Hiện tại phân bố tự nhiên của cây Sâm Ngọc Linh hầu như không còn, chỉcòn thấy được ở tại các vườn giống của Trạm dược liệu Trà Linh và một sốvườn Sâm lưu dữ của dân xã Trà Linh.Chính ph
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
QUY HOẠCH
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY SÂM NGỌC LINH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY
TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2014 -2020
QUẢNG NAM, THÁNG 1 NĂM 2015
Trang 2BẢN ĐỒ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
Trang 5Hiện tại phân bố tự nhiên của cây Sâm Ngọc Linh hầu như không còn, chỉcòn thấy được ở tại các vườn giống của Trạm dược liệu Trà Linh và một sốvườn Sâm lưu dữ của dân xã Trà Linh.
Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực cứu loài cây này ra khỏi nguy cơtuyệt chủng bằng biện pháp thành lập vùng cấm quốc gia khu vực có Sâm NgọcLinh trong tự nhiên tại 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, đưa Sâm Ngọc Linh vàotrong sách đỏ Việt Nam với mức độ đe dọa ở bậc E, là loài thực vật có giá trịđặc biệt về khoa học và kinh tế, có số lượng, trữ lượng rất ít đang có nguy cơ bịtuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng
Tỉnh Quảng Nam có lợi thế về phát triển cây Sâm Ngọc Linh được thiênnhiên ban tặng tại một số xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, chính quyền tỉnhQuảng Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh bằngviệc hỗ trợ ngân sách xây dựng trạm dược liệu Trà Linh từ 2004, thành lập Trungtâm phát triển Sâm Ngọc Linh, xây dựng cơ chế khuyến khích, bảo tồn phát triểnSâm Ngọc Linh giai đoạn 2014-2020, ra Quyết định bảo tồn nguồn gen, v.v UBND huyện Nam Trà My cũng đã xây dựng Đề án bảo tồn và phát triểncây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện giai đoạn 2013-2020 và phê duyệtphương án thành lập Trại Sâm giống Tắc Ngo, hỗ trợ giống cho nhân dân đểphát triển bảo tồn nguồn gen,.v.v
Tuy nhiên, việc phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh trong thời gianqua mang tính chất thực nghiệm, bảo tồn và phát triển chưa có quy hoạch cụ thể.Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh là tiền đề cho việcquản lý, hoạch định chính sách và định hướng phát triển loài cây quý hiếm nàynhằm thu hút đầu tư, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng, gópphần xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu và đưa Sâm Ngọc Linh thành mộttrong những sản phẩm chủ lực của tỉnh
Vì vậy, việc xây lập Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linhtrên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014-2020 là nhiệm
vụ cần thiết và cấp bách hiện nay
Từ những lý do trên, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp vàPTNT phối hợp với Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Trung Trung Bộ xây dựng
“Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà
my tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014-2020 ” Nội dung Quy hoạch gồm 4 phần
Trang 6PHẦN I
CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH
1 Cơ sở pháp lý
1.1 Các văn bản của Trung ương
- Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004
- Luật đất đai 2003; Luật bảo vệ môi trường 2014
- Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành luậtbảo vệ và phát triển rừng
- Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành quy chế quản lý rừng
- Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg ngày 24/6/2011 của Thủ Tướng Chínhphủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế quản lý rừng ban hành theo Quyếtđịnh 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ Tướng Chính phủ
- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ vềchương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
- Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chínhphủ ban hành quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;
- Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT, ngày29/01/2011 của Bộ NN&PTNT, Bộ Tài nguyên &MT hướng dẫn một số nộidung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp;
- Nghị quyết số 74 NQ-CP ngày 13/6/2013 của chính phủ về QHSDĐ đếnnăm 2020 và kế hoạch sử dụng đất đầu kỳ ( 2011-2015) tỉnh Quảng Nam;
- Quyết định số 1976/QĐ-TTg Ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướngđến năm 2030, trong đó có quy hoạch phát triển cây Sâm Ngọc Linh tỉnh QuảngNam
1.2 Các văn bản của địa phương
- Quyết định số 2462/QĐ-UBND ngày 09/8/2013 của UBND tỉnh QuảngNam về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 -
2020, trong đó có nội dung điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng đến năm 2020;
- Quyết định số 2905 /QĐ-UBND ngày 24 /9/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam vềphê duyệt Đề án Phát triển sản xuất nông, lâm sản góp phần giảm nghèo khu vựcmiền núi tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020
- Quyết định số 3277/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2013 về Phê duyệt
Đề án khung và Danh mục các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiệntrong giai đoạn 2014 - 2020;
- Quyết định số 1035/QĐ-UBND ngày 14/6/2013 của UBND huyện NamTrà My về việc phê duyệt Phương án thành lập Trại sâm giống Tắk ngo
- Quyết định số 3053/QĐ-UBND ngày 07/10/2013 về việc thành lập Trungtâm phát triển Sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam (Tiếp quản Quản lýtrạm Dược liệu Trà Linh từ Công ty Cổ phần Dược-Sâm Quảng Nam)
- Quyết định số 2821/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2014 về cơ chế
khuyến khích, bảo tồn, phát triển Sâm Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam giai đoạn
Trang 72014 - 2020 ban hành theo Nghị quyết số 114/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7
năm 2014.
- Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 8/7/2014 của UBND tỉnh QuảngNam về phê duyệt Đề cương và dự toán Quy hoạch bảo tồn và phát triển câySâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam giai đoạn2014-2020;
Nghị quyết số 15 -NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Nam ngày 2 tháng 12 năm
2014 về phương hướng nhiệm vụ năm 2015.
