1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phát triển cây sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng N

26 348 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 261,64 KB

Nội dung

Theo đó, việc đầu tư phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực nhằm khai thác tốt nhất tiềm lực của mỗi địa phương đã và đang được đường lối hóa, chủ trương hóa.Vì vậy, việc phát triển cây

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHÂM

PHÁT TRIỂN CÂY SÂM NGỌC LINH

Ở HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

Mã số : 60.31.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2013

Trang 2

Cô g trìn đư c h àn thàn tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Ngư i hư n dẫn k oa học : TS NINH THỊ THU THỦY

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Mạn To n

Phản biện 2: GS.TS Tô Dũng Tiến

Luận văn đư c bảo vệ trư c Hội đ n chấm Luận văn tốt

n hiệp Thạc sĩ Kin tế họp tại Đại học Đà Nẵn vào n ày 1 thán

1 năm 2 1

Có thể tm hiểu luận văn tại :

- Tru g tâm Th n tn - Học lệu,Đại học Đà Nẵn

- Thư viện Trư n Đại học Kin tế,Đại học Đà Nẵn

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, hầu hết các địa phương trên cả nước đều nhận thấy rằng, đường lối phát triển kinh tế là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại của trong quá trình phát triển của địa phương đó Theo đó, việc đầu tư phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực nhằm khai thác tốt nhất tiềm lực của mỗi địa phương đã và đang được đường lối hóa, chủ trương hóa.Vì vậy, việc phát triển cây sâm, một loại cây có giá trị kinh

tế cao được huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đặc biệt chú trọng Sâm Ngọc Linh là một cây thuốc nổi tiếng, một loài đặc hữu đẹp của Việt Nam, được đoàn điều tra dược liệu K5 phát hiện ngày 18 tháng 3 năm 1973 ở núi Ngọc Linh, thuộc 2 huyện Đăk Glei (Kon Tum) và Trà My (Quảng Nam) nay là huyện Nam Trà My Vì vậy mà

nó còn có tên là Sâm Ngọc Linh, hoặc Sâm Khu Năm

Huyện Nam Trà My là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam, địa hình phức tạp hầu hết đồi núi đất đốc, nhiều thung lũng chằng chịt bị chia cắt bởi nhiều sông suối, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn, đất nông nghiệp phân tán, nhỏ lẻ Tuy nhiên, huyện lại được thiên nhiên ưu ái ban tặng điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Sâm Ngọc Linh

Là một loại cây mang lại giá trị kinh tế cao nhưng hiện nay thực trạng phát triển loại cậy trồng này còn rất nhiều hạn chế, đó là: việc trồng cây chủ yếu mang tính tự phát, chưa phát triển cây Sâm một cách có hiệu quả: công tác quy hoạch, cơ cấu cây trồng, công nghệ chế biến, thị trường tiêu thụ, hỗ trợ tín dụng… chưa được quan tâm một cách đúng mức

Xuất phát từ tình hình thực tế đó, với mong muốn tham mưu cho lãnh đạo huyện, đặc biệt là ngành nông nghiệp về phát triển cây Sâm Ngọc Linh một cách có hiệu quả nhất, góp phần phát triển kinh tế

- xã hội địa phương, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển cây Sâm Ngọc

Trang 4

Linh ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp chương trình cao học Kinh tế phát triển của mình

2 Tổng quan nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của cây Sâm Ngọc Linh và đưa ra các giải pháp để phát triển cây sâm trên địa bàn huyện Nam Trà My thành một loại cây dược liệu hàng hóa Đề tài dựa trên các văn kiện của Đảng và Nhà nước, công trình nghiên cứu và các bài viết liên quan:

Các văn kiện của Đảng và Nhà nước liên quan đến vấn đề phát triển cây dược liệu

Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu từ nay đến

năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” của Bộ y tế

Luận văn thạc sỹ “Phát triển cây keo lai trên địa bàn huyện

Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” của Nguyễn Văn (2012)

