Lạm phát gây ảnh hưởng lớn đến mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế, Việt Nam đã từng trải qua những giai đoạn khó khăn nhất khi xuất hiện lạm phát lên ba con số vào năm 1988. Việt Nam cũng như phần lớn các nước khác khi vừa trải qua chiến tranh, đều phải đối mặt với tỉ lệ lạm phát rất cao, lên đến ba con số. Nhất là thời kì siêu lạm phát, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam khi ấy đạt tới 774,7% vào năm 1986 và vẫn kéo dài ở mức ba rồi hai con số cho đến những thập niên 90. Hiện nay dù nền kinh tế nước ta đã chuyển thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trải qua ba mươi năm đã đối mặt với mức lạm phát cao, nhưng việc làm thế nào để giữ mức lạm phát ổn định lâu dài vẫn là mối lo của những nhà hoạch định chính sách
Trang 1Bộ Giáo Dục Và Đạo tạo
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Tiểu luận nhóm
Đề tài
Tình hình lạm phát ở Việt Nam từ năm 1988 đến nay Sinh viên thực hiện :
Phạm Thị Cẩm Linh MSSV
Lê Thị Kim Ngân MSSV : 31151022323
Lớp : DC028
Trang 2Mục Lục
Trang 3A. LỜI MỞ ĐẦU Lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế là ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế vĩ mô Trong đó, lạm phát là một vấn đề vô cùng nóng bỏng và có ảnh hưởng to lớn tới bề mặt kinh tế xã hội hiện nay Sự gia tăng liên tục mức giá chung của nền kinh tế đã làm thay đổi mức sống, thu nhập thực tế và chi tiêu mua sắm hàng hóa dịch vụ của một nước có thể giảm, nền kinh tế phát triển chậm bởi lạm phát Lạm phát là một con dao hai lưỡi Một mặt nó kích thích tăng trưởng kinh tế, mặt khác khi lạm phát cao và không kiểm soát được thì nó để lại hậu qủa nghiêm trọng đối với nền kinh tế cũng như xã hội
Việt Nam cũng như phần lớn các nước khác khi vừa trải qua chiến tranh, đều phải đối mặt với tỉ lệ lạm phát rất cao, lên đến ba con số Nhất là thời kì siêu lạm phát, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam khi ấy đạt tới 774,7% vào năm 1986 và vẫn kéo dài ở mức ba rồi hai con số cho đến những thập niên 90 Hiện nay dù nền kinh tế nước ta đã chuyển thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trải qua ba mươi năm đã đối mặt với mức lạm phát cao, nhưng việc làm thế nào để giữ mức lạm phát ổn định lâu dài vẫn là mối lo của những nhà hoạch định chính sách
Vậy, tại sao lạm phát lại là một bất lợi của một quốc gia ? Cái giá thực sự mà lạm phát gây ra cho xã hội là gì ? Những điều đó cho ta thấy được tầm quan trọng của lạm phát trong nền kinh tế, cũng như khi lạm phát bùng nổ thì những biện pháp nào là hữu hiệu để khống chế và kiểm soát lạm phát Nhận thấy được tầm quan trọng của lạm phát đối với nền kinh tế của một quốc gia nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “ Tình hình lạm phát
ở Việt Nam từ năm 1988 đến nay”
Trong quá trình làm không tránh khỏi những sơ xuất hoặc có những điểm chưa chính xác mong thầy thông cảm và đóng góp ý kiến cho bài tiểu luận của chúng em được tốt hơn
Trang 4I Lý thuyết :
1 Khái niệm lạm phát :
Trong kinh tế vĩ mô (macroeconomics), lạm phát là sự tăng mức giáchung của hàng hóa
và dịch vụ theo thời gian, và sự mất giá trị của một loại tiền tệ Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác Theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó Phạm
vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô Ngược lại với lạm phát là giảm phát Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ
số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả"
2 Các mức lạm phát :
Người ta phân biệt có ba mức lạm phát khác nhau : lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã,
và siêu lạm phát :
2.1 Lạm phát vừa phải :
Khi giá cả tăng chậm ( dưới 10%/ năm), còn gọi là lạm phát một con số ( từ 1% đến 9%) Trong điều kiện lạm phát vừa phải, giá cả tương đối không khác mức bình thường bao nhiêu, lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa chênh nhau không đáng kể, tiền giữ được phàn lớn giá trị của nó từ năm này sang năm khác ( không bị mất giá) Những kế hoạch
