Những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó có ba “thủ phạm” chính là lạm phát do cầu kéo khi cầu tăng dẫn đến giá cả tăng, lạ
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
Bộ môn: Kinh tế vĩ mô Giảng viên hướng dẫn: Thầy Trần Bá Thọ
Sinh viên thực hiện:
Phạm Hoài Nam Trịnh Nguyễn Mai Khanh
Bùi Khánh Ngọc
Trang 2MỤC LỤC
A LỜI CẢM ƠN 1
B NỘI DUNG 2
I VÀI NÉT VỀ LẠM PHÁT 2
1 Lạm phát là gì? 2
2 Đo lường lạm phát 2
3 Phân loại lạm phát 2
4 Những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát 3
5 Kiểm soát lạm phát 3
II LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ 1988 ĐẾN NAY 3
1 Tình hình lạm phát ở Việt Nam từ 1988 đến nay 3
2 Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát của Việt Nam qua các thời kì 7
3 Các chính sách khắc phục lạm phát ở Việt Nam 12
III KẾT LUẬN 16
C TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3A LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế, không một công việc nào thành công bằng sự hoạt động độc lập Để hoàn thành tốt công việc, luôn cần có những sự hỗ trợ, giúp sức, hướng dẫn dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp từ những người xung quanh Trong suốt quá trình học tập môn Kinh tế vĩ mô tại trường đại học đến nay, chúng em luôn nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ quý thầy cô và bạn bè
Với lòng biết ơn sâu sắc, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Bá Thọ, giáo viên bộ môn Kinh tế vĩ mô đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em
Bài tiểu luận được thực hiện trong 4 tuần về vấn đề Lạm phát ở Việt Nam từ năm
1988 đến nay Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu
khoa học, kiến thức của chúng em còn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ, do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ thầy và các bạn cùng lớp để hoàn thiện hơn kiến thức của chúng em trong môn học Kinh tế vĩ mô này
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4B NỘI DUNG
I VÀI NÉT VỀ LẠM PHÁT
1 Lạm phát là gì?
Trong kinh tế học vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch
vụ theo thời gian 1 và sự mất giá trị của một loại tiền tệ Nói một cách đơn giản, một năm trước, bạn mua một ổ bánh mì với giá 10.000 đồng thì năm nay bạn mua một ổ bánh mì
với giá 12.000 đồng Sự tăng mức giá của bánh mì này có thể được gọi là lạm phát Sự
gia tăng trong mức giá chung hàm ý giảm sức mua của đồng tiền Có nghĩa là, khi mức chung của giá cả tăng lên, mỗi đơn vị tiền tệ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn
2 Đo lường lạm phát
Để đo lường mức độ lạm phát của nền kinh tế, người ta đề cập đến tỉ lệ lạm phát,
là phần trăm thay đổi của chỉ số giá so với kì trước Thông thường để tính tỉ lệ lạm phát,
người ta dựa vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số giảm phát GDP Tỷ lệ lạm phát
có thể được tính cho một tháng, một quý, nửa năm hay một năm
3 Phân loại lạm phát
Có nhiều cách phân loại lạm phát, nhưng người ta thường phân lạm phát thành 3 loại:
- Lạm phát vừa phải (lạm phát với một con số, từ 0 đến dưới 10%): nhìn chung không ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân cũng như toàn bộ nền kinh tế
- Lạm phát phi mã (tỉ lệ lạm phát với hai hoặc ba con số): ảnh hưởng lớn và tác động tiêu cực đến đời sống người dân và nền toàn bộ nền kinh tế