Đề án “Bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn

huyện Nam Trà My giai đoạn 2012 – 2020” của UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

Đến nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về phát triển cây Sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, nên đề tài mà bản thân tác giả lựa chọn để nghiên cứu không trùng với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã được công bố Trong luận văn này, tác giả đã kế thừa những thành quả đã nghiên cứu của các công trình trên về mặt cơ sở lý luận, từ đó vận dụng phương pháp phân tích thực chứng, phương pháp phân tích chuẩn tắc kết hợp với tiếp cận thực tiễn để đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm phát triển cây Sâm Ngọc Linh

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển cây dược liệu

- Nghiên cứu để đánh giá thực trạng phát triển cây Sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My Xác định rõ những nội dung phát triển, những lợi thế, những yếu tố ảnh hưởng cũng như những khó khăn đối với việc trồng cây sâm trên địa bàn huyện

Trang 5

- Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, đề xuất một số giải pháp phát triển cây sâm trên địa bàn huyện Nam Trà My trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển cây Sâm Ngọc Linh Cụ thể là những vấn

đề liên quan đến giá trị kinh tế và quản lý sản xuất cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My

- Về mặt không gian: huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

- Về mặt thời gian: đánh giá thực trạng phát triển cây Sâm Ngọc Linh giai đoạn 2000 – 2012, định hướng đến năm 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các hiện tượng trong mối quan hệ tác động lẫn nhau

- Phương pháp phân tổ thống kê để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh cây Sâm Ngọc Linh

- Phương pháp điều tra thống kê nhằm thu thập số liệu có liên quan đến đề tài Số liệu thứ cấp được thu thập từ chính quyền và các ban ngành địa phương

- Phương pháp quy đổi các khoản đầu tư của các năm về thời giá hiện tại để xác định thời gian hoàn vốn của nông hộ

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Dựa vào lý thuyết kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, đề tài đã xây dựng lý thuyết về phát triển cây Sâm Ngọc Linh

- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển cây sâm trên địa bàn huyện nam Trà My, Quảng Nam

- Đề ra các quan điểm, phương hướng, các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi nhằm phát triển sản xuất bền vững cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, Quảng Nam

Trang 6

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục, trang phụ bìa, danh mục chữ viết tắt, các bảng biểu, hình ảnh, nội dung của luận văn được chia làm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển cây dược liệu Sâm Ngọc Linh Chương 2: Thực trạng phát triển sản xuất cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

Chương 3: Giải pháp phát triển cây Sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My trong thời gian đến

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU SÂM

NGỌC LINH 1.1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU

1.1.1 Một số khái niệm

a Cây dược liệu

Cây dược liệu là những loài thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng

b Phát triển

Phát triển bao gồm sự tăng thêm về khối lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống sống xã hội

c Phát triển cây dược liệu

Phát triển cây dược liệu là quá trình bảo tồn, nuôi trồng và mở rộng vườn cây để gia tăng nhanh về số lượng và chất lượng cây dược liệu nhằm tạo được vùng nguyên liệu ổn định cho việc khai thác, sản xuất các sản phẩm đặc hữu có giá trị kinh tế cao

Phát triển cây Sâm Ngọc Linh nhằm đưa cây Sâm Ngọc Linh từ một loại dược liệu quí hiếm trở thành sản phẩm hàng hóa, đóng góp vào phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương một cách hợp lý, trong khi hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến cơ cấu cây

Trang 7

trồng khác (đặc biệt là cây nông nghiệp), ảnh hưởng đến môi trường

và tác động không tích cực do chính quá trình phát triển đó đưa lại

1.1.2 Đặc điểm sinh học và giá trị kinh tế của cây Sâm Ngọc Linh

a Đặc điểm sinh học

Cây sâm tự nhiên thường sống rất lâu và sinh trưởng khá chậm, nhưng trong sản xuất người ta chia quá trình sinh trưởng của sâm làm hai thời kì:

- Thời kì kiến thiết cơ bản: thời kì này kéo dài 6 năm, với mốc

thời gian tính từ năm đầu tiên là năm bắt đầu trồng

- Thời kì kinh doanh:Thời gian thu hoạch tốt nhất là vào mùa đông và sau khi sâm đã được 6 năm tuổi Đối với Sâm Ngọc Linh, thời gian trồng càng lâu thì chất lượng càng cao

b Đặc tính dược liệu và giá trị kinh tế của cây Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh có vị đắng, hơi ngọt, mùi thơm nhẹ; có tác dụng tăng lực, trị tăng trí nhớ, giúp phục hồi cơ thể, làm tăng sinh lực, chống lại sự mệt mỏi, suy nhược, kích thích hệ miễn dịch, tăng sự thích nghi của cơ thể trước những điều kiện bất lợi của môi trường Có tác dụng bảo vệ tế bào gan và giải độc gan, giúp hồi phục hồng cầu, bạch cầu bị giảm Tăng nội tiết tố sinh dục, điều hoà tim mạch; Giảm đường huyết, hạ cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch, chống oxy hóa và chống lão hóa, chống viêm, kháng khuẩn Cũng có thể dùng

làm thuốc trị viêm họng, giảm ho

1.1.3 Vai trò, ý nghĩa phát triển cây dược liệu Sâm Ngọc Linh

Phát triển cây dược liệu Sâm Ngọc Linh chính là bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường, bảo vệ chính chúng ta về sức khỏe, kinh tế, văn hóa…Phát triển dược liệu trong giai đoạn tới cũng mở ra cơ hội rất lớn cho việc giao thương, tham gia thị trường quốc tế về dược liệu và dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên Ngoài ra phát triển cây dược liệu còn nhằm mục đích tăng cường quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực dược liệu nhằm khai thác,

Trang 8

sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên dược liệu, bảo tồn

và phát triển sự đa dạng sinh học

Trồng sâm không chỉ tạo công ăn việc làm cho người lao động

mà còn xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống cho người dân Hơn nữa còn góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương, đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở miền núi, ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, bảo vệ môi trường

Khai thác tốt tiềm năng đất đai, khí hậu tạo thêm nhiều sản phẩm cho xã hội Tiến đến ổn định tình hình an ninh - chính trị tại địa phương

1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU

1.2.1 Bảo tồn và khai thác dược liệu tự nhiên bền vững

Điều tra, đánh giá lại hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu, ưu tiên dược liệu trọng điểm để làm cơ sở quy hoạch, khai thác, nuôi trồng mới phục vụ mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững dược liệu Khoanh vùng bảo vệ các loại cây thuốc quý, hiếm, nằm trong danh mục cần bảo vệ, trong vùng rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia

Khai thác bền vững các loại dược liệu mọc hoang trong tự nhiên không thuộc các vùng rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia

Tổ chức tập huấn cho các tổ chức và cá nhân tham gia khai thác dược liệu tự nhiên về kỹ thuật thu hái, sơ chế, bảo quản dược liệu nhằm bảo đảm chất lượng dược liệu khai thác và đảm bảo khả năng tái sinh bền vững của cây thuốc tại vùng khai thác

Các chỉ tiêu đánh giá việc bảo tồn và khai thác dược liệu tự nhiên bền vững như:

- Số vùng, diện tích và số lượng loài còn khả năng khai thác trong mỗi vùng

Trang 9

- Lượng tăng trưởng hàng năm, tuổi khai thác, mùa khai thác, mùa tái sinh và phương thức tái sinh và các biện pháp tái sinh, để xác định trữ lượng khai thác không vượt quá lượng tăng trưởng hàng năm

và bảo đảm được tái sinh tự nhiên, khai thác bền vững mà không khai thác quá vốn rừng

- Đối với những loài cây khó tái sinh tự nhiên cần đề xuất biện pháp tác động tái sinh đối với từng hệ sinh thái rừng

