NCCQ (cầu trúc, chức năng, động lực phát trién CQ), ĐGCQ cho các mục đắch thực tiễn Vì vậy, đây là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng của đề tài, trong đó, nền tảng lý luận NCCQ, ĐGCQ đã được kế thừa, vận dụng linh hoạt trong nghiên cứu đặc điểm và quy luật phân hóa CQ lãnh thô Đắk Nông; tạo cơ sở khoa học cho định hướng không gian và xây dựng
các mơ hình phát triển NLN bền vững
- Hướng nghiên cứu CQ cao nguyên chưa được nghiên cứu nhiều, do đó, NCCQ Đắk Nơng đã góp phần làm sáng tỏ đặc thù CQ cao nguyên nhiệt đới gió mùa trên lãnh
thổ Việt Nam
- Các cơng trình đã kiến nghị định hướng không gian sản xuất NLN dựa trên kết
qua NCCQ, DGCQ Vi vay, luận điểm này cũng được vận dụng trong luận án Tuy nhiên, ngồi kiến nghị khơng gian sản xuất theo các loại CQ, TVCQ; luận án cịn xác lập một số mơ hình phát triển NLN bền vững ở các TVCQ tiêu biểu trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm CQ, đánh giá TNST và phân tắch các mơ hình hiện trạng
1.1.2.Tổng quan các cơng trình nghiên cứu, xây dựng mơ hình nông, lâm bền vững
1.1.2.1 Các cơng trình nghiên cứu mơ hình nơng lâm nghiệp bên vững trên thế Mô hình phát triển NLN bền vững trên thế giới chủ yếu được đề cập với các nội dung sau:
+ Các mơ hình vẻ hệ thơng canh tác phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp
Trang 22Hệ thống canh tác với các cây trồng, vật nuôi là phân hệ sản xuất đóng vai tro
quan trọng trong hệ KTST Trên thế giới, các mô hình canh tác NLN phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp đã được nghiên cứu từ lâu với các mơ hình canh tác bền vững trên đất dốc ỘSử dụng, quản lý dat doc Chau AỢ la tén gọi một mạng lưới của tổ chức quốc tế về nghiên cứu và quản lý đất đốc (IBSRAM) (Sajjapongse A., 1993)
[137] Hiện nay, mơ hình hệ KTST được nhiều tác giả nghiên cứu cả về lý luận và áp
dụng cho các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới đó là mơ hình nơng - lâm kết hợp (NLKH) Tiêu biểu là cơng trình của P.K.Ramachandran Nair (1993), trong đó, tác giả
đã đề cập đến khái niệm, đặc điểm, phân loại các mơ hình NLKH, đồng thời, nghiên cứu một số mơ hình hệ KTST bền vững ở vùng nhiệt đới như du canh và bỏ hóa cải tiến,
Taungya, vườn nhà, xen canh [134]
Ủy ban nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ (1993) đã cho rằng: ỘNông nghiệp bên vững
ở mỗi quốc gia sẽ bao gôm nhiều hệ thông sản xuất đa dạng Phương án sử dụng dat ben vững bao gôm: hệ thống thâm canh cây trồng; hệ thống luân canh; hệ thông agropastoral (mông trọt kết hợp chăn nuôi); chăn nuôi gia súc; hệ thống nông lâm kết hợp; hệ thông xen canh; các đôn điên trồng cây lâu năm; hệ thống rừng trông; tải sinh và rừng thứ sinh; hệ thông quản lý rừng tự nhiên; rừng trằng và khu bảo tôn rừngỢ [132, tr65]
Tuy nhiên, khơng có một mơ hình nào là mơ hình chung cho tất cả các khu vực, do đó, phụ thuộc đặc điểm cấu trúc, chức năng CQ và yêu cầu thực tiễn để thiết kế các mơ hình phù hợp
Tại Châu Phi, do áp lực gia tăng dân số và suy thoái tài nguyên, môi trường nên vấn đề thiết kế các hệ thống canh tác bền vững được quan tâm, đặc biệt là chú ý đến các hệ thống canh tác bản địa; phát triển mơ hình nơng nghiệp bảo tồn dựa trên các tập quán sản xuất của các vùng ở Châu Phi như đốt nương làm rẫy nhưng có bỏ sung thêm công thức làm tăng khả năng phục hồi độ phì cho đất, giảm xói mịn rửa trôi (Edwin
A Gyasi va Juha I Uitto, 1997) [117]
Tại Châu Âu, các nghiên cứu đều đề cập đến các tác động môi trường của nông nghiệp hiện nay ở châu Âu và sự cần thiết phải chuyên đổi sang mơ hình nơng nghiệp bền vững hơn, trong đó chú trọng các hệ thống canh tác kết hợp
Tại Châu Mĩ, Gregory H Aplet (1993) đã nghiên cứu môi liên hệ giữa đa dạng
Trang 23nông - công nghiệp, mô hình nơng nghiệp hữu cơ là những vấn đề được chú trọng ở Hoa
Kỳ nhằm hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững (Randal S Beeman, 2001) [106]
Tại Châu Á, các mơ hình được áp dụng chủ yếu là các kiểu của mơ hình NLKH phù hợp với đặc điểm tự nhiên của từng khu vực Ở 7rung Quốc, mơ hình NLKH trong đó cây rừng là chắnh (áp dụng cho các tỉnh đọc sông Dương Tử), cây ăn quả là chắnh (áp dụng ở Nam Trung Quốc) hay dựa vào cây màu là chắnh (ở phắa Bắc của Trung Quốc) Tại Inđônêxia, phổ biến là mơ hình KTST kiểu vườn nhà (Pekarangan) gồm cây ăn quả - cây công nghiệp - cây lương thực - chăn nuôi gia súc nhỏ quanh nhà Ở Malayxia, mơ hình Taungya là mơ hình sản xuất truyền thống với việc trồng các cây lương thực xen với cây rừng khi cây rừng chưa khép tán, hay các kiểu mơ hình ỘKỹ thuật canh tác trên đất dốcỢ (SALT-Slopping Agriculture Land Technology) đã được áp dụng khá thành công các nước Đông Nam Á [99]
+ Các mơ hình về quy mô sản xuất, phương thức quản lý trong phát triển nông, lâm nghiệp bên vững
Quy mô sản xuất, phương thức quản lý cũng là các yếu tố quan trọng trong phân hệ xã hội và phân hệ sản xuất, quyết định tắnh hiệu quả về kinh tế và môi trường Các mơ hình cho phát triển NLN bền vững đã được đề cập ở nhiều quy mô, từ hộ gia
đình (mơ hình kinh tế nông hộ) đến trang trại (mơ hình kinh tế trang trại), làng bản
(mơ hình làng sinh thái như Gilman và Diane Gilman, 1991; Kasper, 2008; Taggart, 2009), xã (mơ hình nông thôn mới) [I8]
Từ lý luận đến kinh nghiệm của các mơ hình phát triển NLN thành công ở nhiều nước trên thế giới như các trang trại quy mô lớn ở Hoa Kì, Châu Âu, kinh tế nông hộ ở
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản, Thái Lan, cho thấy, để phát triển nông nghiệp bền
