1. Trang chủ
  2. » Tất cả

BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ ĐỀN ĐÔ

17 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Trang 1

BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ ĐỀN ĐÔ, CHÙA PHẬT TÍCH BẮC NINH

Chiều ngày 27/01/2017 tôi đã có một chuyến đi học tập thực tế môn Văn hóa dân gian Việt Nam tại đền Đô và chùa Phật Tích Bắc Ninh rất thú vị và nhiều cảm xúc.

Tại sao lại đi thực tế ở đây? Được xem là mảnh đất địa linh nhân kiệt, Bắc Ninh đã từng xuất hiện nhiều anh hùng, hiền tài trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước Đồng thời, nơi đây còn nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh gắn liền với lịch sử, như nhà thờ họ Nguyễn, đình làng Quan Đình, chùa Chiêu Ứng chùa Phật tích cũng do nhà Lý xây dựng : Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý do Lý Thánh Tông xây dựng nên.

Mục đích của chuyến đi tìm hiểu về lịch sử Văn hóa Việt Nam từ thuở sơ khai

Mở đầu cho chuyến thăm mảnh đất quê hương của những làn điệu quan họ đăm thắm, chúng tôi ghé vào Đền Đô.

Đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) thuộc xóm Thượng, làng (xã) Đình Bảng (nay là phường Đình Bảng), thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý

Đền thờ tám vị vua nhà Lý, đó là:

Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028);Lý Thái Tông (1028-1054);

Lý Thánh Tông (1054-1072);Lý Nhân Tông (1072-1128);Lý Thần Tông (1128-1138);Lý Anh Tông (1138-1175);

Trang 2

Lý Cao Tông (1175-1210) vàLý Huệ Tông (1210-1224)

Khi Lý Công Uẩn băng hà (1028), Lý Thái Tông kế vị vua cha đã cho sửa sang lại ngôi nhà xưa làm nơi thờ tự vua cha, và từ đó đền trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý.

Khu nội thành – nơi thờ 8 vị vua nhà Lý

Khu vực nội thành có kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc" Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long Môn vì hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng Trung tâm của Khu nội thành và cũng là trung tâm đền là chính điện Chính điện gồm trước tiên là Phương đình (nhà vuông) 8 mái 3 gian rộng đến 70 m² Tiếp đến nhà Tiền tế 7 gian rộng 220 m²

Tại sân Rồng của đền Đô, chúng tôi đã thành kính làm lễ dâng hương lên 8 vị tiên vương nhà Lý cung cấp đã khiến chúng tôi vô cùng xúc động và tự hào về một trong những triều đại phát triển hưng thịnh và giữ vững được chính quyền trong suốt hơn 200 năm trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Trang 3

Bức cuốn thư “ Chiếu Dời Đô” ( Thiên Đô Chiếu ) ở đền đô được coi là bứcchiếu bằng gốm lớn nhất VN

Tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ Phía bên trái điện thờ có treo tấm bảng ghi lại "Chiếu dời đô" của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý Phía bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi tiếng "Nam quốc sơn hà Nam đế cư " Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Thần Tông và Lý Cao Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Nhân Tông, Lý Anh Tông, và Lý Huệ Tông

Đền Đô rộng 31.250m2, gồm hơn 20 hạng mục công trình với trung tâm là điện thờ, nơi đặt bài vị thờ tám vị vua nhà Lý; xung quanh có nhà chuyển bồng, nhà tiền tế, nhà phương đình, nhà bia, nhà để kiệu thờ, cửa rồng Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo, tài nghệ.

Đền Đô được xây dựng rất quy mô và bề thế Nội thất gồm nhà hậu cung đặt ngai thờ và bài vị tám vị vua nhà Lý, kiến trúc theo kiểu nhà chuyển bồng đao cong mềm mại thanh thoát, bao quanh nội thất là tường gạch Ngoại thất gồm nhà vuông, kiến trúc kiểu chồng diềm tám mái, đao cong gồm: nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách, đền thờ thân mẫu Lý CôngUẩn Từ cửa đi thẳng tới sát bờ

Trang 4

hồ bán nguyệt là nhà rối (thủy đình); phía ngoài cùng, bên hồ bán nguyệt là nhà bia, hai bên là nhà văn chỉ và võ chỉ.

