1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

một số phương pháp giáo dục kỹ năng ứng phó với người lạ cho trẻ lớp 6

26 1,5K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 616,81 KB

Nội dung

bài giảng này giúp cho trẻ có được các kỹ năng cơ bản để ứng phó với người lạ và phòng ngừa các rủi ro về tương lai của trẻ như các tệ nạn và buôn bán trẻ em, lạm dụng xâm hại trẻ em để trẻ có thể bảo vệ mình một cách tốt nhât vì không phải bố mẹ lúc nào cũng có thể ở bên cạnh để kịp thời giúp đỡ cho con của mình

Trang 1

HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

“KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI NGƯỜI LẠ” CHO TRẺ LỚP 6, TRƯỜNGTHCS ĐỒNG QUANG, TỔ 5 - P ĐỒNG QUANG - TP THÁI NGUYÊN

Danh sách thành viên nhóm 3Môn học: công tác xã hội với trẻ em

Viên Thị Hiền

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

Những kỹ năng của cuộc sống có thể hiểu là những kỹ năng mà có thểcung cấp cho mỗi người một cái nhìn tốt hơn về cuộc sống Ngoài những kiếnthức mà cha mẹ dạy dỗ cho con hàng ngày và lời dạy của thầy cô trên lớp học

và những điều bổ ích mà trẻ tiếp thu được thì cần được trang bị thêm cho trẻnhững kỹ năng cần thiết như kỹ năng thiết lập quan hệ với bạn bè , kỹ năng giáodục giới tính,… Những kỹ năng có thể cho phép mỗi cá nhân duy trì một nhậnthức cao hơn của chính mình và thế giới xung quanh chúng ta Kỹ năng ứng phóvới người lạ nhằm năng cao năng lực nhận thức để trẻ tự tin và tránh xa nhữngmối nguy hiểm đe dọa đến sự an toàn và mạng sống của trẻ trước sự phát triểncủa xã hội

Trẻ từ 0 đế 10 tuổi là giai đoạn quan trọng đầu tiên là cái móng cho cảcuộc đời của con trẻ và cha mẹ cần tạo cho con từ nhưng thói quen trong suynghĩ, thói quen trong các hoạt động để giúp cho con trẻ có được sự độc lập, sự

tự chủ sự lễ phép, sự tin tưởng và những kỹ năng sống cần thiết Nó là nền tảngvững chắc của một đứa trẻ ngoan, thông minh, khéo léo, hiểu biết và thành côngtrong các độ tuổi tiếp theo

Trong xã hội hiện nay, những hiểm nguy đến từ người lạ tiềm ẩn khắpnơi Một người lại có thể tốt nhưng cũng có thể là kẻ xấu mang đến cho trẻnhững hiểm nguy khôn lường Vậy nên trang bị cho trẻ kỹ năng phó với ngườilạ

Dưới đây là bản những kế hoạch và hoạt động đề ra để giáo dục cho trẻ emlớp 6

B NỘI DUNG

Trang 3

I Khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa của kỹ năng “ứng phó với người lạ” 1.Khái niệm.

- Khái niệm kỹ năng sống.

Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con có được thông quagiảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vẫn đề, câuhỏi thường gặp trong cuộc hằng ngày của con người

Theo WHO: Kỹ năng sống là “ khả năng thích nghi và hành vi tích cực chophép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộcsống hàng ngày”

- Khái niệm ứng phó với người lạ: Có nghĩa là một kỹ năng khi gặp những

tình huống nguy hiểm có thể vận dụng một cách linh hoạt nhất để tránh nhữngtổn thất có thể sảy ra

2 Chuẩn bị

- Chuẩn bị bài powerpoint, các hình ảnh, video clip minh hoạ khác nhau đểthuyết trình về các kỹ năng ứng phó với người lạ sinh động, giúp trẻ nhận thứcđược dễ dàng hơn

- Chuẩn bị về nội dung:

Phân tích liệt kê các ý chính, ý phụ và sắp xếp theo trình tự được ưu tiên và

có thể sử dụng thêm các ví dụ khác nhau

+ Sử dụng các ví dụ để chứng minh

Trang 4

+ Sử dụng các ngôn ngữ hình thể

+ Sử dụng các clip, hình ảnh, tranh ảnh để triển khai nội dung thêm sinhđộng, màu vẽ, bút chì, trò choi