2 Các tài liệu tham khảo và sử dụng
- Kết quả điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Nam ban hành theoQuyết định 2462-QĐ-UBND;
- Đề án bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện NamTrà My giai đoạn 2013-2020;
- Phương án thành lập trại Sâm giống Tắk Ngo thôn 2, xã Trà Linh huyệnNam Trà My năm 2013;
- Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực sông Tranh tỉnh QuảngNam và các số liệu, bản đồ công bố của Đề án
- Đề tài Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống, kỹ thuật trồng vàquy hoạch phát triển cây Sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam của Trung tâm nghiêncứu trồng và chế biến cây thuốc Hà nội;
- Kết quả nghiên cứu về sinh học và trồng trọt cây Sâm Việt Nam của Dược
sỹ Phan Văn Đệ, trung tâm Sâm và dược học Thành phố HCM-Viện Dược liệu
- Kết quả nghiên cứu phát triển cây Sâm Ngọc Linh định hướng và giảipháp của tiến sỹ Nguyễn Bá Hoạt- Phó viện trưởng Viện Dược liệu
- Tài liệu nghiên cứu về Sâm Ngọc Linh của Sở Khoa học công nghệ tỉnhQuảng Nam
- Bản đồ lập địa tỉnh Quảng Nam 2004
- Các quy trình, quy phạm lâm nghiệp hiện hành
- Niên giám thống kê huyện Nam Trà My năm 2013
3 Cơ sở lý luận và thực tiễn
3.1 Cơ sở lý luận
- Căn cứ đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây Sâm Ngọc Linh
- Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và hiểu biết thực tiễn của ngườidân địa phương về cây Sâm Ngọc Linh
- Một số chỉ tiêu sinh thái thích hợp với điều kiện phát triển của cây Sâm như: + Độ cao phân bố tự nhiên phát triển cây Sâm Ngọc Linh từ 1.500 m trở lên.+ Kiểu rừng thích hợp cho việc phát triển cây Sâm Ngọc Linh là rừng lárộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới, ít bị tác động, độ tàn che rừng đạt từ 70
Trang 8+ Đất đai: Có tầng mùn dày, màu mỡ, chủ yếu là đất feralit mùn vàng đỏphát triển trên đá Granit.
Trang 93.2 Cơ sở thực tiễn
Theo kết quả điều tra của Dược sỹ Phan Văn Đệ Trung tâm Sâm và dượcliệu Thành phố Hồ Chí Minh về phân bố cây Sâm Việt Nam; Tiến sỹ Nguyễn BáHoạt Phó Viện trưởng Viện Dược liệu cây Sâm Ngọc Linh phát triển tốt ở độcao từ 1.500 m1 trở lên, xung quanh đỉnh núi Ngọc Linh thuộc địa bàn huyệnTrà My tỉnh Quảng Nam và 2 huyện Tu Mơ Rông, Đắc Glei tỉnh Kon Tum
Kết quả điều tra bổ sung thực địa kết hợp phỏng vấn cộng đồng khẳngđịnh lại rằng: Cây Sâm Ngọc Linh là một loại cây đặc hữu chỉ có ở vùng núiNgọc Linh thuộc ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, là cây thuốcquý hiếm của tỉnh Quảng Nam và của quốc gia Ở tỉnh Quảng Nam, cây SâmNgọc Linh phân bố tự nhiên tại độ cao từ độ cao 1500 m trở lên tại địa bàn xãTrà Linh huyện Nam Trà My
Từ năm 2004, cây Sâm Ngọc Linh đã được đem trồng tại những vùngphân bố tự nhiên trên đai cao từ 1500 m trở lên tại các thôn 2, 3 và thôn 4 xã TràLinh, huyện Nam Trà My Hiện nay đã được nhân dân trong vùng và Trạm dượcliệu Trà Linh thuộc công ty CP Cổ phần Dược-Sâm Quảng Nam (nay là Trungtâm bảo tồn Sâm Ngọc Linh và Dược liệu tỉnh Quảng Nam) đã trồng thành côngSâm Ngọc Linh dưới tán rừng tại khu vực 7 thôn thuộc 3 xã là Trà Linh, TràNam và Trà Cang huyện Nam Trà My từ độ cao từ 1500 m trở lên, cây Sâm sinhtrưởng, phát triển tốt, có thể nhân rộng trên thực tế trong vùng, Riêng 3 thôn tại
xã Trà Linh đã có một số diện tích trồng Sâm cho thu hoạch với chất lượng Sâmtương đối tốt
1
Kết quả nghiên cứu về sinh học và trồng trọt của Dược sỹ Phan Văn Đệ, trung tâm Sâm và dược học Thành phố Hồ Chí Minh - Viện Dược liệu Kết quả nghiên cứu phát triển cây Sâm Ngọc Linh định hướng và giải pháp của tiến sỹ Nguyễn Bá Hoạt- Phó viện trưởng Viện Dược liệu
Trang 10PHẦN II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG
KHẢO SÁT QUY HOẠCH SÂM NGỌC LINH
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1 Vị trí địa lý
Khu vực khảo sát quy hoạch cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam nằm ở phía Tây Nam huyện Nam Trà My bao gồm 7 xã: Trà Nam, TràLinh, Trà Cang, Trà Tập Trà Don, Trà Dơn, Trà Leng
Phạm vi ranh giới:
- Phía Bắc: Giáp huyện Phước Sơn và Bắc Trà My
- Phía Nam: Giáp huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum
- Phía Đông: Giáp các xã Trà Mai, Trà Vân, Trà Vinh và tỉnh Quảng Ngãi
- Phía Tây: Giáp huyện Phước Sơn và Huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum.Nằm cách tỉnh lỵ Quảng Nam khoảng 160 km về phía Tây-Nam
2 Địa hình
Vùng quy hoạch Sâm Ngọc Linh có kiểu địa hình núi cao (N1) bao quanhvùng núi Ngọc Linh Địa hình núi cao hiểm trở, với độ dốc lớn trên 250, đồi núitrùng trùng điệp điệp, sông suối chằn chịt, rừng nguyên sinh còn nhiều và phongphú Điều kiện địa hình trong vùng khá phức tạp, mức độ chia cắt mạnh, nhiềunơi tạo thành các thung lũng nhỏ hẹp hoặc các hợp thủy, khe suối dốc Độ caotrung bình khoảng 1.600 m-1800 m, hệ thống núi liền dải chiếm phần lớn vùngquy hoạch Sâm, cao nhất là đỉnh Ngọc Linh với độ cao 2.598 m
3 Khí hậu - Thủy văn
3.1 Khí hậu 2
Đây là nơi giao thoa của hai khối không khí, gồm: Khối không khí gió mùaĐông Bắc và khối không khí Tây Nam Ngoài ra, với các đặc thù về độ cao, độche phủ rừng, đã tạo ra vùng khí hậu Á nhiệt đới rất phù hợp với yêu cầu vềsinh thái của Sâm Ngọc Linh Điều kiện khí hậu của vùng này có những đặcđiểm khác biệt rất lớn so với các vùng xung quanh, như: lượng mưa lớn, độ ẩmcao, lượng bốc hơi thấp, nhiệt độ thấp,
* Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 15 0 - 18,5 °c Nhiệt độ không khíđạt thấp nhất vào tháng Mười hai, tháng 1, trung bình khoảng 8 - 11 °c, cónhững năm nền nhiệt độ tối thấp dao động từ 5,5 - 8,5 °c, đạt cao nhất vào tháng
Tư, tháng Năm, trung bình khoảng 22 - 23 °c Các tiêu chuẩn nhiệt độ trungbình, tối cao, tối thấp và diễn biến nhiệt độ các tháng đều thích hợp với yêu cầucủa cây sâm Tại các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây sâm nhiệt độtrung bình khoảng 18 °c, đây là ngưỡng nhiệt độ thích hợp với cây sâm Theonhiều nghiên cứu ngưỡng thích hợp về nhiệt độ cho sâm là ban ngày từ 20 - 23
°c và ban đêm từ 15 - 18 °c
* Độ ẩm trung bình hàng năm đạt từ 86 - 87 %, tháng cao nhất (thángTám) đạt 94 - 95 %; độ ẩm trung bình năm của vùng phát triển sâm khoảng 85,5
Trang 11- 87,5 %, sự chênh lệch độ ẩm giữa các tháng là khá lớn, dao động từ 5 - 7 %.
