NGHIÊN CỨU NUÔI VỖ BÉO CUA GẠCH (Scylla paramamosain) TRÊN BỂ VỚI CÁC LOẠI THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ KHÁC NHAU
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN
TRỊNH VĂN THĂM
NGHIÊN CỨU NUÔI VỖ BÉO CUA GẠCH
(Scylla paramamosain) TRÊN BỂ VỚI CÁC LOẠI THỨC ĂN
VÀ MẬT ĐỘ KHÁC NHAU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HOC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2010
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN
TRỊNH VĂN THĂM
NGHIÊN CỨU NUÔI VỖ BÉO CUA GẠCH
(Scylla paramamosain) TRÊN BỂ VỚI CÁC LOẠI THỨC ĂN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu trong thời gian học tập ở trường
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGs.Ts.Trần Ngọc Hải và PGs.Ts Trần Thị Thanh Hiền đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả quý thầy cô Khoa Thủy Sản Trường Đại học Cần Thơ đã hướng dẫn, và truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báo trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian thực hiện và viết đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Sở NN&PTNT Bạc Liêu, Lảnh Đạo và toàn thể cán bộ Chi Cục Quản Lý Chất Lượng Nông Lâm Sản Và Thủy Sản Bạc Liêu đã sắp xếp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi an tâm trong suốt thời gian học tập
Cảm ơn bạn bè cùng em Lý Vũ Lâm lớp đại học NTTS K32 và tập thể lớp Cao Học Nuôi Trồng Thủy Sản K15 đã hết lòng giúp đở tôi rất nhiều trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn văn nầy
Một lần nửa tôi xin cảm ơn những người thân của tôi đó là vợ, các con
và toàn thể anh chị em trong gia đình đã hết lòng động viên và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn nầy
Trịnh Văn Thăm
Trang 4Tóm tắt
Ba thí nghiệm nuôi nuôi vỗ béo cua gạch (Scylla paramamosain) trên bể với
các loại thức ăn và mật độ khác nhau được tiến hành ở Hòa Bình - Bạc Liêu Ở thí nghiệm nuôi vỗ cua với các loại thức ăn khác nhau được bố trí các loại thức ăn gồm
cá Rô phi (Oreochromis niloticus), thức ăn viên 35% đạm, Sò voi, Tôm bạc (Metapeneus tenuipes) và Ba khía (Sesarma mederi) Sau 15 ngày nuôi nghiệm thức
thức ăn viên cua chết hoàn toàn do cua không ăn thức ăn viên, còn các nghiệm thức khác cua bắt đầu lên gạch đầy Đến 30 ngày tỷ lệ sống và tỷ lệ gạch đầy lần lượt ở các nghiệm thức thức ăn cá rô phi là 75% và 63%; thức ăn sò voi là 100% và 100%; nghiệm thức tôm bạc là 91% và 75%; và thức ăn ba khía là 91% và 73% Tăng trọng (22,78 - 29,44 g) DWG (0,93 - 1,28 g/ngày), SGR (0,32 - 0,54 %/ngày) giữa các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0.05 Chỉ số GSI (6,94 -9,41%) Khối lượng gạch (20,83 - 28,23g) và tỷ lệ gạch/gan tụy (166,19 - 189,24%) của cua sau thí nghiệm ở các nghiệm thức đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05) so với cua trước thí nghiệm với GSI (1,30%), khối lượng gạch (3,91g) và
Thí nghiệm nuôi với các mật độ khác nhau được bố trí với các mật độ (6 con/m2; 12con/m2 và 24con/m2) nuôi mỗi con một lồng sử dụng thức ăn sò voi Sau
30 ngày nuôi tỷ lệ sống (72 – 78%), tỷ lệ cua đầy gạch (53 – 67%), tăng trọng 5,91g), DWG (0,21 – 0,22g/ngày) giữa các nghiệm thức khác hiệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05) Từ kết quả các nghiên cứu rất có ý nghĩa trong việc xây dựng mô hình nuôi cua gạch trong lồng trên bể Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho thấy, việc nuôi cua gạch trên bể xi măng nhìn chung cũng rất tiện lợi trong việc quản lý và chăm sóc
Trang 5(5,71-ABSTRACT
Three experiments on fattering female crabs (Scylla paramamosain) from
immature to full mature stage with different feeding types and densities in tankswere conducted in Hoa Binh district – Bac Lieu province
In the first experiment, there were 5 treatments using tilapia (Oreochromis niloticus), pellet feed (35% protein), clam (Fulvi mutica), shrimp (Metapeneus tenuipes), and sesamar crab (Sesarma mederi) to feed mud crabs After 15 days of
culture, in the treatment with pellet feed, all of crabs died because they could not accept this food while other treatments gave good results After one month, survival rate (SR) and ratio of full mature crabs in the tilapia diet, clam diet, shrimp diet, sesamar crab diet were 75% and 63%, 100% and 100%, 91% and 75%, 91% and 73%, respectively SGR of crabs among treatments were not significantly different (p>0.05) from one another However, GSI, ovary weight in all of diets were significantly different with the stocked crabs
In the second experiment, crabs were cultured individually in cages which was in size of 15cm x 20cm x 12cm, 30cm x 20cm x 12cm, or 40cm x 30cm x 12cm After 30 days, SR, WG, DWG were not significantly diffirent in these diets (p>0,05)
The third experiment was conducted with three densities: 6 crabs/m2, 12 crabs/m2,
24 crabs/m2 and each cage contained one crab After 30 days, SR, WG, DWG of crabs in these treatments were significantly different from one another (p>0.05) This research indicated that female crabs can be fattened in the cages suspended
in tanks with simple management
Trang 6Lời cam kết
Tôi xin cam kết luận văn nầy được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và kết quả nghiên cứu nầy chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác
Ngày 24 tháng 09 năm 2010 Tác giả
Trịnh Văn Thăm
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮC……… ………… ii
ABSTRACT……… … iii
LỜI CAM KẾT ……… …… …iv
MỤC LỤC……… …… … v
DANH SÁCH HÌNH……… .…vii
DANH SÁCH BẢNG……… .ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……… …x
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
1.3 Nội dung của đề tài 2
1.4 Thời gian thực hiện đề tài : 2
Chương 2 : LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU……… ………….…3
2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học của cua biển……… ……… 3
2.1.1 Đặc điểm phân loại……… ………… 3
2.1.2 Đặc điểm phân bố……… 4
2.1.3 Tập tính sống cua biển……… …… …4
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng……… …… …6
2.1.5 Lột xác và sinh trưởng……… …6
2.1.6 Đặt điểm sinh sản……… … 7
2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sống của cua biển………… … 8
3 Tình hình nghiên cứu nuôi cua biển……… … 9
2.3.1 Nghiên cứu nuôi cua biển trên thế giới……… 9
2.3.2 Nuôi cua biển ở Việt Nam……….… … 11
2.3.2.1 Tình hình nuôi cua biển……… … 11
Trang 82.3.2.2 Nghiên cứu về cua biển ở Việt Nam………12
Chương 3 : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 16
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài……… 16
3.2 Vật liệu nghiên cứu : ……… .16
3.3 Phương pháp nghiên cứu……… …… 16
3.31 Nghiên cứu ảnh hưởng các loại thức ăn khác nhau lên nuôi vỗ béo cua gạch trong lồng trên bể ximăng……….…… ………… 17
3.3.2 Nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch với các kích cỡ lồng khác nhau trong bể xi măng ……… … 20
3.3.3 Nghiên cứu nuôi vỗ cua gạch trong bể xi măng với các mật độ khácnhau………21