3.Các hoạt động triển khai:

+ Xin phép giáo viên để triển khai hoạt động

+ Khi đã có sự đồng ý của giáo viên thì nhóm chúng tôi tiếp cận với trẻ đểtạo mỗi quan hệ bước đầu thông qua các hoạt động chơi trò chơi

+ Trang bị các kiến thức, kỹ năng ứng phó cho trẻ khi gặp người lạ ( cáctrường hợp có thể sảy ra với người lạ, cách thức giao tiếp với người lạ)

+ Cho các nhóm trẻ thực hành với nhau

+ Đồng thời lồng ghép các kiến thức về giới, tệ nạn xã hội cho trẻ

+ Kết hợp với bố mẹ và nhà trường trang bị các kiến thức chăm sóc và dạycon khi người lạ đến chơi nhà hay gặp người lạ bên ngoài

+ Phát bảng hỏi trắc nghiệm để trẻ trả lời đồng thời có những câu hỏi mangtính suy luận giúp trẻ đưa ra những suy nghĩ của mình

4.Mục đích, mục tiêu, ý nghĩa của kỹ năng giúp trẻ ứng phó với người lạ

1 Mục đích:

Rèn luyện cho trẻ biết cách xử lý tình huống trong từng hoàn cảnh cụ thể,bày tỏ tình cảm phù hợp, đúng lúc, biết tránh những vật, những nơi không antoàn, gây nguy hiểm đến tính mạng và cách phòng tránh, tự lập trong các tìnhhuống quen thuộc, có một số kỹ năng tự phục vụ, hợp tác, có trách nhiệm vớibản thân và cộng đồng

2 Mục tiêu

Trang 5

Giúp trẻ biết cách ứng phó với người lạ, quan sát người lạ để trẻ tự đúc rútđược kinh nghiệm cho bản thân mình, Giữ khoảng cách nhất định với người lạmột cách tế nhị Từ đó, trẻ có thể chủ động hơn trong việc nhận biết người lạ Biết cách xử lý tình huống có thể gây nguy hiểm cho trẻ

Giúp trẻ nhận biết người lạ

Dạy trẻ giữ khoảng cách nhất định với người lạ

Dạy trẻ quy tắc đối phó với người lạ

Cha mẹ cần phải nhắc nhở con khi giao tiếp với người lạ

3 Ý nghĩa

Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không chỉ vì mục đích bảo vệ sức khỏe,

mà còn nhằm giáo dục hình thành nhân cách , phát triển hài hòa, toàn diện, tìnhcảm đạo đức và chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ trước khi bước vào tuổi trưởngthành

Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các emsống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa Giúp các em hiểu, biết những kiến thức

và kỹ năng ứng phó với người lạ được cung cấp thành hành động cụ thể trongquá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phótrước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyếtmâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực

4. Các phương pháp và kỹ năng thực hiện

4.1 Các phương pháp thực hiện

- Phương pháp làm việc nhóm với trẻ em:

Trang 6

Việc hình thành và trâu dồi các kỹ năng sống cơ bản cho trẻ là điều vô cùngcần thiết Có thể kể tới những kỹ năng cơ bản cần thiết cho trẻ hiện nay như kỹnăng ứng phó với người lạ.

Làm việc theo nhóm chính là sự tập hợp của hai hay nhiều nhóm người gộplại, cùng đặt ra một mục tiêu nhất định để hoàn thành những công việc chung.Nhân viên xã hội có thể tổ chức các hoạt động vui chơi, tổ chức trò chơi tậpthể, chia trẻ thành nhiều đôi nhỏ, phân công nhiệm vụ của từng nhóm Tạo môitrường để trao đổi thông tin, kinh nghiệm cho một nhóm trẻ

- Phương pháp tổ chức trò chơi

Thông qua trò chơi, trẻ được đóng các vai khác nhau trong xã hội, trẻ đóngvai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống Tất cả những kiếnthức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được trẻ thể hiện qua họat độngvui chơi

