Tuy nhiên, trên tinh thần chọn lọc những trào lưu văn học, những phương pháp sáng tác đã được định hình rõ nét cả trong thực tiễn sáng tác lẫn trong các công trình nghiên cứu, đồng thời
Trang 22
Trang 3MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TIẾN TRÌNH VĂN HỌC 1.1 Giới thiệu về tiến trình văn học 2
1.2 Quy luật vận động của tiến trình văn học 4
1.3 Một số thuật ngữ cơ bản của tiến trình văn học 6
Chương 2 CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN 2.1 Khái niệm 11
2.2 Cở sở hình thành 11
2.3 Nguyên tắc sáng tác 12
2.4 Vấn đề chủ nghĩa cổ điển trong văn học Việt Nam 28
2.5 Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu 28
Câu hỏi ôn tập 29
Chương 3 CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN 3.1 Khái niệm 30
3.2 Cơ sở hình thành 30
3.3 Nguyên tắc sáng tác 32
3.4 Vấn đề chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam 43
3.5 Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu 44
Câu hỏi ôn tập 44
Chương 4 CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN 4.1 Khái niệm 45
4.2 Cơ sở hình thành 45
4.3 Nguyên tắc sáng tác 48
4.4 Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam 63
4.5 Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu 64
Câu hỏi ôn tập 65
Chương 5 CHỦ NGHĨA TỰ NHIÊN VÀ CÁC TRÀO LƯU THUỘC CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI 5.1 Chủ nghĩa tự nhiên 66
5.2 Các trào lưu thuộc chủ nghĩa hiện đại 68
5.3 Một số tác phẩm tiêu biểu 75
Câu hỏi ôn tập 75
Chương 6 CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 6.1 Khái niệm 77
6.2 Cơ sở hình thành 77
6.3 Nguyên tắc sáng tác 79
6.4 Vấn đề chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam 90
6.5 Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu 91
Trang 4Câu hỏi ôn tập 92
Chương 7 MỘT SỐ BIẾN THỂ CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG THẾ KỈ XX 7.1 Chủ nghĩa hiện thực mới (Neorealism) 93
7.2 Chủ nghĩa hiện thực huyền thoại/ kì ảo (Magics realism) 94
7.3 Chủ nghĩa hiện thực tâm lí (Psychologycal realism) 96
7.4 Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc (Structural realism) 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 5- 1 -
LỜI NÓI ĐẦU
Trong chương trình đào tạo cử nhân Ngữ Văn, Lí luận văn học 3 (Tiến trình văn học) có nhiệm vụ trang bị cho người học kiến thức về sự vận động và phát triển của
văn học dựa trên sự tồn tại và phát triển của các trào lưu văn học, các phương pháp sáng tác Trong đó, cái ra đời sau bao giờ cũng là kết quả của việc phủ định, kế thừa và phát huy cái ra đời trước đó Quá trình vận động và tiến hóa ấy được gọi là tiến trình văn học
Tiến trình văn học thực ra có thể nghiên cứu mở rộng sang các giai đoạn cổ trung đại như lịch sử văn học thường làm Tuy nhiên, với tư cách là môn khoa học tập trung nghiên cứu những trào lưu, những phương pháp sáng tác, nên lí luận văn học thường tập trung vào giai đoạn xuất hiện những trào lưu văn học hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của từ này Đó là lí do giáo trình này chỉ trình bày tiến trình văn học từ thế kỉ XVII trở đi, bắt đầu với sự xuất hiện của Chủ nghĩa cổ điển
Việc dừng lại ở Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa không có nghĩa là tiến trình văn học chỉ phát triển đến đó Thực tiễn văn học cho thấy, cuối thế kỉ XX, thế giới đã chứng kiến sự xuất hiện của Chủ nghĩa hậu hiện đại Tuy nhiên, trên tinh thần chọn lọc những trào lưu văn học, những phương pháp sáng tác đã được định hình rõ nét cả trong thực tiễn sáng tác lẫn trong các công trình nghiên cứu, đồng thời dựa trên nguồn tài liệu tham khảo có thể thu thập được hiện nay, nhất là trong điều kiện các sáng tác văn học hậu hiện đại chưa thật phổ biến ở Việt Nam, chúng tôi chưa đưa vào giáo trình này phần chủ nghĩa hậu hiện đại, mà chỉ giới thiệu một số biến thể của chủ nghĩa hiện thực ở thế kỉ XX
Mặc dù chúng tôi đã hết sức nỗ lực, từ việc tham khảo các sách lí luận của những giáo sư đầu ngành như Lê Đình Kỵ, Phương Lựu, Hà Minh Đức, …, kết hợp với thực tế giảng dạy, song giáo trình này ắt hẳn còn nhiều thiếu sót Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý thầy cô và các bạn sinh viên để giáo trình ngày một hoàn chỉnh hơn
Nhóm tác giả
Trang 6Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TIẾN TRÌNH VĂN HỌC
1.1 Giới thiệu về tiến trình văn học
1.1.1 Khái niệm
Tiến trình văn học là sự tồn tại, vận động của bản thân văn học như những hệ
thống chỉnh thể không ngừng phát triển, tiến hóa trong các mối quan hệ đa dạng và phức tạp
Xét về mặt không gian, có tiến trình văn học của từng quốc gia, dân tộc đồng thời có tiến trình văn học văn học của vùng, khu vực và tiến trình văn học của toàn thế giới (từ thế kỉ XVII trở đi) Xét về mặt thời gian, có tiến trình văn học của từng giai đoạn, từng thời kì, thời đại lịch sử (của dân tộc cũng như cả thế giới)
Tuy khác nhau về quy mô, giới hạn nhưng các tiến trình văn học hoàn toàn thống nhất với nhau về bản chất và cấu trúc Mỗi tiến trình văn học bao giờ cũng gắn liền với một hình thức tồn tại của nó như chữ viết, hình thức phát hành và giao lưu giữa tác giả với độc giả cũng như giữa độc giả với nhau Tiến trình văn học còn là sự vận động của văn học theo những quy luật đặc thù, bao gồm nhiều giai đoạn, diễn ra theo một trật tự nhất định không thể đảo ngược, có mở đầu, có phát triển và kết thúc Tuy nhiên, tiến trình văn học không phải là trật tự biên niên, càng không phải là sự đắp đổi, thay thế giản đơn của các sự kiện văn học Trải qua nhiều giai đoạn vận động, tiến trình văn học không ngừng phát triển, tiến hóa
Giáo trình này trình bày vận động và phát triển của tiến trình văn học dựa trên
sự tồn tại và phát triển của các trào lưu văn học, các phương pháp sáng tác Trong đó, cái ra đời sau bao giờ cũng là kết quả của việc phủ định, kế thừa và phát huy cái ra đời trước đó
1.1.2 Tiến trình văn học với lịch sử văn học
Lịch sử văn học nếu hiểu theo nghĩa là khoa học nghiên cứu quá khứ của văn học, gồm quy luật hình thành và phát triển của các hiện tượng và quá trình văn học diễn ra trong những điều kiện xã hội – lịch sử nhất định, thì tiến trình văn học là đối tượng nghiên cứu của lịch sử văn học Nhưng lịch sử văn học còn là bản thân tiến trình vận động, phát triển của các hiện tượng văn học, tiến trình tích lũy liên tục các giá trị văn học như ngôn ngữ, phong cách và thể loại qua các thời kì khác nhau Do vậy, có
Trang 7- 3 -
thể nói lịch sử văn học là lịch sử ngôn ngữ, lịch sử phong cách, lịch sử thể loại, … Với
ý nghĩa này, tiến trình văn học khác với khái niệm lịch sử văn học Tiến trình văn học chỉ sự vận động của văn học trong tổng thể Nó bao gồm tất cả các tác phẩm văn học
có chất lượng khác nhau, các hình thức tồn tại của văn học (như truyền miệng hay chép tay, ấn loát, xuất bản, báo chí), các thành tố của đời sống văn học (như nhà văn
và người đọc, các hình thức hội đoàn, hoạt động phê bình, nghiên cứu …), ảnh hưởng qua lại giữa các nền văn học với các hình thái ý thức xã hội khác (nhất là chính trị, triết học, đạo đức), với các loại hình nghệ thuật khác (âm nhạc, hội họa, sân khấu, điện ảnh, …), giữa văn học viết và văn học dân gian, … Qua tổng thể tiến trình văn học, người ta thấy được sự hình thành và phát triển của văn học như một hình thái ý thức xã hội đặc thù, một loại hình nghệ thuật, trong đó có quá trình tiến hóa, đổi thay về bản chất từ nội dung đến hình thức, từ sáng tác đến tiếp nhận, … Nghiên cứu tiến trình văn học cho ta thấy sự xuất hiện của các hiện tượng văn học như tác giả, quan niệm văn học, phong cách văn học, trào lưu văn học, phương pháp sáng tác và phê bình văn học,
… Có thể nói, khái niệm tiến trình văn học như một phông nền, ở đó, ta có thể nhận ra biểu hiện của từng hiện tượng văn học lớn cũng như ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển của văn học
1.1.3 Tiến trình văn học với mĩ học và lý luận văn học
Vào thời cổ đại, lý luận văn học và mĩ học chưa tách ra khỏi cây trí tuệ chung của nhân loại Tư duy nguyên hợp và phép biện chứng tự phát chưa cho phép các đại biểu của mĩ học cổ đại như Platon, Aristote cảm nhận văn học như một tiến trình không ngừng vận động và phát triển
Thời Phục hưng, các nhà lý luận thường đối chiếu văn học đương thời với văn học cổ đại nhưng họ không nhìn thấy hoạt động sáng tạo ở thời đại mình đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử phát triển của nghệ thuật nhân loại mà chỉ là đó chỉ là thời đại hoàn nguyên, là sự trở về với những giá trị, những cội rễ đích thực của đời sống, những chuẩn mực từng có từ thời cổ đại nhưng đã bị hao mòn trong suốt đêm trường trung cổ
Thế kỉ XVII, các nhà lý luận của chủ nghĩa cổ điển, tiêu biểu là Boileau, không khái quát những nguyên tắc mĩ học từ chất liệu của thực tiễn nghệ thuật mà có tham vọng lập pháp cho nghệ thuật, áp đặt cho nghệ thuật những chuẩn mực mang tính quy phạm Do thiếu quan điểm lịch sử nên các nhà lập pháp của chủ nghĩa cổ điển đều chưa thể nhìn thấy văn học như một tiến trình
Trang 8Phải đến thời kì XVIII, nhất là sau cuộc cách mạng tư sản Pháp, khi mà ai cũng thấy được những thay đổi lớn lao đang diễn ra trong tất cả các lĩnh vực tinh thần và vật chất của đời sống xã hội thì quan điểm lịch sử về thế giới mới thực sự xuất hiện Có thể thấy mầm mống đầu tiên của quan điểm lịch sử về tiến trình văn học thế giới qua những công trình nghiên cứu của các nhà mĩ học Khai sáng như Lessing, Schiller, Didro Họ đã chỉ ra sự khác nhau của văn học giữa thời cổ đại và nghệ thuật tư sản hiện đại và cho thấy không cần mô phỏng cổ đại cũng có thể sáng tạo ra những kiệt tác