dự đoán tương đối ổn định không bị xáo trộn
2.2 Lạm phát phi mã :
Tỷ lệ tăng giá trên 10% đến < 100% được gọi là lạm phát 2 hoặc 3 con số Đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm, không ai muốn giữ tiền mặt mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cần thiết cho việc thanh toán hằng ngày Mọi người thích giữ hàng hóa, vàng hay ngoại tệ Thị trường tài chính không ổn định ( do vốn chạy ra nước ngoài)
2.3 Siêu lạm phát :
Là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát Một định nghĩa đơn giản là chỉ số lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 51 ngày thì giá
cả lại tăng gấp đôi) Nếu trong lạm phát phi mã nền kinh tế có vẻ còn sống sót được ( mặc dù không ổn định ) thì trong siêu lạm phát, nền kinh tế xem như đi vào cõi chết
Trang 5Trong siêu lạm phát, tốc độ chu chuyển tiền tăng rất nhanh còn hàng thì không tăng lên,
có tăng thì tăng rất ít
3 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát :
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến lạm phát, song những nguyên nhân đó đều
có những tính chất chung đó là :
Lạm phát do cầu kéo: Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường Lạm phát do
sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”
– Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận và thế là mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng sẽ tăng được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”
– Lạm phát do cơ cấu: Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm
để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát
– Lạm phát do cầu thay đổi: Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào
đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát
– Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng
sẽ nảy sinh lạm phát
– Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát
– Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát
Trang 6II Thực trạng lạm phát ở Việt Nam :
Việt Nam đã từng trải qua thời kì lạm phát cao và kéo dài với những ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế trong suốt thập kỉ 80 Đó là những gì tất yếu xảy ra với một nền kinh
tế tập trung bao cấp thời kì chiến tranh, cơ chế quản lý yếu kém cùng với những chính sách không còn phù hợp với thời đại đã trực tiếp đẩy nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng Mặc dù tình trạng lạm phát trong những năm gần đây đã được kiểm soát ở mức vừa phải, nhưng với những sự bất ổn thường xuyên xảy ra và không thể lường trước được cùng với tình trạng giảm phát liên tục đã gây không ít khó khăn cho những nhà hoạch định chính sách Căn cứ mức độ và nguyên nhân diễn ra lạm phát trong suốt giai đoạn từ
1988 đến nay, có thể chia tình hình lạm phát ở Việt Nam ra làm ba giai đoạn lớn :
1 Giai đoạn 1986-1996 :
Thực sự lạm phát đã xuất hiện nhiều năm trước đó chỉ có điều lúc đó không ai thừa nhận
có lạm phát trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, không ai dám đưa vấn đề ra để phân tích, bàn luận công khai Cuối thập kỷ 80, cùng với sự cải tổ của Liên Xô, các nước Đông Âu lần lượt bị sụp đổ, nguồn viện trợ cho Việt Nam bị cắt giảm mạnh, giá của sắt, thép, dầu hỏa, máy móc thiết bị tăng lên, dẫn đến chi phí sản xuất tăng Mặt khác, tình hình trong nước khó khăn, tiền không đủ chi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh Để giải quyết tình trạng này, chính phủ phải in thêm tiền để các xí nghiệp quốc doanh mua nguyên vật liệu Tuy nhiên lẽ ra trước khi làm cuộc cách mạng về tiền thì Chính Phủ phải làm cuộc cách mạng về giá và lương, nhưng ta đã làm theo qui trình ngược: Tiền - Lương - Giá Hậu quả là cuộc đổi tiền năm 1985 đã bị coi là không thành công nhất trong lịch sử lưu thông tiền tệ Việt nam Ngay sau khi đổi tiền, tình trạng lạm phát tiếp tục gia tăng hơn bao giờ hết, chỉ 3,5 tháng sau ngày đổi tiền, Nhà nước đã phải cho phát hành thêm vào lưu thông một khối lượng lớn tiền tương đương với 1,38 lần khối lượng tiền mới đã phát hành trong đợt đổi tiền trước đó để phục vụ công cuộc cải cách lương và giá Tiếp đó lại