Cho trẻ quan sát các tranh ảnh, làm quen với các loại đồ chơi Các loại tròchơi phải phù hợp với từng độ tuổi

Nhân viên xã hội cùng tham gia vào trò chơi với trẻ, đưa ra các yêu cầu

về nhiệm vụ, luật chơi với trẻ Lời nói của nhân viên xã hội phải chính xác cụthể, rõ ràng, có sức lôi cuốn trẻ chú ý quan sát đối tượng

- Phương pháp sắm vai là hoạt động diễn tả bằng hành động có vấn đềtrong cuộc sống Sắm vai là một phương pháp giáo dục truyền thông đặc biệtcần thiết chuẩn bị cho người học có khả năng ứng phó với hoàn cảnh, rèn luyện

kỹ năng, củng cố thái độ trước một vấn đề

Phương pháp sắm vai có thể sử dụng các vai diễn kịch, hài để thu hút trẻtham gia và tập dượt các vai

Trang 7

Thông qua phương pháp sắm vai trẻ có thể mô tả và hiểu được cuộc sốngquanh trẻ, bộc lộ những hiểu biết Quan trọng hơn cả là trẻ xây dựng được kỹnăng sống và hình thành nhân cách.

4.2 Các kỹ năng thực hiện

- Kỹ năng thuyết trình, giảng gải: Thuyết trình về nội dụng kỹ năng ứng phó vớingười lạ qua side, hình ảnh và clip, giải thích cho các em hiểu về nội dung của buổi giáo dục và những hình ảnh, clip đó

- Kỹ năng tổ chức: Tổ chức thực hiện buổi giáo dục kỹ năng sống, tổ chức các trò chơi cho các em thông qua việc vẽ tranh, viết nhật ký

- Kỹ năng quan sát: Quan sát xem các em có lắng nghe nhóm trình bầy hay không? Cử chỉ hành vi của các em khi đang nghe nhóm trình bầy về nội dụng của buổi thuyết trình như thế nào? Và mức độ của các em tham gia?

- Kỹ năng lắng nghe: Lắng nghe những ý kiến đống góp của thầy cô và các em trong buổi thực hiện giáo dục kỹ năng sống để hiểu tâm tư nguyện vọng của các

em, góp phần vào việc thành công của buổi giáo dục

- Kỹ năng đặt câu hỏi: Đặt câu hỏi để kiểm tra xem các em hiểu như thế nào về các kỹ năng mà nhóm đã cung cấp

- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp, trò chuyện với các em để hiểu hơn về các em hơn, nói chuyện với thầy cô để thầy cô có thể quan tâm tới các em nhiều hơn nữa

II Tầm quan trọng, nhiệm vụ của kỹ năng “ứng phó với người lạ”

- Lợi ích cho cá nhân trẻ: giúp các em có khả năng xử lý các tình huốngtrong cuộc sống , có ý thức bảo vệ sức khỏe , phòng tránh các tai nạn phòng

Trang 8

ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội Giúp các em xác định những mục tiêu của cuộcsống hiện tại và tương lai.

- Lợi ích cho gia đình: Kỹ năng sống của mỗi cá nhân tạo không khí thânthiện, hạnh phúc trong gia đình Bố mẹ có thể yên tâm lao động, công tác vì concái ngoan ngoãn, biết ứng xử, biết làm việc tự lập Gia đình không bị mất mát

về tinh thần, kinh tế do con cái mắc vào tệ nạn xã hội như tiêm chích, sử dụng

ma túy, tai nạn giao thông, tai nạn đuối nước…

- Lợi ích cho xã hội: Giáo dục kỹ năng sống đầy đủ sẽ tạo điều kiện và địnhhướng cho các em rèn luyện để trở thành những công dân hữu ích trong tươnglai giàu lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng cống hiến tài năng trên mọi lĩnhvực của đời sốn

III Các kỹ năng cần trang bị cho trẻ

3.1.Giúp trẻ nhận biết người lạ.