Đến Hegel, quan điểm lịch sử về tiến trình văn học mới được hoàn thiện Do sống vào thời điểm bùng nổ của cách mạng Pháp nên Hegel ý thức rất rõ về những sự kiện mang tính chất bước ngoặt của thời đại, giúp ông nhìn thấy được tiến trình của lịch sử cũng như của văn học Với quan điểm lịch sử, Hegel đưa ra học thuyết về các giai đoạn phát triển tượng trưng chủ nghĩa, cổ điển chủ nghĩa, lãng mạn chủ nghĩa Trong quan niệm của ông, nghệ thuật có nguồn gốc từ hoạt động thực tiễn, lịch sử phát triển của nghệ thuật là một bộ phận hợp thành của tiến trình lịch sử chung mang tính toàn nhân loại Nhưng với Hegel, hoạt động thực tiễn chỉ là một quá trình tư duy, tồn tại trong thế giới của tinh thần nên quan điểm lịch sử của ông không tránh khỏi sự khủng hoảng
Những mâu thuẫn và tư tưởng siêu hình trong triết học và mĩ học của Hegel đã được khắc phục trong triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx – Lenin Marx, Engels và Lenin đã có những kiến giải sâu sắc về bản chất và quy luật phát triển của văn học, với tư cách là một bộ phận của lịch sử xã hội, làm tiền
đề cho những công trình mĩ học, lí luận văn học hiện đại về sau nghiên cứu về tiến trình văn học Nội hàm khái niệm tiến trình văn học, nhờ đó, ngày càng được bổ sung,
mở rộng Cũng cần lưu ý rằng tiến trình văn học vừa là một bộ phận của quá trình lịch
sử xã hội vừa là một hiện tượng đặc thù Sự vận động và phát triển của văn học chịu sự quy định của sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội, đồng thời, sự phát triển của văn học vẫn có một sự độc lập nhất định đối với cơ sở kinh tế
1.2 Quy luật vận động của tiến trình văn học
Mỗi thời đại, thời kì và giai đoạn văn học bao giờ cũng được bắt đầu bằng việc phá vỡ những hình thức nghệ thuật đã trở thành những công thức, luật lệ của giai đoạn văn học trước bằng những đổi mới nghệ thuật Những phương thức, phương tiện biểu hiện mới này sẽ được định hình hóa và dần trở thành chuẩn mực Đến lúc những quy
Trang 9- 5 -
phạm này gây cản trở tiến bộ nghệ thuật, thì khi ấy, văn học lại đòi hỏi phải có sự cách tân Cứ như vậy, tiến trình văn học được vận hành dựa trên mối quan hệ biện chứng giữa quá trình phá vỡ các điển mẫu đã trở nên cũ kĩ với quá trình sáng tạo ra các điển mẫu mới mẻ Cũng chính vì thế, tiến trình văn học thường có nhiều vòng đời và phân
kì lịch sử là quy luật vận động nội tại của nó Nghiên cứu văn học đã tìm cách khái quát quy luật này từ nhiều góc độ, nhiều bình diện khác nhau, tạo nên nhiều cách phân chia tiến trình văn học khác nhau:
- Quan niệm văn học là một phương diện của lịch sử xã hội nên dựa vào cột mốc lịch sử: phương pháp sáng tác, …
- Quan niệm văn học có lịch sử riêng nên dựa vào các phạm trù nghệ thuật để định kì lịch sử văn học: khuynh hướng sáng tác, trào lưu văn học, thể loại, phong cách,
…
Mặc dù tiến trình văn học vận hành theo quy luật kế thừa và sáng tạo, nhưng cũng nên lưu ý đến tính độc lập tương đối của văn học Không giống như các thành tựu khoa học, cái ra đời sau bằng sự ưu việt của mình đã xóa sổ cái trước đó Trong nghệ thuật, cái ra đời sau, đôi khi, không vượt qua được cái ra đời trước đó, hoặc nếu
có kế thừa và đổi mới so với cái trước đó thì vẫn không làm mất đi giá trị và ý nghĩa của chúng Ví như người ta sẽ không vì có V Hugo mà quên Corneill, không vì có Balzac mà phủ định đóng góp của Lamartine, …
Tính chất độc lập tương đối của các lĩnh vực đời sống, trong đó có văn nghệ, tạo nên quy luật phát triển không đồng đều của văn nghệ Nội dung các quy luật này là các thời kì nở rộ của văn nghệ có khi không đi đôi với sự phồn vinh của cơ sở kinh tế,
có thời văn nghệ phát triển nhanh, có thời chậm Có những thời kì trình độ phát triển sản xuất và xã hội còn thấp, nhưng văn nghệ lại phồn vinh, để lại những giá trị bất hủ, mẫu mực cho loài người Trái lại, có thời kì trình độ phát triển sản xuất và xã hội cao hơn, nhưng văn nghệ không có sự phồn vinh tương ứng Theo dõi các trào lưu văn học trên thế giới, chúng ta cũng nhận thấy, có những trào lưu phát triển là do có sự phát triển trong đời sống kinh tế xã hội, như chủ nghĩa cổ điển, nhưng cũng có trào lưu phát triển do đời sống của đại đa số nhân dân lao động gặp khốn khó, của cải vật chất chỉ tập trung vào tay tư sản, gây nên mâu thuẫn gay gắt và đấu tranh giai cấp mạnh mẽ
Bên cạnh đó, các trào lưu văn học từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ thứ XIX còn xuất hiện một cách tuần tự Cứ khoảng một thế kỉ sẽ có một trào lưu xuất hiện (chủ nghĩa cổ điển - thế kỉ XVII, chủ nghĩa lãng mạn - thế kỉ XVIII, chủ nghĩa hiện
Trang 10thực - thế kỉ XIX) Nhưng bắt đầu từ nửa sau thế kỉ XIX, các trào lưu liên tiếp ra đời, thậm chí nhiều trào lưu ra đời cùng lúc (chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa trừu tượng, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa đa đa, chủ nghĩa hiện sinh) Chính vì vậy, tuổi đời của mỗi trào lưu cũng ngắn đi Nếu trước đây mỗi trào lưu chiếm trọn một thế
kỉ, thì các trào lưu thuộc chủ nghĩa hiện đại có khi chỉ kéo dài trong một thập kỉ mà thôi Tình hình đó cũng tương tự vào thế kỉ XX
1.3 Một số thuật ngữ cơ bản của môn tiến trình văn học
thuộc vào thế giới quan, không đề cập đến nội dung cụ thể của lí tưởng thẩm mĩ - xã hội và hệ tư tưởng nào nên hai kiểu sáng tác này tồn tại xuyên suốt trong lịch sử văn học Người ta có thể tìm thấy kiểu sáng tác lãng mạn (tái tạo) trong thần thoại, chủ nghĩa tình cảm, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa siêu thực, … cũng như có thể tìm thấy kiểu sáng tác hiện thực (tái hiện) trong chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, … Không cần thiết và cũng không nên so sánh chất lượng hai kiểu sáng tác vì mỗi kiểu sáng tác có vẻ đẹp riêng và thường xâm nhập, hòa quyện lẫn nhau trong từng nhà văn, từng tác phẩm cụ thể
1.3.1.2 Trào lưu văn học
Trào lưu văn học là sản phẩm của một giai đoạn lịch sử xã hội và hệ tư tưởng nhất định Nó bao gồm một tập hợp các nhà văn có cùng ý hướng sáng tác, gây nên một phong trào rầm rộ, hoạt động dưới một tổ chức, lí luận - phê bình có cương lĩnh riêng, có nhà xuất bản riêng để xuất bản các tác phẩm, có cơ quan ngôn luận cùng những hoạt động tương tác với độc giả của mình và thường được dẫn dắt bởi một ngọn
cờ đầu, là một đại biểu xuất sắc của các nhà văn đó
1.3.1.3 Phong cách sáng tác
Phong cách sáng tác là những đặc điểm sáng tác độc đáo, là dấu hiệu trưởng thành của các nhà văn ưu tú Chúng được thể hiện ở bất cứ yếu tố nào của tác phẩm, từ
Trang 11- 7 -
nội dung (cách chọn đề tài, cảm hứng chủ đạo, …) đến hình thức (cách xây dựng nhân vật ) và thể loại, … Phong cách sáng tác được tạo nên bởi đời sống tinh thần của nhà văn, bao gồm khí chất, tâm lí, hứng thú, đặc biệt do cá tính quyết định Thế giới quan chỉ đóng vai trò cảnh giới nên khi thế giới quan thay đổi, phong cách vẫn giữ những nét kế thừa
1.3.1.4 Phương pháp sáng tác
Phương pháp sáng tác là một khái niệm xuất hiện vào những năm 20 của thế kỉ
XX, do những nhà lí luận văn học Soviet khởi xướng
Phương pháp sáng tác được định nghĩa là “hệ thống hữu cơ những nguyên tắc
tư tưởng nghệ thuật được xác định bởi một thế giới quan trong những điều kiện lịch sử
- xã hội nhất định, dùng để phản ánh (lựa chọn, khái quát, bình giá,…) thế giới bằng hình tượng” 1
Hiện nay, xung quanh khái niệm phương pháp sáng tác còn có nhiều ý kiến trái
ngược nhau Một số nhà nghiên cứu không chấp nhận khái niệm này, như Phạm Vĩnh
Cư (“Suy nghĩ và kiến nghị xung quanh vấn đề đổi mới lý luận văn học”, Nghiên cứu văn học, 12/2004, tr.21), Phong Lê (Nhận thức lại vị trí của chủ nghĩa hiện thực và vấn đề chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong Văn học trên hành trình thế kỷ XX, tr.419), Nguyễn Văn Dân (Vì một nền lý luận phê bình văn học chất lượng cao, Khoa học xã hội, 2005, tr.61), … Thậm chí, Trần Đình Sử (Cần đưa khái niệm phương pháp sáng tác ra khỏi lý luận phê bình trong văn học hiện nay, tham luận hội thảo Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học, 2012) còn yêu cầu nhận thức lại khái niệm
phương pháp sáng tác, vốn ra đời cùng với phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, vì cho rằng khái niệm này không có hạt nhân khoa học vững chắc Tuy nhiên, trong các giáo trình lí luận văn học hiện hành, phương pháp sáng tác vẫn được sử dụng Trong khi chờ đợi sự đổi mới chính thức, đồng bộ trong các giáo trình đại học, người học vẫn có thể sử dụng thuật ngữ này, thậm chí vẫn cần tìm hiểu thuật ngữ này ngay cả khi nó không còn được dùng nữa
1.3.2 Phân biệt khái niệm
Do ra đời muộn hơn một số khái niệm khác nên đôi khi phương pháp sáng tác bị cho là tên gọi mới của những khái niệm cũ, có nội dung không khác gì so với các khái
1 Phương Lựu, La Khắc Hòa, Trần Mạnh Tiến (2006), Lí luận văn học, tập 3, Tiến trình văn học,
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr.76
Trang 12niệm đã có trước đây Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, cần so sánh nó với các khái niệm đã ra đời trước đó
1.3.2.1 Phương pháp sáng tác với trào lưu văn học
* Điểm giống: cùng được xác định bởi một thế giới quan trong những điều kiện
lịch sử-xã hội nhất định
Phương pháp sáng tác Trào lưu văTrào lưu văn học
- Là những nguyên tắc phản ánh
- Là đối tượng của lí luận văn học
- Ra đời sớm hơn, khi có sáng tác
- Lí luận được đúc kết theo cách nhìn
của các nhà lí luận thế kỉ XX
- Là một phong trào hoàn chỉnh: sáng tác,
tổ chức, lí luận, có hoạt động riêng, có nhà xuất bản, đối tượng khách thính riêng,…
- Là đối tượng của lịch sử văn học
- Ra đời muộn hơn, khi có phong trào sáng tác rầm rộ, được chỉ đạo bởi một tổ chức có cương lĩnh sắc bén