Độ ẩm tương đối có cực trị như sau: độ ẩm cực đại thường xuất hiện từ thángBảy đến tháng Chín với khoảng từ 89 - 94 % và độ ẩm cực tiểu thường xuất hiện
từ tháng Mười Một đến tháng Năm năm sau, nhưng đạt thấp nhất là từ tháng Haiđến tháng Tư với khoảng từ 77 - 82 %;
* Lượng mưa trung bình 3.283mm, cao nhất 4.164mm, thấp nhất 2.049mm
* Lượng bốc hơi: Vùng sâm lượng bốc hơi thấp hơn so với các vùng kháctrong tỉnh Tổng lượng bốc hơi trung bình năm từ 670 - 770 mm Lượng bốc hơi
có xu hướng giảm dần theo hướng Đông - Tây và Nam - Bắc Giá trị cực đại củalượng bốc hơi là vào tháng Ba và tháng Tư (trung bình đạt 85 mm) và cực tiểuvào tháng Tám (trung bình 40 mm) Như vậy, so với yêu cầu về lượng ẩm cầnthiết cho sự sinh trưởng và phát triển thì lượng bốc hơi thấp của vùng là một yếu
tố rất thuận lợi cho sự tăng sinh khối và hình thành chất lượng sâm
Nhìn chung các xã vùng quy hoạch có khí hậu, thời tiết lạnh quanh năm, độ
ẩm cao, tầng mùn dày phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây sâm.Trong mùa mưa, lượng ẩm tăng cao, tao điều kiện thuận lợi trong thời kỳ câysâm sinh trưởng, phát triển thân lá và hoa, đến tháng Mười độ ẩm bắt đầu giảmdần cũng chính là thời kỳ củ sâm phát triển, trùng với thời kỳ cây sâm bắt đầuvào giai đoạn ngủ đông
3.2 Thủy văn
Vùng quy hoạch cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnhQuảng Nam là thượng nguồn của sông Tranh Các suối thuộc lưu vực sôngTranh phân bố chủ yếu ở phía Tây - Nam huyện Nam Trà my bắt nguồn từ dãynúi quanh đỉnh Ngọc Linh Một số suối lớn như: Nước Nô, Nước Pi, Nước Na,Nước Mua, Nước Leng, Nước Biêu, nước Sú, Dòng chảy của các con sông,suối trong vùng biến đổi theo mùa; dòng chảy mùa lũ thường gấp đôi dòng chảymùa cạn Lòng sông nhiều thác ghềnh, không có khả nămg vận chuyển thuỷ
4 Đất đai
Qua các tài liệu và kết quả điều tra nhận thấy vùng quy hoạch hầu hết đềunằm trong vành đai rừng phòng hộ và đặc dụng (được hiểu là rừng nguyên sinh)với mức độ ảnh hưởng của con người chưa nhiều nên đã tạo ra tầng mùn dưới cácthảm mục dày rất phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây Sâm Ngọc Linh Đất đai chủ yếu là đất mùn feralit trên núi cao phát triển trên đá Granit, nơi cókhí hậu lạnh và ẩm hơn vùng dưới Tầng đất thường mỏng, có tầng thảm mục vàmùn thô dày từ 30-50 cm Hàm lượng mùn trong đất khá cao ( >5%), có phản ứngchua, độ PH trung bình là 5,0 - 5,5, mức độ bão hoà bazơ thấp Phần lớn diện tíchnhóm đất này có rừng tự nhiên Đặc biệt đất ở các vùng quy hoạch độ cao từ 1500
m trở lên có độ mùn cao và tơi xốp; đây là yếu tố quan trọng cho việc sinh trưởngphát triển của cây Sâm Ngọc Linh
Trang 125 Tài nguyên rừng vùng quy hoạch Sâm Ngọc Linh
Căn cứ số liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực sông Tranh năm
2013 có điều chỉnh bổ sung năm 2014 trên địa bàn các xã vùng khảo sát quyhoạch và kết quả điều tra đánh giá hiện trạng rừng vùng phân bố Sâm Ngọc Linhnhư sau:
Tổng diện tích vùng khảo sát quy hoạch: 18.147,4, trong đó:
1 Không có cây gỗ tái sinh 375,20 131,04 137,09 6,05 101,02
2 Có cây gỗ tái sinh 634,55 163,56 335,53 19,30 116,16
vị hành chính được thể hiện ở bảng 2
Trang 13Bảng 2: Hiện trạng diện tích rừng tự nhiên vùng khảo sát quy hoạch
phân theo đơn vị hành chính
ĐVT: Ha
T
T Đơn vị hành chính Tổng
Chức nămg Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất
Tổng cộng 15.567,68 8.120,51 7.029,84 417,33
1 Trà Linh 3.869,40 2.708,05 871,61 289,74
2 Trà Nam 3.495,68 - 3.478,09 17,59
3 Trà Cang 3.378,34 2.468,59 799,75 110,00
4 Trà Leng 1.524,95 1.042,33 482,62 -
5 Trà Dơn 1.321,56 1.321,56 - -
6 Trà Tập 775,08 579,98 195,10 -
7 Trà Don 1.202,67 - 1.202,67 -
Hiện trạng diện tích rừng tự nhiên vùng khảo sát quy hoạch phân theo đai cao được thể hiện ở bảng 3 Bảng 3: Hiện trạng diện tích rừng tự nhiên vùng khảo sát quy hoạch phân theo đai cao ĐVT: Ha TT Phân theo đai cao Tổng Chức năng ĐD PH SX Tổng 15.567,68 8.120,51 7.029,84 417,33 1 Đai cao 1.200 m – 1.500 m 6.711,67 2.673,41 3.736,55 301,71 2 Đai cao 1.500 m – 2.000 m 6.458,85 3.209,31 3.133,92 115,62 3 Đai cao >2.000 m 2.397,16 2.237,79 159,37 -
Hiện trạng diện tích rừng tự nhiên vùng khảo sát quy hoạch phân theo chủ quản lý được thể hiện ở bảng 4 Bảng 4: Hiện trạng diện tích rừng tự nhiên vùng khảo sát quy hoạch (Phân theo Chủ quản lý) ĐVT: Ha T T Chủ quản lý Tổng Chức nămg Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Tổng cộng 15.567,68 8.120,51 7.029,84 417,33 1 BQL rừng phòng hộ Sông Tranh 7.447,17 - 7.029,84 417,33 2 Hạt kiểm lâm Nam Trà My 8.120,51 8.120,51 - -