3.4 Phương pháp thu thập, tính toán và sử lý số liệu……… …22
3.4.1 Phương pháp thu thập và tính toán số liệu……… …22
3.4.2 Phương pháp sử lý số liệu……… … …23
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng các loại thức ăn khác nhau lên nuôi vỗ béo cua gạch trong bể xi măng ……… …24
4.1.1 Các yếu tố môi trường……… ……… ……… 24
4.1.2 Tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ đạt gạch và sinh khối cua ở các nghiệm thức với các loại thức ăn khác nhau……… ……….25
4.1.3 Hiệu quả kinh tế của nuôi cua gạch trên bể xi măng với các loại thức ăn khác nhau………27
4.1.4 Thành phần dinh dưỡng của gan tụy, gạch, thịt của cua trước và sau thí nghiệm……….29
4.1.5 Hệ số GSI và tỷ lệ gạch/gan tụy của cua trước và sau thí nghiệm .30
4.2 Kết quả nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch với các kích cỡ lồng khác nhau trong bể ximăng……… ……….32
Trang 94.2.1 Các yếu tố môi trường: ………32
4.2.2 Kết quả tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ đạt gạch cua ở các nghiệm thức nuôi vỗ cua gạch với các kích cỡ lồng khác nhau ……… … 33
4.2.3 Lượng thức ăn để nuôi cua từ khi bố trí đến thu hoạch…… ………… 34
4.2.4 Hiệu quả kinh tế trong nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch với các kích cỡ lồng khác nhau trong bể ……… ……… 35
4.3 Thí nghiệm nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch với mật độ khác nhau ……….36
4.3.1 Các yếu tố môi trường……….36
4.3.2 Kết quả tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ đạt gạch ở các nghiệm thức nuôi vỗ béo cua gạch với mật độ khác nhau ……… ………… …37
4.3.3 Trọng lượng, kích cỡ và tăng trọng của cua trước và sau thí nghiệm … 37
4.3.4 Kết quả tỷ lệ sống và đầy gạch của cua sau khi kết thúc thí nghiệm… … 38
4.3.5 Lượng thức ăn cần thiết để thu được 1kg cua gạch sau 30 ngày nuôi……39
4.3.6 Hiệu quả kinh tế trong nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch với mật độ khác nhau trên bể xi măng ……… ……….39
4.4 Thảo luận ……….41
4.4.1 Các yếu tố môi trường………41
4.4.2 Tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ đạt gạch ……… 42
4.4.3 Hiệu quả kinh tế, cơ cấu chi phí của các thí nghiệm 46
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT……… ……… …47
5.1 Kết luận……… ……….…….47
5.2 Đề xuất ……… ……….……47
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……… … ….48
PHỤ LỤC ……….……… 52
Trang 10DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Thành phần và dinh dưỡng của thức ăn 18
Bảng 4.1: Giá trị trung bình các yếu tố môi trường ở các bể trong thí nghiệm nuôi vớ các loại thức ăn khác nhau 24
Bảng 4.2 : Tăng trưởng của cua trong thí nghiệm sau 30 ngày nuôi ……… 25
Bảng 4.3: Tỷ lệ sống, tỷ lệ đạt gạch, sinh khối của cua trong thí nghiệm 26
Bảng 4.4: Lượng thức ăn cần thiết để nuôi 1 kg cua gạch 27
Bảng 4.5 : hiệu quả kinh tế nuôi cua gạch trên bể xi măng 27
Bảng 4.6: thành phần dinh dưỡng của gan tụy, gạch, thịt cua trước thí nghiệm và sau thí nghiệm 29
Bảng 4.7: Hệ số GSI và tỷ lệ gạch/gan tụy của cua trước và sau thí nghiệm 30
Bảng 4.8: Giá trị trung bình các yếu tố môi trường ở các bể nuôi trong thí nghiệm nuôi với các kích cở lồng khác nhau 32
Bảng 4.9 : trọng lượng kích cỡ cua trước và sau thí nghiệm 33
Bảng 4.10: Tỷ lệ sống và tỷ lệ đạt gạch 34
Bảng 4.11 : lượng thức ăn cần thiết để nuôi 1 kg cua gạch 35
Bảng 4.12: hiệu quả kinh tế 35
Bảng 4.13: giá trị trung bình các yếu tố môi trường ở các bể trong thí nghiệm nuôi với với các mật độ khác nhau 36
Bảng 4.14: trọng lượng, rộng mai và tăng trọng của cua trước và sau thí nghiệm 37
Bảng 4.15: Tỷ lệ sống và đạt gạch 38
Bảng 4.16: lượng thức ăn để thu 1kg cua 39
Bảng 4.17: hiệu quả kinh tế 39
Trang 11DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: hình thái của loài cua biển Sscylla paramamosain theo phân loại của
Estampador (1949)……… 3
Hình 2.2: Vòng đời cua biển theo NIOT……… 5
Hình 2.3: lồng tre nuôi cua 1 con/lồng theo Cholik và Hanafi (1991………… 9
Hình 2.4: lồng tre nuôi cua 1 con/lồng ở Ấn Độ theo NIOT……… 10
Hình 2.5: Xuất khẩu cua biển của Việt Nam năm 2001-2004 ……… 12
Hình 2.6: Lồng nuôi cua bằng tre và nhựa PP……….… 14
Hình 3.1: Cua dùng để bố trí thí nghiệm……….17
Hình 3.2: Ảnh bố trí thí nghiệm nuôi vớ các loại thức ăn khác nhau……… 18
Hình 3.3 : Kiểm tra gạch cua ……….19
Hình 3.4 : Thu hoạch cua………20
Hình 3.6 : Ảnh bố trí thí nghiệm nuôi với với các mật độ khác nhau …… 21
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu chi phí nuôi cua gạch với các loại thức ăn khác nhau ……… .28
Hình 4.2: Màu sắc của gạch cua trước thí nghiệm ……….31
Hình 4.3 : Màu sắc của gạch cua sau thí nghiệm ……… 31
Hình 4.4: Biểu đồ cơ cấu chi phí nuôi vỗ béo cua gạch với kích cỡ lồng khác nhau……… 36
Hình 4.5: Biểu đồ Cơ cấu chi phí nuôi vỗ béo cua gạch với các mật độ khác nhau ……….40
Trang 12DWG : tăng trọng trên ngày
SGR : tăng trọng % trên ngày
Trang 13Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1Giới thiệu
Cua biển (Scylla sp.) là một trong những đối tượng quan trọng trong nghề nuôi
trồng và khai thác thủy sản, nhất là ở các nước quanh vùng Ấn Độ Thái Bình Dương Thịt cua là nguồn protein chất lượng cao, vitamin và các chất khoáng cần thiết cho dinh dưỡng của cơ thể Trong thịt cua cũng chứa phospho, kẽm, đồng, canxi, sắt và rất ít chất béo, đặc biệt là các chất béo no Tuy nhiên, thịt cua cũng chứa một hàm lượng cholesterol cao (http://www.fishtenet.gov.vn).Trong những năm gần đây khi việc sản xuất giống nhân tạo cua biển đã thành công, góp phần quan trọng vào phát triển nghề nuôi cua biển ở các nước cũng như ở nước ta Với diện tích mặt nước hơn 600.000 ha vùng ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có một tiềm năng rất lớn cho phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ Trong suốt hơn thập kỷ qua, nghề nuôi hải sản đã phát triển rất nhanh với nhiều đối
tượng có giá trị kinh tế, trong đó cua biển (Scylla paramamosain) là loài có giá trị
kinh tế quan trọng sau tôm sú Với sự không ổn định ngày càng cao trong nuôi tôm
sú do giá cả và dịch bệnh, trong khi đó giá cua thịt và cua gạch luôn ổn định và ở giá rất cao nên cua biển ngày càng được chú trọng đối với người nuôi trồng thủy sản ven biển ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung
Tùy từng nơi với những điều kiện và mùa vụ khác nhau mà hiện nay phong trào nuôi cua được phát triển dưới các hình thức như nuôi cua đơn (trong ao), nuôi cua kết hợp với tôm (cua-tôm) hoặc cua kết hợp với tôm trong rừng (cua-tôm-rừng) Với hình thức nuôi cua đơn thì có các mô hình nuôi cua thịt (từ con giống lên kích thước thương phẩm), nuôi cua gạch và nuôi cua lột Trong đó hình thức nuôi vỗ béo cua gạch non lên gạch đầy để bán ra thị trường với giá chênh lệch khá cao được người nuôi thực hiện với nhiều cách nuôi như nuôi trong lồng, nuôi trong ao đất với nguồn thức ăn tự nhiện sẳn có của địa phương