vững cần xây dựng các mơ hình NLN phủ hợp với các vùng sinh thái và tập quán, trình độ phát triển KT-XH của cộng đồng dân cư địa phương
1.1.2.2 Các cơng trình nghiên cứu mơ hình phát triển nơng, lâm nghiệp bên vững ở Việt Nam
Đối với một đất nước có 3⁄4 tắch là đồi núi và nền kinh tế chủ yếu là nơng
nghiệp như nước ta thì hướng nghiên cứu các mô hình canh tác nơng nghiệp bền vững
trên đất dốc đã được đề cập từ lâu trong các cơng trình ỘMơ hình canh tác trên đát
dốcỢ của Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1998); ỘK7 /huật canh tác trên đất dốcỢ của
Trang 24hợpỢ của Đoàn Văn Điểm và cộng sự (2010), Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mơ hình NLKH là mơ hình nơng, lâm nghiệp bền vững, phù hợp nhất đối với vùng đổi núi nước ta, mang lại lợi ắch to lớn cả về kinh tế, xã hội cũng như môi trường Do đó, tùy theo các đặc trưng sinh thái của mỗi vùng dé kiến thiết các kiểu mơ hình NLKH thắch hợp
Khi yêu cầu của PTBV trở nên cấp thiết hơn thì các yếu tô sinh thái ngày cảng được chú trọng trong các mô hình sản xuất Ở 'Việt Nam, mơ hình hệ KTST được đề cập cả về lý luận và thực tiễn trong các cơng trình nghiên cứu của Phạm Quang Anh (1985) [1], Dang Trung Thuận và Trương Quang Hải (1999) [76], các tác giả đã hệ thơng hóa
và làm sáng rõ các vấn đề lý luận về mơ hình hệ KTST như khái niệm, đặc điểm, cầu
trúc, chức năng của một hệ KTST, nguyên tắc thành lập các mơ hình hệ KTST và xây dựng các mơ hình hệ KTST
Lý luận về mơ hình hệ KTST còn được soi chiếu trong các vùng nghiên cứu
điểm là các vùng sinh thái điển hình như vùng đất ngập nước, vùng gò đồi, miền núi,
vùng đổi cát ven biển trong các công trình của Trương Quang Hải và cộng sự (2004); Đặng Trung Thuận và cộng sự (2000); Đặng Văn Bào (2012); Phạm Hoàng Hải và cộng sự (2014), Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Hoàng Sơn (2013), Ngoài ra, quy mơ các mơ
hình hê KTST cũng được tiếp cận với nhiều đóng góp mới về lý luận như các cơng
trình nghiên cứu về mơ hình làng sinh thái của Nguyễn Văn Trương (2004) [87]; mơ
hình kinh tế nơng hộ của Đào Thế Tuấn (1997) [90]
Từ các cơng trình nghiên cứu trên có thể thấy, các mơ hình phát triển NLN chủ
yếu được đề cập thiên về yếu tố kĩ thuật nông nghiệp, kiến thiết các mơ hình trình
diễn, khảo nghiệm các cây trồng, vật nuôi trước khi nhân rộng mơ hình ở các địa phương khác Số lượng các cơng trình nghiên cứu mơ hình phát triển NLN được xác lập trên cơ sở nghiên cứu CQ chưa nhiều Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trên đều là những tư liệu tham khảo quan trọng phục vụ mục đắch đề xuất các mơ hình phát triển NLN bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
1.1.3 Tong quan các cơng trình nghiên cứu tỉnh Đắk Nơng có liên quan dén dé tài nghiên cứu
1.1.3.1 Nhóm các cơng trình nghiên cứu các hợp phân tự nhiên
+ Địa chất, địa mạo: đã được đề cập trong các cơng trình nghiên cứu của một
số nhà khoa học người Pháp như Mouhol (1861), Francis G.Amaer và Doudant le
Trang 25Lagree cùng Delaporte (1866), Mongeot (1887), Yersin (1890), Hemtry Maitre (1909- 1914); Saurin (1935, 1937, 1944) (dẫn theo Nguyễn Xuân Độ, 2003) [12] Sau năm 1975, có các cơng trình nghiên cứu của tác giả Lê Đức An, Nguyễn Văn Chiến (1985) về địa chất, địa mạo vùng Tây Ngun [ậ]; ng Đình Khanh và cộng sự (2010) đã biên tập, xây dựng ban đồ địa chat tinh Dak Nông tỉ lệ 1:100.000, bản đồ địa mạo tỉnh
Đắk Nông khá đầy đủ, chỉ tiết ở tỉ lệ bản đồ 1: 50.000 [37]
+ Tài nguyên đất: đã được nghiên cứu từ thời Pháp thuộc (Yver Henry, 1931,
1950) Năm 1978, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã xây dựng bản đồ đất tinh Đắk Lắk theo nguồn gốc phát sinh tỉ lệ 1:100.000 với 9 nhóm đất và 27 đơn vị và
sau đó, bản đồ đất được bổ sung, hoàn thiện, chuyển đổi sang phân loại đất theo FAO -
UNESCO với 8 nhóm, 18 đơn vị đất (1995) Gần đây, vấn đề suy thoái đất trên lãnh
thổ Đắk Nông đã được đề cập trong các công trình của Nguyễn Đình Kỳ (2006) [43],
Lưu Thế Anh (2012) [2], Pham Quang Vinh (2012) [97]
+ Nghiên cứu vỀ tài nguyên rừng: trong các cơng trình nghién ctru vé ỘTham thực vật Việt Nam Ợ của Thái Văn Trừng (1970), ỘMột số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật và thảm thực vật Tây NguyênỢ của Phan Kế Lộc (1985) đã xác định rừng ở Đắk Nông bao gồm rừng kắn, thường xanh quanh năm, rừng kắn nửa rụng lá, rừng thưa cây họ Dầu rụng lá, rừng hỗn giao tre nứa, trảng cỏ cây bụi và thảm thực vật nhân tác Các dự án nghiên cứu về đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Tà Ding, Nam Nung da chtng minh sy da dang vé kiéu rimg, giới động, thực vật phong phú và có
nhiều lồi đặc hữu trên lãnh thé Đắk Nông
+ Khắ hậu, thủy văn: Trong cơng trình nghiên cứu Khắ hậu Việt Nam của tác giả Phạm Ngọc Toàn, Phan Tắt Đắc (1993) đã quan tâm đến khắ hậu cao nguyên miền Trung 'Việt Nam, trong đó xếp Đắk Nơng vào kiểu khắ hậu cao nguyên nhiệt đới, mưa mùa Sau này, trong các công trình Đ/ụ jJý # nhiên Việt Nam, các tắc giả lại xếp khắ hậu Tây Nguyên thuộc kiểu khắ hậu cận xắch đạo, có sự phân hóa hai mùa mưa - khô sâu sắc
Đặc điểm thủy văn Đắk Nông cũng được đề cập trong một loạt các cơng trình nhằm phục vụ mục đắch thực tiễn như ỘPhân vùng khắ hậu thủy văn tỉnh Đắk NôngỢ của Trung tâm Khắ tượng -Thủy văn tỉnh Đắk Nông [83]; nghiên cứu tài nguyên nước dưới đất (Nguyễn Lưu, 2010) [52]: phân vùng khắ tượng nông nghiệp phục vụ chuyên đồi cơ
Trang 261.1.3.2 Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển các ngành sản xuất và bảo vệ môi trường