* Ghi chú: Hạt Kiểm lâm Nam Trà My quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh
II ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
1 Dân số và lao động 3
Theo số liệu thống kê năm 2013 các xã vùng khảo sát quy hoạch Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My có 4.477 hộ, 19.024 khẩu và 9.083 lao động Trong đó:
- Số hộ nghèo là 3.547 hộ, chiếm 74,2% Số khẩu nghèo là 15.146
- Số hộ trồng Sâm: 556 hộ; Số hộ chưa trồng Sâm: 3921 hộ
Chi tiết theo từng xã được thể hiện ở bảng 5
Trang 14Bảng 5: Dân số, lao động và các hộ nghèo năm 2014
(Vùng quy hoạch bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh)
T
T
Thô n
Số khẩu (người )
Số hộ Toàn xã (hộ)
Số lao động (người)
Số khẩu nghèo (người)
Số hộ nghèo (hộ)
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
Số hộ trồng Sâm (hộ)
Số hộ chưa trồng Sâm (hộ)
Bảng 6: Dân số phân theo thành phần dân tộc năm 2014
(Vùng quy hoạch bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh)
Phân theo dân tộc (người) Ghi chú:
số nóc dân cư
Số khẩu (người) Kinh
Xê Đăng
Ca Dong
Mơ Nông
Dân tộc khác
Cơ cấu lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn; nền kinh tế còn thấp, tốc
độ phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu ngànhtrong nền kinh tế còn chậm; sản xuất nông nghiệp chưa mang tính hàng hóa vàphát triển thiếu bền vững, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây lúa nước và lúarẫy, tuy nhiên năng suất rất bấp bênh, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên
Trang 15Gần đây, Nhà nước đã hỗ trợ trồng cây phân tán, kinh tế trang trại, kinh tếvườn: cấp cho dân hàng chục ngàn cây quế, cây Sâm Ngọc Linh và một số câynông lâm nghiệp khác
3 Cơ sở hạ tầng
Giao thông: trong vùng có tỉnh lộ 616 đi qua, đường đã được trải nhựa; có6/7 xã có đường giao thông đến trung tâm xã Vào mùa mưa, các hệ thốngđường giao thông thường bị sạt lỡ gây gián đoạn đi lại Hầu hết các thôn trongvùng quy hoạch chưa có đường giao thông đi đến mà chủ yếu là đường dân sinh,đường mòn xe cộ không đi lại được, kể cả xe máy, xe đạp
Kết cấu hạ tầng các thôn vùng quy hoạch chưa hoàn thiện, giao thông đilại đến các thôn, nóc còn hết sức khó khăn Đặc biệt xã Trà Linh, đường giaothông chưa tiếp cận được đến trung tâm xã
4 Văn hoá xã hội
Hầu hết các xã đã có Trạm y tế và trường học cấp mầm non, tiểu học vàtrung học cơ sở Cấp trung học phổ thông, cả huyện chỉ có 01 trường nằm ởtrung tâm huyện
Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ: Các xã trong vùng đều có trạm y tế,nhưng cơ sở vật chất vẫn còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng chưa đápứng đủ nhu cầu khám và chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân trong vùng.Đội ngũ cán bộ tuy được nâng lên hơn trước, song số cán bộ xã, thôn chưa quađào tạo chuyên môn còn nhiều, chưa đủ mạnh để tự đảm bảo giải quyết nhữngcông việc trong tình hình yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương
III THỰC TRẠNG PHÂN BỐ, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CÂY SÂM NGỌC LINH TẠI TỈNH QUẢNG NAM
1 Đặc điểm phân bố tự nhiên
Căn cứ số liệu cung cấp từ UBND huyện Nam Trà My và tài liệu điều traphỏng vấn cộng đồng, cây Sâm Ngọc Linh, được nhân dân phát hiện tại thôn 2,thôn 3 xã Trà Linh và thôn 2 xã Trà Cang rất sớm, chứng tỏ rằng thôn 2 TràCang và thôn 2, thôn 3 xã Trà Linh là nguồn gốc sinh sống lâu đời của cây SâmNgọc Linh Hiện tại cây Sâm Ngọc Linh đã được bảo tồn phát triển tại 7 thônthuộc 3 xã Trà Linh, Trà Cang và Trà Nam trên địa bàn huyện Nam Trà My.Kết quả điều tra, phỏng vấn thấy rằng Sâm Ngọc Linh sinh trưởng và pháttriển tốt ở độ cao từ 1.500 m trở lên, kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm Ánhiệt đới có độ che phủ rừng từ 70% trở lên, với độ ẩm tương đối cao, khí hậumát lạnh quanh năm, Sâm mọc ở dưới tán rừng nơi đất có nhiều mùn thô vàthảm mục che phủ, tầng đất mặt trung bình từ 30-50 cm Sâm mọc dưới tán rừng
ẩm, nhiều mùn, thích hợp với nhiệt độ ban ngày từ 20°C-25°C, ban đêm 18°C với tổng lượng mưa trung bình năm từ 2.600 - 3.200 mm; Tổng lượng bốchơi trung bình năm từ 670 - 770 mm; Độ ẩm trung bình từ 85,5 - 87,5 %;
Trang 16Sâm Ngọc Linh có thể sống rất lâu, thậm chí trên 100 năm, sinh trưởng kháchậm Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là thân rễ, củ và ngoài ra cũng có thểdùng lá và rễ con Vào đầu tháng 1 hàng năm, Sâm xuất hiện chồi mới sau mùangủ đông, thân khí sinh lớn dần lên thành cây Sâm trưởng thành có 1 tán hoa.