- Cương lĩnh lí luận là những yêu cầu, kinh nghiệm sáng tác được tổng kết theo cách nhìn đương thời
1.3.2.2 Phương pháp sáng tác và kiểu sáng tác
Giống: đều là nguyên tắc phản ánh
Khác:
- Phụ thuộc vào thế giới quan
- Là nguyên tắc tư tưởng – nghệ thuật
- Không phụ thuộc vào thế giới quan
- Là nguyên tắc tư duy nghệ thuật vì không đề cập đến nội dung cụ thể của lí tưởng thẩm mĩ-xã hội và hệ tư tưởng nào
mà chủ yếu khảo sát mối quan hệ giữa:
lí tưởng - thực tại chủ quan - khách quan KST Lãng mạn - KST Hiện thực (Tái tạo) - (Tái hiện)
Không nên so sánh chất lượng hai
Trang 13+ KST hiện thực (tái hiện): CNHT
cổ điển, CNHT phê phán, CNHT XHCN, CNHT thời phong kiến mạt kì phương Đông, chủ nghĩa tự nhiên,…
1.3.2.3 Phương pháp sáng tác và phong cách
Phương pháp chung và phong cách dễ phân biệt, không cần so sánh Có sự khác
nhau cơ bản giữa phương pháp riêng và phong cách
- Là những đặc điểm sáng tác mờ nhạt,
chưa đủ tạo nên phong cách cho nhà văn
- Thuộc sở hữu của bất kì nhà văn nào
- Được thể hiện tập trung ở thế giới
quan, lí tưởng thẩm mĩ-xã hội, trình độ
- Thế giới quan thay đổi dẫn đến
phương pháp riêng thay đổi
- Là những đặc điểm sáng tác độc đáo, tạo nên phong cách cho nhà văn
- Là dấu hiệu trưởng thành của các nhà văn ưu tú
- Được thể hiện ở bất cứ yếu tố nào trong tác phẩm:
- + Nội dung: cách chọn đề tài, cảm hứng chủ đạo,…
- + Hình thức: cách xây dựng nhân vật (chính/phản diện), thể loại,…
- Khảo sát để đánh giá cái hay, cái độc đáo của nhà văn
- Do đời sống tinh thần (khí chất, tâm lí, hứng thú,…), đặc biệt do cá tính quyết định, thế giới quan chỉ đóng vai trò cảnh giới
- Thế giới quan thay đổi, phong cách vẫn giữ những nét kế thừa
Trang 14- Phương pháp riêng có một nguyên tắc
nhất trí trong việc phản ánh với bất kì
đối rượng mô tả nào
- Mối quan hệ giữa phương pháp
riêng-phương pháp chung là mối quan hệ
loại-thể
- Không nên xa rời phương pháp chung
- Đối tượng khác nhau tác động đến phong cách khác nhau:
- Càng đa dạng càng tốt
Trang 15- 11 -
Chương 2 CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN
Trong tiếng Việt, hiểu theo nghĩa chiết tự, cổ là xưa, điển là sách xưa, cổ điển là
những tác phẩm ưu tú, vượt qua thử thách của thời gian
2.2 Cơ sở hình thành
2.2.1 Cơ sở xã hội
Chủ nghĩa cổ điển Pháp hình thành trên cơ sở nhà nước phong kiến tập trung trong thế quân bình đối lập giữa hai giai cấp phong kiến và tư sản Trên đà phát triển tương đối mạnh mẽ, giai cấp tư sản thế kỉ XVII ở Pháp đòi hỏi một thị trường thống nhất nên mâu thuẫn trước hết với giai cấp phong kiến - cát cứ, chứ chưa phải với toàn
bộ chế độ phong kiến nói chung Đồng thời, để mưu cầu sự thống nhất đó, giai cấp tư sản phải dựa vào giai cấp phong kiến - tập quyền ở trung ương, vốn cũng muốn dựa vào giai cấp tư sản để thôn tính phong kiến - cát cứ Tình hình này dẫn đến sự tồn tại của một chế độ chính trị mà giới cầm quyền bao gồm cả giai cấp phong kiến và tư sản Chế độ chính trị này đã tạo nên tính nước đôi cho văn học, khiến chủ nghĩa cổ điển phản ánh ý thức hệ tư sản nhưng lại mang màu sắc phong kiến
2.2.2 Cơ sở tư tưởng
Chủ nghĩa cổ điển có cơ sở tư tưởng là chủ nghĩa Duy lí của Decartes, một học
thuyết tôn sùng lí trí của con người Decartes cho rằng: “Tôi hoài nghi, nghĩa là tôi tư duy, tôi tư duy, nghĩa là tôi tồn tại” Ông yêu cầu đứng trước một vấn đề, con người
nên biết đặt câu hỏi, thể hiện thái độ hoài nghi khoa học, có như vậy, con người mới nhận thức được thế giới Học thuyết này có một ý nghĩa rất tiến bộ với tư duy đương thời, thể hiện vai trò tích cực của con người trong việc nhận thức thế giới, biến thế giới
từ bất khả tri theo quan niệm trước đây thành thế giới khả tri
Trang 16Tuy nhiên, xét về mặt nào đó, học thuyết này cũng thể hiện sự thỏa hiệp về thế giới quan và nhân sinh quan của hai giai cấp quý tộc và tư sản Với những vật vô tri, tuy không tư duy nhưng vẫn tồn tại, công thức của Decartes trở nên không bao quát
hết được thực tế khách quan Decartes còn cho rằng lí trí là lương tri, lương năng, tồn
tại sẵn có trong mỗi người và giữa mọi người là như nhau Ông tuyệt đối hóa vai trò của lí trí mà xem nhẹ vai trò của tình cảm, cảm xúc Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quan niệm về văn chương, nhất là đến vai trò sáng tạo và sức tưởng tượng của người nghệ sĩ Decartes cũng thừa nhận sự tồn tại của quỷ thần, khiến học thuyết của ông chưa thật triệt để, trở thành một thứ triết học nhị nguyên, rốt cuộc là duy tâm
2.3 Nguyên tắc sáng tác
2.3.1 Đề cao lí tính
Vì thể hiện lòng khâm phục và yêu mến lí trí vạn năng của con người, luôn dành sự ưu tiên cho vấn đề tư tưởng nên văn học cổ điển luôn xảy ra mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa lí trí và dục vọng, giữa tình cảm cá nhân và nhiệm vụ chung cao cả Mâu thuẫn đó thường được giải quyết theo hướng buộc cá nhân phải phục tùng tập thể, tình cảm phải được hi sinh cho những quyết định lí tính Từ đó, những nhân vật nào hành động theo lí trí và theo tiêu chuẩn đạo đức phong kiến thì được ngợi ca, cho dù đôi khi vinh quang ấy phải trả bằng một cái giá rất đắt
Le cid, tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa cổ điển, đã phản ánh
tính chất và nhu cầu của nhà nước phong kiến tập quyền thế kỷ XVII, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi chủ nghĩa duy lý của Descartes Các nhân vật trung tâm trong tác phẩm mang tính lý tưởng, là những con người luôn đặt lý trí lên trên tình cảm, chiến thắng đam mê, coi nhẹ lợi ích cá nhân, phục tùng cho lợi ích, danh dự quốc gia và của dòng dõi Đối với Don Rodrige, bi kịch lớn nhất của chàng là phải lựa chọn một trong hai con đường, giữa lý trí và tình cảm, giữa việc trả thù cho cha và tình yêu sâu sắc đối với Simen, chàng không thể vì tình yêu của cá nhân mà không giết cha nàng để rửa nhục cho cha mình, lấy lại danh dự cho cả một cuộc đời, một gia tộc anh hùng:
“Hận lòng đôi ngả đấu tranh Nửa là danh dự, nửa tình khó theo Vẹn thù cha, mất người yêu, Bên thêm dũng khí, bên sao ngập ngừng?
Não nề đứng giữa hai đường
Trang 17- 13 -
Sống đời ô nhục? Phũ phàng tơ duyên?
Trời cao, thấu nỗi niềm riêng?
Thù cha nỡ gác? Cha nàng giết sao?
Giết chết cha của người mình yêu thương để báo thù cho cha ruột của mình, Rodrige đã tự tay cắt đứt mối duyên tình của chàng và Simen, cuộc hôn nhân tưởng chừng sắp được đơm hoa phút chốc bỗng trở nên vô vọng Vì rằng, theo đạo làm con, Simen không thể lấy người đã giết chết cha ruột của mình làm chồng, hơn thế, để làm tròn bổn phận người con, chính nàng phải đòi lại công bằng cho cha, bằng việc tố cáo Rodrige Tuy lý trí bảo nàng phải trả thù cho cha, đặt lợi ích của gia tộc lên hàng đầu, nhưng nàng không thể thù ghét người mình yêu mà lại càng yêu chàng hơn vì vẻ đẹp của một đấng anh hùng dám đương đầu với thử thách để làm tròn nghĩa vụ một người con hiếu thảo, một vị trung thần, đem danh dự và lợi ích về cho gia tộc, cho đất nước Trước nỗi đau cha mình bị giết hại bởi người mình yêu thương, nàng không thể vì tình yêu sâu sắc dành cho Rodrige mà quên đi bổn phận phải báo thù cho cha:
“Tình say đắm, chống lại lòng căm phẫn Trong kẻ thù bắt gặp kẻ ta yêu!
Ta cảm giác giờ đây, mặc căm giận dâng trào
Rodrige với phụ thân ta, trong trái tim này, vẫn còn giao chiến…”
Dù sáng suốt nhận ra con đường mình lựa chọn nhưng con tim không khỏi đau đớn, xót xa:
“Khóc, khóc nữa! Mắt ta biến thành suối lệ đầy vơi!
Một nửa cuộc đời ta đã đẩy nửa kia xuống mộ!
Buộc ta phải báo thù sau điều tai họa đó,
Vì nửa mất rồi giết nốt nửa còn đây!”
Mâu thuẫn giữa tình cảm riêng tư và trách nhiệm của nàng như không còn cách nào khác để dung hòa, chỉ có thể là tiếng khóc
Tuy nhiên, sau những chiến công Rodrige đã lập nên và được tôn là Le cid, nhà vua Don Fernan đã tuyên bố cho Simen một năm để khô đi dòng lệ khóc cha và sau đó
Trang 18sẽ phải lấy người anh hùng của đất nước Chỉ lúc này, mâu thuẫn ấy mới điều hòa
được nhưng vẫn trên cơ sở cái riêng phục tùng cái chung
Trong vở kịch Horace, cả hai nhân vật Horace và Curiace đều đã dẹp bỏ những
tình cảm cá nhân để phụng sự cho tổ quốc, sẵn sàng hi sinh tất cả, chỉ mong có thể
đem được vinh quang về cho đất nước Đặc biệt, Horace còn cho rằng:
“Vì tất cả mọi người mà chiến đấu chống một kẻ thù
Và đưa thân mình ra để đánh lại một người không quen biết,
Đó chỉ là một đức tính tầm thường
Hàng ngàn người đã làm như thế, hàng ngàn người sẽ có thể làm như thế
Chết vì đất nước là một số phận vinh quang
Và bao nhiêu người sẽ đua nhau để nhận một cái chết đẹp như thế;
Nhưng vì nước nhà mà giết chết kẻ thân thích,
Quyết tâm đánh lại một nửa bản thân mình,
Tấn công vào một nơi mà người bảo vệ
Lại là anh em với vợ mình và là tình nhân của chị em mình
Và, cắt đứt tất cả những mối liên hệ, vì tổ quốc cầm vũ khí,
Chống lại người cùng một dòng máu mà người ta sẵn sàng lấy cả cuộc đời
để đánh đổi,
Một đức tính như thế chỉ chúng ta mới có;
Không mấy người đạt được đến đó,
Và cũng ít người có đủ dũng cảm
Để có một tham vọng giành được một vinh quang lớn lao như vậy.”
Tuy cho rằng sự cương quyết của Horace có phần nào man rợ nhưng Curiace
vẫn khẳng định “Trước khi thuộc về em, ta thuộc về đất mẹ”
Ngoài ra, thông qua nhân vật Horace cha, Corneille cũng đã thể hiện được tính
duy lý rất rõ trong tác phẩm của mình Ông như một hiện thân của sự trung thành
không bờ bến đối với nhà nước, với đức vua Ở hồi III của tác phẩm, khi nghe tin đứa
con thứ ba của mình bỏ chạy, ông đã nguyền rủa đứa con của mình không thương tiếc:
“Hãy khóc thằng kia, khóc cái nhục nghìn thu
In lên trán ta sau cái chạy trốn đáng căm thù!
Khóc cho giống nòi thanh danh nhơ nhuốc, Khóc cái nhục ngàn đời trùm lên tên Horace.”