Hướng nghiên cứu đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN và kinh tế - xã hội, văn hóa
Đắk Nơng được đề cập trong các đề tài thuộc các chương trình nghiên cứu Tây Nguyên do Nguyễn Văn Chiên chủ trì (1976 - 1980), Lê Duy Thước chủ trì (1988 - 1992), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì (từ năm 201 1) Tất cả các công trình này đều nhằm xây dựng luận cứ khoa học công nghệ cho phát triển bên vững Tây Nguyên
Bên cạnh đó, nhằm khai thác những lợi thế về tự nhiên và KT-XH phục vụ mục
dich phát triển lâu dải, tỉnh Đắk Nông đã thực hién Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội giai đoạn 2010 - 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đến năm 2020;, Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đắk Nông đến năm 2020; Quy hoạch phát triển 3 loại rừng tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2020 Các quy hoạch đều dựa
trên kết quả kiểm kê tài nguyên, lợi thế của mỗi địa phương để xác định hướng chiến
lược phát triển kinh tế trong từng giai đoạn, vì vậy, đây là tư liệu đầu vào quan trọng và là kênh đối chứng với thực trạng khai thác tài nguyên trên lãnh thỏ Đắk Nông hiện nay
Các cơng trình NCCQ, ĐGCQ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông chủ yếu được thực hiện trước khi tách tỉnh như công trình của tác giả Phạm Quang Anh và cộng sự (1985); Nguyễn Xuân Độ (2003) với các bản đồ tỉ lệ nhỏ do diện tắch lãnh thô gồm cả
tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông Gần đây, Phạm Hoàng Hải và cộng sự (2014) đã lần đầu
tiên xây dựng các mơ hình KTST cho các vùng địa lý trọng điểm, trong đó có cao nguyên Đắk Nông trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN Tuy nhiên, phạm vi xây dựng chỉ trong 4 huyện giáp biên giới Campuchia, không trải rộng trên địa bàn cả tỉnh Đắk Nơng
1.1.3.3 Các cơng trình nghiên cứu, xây dựng mô hình phát triển nơng, lâm nghiệp bên vững
Nông, lâm nghiệp là thế mạnh của tỉnh Đắk Nơng, vì vậy, các mơ hình thực tiễn đã xuất hiện từ thời kỳ Pháp thuộc và phát triển cho đến nay Mỗi giai đoạn mang đặc trưng riêng gắn với lịch sử của đất nước và Tây Nguyên Tiêu biểu là mơ hình cải tạo đất, trồng chè trên đổi trọc ở xã Quảng Trực (huyện Tuy Đức) của cố đạo người Pháp
Moriso; m6 hình NLKH tại các dinh điền ở các xã Đạo Nghĩa (Đắk R"Lấp), Sùng Đức
Trang 27quyền Ngơ Đình Diệm thực hiện (1954 - 1975) cùng chắnh sách đi dân Cơng giáo; mơ hình NLKH ở các nông trường gắn với các luồng di dân lên Đắk Lắk xây dựng kinh tế mới sau 1975; cho đến các mơ hình NLN với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học kĩ thuật (KHKT), mang lại hiệu quả cao hiện nay
Bên cạnh đó, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nên các cơng trình nghiên cứu phục vụ phát triển NLN bền vững trên địa bàn cũng đang ngày càng được chú trọng Van đề được quan tâm nhiều nhất là sử dụng tài nguyên đất và nước hợp lý cho phát triển nông nghiệp bền vững (Trần An Phong, Nguyễn Xuân Độ) [44]; chuyên đổi cơ cấu cây trồng hợp lý của Trần An Phong (2007) [57]; Nguyễn Văn Lạng (2007) [58], mô hình NLKH của Trần Vinh (2011) [99]; Nguyễn Thanh Phương (2012) [60] Ngồi ra, cịn có ỘCác mơ hình phát triển nông nghiệp hiệu quaỢ tit kinh nghiệm thành công của các hộ gia đình trên địa bàn đã được Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư của tỉnh tổng kết từng năm Riêng các cơng trình nghiên cứu về mơ hình NLN bèn vững đặc trưng cho mỗi vùng cảnh quan còn ắt được đề cập
hận xét:
- Nhin chung, các công trình nghiên cứu về ĐKTN, TNTN của tỉnh Đắk Nông
đã bao quát được hầu hết các đặc điểm về tự nhiên, KT- XH và tình hình khai thác, sử
dụng TNTN hiện nay trên lãnh thổ Tuy nhiên, số lượng các cơng trình vẫn cịn ắt, chủ yếu được điều tra, xây dựng trước khi tách tỉnh hoặc nghiên cứu chung cho cả vùng Tây Nguyên nên tỉ lệ bản đồ nhỏ, chưa phản ánh được sự phân hóa CQ tỉnh Đắk Nơng
- Các cơng trình nghiên cứu chủ yếu tiếp cận theo hướng đánh giá đất đai, phân
vùng khắ tượng nông nghiệp, kiến thiết mô hình, kĩ thuật nơng nghiệp làm cơ sở cho bố trắ cơ cấu cây trồng, vật nuôi Hướng quy hoạch không gian sản xuất NLN và xây dựng mơ hình nơng nghiệp bền vững trên cơ sở NCCQ, ĐGCQ chưa được nghiên cứu ở quy mơ tồn tỉnh Đắk Nông
1.2 Lý luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho đề xuất mơ hình phát triển
nơng, lâm nghiệp bền vững
1.2.1 Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đắch ứng dụng 1.2.1.1 Quan niệm Cảnh quan
Trang 28các yêu tố tự nhiên thành tạo nên các cảnh quan đó Trong khi các nhà sinh thai CQ trường phái Tây Âu và Bắc Mĩ lại quan tâm nhiều hơn đến yếu tố con người trong thé tổng hợp đó Cảnh quan được Cơng ước Cảnh quan Châu Âu (ELC) định nghĩa là mộ khu vực được nhận biết bởi con người, có các đặc trưng là kết quả của hoạt động và tương tác giữa các nhân tô tự nhiên và con người [139]
Trên cơ sở kế thừa các quan điểm nghiên cứu CQ của các nhà khoa học trong và ngoài nước, trong để tài luận án, NCS đã quan niệm: CQ là một địa tơng thể, trong đó diễn ra mối quan hệ tác động qua lại giữa các hợp phan tự nhiên và nhân sinh tạo thành một thể thơng nhất, hồn chỉnh và mang đặc điểm riêng Cảnh quan là đơn vị
vừa mang tắnh kiểu loại vừa mang tinh cé thé Boi CQ tinh Đắk Nông là một bộ phận