1.2.2 Phát triển vùng sinh thái trồng cây dược liệu

Trong điều kiện hiện nay, khai thác hợp lý các vùng sinh thái trong sản xuất cây dược liệu cần có những nội dung cơ bản sau: (1) Quy hoạch và phân vùng sản xuất

(2) Xây dựng chế độ canh tác cho các vụ mùa khác nhau (3) Ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật để điều khiển hệ sinh thái nhằm phát triển cây trong điều kiện nguồn lực ngày càng khan hiếm (4) Phòng chống sâu bệnh tổng hợp

(5) Khôi phục các vùng sinh thái bị suy thoái do canh tác không hợp lý

Phát triển vùng sinh thái cho sản xuất cây dược liệu phản ánh bằng các chỉ tiêu:

- Diện tích các vùng chuyển đổi cây trồng

- Diện tích cây trồng được khôi phục

1.2.3 Phát triển giống và kỹ thuật trồng cây dược liệu

a Phát triển giống cây dược liệu

b Phát triển kỹ thuật trồng cây dược liệu

c Phát triển giống và kỹ thuật trồng cây dược liệu phản ánh bằng các chỉ tiêu:

- Số lượng cây giống được bảo tồn và phát triển

- Số lượng vùng cây giống

- Phương pháp canh tác và phòng chống sâu bệnh

- Phương pháp khai thác, bảo quản, chiết xuất và chế biến

1.2.4 Phát triển các nguồn lực cho sản xuất cây dược liệu

Trang 10

a Vốn

Huy động vốn luôn là vấn đề có tính quyết định đối với hoạt động của doanh nghiệp, trang trại và hộ nông dân Yếu tố này làm tăng năng lực sản xuất và quy mô sản sản xuất của vùng sâm Vốn đầu tư cho cây sâm bao gồm vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài

b Lao động

Lao động là nhân tố quyết định của quá trình sản xuất trong nền kinh tế Lao động là chủ thể của quá trình sản xuất đồng thời cũng là lực lượng sản xuất chính và cũng là người hưởng thụ thành quả từ quá trình đó Khi xét đến yếu tố nguồn lao động phải xem xét đến mức độ đáp ứng cho sản xuất cả về số lượng và chất lượng của lao động

Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nguồn lực:

- Tổng số vốn đầu tư và mức tăng vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích

- Chỉ tiêu về lao động: số lượng lao động, chất lượng lao động, trình độ lao động, kinh nghiệm, truyền thống và bí quyết công nghệ

1.2.5 Gia tăng các cơ sở, nhà máy sơ chế, chế biến và chiết xuất dược liệu

Phát triển cây dược liệu cần gắn với xây dựng mới hoặc nâng cấp cải tạo hệ thống các cơ sở chế và sản xuất chế biến dược liệu, đảm bảo mỗi vùng trồng cây dược liệu có từ 01- 02 nhà máy sơ chế, chế biến dược liệu theo tiêu chuẩn GMP Ngoài ra, cần đầu tư trang thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ cho việc chiết xuất

Các chỉ tiêu phản ánh gia tăng các cơ sở sơ chế, chế biến và chiết xuất dược liệu:

- Số lượng các cơ sở, nhà máy sơ chế, chế biến và chiết xuất được sửa chữa hoặc xây mới