- Siêu lạm phát (tỉ lệ lạm phát rất lớn với nhiều con số): nền kinh tế gặp khốn đốn, khó khắc phục
1 N Gregory Mankiw, Macroeconomics (Ấn bản thứ 7), Worth Publishers, chương 6 trang 155)
Trang 54 Những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó có ba “thủ phạm”
chính là lạm phát do cầu kéo (khi cầu tăng dẫn đến giá cả tăng), lạm phát do chi phí đẩy
(khi chi phí sản xuất tăng, doanh nghiệp tăng giá thành sản phẩm theo để bảo đảm lợi
nhuận), và lạm phát vốn có (do công nhân cố giữ tiền lương cao hơn giá cả, buộc doanh
nghiệp phải chuyển chi phí lao động cao hơn này vào giá bán, tạo thành một “vòng lẩn quẩn”)
5 Kiểm soát lạm phát
Có nhiều phương pháp và chính sách đã và đang được sử dụng để kiểm soát lạm phát như kích thích tăng trưởng kinh tế phù hợp với sự tăng trưởng của cung tiền, chinh sách tiền tệ từ ngân hàng trung ương, áp dụng tỉ giá hối đoái cố định, kiểm soát tiền lương và thu nhập, trợ cấp chi phí sinh hoạt
II LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ 1988 ĐẾN NAY
1 Tình hình lạm phát ở Việt Nam từ 1988 đến nay
Tình hình lạm phát trước năm 1988
Từ năm 1976 đến tháng 5 năm 1988 là giai đoạn không có lạm phát theo quan niệm chính thống của các nước xã hội chủ nghĩa nói chung và Việt Nam nói riêng Phần lớn khoảng thời gian này (1976 - 1986) lạm phát vẫn âm ỉ, như chờ cơ hội để bùng phát vào thời kỳ sau (1986 - 1988)
Xuyên suốt thời kỳ này, lạm phát phi mã diễn ra với mức tăng bình quân của giá
cả là 52%/ năm Sức mua của đồng Việt Nam giảm; chi phí sản xuất và lưu thông liên tục tăng cao do quản lý kém và điều kiện sản xuất đã thay đổi; cung cầu mất cân đối nghiêm trọng và trong xã hội xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoá, dịch vụ Đó là những biểu hiện của lạm phát không thể phủ nhận trong nền kinh tế
Thời kỳ 1986 – 1988 là khoảng thời gian mà lạm phát đã tăng vọt đến mức ba con
số nhưng vẫn chưa được thừa nhận thực sự và Chính phủ chưa đưa ra biện pháp gì để
Trang 6“kìm chân con ngựa bất kham” Những cải cách liên quan đến giá, lương, tiền không nhằm mục tiêu điều trị “căn bệnh" lạm phát nên nó ngày càng nguy hiểm đối với nền kinh tế lúc đó Kinh tế rơi vào suy thoái với tốc độ tăng trưởng năm 1986 chỉ là 0,3% và lạm phát lên đến 453.5% 2 Một số nguồn tin còn cho rằng, lạm phát thời kì này có lúc lên đến hơn 700% 3
Giai đoạn lạm phát được thừa nhận (1988 – 1991)
Sự ra đời Nghị quyết số 11 của Uỷ ban Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam về đấu tranh với lạm phát chứng tỏ đến đây lạm phát đã được chính thức thừa nhận ở nước
ta Từ đó, Nhà nước mới có các biện pháp để đối phó với thực tế lạm phát dai dẳng và đầy tai hại cho đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước Nhờ đó, chúng ta bước đầu được chứng kiến những thành quả trong sự nghiệp đấu tranh chống lạm phát Nếu như tỉ lệ lạm phát ở mức đỉnh điểm 453% vào năm 1986 thì đến năm 1989 đã giảm xuống còn 95,8% và 36% vào năm 1990 Tuy con số đó còn cao nhưng đây được coi là một thành công đáng kể của Đảng và Nhà nước ta khi nền kinh tế còn vô vàn khó khăn
2 Nguồn: Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF
25.2
69.6 95.4
49.5 64.9
91.6
453.5
360.4 374.4
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
1 9 7 9 1 9 8 0 1 9 8 1 1 9 8 2 1 9 8 3 1 9 8 4 1 9 8 5 1 9 8 6 1 9 8 7 1 9 8 8 1 9 8 9
NĂM
TỈ LỆ LẠM PHÁT (1980 - 1988)