Tuy nhiên, nuôi cua gạch hiện nay đôi lúc mang lại hiệu quả chưa cao do nuôi trong ao đất và trong lồng nhiều con nên khó chăm sóc và kiểm soát tỷ lệ sống, thời gian nuôi kéo dài không lên gạch hoặc khi lên gạch đầy thì màu sắc gạch không đẹp (không đỏ như cua ngoài tự nhiên ) nên giá trị kinh tế trong các hình thức này từ trước đến nay là không cao và làm lảng phí nguồn thủy sản có giá trị
Trên cơ sở đó, đề tài “Nghiên cứu nuôi vỗ cua gạch (Scylla paramamosain) trên bể với các loại thức ăn và mật độ khác nhau ’’ được tiến hành
Trang 141.2 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau, kích cỡ lồng khác nhau và mật độ nuôi khác nhau trên bể xi măng ảnh hưởng lên tỷ lệ sống, khả năng thành thục và màu sắc của gạch cua nhằm tìm ra loại thức ăn tốt nhất, kích cỡ lồng và mật độ nuôi thích hợp nhất cho nuôi cua gạch trong lồng trên bể xi mặng có thay nước
1.3 Nội dung của đề tài
Nội dung nghiên cứu đề tài gồm 3 nội dung :
- Nuôi vỗ béo cua gạch với các loại thức ăn tươi sống
- Nuôi vỗ béo cua gạch với các kích cỡ lồng khác nhau
- Nuôi vỗ béo cua gạch với các mật độ khác nhau
1.4 Thời gian thực hiện đề tài :
Từ tháng 02 năm 2010 đến tháng 08 năm 2010
Trang 15Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học của cua biển
2.1.1 Đặc điểm phân loại
Cua biển có tên tiếng Anh là mud-crab, green crab, hay mangrove crab; tên tiếng Việt gọi là cua biển, cua sú, cua xanh, cua bùn, là một trong những hải sản có giá trị cao trong thực phẩm và y dược học (Joachim và Felicitas, 2000; Nguyễn Chung, 2006 )
Cua biển có màu xanh lục đen, gốc và ngón động, mặt dưới của ngón bất
động có màu đỏ hay vàng cháy, mặt trên chân càng có màu xanh đen với những vết đốm trắng Cua có mai trơn, láng, không có lông Cua biển có trọng lượng lớn, có
thể đạt trọng lượng đến 2 kg (Khoa Sinh – Trường Đại Học Tổng Hợp Huế, 1994)
Bằng phương pháp điện di và hình thái giải phẫu, Keenan (1999) đã đi đến
kết luận cua biển giống Scylla có 4 loài phân biệt và được định danh trong hệ thống
phân loại như sau:
Loài Scylla paramamosain
Hình 2.1: hình thái của loài cua biển Sscylla paramamosain theo phân loại của
Estampador (1949)
Trang 162.1.2 Đặc điểm phân bố
Theo Keenan et al (1998), Gopurenko et al (1999loài Scylla paramamosain
được phân bố khắp khu vực biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, từ Nam Phi
đến Biển Đỏ, từ Okinnawa đến Tahiti và xuống tận miền Bắc nước Úc, Nhật Bản,
Nam Trung Quốc Xiamen, Hong Kong, Singapore, Cambodia…; ở Trung Java Indonesia và ở Việt Nam Cua biển Scylla serrata (Porskal), phân bố khắp ở các vùng biển nước ta trong đầm lầy rừng ngập nước lợ và vùng ven biển cửa sông Cua biển ở vùng sông Ông Đốc – Cà Mau, Rạch Giá – Hà Tiên …màu sắc mai cua
đậm, chân càng đỏ khác cua vùng Cần Giờ -TP Hồ Chí Minh, Cần Guộc, Cần Đước – Long An, Gò Công - Tiền Giang, Duyên Hải – Trà Vinh và Bình Đại Bến
Tre có màu sáng xanh hơn (Nguyễn Trung, 2006)
Cua biển (Scylla sp.) là một trong những đối tượng rất quan trọng của nghề
nuôi trồng và khai thác thủy sản ở các vùng nước lợ ven biển, đặc biệt là các nuớc thuộc Ấn Ðộ - Thái Bình Dương (Angell, 1992) bao gồm các nước Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Philippine, Singapore, Úc, Nhật Bản,…là đối tượng nuôi thuỷ sản có giá trị kinh tế ở nhiều nước (Hoàng Đức Đạt, 1995; Nguyễn Cơ
Thạch và ctv, 2004; Phạm Thị Tuyết Ngân, 2005)
Theo Keenan et al (1998) ở Việt Nam, đặc biệt là vùng ĐBSCL có hai loài
chủ yếu là S.paramamosain và S.olivacea Loài cua S.paramamosain chiếm ưu thế
ở ĐBSCL (Hoang Duc Dat, 1999) Nhưng DANIDA-Bộ Thủy Sản (2003) cho rằng
cua biển phân bố rộng ở Việt Nam, đặt biệt vùng triều, cửa sông và rừng ngập mặn,
có cả ở châu thổ ĐBSCL và Sông Hồng
2.1.3 Tập tính sống cua biển
Vòng đời cua biển trãi qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn có tập tính sống, cư trú khác nhau Thời kỳ phôi thai được cua mẹ mang và phát triển ở vùng ven biển ven bờ, giai đoạn ấu trùng sống trôi nổi và nhờ dòng nước đưa vào ven bờ biến thái thành cua con Cua con theo thuỷ triều dạt vào vùng nước lợ những bãi lầy ven bờ biển, cửa sông, nơi có đáy bùn, bùn cát hoặc đất thịt pha cát mịn giàu mùn bã hữu cơ thuộc vùng trung, hạ triều chuyển từ đời sống trong môi trường nước mặn sang nước lợ Cua bắt đầu sống bò trên đáy và đào hang để sống hay chui rúc vào gốc cây, bụi rậm Cua đạt giai đoạn thành thục có tập tính di cư ra vùng nước mặn ven biển sinh sản Cua có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa Đặc biệt, vào thời kỳ sinh sản cua có khả năng vượt cả rào chắn để ra biển sinh sản (Hoàng
Đức Đạt, 1995; Trần Ngọc Hải và ctv, 1999; DANIDA-Bộ Thủy Sản, 2003) Theo
Trang 17Trần Ngọc Hải và ctv (1999) cua có thể di chuyển trung bình 13 giờ/ngày và gần
như suốt đêm Quãng đường trung bình cua di chuyển trong một đêm là 461 m, dao
động 219-910 m Cua cái có thể bò xa 45 km để tìm bãi đẻ (Lee, 1991) Cua giống
phát triển kém ở độ mặn thấp (5 và 10 ‰ ) với tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống thấp Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, chu kỳ lột xác ngắn hơn và số lượng cua lột ở mỗi lần lột xác cao hơn ở độ mặn 15-25 ‰ Độ mặn thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển của cua là từ 15-25‰, trong đó 20-25 ‰ được xem là độ mặn tối ưu Cua không thể tồn tại ở 0 ‰ quá 3 ngày trong điều kiện thí nghiệm mặc
dù ngoài tự nhiên cua con vẫn xuất hiện ở vùng cửa sông trong mùa mưa khi độ mặn giảm xuống 0 ‰ ( Vũ Ngọc Út , 2006)
Theo báo cáo của Hyland,1984 ( trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải, 1999) sự phân
bố của cua trong tự nhiên có liên quan đến dòng chảy, trong đó, vận tốc nước thích hợp 0,06-1,6 m/giây
Hình 2.2: Vòng đời cua biển theo NIOT
Trang 182.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cua là động vật ăn thịt, thích bắt cá, tôm, động vật hai mảnh vỏ
(DANIDA-Bộ Thủy Sản, 2003; Trung tâm khuyến ngư Quốc Gia-(DANIDA-Bộ Thủy Sản, 2006) Theo
Phạm Thị Tuyết Ngân và ctv (2005) thức ăn tự nhiên chứa 50% nhuyễn thể, 21%
giáp xác, 29% các mảnh vụn hữu cơ, ít khi có cá trong ống tiêu hóa của cua Tuy nhiên, tập tính dinh dưỡng của cua biển thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển Giai
đoạn ấu trùng cua thích ăn thực vật và động vật phù du Cua con chuyển dần sang ăn
tạp như rong tảo, giáp xác, nhuyển thể, cá hay ngay cả xác chết động vật Cua con 2-7 cm ăn chủ yếu là giáp xác, cua 7-13 cm thích ăn nhuyễn thể và cua lớn hơn thường ăn cua nhỏ, cá Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban
đêm Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có khả năng nhịn đói 10-15
ngày (Trần Ngọc Hải và ctv, 1999; Nguyễn Chung, 2006; Nguyễn Thanh Bình,