Từ tháng 4 đến tháng 6, cây nở hoa và kết quả Tháng 7 bắt đầu có quả chín vàkéo dài đến tháng 9 Cuối tháng 10, phần thân khí sinh tàn lụi dần, lá rụng, để lạimột vết sẹo ở đầu củ Sâm và cây bắt đầu giai đoạn ngủ đông hết tháng 12 Chínhcăn cứ vào vết sẹo trên đầu củ mỗi mùa đông đến mà người ta có thể nhận biếtcây Sâm bao nhiêu tuổi để chọn thời điểm khai thác (khuyến cáo là trên 8 nămtuổi) Mùa đông cũng là mùa thu hoạch tốt nhất phần thân rễ của Sâm
Theo kết quả trồng thực nghiệm của các vườn Sâm Ngọc Linh hiện nay tạiTrạm dược liệu Trà Linh và một số thôn thuộc 3 xã quanh đỉnh Ngọc Linh, thìcây Sâm trồng từ 4- 5 năm tuổi đã ra hoa và trái, có thể thu hoạch nhân giống
3 Vai trò, giá trị của cây Sâm Ngọc Linh
3.1 Dược tính
Từ năm 1973 đến nay, đã có nhiều cơ quan, nhà khoa học trong và ngoàinước nghiên cứu về Sâm Ngọc Linh, và gần 50 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thànhcông luận án phó tiến sĩ, tiến sĩ từ các công trình nghiên cứu về loài cây quýhiếm này
Theo đánh giá của Nguyễn Minh Đức, Võ Duy Huấn trong nǎm 1994 thì từSâm Ngọc Linh đã chiết suất được 50 hợp chất, xác định cấu trúc hóa học chothấy 26 hợp chất có cấu trúc đã biết (thường thấy ở Sâm Triều Tiên, Sâm Mỹ,Sâm Nhật) và 24 saponin pammaran có cấu trúc mới không bắt gặp tại các loạiSâm khác trên thế giới Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu các saponin triterpen,nhưng cũng là một trong những cây Sâm có hàm lượng saponin khung pammarancao nhất (khoảng 12-15%) và số lượng saponin nhiều nhất so với các loài kháccủa chi Panax Ngoài ra trong Sâm Ngọc Linh còn có 14 axít béo, 16 axít amin (trong đó có 8 axít amin không thay thế được) và 18 nguyên tố đa lượng, vilượng
Trang 173.2 Tác dụng đối với sức khỏe
Trước khi có những nghiên cứu về tác dụng đối với sức khỏe của SâmNgọc Linh, Sâm đã được người Xê Đăng dùng như một loại thuốc trong nhữngbài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, sốt rét, đau bụng,phù thũng
Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt, Phó viện trưởng Viện Dược liệu Việt Nam,những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm cho thấy Sâm Ngọc Linh có tácdụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch,chống ôxi hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan Nghiên cứudược lý lâm sàng của Sâm Ngọc Linh cho kết quả tốt: bệnh nhân ăn ngon, ngủtốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đềkháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục,nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp Ngoài những tác dụng trên, theodược sĩ Đào Kim Long, Sâm Ngọc Linh có những tính năng tuyệt hảo như tănglực, phục hồi sự suy giảm chức năng; kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéodài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới Đặc biệt, Sâm Ngọc Linh cónhững tính năng mà Sâm Triều Tiên và Sâm Trung Quốc không có là tính khángkhuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu, chống ôxi hóa, và hiệp lực tốt với thuốckháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường
3.3 Giá trị về kinh tế
Trong những năm 1980 trở về trước, cây Sâm chưa được người dân địaphương biết có giá trị cao, song những năm gần đây cây Sâm có giá trị kinh tếrất cao Theo số liệu phỏng vấn và kết quả điều tra cho thấy 01 kg Sâm tươi hiệnnay có giá trên 20 triệu đồng, những lúc khan hiếm có thể lên tới 30 - 40 triệuđồng/kg Theo tính toán sơ bộ nếu trồng 01 ha Sâm sau 8 năm sẽ thu lợi nhuậntrên 2 tỷ đồng/ha Đây là yếu tố để khuyến khích thu hút các doanh nghiệp trong
và ngoài tỉnh vào trồng Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng Cây Sâm Ngọc Linh nếuđược phát triển có định hướng theo quy hoạch sẽ đem lại giá trị kinh tế lớn chotỉnh nói chung, cho nhân dân một số xã trên địa bàn huyện Nam Trà My nóiriêng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân trong vùng
IV THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY SÂM NGỌC LINH TRONG THỜI GIAN
1 Công tác bảo tồn và phát triển
Thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Viện Dược liệu –
Bộ Y tế và Trung Tâm phát triển Sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam thuộc
Sở Y tế, UBND huyện Nam Trà My bảo tồn và phát triển được khoảng gần 70 havườn Sâm (diện tích ước tính); Trạm dược liệu Trà Linh đã trồng được trên 10 havườn Sâm tại địa bàn xã Trà Linh huyện Nam Trà My (Hiện nay còn lại 7,2 hatheo kiểm kê bàn giao) Trại giống Tak ngo trồng khoảng 1 ha; Diện tích còn lại
do nhân dân trồng phân tán
* UBND huyện triển khai