là một quá trình diễn biến phức tạp mới về quan hệ tiền - hàng và kết quả là lạm phát đã không ngừng gia tăng Có năm như năm 1986, lạm phát tới trên 774,7% ngay đối với đồng tiền mệnh giá mới đã gấp 10 lần đồng tiền mệnh giá cũ Vì thế, sau đại hội lần thứ
VI, Đảng ta đã đề ra đường lối mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế
xã hội, kinh tế tăng trưởng chậm và không ổn định, bình quân thời kì 1986- 1989, công nghiệp tăng 6.2%, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 3.9%, trong khi dân số tăng 2.3% Ở giai đoạn này, hầu hết các cân đối lớn đều căng thẳng, thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức độ 8% so với GDP, kinh ngạch xuất khẩu chỉ đạt ở mức thấp và chỉ bằng 54% so với kim ngạch nhập khẩu Năm 1986, kim ngạch xuất khẩu đạt 494 triệu USD, đến năm 1990 cũng chỉ đạt 1731 triệu USD Trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến hiện tượng lạm phát phi mã với mức đỉnh điểm là 774.7% vào năm 1986, 223.1% năm
1987 và 393.8% năm 1988
Trang 7Chỉ số tăng giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên
thị trường trong thời kì 1988-1995 (%)
Nguồn : Tổng cục thống kê
Ở giai đoạn này,mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố khác, song hiện tượng siêu lạm phát ở Việt Nam thời kì này gắn chặt với tốc độ tăng trưởng lượng tiền trong lưu thông (CU) tương ứng là 272.7% năm 1987 và 399,5% năm 1988 cũng như là sự gia tăng quá mức của tăng trưởng cung tiền mở rộng M2 tương ứng là 320.5% năm 1987 và gần 445,4 % năm 1988 do tiến hành bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước bằng cách phát hành tiền Mức tín dụng cũng trong tình trạng quá nóng với tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 429% và 394.9% trong năm 1987 và 1988 Hầu hết tín dụng trong nước thời kỳ này đều dành phân bổ cho các doanh nghiệp quốc doanh với hậu quả là đầu tư thấp, năng suất không cao
Cũng trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam không chỉ hiện tượng lạm phát phi mã
mà còn ghi nhận sự thành công trong việc chống và kiềm chế lạm phát xuống mức 34.7% vào năm 1989 Để đối phó với tình hình này, nhiều chương trình và chính sách cải cách
đã được tiến hành với các mức độ ảnh hưởng khác nhau đến việc chống lạm phát Đặc biệt là cải cách trong hệ thống ngân hàng, giữa năm 1988, hệ thống ngân hàng Việt Nam được hình thành hai cấp, tách biệt giữa việc quản lí và kinh doanh tiền tệ Chính điều này
đã hạn chế đáng kể mức cung ứng tín dụng nóng cho các doanh nghiệp nhà nước theo kiểu kế hoạch chỉ tiêu rót trước và tốc độ tăng trưởng tín dụng trong nước đã được kiềm chế tụt xuống chỉ còn khoảng 155.1% Đồng thời, ngân hàng nhà nước cũng điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt dần và tăng mạnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm lên đến 9%, bảo đảm bằng vàng nhằm thu bớt lượng tiền mặt trong lưu thông và tiền nhàn rỗi dân cư, góp phần đáng kể vào giảm tốc độ tăng trưởng tiền mặt trong lưu thông xuống còn 129.69% năm 1989 Thêm vào đó, ngân hàng nhà nước chủ trương phá giá mạnh đồng nội tệ vào tháng 3 năm 1989 và đính chính tỷ giá theo sát tín hiệu thị trường Nhờ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt dần mà tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam đã giảm xuống chỉ còn khoảng 34.7% năm 1989, các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đều tăng dần, đồng thời
mở ra một thời kỳ mới cho nền kinh tế Việt Nam Bên cạnh đó, năm 1989 có những hiện tượng như là có "phép tiên", khi Đảng ta chủ trương mở cửa kinh tế để giải quyết khó khăn do thiếu hàng tiêu dùng, hàng nhập tràn ngập thị trường và xuất hiện ngay trong cả nước những dãy phố xá đầy ắp hàng hóa Đó là do hàng hóa và dịch vụ lưu thông, tăng vọt khoảng hơn hai lần làm cho tiền tăng 209,5%, mà lạm phát phi mã lại chấm dứt hẳn Với những nỗ lực trong việc đưa ra các giải pháp khắc phục lạm phát bước sang năm
1990, tình hình kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng đạt khá
