1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tục kính nhớ tổ tiên của người việt công giáo ở trà vinh (tóm tắt - trích đoạn)

26 357 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 349,83 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH  NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TỤC KÍNH NHỚ TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT CÔNG GIÁO... Tuy tác giả đứng trên lập trường triết học để nghiên cứu nhưng công trình này giúp í

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH



NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

TỤC KÍNH NHỚ TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT CÔNG GIÁO

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN AN

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Văn hóa học họp tại Trường Đại học Trà Vinh vào ngày … tháng … năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Thư viện trường Đại học Trà Vinh

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thờ cúng tổ tiên là một trong những tín ngưỡng truyền thống của người Việt; loại hình tín ngưỡng này thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc Với người Việt tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã là “đạo” – Đạo hiếu – Đạo Ông bà Cũng chính vì

đó mà vai trò, ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chi phối rất lớn trong đời sống tâm linh của họ

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, khảo sát Tuy nhiên, loại hình tín ngưỡng này đối với bộ phận người Việt theo Công giáo vẫn còn nhiều điều chưa tường minh Hơn nữa, việc nghiên cứu ở một địa phương cụ thể vẫn còn bỏ ngõ Tình hình trên đã đưa đến những nhận định thiếu toàn diện và đúng đắn về loại hình tín ngưỡng này trong cộng đồng người Việt theo Công giáo ở Việt Nam nói chung và Trà Vinh nói riêng

Trà Vinh là một tỉnh thuộc Nam Bộ, so với các tỉnh

ở ĐBSCL, Trà Vinh có sự đặc thù trong yếu tố địa – văn hóa rất rõ Đó là vùng đất có một vị trí địa lý đặc biệt1, có thành phần dân tộc đa dạng và sở hữu một diện mạo văn hóa đặc sắc Các thành tố văn hóa ít có sự biến động nên khá cổ kín và nguyên thủy

1 Nằm giữa sông Tiền và sông Hâu – hình dáng giống như một cù lao của ĐBSCL

Trang 4

Người Việt theo Công giáo ở Trà Vinh có quá trình

di cư song trùng với người Việt di cư đến vùng đất này Hiện tại Trà Vinh có khoảng 65 ngàn tín đồ và 41 cơ sở thờ tự2, cộng đồng này đã có những đóng góp to lớn cho diện mạo văn hóa xã hội của tỉnh Trà Vinh, đặc biệt là ở các giáo xứ Nghiên cứu tục kính nhớ tổ tiên của cộng đồng Công giáo là điều cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc

Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn “Tục kính nhớ tổ tiên của người Việt Công giáo ở Trà Vinh” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nguyễn Hồng Dương (2013), Công giáo trong văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin Công

trình đã đề cập khá cận kẽ, chi tiết về vấn đề thờ cúng tổ tiên của người Công giáo Đây là tập tài liệu quý để luận văn tiếp cận nội dung nghiên cứu và kế thừa các kết quả nghiên cứu này

Nguyễn Hồng Dương, Ngô Quốc Đông (2012),

Công giáo Việt Nam trí thức cơ bản, Nhà xuất bản Từ

điển Bách khoa Hai tác giả đã có một cống hiến lớn khi xác định các giai đoạn phát triển của Công giáo ở Việt Nam; đồng thời khái quát lên những đặc trưng trong các giai đoạn phát triển này Vấn đề lịch sử Công giáo được trình bày cách rõ ràng và khúc chiết Luận văn dựa trên cách xác định thời gian này để minh định thời gian du

2 Sở Nội Vụ, Ban Tôn giáo tỉnh Trà Vinh Thống kê số liệu các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2013

Trang 5

nhập và phát triển Công giáo trên phạm vi nghiên cứu của mình

Trần Đặng Sinh (2002), Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

Tuy tác giả đứng trên lập trường triết học để nghiên cứu nhưng công trình này giúp ích rất nhiều cho luận văn trong việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu và đặc biệt là một tài liệu quý để tác giả đối sánh việc thờ cúng tổ tiên của người Công giáo ở hai miền đất nước

