Tuy nhiên, những thông tin về biến đổi khí hậu, nước mặn có thể xâm nhập vào nộiđồng, kênh rạch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, các nhà khoa học đang quan tâm vấn đề này và người dân cũng lo
Trang 1CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Giới thiệu
Đồng Bằng Sông Cửu Long gắn liền với tên gọi “vùng sông nước”, nổi tiếng khắp cảnước và trên thế giới với những sắc thái văn hóa độc đáo đặc trưng của vùng và tínhcách phóng khoáng, hiếu khách của con người Nam Bộ Bên cạnh sự nổi tiếng kể trênĐồng Bằng Sông Cửu Long cũng được biết đến với sự phát triển mạnh mẽ trong nôngnghiệp, là vựa lúa gạo cung cấp lương thực chính, là nơi nuôi trồng và xuất khẩu thủy
sản hàng đầu cả nước
Đồng Bằng Sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi chằng chịt, đa dạng về loại hìnhthủy vực, đó chính là những điều kiện hết sức thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản Trongnhững năm vừa qua ngành thủy sản ở đây đã phát triển mạnh mẽ gia tăng khôngngừng cả về diện tích và sản lượng, về loại hình canh tác Ngoài những loài cá nuôitruyền thống như cá tra, cá rô phi, cá sặc rằn thì cá trê lai được người dân nuôi nhiều vì
có những đặc tính nổi trội như: dễ nuôi, khả năng chịu đựng tốt với môi trường khinuôi với mật độ cao, ăn tạp, mau lớn, chất lượng thịt tương đối ngon
Tuy nhiên, những thông tin về biến đổi khí hậu, nước mặn có thể xâm nhập vào nộiđồng, kênh rạch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, các nhà khoa học đang quan tâm vấn
đề này và người dân cũng lo lắng không biết các đối tượng nuôi thủy sản có khả năngchịu đựng trong môi trường nước mặn không Theo Nguyễn Văn Hảo (1995), thì độmặn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều hòa áp suấtthẩm thấu của tôm, cá, khi độ mặn vượt qua giá trị thích hợp đều gây sốc và làm giảmkhả năng đề kháng đối với tôm, cá Vì vậy việc nghiên cứu xem cá trê vàng lai có nuôiđược trong nước mặn hay không là một vấn đề đang được đặt ra Để góp phần cung
cấp những thông tin ban đầu về tình hình này, đề tài “Thử nghiệm ương nuôi cá Trê
Lai (Clarias macrocephalus x C.gariepinus) giai đoạn hương đến 45 ngày tuổi ở
các độ mặn khác nhau” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định độ mặn có thể ương nuôi có hiệu quả cá trê lai và mục tiêu lâu dài là ứngdụng nuôi cá trê lai ở vùng nước ngọt bị nước mặn xâm nhập
1.3 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ngưỡng độ mặn của cá trê lai giai đoạn hương (cá 2 tuần tuổi)
Thử nghiệm ương nuôi cá trê lai giai đoạn hương lên 45 ngày tuổi
Trang 2CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU2.1 Đặc điểm sinh học cá trê lai
Đặc điểm hình thái
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
có 2 loài cá trê là cá trê vàng và cá trê trắng
Cá trê vàng (Clarias macrocephalus) có những đặc điểm sau
Đầu rộng dẹp bằng, da đầu ở sọ não mỏng, xương sọ nổi lên rõ ràng Miệng cá không
co duỗi được, rạch miệng thẳng, nằm ngang, răng trên hàm nhỏ, mịn, cứng, đôi râukhá phát triển: 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu mép và 2 đôi râu cằm dưới, râu mép Mắt nhỏ,nằm ở mặt lưng của đầu và gần chóp mõm hơn điểm mang Phần trán giữa hai mắtrộng Đầu có hai lỗ thóp, một lỗ nằm phía sau đường nối hai mắt, còn lỗ kia nằm phíatrước gốc mấu xương chẫm Mấu xương chẫm tròn rộng gốc mấu xương chẫm tươngđương 3 - 5 lần chiều cao của nó Lỗ mang hẹp, nằm ở bụng của đầu, xương nắp mangkém phát triển Thân dài phần trước tròn, phần sau mỏng, dẹp bên Cuống đuôi ngắn.Đường bên toàn chạy từ mép trên của lỗ mang và chấm dứt ở điểm giữa gốc vi đuôi