Trang 19- 15 -
Và ở cuối tác phẩm, khi đứng trước mặt vua Tulle, ông cũng không bày tỏ nỗi thương xót nào dành cho đứa con gái tội lỗi đã dám nguyền rủa, phỉ báng La Mã Lúc này, ông bảo vệ Horace như đang bảo vệ một người anh hùng, một kẻ có công lớn đối với tổ quốc mến yêu:
“Mong bệ ha đừng thương xót gì thân già này:
Trong ngày hôm nay, La Mã đã từng thấy tôi là cha của bốn đứa con;
Cũng trong ngày hôm nay ba đứa đã chết vì cuộc tranh chấp của nó
Tôi chỉ còn lại một đứa, ngày hãy giữ lấy nó cho đất nước,
Đừng tước mất một chỗ dựa vững chắc như vậy của những bức thành kia.” Tương tự như vậy, trong vở Angdromaque Racine cũng đã xây dựng hình tượng
nhân vật Angdromaque có sự hài hòa cao độ giữa lí trí và tình cảm, giữa nghĩa vụ cao
cả và trách nhiệm cá nhân Chồng bại trận, bản thân bị bắt và uy hiếp bởi kẻ thù của mình, tính mạng con trai đang bị đe dọa Mâu thuẫn giữa việc bảo toàn phẩm tiết với chồng và sự phản bội để cứu được con buộc nàng phải lựa chọn Nàng không thể để dòng máu cuối cùng của tổ tiên hy sinh cùng mình được, vì vậy, nàng quyết hy sinh tất
cả sự kêu hãnh, lòng tự tôn của chính mình mà quỳ gối trước Hermione (vợ hứa hôn của vua Pyrrhus) để cầu xin cứu con nàng được sống, dùng hết mọi lời cầu xin Pyrrhus tha cho con nàng Nhưng mọi sự van xin đều bất thành Thế là bằng lí trí sáng suốt, Angdromaque quyết định nhận lời làm lễ thành hôn cùng Pyrrhus, để sau khi được nhà vua tuyên bố bảo vệ và yêu thương con nàng như con ruột, nàng sẽ tự sát ngay trong lễ cưới để bảo vệ lòng thủy chung với chồng, với đất nước Nhưng mọi việc diễn ra ngoài
dự tính khi nhà vua bị hạ sát bởi Oreste (người tình của Hermione) Sau cái chết của vua Pyrrhus, Angdromaque được nhân dân ủng hộ vì đã giữ lời hứa với vua Pyrrhus Trong vở kịch, duy chỉ có mình nàng là có kết thúc có hậu, các nhân vật còn lại đều có kết cục bi thảm
Ngược lại, vua Pyrrhus muốn lấy cho kỳ được nàng Angdromaque và ra sức vệ
mẹ con Angdromaque, vì dục vọng cá nhân mà quên đi đất nước, khiến lòng dân căm phẫn; Hermione vì sự đố kỵ, ghen tuông mà quên mất địa vị của mình là một công chúa cao quý, lại bi lụy, tranh giành, tàn nhẫn và quên cả việc phải giúp vua trao trả đứa bé; Orester cũng vì muốn có được nàng Hermione mà quên đi nhiệm vụ làm sứ giả thuyết giảng cho vua giao đứa trẻ, bất chấp phản động, giết vua…Tất cả họ đều bị tình cảm chi phối và hành động ích kỷ chỉ vì quyền lợi của bản thân mà quên lãng nhiệm vụ cao cả của mình Tất cả họ đều có chung một kết cục thê thảm, Pyrrhus bị
Trang 20giết chết, Hermione tự sát bên xác chồng chưa cưới, hay Orester điên loạn Chính lúc này đây nhà soạn kịch Racine đã gióng lên hồi chuông thức tỉnh cho những kẻ bị tình cảm che mờ lý trí và đề cao lý tính
Điều này cũng thấy ở nhân vật Agipine và Neron trong một bi kịch nổi tiếng
khác của Racine là Britannicus Như vậy, cũng trên tinh thần đề cao lí tính, nhưng
Racine thường làm theo cách ngược lại với Corneill Nếu trong bi kịch của Corneill, các nhân vật anh hùng, hành động theo đạo đức phong kiến được vinh danh thì trong
bi kịch của Racine, những nhân vật nô lệ cho những dục vọng thấp hèn sẽ bị phê phán Điều này là do Corneill sống vào thời kì lập quốc, các vương triều được xây dựng rất cần những anh hùng, những con người sống vì cộng đồng, vì lí tưởng, những ông vua còn anh minh, sáng suốt, hành động vì cái chung Còn Racine, do sống vào giai đoạn nhà nước phong kiến đã đi vào ổn định, dễ có tâm lí chủ quan và hưởng thụ, nên giới cầm quyền đã có những dấu hiệu tha hóa, sa đọa, triều bắt đầu mục ruỗng
Bên cạnh Corneill và Racine, Moliere cũng là nhà viết kịch nổi tiếng của chủ nghĩa cổ điển, nhưng ông không sáng tác bi kịch mà lại sáng tác hài kịch Ông quan
niệm: “Nếu tác dụng của hài kịch là sửa chữa các tính xấu của con người thì tôi tin rằng không phải chừa ra một loạt tính xấu nào cả Những bài học hay nhất của một bài chân lí trang nghiêm không có hiệu quả bằng những nét châm biếm của một bài thơ trào phúng mô tả những thói xấu của con người, đó là cách tuyệt diệu để giáo dục họ” Chính suy nghĩ ấy đã khiến Moliere xây dựng những nhân vật có đầy đủ mọi tính xấu, một Harpagon (Lão hà tiện) keo kiệt, nô lệ của đồng tiền, một Juordin (Trưởng giả học làm sang) háo danh, tìm mọi cách quý tộc hóa bản thân một cách mù quáng, nực cười, một Don Juan (Don Juan) sở khanh, chuyên lừa gạt phụ nữ, Những nhân
vật này được nêu lên như những tấm gương xấu để thiên hạ cười chê Đây chính là cách thức mà Moliere đề cao lí tính, trong đó, những ai không hành động theo lí trí sáng suốt mà làm nô lệ cho những dục vọng thấp hèn, thì sẽ bị cười chê, sẽ trở thành những trò hề lố bịch dưới mắt mọi người
Trong số những nhà văn cổ điển chủ nghĩa, không thể không nhắc đến La Fontaine Ông viết nhiều thể loại nhưng nổi tiếng với thể loại ngụ ngôn Những tác
phẩm như Người tiều phu và thần chết, Con cáo và chùm nho, Dịch hạch, Rùa và thỏ,
… chính là những câu chuyện dí dỏm, chứa đựng những sự thật ở đời, những bài học đạo lí sâu sắc, nhằm giáo dục con người sống lành mạnh, sáng suốt, có trách nhiệm
Trang 21- 17 -
Khác với văn học Phục hưng, sự phân chia tính cách thành cái cá nhân và cái xã hội ở đây mang tính trừu tượng, được áp đặt từ bên ngoài chứ không phải xuất phát từ bên trong bản thân nhân vật Các nhà cổ điển quan niệm, sự vật muốn thỏa mãn được
lí trí phải đạt được các tiêu chuẩn của chân lí: tuyệt đối, vĩnh hằng, phổ biến Chính vì vậy, trong việc xây dựng nhân vật, họ thường phóng đại, làm nổi bật một nét tính cách nào mà họ cho là bản chất nhất, gạt bỏ tất cả những gì thuộc cá tính hay có sắc thái tế
nhị khiến tính cách của nhân vật mang tính đồng nhất nghiêm ngặt (như Le cid và
Horace anh hùng, Angdromaque thủy chung, Harpagon hà tiện, Juordin hám danh, ) Điều này mang lại ý nghĩa khái quát cao độ cho tính cách nhưng lại tước mất tính cụ thể của nó, khiến tính cách trở thành một ý niệm trừu tượng về cá tính hơn là một cá tính sinh động Hơn nữa, do không được miêu tả trong quá trình hình thành và phát
triển nên tính cách ở đây mang tính chất tĩnh, không có sự vận động và thay đổi
2.3.2 Mô phỏng tự nhiên
Nguyên tắc mô phỏng tự nhiên có từ thời văn học cổ Hy - La, được các nhà văn học cổ điển trân trọng và phát triển Theo họ, tự nhiên sẽ làm thỏa mãn lí trí con người
và đảm bảo giá trị nghệ thuật của văn học, vì vậy văn học cần xác định đối tượng của
nó là tự nhiên chứ không phải là những gì trí tưởng tượng hoang đường bày đặt ra
Boileau quan niệm cái đẹp gắn với cái thật: “Chỉ có thật mới đẹp, chỉ có thật mới đáng yêu”, “Tự nhiên là chân thực, người thực có thể thể nghiệm được” 1 Từ đó, ông kêu
gọi: “Hãy để cho tự nhiên trở thành đối tượng nghiên cứu duy nhất” 2 La Fontaine nhấn mạnh: “Không lúc nào được rời khỏi tự nhiên nửa bước” 3 Tự nhiên không chỉ
là thiên nhiên mà là thế giới khách quan nói chung, gồm cả thiên nhiên và xã hội Vì văn học cổ điển đề cao cái tự nhiên, cái thật nên đã tạo nên một nền văn học vô thần Chúng ta có thể nhận thấy những sự thật của xã hội thông qua những việc tranh giành quyền lực chính trị và địa vị xã hội, những sự thật của tâm hồn như việc lựa chọn giữa trách nhiệm chung với yêu cầu cá nhân, những nét tính cách bản chất của con người,
… Lấy dục vọng mãnh liệt và xuất phát từ tự nhiên của con người làm nồng cốt, Racine đã vẽ ra cái hiện thực vua chúa của thời ông Nếu Corneille có xu hướng tìm cái xa lạ, vươn lên lý tưởng, thì Racine hiện thực hơn trong đề tài và cách viết Trong các tác phẩm của Corneille, vua chúa mang tài đức siêu cao thì ngòi bút của Racine đã
1Tiến trình văn học, tr.125
2 Sđd, tr.125
3 Sđd, tr.125
Trang 22để họ rơi xuống cái phàm tục “rất người” Ông hoàng, bà chúa trong bi kịch của
Racine là những kẻ tầm thường với những dục vọng thấp hèn, ích kỷ Họ rất xa với cái nhân đạo, cao cả họ thường khoe khoang Một đời sống hài hòa nhân đạo, những lý tưởng cao cả khó mà có thể thấy ở thế kỷ XVII khi chế độ quân chủ chuyên chế đang bước vào giai đoạn suy tàn của nó Thế nên, Racine đã phô bày bi kịch của những ông hoàng hư hỏng Đó là những kẻ độc đáo trên ngai vàng, những bạo chúa lạm dụng uy lực của mình để thõa mãn những thèm khát tầm thường, thõa mãn những nhục dục thấp hèn của chúng mà nạn nhân là những người phụ nữ Như trong tác phẩm
Angdromaque, Racine tập trung sự chú ý vào những vấn đề về con người, nhất là khai
thác nội tâm nhân vật để phô bày tất cả lẽ tự nhiên và những dục vọng tầm thường ấy Đặc biệt, trong các sáng tác của Moliere, tính tự nhiên đã được phát huy cao độ khi nhà văn đề cập đến những thói hư, tật xấu, đến quá trình tư sản hóa của xã hội, …
Tuy nhiên, tự nhiên ở đây không có nghĩa là toàn bộ đời sống tự nhiên mà là một tự nhiên đã được lí trí gạn lọc, bị chi phối bởi nguyên tắc đề cao lí tính Nó bao gồm những đặc điểm:
- Chủ nghĩa cổ điển chủ trương không đi sâu vào thế giới tình cảm của con người vì tình cảm cùng những rung động cảm xúc sẽ khiến cho lí trí sáng suốt của con người bị ảnh hưởng Theo đó, thế giới riêng tư của con người cùng những sắc thái, những cung bậc đa dạng và tế vi thường bị gạt ra ngoài Do đó, con người trong văn học cổ điển là con người phi ngã, hành động theo lí trí và vì nhiệm vụ xã hội trừu tượng Các tác giả cũng ít khi trực tiếp nói lên những cảm nghĩ, những vui buồn, say
mê riêng của mình mà thường nép sau nhân vật, nếu có xuất đầu lộ diện cũng rất dè dặt vì họ cho rằng tình cảm cá nhân chỉ có ý nghĩa bộ phận đơn độc, ngẫu nhiên, trữ tình là yếu tố không đáng kể Tuy nhiên, do tập trung xây dựng những xung đột, đặc biệt là xung đột nội tâm, giữa lí trí và dục vọng, ham mê nên những biểu hiện của “cái
tôi” ít nhiều đã được đề cập, tạo nên những điển hình tâm lí Don Rodrige và Simen là
những nhân vật mang hai mặt đối lập nhau trong con người của họ Một mặt, đó là những đầu óc tỉnh táo, sáng suốt, có ý thức sâu về nghĩa vụ của bản thân (bảo vệ danh
dự của gia đình) Mặt khác, đó là những trái tim nồng cháy, thiết tha, son sắt (tình yêu
cá nhân trong hạnh phúc lứa đôi) Cả hai mặt đều mạnh mẽ, rạch ròi, phân minh, nhưng lại phát triển ngược chiều, và chính vì thế mà phải loại bỏ lẫn nhau trong mỗi tính cách Tình cảm dù mặn mà, dù chính đáng, vẫn không làm lu mờ được ý thức về nghĩa vụ mà phải chịu khuất phục trước lí trí Ý thức về nghĩa vụ, ý thức về danh dự là
Trang 23- 19 -
nền tảng, là điểm xuất phát của mọi tình cảm cao đẹp, kể cả tình yêu Rodrige dù yêu Simen say đắm, nồng nàn đến mấy, vẫn không thể từ bỏ nhiệm vụ trả thù cho cha, rửa nhục cho thanh danh của dòng họ Giết chết cha của Simen, chàng biết rõ tính chất hệ trọng của việc mình làm và bất chấp tất cả, bất chấp cả sự đổ vỡ của tình yêu, cả trái tim tan nát của người tình
“Chết, không thù trả nợ đền!
