1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

TẬP BÀI GIẢNG CHĂN NUÔI LỢN

96 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,95 MB
File đính kèm CNlon2014.rar (2 MB)

Nội dung

Bài giảng Chăn nuôi lợn được biên soạn trên cơ sở các kiến thức về chọn giống, thức ăn dinh dưỡng gia súc. Bài giảng nhằm phục vụ cho học sinh ngành chăn nuôi thú y trường Trung học kinh tế Kỹ thuật Hoà Bình. Trong quá trình biên soạn bài giảng này, tập thể giáo viên tổ Chăn nuôi thú y, Khoa kỹ thuật Nông Lâm đã cố gắng tập hợp các kiến thức cơ bản nhất, kết hợp với những kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm nhằm đáp ứng nhu cầu công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật Chăn nuôi thú y có trình độ trung cấp cho các huyện trong tỉnh Hoà Bình

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀ BÌNH TRƯƠNG TRUNG HỌC KINH TẾ- KỸ THUẬT HOÀ BÌNH

Bùi Trọng Anh

TẬP BÀI GIẢNG CHĂN NUÔI LỢN

(Lưu hành nội bộ)

HOÀ BÌNH, 2009

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Bài giảng Chăn nuôi lợn được biên soạn trên cơ sở các kiến thức về chọn giống, thức ăn dinh dưỡng gia súc Bài giảng nhằm phục vụ cho học sinh ngành chăn nuôi thú y trường Trung học kinh tế- Kỹ thuật Hoà Bình

Trong quá trình biên soạn bài giảng này, tập thể giáo viên tổ Chăn nuôi thú y, Khoa kỹ thuật Nông- Lâm đã cố gắng tập hợp các kiến thức cơ bản nhất, kết hợp với những kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm nhằm đáp ứng nhu cầu công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật Chăn nuôi thú y có trình độ trung cấp cho các huyện trong tỉnh Hoà Bình

Bài giảng gồm 3 phần chính

Phần I: Đại cương về chăn nuôi lợn

Phần II: Chăn nuôi lợn chuyên khoa

Phần III: Thực hành - Thực tập chăn nuôi lợn

Với những tiến bộ kỹ thuật và những kinh nhiệm thu được từ thực tiễn, chúng tôi cố gắng trình bày nội dung kỹ thuật từ khâu chọn giống, nuôi dưỡng, chăm sóc lợn đực giống, lợn nái, lợn sơ sinh cho đến lợn cai sữa và lợn thịt Mỗi phần chúng tôi đã

cố gắng lựa chọn những nội dung cần thiết để phù hợp với một cán bộ chuyên ngành

Tuy nhiên, đây là bài giảng được biên soạn lần đầu tiên, mà số giờ giảng cho học sinh lại rất ít và kinh nghiệm biên soạn của chúng tôi còn hạn chế, cho nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót

Chúng tôi rất mong các bạn đồng nghiệp và các em học sinh khi sử dụng bài giảng này đóng góp nhiều ý kiến quí báu để những lần in sau chúng tôi có điều kiện chỉnh lý và bổ sung thêm

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

BÀI MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU MÔN CHĂN NUÔI LỢN

Chăn nuôi lợn nước ta đã có từ lâu đời, nó là một nghề sớm xuất hiện cùng với nghề trồng lúa Có người đã nói rằng, “ cây lúa và con lợn theo nhau như hình với bóng”, điều đó chứng tỏ rằng nghề chăn nuôi lợn ở Việt Nam đã có từ khi con người bắt đầu biết trồng trọt

1 VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHỀ CHĂN NUÔI LỢN

Nghề chăn nuôi lợn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với xã hội và nền kinh tế nói chung Phát triển chăn nuôi lợn nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ sau:

- Chăn nuôi lợn nói chung tạo ra 2/3 tổng lượng thực phẩm cung cấp cho toàn

xã hội: Trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình thịt lợn bao giờ cũng là loại thực phẩm có giá trị và thông dụng của nhân dân ta Nhu cầu về thịt lợn ngày càng tăng lên cùng với nền văn minh của thời đại vì lao động bằng trí óc, bằng máy móc đòi hỏi nhu cầu về protein cao hơn là lao động chân tay Mức sống của nhân dân tăng lên thì nhu cầu về thịt cũng sẽ tăng lên rất nhiều Do đó phát triển nghề chăn nuôi lợn là phù hợp với nhu cầu ngày càng phát tăng của xã hội

- Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón tại chỗ và rất tốt cho ngành trồng trọt, ở nước ta hiện nay phân lợn là một loại phân hữu cơ nhiều và tốt nhất, cung cấp cho các loại cây trồng chủ yếu ở mọi nơi, mọi lúc Người ta đã tính rằng muốn đạt 5 tấn thóc trở lên trên 1 ha gieo cấy 2 vụ lúa nhất thiết phải bón 7 tấn phân chuồng chưa kể các loại phân khác Tại Quảng Nam - Đà Nẵng có năng suất lúa 23 tấn/ha thì phải bón tới

42 tấn phân chuồng Tất nhiên trong phân chuồng thì phân lợn là loại phân nhiều và tốt nhất

- Ngoài hai nhiệm vụ chủ yếu trên chăn nuôi lợn còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như đồ hộp, thuộc da và giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động trong nông nghiệp Nó tận dụng lao động phụ trong gia đình, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân

- Chăn nuôi lợn hiện nay còn có một nhiệm vụ quan trọng là xuất khẩu thịt ra nước ngoài, giải quyết “đầu ra” cho người nông dân nuôi lợn

2 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Từ khi có chính sách đổi mới về nền kinh tế đến nay, nghề nuôi lợn đã có những bước tiến bộ đáng kể do tác động của kinh tế thị trường Có thể rút ra một số

ưu nhược điểm sau đây:

2.1 Ưu điểm

- Số lượng đầu con tăng lên đáng kể: năm 1998 tổng số lợn nước ta có 18.132.400 con, năm 2001 là 21.800.100 con, năm 2004 là 26.143.700 con lợn thịt

Trang 4

Tình hình xuất khẩu thịt lợn ở Việt Nam

Năm SL xuất khẩu

(1000)

Chỉ số phát triển(%)

- Khối lượng xuất chuồng cũng tăng lên đáng kể do việc đưa giống mới vào và

sử dụng các con lai để nuôi thịt Nhiều cơ sở như Phú Sơn (Đồng Nai), Đông Phương (Biên Hoà), Dường Sanh (TP Hồ Chí Minh) … nuôi 4-4,5 tháng đã đạt trọng lượng

100 kg, tiêu tốn thức ăn từ 3-3,5kg/1 kg tăng trọng

- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như:

+ Nhập nội các giống mới Sử dụng các con lai F1, hai máu, ba máu …

+ Sử dụng các thức ăn hỗn hợp đủ dinh dưỡng , các chất kích thích tăng trọng như các VITAMIN, các nguyên tố vi lượng, cải tiến chuồng trại …

+ Trong thú y một số loại thuốc mới nhập nội, thuốc trong nước được sản xuất

đủ loại, đa đa dạng về chủng loại và mẫu mã góp phần quan trọng trong việc phòng chống dịch bệnh cho lợn

Tuy vậy nghề chăn nuôi lợn cũng còn một số tồn tại nhất định cần khắc phục

2.2 Nhược điểm

- Đại đa số chăn nuôi lợn ở các vùng nông thôn rộng lớn do thiếu kiến thức và điều kiện như giống, vốn, các phương tiện kỹ thuật nên chăn nuôi lợn còn chậm lớn, khả năng tăng trọng còn chậm, đa số nông dân vùng sâu, vùng xa còn chăn nuôi theo phương thức tự cấp, tự túc, hiệu quả chưa cao

Ví dụ: lợn nái nước ta đẻ bình quân 1,3-1,4 lứa/năm Mỗi lứa nuôi đạt 6-7 con, chỉ bằng 1/3 năng suất lợn nước ngoài

- Chưa chủ động được nguồn thức ăn như dự trữ, chế biến bảo quản nên chăn nuôi còn phụ thuộc vào mùa vụ, bấp bênh, lúc được mùa thì phát triển và ngược lại

- Do hiệu quả chưa cao nên giá thành cao, ít khả năng cạnh tranh do vậy xuất khẩu chưa nhiều, đó là một tác động làm người chăn nuôi thua lỗ, đầu con giảm

Trang 5

- Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa vào vùng nông thôn còn chậm như giống, thức ăn hỗn hợp, một số địa phương quản lý con giống thiếu chặt chẽ do đó con giống xấu còn nhiều và bị đồng huyết