2007; Nguyễn Ngọc Tú, 2008)Yêu cầu dinh dưỡng của cua biển trong giai đoạn thành thục lớn hơn các giai đoạn khác Trong suốt quá trình thành thục, chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp tích luỹ trong trứng và phôi sẽ phát triển bình thường 100% thức ăn tươi sống; 50% thức ăn tươi sống + 50% thức ăn chế biến và 100% thức ăn chế biến Nguồn thức ăn chính cung cấp cho cua mẹ là các loài nhuyễn thể nước lợ, mực, tôm Màu trứng, tỉ lệ cua đẻ, sức sinh sản, tỉ lệ thụ tinh, tổng ấu trùng, tỉ lệ sống của cua mẹ… Kết quả cho thấy thức ăn tươi sống cho kết quả tốt nhất, cua đẻ sớm hơn, tỉ lệ sống cao hơn, tỉ lệ đẻ cao hơn và tỉ lệ thụ tinh luôn cao hơn (>80%)
( Phạm Thị Tuyết Ngân, và ctv 2005)
2.1.5 Lột xác và sinh trưởng
Từ ấu trùng đến trưởng thành cua phải qua nhiều lần lột xác và qua mỗi lần lột xác vừa để sinh trưởng vừa để biến thái, thay đổi về kích thước và hình thái cấu tạo để đạt được hình dạng và cấu tạo thực thụ của cua Ở giai đoạn ấu trùng và cua bột thời gian giữa các lần lột xác thường ngắn, từ 2-3 ngày hoặc 3-5 ngày Cua bột 3 ngày tuổi lột xác lần thứ nhất có chiều rộng mai đạt 5 mm và chiều dài mai 3,5 mm
Ở cua giống và trưởng thành thời gian lột xác dài hơn thường lột xác vào chu kỳ của
thuỷ triều (Hoàng Đức Đạt, 1995; Nguyễn chung, 2006) Cua biển là loài sinh trưởng không liên tục, được đặc trưng bởi sự gia tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng Cua lột xác để tăng kích thước và quá trình này phụ thuộc rất lớn vào điều kiện dinh
dưỡng, môi truờng và giai đoạn phát triển của cơ thể Theo Triño et al (1999), khi
nuôi chung cua đực và cua cái thì cua đực tăng trưởng tốt hơn cua cái Khatun et al
Trang 19(2008) nuôi cua S.olivacea đơn tính (cua đực hoặc cua cái) và cả 2 giới tính (cua cái
+ cua đực) thì cua đực cũng tăng trưởng tốt hơn cua cái
Cua biển trải qua 12 lần lột xác, khi tuyến sinh dục bắt đầu phát triển, cua lột xác lần thứ 13 trước khi giao phối (Trung tâm khuyến ngư Quốc Gia-Bộ Thủy Sản, 2006) Cua trưởng thành có khoảng cách giữa 2 lần lột xác từ 20-28 ngày (Khoa Sinh – Trường Đại Học Tổng Hợp Huế, 1994) Quá trình lột xác của cua mang tính đặc trưng riêng biệt từng loài Cua càng lớn thì chu kỳ lột xác càng kéo dài Ðặc biệt, trong quá trình lột xác, cơ thể của chúng có thể tái sinh những phần phụ bộ đã mất Ðối với những con cua bị tổn thương, khi mất phần phụ bộ thì cua
có khuynh hướng lột xác sớm hơn (Trần Ngọc Hải và ctv, 1999)
Tuổi thọ trung bình của cua từ 2-4 năm, qua mỗi lần lột xác trọng lượng cua tăng trung bình 20-50% Kích thước tối đa của cua biển có thể từ 19-28 cm với trọng lượng từ 1-3 kg/con Thông thường trong tự nhiên cua có kích cỡ trong khoảng 7,5-10,5 cm Với kích cỡ tương đương nhau về chiều dài hay chiều rộng thì cua đực nặng hơn cua cái
2.1.6 Đặt điểm sinh sản
Cua xanh sống, sinh trưởng và phát triển ở vùng cửa sông, rừng ngập mặn, nơi có độ muối dao động từ 5‰ đến 30‰, khi cá thể trưởng thành đạt kích thước thành thục, chúng có xu hướng kết đàn di cư ra ven biển, vùng cửa sông nơi đó có
độ muối ổn định và cao hơn ( khoảng 30‰ đến 35‰) để giao vĩ và đẻ trứng Tuy
nhiên sự giao vĩ cũng có thể xảy ra trong điều kiện nuôi nhốt ở mức nước có độ sâu
từ 0,5 m trở lên và độ muối từ 30 – 35‰ Cua biển thành thục sinh dục ở lần lột võ thứ 16, khoảng 5-11 tháng tuổi khi chiều rộng võ đạt 10 cm, thời gian thành thục sinh dục phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống của chúng ( Khoa sinh – trường
đại học Huế, 1994) Trứng cua trưởng thành đã được phân ra làm 6 giai đoạn dựa
vào màu sắc, đặc điểm mô học của tế bào trúng, kích thước của tế bào trứng và hình dạng bên ngoài của cua, màu sắc buồng trứng thay đổi từ trong suốt (giai đoạn 1)
đến màu cam đậm (giai đoạn 5), trong suốt quá trình thành thục, cua cái có trọng
lượng 300g có thể đẻ trên 1,5-2 triệu trứng, trong mùa sinh sản cua cái đẻ trứng 3-4 lần, mổi lần cách nhau 30-40 ngày, cua cái ôm trứng tiếp tục đi ra vùng biển ven bờ
có độ mặn 26-30‰ , nhiệt độ nước 27-29 o c , phôi phát triển sau 11-13 ngày khi ấu trùng nở
Việc cắt mắt cua nuôi vỗ giúp cua có thể đẻ quanh năm Cua không luôn luôn
đẻ theo chu kỳ tuần trăng trong tháng hay thời điểm nhất định trong ngày Cua cái
Trang 20tốt hầu hết có thể đẻ và nở thành công mà không qua lột xác và bắt cặp với cua đực
Cua có thể đẻ trên 2 lần nhưng sức sinh sản sẽ giảm đi.(Trần Ngọc Hải và ctv, 2002;
Nguyễn Chung, 2006 )
2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sống của cua biển
pH: cua sống phát triển tốt trong nước độ pH trong khoảng 7,5 – 9,2 thích
hợp nhất từ 7,5-8,2 Tuy nhiên cua có thể chịu đựng được trong nước có độ pH thấp
hơn 6.5 (Hoàng Đức Đạt 1995; Nguyễn Chung, 2006) Theo Munawar et al (1998)
Nhiệt độ nước: cua biển là loài chuyên sống ở đáy, thích ứng với nhiệt độ
rộng (Trung tâm khuyến ngư Quốc Gia-Bộ Thủy Sản, 2006) Ở vùng biển phía nam nước ta cua biển thích nghi với nhiệt độ nước từ 25 – 290C Nhiệt độ cao thường
ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sinh lý của cua là một trong những nguyên nhân
gây chết (Hoàng Đức Đạt, 1995) Theo Nguyễn Chung (2006) cua phát triển tốt ở nhiệt độ 25-290C, chịu đựng nhiệt độ thấp dưới 10-150C, nhiệt độ trên 320C sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý và có thể làm cua chết Tuy nhiên theo Trung tâm khuyến ngư Quốc Gia-Bộ Thủy Sản (2006) nhiệt độ thích hợp 18-320C, nhiệt độ dưới 180C cua giảm hoạt động và giảm bắt mồi, nhiệt độ 70C cua dừng hoạt động hoàn toàn, vùi mình trong bùn chỉ để lộ 2 mắt và rơi vào trạng thái ngủ, nhiệt độ 50C cua sống được 4-5 ngày, nếu nhiệt độ nước cao đến 350C cua nằm ngửa và dơ chân
bò lên trời để phần bụng không tiếp xúc với bùn đất hoặc năm bò trên bãi bùn Nhiệt
độ nước lên đến 390
C, mai cua xuất hiện những chấm đỏ xám, cua yếu dần rồi chết
Nhu cầu oxy hoà tan: hàm lượng oxy hoà tan lớn hơn 2 mg/l, cua bắt mồi
rất nhiều Khi hàm lượng oxy hoà tan nhỏ hơn 1 mg/l, cua phản ứng chậm chạp, không bắt mồi, xuất hiện nổi đầu, thậm chí chết Khi cua lột xác, yêu cầu hàm lượng
Trang 21oxy hòa tan rất cao, nếu không đủ oxy việc lột xác không thuận lợi, cua sẽ chết (Trung tâm khuyến ngư Quốc Gia-Bộ Thủy Sản, 2006)
Ðịch hại của cua: theo Hoàng Ðức Ðạt (1995) cua có nhiều địch thủ lợi
hại, cua ăn thịt lẫn nhau Ngoài ra, còn có rất nhiều loài dịch hại khác gây hại
đến cua, tùy mỗi giai đoạn cua sẽ có từng loại dịch hại khác nhau bao gồm nhiều
loài động vật sống trong nước, trên cạn như các loài cá dữ, chim ăn thịt, chuột, rắn,… ăn thịt lẩn nhau một trong những nguyên nhân của sự hao hụt chính trong
nuôi các loài cua biển nhất là giai đoạn cua con (Vũ Ngọc Ut và ctv, 2007)
2.3 Tình hình nghiên cứu nuôi cua biển
2.3.1 Nghiên cứu nuôi cua biển trên thế giới
Trên thế giới, nuôi cua biển đã phát triển ở Trung Quốc từ hơn 100 năm và hơn 30 năm tại các nước Châu Á khác (Keenan, 1999)
Rất nhiều báo cáo về nuôi cua được đề cập tại hội thảo về nuôi và thương mại cua biển tổ chức tại Swat Thani, Thái Lan năm 1991 như Báo cáo về nuôi, thương mại và định hướng phát triển cua biển ở vịnh Bengal của Sivasubramaniam