Chết, mà hoen ố tiếng thơm lẫy lừng!
Chết, mà cả nước coi thường Rằng không bảo vệ vuông tròn thanh danh?
Tình kia chung thủy khôn lành Duyên kia trân trọng cũng đành cắt ngang!
Trước sau đành mất Simen, Gươm ơi! Giữ lấy vẹn tròn hương thơm!
Hay:
“ , phải! Tâm hồn ta đau thương, lầm lạc!
Công sinh thành phải đặt trước tình yêu!
… Bởi trước mắt cha ta vừa bị nhục
Dù kẻ thù là cha của chính Simen!”
- Thiên nhiên bị hạn chế đưa vào văn học cổ điển vì nó sẽ làm nảy sinh tình cảm, không có lợi cho lí trí sáng suốt của con người Ngoại cảnh, do vậy, ít được chú
ý, chỉ được nhắc đến như một cái khung Văn học cổ điển không miêu tả phong tục tập quán của thời đại, coi đó chỉ là những giá trị quá độ nhất thời, do đó tính lịch sử và
tính dân tộc của tác phẩm văn học hết sức mờ nhạt Trong Lecid, chúng ta không hề
thấy có những bức tranh thiên nhiên, khu vườn nhà Simen nơi Rodrige đến chịu tội không được miêu tả thi vị như khu vườn nơi Romeo và Julliet tình tự trong văn học Phục hưng trước đây hay khu vườn nơi Cosset và Marius trong văn học lãng mạn sau này Phong tục tập quán có lẽ chỉ được biểu hiện qua luật đấu kiếm Xuyên suốt vở
Horace, Corneille không hề miêu tả ngoại cảnh như thế nào, mà chỉ chú ý đến các
nhân vật của mình Hay ta có thể nói đúng hơn, đó là ngòi bút của ông chỉ tập trung vào khai thác cảm xúc và hành động của nhân vật Nếu có, ngoại cảnh trong tác phẩm
này chỉ là dòng mở đầu chung của toàn vở kịch: “Sự việc xảy ra trong kinh thành Roma, trong một gian phòng nhà Horace” mà thôi
Trang 24- Các nhà văn cổ điển quan niệm phải bắt chước cái tự nhiên thế nào cho “dễ chịu” và bắt chước những thực tế xấu xa ghê tởm hay kinh khủng phải mực thước, do
đó không nên đưa vào những cảnh khốc liệt và đẫm máu, mà chỉ cần thể hiện một cách gián tiếp qua sứ giả đưa tin, qua việc để một nhân vật kể lại sự kiện hoặc đội đồng ca được bố trí sẵn trên sân khấu và sẽ hát để thông tin cho độc giả Trong chủ nghĩa cổ điển, các cảnh chiến đấu khốc liệt, đẫm máu cũng không được miêu tả một cách cụ thể, sinh động mà chỉ được miêu tả lại một cách gián tiếp qua lời của nhân vật Trận chiến giữa Don Rodrige và bá tước Don Gomes cũng không được miêu tả trực tiếp Cái chết của bá tước được thông báo qua lời của quý tộc Don Alonse Hay trận chiến
oanh liệt của Le cid và quân Mô cũng là một minh chứng Quá trình cuộc chiến, kết
quả ra sao không được miêu tả kĩ lưỡng mà chỉ qua lời kể của chàng, bẩm báo lên đức vua:
“Loang loảng kiếm trần quân ta bốn bề xốc tới
Bị đánh bất ngờ, quân thù rối loạn hoang mang…
Trên bộ, dưới thuyền, bến cảng, sông xanh Thành bãi sát sinh cho thần chết tung hoành
Ôi! Biết bao hành động anh hùng, chiến công đẹp đẽ…”
Cuộc giao tranh giữa Don Sanse và Don Rodrige cũng được thuật lại qua lời kể của kẻ thua trận:
“Người hiệp sĩ anh hào nàng những yêu thương Tước vũ khí của thần, đã mở lòng độ lượng…”
Trong Horace, có ba cảnh khốc liệt như thế, được miêu tả gián tiếp qua lời của
các nhân vật Đầu tiên, ta có thể kể đến cảnh dàn trận của quân đội hai bên được kể lại qua lời của Curiace:
“… Thật không ngờ! Quân đội của hai bên,
Sôi nổi ngang nhau, bừng bừng sức mạnh
Mắt ngó gầm ghè và bước đi kiêu hãnh
Chỉ đợi lệnh truyền là giáp trận vung gươm…”
Cảnh tiếp theo, đó là khi Horace và Curiace đánh nhau sinh tử Cuộc chiến này cũng không được trực tiếp đưa vào sân khấu, mà chỉ được kể lại thông qua lời của nàng Giuli mà thôi:
“Họ vừa bước ra, sẵn sàng trong tư thế giao gươm,
Thì trong hàng ngũ hai bên có những tiếng rì rầm
Trang 25- 21 -
Khi nhìn thấy những kẻ bạn bè, những bà con thân mến
Vì Tổ quốc xông vào tử chiến
Kẻ xót thương, kẻ xiết nỗi kinh hoàng,
Kẻ ca ngợi nhiệt tình quyết chiến vô song
Kẻ tung hô tận trời xanh chỉ kiên cường có một,
Kẻ lại gọi là vô luân bạo ngược
Tình cảm dù khác nhau mà thống nhất một lời:
Căm phẫn thủ lĩnh mình đã lựa chọn quá sai
Và không chịu nổi cuộc chiến đấu dã man dường ấy
Họ thét, họ gào, họ xông lên và cuối cùng ngăn cản lại”
Và:
“Vâng, nhưng rồi cả hai quân lại náo động ồn ào, Tiếng thét, tiếng gào từ hai phía ngang nhau Đòi hỏi đánh ngay hoặc tuyển người đánh khác
Quên cả tôn trọng người chỉ huy đang có mặt, Quyền họ bị lu mờ, họ nói không ai nghe
Đến đức vua cũng phải ngạc nhiên đành lại vỗ về
Người phán: “Bởi ai cũng bừng sôi mỗi người một ý
Ta hãy xin các thần linh uy nghi đường bệ Cho biết đổi thay này có hợp ý người không
Kẻ vô đạo nào dám cả gan chống lại ý thần Khi vật hi sinh đã bộc lộ cho ta thấy rõ?”
Người im lặng; và sức người có nhiệm màu kì lạ
Cả sáu chiến binh đành buông vũ khí đợi chờ;
Và tham vọng vinh quang làm mắt họ lòa mờ,
Dẫu mù quáng mà với thần linh vẫn còn tôn trọng Lòng hăng hái đang sôi cũng phục tùng lời vua phán:
Do chỗ biết điều hoặc vì trách nhiệm khẩn trương
Trong cả hai quân đều coi như lệnh chí tôn Như cùng thừa nhận người là vua của họ,…”
Cho đến cả việc thông báo kết quả cuộc chiến sinh tử vừa diễn ra:
“La Mã khuất Albe và các cậu thua luôn
Hai người chết; riêng chồng bà sống sót”
Trang 26Hay như ở cảnh khi Horace chiến thắng trở về, vì đau xót trước cái chết của người yêu, mà Camille đau khổ và buông lời xúc phạm anh trai và cả La Mã Do đó, nàng đã bị anh mình đâm chết Ở lớp cảnh này, người xem chỉ thấy Horace cầm gươm đuổi theo Camille Vì quy luật của thi pháp cổ điển không cho phép trình cảnh đổ máu, giết người và các cảnh khủng khiếp khác trên sân khấu, trước mắt khán giả, nên người
ta chỉ được nghe tiếng kêu của Camille ở hậu trường: “A! Tên đốn mạt!”
Như vậy, các nhà văn cổ điển đã bắt cái tự nhiên của sự vật phải thích ứng với cái tự nhiên của lí trí, tinh thần con người Họ cũng phản đối xu hướng tự nhiên chủ nghĩa của văn học hài hước và văn học dân gian Hệ quả là hài kịch bị xem là thứ văn
tầm thường, thô lỗ, ở chợ và không đặt vấn đề học tập kinh nghiệm sáng tác từ văn học
dân gian Đây là lí do vì sao hài kịch của Moliere bị xem thường, bản thân nhà văn
luôn bị gây khó dễ cả khi sống cho đến khi chết đi rồi Ngay như bi kịch Le cid có kết
thúc có hậu cũng bị phê phán là bi hài kịch lẫn lộn
Như vậy, tuy đề ra nguyên tắc mô phỏng tự nhiên nhưng chủ nghĩa cổ điển lại không triệt để, không lấy đời sống khách quan sinh động, phong phú làm đối tượng mô
tả, rốt cuộc tạo nên một nền văn học thiếu tự nhiên
2.3.3 Mô phỏng cổ đại
Quan niệm những tác phẩm từ thời cổ đại vẫn được yêu mến và trân trọng, nghĩa là nó có giá trị vĩnh hằng, thể hiện được chân lí phổ biến, kết tinh được lí tính tuyệt đối nên các nhà văn chỉ cần mô phỏng lại những tác phẩm ấy khi sáng tác Trong
khi công trình lí luận Bàn về nghệ thuật thi ca của Boileau là kết quả của việc mô phỏng cuốn Nghệ thuật thi ca của Aristote và Bàn về nghệ thuật thơ ca của Horace thì
những cốt truyện bi kịch, hài kịch hay ngụ ngôn của Corneille, Racine, Moliere và La Fontaine đều dựa theo cốt truyện của các tác phẩm cổ đại Từ bản tính, tính cách, cho đến đề tài, thể loại, biện pháp nghệ thuật, … đều được chủ trương mô phỏng người xưa, nhất là phải tuân theo những quy tắc đã được người xưa tổng kết Các nhà văn không tìm kiếm những giá trị lịch sử và xã hội mà nhằm tìm những điểm tương đồng
về tâm lí và đạo đức Racine nói: “… lương tri và lí tính của mọi thời đại đều giống nhau Hứng thú thẩm mĩ của người Paris xét cho cùng cũng phù hợp với hứng thú thẩm mĩ của người Athen, những điều làm cho công chúng của tôi cảm động cũng chính là những điều làm cho người Hi Lạp có học vấn trước kia rơi lệ” (Tựa kịch Iphigénie ở Olisse)1
1Tiến trình văn học, tr.128
Trang 27- 23 -
Corneille đã tìm đến với những đề tài cổ đại, mà minh chứng tiêu biểu có thể kể
đến như Horace, Cinna, Polyeucte Các tác phẩm này được ông khai thác từ những tác
phẩm của các nhà văn lớn La Mã đã lý tưởng hóa những nhân vật lịch sử, mà vào thời
Corneille không một ai nghi ngờ về tính xác thực của câu chuyện Horace đã được
Corneille gần như “vay mượn” nguyên si câu chuyện được nhà viết sử cổ đại Tite –
Live (59 TCN – 17 CN) ghi lại trong Décades
Việc mô phỏng cổ đại ít nhiều khiến văn học đứng trước nguy cơ ngày một nghèo nàn đi Tuy nhiên, khi bắt chước người xưa, các nhà văn vẫn có ý thức sáng tạo, cải biến, đem lại những ý nghĩa mới hợp với đương thời cho tác phẩm Các nhà văn cổ
điển xác định: “Chúng ta phải dựa vào những anh lùn được cõng trên vai những người lớn, chúng ta thấy nhiều hơn người xưa, người xưa đã đem cả tầm võ của họ để
kê kích cho những kích thước bình thường của chúng ta lên cao hơn hẳn họ” Họ để cho các nhân vật “mặc trang phục thần thánh của người xưa, nói những lời lẽ bắt chước để diễn những tấn tuồng mới của lịch sử thế giới” (Mark)1
Nếu đem so với những ghi chép của Tite – Live, thì Horcace của Corneille có
xuất hiện thêm một nhân vật Đây chỉ là một nhân vật phụ, nhưng lại cực kì quan trọng
để liên kết tất cả lại và đặt cái toàn thể ấy nằm trong một mâu thuẫn căng thẳng đầy kịch kính, và góp phần đưa tác phẩm trờ thành một bi kịch kiệt tác Đó chính là nhân vật Sabine – em gái của Curiace, đồng thời là vợ của Horace Tuy học tập cổ nhân, nhưng ý thức cá nhân vẫn cựa quậy trong các sáng tác của ông Ông vẫn đề cập đến những cuộc đấu tranh trong tâm hồn của Camille hay Sabine Hay trong hồi II, lớp 3 của vở kịch, cuộc đối thoại giữa hai người bạn đã từng rất thân, nay trở thành kẻ thù của nhau trong cuộc đấu kiếm sinh tử, cũng đã cho thấy được tính chất hai mặt trong thế giới quan của ngay bản thân tác giả Đây là một sự sáng tạo thành công của tài năng nghệ thuật Pierre Corneille Guez de Balzac (1594 – 1654), một nhà văn phê bình
có uy tín đương thời, đã nhận xét những tác phẩm viết về tác phẩm này của Corneille
như sau: “Anh cho chúng tôi nhìn thấy La Mã tất cả những gì mà La Mã có thể có ở Paris Anh không đánh vỡ nó khi xáo trộn nó Không phải là một La Mã của Cassiodora (một người viết sử làm quan dưới triều Theodoric, thế kỉ VI), và của những người Ostrogoths (tức người Đông – Goths, xâm nhập vào Ý cuối thế kỉ V) đã chinh phục Ý, một La Mã bị xâu xé như thời kì trị vì của Theodoric Mà là một La Mã
1
Sđd, tr.129
Trang 28của Tite – Live, cũng tráng lệ như La Mã vào thời kì đầu của các César (thời kì mà nền Đế chế La Mã bắt đầu được xác lập và phát triển rực rỡ)
Anh cũng đã tìm thấy cái mà La Mã đã mất đi trên những hoang phế của nền Cộng hòa, tức là nhìn thấy cái niềm kiêu hãnh cao quý và hào hiệp của nó Rõ ràng là
đã có những ngòi bút tầm tầm muốn diễn lại những lời nói và cách nói của nó, nhưng
ốn của La Mã […] Ở những nơi mà La Mã chỉ là gạch thì anh đã xây dựng lại bằng cẩm thạch, khi nhìn thấy những khoảng không trống rỗng thì anh lấp đầy bằng kiệt tác […] Người vợ của Horace và người yêu của Cinna là hai con đẻ thực sự của anh, hai sáng tạo thuần túy của đầu óc anh, nhưng phải chăng đó là những trang sức chủ yếu của hai bài thơ của anh?”