Giúp trẻ quan sát người lạ để trẻ tự đúc rút được kinh nghiệm cho bản thânmình Từ đó, trẻ có thể chủ động hơn trong việc nhận biết người lạ

Dạy trẻ giữ khoảng cách với người lạ một cách tế nhị Đặc biệt, bạn hãyluôn căn dặn trẻ không được dễ dàng tin người, nghe theo hay đi theo người lạ.Trẻ thường có khuynh hướng đánh giá một người lạ qua vẻ bề ngoài của họ:Cách ăn mặc chải chuốt, hoặc một gương mặt xinh đẹp rất dễ gây thiện cảm vớitrẻ Kẻ xấu có thể đánh vào điểm yếu này và cố gắng thay đổi diện mạo để lấycảm tình với trẻ Vì vậy, nên dạy bé cách nhìn người qua hành động của họ thay

vì phán xét bề ngoài và cách ăn mặc

3.2.Dạy trẻ giữ khoảng cách nhất định với người lạ.

Bạn hãy dạy trẻ cách giữ khoảng cách nhất định với người lạ một cách tếnhị Đặc biệt, bạn hãy luôn căn dặn trẻ không được dễ dàng tin, nghe hay đitheo người lạ

Trang 9

3.3.Dạy trẻ quy tắc đối phó với người lạ.

Ba mẹ hãy chỉ cho trẻ biết, nếu một người lạ cho kẹo bánh hoặc đồ chơi đểdẫn trẻ đi đâu đó thì nên từ chối và tránh xa họ ngay lập tức Và sau đó, trẻ phải

kể lại ngay chuyện gì đã xảy ra cho bố mẹ hoặc bất cứ người nào bé tin tưởng.Cung cấp cho trẻ một số tình huống ứng xử nếu chẳng may trẻ phải tiếp xúcvới người lạ có ý đồ xấu hoặc bị lạc Ví dụ, nếu trẻ bị lạc trong siêu thị, hãy dạytrẻ đi đến quầy thanh toán, nói cho nhân viên biết rằng mình đang bị lạc và ởnguyên chỗ đó cho đến khi được mẹ đón

Chỉ ra những người trẻ có thể tin cậy được Bên cạnh bố mẹ, còn có ông bàhoặc những người trẻ có thể nhờ cậy như cô giáo hoặc những người mặc trangphục cảnh sát

3.4 Cha mẹ cần phải nhắc nhở con khi giao tiếp với người lạ:

- Không nhận quà bánh: Để đề phòng những món quà, bánh, kẹo đó có tẩmthuốc mê, bé ngửi hoặc ăn vào sẽ bị trúng mưu kẻ xấu, cha mẹ nên dạy békhông nhận bất kỳ món đồ nào người lạ cho Phải từ chối khéo léo rằng "Ba mẹcháu không cho phép nhận" Sau đó hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc chú bảo

vệ để tránh bị người kia tiếp tục dụ dỗ Trong trường hợp người đó cứ bám theo

ép bé ăn hay bắt lên xe, phải quẫy đạp và hét thật to để mọi người đến cứu

- Nếu lạc ở trung tâm mua sắm hay khu vui chơi, sau khi đứng tại chỗ chờmột lúc lâu không thấy bố mẹ, bé hãy đến nói với các chú bảo vệ hoặc cô bánhàng nhờ thông báo lên loa Hãy ngoan ngoãn đứng đó chờ bố mẹ đến đón

- Tuyệt đối không đi theo người lạ, kể cả khi họ nói sẽ giúp bé tìm đường vềnhà

- Khi có ai nhận là bạn của bố mẹ đến trường đón bé: Để tránh trường hợptrẻ bị dụ dỗ vì tưởng là người quen, phụ huynh cần dạy con không được tin lời

Trang 10

người lạ, kể cả người nhận là bạn của ba mẹ, thậm chí biết cả tên ba mẹ và con.Trong trường hợp nhận ra họ là hàng xóm hay người quen, hãy quay vào trườngbáo cho cô giáo và nhờ gọi điện cho ba mẹ để xác minh.