Trang 7và trong tương quan so sánh với giai đoạn trước Đến năm 1991, lạm phát lại nhảy vọt lên 81,8% 4
Giai đoạn chống lạm phát được đưa lên thành vấn đề hàng đầu (1991 – 1998)
Chúng ta hãy xem xét tình hình lạm phát từ năm 1991 đến năm 1998 qua biểu đồ sau:
Sau khi áp dụng những biện pháp đồng bộ, siêu lạm phát ở nước ta đã bị đẩy lùi nhưng chưa thực sự ổn định Vào năm 1991 và 1992, lạm phát phi mã diễn ra với các tỉ
lệ lần lượt là 81,8% và 37,7% Sau đó, lạm phát về ở mức vừa phải vào năm 1993 (8,4%)
và tăng dần đến mức phi mã vào năm 1995 với tỉ lệ 16,9% Từ 1996 – 1998, lạm phát đã giảm nhưng vẫn còn thay đổi không ổn định
4 Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
374.4
95.8 36
81.8 37.7 8.4 9.5 16.9 5.6 3.1 8.1
0
50
100
150
200
250
300
350
400
1 9 8 6 1 9 8 8 1 9 9 0 1 9 9 2 1 9 9 4 1 9 9 6 1 9 9 8 2 0 0 0
NĂM
TỈ LỆ LẠM PHÁT (1988 - 1998)
Trang 8Giai đoạn lạm phát được giữ ở mức thấp (1999 – 2007)
Giai đoạn 1999 – 2007, tỉ lệ lạm phát được giữ ở mức vừa phải, thậm chí là lạm phát âm (giảm phát) trong hai năm 2000 và 2011 Có thể thấy rõ hai giai đoạn trong thời
kì này Từ năm 1999 đến 2003, tỉ lệ lạm phát của nước ta rất thấp Nhưng từ năm 2004 đến 2007, tỉ lệ lạm phát tăng mạnh hơn so với giai đoạn trước đó và đều đạt trên 7,5%
dù chỉ dừng lại ở một con số Tuy vậy, trước tình hình đó, nước ta đã không có những giải pháp thỏa đáng, dẫn đến tỉ lệ lạm phát khó được kiểm soát và dẫn điến tỉ lệ lạm phát tăng vọt trong năm 2008
“Giọt nước tràn li” và sự ổn định dần làm phát (2008 – nay)
Bất ngờ ở nửa đầu năm 2008 khi giá lương thực và giá xăng tăng không phanh khiến chỉ số giá tiêu dùng cũng không ngừng leo thang và việc Chính phủ bơm tiền quá nhiều sau khi Việt Nam gia nhập WTO từ năm 2007 cũng góp phần làm cho tỉ lệ lạm phát cuối năm 2008 lên đến 23,1% Đến năm 2009, nhờ các chính sách của Chính phủ
mà lạm phát giảm xuống còn 6,7% Nhưng hai năm sau, tỉ lệ lạm phát lại trở đà tăng lên
và đạt đến 18,7% vào năm 2011 Từ năm 2012 đến nay, tỉ lệ lạm phát dần được ổn định
4.1
-1.8 -0.3
4.1
3.3
7.9 8.4 7.5 8.3
-4
-2
0
2
4
6
8
10
1 9 9 8 1 9 9 9 2 0 0 0 2 0 0 1 2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8
NĂM
TỈ LỆ LẠM PHÁT (1999 - 2007)
Trang 9và giảm xuống thấp Trong 6 tháng đầu năm 2016, chỉ số giá tiêu dùng CPI đã tăng 1,72%
2 Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát của Việt Nam qua các thời kì
Thời kì cuối thập niên 80 của thế kỉ XX
Lạm phát bắt nguồn từ một nền kinh tế thấp kém, lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào bên ngoài, trong điều kiện Nhà nước thống trị mọi lĩnh vực thông qua cơ chế quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh hành chính nặng nề Cụ thể, lạm phát xảy ra do 4 nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, chế độ độc quyền nhà nước, cơ chế quản lý kinh tế quan liêu bao cấp
là nguyên nhân cơ bản nhất gây ra lạm phát Nhà nước đã hợp nhất các xí nghiệp trong mỗi ngành thành liên hiệp hay tổ chức độc quyền làm cho giá cả tăng cao Việc tiến hành bao cấp hàng hoá, không tính đến nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng dẫn tới sự khan hiếm hàng hoá, dịch vụ
Thứ hai, nền kinh tế dựa chủ yếu vào khu vực quốc doanh làm ăn thua lỗ, kém
hiệu quả Kinh tế nhà nước chiếm gần 90% vốn cố định, 95% lượng lao động lành nghề
23.1
6.7
9.2
18.7
9.1
6.6
4.1
0.63
0