Cơ gốc vi phát triển, phủ lên gần tới ngọn các tia vi Gai vi ngực cứng, nhọn đầu đều
có răng cưa hướng xuống đất, xương đai vi ngực lộ hẳn ra ngoài Vi đuôi tròn chẻ hai.Mặt lưng của thân của đầu có màu xám đến nâu đen và nhạt dần xuống mặt bụng vàmặt dưới của đầu có màu vàng Trên thân mỗi bên có 10 hàng chấm nhỏ nằm vắtngang thân Cá trê vàng sống ở nước ngọt Phân bố ở Philippin, Thái Lan, Lào,Campuchia và Đồng Bằng Sông Cửu Long Việt Nam (Trương Thủ Khoa và Trần ThịThu Hương, 1993)
Cá trê Phi (Clarias gariepinus), có nguồn gốc từ châu Phi, được De Krimpe một nhà
nghiên cứu nuôi cá người Pháp nhập vào Việt Nam vào đầu năm 1975 (Nguyễn TườngAnh, 2004)
TheoTrương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá Trê Lai có thể nhận diệnbằng các đặc điểm sau: mấu xương chẫm có dạng tam giác, chiều rộng của mấu xươngchẫm tương đương với chiều cao của nó Các xương hai bên mấu xương chẫm kéo dài
ra phía sau làm mép sau của xương sọ có dạng M, trong khi ở cá trê vàng hai bênxương chẫm không phát triển Gốc vi đuôi có một vạch màu trắng nằm vắt ngang
Cá có râu mũi dài đến tận gốc vây lưng, có 4 đôi râu Phân bố tự nhiên rộng khắp châuPhi, từ sông Nile cho đến Tây Phi, từ Angieri cho đến Nam Phi, nó cũng được tìm thấy
ở châu Á như: bắc Thỗ Nhĩ Kỳ, Syria, Israel (Gertjan de Graaf and Hans Janssen,1996)
Trang 3Cá trê phi sống ở các sông, đầm, hồ lớn ở châu Phi Đến mùa mưa ngược lên thượnglưu các vùng ngập nước ở ven sông để sinh sản.
Cá trê lai (C.macrocephalus x C.gariepinus)
Dựa vào các đặc tính nổi trội về tăng trưởng trên, năm 1983 người ta đã tiến hành laitạo giữa cá trê Phi đực và cá trê vàng cái tạo ra loài cá trê lai lớn nhanh, thịt ngon màusắc hấp dẫn, có thể nuôi 2 - 3 vụ/năm (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2000).Thừa kế những đặc điềm di truyền của cả bố mẹ nên cá trê vàng lai F1
(C.macrocephalus x C.gariepinus) có màu vàng xám hoặc nâu vàng xám, da trơn
nhẵn Đầu dẹp, thân tròn và dẹp về phía đuôi Bụng có màu vàng nhạt Cơ thể lốmđốm nhiều bông cẩm thạch và nhiều chấm trắng nhỏ theo chiều thẳng đứng với thân
cá U lồi xương chẫm có hình dạng tương tự như chữ M với các cạnh tròn trong khi ở
cá trê vàng là hình dạng chữ V còn ở cá trê phi là hình chữ M rất nhọn và rõ nét
Đầu cá nhỏ, tỷ lệ đầu trên chiều dài thân gần tương tự như cá trê vàng khi cá còn nhỏ,kích thước từ 100 - 300g Khi cá đã lớn, trọng lượng đạt 500g/con thì có thể rõ ràngphân biệt với cá trê vàng do thân cá mập, ngắn (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004)
Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài cá trê lai
(nguồn https://www.google.com.vn/search?q=ca+tre+lai)
2.2 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá trê vàng lai có tính ăn tương tự như cá trê vàng, ăn tạp và rất háu ăn Cá mới nở từtrứng do có túi noãn hoàng nên không ăn thức ăn bên ngoài Sau khi nở 48 giờ cá mới
Trang 4tiêu thụ hết noãn hoàng Do đó trong giai đoạn này không cần cho cá ăn bất cứ thức ăn
gì (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004)
Cá bột từ ngày thứ 3 trở đi ăn được bo bo hay còn gọi là trứng nước (moina), nếu thảnuôi trong ao chúng cũng ăn được các loại giáp xác nhỏ sống trong nước Sau vài ngàychúng đã ăn được trùng chỉ Thông thường nếu ương cá bột trên bể xi măng hay bể bạtthì trùng chỉ sẽ là thức ăn chủ yếu trong quá trình ương đến khi cá bột đạt cỡ 4 - 6cm