- Do cơ chế thị trường tác động, việc lưu thông con giống và thực phẩm dễ dàng, thiếu sự kiểm dịch chặt chẽ nên bệnh tật có điều kiện lây lan rộng và phức tạp, gây thiệt hại cho người chăn nuôi

Các cơ sở chăn nuôi tập trung như các trại cấp Tỉnh, Huyện, các hợp tác xã

…do quản lý lỏng lẻo, thiếu đầu ra nên nhiều nơi thua lỗ, phá sản phải giải thể

- Phần lớn chất thải của các trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp vượt quá nhu cầu sử dụng của các trang trại trồng trọt lân cận Kết quả là phân từ chỗ là một nguồn phân bón có lợi trở thành chất thải dộc hại: nitrate, kim loại nặng, thuốc kháng sinh … trong phân thấm vào nước ngầm, gây ô nhiễm nước bề mặt, đe doạ nghiêm trọng sức khoẻ cộng đồng

Giải quyết những tồn tại trên là một yêu cầu cấp bách hiện nay để làm cho đàn lợn phát triển nhanh chóng và vững chắc, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và nền kinh tế quốc dân

3 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ CHĂN NUÔI LỢN Ở NƯỚC TA

Muốn phát triển chăn nuôi lợn một cách nhanh chóng và vững chắc, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và nền kinh tế quốc dân, nhưng đảm bảo hiệu quả kinh tế, chúng ta cần làm đồng bộ các biện pháp sau đây:

3.1 Về mặt tổ chức

- Xây dựng ngành chăn nuôi thành một hệ thống và có hiệu lực từ trên xuống dưới

- Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đẩy mạnh chăn nuôi lợn đặc biệt

là khu vực kinh tế gia đình và tư nhân để có quy mô lớn hơn vì đây là những khu vực quản lý tốt và năng động, có hiệu quả kinh tế cao

- Có chính sách trợ giá khi giá thấp để đảm bảo ổn định

3.2 Về xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật

3.2.1 Về con giống:

- Củng cố hệ thống giống theo hình tháp:

Ngân hàng gen và giống gốc

Ông bà và cha mẹ Thương phẩm

Sơ đồ hệ thống công tác giống quốc gia

Trang 6

- Phải chọn lọc những con giống tốt trên cơ sở những lợn hiện có để có đủ nái, đực tốt để tăng đàn con Song song với việc đó, phải tiến hành nhập nội, nuôi thích nghi các giống cao sản, cho lai với các giống trong nước để tạo giống mới và thay thế các giống cao sản, có tỷ lệ mạc cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và xuất khẩu

- Tiến hành củng cố và xây dựng các trại giống của trung ương và cấp tỉnh nhằm đáp ứng cung cấp con giống tốt cho các địa phương, tránh đồng huyết

- Quản lý chặt chẽ các đực giống ở các địa phương để loại thải các con giống xấu, tránh đồng huyết Đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi lợn

3.2.2 Về thức ăn

- Tận dụng hết các nguồn thức ăn có sẵn và các loại phế phụ phẩm nông nghiệp

để tăng số lượng, chất lượng thức ăn và hạ giá thánh sản phẩm

- Phải có chế độ bảo quản dự trữ thức ăn, chế biến thức ăn để điều hoà lượng thức ăn

- Đẩy mạnh việc chế biến thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để bổ sung và bảo đảm giá trị dinh dưỡng cho lợn

- Tiến hành nhập một số loại thức ăn bổ sung mà ta chưa sản xuất được

3.2.3 Về thú y:

- Củng cố và xây dựng hệ thống thú y từ Trung ương đến địa phương

- Tăng cường công tác kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ để tránh lây lan bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

- Tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất thuốc, buôn bán thuốc để đảm bảo chất lượng thuốc và phòng chống dịch bệnh kịp thời, có hiệu quả

4 PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN CHĂN NUÔI LỢN:

- Muốn nuôi lợn được tốt phải hiểu được đặc điểm sinh lý của lợn nên phải nắm được môn cơ sở Giải phẫu- Sinh lý gia súc

- Muốn chọn giống lợn tốt phải nắm chắc môn học giống - Kỹ thuật truyền giống

- Muốn nuôi dưỡng tốt phải có thức ăn tốt, muốn phòng bệnh tốt phải học tốt các môn Thú y

- Muốn có hiệu quả kinh tế phải biết tổ chức và quản lý

- Gắn chặt học lý thuyết với thực hành tại cơ sở chăn nuôi

Trang 7

PHẦN I: ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI LỢN CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC GIỐNG LỢN Mục tiêu:

- Mô tả được đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của các giống lợn nuôi hiện nay; nêu được các đặc tính tốt của lợn và biết cách chọn lọc, nhân giống lợn

- Phân biệt được các giống lợn nuôi, vẽ được sơ đồ các công thức lai giữa các giống lợn với nhau

- Ý thức được tầm quan trọng của công tác giống trong chăn nuôi lợn

1.1.1 Các giống lợn nội

Các giống lợn nuôi nội đã được hình thành từ lâu đời trong hoàn cảnh các nền sản xuất kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi với các tập quán canh tác khác nhau; các vùng sinh thái khác nhau Đặc điểm chung của các giống lợn nội là có hướng sản xuất kiêm dụng, tầm vóc nhỏ, năng suất thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất chăn nuôi tận dụng điều kiện thiên nhiên cũng như sản phẩm phụ của cây trồng, thích ứng với môi trường khí hậu nóng ẩm, khả năng đề kháng với bệnh tật cao

a Lợn ỉ

* Nguồn gốc và sự phân bố: lợn ỉ có nguồn gốc ở tỉnh Nam Định, được nuôi nhiều ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ như Hà Nam, Ninh Bình, Hoà Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nội, Thanh Hoá, Hải Phòng …

* Đặc điểm ngoại hình: có 2 dạng hình: Ỉ mỡ và Ỉ pha; lông màu đen tuyền, Lưng võng, bụng xệ, chân thấp và thô, má xệ, cổ nhiều ngấn nhăn Ỉ mỡ trán nhăn, mặt gãy; Ỉ pha mặt gần phẳng

Thành thục sớm nhưng chậm lớn, tầm vóc nhỏ

Trang 8

* Khả năng sinh trưởng: sinh trưởng chậm, khối lượng 60 ngày tuổi đạt 5,0-5,5

kg Lợn thịt nuôi 10 tháng tuổi mới đạt 50-60 kg Khối lượng trưởng thành: 32 tháng tuổi đạt 70-75 kg

* Nguồn gốc: là lợn miền duyên hải gốc ở huyện Móng Cái tỉnh Quảng Ninh

Có 3 dạng hình: Móng Cái xương to, Móng cái xương nhỡ và Móng Cái xương nhỏ

* Ngoại hình: đầu đen có đốm trắng ở giữa trán kéo dài xuống gần mũi có dạng hình nêm hoặc hình thoi, mõm ngắn Lông thưa, da mỏng Lưng và mông màu đen, khoảng đen này kéo dài 1/2- 1/3 bụng bịt kín mông và đùi có dáng hình yên ngựa (vết lang hình yên ngựa) Có một vành trắng vắt ngang giữa cổ và vai kéo dài xuống bụng

và bốn chân Danh giới giữa trắng và đen có một đường biên giới rộng 3-4 cm, trên

đó da đen lông trắng Dáng thấp, lưng yếu và hơi võng, bụng xệ, má bệu, ở cổ ngắn và

to có nhiều ngấn Có 12 -14 vú

* Khả năng sinh trưởng:

Trang 9

Khối lượng sơ sinh đạt 0,5- 0,6 kg/con

Khối lượng lúc 60 ngày tuổi: 6,5- 6,8 kg

Lợn trưởng thành con cái đạt 95- 100 kg

Lợn nuôi thịt 10 tháng tuổi đạt 60-70 kg

Chất lượng thịt giống như lợn Ỉ, tỷ lệ nạc thấp: 34-35%, tỷ lệ mỡ cao: 41-42%, tiêu tốn thức ăn 5-6 kg thức ăn hỗn hợp cho 1 kg tăng trọng

* Khả năng sinh sản cao, đạt 10-14 con/ổ

Hướng sử dụng: làm nái nền để lai với các giống lợn ngoại, chọn lọc giữ vốn gen

* Khả năng sinh sản: mỗi năm lợn cái đẻ từ 1-1,2 lứa Mỗi lứa đẻ 5-6 con Trọng lượng cai sữa 3 kg Thời gian cai sữa 40-45 ngày Tuổi động dục lần đầu sớm;