Qua nhận xét của người đương thời, ta có thể hiểu rõ hơn về tài năng và ý đồ
nghệ thuật của Corneille khi xây dựng Horace dựa trên câu chuyện được nhà viết sử
cổ đại Tite – Live ghi lại Rõ ràng, những điều mà nhà viết sử ghi lại đã được Corneille tiếp thu Nhưng để biến nó trở thành một kiệt tác trong nền bi kịch, phần sáng tạo của Corneille là rất lớn
Trong tựa của vở kịch Andromaque, Racine nói rõ rằng ông lấy đề tài từ một đoạn trích trong tác phẩm Énéide của Virgile - nhà thơ cổ La Mã Ông cũng tuyên bố rằng vở Andromaque của Euripide đã cung cấp cho ông một số nét tính cách của Hermione Nhưng ngoài ra, cũng có thể cảm hứng trong anh hùng ca Iliade của Homère và Những người phụ nữ thành Troie của Sénèque Có người còn nói đến tác dụng khơi gợi của một bi kịch của Corneille (nhà văn thời cổ đại) - vở Pertharite
Bằng việc mượn cốt truyện của tác phẩm cùng tên trong văn học cổ đại, Racine đã lồng ghép vào tư tưởng, cách nhìn về xã hội mà ông đang sống Racine mô tả một cách tuyệt diệu từ bản chất, tích cách của các nhân vật: Angdromaque, Pyrrhus, Hermione, Điều nổi bật trong tác phẩm là sự chân thành, giản dị, khác hẳn các bi kịch anh hùng của Corneille hay khác với bi kịch phong nhã cầu kỳ của Kino Ông không còn hướng
về lịch sử cổ đại La Mã mà về đề tài thần thoại Hy lạp với chất thơ, tính nhân đạo sâu sắc và tính chân thật của nó Tuy để các nhân vật được xây dựng với ngoại hình, cử chỉ, điệu bộ, lời nói, trang phục,… như các thần thoại Hi - La xưa, nhưng Racine lại tập trung vào bi kịch tinh thần, đặt nền tảng đầu tiên thể loại bi kịch tâm lí với cốt truyện hết sức đơn giản Đặc biệt, qua hình tượng nhân vật nữ tích cực, thủy chung Angdromaque, Racine đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc Nhân vật trung tâm của
Trang 29Những hài kịch của ông
đả kích mạnh mẽ vào những thói xấu của gia cấp quý tộc, tăng lữ lẫn tư sản của xã hội Pháp bấy giờ và bản thân ông được coi là người đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực sau này Nhờ đó, văn học cổ điển vẫn mang ý nghĩa thời đại
Do mô phỏng cổ đại nên văn học cổ điển thừa hưởng được sự quan tâm đến hình thức và chân lí về cái đẹp trong văn học cổ đại Điều đó giúp cho văn chương cổ điển giữ được tính chất trong sáng, giản dị, hài hòa, cân đối Đó là một thành tựu đáng ghi nhận của văn học cổ điển Pháp
Ở Horace, đề tài của tác phẩm liên quan trực tiếp đến vận mệnh của La Mã và Albe
Vở kịch đã chọn ngay mốc thời gian quan trọng nhất trong cuộc chiến và khai thác được gần như trọn vẹn cuộc chiến sinh tử này Dù đôi lúc trong tác phẩm, thông qua một số nhân vật như Curiace, Sabine, Camille, tác giả cũng đã một phần nào đề cập đến tình cảm cá nhân Thế nhưng, điều đó lại bị cho là tầm thường, không đáng trân trọng, nên cuối cùng tình cảm riêng trong vở kịch cũng đã phải nhường chỗ cho tình cảm chung dành cho đất nước được phát triển
Về nhân vật, văn học cổ điển không dành ưu tiên cho đẳng cấp thứ ba Những nhân vật trung tâm thường là những ông hoàng, bà chúa, những tướng tá lẫy lừng
1
Văn học Phương Tây, tr 292
Trang 30thuộc giới quý tộc Điều đó rất dễ dàng nhận thấy trong Lecid Các nhân vật trong Le cid đều là người của giai cấp quý tộc (với dấu hiệu là chữ Don): ông vua Don Fernan,
công chúa Dona Urac, Don Die, bá tước Don Gomes,…Cả Don Rodrige và Simen – hai nhân vật trung tâm của tác phẩm là những “cậu ấm cô chiêu”, là “con cưng” của những gia đình bề thế, có cha là những “vị công thần” của triều đình Các nhân vật
xuất hiện trong tác phẩm Horace đều thuộc về dòng dõi quý tộc Đặc biệt, các nhân
vật được cử ra đấu kiếm đều là những vị anh hùng của quốc gia Horace là một chiến binh dũng mãnh, không khuất phục trước kẻ thù Có lẽ, chàng được thừa hưởng những điều đó từ người cha của mình – một hiệp sĩ Roma Curiace cũng được tác giả giới thiệu là một quý tộc xứ Albe Tình hình cũng tương tự trong các bi kịch của Racine Đây cũng là lí do vì sao chủ nghĩa cổ điển không đặt vấn đề học tập văn học dân gian,
bởi không chịu được tinh thần hạ bệ của nền văn học bình dân này
Về thể loại, kịch được xem là thể loại hợp khẩu vị nhất vì nó phản ảnh xung đột
lí trí và tình cảm, cá nhân và xã hội tập trung nhất Tuy nhiên, vốn không thích tính tự nhiên chủ nghĩa của văn học hài hước, nên văn học cổ điển chỉ ưa thích bi kịch Bi kịch là thể loại sân khấu có nội dung bi thương, kết thúc sự thất bại hoặc hi sinh của nhân vật chính diện Nội dung của nó thường phản ánh sự xung đột giữa cái cũ và cái mới, tiến bộ và lạc hậu, thiện và ác trong xã hội Cũng từ xã hội mà những bi kịch mang tính chất bi kịch gia đình đã mở rộng ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội, số phận con người Bi kịch cổ điển Pháp thường phản ánh những say mê lớn, những đau khổ
lớn của những nhân vật “tai to mặt lớn” Chẳng hạn, tác phẩm Angdromaque được viết
theo thể loại bi kịch, viết bằng kịch thơ và nó mang giá trị nhân văn sâu sắc Đó là bi kịch trong tình yêu của những con người mù quáng, không biết phân biệt đúng sai mà chỉ muốn làm tất cả để có được cái mình muốn, bất chấp tất cả như Purruyx để rồi nhận được những hậu quả tang thương; về một phụ nữ góa chồng Angdromaque, để đảm bảo vệ đứa con của mình nàng phải chọn lựa một trong hai việc: danh tiết hoặc là tính mạng con nàng; về một cô gái đã hứa hôn trả thù kẻ nuốt lời hứa; một vị vua phải lựa chọn giữa tình ái và thần dân; một vị tướng phải chọn lựa chữ trung và người đẹp,
… Racine được cho là đại biểu xuất sắc nhất của bi kịch cổ điển Pháp Tuy nhiên, trong khi đề cao bi kịch bao nhiêu thì chủ nghĩa cổ điển lại xem thường hài kịch bấy
nhiêu Họ xem hài kịch hoặc bi hài kịch là thứ văn chương tầm thường, thô lỗ, ở chợ
Trang 31- 27 -
Riêng đối với bi kịch, tuy được xem là thể loại “con cưng” của nền văn học cổ điển, nhưng thể loại này vẫn chịu những quy định hết sức nghiêm ngặt, khắt khe, cụ
thể là luật Tam duy nhất (Ba nhất):
- Duy nhất về thời gian (chuyện xảy ra không quá 24 tiếng): Vì người đương thời quan niệm đi xem kịch chỉ mất vài tiếng đồng hồ, vậy nên thời gian của vở kịch không nên quá 24 tiếng Và bởi, các nhà văn cổ điển nhận ra rằng vận mệnh xã hội
xoay quanh tâm lí của người thống trị, “kịch trường cổ điển lấy nội tâm làm trụ cột cho hành động sân khấu” Biểu hiện tâm lí một cách duy lý như vậy, nên chỉ cần thời gian một ngày là đủ Luật “Tam duy nhất” đã gạt bỏ hết những diễn biến phong phú,
phức tạp của cuộc đời và xã hội Trong vở kịch Horace của P.Corneille, tác giả đã cố gắng nén lại để được khoảng thời gian là một ngày đêm, khắc phục hạn chế mà trước đây Le cid bị phê phán vì các nhà pb cho là nó kéo dài khoảng 36 tiếng Các sáng tác của Racine tuân thủ nguyên tắc này khá nghiêm túc
- Duy nhất về địa điểm (chuyện xảy ra ở một địa điểm nhất định): Theo quan niệm lúc bấy giờ, khán giả chỉ ngồi ở một vị trí nhất định, và bởi chuyện chỉ diễn ra trong một ngày,
nên nhân vật không thể di chuyển được nhiều địa điểm được Và trong tác phẩm Horace, ta thấy rằng mọi sự kiện đều được diễn ra ở một nơi duy nhất, tại “kinh thành Roma, trong một gian phòng nhà Horace” Kể cả khi miêu tả cuộc chiến, vẫn chỉ là lời nói của nhân vật Giuli
ở địa điểm đó
- Duy nhất về hành động (chỉ xoay quanh một hành động nhất định): Các nhà văn cổ điển thường xây dựng tác phẩm chỉ xoay quanh một hành động nhất định, để lí trí được sáng suốt Điều này đòi hỏi chủ đề của tác phẩm phải đơn giản, không chứa đựng những tình tiết
thừa, tránh phức tạp, rối rắm Và trong vở kịch “Horace”, hành động đấu tranh giữa lí và tình,
giữa riêng và chung của các nhân vật luôn được thể hiện xuyên suốt tác phẩm
Cũng cần nói thêm, quy tắc Tam duy nhất cũng là một biểu hiện của việc mô phỏng tự
nhiên Ngoài ra, kịch còn được chi phối bởi một số quy định khác, như bắt đầu khi mâu thuẫn
đã chín muồi, trong đó, mỗi nhân vật hiện ra với những nét quy định căn bản của nó; những mâu thuẫn phi logic, tiền hậu bất nhất cũng bị loại ra; kết cấu phải chặt chẽ, tránh phức tạp để tập trung vào tâm lí nhân vật, sự việc bên ngoài chỉ là cái cớ; số lượng nhân vật không nên nhiều quá, thường là không quá 10 để cốt truyện tập trung hơn; trang trí và yếu tố thị giác trên sân khấu chỉ là thứ yếu, sự tái hiện lịch sử không thành vấn đề, động tác kịch chủ yếu ở tâm hồn nhân vật, lời văn của kịch cũng phải trang trọng, cao quý, sao cho xứng đáng với nguồn gốc nhân vật và sự trang nghiêm của đề tài nhưng đồng thời phải tự nhiên, giản dị, tránh lối ngôn ngữ cầu kì, giêm dúa và lên lớp bác học
Trang 322.4 Vấn đề chủ nghĩa cổ điển trong văn học Việt Nam