Dân ca quan họ Bắc Ninh là một trong những loại hình nghệ thuật gắn liền với các lễ hội, với không gian văn hóa sinh tồn của cộng đồng làng quê mộcmạc, thân thuộc bên cây đa, bến nước, sân đình Qua thời gian những làn điệu dân ca đã được trải chuốt và trữ tình hóa nhằm tăng phần phong phú về nội dung cũng như hình thức thể hiện của từng làn điệu Theo lời bác Lan giới thiệuthì trình tự biểu diễn của một “canh” hát quan họ Bắc Ninh sẽ bao gồm: đầu tiênlà bài “Mời trầu” qua sự thể hiện của các liền chị Với giọng ca mượt mà, đằm thắm, chân tình, từng liền chị mang những miếng trầu têm cánh phượng một cách khéo léo mời những người có tuổi trong làng cũng như các du khách tham dự Khi hội gần tàn, âm điệu tha thiết của “Người ở đừng về” vang lên như níu

Trang 5

chân người ở lại Những câu hát như thể hiện sự nuối tiếc, như trách thời gian sao trôi quá nhanh, khiến cho những trái tim vừa tìm được sự đồng điệu thì đã tới giờ phút chia tay.

Hồ này thông với ao Cả trên và ao Cả dưới và sông Tiêu Tương xưa Thủy đình ở phía Bắc hồ rộng 5 gian có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong Thủy đình đền Lý Bát Đế từng được Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc chọn là hình ảnh in trên giấy bạc "năm đồng vàng" và là hình in trên đồngtiền xu 1000 hiện nay Nhà văn chỉ ba gian chồng diêm rộng 100 m² nằm bên trái khu nội thành thờ Tô Hiến Thành và Lý Đạo Thành, những quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý Nhà võ chỉ có kiến trúc tương tự nhà văn chỉ, ở bên phải khu nội thành thờ Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, Đào Cam Mộc, những quanvõ đã có công lớn giúp nhà Lý Ngoài ra, ở khu vực ngoại thành còn có nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà (thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi là đền Rồng), v.v

Đến với đền Đô, du khách còn được tận mắt chiêm ngưỡng nhiều cổ vật quý, nhiều tài liệu lịch sử quan trọng; đặc biệt là văn bia “Cổ Pháp điện tạo bi” của trạng nguyên PhùngKhắc Khoan được khắc vào năm 1604 nhân việc nhà Lêcho trùng tu đền Đô.

Đền Đô là trung tâm thờ các vua Lý với nhiều nghi thức rất trọng thể trong các dịp lễ hàng năm, kỷ niệm ngày mất của các vị vua Đặc biệt lễ hội đềnĐô được tổ chức vào cácngày 15, 16, 17 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày LýCông Uẩn đăng quang (ngày 15/3năm Canh Tuất 1010) Đây là ngày hội lớn mang tính quốc gia, thu hút hàng vạn khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý Đó còn là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân xã ĐìnhBảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Chùa Phật tích - ngôi cổ tự độc đáo ở Bắc Ninh

Chùa Phật Tích (Phật Tích tự 佛跡寺) còn gọi là chùa Vạn Phúc (Vạn Phúc tự 萬福寺) là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Ảnh: Internet).

Trang 6

Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ 4 (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý nhưng ngôi chùa vào thời Lý hiện nay không còn nữa, nó đã được phá đi xây dựng mới

Năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao Sau khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằngvàng Trong gian chính của chùa vẫn đang thờ tượng phật A Di Đà bằng đá xanh có từ năm 1057 Đây là bức tượng độc đáo, mang ảnh hưởng của trường phái nghệ thuật Giupta (Ấn Độ) (Ảnh: Internet)

.

Trang 7

Để ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này, xóm Hỏa Kê (gà lửa) cạnh chùa đổi tên thành thôn Phật Tích (dấu tích của Phật) Năm 1071, vua Lý Thánh Tông đi du ngoạn khắp vùng Phật Tích và viết chữ "Phật" dài tới 5 m, sai khắc vào đá đặt trên sườn núi Bà Nguyên phi Ỷ Lan có đóng góp quan trọng trong buổi đầu xây dựng chùa Phật Tích (Ảnh: Internet)

.

Trang 8

Vào thời nhà Lê, năm Chính Hòa thứ bảy đời vua Lê Hy Tông, năm 1686, chùa được xây dựng lại với quy mô rất lớn, có giá trị nghệ thuật cao và đổi tên là Vạn Phúc tự Người có công trong việc xây dựng này là Bà Chúa Trần Ngọc Am - đệ nhất cung tần của Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, khi Bà đã rời phủ Chúa về tu ở chùa này (Ảnh:Internet)

Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ và chùa bị tàn phá nhiều Chùa đã bị quân đội Pháp đốt cháy hoàn toàn vào năm 1947 Khi hòa bình lập lại (1954) đến nay, chùa Phật Tích được khôi phục dần Năm 1959, Bộ Văn hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng A-di-đà bằng đá quý giá Tháng 4 năm 1962, nhà nước công nhận chùa Phật Tích là di tích lịch sử - văn hoá (Ảnh: Internet)

Trang 9

Chùa được kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc", sân chùa là cả một vườn hoa mẫuđơn rực rỡ Bên phải chùa là Miếu thờ Đức chúa tức bà Trần Thị Ngọc Am là đệ nhất cung tần của chúaTrịnh Tráng tu ở chùa này nên có câu đối "Đệ nhất cung tần quy Phật địa Thập tam đình vũ thứ tiên hương" Bà chẳng những có công lớn trùng tu chùa mà còn bỏ tiền cùng dân 13 thôn dựng đình (Ảnh: Internet)

.