3 tháng tuổi Trọng lượng lúc giết thịt: 25-30 kg, tỷ lệ móc hàm thấp 40-45 %

Giống lợn cỏ được nuôi nhiều ở các tỉnh: Nghĩa Bình, Phú Khánh, Quảng Nam,

Đà Nẵng

d Lợn Ba Xuyên

* Nguồn gốc: giống lợn Ba Xuyên, nó là một giống lợn lai giữa giống lợn địa phương Nam Bộ với lợn địa phương ở đảo Hải Nam (Trung Quốc), lợn Craonaise

Trang 10

(Pháp) tạo ra lợn Bồ Xụ Lợn Bồ Xụ được lai với lợn Bershire (Anh) hình thành nên lợn Ba Xuyên

* Về ngoại hình: lợn Ba Xuyên có màu trắng đen loang lổ xen kẽ nhau, không

có hình thù cố định nên còn gọi là lợn bông, tai to và hơi rủ về phía trước, Chân cao, bụng gọn Lưng thẳng, bốn chân vững chắc Lợn Ba Xuyên hiện nay được nuôi nhiều

ở các huyện Vị Xuyên (Sóc Trăng) thuộc tỉnh Hậu Giang

* Khả năng sinh trưởng:

Khối lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 70 kg/con

Khối lượng lợn trưởng thành lúc 30-32 tháng tuổi đạt 120-150 kg

* Về khả năng sinh sản: lợn cái có thể sử dụng lúc 8 tháng tuổi Lợn nái đẻ

7-9 con/lứa Khối lượng sơ sinh: 0,6-0,7 kg/con Khối lượng lượng cai sữa đạt 6 kg/con

Trang 11

* Về ngoại hình: lợn Thuộc Nhiêu lông da trắng tuyền, trên da có thể có các bớt đen nhỏ Đầu to vừa, mõm hơi công Tai to vừa, ngắn, đưa về phía trước, tầm vóc to, bốn chân vững chắc

* Khả năng sinh trưởng:

Lợn Thuộc Nhiêu sinh trưởng và phát dục khá tốt Trong điều kiện chăn nuôi gia đình lúc 30 ngày tuổi đạt khối lượng 7 kg/con Lúc 10 tháng tuổi đạt 95 kg/con., mức tiêu tốn thức ăn/lg tăng trọng: 5,5 đơn vị thức ăn

Tỷ lệ nạc: 48-52%

Hình 1.4 Lợn Thuộc Nhiêu

* Khả năng sinh sản:

Tuổi phối giống lần đầu: 210 ngày

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa: 94%

Số con đẻ bình quân: 9 con/ 1 ổ

Số lứa đẻ/năm: 2 lứa/năm

f Giống lợn địa phương ở tỉnh Hoà Bình

Giống lợn được nuôi phổ biến là giống lợn đen

Lợn đen ở Hoà Bình, được chăn nuôi phổ biến ở các xã vùng sâu, vùng xa của các huyện trong tỉnh

* Ngoại hình: lông da đen toàn thân, một số con có đốm trắng ở thân hoặc bốn chân

Trang 12

Lợn đực và lợn cái có tầm vóc nhỏ bé, mình thuôn, tai nhỏ, lưng thẳng có nhiều con lưng võng, chân nhỏ, đi móng, mặt nhỏ, mõm dài, nhọn, mắt nhỏ tinh nhanh, bụng gọn không xệ, dáng đi nhanh nhẹn

* Khả năng tăng trọng trong giai đoạn nuôi thịt:

Lợn đực trưởng thành có trọng lượng: 70-90 kg/con

Lợn 3 tháng tuổi đạt 5,5- 6 kg; 8 tháng tuổi đạt 12-13 kg

* Khả năng sinh sản: lợn nái đẻ từ 6-10con

Khối lượng sơ sinh đạt 0,38-0,42 kg

Số lứa đẻ/năm : 1,7 lứa

Lợn nái

Trang 13

Lợn đực giống

1.1.2 Giống lợn nhập nội

Các giống lợn ngoại có ưu điểm là khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp nhưng có nhược điểm là khả năng thích nghi kém với điều kiện nóng

ẩm ở Việt Nam, lợn dễ mắc bệnh về đường tiêu hoá và đường hô hấp…v.v

a Lợn Yorkshire large white

- Nguồn gốc: được tạo ra ở nước Anh thế kỷ 19

- Ngoại hình: lông da trắng tuyền, thân hình vững chắc, đầu nhỏ, thanh, tai to đứng, mặt dài, thẳng hoặc hơi cong, mình dài, lưng cong, bụng thon, mắn đẻ và nhanh lớn Lợn có 12 vú trở lên, được coi là giống dễ thích nghi và nuôi phổ biến ở miền ở nhiều nước trên thế giới

- Về sinh trưởng phát dục:

+ Trọng lượng sơ sinh: 1,3-1,4 kg

+ Khối lượng lợn lúc 60 ngày tuổi: 16-20 kg Lúc 6 tháng tuổi lợn đạt 90-100 kg/con

+Khối lượng lúc 12 tháng tuổi: 160-165 kg

- Về khả năng sinh sản: Lợn đực 8 tháng tuổi có thể sử dụng phối giống

+ Tuổi phối giống lần đầu: 304 ngày

Trang 14

+ Đẻ 1,9 lứa/năm, đẻ 10-12 con/ổ

- Hướng sử dụng: lợn Yorshire là giống lợn tốt có thể nuôi thuần chủng hoặc cho lai với các giống trong nước để cải tạo giống trong nước, hoặc có thể cho lai với các giống khác đều rất tốt

Hình 1.5 Lợn Landrace

b Lợn Landrace

* Nguồn gốc và sự phân bố của lợn Landrace: được tạo ra ở Đan mạch năm

1900 do tạp giao giữa các giống lợn địa phương với nhau Lợn Landrace có những đặc điểm ưu việt như sinh trưởng phát triển nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, hướng sản xuất là hướng nạc nên đã nhanh chóng phân bố tương đối rộng khắp Lợn Landcae nhập vào nước ta từ năm 1964 để cho lai với các giống lợn khác

* Đặc điểm ngoại hình: toàn thân màu trắng, đầu nhỏ, dài, tai to rủ về phía trước che kín cả mắt

Lưng thẳng, chắc hơi cong lên, thân dài 1,8 - 2 m có 16 đôi xương sườn, đuôi dài, quăn

Ngực hẹp nhưng sâu Mông phát triển chủ yếu là chứa thịt nạc

Chân to trung bình, vững chắc

* Sinh trưởng phát dục:

Khối lượng sơ sinh: 1,3 - 1,4 kg

Khối lượng lúc 60 ngày tuổi: 16-20 kg

Khối lượng 6 tháng tuổi 90-100 kg Đực trưởng thành nặng 300-320 kg, cái 220-250 kg

* Khả năng sinh sản:

Trang 15

Tuổi phối giống lứa đầu: 310 ngày

Khối lượng sơ sinh: 1,2 - 1,3 kg

Khối lượng cai sữa 60 ngày tuổi: 10-12 kg

Nuôi khoảng 170 ngày có thể đạt 100kg, tăng trọng 785 g/ngày

Khối lượng 12 tháng tuổi: 140-145 kg

Dài thân: 154 cm

Trang 16

Vòng ngực: 149 cm Khối lượng trưởng thành: con đực: 320-380 kg, con cái: 220-280 kg

Hình 1.7 Lợn Duroc

* Về khả năng sinh sản: tuổi phối giống lần đầu: 314 ngày

Khả năng đẻ: 1,8 lứa/năm, mỗi lứa đẻ 8-9 con

Lượng tinh dịch/lần xuất: 164 ml

Hoạt lực: 0,7

Nồng độ: 347 triệu/ml tinh dịch

d Lợn Pietrain

* Nguồn gốc: được tạo ra ở Bỉ (1920) tại làng Pietrain

* Ngoại hình: màu lông da có những vết đen Mông vai rất phát triển

* Khả năng sinh trưởng: tăng trọng bình quân/ngày là 770 g Tỷ lệ nạc/thịt xẻ trên 60% Rất mẫn cảm với nhiệt độ, vận chuyển

* Khả năng sinh sản:

Tuổi đẻ lứa đầu 418 ngày

Khả năng đẻ: 2,0-2,2 lứa/năm, mỗi lứa đẻ 10,2 con

Trang 17

Hình 1.8 Lợn pietrain

1.2 ĐẶC TÍNH TỐT CỦA LỢN:

1.2.1 Đặc tính tốt của lợn thịt:

- Lợn là loài gia súc dễ nuôi, ăn tạp Lợn có thể lợi dụng tốt nhiều loại thức ăn,

do đó nguồn thức ăn của lợn tương đối rộng rãi Lợn có thể tận dụng thức ăn thô xanh, các loại thức ăn phế phụ phẩm của ngành nông nghiệp cũng như các loại thưc

ăn có nguồn gốc động vật, các loại thưc ăn bổ sug khoáng, vitamin, kháng sinh…

Nếu so sánh giữa các giống lợn thì giống lợn nội có khả năng lợi dụng thức ăn thô xanh tốt hơn

- Lợn là loài gia súc có năng suất thịt cao, phẩm chất thịt tốt: lợn có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, có khả năng tích luỹ mỡ và protein cao Nếu đem so sánh với các loài gia súc khác thì lợn có số lần tăng trọng so với lúc sơ sinh cao nhất

và có tỷ lệ thịt xẻ cao nhất

Phẩm chất thịt tốt thể hiện trong 1 kg thịt có 2700Kcal, trong khi đó 1 kg thịt

dê, cừu có 1430Kcal, 1 kg thịt bò có 1580 Kcal

- Lợn có khả năng thích cao với các điều kiện khí hậu nóng và rét, do đó địa bàn phân bố của lợn tương đối rộng rãi trên thế giới

Lợn tích luỹ mỡ dưới da nhiều để chống lạnh, trái lại tại vùng nóng thì lợn tăng cường hô hấp để thải nhiệt đảm bảo than nhiệt bình thường, mặt khác lợn rất thích đằm tắm để tăng cường thoát hơi nước trrên bề mặt, hĩư cho nhiệt độ cơ thể ổn định

Trang 18

- Lợn dễ huấn luyện nên dễ dàng thành lập những phản xạ có điều kiện để thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý lợn như: tập cho lợn ăn đúng chỗ, đúng giờ, huấn luyện lợn đực nhảy giá trong khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo…

1.2.2 Đặc tính tốt của lợn nái

- Tính đẻ sai: lợn là loài gia súc có khả năng sinh sản cao Bởi vì, lợn là một loài gia súc đa thai, trong điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc hợp lý và có con giống tốt thì một năm, một lợn nái có thể đẻ 1,8-2,2 lứa, mỗi lứa đẻ 10-12 con Mỗi năm một lợn nái có thể sản xuất được 1,5 - 2 tấn thịt lợn hơi

Nếu lợn nái đẻ ít, mỗi lứa chỉ đẻ 3-5 con thì người chăn nuôi sẽ lỗ vì vậy tính

đẻ sai của lợn nái bao giờ cũng được đặc biệt chú ý

- Tính tốt sữa: sữa tốt sẽ làm cho lợn con mau lớn, trơn lông, mượt da, trọng lượng cai sữa cao Ngược lại sữa kém (ít sữa) thì lợn con sẽ tăng trọng chậm, trọng lượng cai sữa thấp, lông xù, da thô, ngoại hình xấu sẽ khó bán lợn con và không được giá, ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của lợn thịt sau này Do vậy phải chọn những nái có khả năng sản xuất sữa tốt

1.3 CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG LỢN

1.3.1 Chọn lọc giống lợn

Khái niệm: chọn lọc là quá trình giữ lại những cá tốt, phù hợp với nhu cầu của

người chọn giống và loại thải những cá thể không đạt yêu cầu

a Những chỉ tiêu dùng chọn lọc giống

* Chọn lọc về ngoại hình, thể chất:

- Ngoại hình và thể chất của lợn tuỳ thuộc theo từng phẩm giống Mỗi giống lợn có những đặc điểm về ngoại hình không giống nhau như màu sắc lông da, tầm vóc, hình dáng Ví dụ: Lợn Móng cái có màu lông da trắng đen, lợn Landrace thì lông

da trắng tuyền….Vì vậy khi chọn làm giống phải có ngoại hình phù hợp với đặc điểm của giống

- Giống lợn nào có ngoại hình tốt, thể chất tốt thì sẽ có khả năng sinh trưởng phát dục nhanh, khả năng tăng trọng nhanh và ít bệnh tật, từ đó mà tạo điều kiện cho việc giảm chi phí giá thành/đơn vị sản phẩm

- Chọn lọc về ngoại hình: chọn con có ngoại hình cân đối, tầm vóc to, kết cấu giữa các phần cơ thể hài hoà, bốn chân vững chắc, mắt tinh, tai thính, nhanh nhẹn, không chọn con lưng quá võng, bụng quá sệ sát đất (đặc biệt là các giống lợn nội), chân không đi chữ bát Chọn con gáy và vai nở nang, mông dài rộng, mình dài, lưng phẳng và rộng, ngực sâu và rộng, bả vai dài, nở nang, bắp đùi to

- Việc chọn giống lợn nuôi phải phù hợp với mục đích chăn nuôi và hướng sử

dụng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng cũng như xuất khẩu

Trang 19

* Sinh trưởng phát dục:

Trong tuyển lựa nên căn cứ vào độ tuổi và các chiều đo: ở mỗi độ tuổi , cơ thể lợn sẽ phát triển đến một mức độ nhất định về khối lượng cơ thể, các chiều đo của cơ thể như dài thân, vòng ngực, chiều cao chân …

Ví dụ: Lợn Móng cái lúc 2 tháng tuổi có khối lượng 8 kg là tốt

Lợn Yorshire lúc 2 tháng tuổi có khối lượng 16- 20 kg là tốt

Trong tuyển chọn nên căn cứ vào tháng tuổi để chọn những con có chiều dài thân, vòng ngực hoặc khối lượng cao để làm giống, vì đó là những con chóng lớn, có mức độ chuyển hoá thức ăn tốt và hệ số tiêu tốn thức ăn/1 kg trọng lượng thấp

Cân trọng lượng: tốt nhất dùng cân để cân, cân vào buổi sáng lúc chưa cho lợn

ăn để chọn những con có trọng lượng cao

Có thể đo vòng ngực và dài thân để tính khối lượng (P) theo công thức

P = VN2 x DT x 87,5 Cách đo các chiều (đơn vị tính: cm):

- Dài thân thẳng(DT): Đo từ trung điểm giữa hai tai đến khấu đuôi, đo cả chỗ võng Tư thế lợn phải đứng thẳng, người đo đứng bên trái con lợn (đo bằng thước dây) đầu lợn không cúi xuống hoặc nghiêng cổ lên

- Vòng ngực (VN): Đặt thước dây thẳng u vai vòng qua ngực, sát với khúc khuỷu chân trước (không đo chặt hoặc lỏng quá)

- Cao chân: Đo bằng thước dây hoặc thước gỗ từ chân đứng thẳng đến đỉnh cao nhất của u vai

* Sức sản xuất:

- Sức sản xuất của lợn nái:

+ Khả năng sinh sản của lợn nái:

Số lượng của đàn con: được đánh giá dựa trên số lượng con nó đẻ ra nhiều hay

Trang 20

Độ đồng đều: có 2 cách tính: 1) P từng con so với toàn ổ

Pss min 2) Tỷ lệ đồng đều phát dục (%)= x 100

Pss maxTrong đó: Pss min: Khối lượng con nhỏ nhất trong đàn

Pss max: Khối lượng con lớn nhất trong đàn

Số lứa đẻ ra/lứa: đối với lợn nái phải đạt 1,8 – 2,2 lứa/năm

Số con cai sữa/lứa và số con cai sữa/nái/năm

Số con còn sống đến khi cai sữa

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa = x 100

Số con đẻ ra giữ lại để nuôi

* Khả năng tiết sữa của lợn nái:

Để đánh giá sức tiết sữa của lợn nái người ta cân trọng lượng toàn ổ lợn lúc 21 ngày tuổi hoặc 30 ngày tuổi Ở lứa tuổi này, sự tăng trọng của lợn con chủ yếu là do sữa mẹ tạo nên, vì vậy có thể tính theo công thức sau:

S = 3 (P2- P1)

Trong đó:

S: Sức tiết sữa của lợn nái

P1: Khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh

P2: Khối lượng toàn ổ lợn con lúc 21 hoặc 30 ngày tuổi

Hệ số = 3 tức là cứ tăng 1 kg trọng lượng lợn con cần 3 kg sữa

Hoặc có thể tính theo công thức:

M= m1 + m2M: Lượng sữa tiết ra cả kỳ

m1 : lượng sữa tiết ra tháng thứ nhất

m2 : lượng sữa tiết ra ở tháng thứ hai

m1 = (Khối lượng toàn ổ 30 ngày – Khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh) x 3