Từ cỡ này trở đi cá có thể ăn được ruốc, tép, côn trùng, các phụ phẩm như đầu vỏ tôm,ruột sò điệp và các thức ăn tinh khác như: cám, bắp, bột cá, cá phân (xay) Thức ănviên công nghiệp cũng được sử dụng trong quá trình ương nuôi và nuôi cá thịt, nhưngvới cá thịt rất hạn chế vì giá cả cao chi phí đầu tư lớn (Đoàn Khắc Độ, 2008) Cá trêvàng lai ăn mạnh vào buổi tối, trời mờ sáng (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004)
Trong quá trình ương và nuôi thịt để cá tăng trọng nhanh và cho năng suất cao đòi hỏithức ăn phải đầy đủ về chất và lượng Đối với cá giống đòi hỏi hàm lượng đạm trongthức ăn từ 20 - 30%, còn đối với cá thịt từ 10 - 15% Cá trê có tập tính hay trú ở men
bờ và bốn góc ao Do đó phải rải đều thức ăn ở bốn mé ao, góc ao và ở giữa ao để cáđược ăn đồng đều, tránh hiện tượng chúng tranh giành thức ăn Khi nuôi thịt có thểnuôi ghép cá trê (cá trê Phi, cá trê vàng lai, cá trê vàng) với các loài cá khác như: cá rôphi, chép, trắm cỏ, trôi Các loài cá này sẽ ăn hết thức ăn dư thừa trong ao giúp cảithiện môi trường nước (Đoàn Khắc Độ, 2008)
2.3 Đặc điểm sinh trưởng
Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000), cá trê vàng lớn 1 tuổi, thân dài20,5cm, nặng 70g Cỡ cá lớn 2 tuổi, thân dài 35cm, nặng 250g Cỡ cá lớn nhất đợt điềutra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long dài 45cm, nặng 495g Cá trê vàng chậm lớn, thịtthơm ngon, hay phá bờ và trườn đi lúc trời mưa
Tốc độ tăng trưởng của cá trê vàng ở mức trung bình Ở giai đoạn cá bột lên cá giống,
cá tăng nhanh về chiều dài Khi đạt kích cỡ từ 15cm trở lên thì trọng lượng của cá tăngnhanh hơn (Đoàn Khắc Độ, 2008)
Cá trê Phi có tốc độ lớn nhanh, 6 tháng đạt bình quân 1kg/con, cho sản lượng cao.Thân thường dài 35 - 50cm, nặng 250 - 2500g, có con 2 tuổi lớn nhất đạt 4,3kg, thândài 63cm Cá đẻ trong năm 3 tháng tuổi có thể đạt thương phẩm Thịt mềm, đang đượcnuôi nhiều ở châu Phi, Hà Lan, CH Czech, ở Trung Quốc nuôi đạt 20 - 40kg/m2 (NgôTrọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2000)
Theo Đoàn Khắc Độ (2008) thì cá trê vàng lai tăng trọng rất nhanh, nếu nuôi với mật
độ thích hợp cùng với chế độ cho ăn và chăm sóc tốt thì sau 3 - 4 tháng nuôi, cá sẽ đạttrọng lượng trung bình từ 150 - 200g/con Nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá có thểchịu đựng môi trường khắc nghiệt có nhiệt độ từ 11 - 39oC, pH từ 3.5 - 10.5, hàmlượng oxy hòa tan thấp (1 - 2mg/l)
Trang 5Cá trê sống được trong môi trường nước hơi phèn và trong điều kiện nước hơi lợ (độmặn < 5‰) Cá phát triển tốt trong môi trường nước có độ pH khoảng 5.5 - 8.0 (BạchThị Quỳnh Mai, 2004)
2.4 Đặc điểm sinh sản
Sinh sản là đặc tính rất quan trọng đối với tất cả các loài vật nhằm tái sản xuất và bảo
vệ loài Tuổi và kích thước thành thục của cá là đặc điểm thích nghi với điều kiện sinhsản (Mai Đình Yên, 1979) Mỗi loài cá đều có tuổi thành thục sinh dục riêng và có thểthay đổi theo những điều kiện cụ thể Tuổi thành thục của cá có thể thay đổi khi môitrường sống thay đổi Thông thường những loài cá sống ở vĩ độ thấp có nhiệt độ trungbình năm cao thì tuổi thành thục thấp hơn so với các cá cùng loài nhưng sống ở vĩ độcao nhiệt độ thấp Đồng thời những nơi có đầy đủ dinh dưỡng cá thành thục sinh dụcnhanh hơn, khối lượng cá lớn hơn và hệ số thành thục cao hơn (Nguyễn Văn Kiểm,2005) Trong cùng vùng địa lý những loài có kích thước lớn sẽ có tuổi thành thục caohơn những loài có kích thước nhỏ (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008)