Trang 10

Bên trái chùa chính là nhà tổ đệ nhất thờ Chuyết chuyết Lý Thiên Tộ Ông mất tại đây năm 1644 thọ 55 tuổi; hiện nay chùa còn giữ được pho tượng của Chuyết công đã kết hỏa lúc đang ngồi thiền (Ảnh: Internet)

.

Trang 11

Bên trái chùa chính là nhà tổ đệ nhất thờ Chuyết chuyết Lý Thiên Tộ Ông mất tại đây năm 1644 thọ 55 tuổi; hiện nay chùa còn giữ được pho tượng của Chuyết công đã kết hỏa lúc đang ngồi thiền (Ảnh: Internet)

Cho tới nay, chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị Tam thế Phật, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà

Trang 12

thờ thánh Mẫu Ngôi chùa có kiến trúc của thời Lý, thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi Các nền hình chữ nhật dài khoảng 60 m, rộng khoảng 33 m, mặt ngoài bố trí các tảng đá hình khối hộp chữ nhật (Ảnh: Internet)

Sau sân nền có 32 ngọn tháp xây bằng gạch và đá là nơi cất giữ xá lị của các nhà sư từng trụ trì ở đây, phần lớn được dựng vào thế kỷ 17 Ngọn tháp lớn nhất là Tháp Phổ Quang, cao 5,10 m gồm đế, khám thờ, hai tầng diềm và mái mui luyện với chóp tròn (Ảnh: Internet)

Sau sân nền có 32 ngọn tháp xây bằng gạch và đá là nơi cất giữ xá lị của các nhà sư

Trang 13

từng trụ trì ở đây, phần lớn được dựng vào thế kỷ 17 Ngọn tháp lớn nhất là Tháp Phổ Quang, cao 5,10 m gồm đế, khám thờ, hai tầng diềm và mái mui luyện với chóp tròn (Ảnh: Internet)

Nhiều tác phẩm điêu khắc thời nhà Lý còn được giữ tại chùa cho đến nay Ngay ở bậc thềm thứ hai, có 10 tượng thú bằng đá cao 10m, gồm sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa, mỗiloại hai con, nằm trên bệ hoa sen tạc liền bằng những khối đá lớn (Ảnh: Internet)

Hai bên đường lên là hàng thú đá gồm ngựa, trâu, tê giác, voi, sư tử quỳ trước cửa chùa Những linh vật này được tạo trong thế chầu phục với ẩn ý sâu xa quy phục Phật pháp (Ảnh: Internet)

.

Trang 14

Hai bên đường lên là hàng thú đá gồm ngựa, trâu, tê giác, voi, sư tử quỳ trước cửa chùa Những linh vật này được tạo trong thế chầu phục với ẩn ý sâu xa quy phục Phật pháp (Ảnh: Internet)

.

Trang 15

Quan trọng nhất là pho tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh ngồi thiền định trên tòa sen, cao 1,85 m Trên bệ và trong những cánh sen, có những hình rồng và hoa lá, một nét đặc trưng của mỹ thuật thời Lý (Ảnh: Internet)

Ở chùa còn có những di vật thời Lý khác như đá ốp tường, đấu kê trên đó chạm khắc các hình Kim Cương, Hộ Pháp, các nhạc công, vũ nữ v.v (Ảnh: Internet).

Trang 16

Ở chùa còn có những di vật thời Lý khác như đá ốp tường, đấu kê trên đó chạm khắc các hình Kim Cương, Hộ Pháp, các nhạc công, vũ nữ v.v (Ảnh: Internet).

Ở chùa còn có những di vật thời Lý khác như đá ốp tường, đấu kê trên đó chạm khắc các hình Kim Cương, Hộ Pháp, các nhạc công, vũ nữ v.v (Ảnh: Internet).

Trang 17

Hàng năm vào ngày 4 tết Nguyên Đán, nhân dân Phật Tích thường mở hội truyền thốngđể tưởng nhớ công lao các vị tiền bối đã khai sinh và tu tạo chùa Trong những ngày xuân tưng bừng ấy, khách thập phương về đây lễ Phật, hái hoa mẫu đơn, thưởng ngoạn cảnh đẹp vùng Kinh Bắc hoặc tham dự các trò chơi ngày hội như đấu vật, chơi cờ, đánh đu, hát quan họ Chùa Phật tích cũng là nơi được cho là địa điểm mà Từ Thức gặp tiên nữ Giáng Hương trong một dịp đầu xuân khi mọi người nô nức xem hoa mẫu đơn (Ảnh: Internet)

.

Ngày đăng: 03/05/2017, 02:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w