và Angell; Báo cáo về sinh học và nuôi cua biển ở Queensland của Lee; nuôi cua biển ở Philippines của Jericardo và Mondgagon; về nuôi vỗ béo cua ở Sri Lanka (Silva), ở Thái Lan (Rattanachote và Dangwatanakul), ở Malaysia (Liong); nuôi cua biển trong ao ở Sri Lanka của Samarasinghe et al…Đặt biệt báo cáo về khai thác và nuôi cua biển ở Indonesia của Cholik và Hanafi Trong đó ý tưởng nuôi vỗ béo cua
1 con/lồng 0,025 m3 dùng để nuôi vỗ lên cua gạch đã được trình bày, hệ thống này nuôi được 40 con cua/1 m2 cũng với ý tưởng này, Zafar (2005) ở Bangladesh lồng tre 7 m x 3 m x 1 m, phân ra 60 ô nhỏ, mỗi ô nuôi 1 con Theo NIOT ở Ấn Độ nuôi cua vỗ béo 1 con/lồng tre 1m x 1m x 0,2 m
Hình 2.3: lồng tre nuôi cua 1 con/lồng theo Cholik và Hanafi (1991)
Trang 22Hình 2.4: lồng tre nuôi cua 1 con/lồng ở Ấn Độ theo NIOT
Theo Keenan (1999) trên thế giới có 2 cách nuôi cua cơ bản là nuôi vỗ béo
và nuôi cua thịt Các nước có nghề nuôi cua phát triển như Srilanka, Thái Lan, Malaysia, Phillipine, Đài Loan… Tuy nhiên, theo Khoa Sinh-Trường Đại học Tổng
Hợp Huế (1994), Hoàng Đức Đạt (1995), Doan Van Dau et al (1998), Hoang Duc
Dat(1999) ở Việt Nam ngoài 2 cách thức trên còn có hình thức nuôi cua lột
Nuôi vỗ béo cua: Tại Malaysia, Tan (1999) tổng kết nuôi vỗ béo cua cần
10-20 ngày để đạt kích cở xuất bán trên 150 g Tuy nhiên, tại Thái Lan, Rattanachote
và Dangwatanakul (1991) thời gian là 20-30 ngày với tỷ lệ sống 85,20-93,77% Nghiên cứu của Liong (1991) trong ao và lồng tre chỉ cần sau 2-14 ngày là cua đầy gạch với tỷ lệ sống 60-80% (trong lồng) và 50-80% (trong ao) Theo Hoang Duc Dat (1999) trong điều kiện Việt Nam nuôi vỗ béo cần 25-35 ngày với mật độ 0,5-1 kg/m2 trong ao và 10-25 kg/m2 trong lồng Về trọng lượng tăng thêm sau vỗ béo Theo Ladra (1991) ở Philippine nuôi trong ao và lồng tre (140 x 70 x 25 cm) Trọng lượng tăng thêm 110 g sau 15-30 ngày nuôi Nghiên cứu của Silva (1991) ở Sri Slanka nuôi vỗ trong bể ximăng (4m x 4m x 1m) trọng lượng cua tăng 62,83% sau
62 ngày nuôi và 96 g sau 35 ngày nuôi trong ao nuôi tôm 0,4 ha
Nuôi cua thịt trong ao: Tại Ấn Độ, Munawar et al (1998) nuôi cua S
tranquebarica trọng lượng 80-100 g/con, mật độ 1-5 con/m2 nuôi 4 tháng đạt
400-500 g/con, nuôi 7 tháng đạt 800-1.000 g/con Tỷ lệ sống đạt 70-80% Christensen et
al (2004) nuôi cua trong ao ở ĐBSCL, Việt Nam từ 120-186 ngày đạt kích cở
200-300 g/con Tại Indonesia, Cholik (1999) thí nghiệm nuôi cua với 3 mật độ 1 con/m2,
3 con/m2 và 5 con/m2 trong 6 ao 96 m2 sau 90 ngày cua đạt kết quả tương ứng 146,
159 và 158 g/con với tỷ lệ sống 81,2%, 43,1% và 32,9%
Trang 23Nuôi cua lột: Trên thế giới chưa có nhiều báo cáo về nuôi cua lột Tại Việt
Nam, năm 1994, Khoa Sinh-Trường Đại học Tổng Hợp Huế đã đề cập đến kỹ thuật này Năm 1995, Hoàng Đức Đạt đề cập đến trong sách “Kỹ thuật nuôi cua
biển” Năm 1999, trong báo cáo tại Hội nghị Sinh học và nuôi cua biển tại Australia, Hoang Duc Dat mô tả: sử dụng cua 30-60 g, bẻ càng và chân bò chỉ chừa
2 chân chèo Cho cua vào lồng tre (1,5m x 1m x 0,25m) hoặc ao, sau 11-20 ngày có thể thu sản phẩm cua lột Trước đó, kỹ thuật này được Doan Van Dau et al báo cáo tại Hội nghị quốc tế về nuôi cua tại Philippine năm 1998 nhưng với cỡ cua 50-100 g với mật độ (ao hoặc lồng) 10-12 kg/m2 và thời gian cua lột xác là 20-30 ngày Năm
2006, Trần Ngọc Hải và ctv đã phát triển kỹ thuật nuôi cua lột trong bể composite
với hệ thống tuần hoàn
2.3.2 Nuôi cua biển ở Việt Nam
2.3.2.1 Tình hình nuôi cua biển
Nghề nuôi cua biển của Việt Nam bắt đầu từ đầu những năm 1980 Cua biển Việt Nam dồi dào giá thấp hấp dẫn nên các công ty ở Hồng Kông, Đài Loan đến mua Khi sản lượng khai thác cua tự nhiên giảm sút nhưng lợi nhuận hấp dẫn nên ở
Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre nhiều người đã bắt cua giống, cua ốp ngoài thiên nhiên
về thả nuôi (Nguyễn Chung, 2006)
Năm 1993, Việt Nam đã đạt sản lượng nuôi 3.800 tấn trên diện tích 1.600 ha (Doan Van Dau et al, 1998) Tuy nhiên, sau đó (1993) xu hướng nuôi cua bị lấn át bởi phong trào nuôi tôm sú vì lợi nhuận cao hơn rất nhiều lần so với nuôi cua Nhiều người phát lên nhờ tôm sú nhưng cũng nhiều người đã và đang lận đận vì con tôm
sú Vì vậy, nhiều hộ ngư dân nay lại trở về với nghề nuôi cua biển Theo số liệu điều tra năm 1995 thì ÐBSCL có trên 3.000 ha nuôi cua với sản luợng trên 1.600
tấn/năm (Trần Ngọc Hải và ctv, 2003) Theo DANIDA-Bộ Thủy Sản (2003) cua
được nuôi rộng rãi khắp các tỉnh ven biển đặt biệt vùng cửa sông Châu thổ phía Bắc
(Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định) và các tỉnh Duyên Hải Nam Bộ Năng suất nuôi cua đạt 1.000 kg/ha/vụ
Năm 2004, khối lượng cua biển xuất khẩu Việt Nam đạt gần 6000 tấn, giá trị hơn 25 triệu USD Hình 2.5 (http://www.fishtenet.gov.vn)
Trang 24Hình 2.5: Xuất khẩu cua biển của Việt Nam năm 2001-2004
Tại ĐBSCL, theo điều tra của Vũ Ngọc Út (2005) có 8 tỉnh nuôi cua: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Tiền Giang, Bến Tre và Long
An Ở Tiền Giang, phong trào nuôi cua còn rất kém phát triển, chỉ rải rác ở huyện
Gò Công Trong khi đó, Long An là địa phương duy nhất có mô hình nuôi cua lột rất phát triển ở huyện Cần Giuộc Sóc Trăng, Kiên Giang và Bến Tre là các địa bàn
có hình thức nuôi cua đơn trong ao phổ biến và một số hình thức nuôi kết hợp tôm và cua-tôm-rừng Cà Mau và Bạc Liêu phổ biến nhất với các mô hình (ngoại trừ nuôi cua lột), trong đó kết hợp cua-tôm và cua-tôm-rừng là chủ lực
cua-2.3.2.2 Nghiên cứu về cua biển ở Việt Nam
Nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi cua biển ở nước ta chủ yếu là bắt từ tự
nhiên (Nguyễn Cơ Thạch và ctv; Vũ Ngọc Út, 2005) Cua giống tự nhiên thường
được vận chuyển xa từ địa bàn nuôi và qua nhiều thương lái nên khi về đến ao nuôi
thường yếu và có tỉ lệ tỷ lệ sống không cao (Vũ Ngọc Út, 2005) Tuy nhiên, cua sản xuất nhân tạo cũng đã được nuôi thử nghiệm thành công Theo Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia (2008) cua bột có kích thước 0,5-0,7 cm được ương trong giai đặt trong ao đất lên giống 2-3 cm Sau đó thả nuôi trong ao với mật độ thả 1 con/m2 Sau gần 6 tháng nuôi, cua đạt tỷ lệ sống trên 60%, năng suất đem lại gần 1,2 tấn cua/ha, giá bán 80.000 đồng/kg cua thương phẩm 250-350g/con, sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận hơn 30 triệu đồng/ha
Hình thức nuôi: theo Doan Van Dau et al (1998), Hoang Duc Dat (1999)
gồm có nuôi cua thịt, nuôi cua vỗ béo và nuôi cua lột Tuy nhiên, theo Vũ Ngọc Út
Trang 25(2005) nuôi cua được phát triển dưới các hình thức như nuôi cua đơn (trong ao), nuôi cua kết hợp với tôm (cua-tôm) hoặc cua kết hợp với tôm trong rừng (cua-tôm-rừng) Với hình thức nuôi cua đơn thì có các mô hình nuôi cua thịt (từ con giống lên kích thước thương phẩm), nuôi cua gạch và nuôi cua lột Ý tưởng nuôi cua trong hộp nhựa PP tại Việt Nam được Nguyễn Chung (2006) đề cập đến trong sách “Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ghẹ xanh, cua biển” trên cơ sở tài liệu kỹ thuật nuôi ghẹ xanh của Thái Lan và nuôi cua lột của Việt Nam