1 2

5

4

m

- Sức sản xuất của lợn đực giống:

+ Trong trường hợp có lấy tinh để phối, đánh giá chất lượng tinh trùng dựa vào

Trang 21

Thể tích tinh dịch (V) (ml): đực nội V= 150 ml; các giống lợn ngoại V= 250 ml-300 ml

Hoạt lực (A): là số tinh trùng tiến thẳng trong vi trường, được tính bằng % hoặc phần 10 Yêu cầu A ≥ 0,7 (≥70%)

Nồng độ tinh trùng (C): nồng độ tinh trùng trong 1 ml tinh dịch được tính bằng triệu Thông thường nồng độ tinh trùng của lợn là 250 triệu/ml tinh dịch

Sức kháng (R): chỉ tiêu này nói lên sức chống chịu của tinh trùng trong điều kiện bất lợi, thường được đánh giá bằng sức chống chịu của tinh trùng với dung dịch NaCl 1%

Yêu cầu: R của tinh trùng lợn đực nội ≥ 1500 lần

R của tinh trùng đực ngoại ≥ 3000 lần

Nghĩa là mức độ pha loãng tinh dịch bằng dung dịch NaCl 1% làm cho tất cả tinh trùng trong tinh dịch bị chết

Tỷ lệ kỳ hình (K): nói lên số lượng tinh trùng có hình dạng không bình thường chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số tinh trùng đã quan sát được Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt

Yêu cầu: K≤ 10%

+ Khi phối giống cho lợn nái đánh giá đực giống bằng 2 chỉ tiêu:

Khả năng giao phối của lợn đực giống: nếu giao phối trực tiếp phải đạt 40-45

con lợn cái có chửa trở lên

Nếu giao phối giống nhân tạo phải đạt 200-300 con cái có chửa đối với lợn nội

và 300- 500 con cái có chửa đối với đực ngoại

Số con cái có chửa

+ Khả năng sinh trưởng phát dục,

+ Khả năng sinh sản: số con sơ sinh còn sống/ổ; khối lượng sơ sinh

+ Mức độ tiêu tốn thức ăn v.v

* Chọn lọc bản thân:

Trang 22

Đánh giá bản thân là đánh giá dựa trên các đặc điểm tốt của con lợn giống đó bởi tất cả các đặc tính tốt ấy sẽ di truyền cho đời con cái của nó và bao gồm:

1.3.2 Nhân giống lợn:

a Nhân giống thuần :

Khái niệm: Nhân giống thuần là cho đực và cái cùng một giống hoặc dòng cho

giao phối với nhau Cách thức nhân giống này thì tạo nên được tính đồng nhất về dòng họ, tính đồng nhất về đặc tính sản xuất trong một dòng họ, tính đồng nhất về đặc tính sản xuất trong một dòng, một giống Song trong quá trình thực hiện để nâng cao được chất lượng thì cần phải có sự chọn lọc nghiêm ngặt để làm tăng những ưu điểm sẵn có của từng cá thể, của giống, của dòng

Nhân giống theo dòng có nghĩa là:

- Gây tạo và chọn ra đàn gia súc chủ yếu (đàn hạt nhân) bắt đầu từ đực đầu dòng

- Dựa vào loại hình, ghép đôi giao phối thận trọng, cho giao phối ở mức độ trung thân trong trường hợp đặc biệt

- Lợi dụng thích đáng gia súc ở dòng khác để tận dụng phẩm chất mới xúc tiến dòng phát triển của đặc điểm sẵn có

- Đào thải những gia súc có loại hình không thích hợp

- Tạo điều kiện ngoại cảnh có lợi để xúc tiến dòng phát triển và duy trì loại hình

và sức sản xuất theo hướng ta chọn

Trang 23

Có nhiều hình thức nhân giống mà hiện nay vẫn sử dụng:

+ Nhân giống thuần chủng giống địa phương: là giống được sinh ra và lớn lên ở địa phương, khu vực nào đó, ở đó chúng có sự thích nghi cao

+ Nhân giống thuần chủng giống nhập nội: giống có năng suất cao từ ngoài đưa vào Song chưa thích nghi nên cần nuôi thích nghi và làm tăng khả năng thích nghi và cũng như số lượng con thuần

+ Nhân giống thuần chủng giống mới tạo thành: do mới tạo thành, chưa thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, đặc tính di truyền chưa ổn định, số lượng còn ít, địa bàn phân bố hẹp cần phải củng cố nhân lên

b Nhân giống tạp giao

* Lai kinh tế: là lai giữa 2 hay 3, 4 giống, dòng để tạo ra ưu thế lai ở đời F1 Tất

cả các con lai đều đem nuôi thịt kể cả đực và cái

- Ưu điểm: là sản sinh ra những lợn con khoẻ mạnh, mau lớn, khả năng tăng trọng nhanh và tiêu tốn thức ăn thấp, sức chống đỡ với bệnh tật cao

- Nhược điểm: do lợi dụng ưu thế lai cao thì lai giữa các giống thuần chủng, vì vậy trong một cơ sở phải nuôi nhiều giống thuần chủng nên sẽ phức tạp cho việc quản

Trang 24

Đực A Cái B Cái C Đực D

Con lai F1 Con lai F1

Con lai 4 máu

Hình 1.9 Sơ đồ lai kinh tế

* Lai cải tạo (liên tục) :

Những giống lợn địa phương xét về phương diện sản xuất thì có nhiều đặc điểm, tính năng sản xuất tương đối tốt nhưng còn một số khuyết điểm về ngoại hình như tầm vóc nhỏ, lưng võng, tỷ lệ mỡ cao thì cần phải cải tạo một vài đặc điểm ấy bằng cách cho lai với một số giống khác có những đặc điểm ấy tốt hơn

Cái A Đực B(Con cải tạo)

(con được cải tạo)

Trang 25

- Ưu điểm: Chỉ cần sửa chữa một vài khuyết điểm của một giống nào đó nên chỉ có thể nhanh đạt được mục đích

- Nhược điểm: Giống đi cải tạo phải có đặc điểm trội hơn giống cải tạo

* Lai cải tiến:

Phương pháp này là nhằm mục đích củng cố, nâng cao một vài đặc tính tốt của một phẩm giống hoặc cần sửa chữa khuyết điểm nào đó tồn tại ở một phẩm giống Nếu bằng chọn lọc thuần chủng thì tốn thời gian rất nhiều

Yêu cầu: bắt buộc con lai phải giữ nguyên được đặc tính cơ bản của phẩm

giống tốt Vì vậy cần hết sức thận trọng, tính toán khi chọn “giống cải tiến” và thường chỉ pha máu một lần thôi Giống dùng đi cải tiến phải có tính năng sản xuất và ngoại hình, thể chất tương tự như giống được cải tiến nhưng vì một vài đặc tính cần thiết thì cần trội hơn hẳn, thường có 2 cách:

Cách 1:

Cố định ở đời lai II (tự giao) hoặc cố định ở đời lai III (tự giao)

Ởđời II thì con lai 1/4 giống đi cải tiến và 3/4 giống được cải tiến (giống cũ)

Cái A Đực B(con đi cải tiến)

(Con được cải tiến)

Đời I (1/2A )Cái F1 (1/2A) Đực A

Đời II (Tự giao) Cái F 2 (3/4A) Đực A)

Đời III F3(7/8A) Đực F3(7/8A)

Tự giao Hình 1.11 Sơ đồ cải tiến:

Đời II: chọn những con đực lai F1 , cái lai F1 tốt nhất cho giao phối với cái tốt,

và đực tốt của giống được cải tiến và tự giao ở đời II

Cách 2: nếu thấy chưa đạt thì có thể cố định ở đời III

Dùng con lai đực và cái lai đời II (3/4 máu giống được cải tiến) cho lai với cái

và đực tốt của giống được cải tiến để ra đời F3: có 7/8 máu được cải tiến và 1/8 máu giống đi cải tiến

Trang 26

- Ưu điểm: không cần nhiều đực giống, đặc biệt nếu áp dụng bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo

- Nhược điểm: cần phải đặc biệt chọn giống cải tiến và tiến hành giao phối một cách nghiêm ngặt để giữ nguyên được đặc tính tốt của giống cải tiến

* Lai luân chuyển:

Lai luân chuyển là bước phát triển tiếp theo của lai kinh tế, trong đó sau mỗi đời lai người ta thay đổi đực giống của các giống đã được sử dụng

Cũng như lai kinh tế, lai luân chuyển là phương pháp lai giữa 2 giống, 3 giống hoặc 4 giống