Nguyễn Đức Lộc (2013), Cấu hình xã hội Cộng đồng công giáo Bắc di cư tại Nam Bộ từ kích thước cộng đồng đến kích thước cá nhân, Nhà xuất bản Đại

học quốc gia TP Hồ Chí Minh Tác giả công trình đã nói rất chi tiết và cụ thể về cấu hình xã hội của người Công giáo Bắc di cư, từ tổ chức đời sống cá nhân đến tổ chức đời sống cộng đồng Luận văn kế thừa các khung lí thuyết của công trình này ở chương một và dựa vào cấu hình từ công trình này để nghiên cứu đối tượng theo lý thuyết hệ thống

Trần Hữu Hợp (2012), Cộng đồng người Việt Công giáo Đồng bằng sông Cửu Long lịch sử hình thành

và quá trình hội nhập văn hóa, Nhà xuất bản Tôn giáo

Quyển sách là sự mở rộng, phát triển từ Luận văn của tác giả với phạm vi nghiên cứu là giáo xứ Cái Sắn Bố cục 3 chương, tác giả đã làm sáng tỏ các nội dung: cảnh quan vùng ĐBSCL, quá trình hình thành và phát triển cộng đồng Công giáo ở ĐBSCL, vấn đề bảo lưu và hội nhập của

Trang 6

người Việt Công giáo vùng ĐBSCL Luận văn kế thừa những kết quả nghiên cứu của công trình để dẫn dắt và triển khai các nội dung nghiên cứu của mình

Karl Rahner, Nguyễn Luật Khoa dịch (2010),

Nhân học Kitô, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Công

trình là một bách khoa thư về các vấn đề triết học và giáo

lý của Kitô giáo Tác giả luận văn tiếp cận công trình này

để lần tìm những luận điểm có liên quan về tục kính nhớ

tổ tiên nhằm làm cơ sở cho những quan điểm của mình

Trên đây là các công trình mà tác giả luận văn sử dụng để tiếp cận với nội dung nghiên cứu của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn xác định các nhiệm vụ sau:

- Xác định nguồn gốc cộng đồng Công giáo ở Trà Vinh và quá trình du nhập của Công giáo vào vùng đất này

- Nhận diện đặc điểm, vai trò văn hóa của tục kính nhớ tổ tiên đối với tín đồ Công giáo ở Trà Vinh Sự tiếp nhận văn hóa của người Việt ở Trà Vinh; cụ thể là văn hóa Thiên chúa giáo

Trang 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Chủ thể: Người Việt theo Công giáo ở Trà Vinh

- Nội dung nghiên cứu: Tục kính nhớ tổ tiên của người Công giáo ở Trà Vinh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Khi Công giáo có mặt ở Trà Vinh (thế

kỷ XVIII) đến nay

- Không gian: tỉnh Trà Vinh

5 Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn

Việc nghiên cứu Tục kính nhớ tổ tiên của người Việt Công giáo ở Trà Vinh có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc nhằm lần tìm, nhận diện vai trò của nó đối với cộng đồng Công giáo ở đây Tác giả luận văn tập trung lý giải các nội dung: quá trình du nhập, nguồn gốc, đặc điểm, vai trò của tục Kính nhớ tổ tiên của người Việt Công giáo ở Trà Vinh để góp phần làm phong phú nguồn tài liệu và cung cấp những luận cứ khoa học về Tục kính nhớ tổ tiên của người Việt Công giáo ở Trà Vinh nói riêng và Nam Bộ nói chung

6 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

Để hoàn thành luận văn, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả tiến hành thu thập, tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu thành văn đã được công bố và các tư liệu điền dã được trong quá trình thực hiện đề tài để làm cơ sở lý

Trang 8

luận và định hướng các nội dung tiếp cận nghiên cứu phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận văn

- Phương pháp điền dã dân tộc học: Nhằm lần tìm các tư liệu có liên quan đến luận văn qua việc thực tế địa bàn và tham dự các lễ nghi như: đám cưới, đám tang, lễ Các Đẳng và một số thánh lễ có liên quan; khảo sát và phỏng vấn các đối tượng như: Linh mục, Ban quới chức, tín đồ,…

- Phương pháp so sánh: để thấy được sự khác biệt

về vấn đề tôn kính tổ tiên của người Việt Công giáo ở Trà Vinh; trong đó so sánh lịch đại trước và sau Công đồng Vatican II có nhiệm vụ quan trọng là làm bật lên sự chuyển biến về tư duy và quan điểm hoằng đạo trong tương quan giữa văn hóa dân tộc với giáo lý Công giáo ở Việt Nam nói chung và Trà Vinh nói riêng

- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Tác giả luận văn sử dụng các kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học gần như: Sử học, xã hội học, địa lý học để xác định niên đại thời gian, yếu tố địa – văn hóa và khảo sát đối tượng bằng phiếu điều tra xã hội học với các nội dung liên quan đến luận văn

7 Bố cục của Luận Văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có kết cấu gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn Trong chương này, tác giả đề cập đến các khái niệm có liên quan, khái quát các vấn đề thực tiễn: về cộng đồng người Việt theo Công giáo và không gian nghiên cứu của

Trang 9

luận văn Đây là cơ sở để tác giả triển khai các nội dung nghiên cứu ở các chương tiếp theo

Chương 2: Quá trình hình thành và những biểu hiện của tục kính nhớ tổ tiên ở người Việt Công giáo Trà VInh Chương này, luận văn nghiên cứu nguồn gốc, các giai đoạn phát triển và một số biểu hiện của tục kính nhớ tổ tiên đối người Việt Công giáo ở Trà Vinh

Chương 3: Tục kính nhớ tổ tiên trong đời sống của của người Việt Công giáo ở Trà Vinh Trong chương này, tác giả tiến hành so sánh sự tương đồng và khác biệt về vấn đề kính nhớ tổ tiên, vai trò của kính nhớ tổ trong đời

sống văn hóa của người Việt Công giáo ở Trà Vinh

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Một số khái niêm liên quan đến luận văn

1.1.1 Tôn giáo

Luận văn sử dụng khái niệm: “Tôn giáo là niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau Ví dụ: Trên đất nước Việt Nam có; Đạo Phật, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hoà hảo,…được gọi chung là tôn giáo, mỗi tôn giáo đều có giáo lý phù hợp cho từng tín đồ sùng bái đạo và có những cách thức tổ chức nghi lễ cúng tế khác nhau”

1.1.2 Công giáo

Công giáo có nghĩa là chung, là phổ quát (universal), dành cho hết mọi người người không phân biệt màu da, tiếng nói và văn hóa Như vậy từ ngữ “Công giáo” (Catholicam = catholique = catholic,….) không hề có nghĩa là cộng đồng (Public)

Trang 11

1.1.3 Thiên đàng

Thiên đàng là một nơi chốn mà Công giáo chỉ ra cho con người biết sau khi chết sẽ được hưởng nếu như có một cuộc đời lành thánh Trong Luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm “Thiên đàng là tình trạng hạnh phúc tràn đầy và vĩnh viễn, vì được hiệp thông trọn vẹn với Thiên chúa Ba ngôi và cộng đồng các thánh”

1.1.4 Hỏa ngục

Công giáo chỉ ra rằng: Hỏa ngục là án phạt đời đời

bị tách khỏi Thiên chúa dành cho những ai chết trong tình trạng mắc tội trọng

1.1.5 Luyện ngục

Công giáo cho rằng: Luyện ngục là tình trạng của những người chết trong ơn nghĩa Chúa, nhưng cần được thanh luyện trước khi hưởng hạnh phúc Thiên đàng

Trang 12

không gian tôn giáo Ở Việt Nam, họ là những tổ sư tổ nghề, thành hoàng làng, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Họ được xã hội thừa nhận, cấp sắc phong thần, được nhân dân ghi công ơn và được tôn thờ trong các am, miếu, đình, đền, thánh thất,…

1.1.7 Tục kính nhớ tổ tiên

- Tục là thói quen lặp đi lặp lại trong một thời gian lâu dài được một nhóm, tập thể, cộng đồng xã hội thừa nhận và thực hiện Tục được kế thừa và thực hành

từ thế hệ trước cho thế hệ sau bằng hình thức truyền khẩu và qua hành động để trở thành một tiềm thức về cội nguồn xa xưa

- Kính nhớ tổ tiên là quan điểm mà Công giáo sử dụng trong vấn đề tưởng nhớ đến những tín hữu đã qua đời

có mối quan hệ huyết thống với những người còn sống Kính nhớ tổ tiên là hành động thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ về những người thân trong dòng tộc đã mất theo tinh thần Kitô giáo

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh là một tỉnh thuộc Nam Bộ của Việt Nam do

đó lịch sử hình thành vùng đất này gắn liền với quá trình nam tiến của dân tộc Việt