- Các cơ sở, nhà máy sơ chế chế biến phải gắn với vùng sản xuất dược liệu

Trang 11

1.2.6 Gia tăng kết quả và đóng góp của cây dược liệu trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương

a Kết quả sản xuất của cây dược liệu

Để nâng cao kết quả sản xuất cây dược liệu cần có sự kết hợp tối ưu các nguồn lực, các yếu tố sản xuất như vốn, lao động, công nghệ

b Đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương

Gia tăng tỷ trọng giá trị sản lượng của cây dược liệu trong giá trị sản lượng nông nghiệp; gia tăng giá trị sản xuất hàng hóa của cây dược liệu trong giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp và gia tăng tỷ trọng trong GDP đóng góp cho địa phương

c Giải quyết việc làm

Phát triển cây dược liệu sẽ giải quyết được bao nhiêu lao động địa phương trên một năm Mỗi năm tạo được bao nhiêu việc làm mới

từ phát triển cây dược liệu Thu hút được bao nhiêu lao động từ sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến Tỷ lệ thất nghiệp tại địa phương sẽ giảm bao nhiêu phần trăm nhờ phát triển cây dược liệu là mục tiêu cụ thể cần phải đạt được

d Xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và thực hiện công bằng

e Bảo vệ môi trường

Thông qua phát triển cây dược liệu thì môi trường sinh thái được cải thiện, rừng đầu nguồn được bảo vệ, chống ô nhiễm môi trường, chống xói mòn đất…

Các tiêu chí đánh giá kết quả và đóng góp của cây dược liệu trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:

Trang 12

+ Sản lượng dược liệu; sản lượng dược liệu hàng hóa

+ Tỷ trọng giá trị sản lượng hàng hóa (Giá trị sản xuất) của cây dược liệu trong tổng giá trị sản lượng hàng hóa (Giá trị sản xuất) nông nghiệp của địa phương

+ Tỷ trọng giá trị sản xuất của cây dược liệu trong tổng giá trị sản xuất của địa phương

+ Số lao động tham gia sản xuất cây dược liệu

+ Thu nhập bình quân của lao động tham gia sản xuất cây dược liệu + Giá trị sản xuất (GO)/ đơn vị diện tích

+ Giá trị sản xuất/ chi phí trung gian (GO/ IC)

+ Giá trị gia tăng (VA)/ đơn vị diện tích

+ Giá trị gia tăng/ chi phí trung gian ( VA/IC)

+ Thu nhập/ đơn vị diện tích (vốn)

1.3 CÁC NHÂN TÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU SÂM NGỌC LINH

1.3.1 Điều kiện tự nhiên

Các yếu tố về điều kiện tự nhiên bao gồm: đất đai, độ dốc của đất, khí hậu nhiệt độ, lượng mưa, gió, giờ chiếu sáng, khả năng chịu hạn, chịu úng

1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Các yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội gồm: tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, cơ cấu sử dụng đất, dân số, lao động, yếu tố thị trường

Trang 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY SÂM NGỌC LINH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY,

TỈNH QUẢNG NAM 2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY SÂM NGỌC LINH Ở HUYỆN NAM TRÀ MY 2.1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Huyện Nam Trà My là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam, có vị trí địa lý vào khoảng: 15057' độ vĩ Bắc và 108009' độ kinh đông; cách tỉnh lỵ gần 100 km về hướng Tây Nam

b Địa hình, khí hậu, thủy văn

c Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất

- Tài nguyên rừng

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

a Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

b Dân số, lao động, việc làm

c Cơ sở hạ tầng

b Văn hóa, giáo dục, y tế

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ SẢN XUẤT SÂM NGỌC LINH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY

2.2.1.Thực trạng bảo tồn và khai thác cây Sâm Ngọc Linh tự nhiên bền vững

Huyện nhà đã có nhiều biện pháp để bảo vệ nguồn gien quý từ sâm mọc tự nhiên Tuy nhiên do trước đây người dân không biết giá trị của cây sâm quý nên khai thác bừa bãi Đến giai đoạn tác dụng của Sâm Ngọc Linh được nghiên cứu và khảng định giá trị thì xảy xa hiện tượng các thương lái thu mua với giá cao và người dân lại khai thác ồ

ạt, tận diệt nguồn sâm quý Hiện nay, hầu như không còn sâm mọc tự nhiên ở huyện Nam Trà My, nếu có thì số lượng cũng rất ít Sâm Ngọc

Ngày đăng: 29/04/2017, 16:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w