5
10
15
20
25
2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6
NĂM
TỈ LỆ LẠM PHÁT (2008 - NAY)
Trang 10nhưng chỉ tạo ra gần 40% tổng sản phẩm xã hội Tình trạng móc nối tham nhũng dẫn đến làm ăn thua lỗ rất phổ biến trong các doanh nghiệp quốc doanh Vốn ngân sách cấp
ra thì nhiều, thu về thì ít nên Nhà nước luôn phải bù lỗ Để tài trợ cho bội chi ngân sách, Nhà nước buộc phải phát hành tiền và lạm phát cao xảy ra
Thứ ba, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào bên ngoài, cơ cấu đầu tư bất cập góp
phần làm cho lạm phát tăng cao Chính sách đóng cửa về kinh tế cùng với sự bao vây cấm vận của Mỹ đã ngăn cản các nước phương Tây đầu tư, buôn bán với Việt Nam khiến nước ta bị thiếu vốn sản xuất và do đó, càng khan hiếm hàng hoá Nhà nước ưu tiên phát triển công nghiệp nặng mà việc thu hồi vốn của các dự án đầu tư như vậy rất chậm chạp, hoặc Nhà nước rót vốn vào nông nghiệp - ngành cho hiệu quả không cao Kết quả là, ngân sách thâm hụt ngày càng trầm trọng và biện pháp phát hành tiền dường như là lựa chọn duy nhất Đồng tiền mất giá nhiều; nền kinh tế rơi vào lạm phát phi mã
Thứ tư, các chính sách kinh tế sai lầm làm cho lạm phát ngày càng trầm trọng
Nghị quyết 26 (23/6/1980) về giải quyết vấn đề phân phối lưu thông (trọng tâm là điều chỉnh giá cả) chỉ điều chỉnh những giá bán lẻ đã quá bất hợp lý chứ không thay đổi cả
cơ chế giá Cuộc tổng điều chỉnh giá lần thứ hai được tiến hành với sự ra đời Nghị quyết
8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (năm 1985) về cải cách giá - lương - tiền Song, sai lầm lớn nhất của cả hai cuộc tổng điều chỉnh giá là Nhà nước đã không có chính sách chống lạm phát thông qua khống chế bội chi ngân sách và kiểm soát hệ thống tiền tệ tín dụng Chính cải cách giá đã đẩy lạm phát tăng vọt trong thời kì 1986 - 1988
Các cuộc cải cách giá cả năm 1981 - 1982, năm 1985 nhằm mục tiêu xóa bỏ bao cấp nhưng ngay từ tư duy về cách tiến hành đã phạm sai lầm: xoá bỏ bao cấp được tiến hành bằng các biện pháp hành chính, quan liêu Tháng 9/1985, Nhà nước nâng giá trị danh nghĩa của tiền lên 10 lần bằng cách thu hồi tiền cũ, phát hành tiền mới Trong vòng
ba năm (từ tháng 1/1986 đến tháng 12/1988), lượng tiền giấy tăng lên 96,07 lần, chỉ số giá tiêu dùng tăng hơn 100 lần, giá cả tăng liên tục Sự leo thang của giá cả làm cho tình trạng đầu cơ tích trữ hàng hóa càng phổ biến, hàng hóa rất khan hiếm trên thị trường, cung càng thiếu hụt vì tiền thu được từ việc bán các sản phẩm đầu ra không đủ để mua
Trang 11đầu vào tiếp theo do giá tăng quá nhanh Vào tháng 6/1987, Nhà nước công bố giá kinh doanh thương nghiệp ổn định trong từng khoảng thời gian và là mức giá giới hạn cho các mặt hàng quan trọng lưu thông trong cả nước Đây là giá cả “phi thị trường” gây kìm hãm sản xuất Hơn nữa, việc nâng giá đầu vào lên 8,3 lần vào năm 1987 và 4,6 lần vào năm 1988 được thực hiện với mức độ lớn, trong thời gian ngắn từ 2 đến 3 tháng càng đẩy giá đầu ra trên thị trường lên cao, khiến lạm phát trầm trọng hơn
Giai đoạn lạm phát được thừa nhận (1988 – 1991)
Nghị quyết số 11 của Uỷ ban Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam về đấu tranh với lạm phát đã mở đầu cho những thành tựu cơ bản trong việc kìm chế lạm phát Đạt
được kết quả như vậy là do công cuộc đổi mới gần như toàn bộ cơ chế kinh tế, chuyển