Nếu hiểu cổ điển là mẫu mực thì bất cứ nền văn học nào cũng có những tác
phẩm cổ điển, trong đó có Việt Nam Nếu hiểu là một phương pháp sáng tác thì văn học Việt Nam vào thế kỉ XVII, XVIII không có những cơ sở cho sự hình thành của chủ nghĩa cổ điển, nên văn học Việt Nam không mang những đặc điểm như phương pháp sáng tác cổ điển ở Pháp Về xã hội, tuy vào thế kỉ XVIII, XIX, những mầm mống của nền kinh tế hàng hóa đã có nhưng tầng lớp thương nhân lúc bấy giờ chưa thể xem như một giai cấp có thế lực chính trị Về tư tưởng, chúng ta không có một nền triết học duy lí theo tinh thần của giai cấp tư sản đang lên như Pháp Nho giáo tuy bị khủng hoảng mạnh nhưng nhìn chung còn có ảnh hưởng lớn và chưa bị thay thế, hơn nữa, lại
có sự kết hợp với Phật giáo và Lão giáo khiến cho hệ tư tưởng mà Việt Nam chịu ảnh hưởng đa dạng hơn
Xét một cách cụ thể, chúng ta cũng nhận thấy một số điểm tương đồng giữa nền văn học trung đại Việt Nam với văn học cổ điển Pháp như văn chương bày tỏ chí, khí,
tính chất phi ngã, coi trọng cái ta hơn cái tôi, ở việc học tập các tác phẩm của người
xưa, tính nghiêm nhặt trong những quy tắc sáng tác, …nhưng những đặc điểm ấy đều xuất phát từ những nguyên nhân và có những biểu hiện khác với văn học cổ điển Pháp Hơn nữa, văn học trung đại Việt Nam cũng mang những điểm khác rất cơ bản với văn học cổ điển Pháp ở chỗ rất trữ tình, không gạt bỏ thiên nhiên tươi đẹp (tức cảnh sinh tình, cảnh ngụ tình), không tuân theo luật ba nhất, luôn tôn trọng và học tập văn học dân gian, …
2.5 Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu
- Corneille: Melite (1629), Người đàn bà góa (1631 – 1632), Hành lang của cung điện (1632), Le cid (1636), Horace (1640),
- Racine: Angdromaque (1667), Britannicus (1669), Béresnice (1670), Bajazet (1672), Mithridate (1673), Iphigénie (1674), Phèdre (1677), Athalie (1691), …
- Moliere: Những ả kiểu cách rởm (1659), Trường học làm vợ (1662), Tartuffe (1664), Don Juan (1665), Lão hà tiện (1668), Trưởng giả học làm sang (1670), Người bệnh tưởng (1673), …
- La Fontaine: Con cáo và chùm nho, Dịch hạch, Người tiều phu và thần chết,
Ve và kiến, Quạ và cáo, Chó sói và cừu non, Con cáo và chùm nho, Lão nông và các con, Rùa và thỏ, …
Trang 33- 29 -
CÂU HỎI ÔN TẬP
1) Hãy chứng minh một trong các tác phẩm tiêu biểu được giới thiệu ở trên là tác phẩm được sáng tác theo phương pháp cổ điển chủ nghĩa
2) Chỉ ra ưu điểm và hạn chế của chủ nghĩa cổ điển
3) Văn học Việt Nam có tác phẩm được sáng tác theo phương pháp cổ điển chủ nghĩa hay không?
Trang 34Chương 3 CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN
3.1 Khái niệm
Chủ nghĩa lãng mạn (Romanticism) là thuật ngữ chỉ một trào lưu, một phương pháp sáng tác văn học ra đời ở Tây Âu vào thế kỉ XVIII Trong đó, roman có nghĩa là chuyện bịa, tưởng tượng không thật, romantic có nghĩa là như tiểu thuyết, có tính phiêu lưu, viển vông
Lãng mạn hiểu theo nghĩa chiết tự, lãng là sóng nước, mạn là nước tràn, lãng mạn chỉ một sự phóng túng, tự do, vượt lên mọi ràng buộc Như vậy, lãng mạn có thể
hiểu là sự vượt thoát lên trên thực tại bằng trí tưởng tượng
Xung quanh từ lãng mạn có rất nhiều thuật ngữ khác nhau mà chủ nghĩa lãng mạn chỉ là một trong số đó, như: phương thức lãng mạn, hình thái lãng mạn, tính chất lãng mạn Vì vậy, cần phân biệt cho được các khái niệm này
Phương thức lãng mạn còn gọi là kiểu sáng tác lãng mạn (tái tạo), một trong hai
kiểu sáng tác của con người từ xưa đến nay, chỉ những sáng tác thiên về phản ánh thế giới khách quan, đối lập với kiểu sáng tác hiện thực (tái hiện), bao gồm những tác phẩm thiên về biểu hiện thế giới chủ quan
Hình thái lãng mạn là từ dùng của Hegel, để chỉ những sự vật mà nội dung ý
niệm tuyệt đối bên trong bị lấn át bởi lớp vỏ cụ thể, cảm tính bên ngoài (như kim tự tháp Ai Cập), nhằm đối lập lại với “hình thái tượng trưng”, nơi những sự vật có sự lấn
át của nội dung ý niệm tuyệt đối bên trong đối với lớp vỏ vật chất cụ thể, cảm tính bên ngoài (như thơ, nhạc, họa của nghệ thuật cận đại)
Tính chất lãng mạn là thuộc tính thẩm mĩ thể hiện sự vươn lên trên thực tại, có
mặt trong văn nghệ từ xưa đến nay, bất kể trào lưu, phương pháp sáng tác nào
Các nhà lý luận Soviet chia chủ nghĩa lãng mạn ra thành hai khuynh hướng tích cực và tiêu cực, dựa trên thái độ chính trị của nhà văn Tuy nhiên, sự phân biệt này chỉ
Trang 35- 31 -
tưởng, tình cảm của mọi tầng lớp xã hội Trong bối cảnh lịch sử - xã hội này, chủ nghĩa lãng mạn đã ra đời Lớp người quý tộc, thuộc ý thức hệ cũ cảm thấy bất mãn với trật tự xã hội mới, lo sợ trước phong trào quần chúng, hoang mang dao động vì tương lai mờ mịt và luyến tiếc cái thời oanh liệt nay không còn nữa Một bộ phận tầng lớp tiểu tư sản, tiểu nông bị phá sản khi cách mạng nổ ra nên mang tâm trạng bi đát và muốn khôi phục lại chế độ phường hội và chế độ gia trưởng Phản ứng của họ sản sinh
ra những tác phẩm văn học bị cho là lãng mạn tiêu cực Những người thuộc ý thức hệ mới, những người đặt hi vọng vào cuộc cách mạng thì bị thất vọng Cái họ chống
không phải là lí tưởng cách mạng mà là thành quả thực tế của cách mạng Vì “những
cơ cấu mới tưởng hợp lí hơn so với trước kia, thì lại không hoàn toàn hợp lí Phương châm bác ái được thực hiện bằng những sự lừa bịp, đố kị trong cạnh tranh Thay cho thanh kiếm, đồng tiền đã trở nên đòn bẩy quan trọng nhất của xã hội” (Engels)1 Phản ứng của họ sản sinh ra những tác phẩm văn học được gọi là lãng mạn tích cực
Sau cách mạng Pháp, những người thuộc ý thức hệ cũ cảm thấy hụt hẫng vì sự thay đổi chóng vánh của lịch sử, xã hội, nên họ lập tức phản ứng trước tình thế mới Ngược lại, tầng lớp dân chủ cấp tiến còn cần thời gian quan sát và phân tích hiệu quả của cách mạng nên phản ứng có chậm hơn Vì thế, những tác phẩm được cho là lãng mạn tiêu cực xuất hiện sớm hơn những tác phẩm được gọi là lãng mạn tích cực
3.2.2 Cơ sở tư tưởng
Chủ nghĩa lãng mạn nói chung chịu sự tác động của chủ nghĩa xã hội không tưởng, một học thuyết lấy lí tưởng đối lập với thực tại, theo hai hướng khác nhau
Sismondi “không dự đoán tương lai mà lại phục hồi quá khứ , không nhìn ra phía trước mà về phía sau, mơ ước đình chỉ mọi sự chuyển biến”2 Trong khi đó, Owen,
Saint Simon và Furieur thì “nhìn vào chiều hướng của sự phát triển thực tại và thực tế
là họ đã đi trước sự phát triển ấy” (Lenin)3 Tư tưởng này đã ảnh hưởng rõ rệt lên văn học lãng mạn, nơi con người mong muốn tìm đến một thế giới khác, không phải là
thực tại
Cũng cần lưu ý thêm ảnh hưởng triết học duy tâm cổ điển Đức với chủ nghĩa lãng mạn, vì chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức và cách mạng tư sản Pháp đều cùng biểu hiện xu thế của thời đại với những mức độ khác nhau và trong những lĩnh vực khác nhau Chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức, về bản chất có thể xem là một trào lưu lãng
1Tiến trình văn học, tr.137
2 Sđd, tr.137
3 Sđd, tr.137
Trang 36mạn trong triết học Đặc biệt, chủ nghĩa duy tâm chủ quan của đã nâng tâm linh con người lên địa vị chủ thể sáng tạo thế giới, nhấn mạnh thiên tài, linh cảm, tính năng động chủ quan Chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hegel lại khẳng định con người là tuyệt đối vô hạn, là đỉnh cao của sự phát triển của tinh thần thế giới Trên cơ sở đó, về mặt mĩ học, Kant và Sinle đã đi sâu nghiên cứu các phạm trù cao thượng, tự do, thiên tài Goethe lại nhấn mạnh đặc trưng của cá tính, Những quan điểm triết học và mĩ học đề cao con người này đã phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong xã hội tư sản cận đại Mặt tích cực của nó là nâng cao sự tôn nghiêm, khẳng định
ý thức tự chủ của con người Tư tưởng này đã tác động đến văn học, tạo nên một dòng văn học đề cao cái tôi cá nhân và phương diện chủ quan của con người
3.3 Nguyên tắc sáng tác
3.3.1 Đề cao mộng tưởng (lí tưởng) hơn thực tại
Chủ nghĩa lãng mạn vốn là sự phản ứng chống lại xã hội đương thời nên văn học thể hiện rất rõ mong muốn thoát li thực tế, tìm đến một thế giới khác, giúp con người tạm quên đi một cuộc sống mà họ cảm thấy chán ghét, vẽ ra một cuộc sống làm thỏa mãn cái tôi bị tổn thương của họ Vì lẽ đó, thế giới được tập trung thể hiện ở đây
là thế giới của mộng tưởng hơn là hiện thực Trong Tựa kịch “Cromwell”, Hugo viết:
“Tâm hồn của con người hiện nay đặt nhiều hi vọng ở lí tưởng hơn là ở thực tại” 1
George Sand cũng khẳng định: “Nghệ thuật không phải là sự mô tả thực tại có thực,
mà là sự tìm tòi chân lí, lí tưởng” 2 Tùy thuộc vào những phản ứng khác nhau, văn học