- Bị lạc: Trong bất kỳ tình huống nào, nguyên tắc đầu tiên cần nhớ là bìnhtĩnh, không khóc lóc hay chạy mà đứng yên tại chỗ để chờ bố mẹ sẽ quay lạiđón Nếu bị lạc ở ngoài đường, bé có thể mượn điện thoại của một người điđường hoặc chú công an để gọi bố mẹ đến đón

Nhiều cha mẹ bày tỏ lo ngại khi dạy con những nội dung này khiến các bé

sợ hãi, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp thoải mái tự tin của bé "Làm thế nào

để dạy con mà không làm cho con thiếu tự tin khi giao tiếp với người lạ?", mộtphụ huynh băn khoăn

Tiến sĩ Thu Hương gợi ý một phương thức giải quyết đơn giản: Cha mẹ hãychỉ cho con những ví dụ về người tốt và người xấu quanh cháu (người ở cùngkhu vực sống bé đã biết) Người xấu là những người đã có một số hành vikhông tốt (trộm cắp, đánh nhau, lừa đảo) Con sẽ hiểu là thế giới gồm có ngườitốt và người xấu Chỉ cần né tránh những người không tốt là đủ rồi

Nếu khó tìm ví dụ, cha mẹ có thể dẫn giải những câu chuyện cổ tích, ngụngôn Từ đó, bé sẽ có thể hiểu được và thực hiện theo lời dặn dò trong nhữngtrường hợp ở một mình

Đặc biệt, để tránh nguy cơ bị xâm hại, cha mẹ cần trang bị cho trẻ kỹ năng

tự bảo vệ bản thân như:

3.5 Các bé cần học về những vùng cấm trên cơ thể

Cha mẹ có thể sắm cho con đồ lót vừa người và dặn rằng khu vực cơ thểbên trong đồ lót là "cấm địa" Tuyệt đối không được cho ai động vào vùng này,trừ một số trường hợp như khi con bị bệnh và cha mẹ đưa con đi bác sĩ khám

Trang 11

3.6.Không mở cửa cho khách khi bố mẹ vắng nhà

Hãy lịch sự trả lời khách rồi về phòng riêng

Nếu đi trên đường có người rủ rê, tuyệt đối không đi theo Khi họ đi theocon, hãy làm "động tác giả" là chạy đến hỏi đường chú công an Nếu không cóthì chạy lại phía các bà Cần thiết thì giả vờ đưa bà qua đường Kẻ gian (nếu có)

sẽ nghĩ đó là người thân của con nên bỏ đi

3.7 Cách thoát thân khi bị kẻ gian tóm chặt

Hãy hô lớn “cháy nhà” sẽ khiến những người xung quanh (nếu có) lao rangoài để xem Kẻ gian nghe thấy sẽ giật mình sợ hãi nên giật tay ra và chạy Cóthể đạp thật mạnh vào vùng chính giữa bụng của kẻ gian Đó là khu vực cónhiều dây thần kinh làm họ đau đến choáng váng, như vậy sẽ dễ dàng thoát hơn

3.8 Kĩ năng cảnh giác trước người lạ

Kĩ năng cảnh giác trước người lạ là một trong những kĩ năng cơ bản nằmtrong nhóm kĩ năng tự vệ cần được trang bị cho trẻ ngay từ độ tuổi mầm non

Để tránh những điều đáng tiếc xảy ra các bâc cha mẹ phải kiên nhẫn và khéo léotrang bị cho bé kĩ năng rất thiết thực này

Trang 12

kém mà lỗi chính là ở người lớn Xã hội càng hiện đại càng tiềm ẩn nhiều mốinguy hại Cha mẹ thường sợ hãi tìm cách ngăn cấm con trước các rủi ro nhưnglại quên giải thích cho trẻ vì sao và hậu quả xảy ra Điều này khiến trẻ do tâm lýlứa tuổi vốn ham khám phá lại càng tò mò Trẻ không thể hiểu những từ chungchung khi bị người lớn mắng như "nghịch dại", "nguy hiểm".