Trang 18Theo số liệu điều tra hiện nay, trên địa bàn huyện Nam Trà My, cây SâmNgọc Linh chỉ có phân bố tự nhiên tại các xã quanh đỉnh Ngọc Linh và đangđược bảo tồn và phát triển tại 3 xã Trà Linh, Trà Nam, Trà Cang Trong nhữngnăm 1980 cây Sâm chưa có giá trị là bao nhiêu, song những năm gần đây câysâm có giá trị kinh tế rất cao Từ khi tái lập huyện Nam Trà My đến nay, từnguồn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, huyện Nam Trà My đã giành một khoảngkinh phí để phát triển cây sâm, theo mô hình trồng sâm trong nhân dân; Quy mô
về diện tích chưa lớn; chưa trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực của huyện Sốlượng và diện tích (tạm quy đổi) cây Sâm Ngọc Linh hiện đang bảo tồn và pháttriển tại địa phương được thể hiện ở bảng 7
Bảng 7: Diện tích Sâm Ngọc Linh đang được bảo tồn và phát triển
chốt
Số lượng cây
Diện tích (ha)
Trang 19Bảng 8: Thống kê số chốt, các hộ và số lượng cây Sâm được chọn để bảo tồn
chốt
Số lượng cây Số hộ tham gia
Như vậy, vùng bảo tồn được xác định là 11 chốt với 381.500 cây sâm giống
Số lượng Sâm giống nhà nước hỗ trợ trong các năm qua như sau:
Bên cạnh số lượng cây giống nhà nước đã đầu tư hỗ trợ cho nhân dân pháttriển (có những hộ nhận 2-3 lần), thì trên địa bàn xã Trà Linh; một số hộ có điềukiện về lao động, vốn, đã đầu tư mạnh vào phát triển cây Sâm trong thời gian qua,tuy nhiên với số hộ rất ít
Thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 27/12/2012 của Hội đồngnhân dân huyện Nam Trà My, UBND huyện đã có Quyết định số 1035/QĐ-UBND ngày 14/6/2013 về việc phê duyệt Phương án thành lập Trại sâm giốngTắk ngo, thôn 2 xã Trà Linh và đã tổ chức trồng được 25.000 cây giống; qua kiểmtra cho thấy tỷ lệ sống đạt trên 70%, cây giống sinh trưởng phát triển tốt; cho thấytại đây rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây Sâm Ngọc Linh.Trong thời gian qua, những hộ tham gia phát triển trồng cây sâm (nhà nướccấp và tự trồng) đến nay đa số các hộ đều đã có cuộc sống dần ổn định, đã giảiquyết một phần về vấn đề thiếu lương thực tại địa phương; một số hộ đã trở nênkhá hơn trước, trong nhà được trang bị đầy đủ tiện nghi phục vụ sinh hoạt và đờisống Tuy vậy, việc phát triển cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện trong thờigian qua còn rất hạn chế; đó là:
Trong nhân dân tự trao đổi cây giống với nhau chỉ số lượng ít; hằng năm hợpđồng mua chỉ được 20- 30 ngàn cây; nguồn cây giống cung ứng phụ thuộc hoàntoàn vào Công ty dược vật tư y tế Quảng Nam (trước đây); cụ thể trong năm
2013, các xã trên địa bàn huyện đăng ký với nhu cầu gần 100 ngàn cây, tuy nhiêncông ty không cung ứng đủ cho huyện, chỉ cung ứng được 25.000 cây Trong năm2014(theo báo cáo của công ty), sẽ không có giống để cung ứng cho nhân dân trênđịa bàn 3 xã Trà Nam, Trà Linh và Trà Cang phát triển mở rộng diện tích
Trang 20* Đối với doanh nghiệp
Dự án xây dựng vùng nguyên liệu Sâm Ngọc Linh với mô hình trồng sâmnhân dân được phê duyệt tại Quyết định số 3709/QĐ-UB ngày 26/8/2004 củaUBND tỉnh, giao cho Công ty CP Thương mại - Dược - Sâm Ngọc Linh QuảngNam thực hiện với tổng diện tích quy hoạch là 44,281 ha Tuy nhiên công táctrồng thử nghiệm đã được tiến hành từ 2002
Từ tháng 02/2005 - Công ty chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổphần và được UBND tỉnh giao nhiệm vụ nuôi trồng, bảo tồn và phát triển câySâm Ngọc Linh tại Trạm Dược liệu Trà Linh, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My,tỉnh Quảng Nam nhằm hình thành vùng sản xuất tập trung, cung cấp nguyên liệucho chế biến dược phẩm, góp phần quản lý bảo vệ rừng, tạo việc làm, tăng thunhập và thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở miền núi Quảng Nam Tuy nhiên, mụctiêu trên những năm qua thực hiện không đạt, trong đó có trách nhiệm quản lýcủa Công ty Cổ phần Dược - Vật tư y tế Quảng Nam và các ngành, các cấp Hiện tại, Trạm Dược liệu Trà Linh đã được giao cho Trung tâm Phát triểnSâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam quản lý Trạm Dược liệu - Tài sản củaNhà nước, là đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo tồn nguồn gen, ngăn chặn tình trạng
du nhập, lai tạp các giống sâm bên ngoài, nhân giống cung cấp cho nhân dântrồng, từng bước hình thành vùng nguyên liệu Sâm Ngọc Linh
Căn cứ biên bản kiểm kê đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất của Trạm DượcLiệu Trà Linh ngày 04/8/2013 của đoàn kiểm tra liên ngành, Tổng số cây Sâmhiện còn tại Trạm Dược liệu Trà Linh là 167.658 cây Trong đó:
- Sâm trồng năm 2002 - 2013 là: 79.494 (Chủ yếu Sâm trên 5 tuổi)
- Sâm trồng tại vườn bảo tồn gen: 2.534 cây (≤ 7 tuổi)
- Sâm trồng đầu mầm chưa rõ năm tuổi: 18.941 cây (≥ 5 tuổi)
- Vườn Dược liệu (DA 2006-2008 của Viện Dược liệu): 6.689 cây
Riêng số sâm giống tại vườn ươm 60.000 cây
Toàn bộ diện tích Sâm trồng từ 2002 trở lại đây còn lại 7,127 ha được bàngiao cho Trung tâm bảo tồn Sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam tiếp tụcđầu tư cho bảo tồn, chăm sóc và phát triển