của CQ Việt Nam, mang đặc trưng cảnh quan của vùng nhiệt đới am gió mùa Do đó, tắnh đồng nhất tương đối và tắnh lặp lại được thê hiện rõ trong hệ thống phân loại CQ và bản đồ CQ Mặt khác, CQ là một thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên trong đó có mối quan hệ tương tác chặt chẽ giữa các thành phần cấu thành nên chứa nhiều yếu tổ không đồng nhất với lãnh thổ xung quanh Vì vậy, trong phan ving CQ lãnh thé tinh Dak Nông, quan niệm CQ mang tắnh cá thể được vận dụng đê xác định sự phân hóa đa dang của CQ lãnh thổ, làm cơ sở cho việc đánh giá các tiềm năng sinh thái của CQ, thế mạnh của mỗi tiểu vùng để kiến nghị ưu tiên các ngành sản xuất và mơ hình KTST phủ hợp Các yếu tô thành tao CQ trên lãnh thé Đắk Nông gồm cả các yếu tố tự nhiên và hoạt động nhân sinh, trong đó CQ nông nghiệp là dấu ấn rõ nhất của con người lên
CQ ty nhiên của lãnh thỏ
1.2.1.2 Nghiên cứu đặc điểm CO
Đặc điểm CQ của một lãnh thổ được thê hiện qua cấu trúc CQ, chức năng CQ và động lực phát triển, biến đổi CQ
a Cấu trúc cảnh quan
Cảnh quan là một thé tong hợp lãnh thé hoàn chỉnh, có nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển gắn bó mật thiết bởi các hợp phần thành tạo (câu trúc đứng) và có mi quan hệ chặt chẽ với hệ thống xung quanh (cầu trúc ngang)
+ Cấu trúc đứng
Trang 29phối lẫn nhau Vi dụ, ở vùng cao nguyên, miễn núi, điều kiện kiến tạo - địa mạo quy định đặc điểm địa hình, địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt, âm, thổ nhưỡng, thực bì, địng chảy, Vì vậy, cầu trúc đứng của cảnh quan thường biến đổi trong quá trình phát triên lâu dài do các quá trình tự nhiên cũng như hoạt động tương tác của con người trong quá trình sinh hoạt và sản xuất
Nghiên cứu cấu trúc đứng của CQ tỉnh Đắk Nông nhằm làm sáng tỏ quy luật phát sinh, phát triển và mối quan hệ giữa các thành phần thành tạo CQ, đồng thời, dự báo những thay đổi có quy luật của CQ theo thời gian Đặc thù cấu trúc đứng của CQ đã xác định chức năng CQ, do đó, nghiên cứu cấu trúc đứng CQ là cơ sở đề xuất định hướng sử dụng CQ bền vững và các mơ hình KTST phù hợp
+ Cấu trúc ngang
Cấu trúc ngang của CQ gồm các đơn vị CQ cùng cấp hay khác cấp phân vị tạo nên một lãnh thé nhất định và mối quan hệ phức tạp giữa các địa tơng thể đó với nhau Cấu trúc ngang thể hiện tắnh không đồng nhất của địa tổng thể Địa tổng thể càng lớn, thuộc cấp phân vị càng cao thì có cấu trúc ngang càng phức tạp Bởi mỗi một đơn vị CQ là một hệ thống hoàn chỉnh, bao gồm nhiều cấp phân vị nhỏ hơn, đồng thời, là một thành phần của cấp phân vị lớn hơn Do đó, cấu trúc ngang phản ánh tắnh đa dạng CQ
của lãnh thổ
Nghiên cứu cấu trúc ngang của CQ cho phép làm rõ đặc trưng phân hóa đa dạng của CQ theo không gian Cấu trúc ngang của CQ đơn giản hay phức tạp là cơ sở cho để xuất các mơ hình KTST phù hợp Vắ dụ, trên loại CQ có cấu trúc đa dạng gồm cả đồi cao, sườn và chân thung lũng ngập nước, có thể hình thành mơ hình kép (RgVAC), còn các loại CQ có cấu trúc đơn giản và tương đối đồng nhất trên quy mô lớn về địa hình, đất đai thì mơ hình đề xuất thiên về mơ hình đơn (vườn đổi, vườn nha)
b Chức năng cảnh quan
Chức năng của CQ là tong hợp các quá trình trao đổi và biến đồi của vật chất, năng lượng trong địa hệ Chức năng của CQ bao gồm các quá trình sơ đăng mang tắnh cơ học, hóa học và sinh học Hiện nay, việc nghiên cứu chức năng của CQ nhìn chung cịn ắt và chưa thống nhát
Trang 30(1992), sau dé Costanza (1997) va de Groot (2002) bổ sung, được áp dụng chủ yếu do CQ tự nhiên và bán tự nhiên Theo hệ thống này, có 30 chức năng cụ thể được chia thành 5 nhóm chức năng (chức năng điều tiết, chức năng nơi sống, chức năng sản xuất, chức năng thông tin, chức năng chịu tải) [74]
Tuy nhiên, theo nhiều tác giả, chức năng CQ có thể được chia thành hai nhóm chắnh: chức năng tự nhiên và chức năng kinh tế - xã hội Chức năng tự nhiên là khả năng của CQ trong việc tổ chức các hoạt động để duy trì sự tồn tại và phát triển của CQ, trong đó có chức năng sản xuất, sinh sản, tổ chức tiếp nhận, trao đôi các dong vat chất, năng lượng, thông tin trong hệ thống, tự điều chỉnh, tự làm sạch dé đảm bảo cân
bằng hệ thống Chức năng kinh tế - xã hội là khả năng đáp ứng của CQ đối với các yêu
cầu của con người cho các mục đắch phát triển KT - XH (định cư, khai thác các thuộc tắnh của CQ cho các mục đắch kinh tế) Chức năng này chỉ xuất hiện khi có sự xuất hiện của yếu tô con người
Trong nghiên cứu, đánh giá CQ, xác định đúng chức năng của mỗi don vi CQ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc sử dụng hợp lý CQ theo hướng bền vững Bởi hiểu được các chức năng tự nhiên cho phép chúng ta phát huy tối đa hoặc phục hồi các chức năng vốn có của CQ, khai thác CQ theo hướng có lợi cho mục đắch phát triển KT- XH nhưng vẫn tuân thủ ngưỡng giới hạn - khả năng tự điều chỉnh của CQ
Ủ Động lực phát triển và biến đổi của cảnh quan
Mỗi đơn vị CQ đều có q trình phát sinh, phát triển và biến đổi không ngừng theo thời gian Sự phát triển và biến đổi của CQ đều theo quy luật nhất định Sự phát
triển của CQ là sự biến đổi tiến bộ của CQ dưới tác động của các mâu thuẫn bên trong mà động lực của sự phát triển chắnh là giải quyết các mâu thuẫn bên trong dé tao ra su phát triển của hệ thống Tuy nhiên, trong qúa trình hình thành và phát triển, CQ còn chịu tác động của các yếu tố bên ngoài có thể làm biến đổi thành phần, cấu trúc và chức năng của CQ Theo L.S.Berg, sự phát triển của CQ gồm hai kiểu: huận nghịch và không thuận nghịch Thay đổi thuận nghịch là sự biến đổi có tắnh lặp lại theo chu kì như nhịp điệu ngày đêm, nhịp điệu mùa, nhịp điệu thế ki, nhịp điệu siêu thé ki Con su thay đổi không thuận nghịch là làm cho CQ biến đổi theo một hướng khác với ban đầu như sự biến đổi của khắ hậu, các nhân tố địa chất, hoạt động sinh vật, con người, [74]