Và để trẻ có thể tự bảo vệ mình khi ra khỏi nhà, các mẹ nên dạy trẻ ngay từbây giờ:

(1)- Dạy trẻ tuyệt đối không đi theo người lạ, ngay cả khi họ nói sẽ giúp bétìm đường về nhà Nếu bé lạc ở trung tâm mua sắm hay khu vui chơi đôngngười, sau khi đứng lại một chỗ chờ một lúc không thấy cha mẹ đến, bé hãy đếnnói với các chú bảo vệ hoặc cô bán hàng nhờ họ thông báo lên loa, sau đó ngoanngoãn đứng ở đó chờ bố mẹ đến

(2)- Nếu bị lạc cha mẹ, nguyên tắc đầu tiên bé cần nhớ là bình tĩnh, khôngkhóc lóc hay chạy lung tung mà đứng yên tại chỗ để chờ, vì bố mẹ sẽ quay lạiđây tìm bé Trường hợp bị lạc ở ngoài đường, bé có thể mượn điện thoại củangười đi đường hoặc chú công an để gọi bố mẹ đến đón

(3)- Không nhận quà bánh của người lạ để đề phòng những món quà bánhkẹo đó có tẩm thuốc mê, bé ngửi hoặc ăn sẽ bị trúng mưu kẻ xấu Cha mẹ nêndạy bé không nhận bất cứ món quà nào người lạ cho mà phải từ chối khéo léorằng: "Bố mẹ cháu không cho phép nhận" Sau đó, bé hãy tìm đến chỗ có ngườilớn hoặc chú bảo vệ đứng để tránh bị người lạ kia tiếp tục dụ dỗ Trường hợpngười đó cứ bám theo ép bé ăn thì phải quẫy đạp và hét thật to để mọi ngườiđến cứu

(4)- Dạy trẻ không được tin lời người lạ, kể cả người nhận là bạn của ba mẹ,thậm chí biết cả tên ba mẹ và tên của bé Trường hợp nhận ra họ là hàng xómhay người quen thì bé hãy vào trường báo cho cô giáo biết rồi nhờ cô gọi cho bố

mẹ để xác minh xem có đúng là họ được nhờ đến đón không

Trang 13

Với trẻ mầm non và tiểu học, bố mẹ nên dạy trẻ hiểu được quyền không bịxâm hại cơ thể mình, hiểu được những bộ phận kín trên cơ thể, không ai cóquyền động chạm đến (trừ cha mẹ khi giúp con làm vệ sinh, tắm rửa và thầythuốc khi thăm khám) Có nhiều trẻ em đã bị lạm dụng tình dục do bố mẹ vôtình biến con thành một gợi ý Vì thế, cha mẹ tuyệt đối không bao giờ cho trẻ ởtruồng Không nên để con ăn mặc quá hở hang, nên coi trọng sự an toàn hơn cáiđẹp, và đặc biệt không cho con ra ngoài một mình vào buổi tối.

Để rèn luyện kỹ năng cho trẻ, hàng ngày, bố mẹ nên cùng con chơi nhữngtrò tình huống, sắm vai, bố mẹ hãy đố con nói gì, làm gì khi ở trong các hoàncảnh khó khăn (lúc lạc đường, khi bị người lạ rủ đi chơi, khi ở nhà một mình và

có sự cố xảy ra…)

Cha mẹ đều có thể biến những câu chuyện, những tai nạn nhìn thấy, nghethấy trên các phương tiện truyền thông thành bài học chia sẻ với trẻ, giúp conhiểu trong tình huống đó nên làm gì, vì sao bạn đó bị như thế

Dù bận rộn thế nào, hàng ngày cha mẹ cũng phải dành thời gian để trao đổi,lắng nghe trẻ nói, trao đổi với trẻ những điều đang xảy ra trong cuộc sống, chia

sẻ cảm xúc và cảm nhận cùng trẻ

Dạy trẻ biết tự bảo vệ mình cực kỳ quan trọng nên bố mẹ phải bắt tay thựchiện luôn và ngay từ khi trẻ con nhỏ, chứ không phải thụ động đến khi mọi sựxảy ra rồi mới lo lắng cuống cuồng Để dạy được con, cha mẹ cần kiên nhẫntừng ngày, rất kỳ công chứ không chỉ là dặn dò suông

VI Nội dung

Nội dung giáo dục: “Kỹ năng ứng phó với người lạ”

Ngày đăng: 01/05/2017, 19:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w