Hiện Trạm dược liệu có 13 lao động, cơ sở vật chất tạm thời gồm: nhà làmviệc, nhà bảo vệ lợp tôn, vách ván đã xuống cấp; Lưới B40: 10.000 kg (đã rào2.500 m); Và 1 máy cưa đã hỏng, 1 máy phát điện)
Về công tác giống năm 2014 đến thời điểm này vẫn không có để cung ứng
hỗ trợ cho nhân dân 3 xã Nam Trà My với khối lượng 40.000 cây
2 Công nghệ giống
Năm 2014 Sở KH -CN Quảng Nam đã Nghiên cứu công nghệ sản xuấtgiống nuôi cấy mô cây Sâm Ngọc Linh giao lại cho Trung tâm phát triển SâmNgọc Linh và Dược liệu Quảng Nam tiếp nhận 2.000 cây giống và ươm trồng tạiTrạm Dược Liệu Trà Linh, tuy nhiên kết quả ươm trồng, tỷ lệ sống đến thờiđiểm này chưa được xác nhận Nói chung chưa đạt yêu cầu theo kỳ vọng đặt ra
Trang 21Hiện tại, nhân giống cây Sâm Ngọc Linh vẫn được thực hiện chủ yếu bằngphương pháp hữu tính thông qua gieo ươm từ hạt.
3 Công tác nâng cao nhận thức của người dân
Trong thời gian qua, để bảo vệ rừng, bảo tồn và phát triển cây Sâm NgọcLinh, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT giao khoánQLBVR rừng cho người dân vùng quy hoạch theo chương trình trồng mới 5triệu ha rừng, Đề án 30ª và hiện nay đã giao khoán toàn bộ diện tích rừng theo
Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng, vận động nhân dân thực hiện tốt công tácbảo vệ rừng, bảo tồn cây Sâm Ngọc Linh tránh bị tuyệt chủng, đến nay nhân dântrong vùng đã có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồncây Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng, Đã có gần 600 hộ gia đình đã đưa cây SâmNgọc Linh vào trồng tại các vườn rừng để tăng thu nhập cải thiện đời sống củangười dân
4 Đánh giá tình hình phát triển cây giống sâm trong thời gian qua
Trên địa bàn huyện Nam Trà My chỉ có một đơn vị duy nhất gieo tạo câygiống để cung ứng cho nhân dân phát triển Tuy nhiên, từ năm 2004 đến năm2013; đơn vị mới chỉ cung ứng được cho nhân dân trên địa bàn huyện với sốlượng là 388.251cây; trong khí đó, diện tích đất để thích hợp cho phát triển câySâm Ngọc Linh còn rất nhiều (tính tổng cộng 3 xã: Trà Nam, Trà Linh, TràCang, trừ đi những diện tích không thể trồng sâm được thì có khoảng 5.000 harừng nguyên sinh, phục vụ cho việc phát triển cây Sâm Ngọc Linh)
Trong khi đó, trong nhân dân, việc gieo tạo cây giống sâm để phục vụphát triển còn hạn chế, trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp, kết quả mang lạikhông cao; bên cạnh đó, vấn đề rất quan trọng mà chúng ta cần chú ý: Do điềukiện kinh tế gia đình khó khăn, khi cây sâm phát triển đến giai đoạn cho hạtgiống thì người dân đã bán lấy tiền trang trãi chi phí cho cuộc sống hàng ngày,dẫn đến số lượng cây để cho hạt ngày càng cạn kiệt Hiện nay, được biết,thương lái ở Kon tum qua mua Sâm Ngọc Linh ngày càng nhiều, kể cả câygiống; nếu chúng ta không có kế hoạch gieo tạo cây giống lâu dài, trong tươnglai giống cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My sẽ bị cạn kiệt
5 Công tác bảo vệ rừng vùng Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh
Toàn bộ diện tích 15.567,68 ha rừng thuộc vùng Quy hoạch bảo tồn vàphát triển Sâm Ngọc Linh tại địa bàn huyện Nam Trà My gồm 2 chủ quản lý:
- Hạt Kiểm lâm huyện Nam trà My quản lý toàn bộ diện tích 8.120,51harừng đặc dụng quy hoạch cho khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh
Ban quản lý rừng phòng hộ sông tranh quản lý toàn bộ diện tích7.447,17ha rừng phòng hộ và sản xuất còn lại
Toàn bộ diện tích rừng trên đã được khoán quản lý bảo vệ rừng theo từngnhóm hộ từ nguồn vốn chi trả dịch vụ môi trường rừng từ quý 4 năm 2013 Nhưvậy công tác quản lý bảo vệ rừng trong khu vực quy hoạch cơ bản đã ổn định
Trang 22V ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1 Thuận lợi
- Vùng quy hoạch Sâm Ngọc Linh có diện tích chủ yếu là đất lâm nghiệp,tài nguyên rừng còn phong phú ít bị tác động, độ tàn che cao, khí hậu, đất đaithích hợp cho việc phát triển cây Sâm Ngọc Linh và các cây dược liệu quý hiếm
- Khu vực quy hoạch Sâm Ngọc Linh có nhiều sông suối có nước quanhnăm, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và sinh hoạt củangười dân trong vùng
- Cộng đồng người dân trong khu vực là căn cứ cách mạng luôn tin tưởngvào chính sách, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, sống đoàn kết,gắn bó, giúp đỡ nhau để phát triển kinh tế - xã hội, đời sống văn hóa mang đậmbản sắc dân tộc
- Hiện tại, nhân dân địa phương đã được nhận khoán quản lý bảo vệ rừngtheo từng nhóm hộ trong vùng quy hoạch và đã được nhận hỗ trợ một phần câygiống để bảo tồn nguồn gen và phát triển cây Sâm tại địa phương
- Mô hình trồng Sâm dưới tán rừng đang thực hiện tại Trạm dược liệu TràLinh và các hộ gia đình trong vùng quy hoạch cho thấy cây Sâm sinh trưởng vàphát triển tốt, có hiệu quả kinh tế Đây là mô hình cần được nghiên cứu áp dụng