Trang 8cao, liên tục và toàn diện, nền kinh tế bước đầu vượt qua khủng hoảng để đi vào thế ổn định Tổng sản phẩm trong nước thời kỳ này bình quân tăng 8.2% trong một năm, tăng dần theo các năm 1991 là 6%, 1993 là 8.1% và năm 1995 là 9.5%, sản lượng lương thực thực phẩm hằng năm tăng 4%, là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm là khoảng 13% Các ngành dịch vụ phát triển
đa dạng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và phục vụ đời sống của nhân dân Lạm phát bước đầu đã được ngăn chặn, chỉ số giá tiêu dùng giảm từ 67.1% năm 1990 xuống còn 12.7% năm 1995 Mặc dù chỉ số giá vẫn còn ở mức hai con số, nhưng đây là chỉ số nhỏ
bé so với các năm trước đó, tình hình kinh tế khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tăng sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ năm 1990- 1996 (%) Năm Tốc độ tăng
trưởng GDP
Năm Tốc độ tăng
trưởng GDP
( Nguồn : ADB.org )
2 Giai đoạn 1997-2006 :
Đến năm 1996, tình hình kinh tế xã hội đã đi vào thế ổn định và phát triển, đây là giai đoạn được xác định là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có sự kế thừa những thành quả đã đạt được trong giai đoạn trước, tình hình kinh tế xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao ( 9,34% ) Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế khu vực đã có những tác động lớn đến nền kinh tế nước ta Đồng thời , nền kinh tế nước ta đã phải đối mặt với những thách thức quyết liệt từ những yếu tố không thuận lợi bên ngoài và thiên tai liên tiếp ở trong nước.Do tác động của cuộc khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang ở mức cao trong thời kỳ 1995-1997, thì đến năm 1998 chỉ tăng 5,76%, năm 1999 chỉ tăng 4,77% Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký, nếu năm 1995 đạt trên 6,9 tỷ USD, năm 1996 đạt gần 10,2 tỷ USD, thì năm 1997 còn gần 5,6 tỷ USD, năm
1998 còn gần 5,1 tỷ USD, năm 1999 còn gần 2,6 tỷ USD Giá USD nếu năm 1995 giảm 0,6%, 1996 tăng 1,2%, thì năm 1997 tăng 14,2%, năm 1998 tăng 9,6%, Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm 1996 ở mức 33,2%, năm 1997 ở mức 26,6%, đến năm 1998 chỉ còn 1,9% Bên cạnh đó, lại có nhiều yếu kém từ nội tại nền kinh tế bộc lộ ra: Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, sản xuất một số ngành trì trệ
Trang 9Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ đã có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, hạn chế
sự giảm sút, duy trì và ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP theo các năm có giảm chút ít Trong giai đoạn này, điều đặc biệt làm chúng ta quan tâm là
đi cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có chiều hướng chững lại và đi xuống thì
tỷ lệ lạm phát được kiểm soát, tỷ lệ lạm phát năm 1995 là 12.7%, năm 1997 là 3.6% Nhưng từ đầu năm 1996 nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu của giảm phát, khi cuối quý I giá
cả giảm liên tục và chuyển sang âm đến cuối quý IV giá cả mới nhích lên được do điều chỉnh mức tăng của tổng phương tiện thanh toán Cho tới năm 1998 mức gia tăng lạm phát 9,2% gấp khoảng 5,2 lần năm 1997 chấm dứt thời kì thiểu phát tiền tệ kéo dài hai năm ( 1996-1997) Sở dĩ lạm phát năm này tăng mạnh là do biến động và gia tăng các yếu tố kích cầu nền kinh tế ( liên quan đến bố trí cơ cấu đầu tư, chi tiêu ngân sách, giảm khung thuế tiêu thụ đặc biệt,…) bắt đầu phát huy tác dụng
Năm 1999 giá cả thị trường có diễn biến bất thường, giá cả liên tục giảm trong suốt tám tháng liền từ tháng 3 đến tháng 12 Đặc biệt tháng 10 năm 1999 CPI giảm 0,8% so với tháng 12 năm 1998 Điều đó được thể hiện ở chỗ: Tỷ lệ lạm phát năm 1995 là 12.7%, năm 1997 là 3.6%, năm 1999 là 0.1% và năm 2000 tỷ lệ này là -0.6% Chỉ số giá lương thực tháng 10 năm 1999 sút giảm 10.5% so với tháng 12 năm 1998 Sự sút giảm giá lương thực làm cho CPI chung hầu như không tăng (do tỉ trọng của hàng lương thực trong rổ hàng hóa lớn)