Lịch sử Trà Vinh được xác lập trên các căn cứ lịch sử

rõ ràng, qua nhiều lần tách nhập, nhưng về cơ bản thành phần dân cư ít có sự biến động Chủ yếu vẫn là bốn tộc người: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm là chính Các cộng đồng tộc người này, có số phận gắn bó mật thiết với lịch sử của

Trang 13

vùng đất Trà Vinh từ thuở khai hoang đến thời Gia Long, Minh Mạng và cho đến thời điểm hiện tại

Trà Vinh có 4 cộng đồng dân tộc chính: Việt, Hoa, Khmer và Chăm Nên có tổ chức xã hội truyền thống theo từng cộng đồng tộc người riêng biệt

Đại đa số cư Trà Vinh là cư dân nông nghiệp điển hình3; nên trong đời sống kinh tế cây lúa và những cây hoa màu như ngô, khoai, dưa, đậu các loại Những cánh đồng lúa mẫu lớn nằm rải khắp các huyện trong tỉnh như: Cầu Kè, Trà Cú, Cầu Ngang, Càng Long, Tiều Cần, Châu Thành Ngoài ra, Trà Vinh còn là tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn như: Duyên Hải, Long Hòa của Châu Thành; Mỹ Long Bắc, Nam, Long Sơn, Vinh Kim của Cầu Ngang

1.2.2 Quá trình du nhập của Công giáo ở Trà Vinh

Căn cứ vào tư liệu điều tra điền dã từ các họ đạo và các tư liệu thành văn đã công bố, chúng tôi có thể khẳng định thời điểm Công giáo du nhập vào vùng đất Trà Vinh

là khoảng thế kỷ XVIII (năm 1776, họ đạo Mặc Bắc)

1.2.3 Cộng đồng người Việt Công giáo ở Trà Vinh

Người Việt Công giáo có mặt ở Trà Vinh cùng với những luồng di dân từ những vùng miền khác nhau nên gốc gác rất khó xác định Họ tập hợp nhau thông qua niềm tin vào Thiên Chúa mà thành lập các giáo xứ trên vùng đất này Theo thống kê của Ban tuyên giáo tỉnh Trà Vinh năm

2015 thì số lượng tín đồ Công giáo ở Trà Vinh có khoảng

3 Viện Văn hóa 1987 Người Khmer Cửu Long, Nxb Sở Văn hóa Thông tin Cửu Long, tr 32

Trang 14

65.000 người, với hơn 41 cơ sở thờ tự trong đó bao gồm

cả nhà nguyện và nhà thờ

Người Công giáo ở Trà Vinh đa số là những người nông dân, nên hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và trồng trọt hoa màu Một số giáo dân ở các họ đạo trung tâm thị xã, thị trấn, chợ làm nghề buôn bán nhỏ, chẳng hạn như: Họ đạo Trà Vinh, họ đạo Cầu Ngang, họ đạo Mặc Bắc, họ đạo Vinh Kim Những họ đạo này nằm ở vị trí gần chợ, gần thành phố nên nghề nghiệp của giáo dân khá đa dạng và phong phú

Trong giới hạn của Luận văn này, chúng tôi chỉ có thể đề cập một số họ đạo tiêu biểu ở Trà Vinh như sau: họ đạo Vinh Kim, Mai Hương, Vĩnh Hòa, Cầu Ngang, Trà Vinh, Tiểu Cần, Bãi Xan, Mặc Bắc,…

Tiểu kết chương 1

Điều kiện tự nhiên – xã hội, bối cảnh lịch sử địa phương đã tạo nên một sắc thái văn hóa riêng biệt cho tỉnh Trà Vinh, đây cũng được xem là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình hội nhập văn hóa với thế giới và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Trong quá trình phát triển

ấy, đời sống tinh thần của con người phải được đáp ứng những yêu cầu cần thiết để tạo nên nền tảng tinh thần vững chắc Cộng đồng người Việt Công giáo ở Trà Vinh có số phận và lịch sử gắn bó mật thiết với vùng đất này và họ đã

có nhiều cống hiến sức lực cho sự phát triển chung của tỉnh

4 Tư liệu điền dã năm 2015 của tác giả và tư liệu từ website

www.giaophanvinhlong.net

Ngày đăng: 04/05/2017, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w