Ưu điểm :

+ Trong quá trình lai đã tạo được đàn cái giống để tự thay thế(luôn giữ con lai làm nái nền), chỉ cần nhập đực giống (hoặc tinh dịch) từ bên ngoài, không cần phải tiếp tục giữ các giống, dòng thuần ban đầu như trong lai kinh tế

+ Ưu điểm quan trọng của lai luân chuyển là qua các đời lai vẫn có thể duy trì được ưu thế lai ở một mức độ nhất định

Các phương pháp lai luân chuyển :

Lai luân chuyển hai giống hoặc hai dòng :

Trang 27

Lai gây thành là dùng hai hay nhiều giống cho lai với nhau với mục đích là tạo

ra một giống hoàn toàn mới mang các đặc tính tốt của các phẩm giống tham gia

- Điều kiện áp dụng: khi không thể nhập nội các giống cao sản thuần chủng vì khó thích nghi với hoàn cảnh địa phương

Chú ý: + Giao phối hai hay nhiều giống gia súc để có những con lai có tính di truyền

sinh động, giảm tính bảo thủ của giống gốc

+ Nuôi dưỡng con lai và điều khiển tính di truyền theo hướng dự định

+ Tiến hành chọn lọc và chọn đôi giao phối những con lai để củng cố tính di truyền , tăng giá trị nhiều mặt của giống tạo thành

Thường cho tự giao những con lai F2 hoặc F3

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

1 Phân biệt đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất và hướng sử dụng của các giống lợn hiện đang có ở nước ta

2 Nêu các chỉ tiêu dùng để chọn lọc sức sản xuất của lợn nái?

3 Nêu ưu nhược điểm của các phương pháp lai giống lợn? Vẽ sơ đồ lai của từng phương pháp

4.Ý nghĩa của công tác giống trong chăn nuôi lợn?

5 Mỗi nhóm sưu tầm ảnh chụp cùng tài liệu mô tả nguồn gốc, ngoại hình, năng suất của hai, ba giống lợn khác nhau Cả lớp biên tập thành một tài liệu giới thiệu đặc điểm giống vật nuôi có ở nước ta

Trang 28

CHƯƠNG 2: THỨC ĂN CHO LỢN Mục tiêu:

- Liệt kê được các loại thức ăn dùng cho lợn; biết được các thông tin về thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn thường dùng cho chăn nuôi lợn

- Lựa chọn và tìm kiếm được các loại thức ăn cung cấp năng lượng(tinh bột) và cung cấp protein(đạm), thức ăn bổ sung khoáng, vitamin có chất lượng tốt, phù hợp cho lợn

- Vận dụng linh hoạt các loại thức ăn để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho lợn

Thức ăn cơ bản được phân ra 2 nhóm chính:

Nhóm cung cấp năng lượng (tinh bột) Nhóm cung cấp protein (đạm)

2.1.1 Nhóm cung cấp năng lượng

a Thóc (lúa)

Là loại ngũ cốc dùng cho người và gia súc, thường lúa xay ra gạo cho người, nhưng cũng được sử dụng 1 phần làm thức ăn gia súc Lượng protein, chất béo, giá trị năng lượng thấp hơn ngô, còn xơ lại cao Tỷ lệ protein trung bình của thóc là 78-87g/kg và xơ từ 90-120g/kg

Thóc tách trấu có giá trị dinh dưỡng cao, lợn dễ tiêu hoá và hấp thụ tốt Trấu chiếm khoảng 20% trọng lượng hạt thóc Trấu rất giàu silic, các mảnh trấu sắc, nhọn

dễ làm tổn thương thành ruột Do đó khi dùng thóc làm thức ăn cho lợn cần phải loại

bỏ trấu

b Ngô bắp

Ngô là loại thức ăn chủ yếu của lợn, gồm ngô trắng và ngô vàng

- Ưu điểm:

Trang 29

+ Trong ngô vàng chứa nhiều caroten hơn, nhiều vitamin nhóm B và D Đặc biệt trong ngô có chứa hàm lượng năng lượng cao nhất

+ Ngô giàu tinh bột, ngon miệng, tỷ lệ tiêu hoá cao

Cám gồm có 2 loại là cám to và cám nhuyễn (cám lau)

- Cám to: Gồm có trấu, mày và mộng hạt lúa cùng một ít vỏ ngoài hạt gạo Thần phần dinh dưỡng chủ yếu gồm có:

Năng lượng: 2553 KCal(cám gạo tẻ xát máy loại 1)

+ Lợn thịt nuôi hoàn toàn bằng cám to thì chậm lớn và mỡ nhão

+ Cám có nhiều lipit dễ bị ôxi hoá có mùi hôi, dễ bị mốc

Trang 30

Cám to nên trộn cho lợn nái không quá 30%; lợn choai từ 10-20% Lợn con không nên cho ăn

Chú ý: cám to không nên để lâu quá 3 tuần bởi còn nhiều lipit dễ bị oxi hoá có

mùi hôi, dễ bị mốc

- Cám nhuyễn: là một lớp vỏ lụa ngoài hạt gạo, có tỷ lệ protein (chất đạm), lipit (chất béo) và gluxít (bột đường) nhiều hơn nên dễ tiêu hoá hơn, không nên dùng quá 25% cho lợn con và cho lợn lớn

Chú ý: Cám nhuyễn không dự trữ quá 3 tuần vì cũng dễ bị hôi, mốc do ôxi hoá

Củ sắn khô bóc vỏ có chứa 72,8% gluxit; 2,38% protein; 0,38% lipit

Ưu điểm : là loại thức ăn phổ biến, rẻ tiền, có chứa nhiều tinh bột

Nhược điểm : trong sắn quá ít chất đạm, vitamin và chất khoáng Nếu cho lợn

ăn nhiều sắn trong khẩu phần thì lợn xù lông, chậm lớn

Bột sắn khô sử dụng 30-50% trong thức ăn hỗn hợp để nuôi lợn như sau:

Bảng 2.1 Tỷ lệ sắn phối hợp khẩu phần ăn cho lợn

Giai đoạn

Nguyên liệu

Lợn con (10-30 kg)

Lợn thịt (50-100 kg)

Lợn đực, nái, lợn choai (35-50kg)

Chú ý: trong sắn (tươi và vỏ ) có chất độc axit Cyanhydric (HCN) có thể gây

ngộ độc cho lợn Cần khử độc bằng cách: sắn tươi bóc vỏ và ngâm nước 24-48 giờ hoặc sắn thái lát phơi khô và xay nghiền thành bột để bảo quản

2.1.2 Nhóm thức ăn cung cấp protein(đạm):

a Bột cá

Trang 31

- Bột cá có nhiều chất béo(lipit): dùng cá nguyên con, thường dùng là cá nhỏ hay ướp nhiều muối, có lượng chất béo cao: 10-20%, muối khoảng 5-10%

- Bột cá ít chất béo: là những sản phẩm phụ còn lại sau khi đã lấy xong dầu Bột cá là loại thức ăn có nhiều protein, các axit amin thiết yếu như Lizin, Tryptophan, vì vậy nuôi lợn đạt hiệu quả tốt Ngoài ra trong bột cá còn chứa nhiều khoáng: Canxi (Ca): 4,23%; phốt pho (P): 3,73%, và một số vitamin B2, B12

b Bột thịt

Bột thịt được sản xuất từ xác súc vật cùng với các phủ tạng kém phẩm chất không dùng cho người, đem sát trùng, sấy khô và xay thành bột để cho lợn ăn Đây là loại thức ăn tốt nhất, có chứa tới 60% protein với nhiều loại axit amin cần thiết (Riêng Tryptophan ít hơn bột cá)

c Khô dầu lạc (Khô dầu phộng)

Khô dầu lạc có chứa: 45,5% protein, 8% lipit; 25,2% gluxit; 4,8% xơ

Ưu điểm : hàm lượng chất đạm cao, rẻ tiền được dùng nhiều nhất trong chăn nuôi lợn vì có hàm lượng dinh dưỡng cao, có vị ngọt, lợn thích ăn

Nhược điểm : khô dầu lạc dễ bị mốc, chỉ bảo quản được 2 tháng về mùa mưa, mùa khô có thể để được 5 tháng