Nuôi cua lột, đây là một loại cua thương phẩm đặt biệt và có giá trị cao
(Hoàng Đức Đạt, 1995; Nguyễn Chung, 2006) Mô hình nuôi cua lột rất phát triển
ở huyện Cần Giuộc – Long An từ 1998 (Cửu Long, 2003; Vũ Ngọc Út, 2005)
Năm 2000 có hơn 500 tấn cua lột thương phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu (Nguyễn Chung, 2006)
Cách thức tiến hành nuôi cua lột: Cua nguyên liệu khoảng 30-100 g/con, không bị tổn thương, bẻ càng, chỉ giữ lại 2 chân bơi và thả vào ao nuôi hoặc lồng nuôi Mật độ: 6-12 kg/lồng; 10-12 con/m2 ao Cua sẽ lột sau 11-12 ngày thả nuôi,
tỷ lệ thành phẩm 50-55% (Hoàng Đức Đạt, 1995) Tuy nhiên, các kết quả của Khoa Sinh – Trường Đại Học Tổng Hợp Huế (1994), Hoàng Đức Đạt (1995), Doan Van
Dau et al (1998), Hoang Duc Dat (1999), Nguyễn Chung (2006) chưa trình bày rỏ
trọng lượng và chiều rộng mai cua tăng thêm bao nhiêu sau khi lột Các số liệu này
được Trần Ngọc Hải và ctv (2006) trình bày trong nghiên cứu “Nuôi cua lột (Scylla
sp.) trong hệ thống tuần hoàn với các loại thức ăn và mật độ khác nhau”
Nuôi cua vỗ béo: là nuôi cua thương phẩm còn ốp (ít thịt, chưa đầy gạch) để
tạo thành cua y (cua chắc, nhiều thịt) và cua gạch để bán giá cao hơn (Prinpanapong
và Youngwanichsaed, 1991) Ý tưởng này được Khoa Sinh – Trường Đại Học Tổng Hợp Huế đề cập năm 1994 Có thể thuật ngữ “nuôi cua vỗ béo” được đề cập ở Việt
Nam từ tài liệu này Hoàng Đức Đạt (1995), Doan Van Dau et al (1998), Đoàn Văn
Đẩu (1998), Hoang Duc Dat (1999)… là những tác giả tiếp theo đề cập đến vấn đề
nuôi vỗ béo cua trong hệ thống lồng tre Ý tưởng nuôi cua vỗ béo trong lồng nhựa 0,05 m2 chỉ được Nguyễn Chung đề cập đến năm 2006
Nuôi cua thịt, có nhiều báo cáo đề cập đến Một trong những sách viết về
nuôi cua biển đầu tiên tại Việt Nam là cuốn “Kỹ thuật nuôi cua” của Vụ quản lý khoa học kỹ thuật–Bộ Thủy Sản xuất bản tháng 1/1991 Năm 1994, Khoa Sinh- Trường Đại học Tổng Hợp Huế xuất bản sách “Kỹ thuật nuôi và vỗ béo cua biển” phục vụ cho Chương trình Quốc tế EC về tái hòa nhập người Việt Nam hồi hương
Trang 26Năm 1995, Hoàng Đức Đạt đã tập hợp các công trình nghiên cứu về cua biển và viết sách “Kỹ thuật nuôi cua biển” đến nay vẫn còn giá trị tham khảo Các nghiên cứu tiếp theo của Hoàng Đức Đạt về các mô hình nuôi cua ở Việt Nam được trình bày tại các hội nghị quốc tế về Sinh học và nuôi cua biển tại Australia năm 1999, của
Doan Van Dau et al, tại Hội thảo quốc tế về cua biển tại Phillipine năm 1998 về nuôi cua giống Scylla ở Việt Nam Đoàn Văn Đẩu và ctv (1998) công bố báo cáo
“Kết quả nghiên cứu sinh trưởng và sinh sản của cua biển (Scylla serrata) nuôi
trong đầm nước lợ” trong Tuyển tập các công trình nghiên cứu cá biển (tập 1)-Viện nghiên cứu Hải Sản-Bộ Thuỷ Sản Nghiên cứu này đề cập chi tiết về các yếu tố môi trường, sinh trưởng…bằng thực nghiệm tại ao Các tác giả nước ngoài nghiên cứu
về nuôi cua ở Việt Nam nổi bật nhất là Johnston và Keenan với khảo sát “Nuôi cua biển tại Minh Hải, Việt Nam” Đề tài này được trình bày năm 1999 ở Hội nghị quốc
tế về Sinh học và nuôi cua biển tại Australia – tại hội nghị này Keenan đã trình bày hoàn chỉnh về phân loại cua biển trên thế giới trong đó có cua biển ở Việt Nam
Các nghiên cứu về cua biển đã, đang và sẽ tiếp tục nhằm các cải tiến năng suất, tỷ lệ sống và hiệu quả nghề nuôi, đặt biệt khi xu hướng phát triển nuôi cua của người dân đã trở lại (do nuôi tôm sú thất bại) và con giống sản xuất nhân tạo ngày càng nhiều thêm Nghiên cứu về hình thức nuôi cua 1 con/lồng như ở Indonesia và Bangladesh nhằm kiểm chứng lại và phát triển thêm mô hình nuôi cua mới của
ĐBSCL và Việt Nam
Hình 2.6: Lồng nuôi cua bằng tre và nhựa PP
Viện Nghiên cứu Hải sản đã xây dựng và thực hiện mô hình nuôi cua biển bằng lồng bè (mỗi cá thể được nuôi trong một ô lồng) trong 6 năm (2003 - 2008) Bước đầu đã đạt được một số thành công, xây dựng được quy trình nuôi cua biển
Trang 27bằng ô lồng Lồng nuôi cua thiết kế theo kiểu lồng của Thái Lan, có 2 loại: lồng vuông nhỏ để nuôi cua bột thành cua giống, lồng to khối hình hộp chữ nhật để nuôi cua thương phẩm, cua lột và cua gạch Nuôi cua bột thành cua giống tỷ lệ sống hơn 85%, cỡ chiều dài mai trung bình 1- 4 cm, trọng lượng trung bình 8,5 - 10 g/con Nuôi cua thương phẩm tỷ lệ sống đạt 65,25%, trọng lượng trung bình 200 - 250 g/con, tối đa đạt 400 g/con Đối với nuôi cua lột, tỷ lệ sống đạt > 95%, với nuôi cua gạch, tỷ lệ sống đạt 100%.(www Khuyennongvn.gov.vn, cập nhật ngày 20-04-2009)
Nghiên cứu sử dụng thức ăn nhân tạo trong nuôi cua biển
Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng các loài cua biển trong
nhóm Scylla spp vẫn có thể sử dụng tốt thức ăn chế biến mặc dù cho kết quả khác nhau tùy điều kiện How-Cheong et al (1992) lần đầu tiên công bố việc nghiên cứu thức ăn nhân tạo cho cua biển (Scylla serrata) và cho rằng có thể sử dụng thức ăn
nhân tạo nuôi cua thịt cho kết quả tăng trưởng khá tốt với khẩu phần đạm 35-40%
Millamena và Quinitio (1999) báo cáo, cua mẹ (Scylla serrata) nuôi bằng thức ăn
nhân tạo 46% đạm kết hợp với thức ăn tươi sống cho kết quả tốt nhất về sinh sản, tiếp đến là thức ăn nhân tạo đơn thuần và kém nhất là thức ăn tươi sống Marasigan
(1999) báo cáo rằng, trong thí nghiệm cho cua (Scylla serrata) ăn bằng thức ăn nhân
tạo của tôm dạng khô cho kết quả tăng trưởng khác biệt không ý nghĩa so với các loại thức ăn cá tạp mặc dù có thấp hơn ý nghĩa so với thức ăn tươi sống là hầu
Trong nuôi cua thịt (Scylla serrata và S tranqueparica), Rodriguez et al
(2003) cũng không thấy có sự khác biệt về tỷ lệ sống và năng suất cua nuôi với 2 loại thức ăn là cá tạp và kết hợp hầu tươi sống (75%) với bắp nấu (25%) ShynShin (1999) đánh giá ảnh hưởng của lippid trong thức ăn nhân tạo lên cua nuôi cho thấy rằng hàm lượng lipid tốt nhất khoảng 5.3-13.8%, giúp rút ngắn chu kỳ lột xác Catacutan (2002) cũng cho thấy rằng, cua tăng trưởng tốt với thức ăn nhân tạo chứa
32-40% protein ngay khi lipid 6% hay 12% Cholesterol cũng rất quan trọng trong quá trình lột xác của cua biển và tốt nhất nên trong khoảng 0.51% (Sheen, 2000)
Trang 28Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
- Thời gian thực hiên đề tài: từ tháng 02/2010 đến tháng 08/2010)
- Địa điểm thực hiện đề tài: Tại trại ương tôm sú giống Ấp Cái Tràm – Thị trấn Hòa Bình – Huyện Hòa Bình – Tỉnh Bạc Liêu
3.2 Vật liệu nghiên cứu :
- Hệ thống bể xi măng nuôi vỗ cua gạch được bố trí trong trại có mái che
- Cân đồng hồ, cân điện tử, thước đo
- Dụng cụ đo các thông số môi trường như độ mặn, nhiệt độ…
- Test kit đo pH, NO2- và TAN
- Cua cái (cua chấm nhị) : 231 con
- Nguyên liệu chế biến thức ăn: thành phần nguyên liệu các loại thức ăn nhân tạo