mạnh và khá đồng bộ sang cơ chế thị trường, chính sách tài chính quốc gia tiến bộ hơn, nhấn mạnh sản xuất nhập khẩu nhằm làm tăng cung hàng hóa cho xã hội và một loạt
các biện pháp bước đầu mang tính đồng bộ và tuân theo quy luật thị trường Nếu như trước đây người ta không quan tâm đến lạm phát khi tiến hành cải cách giá thì nay chống lạm phát cao và kiềm chế lạm phát trở thành mục tiêu của cải cách giá Hơn thế nữa, các chính sách để đưa lạm phát vào tầm kiểm soát là phương tiện để cải cách giá đạt được thành công
Lạm phát do nhu cầu tăng mạnh (1991 – 1998)
Trong gia đoạn này đầu tư tăng trưởng rất mạnh mẽ, đặc biệt là từ năm 1993 đến
1996 với tỉ lệ gần bằng 30% GDP Cầu về các loại hàng hoá, dịch vụ này tăng vọt, gây nên những cơn sốt trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX như sốt xi măng, sắt thép, đất đai Sự tăng trưởng của đầu tư tạo ra thu nhập lớn hơn cho các tầng lớp trong xã hội khiến cho cầu các mặt hàng tiêu dùng như đường, mía, đồ điện, điện tử tăng mạnh Hệ quả tiếp theo là các ngành sản xuất ra các sản phẩm này cũng phát triển mạnh Yêu cầu mở rộng đầu tư đã thúc đẩy cung tín dụng tăng nhanh, buộc nhà nước phải phát hành thêm tiền
để bù đắp thâm hụt ngân sách
Trang 12Trong năm 1990, 1991, tỉ trọng bù đắp từ nguồn phát hành so với thâm hụt Ngân sách chiếm tới 39,6% và 17,8 % Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến tỉ lệ lạm phát khá cao vào hai năm đó Điều tất yếu xảy ra là lãi suất tăng cao Nhìn chung, từ năm 1991 đến 1998, lạm phát cao ở nước ta là do nền kinh tế có biểu hiện tăng trưởng nóng ở một
số ngành như xây dựng, kinh doanh bất động sản, đường, phân bón, thuốc trừ sâu v.v
Lạm phát giảm do giá hàng tiêu dùng giảm (1999 – 2007)
Vào năm 1999 và hai năm đầu thế kỷ XXI, tỉ lệ lạm phát của nước ta rất thấp Thực
tế, năm 1999, 2000, 2001, tốc độ tăng CPI chỉ ở mức rất thấp chỉ dừng lại ở mức một con số Thậm chí năm 2000 còn giảm phát khi tỉ lệ lạm phát -0,6% Nguyên nhân chủ yếu là do giá lương thực, thực phẩm và nhiều nông sản khác giảm mạnh trên thị trường thế giới như thóc, gạo, cà phê, cao su,…trong khi chính sách tiền tệ lại liên tục được nới lỏng Hai năm 2002 và 2003, lạm phát tăng trở lại nhưng không quá cao Năm 2002, với
tỉ lệ lạm phát là 4%, năm 2003 là 3% Song thời điểm 2003, 2004 đã đánh dấu sự quay trở lại của lạm phát tăng cao
Từ năm 2004 đến 2007, lạm phát ở Việt Nam luôn duy trì ở mức cao trên 7,5% Tuy vậy, trước tình hình đó, nước ta đã không có những giải pháp thỏa đáng Vì lẽ đó
mà năm 2008, lạm phát của nước ta đã tăng cao và rơi vào tình trạng khó kiểm soát, chỉ
số giá tiêu dùng (CPI) tăng vọt lên mức hai con số Nguyên nhân là do cùng với đà suy thoái kinh tế thế giới, đồng USD mất giá, lạm phát do chi phí đẩy do giá dầu thô tăng cao, giá cả lương thực và nguyên nhiên vật liệu tăng đột biến cộng với tác động của thiên tai, dịch bệnh đã làm cho nền kinh tế Việt Nam bộc lộ những nhược điểm cố hữu của một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi
Lạm phát do “giọt nước tràn li” và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2008 và sự ổn định dần lạm đến nay
Như đã trình bày, những tích tụ từ lạm phát năm trước đó nhưng không có chính sách thích hợp khiến năm 2008 là cột mốc đánh dấu việc “giọt nước tràn li” của lạm phát Nền kinh tế toàn cầu cũng suy giảm mạnh trước đó với mức tăng trưởng âm 4,9%