Cá trê vàng thành thục sinh dục lần đầu tiên khi được 8 tháng tuổi, mùa vụ sinh sản tậptrung từ tháng 5 - 7 và đẻ trứng dính (Phạm Minh Thành, 2005) Thân cá dài 37cm có35.770 trứng, thân cá dài 19cm có 10.640 trứng (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến,2000)
Cá trê vàng không thể tự sinh sản, phải tiêm kích dục tố để kích thích sự sinh sản củachúng Cá trê vàng đẻ trứng tương đối nhiều, trung bình 30.000 - 50.000 trứng/1kg cácái (Đoàn Khắc Độ, 2008)
Cũng giống như các loài cá khác, cá trê Phi thành thục sinh dục và sinh sản theo mùamưa Quá trình thành thục sinh dục chịu ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ và chu kỳchiếu sáng hàng năm và cuối cùng là đẻ trứng do sự gia tăng mực nước theo lượngmưa (Gertjan de Graaf and Hans Janssen, 1996) Đối với cá trê Phi, sinh sản kéo dài từtháng 4 - 10, sinh sản tập trung từ tháng 5 - 8, sau tháng 10 cá ít sinh sản Giới hạnnhiệt độ nước cho quá trình sinh sản từ 20 - 36oC, cá trê Phi được nuôi vỗ tích cực và
có nước chảy kích thích thì chu kỳ đẻ trứng rút ngắn xuống còn từ 15 - 20 ngày, mỗinăm cá có thể tham gia sinh sản 8 - 11 lần (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2000).Trong tự nhiên cá trê chọn nơi có bống tối ở các thủy vực nước nông thuộc sông hồ,các con suối để làm tổ và đẻ trứng (Gertjan de Graaf and Hans Janssen, 1996)
2.5 Một số nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của động vật thủy sản
Trong tự nhiên nồng độ muối là một giới hạn sinh thái tương đối lớn đối với thủy sinhvật Tuy theo đặc điểm sinh thái, sinh lý của từng loài mà có thể sống ở những nơi cónồng độ muối thích hợp khác nhau, phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của từngloài Độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng và tỷ lệ sống của động vật
Trang 6thuỷ sản (Nguyễn Văn Thường, 2006) Theo Đặng Ngọc Thanh (1973), nhu cầu vềmuối của cơ thể thủy sinh vật và quan hệ về nồng độ muối giữa cơ thể với môi trườngngoài thể hiện rỏ nhất ở giới hạn phân bố theo nồng độ muối ở thủy sinh vật, mỗi loàisinh vật nói chung chỉ sống ở nơi có nồng độ muối phù hợp, khi nồng độ muối thayđổi sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất Giữa
cơ thể thủy sinh vật và môi trường nước có một quan hệ nhất định về thành phần vànồng độ muối hay gọi là quan hệ thẩm thấu đó là điều kiện để sinh vật sống bìnhthường
Theo Nguyễn Tấn Nhơn (2008), khi nuôi cá kèo thương phẩm ở trên bể ở các mật độkhác nhau từ 50 - 150 con/m2 ở mức độ mặn là 10‰ với nguồn giống ban đầu từ 4,09
cm và 0,56g thì sau 30 ngày nuôi chiều dài và khối lượng trung bình dao động từ 8,56
- 9,70 cm và 4,12 - 5,24g Sau 60 ngày nuôi chiều dài và khối lượng trung bình daođộng từ 13,01 - 13,83 cm và 11,35 - 13,38g Sau 90 ngày nuôi chiều dài và khối lượngtrung bình dao động từ 16,87 - 17,78 cm và 19,34 - 20,66g Về tốc độ tăng trưởng thìsau 15 ngày nuôi tốc độ tăng trưởng rất nhanh từ 7,32 - 9,55%/ngày theo khối lượng
và 2,37 - 3,49%/ngày theo chiều dài, so với giai đoạn từ 75 - 90 ngày thì tốc độ tăngtrưởng giảm đi nhiều từ 0,41 - 0,49 %/ngày về chiều dài và 0,48 - 0,49%/ngày về khốilượng
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Trang 7Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 03/2014 - 05/2014.
Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm thuộc khoa Sinh học ứng dụng, trường Đạihọc Tây Đô, khu vực Thạnh Mỹ, phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Dụng cụ
Bể composite 500L và 20L; bể nhựa 60L
Hệ thống sục khí 24/24
Cân điện tử, thước đo
Ống nhựa dùng siphon đáy, vợt thu mẫu, thau , xô
Khúc xạ kế, nhiệt kế, test pH, NH3
Và một số vật liệu khác cần thiết cho nghiên cứu
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Cá trê lai (Clarias macrocephalus x C gariepinus) giai đoạn cá hương và được mua
tại trại cá giống Minh Trang
3.3.2 Bố trí thí nghiệm
Cá được bố trí thí nghiệm ở giai đoạn cá hương, chọn cá có kích cỡ đồng đều khỏemạnh và màu sắc sáng để tiến hành bố trí thí nghiệm Các nghiệm thức được bố trícùng nguồn nước, cùng thể tích nước, cùng chế độ chăm sóc và quản lý Trước khi bốtrí thí nghiệm, 30 con cá hương được cân và đo ngẫu nhiên để xác định khối lượng vàchiều dài trung bình ban đầu
Trang 83.3.2.1 Thí nghiệm 1: Xác định ngưỡng độ mặn của cá trê lai giai đoạn hương (cá
2 tuần tuổi)
Thí nghiệm được bố trí vào bể composite có thể tích nước 20L Thí nghiệm được bố trítrong nhà có mái che và sục khí liên tục Thời gian thí nghiệm kết thúc khi cá chết50% và 100% Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần(ương với mật độ 4 con/L) và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên
Nghiệm thức 1: đối chứng (nước ngọt)
C1: độ mặn nước ban đầu (‰)
V1: thể tích nước ban đầu dùng để pha (lít)
Ghi nhận thời gian cá bắt đầu chết đến khi cá chết 50%
Ghi nhận giá trị độ mặn tại đó cá chết và độ mặn cá có tỷ lệ sống cao nhất trong các
Trang 9độ 4 con/L) và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên Sơ đồ thí nghiệm giả định như ở hình3.1
Nghiệm thức 1: đối chứng (nước ngọt)
Nghiệm thức 2: độ mặn 5‰
Nghiệm thức 3: độ mặn 10‰
Hình 3.1: Sơ đồ quá trình thuần độ mặn
Cá trê lai (giai đoạn hương) được trữ trong bể nước ngọt có thể tích nước 200 lít với sốlượng cá dự kiến trong thí nghiệm khoảng 1000 con Sau 2 giờ tăng lên 1‰ nâng dầnlên tới 5‰ và giữ cá trong 24 giờ ở độ mặn này Sau đó, bố trí cá vào các bể thínghiệm ở nghiệm thức 1 với mật độ 4con/lít Ở nghiệm thức 10‰ tương tự như ởnghiệm thức 5‰
3.4 Chăm sóc và quản lý
3.4.1 Quản lý cho ăn
Thức ăn công nghiệp có kích thước phù hợp với cỡ miệng của cá, rồi rải đều trên mặtnước bể ương và cho cá ăn theo nhu cầu
Trước khi cho cá ăn cần tắt hết các hệ thống sục khí, thức ăn được cho vào nơi cá tậptrung nhiều giúp cá bắt mồi dễ dàng và thỏa mãn nhu cầu cá ương
3.4.2 Quản lý bể ương
Định kỳ hút cặn 1lần/ngày vào buổi sáng trước khi cho ăn và thay khoảng 10 - 20%nước trong bể nếu như nước dơ
Thường xuyên theo dõi và ghi nhận các hoạt động bắt mồi, bơi lội và phản ứng của cá
để có cách chăm sóc và đều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi
3.5.1 Các yếu tố môi trường
Độ mặn: được kiểm tra hằng ngày bằng khúc xạ kế (tùy theo nghiệm thức).
Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế 2 lần/ngày (lúc 7 giờ và 14 giờ).
pH: Đo bằng bộ test kit, 2 lần/ngày (sáng lúc 7 giờ và chiều lúc 14 giờ).