Đối với CQ vủng cao nguyên nhiệt đới âm, gió mùa ở nước ta, sự phát triển và
Trang 31điệu trong phạm vi thế kỉ Trong đó, sự tương phản rõ nét nhất là nhịp điệu mùa: mùa mưa với lượng nhiệt, âm dồi dào tạo điều kiện cho giới hữu cơ sinh trưởng và phát triển nhanh, day nhanh các quá trình sinh - địa - hóa Ngược lại, vào mùa khô, các q trình chuyển hóa vật chất trong giới hữu cơ có phần chững lại do lượng mưa thấp, độ
âm không khắ giảm, cán cân âm bị thiếu hụt
Bên cạnh những biến đồi thuận nghịch, CQ cịn có sự biến đổi liên tục trong quá trình phát triển mà kết quả là tạo ra những diện mạo khác với ban đầu Hiện nay, xu hướng thay đổi CQ ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là dưới áp lực của gia tăng dân số và các hoạt động kinh tế của con người
Có thể thấy, nghiên cứu cấu trúc, chức năng và động lực phát triển, biến đổi của
CQ không chỉ giúp hiểu rõ tiền trình phát triển của lãnh thổ mà còn tao cơ sở khoa học
cho các mục đắch ứng dụng thực tiễn trong phát triển KT-XH 1.2.1.3 Đánh giá cảnh quan
Đánh giá CQ là một nhiệm vụ quan trọng của địa lý ứng dụng, giúp quy hoạch lãnh thổ cho việc phát triển KT-XH bền vững dựa trên nguyên tắc sử dụng tối ưu các đặc điểm sinh thái của cảnh quan và thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa con người và môi trường Ộ7e chất của ĐGCO là đánh giá tong hợp các tổng thể tự nhiên cho mục dich cu thé nào đó (nơng nghiệp, thuỷ sản, du lịch, tái định cư Ợ (Nguyễn Cao Huan, 2005) Danh gia CQ là bước trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy hoạch sử dụng
hợp lý TN và BVMT [33, tr13]
Trên thế giới, các cơng trình đánh giá tổng hợp từ tự nhiên đến KT-XH và môi trường đã được thực hiện từ những năm 70 của thế ki XX ở những khắa cạnh như thắch nghỉ sinh thái (mức độ thuận lợi); hiệu quả kinh tế; ảnh hưởng tới môi trường, xã hội, Tùy theo từng mục tiêu đánh giá cụ thẻ để xác định nội dung đánh giá phủ hợp Để phục vụ mục đắch phát triển NLN người ta thường đề cập đến nội dung đánh giá TNST Đây là dạng đánh giá nhằm tìm ra mức độ thắch hợp của các CQ cho các loại hình sử dụng (ngành nông, lâm nghiệp hoặc đối tượng cây trồng, vật nuôi cụ thể) Tắnh thắch nghỉ được đánh giá theo điểm dựa vào nhu cầu sinh thái của các loại hình sử dụng và đặc điểm tự nhiên của các đơn vị CQ, qua đó phân hạng theo các mức độ thắch nghỉ khác nhau của các CQ cho các mục đắch
Trang 32Đối tượng đánh giá là tắnh đặc thù, phân hóa về cấu trúc, chức năng và động lực
phát triển của các đơn vị CQ - chứa đựng các chức năng và khả năng khác nhau trong việc đáp ứng yêu cầu của từng ngành sản xuất, từng mục tiêu sử dụng CQ cụ thể trên lãnh thơ Do đó, căn cứ vào mục đắch, mức độ chỉ tiết của việc đánh giá cũng như đặc thù phân hóa của lãnh thé nghiên cứu đề xác định cấp cơ sở đánh giá một cách phù hợp
Nội dung và phương pháp đánh giá: Tùy thuộc mục dich dé xác định nội dung và phương pháp đánh giá thắch hợp Vắ dụ, đánh giá CQ phục vụ mục đắch phát triển ngành nông nghiệp cho một lãnh thô cụ thể, nội dung đánh giá là xác định mức độ
thuận lợi và ưu tiên về điều kiện sinh thái và tiềm năng TN của từng đơn vị CQ cho
các loại hình sử dụng chắnh ở địa bản nghiên cứu
Trong đánh giá CQ, hệ phương pháp sử dụng thông thường bao gồm cả các phương pháp địa lý truyền thống (thực địa, bản đồ, ) và nhiều phương pháp thuộc các lĩnh vực khoa học khác như: PP phân tắch, so sánh, tông hợp; PP thống kê xã hội học, PP phân tắch nhân tố trong toán học; PP phân tắch chỉ phắ - lợi ắch trong kinh nhằm để thu thập, xử lý thông tin và thể hiện kết quả đánh giá, lựa chọn Trong quá tắnh đánh giá, các phương pháp này có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau tùy từng giai đoạn và mục tiêu cụ thể
Ngoài ra, việc lựa chọn thang bậc và hệ thống chỉ tiêu đánh giá cũng ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra một kết quả đánh giá có tắnh khoa học, chắnh xác, khách quan đối với mục đắch sử dụng cụ thể Do đó, các chỉ tiêu đánh giá cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá phải có sự phân hóa rõ rệt trong lãnh thổ ở tỉ lệ nghiên cứu Đây là nguyên tắc cần thiết bởi có nhiều yếu tố quan trọng nhưng không phân hóa lãnh thổ thì việc lựa chọn yếu tố này cho việc đánh giá sẽ không phản ánh hết được mức độ thuận lợi hay không thuận lợi của từng đơn vị lãnh thổ
- Các chỉ tiêu được lựa chọn đề đánh giá phải là các yếu tổ ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình phát triển của các loại hình sản xuất, các ngành
- Các chỉ tiêu được lựa chọn và phân cấp đánh giá có thể nhiều hay ắt, khác nhau giữa các ngành Ngồi ra, cịn phụ thuộc vào sự phân hóa lãnh thổ và mục đắch nghiên cứu để lựa chọn
Dé thể hiện mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu đánh giá cho từng loại hình sử dụng CQ nhất định người ta thường xác định bậc trọng số của các chỉ tiêu bằng các
Trang 33phương pháp thường thấy như phân tắch yếu tố trội, phương pháp ma tran tam giác, phương pháp phân tắch thứ bậc (AHP - Analytic Hierarchy Process),
Quy trình và thủ pháp tiến hành đánh giá CQ: Theo Phạm Hoàng Hải [15], quy trình ĐGCQ được tóm tắt như sau:
Đặc trưng của các đơn vị Đặc điêm sinh thái cơng trình, đặc trưng kĩ tổng hợp TN thuật - công nghiệp của các ngành sản xuât
Đánh giá tổng hop |
Xác định mức độ thắch hợp của các thê tông hợp TN đôi với
các mục tiêu thực tiễn cụ thể Dé xuat các kiên nghị sử dụng hợp lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường
Hình 1.1 Sơ đồ khái quát quy trình đánh giá cảnh quan (Phạm Hoàng Hải, 1997) Từ những nội dung nghiên cứu mang tắnh lý luận trên đây có thé thấy, ĐGCQ là cơng việc khá phức tạp nhưng có tắnh logic, khoa học bởi sự phụ thuộc chặt chẽ từ mục
đắch, đối tượng, nội dung, phương pháp đánh giá cho đến các bước tiền hành Do đó, kết
quả đánh giá là cơ sở khoa học đầy đủ, tin cậy cho các định hướng sử dụng hợp lắ và bền vững lãnh thổ ỘTắnh chắnh xác của kết quả đánh giá phụ thuộc vào sự hiểu biết của người nghiên cứu về đặc trưng phân hóa tự nhiên của lãnh thổ; yêu cầu về điều kiện sinh thái, kinh té, ki thuật của các loại hình sử dụng CO được đánh giá và cách tiếp cận đúng đắn để giải quyết các nội dung đánh giá Ợ (Phạm Hoàng Hải và cộng sự, 2014)
Qua xem xét các hình thức đánh giá CQ, căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ đặt
ra là đánh giá CQ tỉnh Đắk Nông cho đề xuất mơ hình phát triển NLN bền vững, NCS
đã xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp, cũng như quy trình ĐGCQ phù hợp cho lãnh thổ tỉnh Đắk Nơng Quy trình ĐGCQ được thực hiện qua nhiều bước sau:
1) Mục đắch đánh giá
Ở quy mơ tồn tỉnh Đắk Nông, mục đắch việc ĐGCQ là xác định mức độ thắch hợp của từng /oại CO cho phát triển các loại hình sản xuất NLN Ở cấp huyện Tuy
Trang 342) Đối tượng đánh giá
Đối tượng ĐGCQ là các đơn vị CQ Đối với ĐGCQ toàn tỉnh Đắk Nông cho phát triển các loại hình sản xuất NLN ở bản đỗ cảnh quan (BĐCQ) tỉ lệ 1: 100.000,
loại CO là đơn vị đánh giá vì chúng có sự đồng nhất cao về các ĐKTN và tiềm năng tài nguyên nên rất thuận lợi cho công tác thiết kế, quy hoạch các đối tượng kinh tế trên
từng đơn vị CQ Còn đối với ĐGCQ cho cây Mắc-ca ở huyện Tuy Đức nghiên cứu ở
BĐCQ tỉ lệ 1: 50.000, đơn vị đánh giá là dạng CO, thắch hợp với mục đắch tìm ra khơng gian bó trắ phù hợp nhất của loại cây trồng này với yêu cầu khá cao về điều kiện thắch nghỉ sinh thái
Các loại hình sản xuất lựa chọn để đánh giá:
- Đối với sản xuất nông nghiệp: Dựa trên đặc điểm phân hóa CQ, cây trồng chủ lực và mục đắch định hướng không gian phát triển các loại hình sản xuất nông nghiệp, xác định thành phần chắnh tham gia mơ hình KTST tại các TVCQ, luận án đã lựa chọn đối tượng đánh giá ở tồn tỉnh Đắk Nơng là nhóm cây hàng năm và nhóm cây lâu năm Đối với lãnh thổ huyện Tuy Đức, cây Mắc-ca được lựa chọn để đánh giá TNST Bởi đây là cây công nghiệp lâu năm mới được đưa vào trồng ở địa phương nhưng có nhiều ưu thế, phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và được xác định là Ộcây xóa đói, giảm nghèo và làm giàuỢ, là cây trồng chiến lược của Tây Nguyên Đắk Nông đã quy hoạch huyện Tuy Đức là vùng trọng điểm trồng cây Mắc-ca của tỉnh
- Đối với sản xuất lâm nghiệp: Căn cứ vào tiềm năng phát triển lâm nghiệp, quy hoạch phát triển 3 loại rừng của tỉnh Đắk Nông và mục tiêu phát triển KT- XH gắn với BVMT, các loại hình được lựa chọn đánh giá là rừng sản xuất, rừng phòng hộ đâu nguồn Riêng rừng đặc dụng đã được quy hoạch và hình thành dựa trên các đặc điểm và chức năng đặc biệt nên luận án không đưa vào đánh giá
3) Nguyên tắc đánh giá
Quá trình ĐGCQ tỉnh Đắk Nông, NCS áp dụng các nguyên tắc sau: nguyén tac tổng hợp, nguyên tắc thắch nghỉ tương đối, nguyên tắc khách quan
Trang 35- Nguyén tắc thắch nghỉ tương đói: thê hiện ở quan điểm trong tự nhiên khơng
có một địa tổng thẻ nào tốt hay xâu chung mà chỉ tốt hay xấu trong từng trường hợp cụ thể Vắ dụ, đối với loại CQ A không thắch hợp dé trồng lúa nhưng lại thắch hop dé trồng bơng Vì vậy, trong ĐGCQ, cần nhìn nhận theo nguyên tắc trên để lựa chọn tiêu chắ đánh giá chắnh xác cho từng mục đắch đánh giá cụ thể và các phương án sử dụng CQ sau khi đánh giá
- Nguyên tắc khách quan: đòi hỏi đảm bảo mức độ phù hợp của các địa tổng thể theo đặc tắnh tự nhiên của chúng, đối với nhu cầu sinh thái của các nhóm cây trồng đánh giá
4) Nội dung, phương pháp đánh giá và các bước tiễn hành
Nội dung đánh giá là đánh giá TNST nhằm xác định mức độ thắch nghỉ của các loại CQ cho từng loại hình sản xuất NLN lựa chọn Sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số, kết hợp phương pháp phân tắch, so sánh, tổng hợp đề lựa chọn phương án tối ưu cho lãnh thỏ
Các thủ pháp tiến hành đánh giá như sau:
- kựa chọn và xây dựng hệ thong chỉ tiêu đánh giá
Luận án đã lựa chọn tập hợp các chỉ tiêu đánh giá riêng cho từng loại hình sản xuất trong nơng nghiệp, lâm nghiệp căn cứ vào yêu cầu về yếu tố tự nhiên, kinh tế, kĩ thuật của mỗi loại hình sản xuất; tắnh phân hóa rõ rệt các chỉ tiêu lựa chọn trên lãnh
thd va yếu tô giới hạn đối với các mục đắch sử dụng Khi ĐGCQ cho phát triển cây
Mắc-ca, luận án đã lựa chọn hệ thống chỉ tiêu chỉ tiết hơn, căn cứ vảo đặc trưng sinh thái của cây trồng và đặc điểm phân hóa CQ huyện Tuy Đức
Tuy nhiên, ở quy mô cấp tỉnh (tỉ lệ nghiên cứu 1:100.000), đơn vị cơ sở đánh giá là loại CQ chỉ thể hiện được các kiểu thảm thực vật trên các loại đất, do đó, một số chỉ tiêu
không được thể hiện rõ trên bản dé CQ Vi vay, để đảm bảo tắnh chắnh xác của kết quả đánh giá, luận án đã sử dụng kết hợp bản đồ CQ với các bản đồ thành phần để trắch xuất,
tổng hợp, so sánh và chấm điểm các chỉ tiêu đánh giá về độ dốc, tầng dày, nhiệt độ, lượng mưa theo các loại sinh khắ hậu trong mỗi đơn vị CQ cho từng mục đắch đánh giá
- Xây dựng thang điêm, bậc trọng số trong đánh giá: Điểm đánh giá các chỉ tiêu của CQ có nhân với trọng số Bac trong số được xác định theo phương pháp phân tắch thứ
bậc (AHP) Thang điểm đánh giá các chỉ tiêu được chia thành 3 cấp: Rất thắch nghỉ (3
Trang 36loại hình sản xuất, các CQ chứa các yếu tố giới hạn hoặc thắch nghỉ nhưng được ưu tiên