đã tạo nên hai thế giới khác nhau, với hai loại nhân vật trung tâm khác nhau
Những người có thái độ bi quan, trốn chạy cuộc đời, thường tìm về quá khứ, vào mộng ảo hay thu mình vào cái tôi với những bí ẩn thiên định về cuộc đời, về ái tình, bệnh tật và cái chết Nhân vật Réne trong tác phẩm cùng tên của Chateaubrian là một ví dụ Vốn bị là một quý tộc sa sút, lại bị tổn thương do mối tình vô vọng, khiến người chị gái phải đi tu, Réne đã rời bỏ đất nước đến sống với bộ tộc bán khai ở Bắc
Mĩ Tuy nhiên, những tháng ngày ở đó vẫn không khiến anh cảm thấy khá hơn, mà lúc
nào cũng chán chường, tuyệt vọng: “Nhưng than ôi! Tôi chỉ có một mình, một mình trên trần gian! Mọt nỗi buồn âm thầm xâm chiếm thân xác tôi Sự chán chường cuộc sống đã trở lại với sự nặng nề hơn Rồi chẳng mấy chốc, tình cảm của tôi chẳng thể
1
Tiến trình văn học, tr.147
2 Sđd, tr.147
Trang 37Lamartine trong tập thơ Trầm tư, đã nhiều lần than thở cho mối tình đẹp của mình bị chôn vùi bởi cái chết của người yêu Những bài thơ Hồ, Thung nhỏ, Hiu quạnh, … chính là những tiếng thở dài não nuột của một con người không tìm thấy lẽ
sống giữa cõi trần thế:
“Nếu ta có thể bỏ lại trên đất này thể xác Thì điều ta từng ước vọng sẽ hiện ra trước mắt ta … Trên mảnh đất lưu đày vì sao ta còn ở lại
Chẳng có gì chung giữa cõi đất và ta”
Novalis, nhà thơ lãng mạn Đức, lại ca ngợi bệnh tật: “Ốm đau về mặt tinh thần,
đó chính là cuộc sống thực sự Trong giây phút con người bắt đầu biết yêu thích sự sự đau đớn hoặc bệnh tật, trong giây phút đó, có thể niềm khoái cảm tột độ nằm trong tay anh ta Cái tốt đẹp nhất chẳng bắt đầu ở mọi nơi cùng với bệnh hoạn đó sao? Bệnh dở dang là điều khó chịu, bệnh tật hoàn toàn mới là hoan lạc”
Ngược lại, với những con người hăng hái, tích cực, vốn không hòa hoãn với thực tại, mong muốn thiết lập nên một xã hội công bằng, tự do, đảm bảo hạnh phúc
cho con người Lỗ Tấn khi đánh giá về các nhà văn lãng mạn tích cực, đã nói: “Nhìn chung họ đều có xu hướng như nhau: bất mãn với thời thế và không bằng lòng với
1 Văn học Pháp tập 2, tr.34
Trang 38tiếng kêu hòa hoãn Cho nên họ đã cất lên những tiếng làm cho người nghe phải đáng dậy giành lấy đất trời và chống lại bọn phàm tục” 1
Trong Cuộc hành hương của Childe Harold, nhân vật của chúng ta khi sống giữa
tháng ngày xa hoa, hoan lạc, chán ngấy với mọi thú vui, cảm thấy chán ghét xã hội tư sản, quý tộc lúc bấy giờ:
“Tôi không yêu thế giới này
Và thế giới nà không yêu tôi
Tôi không ngợi ca cái hơi thở thối ta
Và không quỳ gối nhục nhằn trước những điều người sung bái
…Trong đám đông họ không nhận ra tôi là người như thế Tôi đứng giữa bọn họ
Mà không là người của họ” 2
Anh đã xuống tàu rời bỏ quê hương, như một cuộc trốn chạy, như một sự khước từ:
“Nỗi đau lớn nhất của ta
Là ra đi mà không có gì đáng khóc”
Và “Thuyền ơi thuyền ta sẽ cùng mày lướt nhanh
Trên sóng nước bạc đầu
Có cần gì dất nước này sẽ đến Chỉ đừng quay lại đất nước của ta” 3
Không chấp nhận xã hội hiện tại, các nhà văn lãng mạn thường vẽ nên một xã
hội lí tưởng của tương lai, một xã hội cần có hơn là vốn có Bằng tiểu thuyết Cái đầm
ma, George Sand đã vẽ nên một bức tranh tươi sáng về cuộc sống tràn đầy sức sống và
tình yêu của những con người lao động thay cho bức tranh thảm đạm của Holbaen:
“Mặt đẫm mồ hôi, ngươi kiếm sống Đời người khốn khổ chẳng ra chi Lao động, mỏi mòn như thế mãi Đến ngày thần chết gọi ngươi đi”
Trang 39- 35 -
Với Nhà thơ Đức bà Paris, Victor Hugo đã xây dựng nên hình tượng nàng vũ
nữ Esmeralda thánh thiện, giàu lòng nhân ái, đấu tranh đến cùng chống lại cường quyền, để bảo vệ tình yêu của mình và một thằng gù quả cảm, đã chiến đấu bảo vệ
người yêu, cũng là để chống lại cái ác, thực thi công lí Đặc biệt, với Những người khốn khổ, Victor Hugo đã xây dựng hình tượng nhân vật Jean Vanjean với thân phận
một tên tù khổ sai, nhưng lại có một tâm hồn cao thượng, đã vươn lên làm lại cuộc đời, nâng đỡ bao con người khốn khó khác, Vì dành ưu tiên cho mộng tưởng nên sự nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc các điều kiện khách quan của sinh hoạt xã hội bị đẩy xuống hàng thứ yếu và bị thay thế bằng những ước vọng mang tính cải lương Những quá trình xã hội thường được giải thích dưới ánh sáng của những nguyên lí trừu tượng về luân lí và đạo đức, về thiện và ác, về công lí và cường quyền, … Những cái kết có hậu, với hạnh phúc viên mãn cho đôi lứa, mái ấm, tình thương cho người khốn khổ, lẽ phải
và công bằng được thực thi, trong khi những kẻ lạnh lùng, những tên ác nhân phải trả giá, … đã nói lên quan niệm, ước mơ cũng như phương châm hành động của các nhà văn lãng mạn vì một xã hội tốt đẹp
Chính vì thoát li thực tại, để sống trong cõi mộng nên cuộc sống được vẽ nên
thường xa rời thực tế, thậm chí mơ hồ Trong Trà hoa nữ, Maguerite cùng Duval rời
bỏ Paris về miền thôn dã sống một cuộc đời trong sạch, êm đềm, nhưng chẳng được bao lâu thì hết sạch tiền tiêu, nàng phải bán cả nữ trang để nối dài những ngày hạnh phúc bên người yêu Sau vài tháng, khi cha Duval tìm đến thuyết phục nàng rời xa
anh, nàng đành trở lại Paris, quay lại với cuộc sống cũ Trong Những người khốn khổ,
cuộc sống giàu sang của Cosette do được thừa kế gia tài từ người cha nuôi, bên cạnh người yêu đã đưa cô bé yếu ớt, bất hạnh ngày nào bước vào một trang đời tươi đẹp, không khác gì một nàng lọ lem trong cổ tích
Bất bình với thực tại, các nhà lãng mạn muốn tìm ra giải pháp chống lại những
tệ nạn xấu xa của xã hội Nhưng không nhận thức đúng đắn qui luật lịch sử cụ thể, mà
có khi tùy tiện bóp méo các qui luật khách quan về sự phát triển của thực tại, đem đối lập cá nhân với xã hội, đề cao vai trò cá nhân trong lịch sử, nên chương trình của họ thường xuất phát từ ý tưởng trừu tượng thường có tính chất không tưởng, cải lương Như V Hugo tuy có cảm tình sâu đậm với những người khốn khổ nhưng lại đi tìm giải pháp cứu khổ bằng giải pháp tình thương, còn những chiến sĩ cách mạng cùng cuộc chiến đấu của họ, tuy có cao đẹp nhưng vẫn thất bại
Trang 40Tuy nhiên, trong các tác phẩm lãng mạn, hiện thực cuộc sống cũng ít nhiều được phản ánh, trật tự tư sản cùng những mâu thuẫn khó điều hòa của nó và nỗi thống khổ của người bình dân ngày càng được thể hiện sinh động, cụ thể hơn Trong tác
phẩm “Trà Hoa Nữ”, hiện thực xã hội Pháp lúc bấy giờ cũng được phản ánh phần nào
qua những bất công mà những người thuộc tầng lớp thấp kém trong xã hội phải gánh chịu Nhân vật cha của Duval chính là hiện thân của định kiến xã hội khi ra sức cản trở con trai mình yêu một kĩ nữ Những người làm nghề kỹ nữ như Gautier và những
người nghèo khó trong xã hội thì bị phân biệt đối xử, ngay cả khi chết: “Phải có những mảnh đất riêng dành cho những hạng đàn bà hư đốn đó, cũng như dành riêng cho những người nghèo khó vậy” Tác phẩm Những người khốn khổ của Victor Hugo đã
được Aragon xếp vào các tác phẩm hiện thực chủ nghĩa cũng là do đã phản ánh được mối quan hệ cơ bản của xã hội cùng những vấn đề cốt yếu, có tính thời sự của xã hội Pháp đương thời, tiêu biểu là cuộc cách mạng của phái dân chủ, đứng đầu là các sinh viên với phe bảo hoàng của triều đình, phản ánh được cuộc sống của đủ mọi hạng người, nhất là hướng đến những con người dưới đáy xã hội như một người tù khổ sai Jean Vanjean, cô gái điếm Fantine, cậu bé lang thang Gavrote, …
3.3.2 Đề cao tình cảm
Chống lại sự bóp nghẹt tình cảm của chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn trả lại cho con người một đời sống tình cảm phong phú Tính chất trữ tình trước bị coi khinh bao nhiêu, giờ lại được trân trọng bấy nhiêu Tình cảm, có khi được xem như
ngọn nguồn của thi hứng, của nghệ thuật: “Hãy vỗ vào trái tim ta và thơ từ đó tuôn trào” (Musset) Biélinski trong bài Văn học Nga, năm 1841, định nghĩa: “Chủ nghĩa lãng mạn, đó là thế giới nội tâm của con người, thế giới của tâm hồn và trái tim” Chủ
nghĩa lãng mạn được mệnh danh là chủ nghĩa trữ tình hay chủ nghĩa duy cảm là vì vậy
Các nhà văn lãng mạn luôn đặt niềm tin vào sức mạnh cảm hóa con người bằng
tình thương của Chúa Trong Trà hoa nữ, Dumas viết: “Thiên đàng chắc hẳn sẽ không vui mừng khi chỉ đón tiếp những con người ngoan đạo Thiên Chúa sẽ vui mừng gấp đôi khi đón nhận những con người lầm lạc trở về Và nhiệm vụ của chúng ta là hãy đánh thức họ để họ quay về đường ngay bằng chính tình yêu thương của ta” Việc Đức giám mục Myriel (Những người khốn khổ) đem cho Jean Vanjean đôi chân nến
bạc để cứu anh thoát khỏi án khổ sai vĩnh viễn chính là đã đem tình yêu của Chúa để cứu vớt con người, giúp anh phục hồi được nhân phẩm và trở thành một con người cao