được trình bày trong Bảng 3.1
- Thức ăn tươi sống gồm cá rô phi, tôm bạc, sò voi và ba khía
3.3 Phương pháp nghiên cứu
- Nguồn nước cung cấp cho thí nghiệm được lấy từ sông chảy từ biển vào, nước
được bơm từ sông lên bể lắng và sử lý sau đó cung cấp cho các bể nuôi
- Mỗi bể nuôi cua được lắp 6 cục đá bọt sục khí 24/24 h
- Cua dùng trong thí nghiệm được mua thông qua thương lái ở Bạc Liêu với trọng lượng trung bình khoảng 200 - 400 g, cua chấm nhị (thành thục ở giai đoạn II) kích
cỡ đồng đều và khỏe mạnh và chọn những cua không bị bể yếm Khi mua cua về
Trang 29chúng tôi tiến hành cân, đo đánh dấu từ con theo từng nghiệm thức, sau đó tháo dây cho cua vào bể cấp nước từ từ thuần hóa 2- 3 ngày cho cua khỏe và thích nghi với môi trường nước nuôi sau đó cho cua vào lồng và tiến hành thí nghiệm
Hình 3.1: Cua dùng để bố trí thí nghiệm
Đề tài được tiến hành nghiên cứu với 3 thí nghiệm mỗi thí nghiệm được bố
trí hoàn toàn ngẩu nhiên với 3 lần lặp lại.Trong thời gian nuôi chúng tôi thay nước mỗi ngày với tỷ lệ 50% nước trong bể nuôi
3.31 Nghiên cứu ảnh hưởng các loại thức ăn khác nhau lên nuôi vỗ béo cua gạch trong lồng trên bể ximăng.(Thí nghiệm 1 )
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và
3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức
- Nghiệm thức I: cho cua ăn cá Rô phi (Oreochromis niloticus)
- Nghiệm thức II: cho cua ăn thức ăn nhân tạo 35% đạm
- Nghiệm thức III: cho cua ăn Sò voi (Fulvia mutica)
- Nghiệm thức IV: cho cua ăn Tôm bạc (Metapeneus tenuipes)
Trang 30Hình 3.2: Ảnh bố trí thí nghiệm nuôi vớ các loại thức ăn khác nhau
Bảng 3.1: Thành phần và dinh dưỡng của thức ăn
Thành phần
dinh dưỡng
Thức ăn viên
Cá rô phi Sò voi Tôm bạc Ba khía
- Bể nuôi gồm 3 bể bằng xi măng mỗi bễ có diện tích 2,7m2 được lắp ráp với
bể lắng bằng hệ thống ống nhựa PVC và có van để cấp nước Mỗi bể có van xả và cấp nước riêng, trong mỗi bể bố trí 5 nghiệm thức, 4 lồng cho mỗi nghiệm thức có
20 lồng nhựa cỡ (20 x 25 x 12 cm), mỗi lồng chứa một con cua Cua bố trí được chọn những con khỏe mạnh còn đủ chân càng, tất cả cua bố trí kiểm tra đã có gạch non (chấm nhị) trọng lượng trung bình (245-322g ) rộng mai (12,18-12,46cm)
Trang 31- Nước nuôi cua được lấy trực tiếp từ sông vào bể lắng, lắng phù sa, sử lý để dùng cho thí nghiệm Mức nước các bể nuôi luôn duy trì ở mức 60cm
- Trong suốt quá trình nuôi thay nước mỗi ngày 50% vào buổi sáng trước khi cho cua ăn
- Cho cua ăn thỏa mãn nhu cầu mỗi ngày 2 lần vào lúc 7 giờ và 17 giờ Trước khi cho ăn tiến hành hút cặn loại bỏ hết thức ăn dư thừa trong bể bằng cách siphon đáy
bể và lấy thức ăn dư thừa trong lồng ra
- Các chỉ tiêu môi trường :
pH, Nhiệt độ được đo đạc và ghi nhận mỗi ngày 2 lần vào lúc 7h sáng và 14h chiều
NO2 và NH4 được đo đạc và ghi nhận mỗi ngày lần vào lúc 7h sáng trước khi thay nước
Độ mặn được đo ba ngày 1 lần
- Mỗi bể nuôi gắn sáu cục đá bọt sục khí liên tục
- Sau 15 ngày tiến hành kiểm tra và thu tỉa những cua đã đạt gạch bằng cách ấn nhẹ chổ mai và yếm xuống để quan sát gạch, những con chưa đạt gạch được nuôi tiếp tục cho đến ngày thu hoạch
- Thời gian nuôi thí nghiệm nuôi vớ các loại thức ăn khác nhau là : 1 tháng
Hình 3.3 : Kiểm tra gạch cua
Trang 32Hình 3.4 : Thu hoạch cua
3.3.2 Nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch với các kích cỡ lồng khác nhau trong bể
Trang 33- Bể nuôi gồm 3 bể bằng xi măng được lắp ráp với bể lắng bằng hệ thống ống nhựa PVC và có van để cấp và thoát nước
- Mỗi bể gắn sáu cục đá bọt sục khí liên tục 24/24h và bố trí 15 lồng nuôi cua mỗi lồng tương ứng với 1 con cua gồm:
3.3.3Nghiên cứu nuôi vỗ cua gạch trong bể xi măng với các mật độ khác nhau (Thí nghiệm 3 )
Thí nghiệm bố trí với 3 mật độ khác nhau và bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với
3 lần lặp lại, thí nghiệm được bố trí với kích cỡ lồng ( 15cm x 20cm x 12cm), bố trí
mỗi lồng 1 con cua và cho ăn cùng một loại thức ăn là sò voi
- Nghiệm thức I : mật độ nuôi 6 con/ m2
- Nghiệm thức I I: mật độ nuôi 12 con/ m2
- Nghiệm thức III : mật độ nuôi 24 con/ m2
Trang 34Cua bố trí được chọn những con khỏe mạnh còn đủ chân càng, tất cả cua bố trí kiểm tra đã có gạch non (chấm nhị) trọng lượng trung bình (270-305g ) rộng mai (10,7-11,47cm) Chăm sóc cho ăn và ghi nhận các thông số môi trường như thí nghiệm nuôi vớ các loại thức ăn khác nhau và 2
Thí nghiệm được bố trí trong 9 bể mỗi bể 1 m2 bằng cách ngăn bể xi măng ra thành các bể nhỏ Chăm sóc thay nước, cho cua ăn và nghi nhận các thông số môi trường giống như thí nghiệm nuôi vớ các loại thức ăn khác nhau và 2
3.4 Phương pháp thu thập, tính toán và sử lý số liệu
3.4.1 Phương pháp thu thập và tính toán số liệu
* Thu mẫu và phân tích các yếu tố môi trường:
- pH được đo mỗi ngày 2 lần vào lúc 7 giờ và 14 giờ đo bằng phương pháp so màu bằng bộ test kit so màu hiệu Sera của Đức
- Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế
* Thu mẫu và phân tích cua:
- Tỷ lệ sống (TLS) của cua trong thời gian thí nghiệm
- Khoảng cách giữa mai và yếm (hở yếm) trước và sau khi nuôi (mm)
- Chỉ số thành thục của cua cái (Female Mature Index – FMI) trước và sau khi nuôi
Độ rộng nhất của yếm (đốt 5)
FMI =
Độ rộng tấm ngực giữa 2 chân chèo
Trang 35- Hệ số thành thục của buồng trứng cua cái (Ganadosomatic Index - GSI) trước và sau khi nuôi
Khối lượng buồng trứng x 100 GSI (%) =
Khối lượng cua
- Hệ số thức ăn (FR)
Khối lượng thức ăn sử dụng
FR =
Khối lượng cua thu hoạch
* Thành phần sinh hóa của thịt cua, buồng trứng và gan tụy cua trước và sau thí nghiệm, phân tích theo các phương pháp:
Trang 36Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
cua gạch trong bể xi măng
4.1.1 Các yếu tố môi trường
Bảng 4.1: Giá trị trung bình các yếu tố môi trường ở các bể trong thí nghiệm nuôi
vớ các loại thức ăn khác nhau
Các yếu tố môi trường ở các bể của thí nghiệm nuôi vớ các loại thức ăn khác nhau trong suốt thời gian thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.1
- Nhiệt độ: trong suốt thời gian thí nghiệm nhiệt độ trung bình ở bể 1 vào buổi sáng là 28,10C, và buổi chiều là 29,80C, bể 2 vào buổi sáng là 28,20C và buổi chiều là 29,90C, bể 3 là 28,40C vào buổi sáng và 29,60C vào buổi chiều Nhìn chung, nhiệt độ ở các bể khá tương đương nhau và ít biến động (nhiệt độ dao động từ 27 -
31 0C trong các bể)
- pH: nhìn chung, sự biến động pH trung bình giữa các bể không có sự chênh lệch nhiều pH trung bình ở bể 1, bể 2, bể 3 lần lượt là 8,2; 8,1; 8,2 vào buổi sáng và 8,2; 8,2; 8,3 vào buổi chiều
- Độ mặn: độ mặn trung bình của các bể nuôi trong thí nghiệm là 32,5‰ nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển và sinh trưởng cua cua nuôi
- NO2- trong quá trình thí nghiệm hàm lượng NO2- ở các bể dao đông từ 0 - 5 mg/l và có xu hướng tăng lên là do thức ăn thừa và chất thải từ cua thải ra trong quá
(lặp lại 1)
Bể 2 (lặp lại 2)