cho các mục đắch khác sẽ được loại trừ, chỉ đưa vào đánh giá các CQ có khả năng cho loại hình sản xuất đó phát triển
- Phương pháp tắnh điểm thành phần cho từng CO: có nhiều cách tắnh điểm thành phần cho mỗi CQ, trong luận án áp dung cách tắnh ung bình cộng các điểm thành phần để xác định mức độ thắch nghỉ của các đơn vị CQ [33]
Điểm trung bình cộng được đánh giá theo công thức:
Mụ= Un kX; (1)
i=l
Trong do:
Mo: Diém đánh giá chung của địa tong thé o ki Trọng số của yêu tô thứ ¡
X¡: Điểm đánh giá yếu tổ thứ ¡
i Chi tiéu danh gia, i= 1,2,3 n
- Phân hạng mức độ thắch nghỉ: Sau khi ĐGCQ, cần phân hạng thắch nghỉ theo các cấp khác nhau CQ có tổng điểm đánh giá chung càng cao thì càng thắch nghỉ đối với loại hình sử dụng đó Khoảng cách điểm AD của các cấp mức độ thắch nghỉ trong trường hợp lấy đều nhau được tắnh theo công thức sau:
Pay Ở= Doin
M Q)
AD=
Trong đó: Ở Dyax: diém đánh giá chung cao nhất Dự: điểm đánh giá chung thấp nhất
M: số cấp đánh giá (M = 3)
- Đánh giá tổng hợp cho từng CO: Sau khi tắnh tổng điểm đánh giá riêng của các chỉ tiêu cho từng CQ, phân chia các mức độ thuận lợi của CQ đối với từng loại hình sản xuất cụ thể, kết quả đánh giá sẽ được tổng hợp theo từng loại CQ cho các mục đắch đánh giá nhằm lựa chọn và để xuất các loại hình sử dụng CQ hiệu quả và bền vững nhất
Trang 37xã hội, môi trường nhằm lựa chọn và quy hoạch không gian trồng cây Mắc-ca phù hợp trên địa bản
1.2.2 Xác lập mơ hình phát triển nơng, lâm nghiệp bền vững theo tiếp cận cảnh quan học
1.2.2.1 Mơ hình nơng, lâm nghiệp bên vững
Phát triển nông nghiệp bền vững được nhận thức từ định nghĩa phát triển bền vững do Uỷ ban Môi trường và Phát triên của Liên hiệp quốc (WCED) đưa ra tại Brundland (1987) Theo đó, Tơ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO, 1994) đã định nghĩa: ỘPhát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và bảo tôn tài nguyên thiên nhiên, định hướng sự thay đổi về kỹ thuật và thể chế nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu câu của thế hệ hiện tại và tương lai Những sự phát triển này (bao gôm cả nông, lâm, ngư nghiệp) bảo tôn được tài nguyên đất, nước, động thực vật, không làm môi trường xuống cấp, phù hợp về mặt kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và được xã hội chấp nhận Ợ [121, trẾ]
Nông nghiệp bền vững đòi hỏi thiết kế những hệ thống định canh lâu bền Đó là
một triết lý và một cách tiếp cận về sử dụng đất đai, liên kết tiểu khắ hậu, cây trồng hàng năm và lâu năm, vật nuôi, đất, nước và những nhu cầu của con người, xây dựng những cộng đồng chặt chẽ và có hiệu quả (M Bill va M S, Reny, 1994) [5]
Gần đây, khái niệm mơ hình hệ KTST được sử dụng khá rộng rãi trong việc kiến thiết các mơ hình phát triển NLN bền vững Theo quan điểm của Đặng Trung Thuận và Truong Quang Hải (1999), Ộmơ hình hệ kinh tế sinh thái (KTST) là một hệ kinh tế sinh thái cụ thể được thiết kế và xây dựng trong một vùng sinh thái xác định Ợ
Như vậy, có thê hiểu theo nghĩa rộng mô hình hệ KTST là mơ hình kinh tế dựa trên
tiềm năng sinh thái của lãnh thổ Theo đó, mơ hình phát triển NLN chắnh là mơ hình hệ
KTST, vì vậy, nó mang đầy đủ đặc điểm, cấu trúc, chức năng của mơ hình hệ KTST Mơ hình hệ KTST gom ba phân hệ: tự nhiên, xã hội và sản xuất, có mỗi quan hệ tương tác và phụ thuộc lẫn nhau Hệ thống này vừa bảo đảm chức năng cung cấp (kinh tế), vừa đảm bảo chức năng bảo vệ (sinh thái), đồng thời, cho phép bố trắ hợp lý các mô hình sản xuất trong lãnh thổ Các mơ hình hệ KTST được xây dựng trên cơ Sở: Kiểm kê, đánh giá hiện trạng môi trường, tài nguyên và tiềm năng sinh học; phân tắch chắnh sách và chiến lược sử dụng tài nguyên và BVMT [76]
Đối với lãnh thổ cao nguyên bazan rộng lớn như Tây Ngun, các mơ hình hệ KTST mang những đặc điểm riêng Về cấu trúc, phân hệ tự nhiên là quỹ tiềm năng sinh
Trang 38thái đồi dào và đa chức năng cho phép phát triển một nền sản xuất quy mô lớn với
những sản phẩm độc đáo, mang lại giá trị kinh tế cao Không gian sản xuất chắnh là các đơn vị CQ chứa đựng những ưu thế cho các loại hình sử dụng khác nhau Khác với lãnh thổ miễn núi có khơng gian sản xuất nông nghiệp manh mún, không gian sản xuất ở cao nguyên trải rộng, phân bồ tập trung, tạo thuận lợi cho việc hình thành các mơ hình Ộcánh đồng mẫu lớnỢ
Phân hệ sản xuất là các hoạt động sản xuất trên lãnh thổ, trong đó, chủ đạo là sản xuất NLN Ngoài ra, trong phân hệ sản xuất ở vùng cao nguyên, nguồn vốn cũng có sự khác nhau giữa hai nhóm đối tượng: Người Kinh với nguồn vốn lớn, tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn, trong khi đó, các đồng bào dân tộc thiểu số thường có nguồn vốn hạn hẹp, tiếp cận vốn vay khó khăn Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng quy mô sản xuất NLN cũng như phương thức, xu hướng sản xuất ở vùng cao nguyên
Trong phân hệ xã hội, tập quán sản xuất và khả năng áp dụng KHKT vào sản xuất là những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả, tắnh bền vững trong các mơ hình NLN ỘThực tế, có sự chênh lệch giữa nhóm người Kinh với trình độ sản xuất cao hơn và nhóm người dân tộc thiểu số với tập quán canh tác nương rẫy truyền thống, trình độ sản xuất, khả năng ứng dụng KHKT thấp hơn Bởi vậy, trong kiến thiết mơ hình cần dựa trên đặc điểm này để xác định các quy mô và cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp cũng như các giải pháp thiết thực để mơ hình sống được với cộng đồng
Trên thế giới, mơ hình hệ KTST được xây dựng ở nhiều quy mô nhưng dù ở quy
mơ nào thì yếu tố cốt lõi vẫn là PTBV G.R Conway va E.B Barier (1990) cho rang: md