Chú ý: khi thấy xuất hiện màu vàng hoặc xanh thì phải loại bỏ vì đã bị nhiễm

độc do nấm mốc

d Khô dầu đậu tương

Khô dầu đậu tương được dùng nhiều làm thức ăn bổ sung đạm cho gia súc, có chứa 40-45% protein, 1,3-1,8% chất béo Trong khô dầu đậu tương thiếu vitamin A

và B12 Có thể trộn khô dầu đậu tương với 3-5% bột cá

e Đỗ tương

- Đậu tương có chứa 37-39% protein; 16-21% lipit, 25% gluxit, ít xơ: 3,5-3,8% Thường dùng làm thức ăn cho người, chỉ một phần nhỏ dưới dạng bột đậu tương làm thức ăn cho gia súc

Ưu điểm: dễ kiếm, giá vừa phải, đủ axit amin không thay thế cơ bản

Nhược điểm: trong đậu tương có chứa chất độc Antitrypsin và Thyouranxin : Antitrypsin: nó chống lại sự tiêu hoá protit của men Trypsin Vì vậy cần xử lý qua nhiệt: rang, sấy, nấu chín để khử độc

Thyouranxin có tác dụng ức chế sự hoạt động của tuyến giáp, vì vậy nếu cho

ăn kéo dài cần trộn thêm Iod để chống bệnh biếu cổ

f Cua ốc

- Bột cua: bột cua cả con có chứa tới 47% protein; 1,6% Ca; 0,7% phốt pho (P), thường được làm thức ăn bổ sung đạm và khoáng cho lợn rất tốt

Trang 32

- Ốc sên: ốc sên bỏ vỏ có 11% protein; 0,15% Ca; 0,07 P Vỏ ốc sên thường được nung lên hoặc sấy khô nghiền nhỏ để làm thức ăn bổ sung khoáng cho lợn

Bột ruốc tép: Ruốc tép chứa 47,97% protein, được dùng làm thức ăn bổ sung

rất có lợi cho chăn nuôi lợn Nên dùng chung với các loại khô dầu

Để bổ sung khoáng đa lượng, vi lượng và vitamin cho gia súc Premix khoáng

và vitamin có nhiều loại tuỳ theo hãng sản xuất Thành phần chủ yếu là khoáng vi lượng: Mg, Fe, Cu, Co, Mn, I, Vitamin A, D,E; nhóm vitamin B, C …do đó có tác dụng kích thích tăng trọng ở gia súc

2.3 THỨC ĂN XANH - BỘT CỎ

2.3.1 Thức ăn xanh:

- Rau xanh bổ sung các chất dinh dưỡng như: Vitamin A, C, B

- Rau xanh có tính nhuận tràng, kích thích tiết sữa nên dùng cho lợn nái rất tốt Rau xanh dùng cho lợn có thể sử dụng nhiều loại: Rau bèo, rau muống, rau lấp,

lá bầu bí, rau khoai lang …

Có thể sử dụng các loại cỏ, đặc biệt là cỏ voi cho lợn ăn cũng rất tốt

2.3.2 Bột cỏ:

Bột cỏ: để đảm bảo dự trữ và thu gọn khối lượng rau cỏ từ mùa mưa sáng mùa

khô, người ta sấy khô, nghiền nhỏ rau cỏ khô thành bột, có thể trộn vào thức ăn hỗn hợp cho lợn Thường sử dụng các loại cây họ đậu để chế biến Bột cỏ có tỷ lệ protein cao: 20% tuỳ theo từng loại, nhiều caroten, vì vậy thường dùng để bổ sung đạm và vitamin A

Do dễ bị oxy hoá làm mất Caroten nên phải bảo quản trong túi nilon màu tối và

có trộn thêm chất chống ôxi hoá Thời hạn sử dụng bột cỏ thường được 2 tháng Chỉ

sử dụng các loại bột cỏ có màu xanh và có mùi thơm của cỏ phơi tốt, không mốc, không biến màu và có mùi lạ

Trang 33

Bột cỏ thường bổ sung vào 4-5% vào trong cám hỗn hợp để bổ sung cho lợn con và lợn nái nuôi con…

2.4 THỨC ĂN HỖN HỢP

2.3.1 Phân loại thức ăn hỗn hợp

a Thức ăn đậm đặc ( Tổng hợp chưa hoàn chỉnh)

- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh chỉ chứa một số thức ăn bổ sung như đạm, khoáng đa lượng, vi lượng, axit amin, vitamin Khi sử dụng, người chăn nuôi chỉ cần trộn thêm tinh bột nữa là đủ nhu cầu dinh dưỡng cuả lợn (trộn theo hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì)

Ưu điểm: có thể tận dụng được các nguyên liệu là những thức ăn cơ bản có sẵn

ở địa phương, giảm bớt công chuyên trở từ nơi chế biến đến nơi tiêu dùng

Nhược điểm:

+ Mất công trộn cho chăn nuôi,

+ Chất lượng khẩu phần ăn của lợn sẽ giảm do không tuân thủ theo hướng dẫn

b Thức ăn tổng hợp hoàn chỉnh

Là thức ăn đã được phối hợp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của từng loại lợn nuôi

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1 So sánh vai trò của thức ăn cơ bản và thức ăn bổ sung?

2 Ý nghĩa của việc tìm hiểu các loại thức ăn dùng cho lợn?

Trang 34

CHƯƠNG 3: CHUỒNG TRẠI CHO LỢN

Mục tiêu::

- Tự thiết kế, xây dựng chuồng trại cho lợn hợp lý và khoa học

- Vẽ được sơ đồ về cấu tạo chuồng trại cho lợn

- Lựa chọn được kiểu chuồng nuôi phù hợp với từng loại lợn

- Vận dụng linh hoạt nguyên vật liệu để xây dựng chuồng nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế

Nội dung tóm tắt:

- Tại sao phải nuôi lợn trong chuồng

- Địa điểm xây dựng

- Hướng chuồng

- Sắp xếp và quy hoạch mặt bằng trong trại lợn

- Tiêu chuẩn của một chuồng lợn tốt

- Cấu tạo chuồng và kiểu chuồng

3.1 TẠI SAO PHẢI NUÔI LỢN TRONG CHUỒNG

- Nuôi lợn trong chuồng đảm bảo vệ sinh cho người Lợn thả rông đi lại ỉa bừa bãi, phân và nước tiểu vung vãi là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, lây lan bệnh tật cho người và cho những con lợn khác

- Lợn nuôi nhốt cho ăn đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng thì sẽ nhanh lớn vì năng lượng chỉ tập trung cho việc lên cân chóng lớn

- Lợn nuôi nhốt trong chuồng còn tận thu được phân và nước tiểu, làm tăng thu nhập cho người chăn nuôi và cung cấp phân bón tại chỗ, tốt và rẻ cho ngành trồng trọt

3.2 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI

- Phải chọn nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bị nước ngập khi mưa lũ, tránh nơi

ẩm thấp gây bệnh cho lợn dễ bị mắc bệnh

- Chuồng được xây ở cuối hướng gió chính so với khu dân cư để tránh đưa hơi phân và mầm bệnh vào khu vực dân cư Cách xa nơi đông người như chợ, trường học, đường giao thông chính, lò vôi, lò gạch, khoảng cách tối thiểu là 200 m nhưng phải thuận tiện giao thông

- Gần nguồn nước để trồng và sản xuất rau xanh, cung cấp thức ăn xanh tại chỗ

- Đất làm chuồng trại phải chắc chăn, khô dáo, dễ thấm nước, mạch nước ngầm sâu và trước đây không có mầm bệnh

Trang 35

- Có nguồn nước sạch cho lợn uống và làm vệ sinh Vì vậy phải thăm dò trước khi xây chuồng trại

- Có khả năng mở rộng qui mô khi cần thiết

3.3 HƯỚNG CHUỒNG

Sau nhiều năm chăn nuôi công nghiệp, người ta đã rút ra kết luận:

- Nếu chăn nuôi quảng canh, sử dụng hệ thống thông thoáng tự nhiên thì tốt nhất là xây chuồng theo hướng Đông Nam để hứng được nhiều gió mát trong mùa hè nóng bức, giảm chi phí làm mát

- Nếu nuôi trong chuồng kín, điều hoà tiểu khí hậu bằng hệ thống quạt gió và dàn lạnh, tấm làm mát thì tốt nhất là làm nhà có trục song song với hướng gió chính (gió Đông Nam) để khi dùng quạt đẩy khí từ chuồng ra, xuôi với chiều gió thổi, làm giảm chi phí quạt đẩy và không cản bụi

Tránh xây dựng chuồng theo hướng Đông Bắc hoặc Tây Nam

3.4 SẮP XẾP VÀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG TRONG TRẠI LỢN

- Khu chuồng lợn thịt: tách riêng Khu chuồng lợn thịt thì bố trí như sau:

Lợn cai sữa -> lợn choai -> lợn vỗ béo

3.4.2 Bố trí các khu vệ sinh, phòng bệnh và thuận tiện cho việc quản lý chăm sóc:

- Cổng chính làm ở phía Đông hoặc Đông Nam khu trại có hố tiêu độc, có mái che Ngoài ra còn có cổng phụ để chuyển phân và nước tiểu

- Bố trí khu chuồng nọ cách khu chuồng kia từ 6-8 m tính từ hai chân tường của

2 chuồng sát nhau

- Nhà chứa phân: bố trí ở phía cuối hướng gió chính Hiện nay nhà chứa phân được thay thế bằng hầm Biogas nhằm xử lý ô nhiễm môi trường và sử dụng khí đốt, phát điện từ hầm Biogas

- Tất cả các chuồng phải có hệ thống rãnh thoát nước tiểu và nước rửa chuồng Những chất thải này cần cho chạy vào bể lọc 3 ngăn để lắng lọc trứng giun sán và được xử lý tiêu độc bằng thuốc khi tưới rau

- Hệ thống cống rãnh thoát nước trong trại bảo đảm có độ dốc 3-4%

- Nhà cách ly: bố trí phía Tây hoặc Tây Nam khu trại xa chuồng nuôi từ 20-30

m và ở cuối hướng gió

Trang 36

- Các công trình phụ: nhà kho, nhà làm việc, nhà chế biến thức ăn đặt ở ngoài

hàng rào khu chuồng, bố trí ở gần cổng chính

1 Nhà trực và kỹ thuật; 2 Cổng và hố vôi tiêu độc; 3,4,5,6, Nhà kho, giếng, sân phơi, nhà tắm; 7

Chuồng lợn đực; 8 Sân chơi chuồng lợn đực; 9 Chuồng lợn nái nuôi con; 10 Chuồng lợn nái chửa

và hậu bị; 11 Chuồng lợn thịt 4-6 tháng; 12 Chuồng lợn thịt 7-10 tháng tuổi; 13 Nhà cách ly; 14

Bể lắng lọc trứng giun sán; 15 Hàng rào bảo vệ; 16 nhà chưa phân

3.5 TIÊU CHUẨN CỦA MỘT CHUỒNG LỢN TỐT

Quan trọng nhất của một chuồng lợn tốt là tạo ra tiểu khí hậu tốt cho lợn như:

nhiệt độ, ẩm độ, ánh sang, không khí …Yêu cầu tiêu chuẩn cụ thể như sau:

- Diện tích ô chuồng phù hợp với yêu cầu của từng loại lợn như lợn thịt 2-6

tháng tuổi, lợn lớn hơn 6 tháng tuổi, lợn nái …

- Chuồng lợn phải bảo đảm thông thoáng tốt để không khí trong chuồng lợn

nuôi luôn luôn thay đổi và sạch, không bị ngộ độc bởi các khí độc thải ra như: CO2,

NH3, H2S … Đồng thời phải bảo đảm ấm áp về mùa đông, tránh gió lùa trực tiếp vào

đàn lợn

- Độ ẩm chuồng nuôi là tương đối 60-70% Muốn vậy phải thoáng, sử dụng vật

liệu hút ẩm tốt, bảo đảm độ dốc nền để thoát nước tốt

- Bố trí máng ăn, máng uống hợp lý để tăng diện tích sử dụng không gây bẩn và

ướt chuồng

Trang 37

Chuồng lợn nái nuôi con cần bố trí ô chuồng úm cho lợn con và ô tập ăn cho lợn con để có thể cai sữa sớm cho lợn con, tăng số lứa đẻ

- Bố trí cửa ra vào hợp lý để giảm bớt công nuôi dưỡng và chăm sóc

3.6 CẤU TẠO CHUỒNG VÀ KIỂU CHUỒNG

3.6.1 Cấu tạo chuồng:

a Nền chuồng:

- Phải chắc chắn, không bị nứt, không trơn, trượt, không quá nhám khiến lợn dễ

bị đau móng, viêm chân và bảo đảm nền chuồng luôn luôn khô ráo

- Vật liệu làm nền: Xi măng + Cát, gạch ….nền xi măng có kẻ ô để chống trượt Ởchuồng nuôi lợn con thường có ô úm cho lợn con hoặc lò sưởi trong những ngày lạnh

ăn cho lợn mà không phải đi vào chuồng để đổ cám

- Phần cuối của máng nên xây theo kiểu lòng thuyền để dễ quét rửa và dọn máng

- Kích thước máng ăn: tuỳ theo từng loại lợn

Thường bố trí ở ngoài sân lát sát chân tường phía lối đi dọn phân và dễ thoát nước

để đảm bảo chuồng luôn khô ráo Máng uống nên xây có lỗ thoát nước

c Vách và cửa chuồng

- Vách tường:

+ Phía Bắc chỉ chừa cửa thông ra sân lát với kích thước 70 x150 cm Phía trên cao sát mái có thể để các lỗ gạch thông gió cho thoáng khí

Trang 38

+ Tường phía Nam xây cao 1,2 m, phía trên làm cửa chống hoặc cửa sổ rộng 70cm để thoáng về ban ngày và ban đêm có thể đóng lại

+ Tường ngăn giữa các ô chuồng cao từ 0,8-1,2 m Vật liệu xây tường có thể dùng gạch, cát, xi măng

- Cửa chuồng: có kích thước 70 x 80cm - 90cm Đối với chuồng lợn nái cần có

ô cửa để lợn con chui ra vào dễ dàng

d Mái chuồng, ngăn chuồng:

* Mái chuồng:

- Cao nóc: 3,8 - 4 m, cao mái tranh từ 1,7-1,8 m

- Mái chuồng tuỳ theo kiểu chuồng:

+ Kiểu 2 dãy thì nên bố trí 2 mái bằng nhau

+ Kiểu 1 dãy thì nên bố trí 1 mái dài, một mái ngắn

- Vật liệu lợp mái: cỏ tranh, tôn, Fibroximăng…

* Ngăn chuồng:

- Ngăn chuồng lợn đực: có diện tích 5 m2/ô, có cửa thông ra lối đi cho ăn, thông với sân lát và thông giữa 2 ô sân lát với nhau

Có thể xây ô chuồng kích thước: 1,8-2,7 m

Máng ăn bố trí phía trước sát lối đi cho ăn Máng uống bố trí ngoài sân chơi

Độ dốc nền 2% Nên làm ximăng, kẻ ô tránh trơn trượt ngã

- Ngăn chuồng lợn nái:

+ Chuồng lợn nái thường có diện tích 4 m2 Đối với nái nuôi con nhốt mỗi con nhốt 1 ô Đối với nái chửa và nái chờ phối nhốt 4 con/1 ô

+ Cách bố trí máng ăn, máng uống như lợn đực

+ Độ dốc nền 2%, nên làm bằng nền ximăng và kẻ ô để tránh trơn

+ Đối với chuồng lợn nái còn có thể bố trí ô úm con và ô tập ăn cho lợn con

* Theo phương pháp nuôi lợn nái tiên tiến thì dùng kiểu chuồng cũi cho lợn nái nuôi con; lợn chửa được làm bằng sắt có kích thước: 60 cm x 230 cm x 100 cm Có bố trí máng ăn và vòi nước tự động

Ưu điểm:

+ Tiết kiệm diện tích chuồng

+ Do có máng ăn riêng nên có thể khống chế được mức ăn theo tiêu chuẩn đối với lợn nái ở các thời kỳ khác nhau

+ Tiện cho việc chăm sóc nhất là đối với lợn nái đẻ và nuôi con

+ Tránh cho lợn nái đè phải con, tăng tỷ lệ nuôi sống cao

Trang 39

Nhược điểm: chi phí xây dựng chuồng trại cao, lợn ít vận động

e Hành lang:

f Sân chơi:

- Đối với lợn nái và lợn đực giống phải có sân chơi

+ Lợn đực: diện tích sân chơi từ 5-9m2

+ Lợn nái: diện tích sân chơi từ 4-5 m2/con

Sân nên lát bằng gạch hoặc láng ximăng có độ dốc 3% từ cửa thông ô chuồng

ra phía rãnh thoát nước tiểu và nước rửa chuồng

3.6.2 Kiểu chuồng:

a Kiểu chuồng truyền thống

- Chủ yếu chuồng một dãy

- Phần chứa phân được tách riêng

- Được vệ sinh hàng ngày

Trang 40

Lát sân

Ngày đăng: 04/05/2017, 08:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w