Bể 3 (lặp lại 3) Sáng 28,1 ± 0,68 28,2 ± 0,64 28,4 ± 0,56 Nhiệt độ (0C)
Chiều 29,8 ± 0.76 29,9 ± 0,77 29,6 ± 1,91 Sáng 8,21 ± 0,08 8,19 ± 0,06 8,21 ± 0,08
PH
Chiều 8,25 ± 0,08 8,25 ± 0,06 8,31 ± 0,08
Độ mặn (‰) 32,5 ± 0,82 32,5 ± 0,82 32,5 ± 0,82 Nitrite (mg/l) 2,27 ± 1,49 1,36 ± 0,67 2,39 ± 1,63 TAN (mg/l) 4,41 ± 2,58 5,68 ± 3,15 5,32 ± 3,45
Trang 37trình nuôi Hàm lượng NO2- trung bình ở bể 1 là 2,27 mg/l; bể 2 là 1,36 mg/l; bể 3
II
Sò voi III
Hở yếm (mm) 2,83±0,14bc 3,00±0,25c 2,83±0,14bc 2,50±0,00ab 2,67±0,14aFMI 1,14±0,03 a 1,13±0,01 a 1,12±0,02 a 1,12±0,02 a 1,12±0,02 a
Cua thu hoạch
Trọng lượng (g) 335,83±50,02 a 274,17±48,50 a 276,67±27,65 a 329,17± 63,85 a
Hở yếm (mm) 3,64 ± 0,13 a 4,08±0,14 a 3,94±0,34 a 3,81±0,17 a Tăng trọng (g) 22,78± 9,48 a 28,33±3,82 a 29,44±6,03 a 28,06±1,73 a DWG (g/ngày) 0,93±0,37 a 1,28±0,39 a 1,21±0,30 a 1,19±0,24 a SGR (%/ngày) 0,32±0,15 a 0,54±0,18 a 0,51±0,15 a 0,45±0,14 a % Cua tăng trọng 6,90±2,00 a 11,61±1,03 a 11,21±1,09 a 9,85±2,91 a
Ghi chú: Các giá trị trung bình của mỗi chỉ số trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Các giá trị trung bình của mỗi chỉ số trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghía thống kê (p>0,05) Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Trọng lượng cua bố trí (245 - 322g) Rộng mai (12,1 - 12,4cm)và FMI ( 1,12
- 1,14) khác biệt không có ý nghía thống kê (p>0,05) qua đó cho thấy cua bố trí tương đối điều cỡ trong bố trí
Qua kết quả Bảng 4.2 cho thấy, mặc dù hở yếm của cua bố trí ở các nghiệm thức (2,50 - 3,0 mm) các nghiệm thức thức ăn cá phi; thức ăn viên và sò voi khác biệt ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức ba khía Tuy nhiên, kết quả hở yếm của cua thu hoạch ở các nghiệm thức (3,64 - 4,08 mm) lại cho thấy khác biệt không
Trang 38có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Trọng lượng của cua thu hoạch giữa các nghiệm thức không khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Tăng trọng lượng giữa các nghiệm thức từ (22,7 - 29,4g) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
DWG (0,93-1,28g /ngày), tỷ lệ cua tăng trọng (6,90- 11,65%) SGR (l 0,54%/ngày) của cua thu hoạch giữa các nghiệm thức đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Kết quả thí nghiệm cho thấy độ hở yếm và tặng trọng của cua thu hoạch lớn hơn cua bố trí nhưng đo thời gian nuôi ngắn nên tăng trọng và hở yếm không nhiều
0,32-Bảng 4.3: Tỷ lệ sống, tỷ lệ đạt gạch, sinh khối của cua trong thí nghiệm
Ghi chú: Các giá trị trung bình của mỗi chỉ số trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Các giá trị trung bình của mỗi chỉ số trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghía thống kê (p>0,05) Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Tỷ lệ sống của các nghiệm thức trong thí nghiệm trong khoảng 75 - 100%, tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức thức ăn sò voi là 100% và khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm
Sau khi nuôi được 15 ngày tiến hành kiểm tra và thu những cua đã đạt gạch ở các nghiệm thức Tỷ lệ đạt gạch trung bình sau 15 ngày ở nghiệm thức thức ăn cá phi là 16,67
%; nghiệm thức thức ăn sò voi là 33,33%; nghiệm thức thức ăn tôm bạc là 19,44% và nghiệm thức thức ăn ba khía là 27,78% Nghiệm thức thức ăn viên không được đề cập đến
do cua nuôi đã chết hoàn toàn sau 15 ngày nuôi Những con cua chưa đạt gạch được tiếp tục nuôi lên gạch Tuy nhiên, đến khi thu hoạch vẫn còn một số con ở các nghiệm thức cá phi (3 con), nghiệm thức thức ăn tôm bạc (3 con), nghiệm thức cho ăn ba khía (2 con) vẫn chưa đạt gạch Riêng ở nghiệm thức cho ăn sò voi cua đạt gạch 100% Tỷ lệ đạt gạch giữa các nghiệm thức vẫn khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Tuy nhiên kết quả cho thấy nghiệm thức cho ăn sò voi cho kết quả tỷ lệ gạch đạt sớm hơn và hoàn toàn so với các nghiệm thức khác từ đó cho thấy thức ăn sò voi rất có triển vọng ứng dụng cho nuôi cua gạch
Trang 39Bảng 4.4: Lượng thức ăn cần thiết để nuôi 1 kg cua gạch
Nghiệm thức Trọng lượng thức ăn/ kg cua thu
Trong quá trình nuôi từ cua chấm nhị đến khi cua đầy gạch lượng thức ăn để nuôi được 1 kg cua của mỗi nghiệm thức như sau : nghiệm thức thức ăn tôm bạc 2,02 kg và nghiệm thức thức ăn sò voi 2,36 kg thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức thức ăn ba khía 4,27kg Nghiệm thức thức ăn cá rô phi với lượng thức ăn 2,97 kg khác biệt không có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại Do thời gian nuôi ngắn và trong điều kiện nuôi nhốt nên thức ăn cua sử dụng ít Thức ăn ba khía cao nhất là do phần võ nhiều cua không sử dụng được
4.1.3 Hiệu quả kinh tế của nuôi cua gạch trên bể xi măng với các loại thức ăn khác nhau
Bảng 4.5 : hiệu quả kinh tế nuôi cua gạch trên bể xi măng
viên Sò voi Tôm bạc Ba khía
Chi phí/kg cua nuôi
(.000 đồng) 116,5±3,3b 137,9±8,5c 110,1±3,6ab 160,5±15,7d 99,8±1,5a
Thu nhập/kg cua nuôi
(.000 đồng) 148,0±80,8b 0,0±0,0a 280,1±45,9d 181,8±80,9bc 216,8±35,8bcLợi nhuận /kgcua nuôi
(.000 đồng) 31,5±78,7b -137,9±8,5a 170,0±45,0c 21,3±70,3b 117,0±35,1bc
Ghi chú: Các giá trị trung bình của mỗi chỉ số trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Các giá trị trung bình của mỗi chỉ số trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghía thống kê (p>0,05) Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Từ kết quả Bảng 4.5 cho thấy chi phí 1kg cua nuôi ở nghiệm thức sò voi (110.100 đồng) và nghiêm thức ba khía (99.800đồng) thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức cho ăn tôm bạc và nghiệm thức cho
ăn thức ăn viên Nghiệm thức cho ăn tôm bạc chi phí cao nhất (160.000/kg cua
Trang 40nuôi) Về thu nhập và lợi nhuận cho 1kg cua nuôi của nghiệm thức thức ăn sò voi vẫn cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức khác
Với kết quả trên thì trong thí nghiệm này trong nuôi cua gạch trên bể thức ăn
sò voi cho hiệu quả kinh tế cao hơn các loại thức ăn khác trong thí nghiệm
Đối với cơ cấu chi phí trong trong thí nhiệm này thì tỷ lệ chi phí ở các
nghiệm thức chiếm phần lớn là tiền cua giống Ở nghiệm thức thức ăn viên chi phí cua giống cao nhất 85% (Hình 4.1) do cua nuôi được 15 ngày thì chết hoàn toàn nên các chi phí khác thấp
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu chi phí nuôi cua gạch với các loại thức ăn khác nhau
Ở nghiệm thức cho ăn thức ăn tôm bạc, chi phí cua giống thấp nhất trong các
nghiệm thức nhưng vẫn cao hơn chi phí thức ăn và chi phí khác Tuy nhiên chi phí cua giống ở nghiệm thức cũng chiếm 56,52%, chi phí thức ăn là 42,27% và chi phí khác là 1,21% Ở nghiệm thức thức ăn là tôm bạc, chi phí thức ăn cao là do giá tôm bạc (35.000 đồng) trên thị trường cao hơn các loại thức ăn ở các nghiệm thức cá phi (12.000 đồng), Sò voi (4.000 đồng), Ba khía (10.000 đồng), vì thế làm cho nên nghiệm thức tôm bạc có tỷ lệ chi phí thức ăn cao