Kiến thức Củng cố những kiến thức về thao tác lập luận bình luận viết được một vài đoạn văn bình luận hoặc một văn bản bình luận ngắn về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của
Trang 1Ngày soạn: 26/3/2016
Người soạn: Lê Văn Hùng
Ngày dạy Lớp Tiết theo TKB
Tiết 104: LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
1 MỤC TIÊU
a Kiến thức
Củng cố những kiến thức về thao tác lập luận bình luận viết được một vài đoạn văn bình luận (hoặc một văn bản bình luận ngắn) về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh
b Kĩ năng
Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào viết văn và ứng xử trong cuộc sống
c Thái độ
Ý thức nhận xét, đánh giá, bàn bạc trước bất cứ một hiện tượng trong cuộc sống nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội
2 CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
a Giáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 11, giáo án, tài liệu tham khảo…
b Học sinh: SGK, bài soạn, tài liệu tham khảo…
3 TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a Kiểm tra bài cũ (4 phút):
Đặt vấn đề vào bài mới (1 phút):
Ở giờ trước chúng ta đã tìm hiểu xong bài Thao tác lập luận bình luận, để các em
hiểu hơn nữa về bài học này cũng như sử dụng thành thạo thao tác lập luận bình luận,
ngày hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu tiết 104: Luyện tập thao tác lập luận bình luận.
b Dạy nội dung bài mới
*Hoạt động 1 (5 phút) I Ôn lại lý thuyết
- Mục đích: Đề xuất và thuyết phục người
đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học
- Cách bình luận:
+ Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận + Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình
Trang 2*Hoạt động 2 (30 phút)
GV yêu cầu HS đọc đề bài SGK và những
gợi ý
GV: Đề bài thuộc kiểu đề gì? Cho biết nội
dung, phương pháp lập luận và phạm vi
của đề bài trên
GV: Có thể viết tất cả các mặt của vấn đề,
hoặc chọn một vài khía cạnh Ví dụ: nói
cảm ơn, xin lỗi; giao tiếp với bạn bè
GV: Yêu cầu HS lập dàn ý, phát phiếu
học tập cho học sinh tìm hiểu khía cạnh
“biết nói lời cảm ơn và xin lỗi” trong lời
ăn tiếng nói của 1 học sinh thanh lịch
GV: Đề bài trên thuộc kiểu đề gì? Cho
biết nội dung, phương pháp lập luận và
phạm vi của đề bài trên
luận + Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận
II Luyện tập
1 Bài tập 1
Đề bài:
“Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh thanh lịch.”
a Tìm hiểu đề
- Kiểu đề: bình luận về vấn đề xã hội
- Nội dung: lời ăn tiếng nói của học sinh thanh lịch, văn minh
- PPLL: CM, PT, BL …
- Phạm vi: trong cuộc sống hằng ngày, trường học
b Lập dàn ý:
- Trong giao tiếp giữa con người với con người, 1 quy tắc đòi hỏi chúng ta phải thực hiện là nói lời "cám ơn và xin lỗi."
- Đối với lời ăn tiếng nói của 1 học sinh văn minh thanh lịch nói lời "cám ơn và xin lỗi" còn chứng tỏ sự hiểu biết và nếp sống có văn hoá trong giao tiếp hằng ngày
- Cần tập làm quen với lời "cám ơn và xin lỗi"và biết "cám ơn và xin lỗi" Vì cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta phải có thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử
2 Bài tập 2
Đề bài:
“Hậu quả của bạo lực học đường đối với học sinh, gia đình và nhà trường phổ thông.”
a Tìm hiểu đề
- Kiểu đề: bình luận về vấn đề xã hội
- Nội dung: Hậu quả của bạo lực học đường đối với học sinh, gia đình, nhà trường phổ thông
Trang 3GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm
trong vòng 3 phút.
Trò chơi tiếp sức (2 phút): các nhóm cử
đại diện lên bảng hoàn thành dàn ý vào
bảng phụ theo hướng dẫn của giáo viên
GV: Nhận xét dàn ý của học sinh và chốt
ý
GV: Dựa vào việc phân tích đề và xây
dựng dàn ý chi tiết ở bài tập 1 và 2 Hãy
viết 1 đoạn văn ngắn sử dụng thao tác lập
luận bình luận về 1 trong 2 đề trên
GV: yêu cầu HS viết bài 10’ -> đọc bài
bình luận và sửa chữa (nếu tốt chấm điểm)
GV: Bài tập về nhà: hoàn thành bài tập số
2 – SGK trang 83
- PPLL: CM, PT, BL …
- Phạm vi: trong cuộc sống hằng ngày, trường học
b Lập dàn ý
- Thực trạng về bạo lực học đường ở các trường học hiện nay
- Hậu quả nghiêm trọng mà bạo lực học đường gây ra:
+ Học sinh: tổn thương đến thể xác, tinh thần, tính mạng và công việc học tập + Gia đình: ảnh hưởng đến hạnh phúc, tài chính…
+ Nhà trường: ảnh hưởng đến môi trường học tập chung, đến thi đua và phá
vỡ tính quy phạm
- Nói không với bạo lực học đường, cần
có thái độ sống tích cực, tránh những kích động thái quá của tuổi mới lớn
3 Triển khai viết bài
Chọn 1 trong 2 đề ở bài tập 1, 2
4 Bài tập về nhà
a Trình bày một luận điểm trong dàn ý
mà anh (chị) vừa xây dựng trên lớp.
b Bàn về một hiện tượng (vấn đề) đang được xã hội quan tâm (như: vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai…)
c Bàn về một vấn đề văn học (như: tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn Chí Phèo; sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc đối với bài thơ Đây
Trang 4thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử;…)
c Củng cố - luyện tập (3 phút)
Khái quát nội dung cơ bản của bài học.
d Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK
- Chuẩn bị bài mới: Một thời đại trong thi ca.
Giáo viên hướng dẫn
Nông Lan Hương