hình phát triển nơng nghiệp bên vững (bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) là kiến tạo hệ thống phát triển nông nghiệp bên vững trên cả 3 phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường [111] Do đó, tắnh bền vững của các mô hình cần xem xét theo các khắa cạnh: kinh tế (hiệu quả cao, ổn định, ), xã hội (việc làm, thu nhập, thay đổi tập quán sản xuất, tiếp cận KHKT, được người dân chấp nhận, ), môi trường (phù hợp với đặc điểm cấu trúc, chức nang CQ, dam bao can bang sinh thai, BVMT), đồng thời, có tắnh khả thi
1.2.2.2 Xác lập mô hình nơng, lâm nghiệp bằn vững trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá cảnh quan
Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận đề nghiên cứu và xây dựng các mơ hình phát
Trang 391992) để lựa chọn các loại hình sử dụng đất hiệu quả nhất ; đánh giá các điều kiện sinh
thái nông nghiệp như địa hình, đất đai, khắ hậu đề lựa chọn các đối tượng cây trồng, vật nuôi thắch hợp theo các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp; đánh giá kinh tế, kĩ thuật của cây trồng, vật nuôi cụ thể, Mỗi cách tiếp cận có những ưu thế riêng trong việc giải quyết các nhiệm vụ và mục tiêu đánh giá Tuy nhiên, nếu chỉ tiếp cận đánh giá một hoặc một vài yếu tố quan trọng (dat, nước, khắ hậu) để phát triển sản xuất nơng, lâm nghiệp thì chưa thể phản ánh hết các tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ cũng như môi liên hệ với phân hệ xã hội và phân hệ sản xuất
Xác lập mô hình phát triển NLN trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá CQ là cách tiếp cận đúng đắn, có nhiều ưu việt trong việc giải quyết bài toán về PTBV ở các địa phương hiện nay
Trước hết, CQH là cách tiếp cận lãnh thổ bởi CQ là đối tượng cơ sở của việc
nghiên cứu lãnh thô tự nhiên và TNTN, đồng thời, là đơn vị lãnh thỏ phát triển kinh tế Trong nông, lâm nghiệp, đối tượng sản xuất là vật chất sống (sinh vật) gắn bó chặt chẽ với điều kiện sinh thái, môi trường, đây cũng chắnh là các thành phan cấu tạo nên CQ lãnh thổ Do đó, để xác lập các mơ hình phát triển NLN bền vững điều quan trọng hàng đầu là cần dựa vào đặc trưng tự nhiên, xác định tiềm năng sinh thái lãnh thổ cho các loại hình sản xuất cụ thê Nghiên cứu CQ (đặc điểm cầu trúc, chức năng, động lực phát triển CQ) cho phép làm sáng tỏ tiềm năng sinh thái lãnh thổ của từng loại CQ và tiểu vùng CQ, qua đó, đánh giá TNST nhằm xác định mức độ thắch hợp của từng đơn
vị CQ đối với các loại hình sản xuất NLN lựa chọn Đây là cơ sở khoa học để lựa chọn
định hướng không gian ưu tiên và hướng chuyên môn hóa trong sản xuất NLN của từng đơn vị lãnh thỏ Từ đó, các thành phần tham gia mơ hình sản xuất cụ thê sẽ đýợc kiến thiết phù hợp với đặc điểm cấu trúc, chức năng CQ, thế mạnh về tiềm năng sinh thái và hướng chun mơn hóa của TVCQ
Thứ hai, COH là cách tiếp cận mang tắnh hệ thông và tổng hợp nên có thé xem xét tất cả các yêu tố trong hệ thông (TN, KT, XH) và mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng - cơ sở quan trọng đề sử dụng lãnh thé theo hướng bền vững Mặt khác, hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái do con người tạo ra, chịu sự chỉ phối của yếu tố văn hóa (trình độ sản xuất, tập quán sản xuất, ) Vì vậy, tắch hợp kết quả nghiên cứu,
ĐĐGCQ với hiện trạng sản xuất NLN là căn cứ để lựa chọn các mô hình phù hợp với
Trang 40Bên canh d6, NCCQ con lam sang to tinh biến đổi có quy luật theo thời gian thông qua động lực phát triển, biến đổi của CO - nhờ đó, điều khiển hệ thơng sản xuất hoạt động theo quy luật tự nhiên Đây là hướng tiếp cận quan trọng nhằm phát huy hiệu quả của nền nông nghiệp nhiệt đới vốn đa dạng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do thiên tai
Với mục đắch đề xuất một số mơ hình phát triển NLN bên vững cho tỉnh Đắk Nông, luận án đã dựa trên tiếp cận CQH dé nghiên cứu đặc điểm lãnh thổ, quy hoạch định hướng không gian sản xuất và xác lập các mơ hình hệ KTST phù hợp Dưới góc
độ CQH, các mơ hình đề xuất đáp ứng được các tiêu chắ về sinh thái, MT (nghiên cứu
cấu trúc, chức năng, động lực phát triển CQ, ĐGCQ), hiệu quả kinh tế (đánh giá TNST
giúp xác định hiệu quả tối ưu cho các CQ có mức độ thắch nghỉ cao), tắnh liên kết về
không gian của các hợp phần trong mơ hình (cấu trúc CQ) và phù hợp với trình độ KHKT, tập quán sản xuất, vốn của dân cư (hiện trạng sản xuất NLN)
1.3 Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu 1.3.1 Quan điểm nghiên cứu
1.3.1.1 Quan điểm tổng hợp
Nghiên cứu CQ trên một lãnh thổ là nghiên cứu các nhân tổ thành tạo cảnh quan, cấu trúc, chức năng và động lực phát triển của thể tổng hợp lãnh thỏ đó, vì vậy, cần được tiếp cận trên quan điểm tổng hợp Quan điểm này được vận dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu, ĐGCQ, từ xem xét mối quan hệ tương tác giữa hệ thông tự
nhiên và hệ thống KT-XH hình thành các đơn vị CQ trên lãnh thổ; đến xác định mối
quan hệ giữa các đơn vị CQ trên lãnh thổ nghiên cứu và giữa lãnh thổ nghiên cứu với các lãnh thỏ xung quanh Quan điểm tổng hợp còn được vận dụng trong đánh giá tông hợp các yếu tố CQ cho các mục đắch ứng dụng thực tiễn, xem xét, lựa chọn các phương án tối ưu cho phân bố không gian sản xuất của các ngành kinh tế lựa chọn
Như vậy, có thể thấy quan điểm tổng hợp là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài, cho phép giải quyết van đề một cách đa chiều, toàn diện Đây là cơ sở quan trọng cho quy hoạch lãnh thể, dé xuất các
mơ hình kinh tế sinh thái bền vững
1.3.1.2 Quan điểm hệ thông