Trong năm 2000, CPI cả năm giảm 0.6% so với năm 1999 Bước sang năm 2001, CPI tháng 6/2001 giảm 0.3% so với tháng 6/2000 và giảm 0.7% so với tháng 12/2000 CPI giảm liên tục trong 3 tháng liên tiếp: tháng 3 giảm 0.7%, tháng 4 giảm 0.5%, tháng 5 giảm 0.2% Kết quả là đến cuối năm 2001, nhờ nhiều nỗ lực, chúng ta đã đẩy được tỷ lệ lạm phát lên 0.8%.Theo thống kê, trong giai đoạn này, tình trạng ứ đọng sản phẩm, sản xuất cầm chừng xảy ra ở một số sản phẩm và một số khu vực, đặc biệt là khu vực nhà nước Số hàng tồn kho của Tổng công ty 90-91 trong 6 tháng đầu năm 1999 đã lên tới
Trang 1060,000 tỷ đồng Theo báo cáo của IMF, có đến 60% doanh nghiệp nhà nước bị thua lỗ, trong đó 16% là thua lỗ triền miên Tình trạng các công ty tư nhân cũng không có gì khá hơn, trong năm 1998 và 6 tháng đầu năm 1999, có hàng ngàn xí nghiệp thua lỗ phải đóng cửa, các xí nghiệp lớn thì hoạt động cầm chừng Tỷ lệ thất nghiệp năm 1999 ở Hà Nội là 10.3% và ở Thành phố Hồ Chí Minh là 7.04% Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm: từ tốc độ tăng trưởng GDP năm 1996 là 9.34% xuống còn 8.15% năm 1997, 5.8% năm 1998, 4.8% năm 1999, 6.75% năm 2000
Việc lạm phát xuất hiện ở mức thấp như vậy là do giá hàng nông sản giảm mạnh, đặc biệt
là giá lương thực, cà phê, hạt tiêu, hạt điều làm giảm thu nhập của nông dân, ảnh hưởng tới sức mua hàng công nghiệp Từ 1998 đến 6 tháng đầu năm 2001, chỉ số lương thực liên tục giảm: năm 1999 giảm 7.8%, năm 2000 giảm 7.9%, 6 tháng đầu năm 2001 giảm 5.7% Giá những hàng hóa trên giảm không chỉ làm cho CPI chung giảm mà nó còn gián tiếp làm cho sức mua và giá cả đầu vào các hàng hóa và dịch vụ khác giảm theo Bên cạnh đó, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam chất lượng thấp, giá thành cao nên không có điều kiện cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, đặc biệt là hàng nhập khẩu lậu trốn thuế, do đó giá
cả hàng hóa công nghiệp và dịch vụ đang có xu hướng giảm giá để có thể cạnh tranh được với hàng hóa nhập khẩu Kèm theo đó cơ cấu tăng trưởng kinh tế giữa khu vực công nghiệp và nông nghiệp là không hợp lý, làm cho thu nhập và theo đó là sức mua của nông dân, là bộ phân cư dân lớn nhất nước không tăng lên được Tình trạng vốn ứ động ở các ngân hàng phản ánh người có tiền không muốn bỏ vốn vào đầu tư Nợ khó đòi và nợ quá hạn ở các ngân hàng lớn cũng gây ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế Đặc biệt là sự chậm trễ trong việc cải tiến những chính sách của chính phủ, làm cho nước ta đạt được ít kết quả trong cạnh tranh, vai trò điều tiết của nhà nước còn rất nhiều hạn chế
Tóm lại, diễn biến tình hình kinh tế trong giai đoạn từ năm 1996- 2000 là không tốt đối với nền kinh tế, chính bởi lẽ đó gần cuối giai đoạn này chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp kích cầu để đẩy tăng trưởng kinh tế lên :
• Để nâng cao sức mua của các tằng lớp dân cư chương trình giải quyết việc làm được đẩy mạnh: Trong năm 2000, đã thu hút và tạo việc làm cho khoảng 1.3 triệu người, tỷ
lệ thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn khoảng 6.5% so với 7.4% năm 1999, sử dụng lao động ở nông thôn được nâng lên Các chương trình xóa đói giảm nghèo, các chính sách phúc lợi xã hội được thúc đẩy, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, xây dựng cơ sở hạ tầng
• Song song đó là những biện pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư sản xuất kinh doanh : Sử dụng chính sách tiền tệ, cuối năm 1997 Ngân hàng Nhà nước liên tục cắt giảm giá trần lãi suất cho vay Năm 1999, Ngân hàng Nhà nước 5 lần điều chỉnh lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 1.25%/tháng xuống còn 0.85%/ tháng, 4 lần điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn từ 1.1%/ tháng xuống 0.55%/tháng, 2 lần điều chỉnh tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng từ mức 7% xuống còn 5% Năm 2000, Ngân hàng Nhà nước bỏ lãi suất trần, chuyển sang điều hành theo lãi suất cơ bản, tạo điều kiện cho cung cầu về vốn theo cơ chế thị trường và các NHTM chủ động hơn trong kinh doanh Lãi suất tiền gửi của hệ thống ngân hàng cũng liên tục giảm xuống đến mức