Trang 10NH 3 : Đo bằng bộ test kit, 3 ngày/lần (sáng lúc 7 giờ và chiều lúc 14 giờ).
Trang 11Theo khối lượng
∑nWi
∑n
Giải thích các đại lượng
WG: Mức tăng khối lượng (mg)
Wđ: Khối lượng cá trước thí nghiệm (mg)
Wc: Khối lượng cá sau thí nghiệm (mg)
DWG: Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (mg/ngày)
SGR: Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày)
LG: Mức tăng chiều dài (mm)
Lđ, Lc: lần lượt là chiều dài cá trước và sau thí nghiệm (mm)
DLG: Tăng trưởng chiều dài theo ngày (mm/ngày)
T: Thời gian thí nghiệm (ngày)
Li: Cá thể có chiều dài thuộc nhóm i (mm)
ΣnLi: Tổng số cá thể có chiều dài thuộc nhóm i (mm)
Wi: Cá thể có khối lượng thuộc nhóm i (mg)
ΣnWi: Tổng số cá thể có khối lượng thuộc nhóm i (mg)
Σn: Tổng số cá thể thu được trên mỗi nghiệm thức (cá thể)
3.6 Xử lý số liệu
Số liệu được tính toán theo giá trị trung bình, độ lệch chuẩn bằng chương trìnhMicrosoft Excel Phân tích và xử lý thống kê số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS16.0 với mức ý nghĩa 5% (hay độ tin cậy 95%)
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN4.1 Kết quả nghiên cứu ngưỡng độ mặn của cá trê lai giai đoạn hương
Bảng 4.1 Kết quả sốc độ mặn trong thời gian thí nghiệm
Trang 12Chết Độ mặn (4 con/L) Thời gian (giờ)
Ghi chú: Các giá trị thể hiện là giá trị trung bình.
Độ mặn là một trong những yếu tố môi trường quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đếnđời sống của thủy sinh vật, các thay đổi về độ mặn có thể dẫn đến sinh vật phải điềuhòa áp suất thẩm thấu nhằm thích nghi với điều kiện môi trường Ngoài ra độ mặn cònảnh hưởng rất lớn đến một số quá trình sinh lý khác ở thủy sinh vật (quá trình trao đổichất, tiêu hao oxy…)
Độ mặn có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu của tôm cá.Khi độ mặn trong môi trường sống của thủy sinh vật tăng hay giảm ngoài thích ứngcủa tôm, cá thì chúng sẽ bị sốc làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá,tôm (Nguyễn Văn Hảo, 1995) Mặt khác, khi ở độ mặn quá cao, áp suất thẩm thấutrong cơ thể cá thấp hơn so với môi trường, cá cần điều tiết nhiều bằng cách thải muối
và lấy nước đồng thời cá tiết nhiều nhớt để điều hoà với môi trường Ngoài ra, cá cũngphải mất nhiều năng lượng cho việc điều hòa áp suất thẩm thấu giữa máu và nướcương, cá tăng cường đào thải các ion và anion ra môi trường làm rối loạn trong việctrao đổi các ion và anion trong cơ thể với môi trường ngoài Khi thay đổi độ mặn độtngột làm cá phải tiêu hao năng lượng nhiều cho quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu
để thích nghi với môi trường đã làm giảm khả năng chịu đựng của cá
Qua bảng 4.1 cho thấy ở các nghiệm thức có độ mặn thấp hơn 10‰, không ghi nhận
cá chết trong thời gian thí nghiệm Tuy nhiên ở độ mặn 15‰ cá bắt đầu chết sau
30h14’ và độ mặn 20‰ cá chết sau 1h11’ Tỷ lệ cá chết tăng dần theo thời gian.Nghiệm thức 15‰ cá chết 50% sau 54h14’ và chết 100% sau 72h26’ Trong khi đó ởnghiệm thức 20‰ tỷ lệ cá chết 50% sau 3h26’ và chết 100% sau 31h14’
Điều này giải thích vì sao ở nghiệm thức 15‰, 20‰ cá chết 100% nếu thời gian cásống trong môi trường đó quá dài so với các nghiệm thức còn lại
Vậy qua kết quả thí nghiệm, ngưỡng trên độ mặn của cá trê lai giai đoạn hương đượcxác định ở độ mặn 15‰ tại thời điểm 54h14’