và nhân rộng trên thực tế để bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh trên địabàn, góp phần xóa đói giảm nghèo tiến tới làm giàu và nâng cao nhận thức củangười dân trong việc bảo vệ rừng kết hợp phát triển cây Sâm Ngọc Linh trên địabàn
2 Khó khăn
- Do địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đường giao thông chủ yếu làđường đất đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa, gây trở ngại việc thu hút đầu tưtrồng Sâm và phát triển kinh tế xã hội của doanh nghiệp và nhân dân trong vùng
- Địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam thuộc vùng sâu, vùng xa củatỉnh, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, dân cư sống rải rác chưa tập trung, sô hộnghèo chiếm tỷ lệ lớn (74,2%), trình độ dân trí thấp, đời sống còn khó khăn nênviệc tuyên truyền, vận động, phổ biến các kiến thức về kinh tế - xã hội, khoa học
kỹ thuật áp dụng vào cuộc sống gặp nhiều hạn chế
- Khó khăn về thu hút vốn đầu tư vào phát triển Sâm Ngọc Linh trở thànhhàng hóa
- Hiện vẫn chưa có chỉ dẫn địa lý và đăng ký thương hiệu Sâm Ngọc Linhtại Quảng Nam
- Việc trồng Sâm di thực tại một số điểm hiện tại do UBND huyện Nam Trà
My chỉ đạo thực hiện mới chỉ mang tính thực nghiệm, một số điểm trồng tậptrung có mức độ thâm canh cao như Trạm dược liệu Trà Linh, Trại giống TakNgo thuận lợi trong công tác quản lý, bảo vệ, tuy nhiên do thay đổi điều kiện
Trang 23sống nên cây Sâm sinh trưởng phát triển còn chậm, vì vậy cần được nghiên cứu,thử nghiệm thêm để có kết luận chính xác khuyến cáo người dân, doanh nghiệp.
- Công tác bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh trong thời gian qua cònnhiều hạn chế do quy mô đầu tư nhỏ, đầu tư mang tính chất thực nghiệm, nguồnvốn đầu tư ít, chưa nên kết quả mang lại chưa cao Công tác quản lý bảo vệ,kiểm tra, giám sát, phòng trừ sâu bệnh của chủ đầu tư chưa cao nên còn để xảy
ra sâu bệnh, động vật rừng phá hoại, kẻ gian xâm nhập lấy cắp làm thất thoátdiện tích tại các vườn Sâm
- Nguyên nhân: Chưa có quy hoạch vùng trồng Sâm một cách cụ thể, chưa cóchính sách khuyến khích đầu tư phát triển cây Sâm trên địa bàn; thiếu nguồn giống
để trồng do Sâm ngoài tự nhiên bị khai thác cạn kiệt Ý thức trách nhiệm quản lýcủa cộng đồng dân cư chưa cao, chưa đảm bảo lợi ích thiết thực của người đượcgiao quản lý bảo vệ; công tác kiểm tra, giám sát và quản lý của chủ đầu tư chưathường xuyên nên vẫn xảy ra tình trạng mất cắp tại các vườn Sâm
- Để khắc phục những tồn tại trên, cần tập trung tuyên truyền nâng cao nhậnthức của người dân về công tác bảo vệ rừng, bảo tồn cây Sâm Ngọc Linh trên địabàn; thực hiện Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướngChính phủ về công tác quản lý bảo vệ để bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có làm cơ
sở cho việc trồng Sâm dưới tán rừng, cải thiện đời sống nhân dân trong khu vực
Trang 24PHẦN III NỘI DUNG QUY HOẠCH
- Do Sâm Ngọc Linh có nhiều công dung trong chữa bệnh và chăm sóc sứckhỏe con người mà một số loại Sâm khác trên thế giới không có là tính khángkhuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu, chống ôxi hóa, và hiệp lực tốt với thuốckháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường nên nhu cầu sử dụng ngày càng cao,nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, là điểm mạnh để xuấtkhẩu ra thị trường quốc tế
2 Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển và tiêu thụ sản phẩm
Công tác đầu tư phát triển và bảo tồn Sâm Ngọc Linh trong thời gian quabước đầu đã thu được một số thành quả nhất định nhưng vẫn còn hạn chế, bấtcập chưa mang tính bền vững, nguyên chủ yếu là do: các dự án đầu tư có quy
mô nhỏ, chỉ mang tính chất bảo tồn, thử nghiệm; chưa có quy hoạch và chínhsách khuyến khích đầu tư phát triển bảo tồn Sâm Ngọc Linh một cách cụ thể.Việc khai thác Sâm ngoài tự nhiên chưa được kiểm soát dẫn đến nguy cơ bịtuyệt chủng Do Sâm Ngọc Linh có nhiều công dụng trong chữa bệnh và nângcao sức khỏe con người nên giá Sâm ngày càng cao và khan hiếm, Sâm trồng tạicác vườn giống chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu về nguồn giống, chưa cósản phẩm Sâm trồng cung cấp sản phẩm tiêu thụ trên thị trường
3 Dự báo khả năng công nghệ và sức cạnh tranh của sản phẩm
- Với diện tích các vườn Sâm hiện có thì khả năng sản xuất giống bằngphương pháp gieo hạt (hữu tính) sẽ chưa đáp ứng đủ nhu cầu giống trồng Sâmtrên vùng quy hoạch giai đoạn 2015-2020
- Việc sử dụng nguồn giống vô tính bằng công nghệ sinh học chỉ được ápdụng trồng đại trà khi đã có khảo nghiệm thực tế nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuấtgiống cung cấp cho vùng quy hoạch Dự báo công nghệ giống vô tính có thểđược đáp ứng trong tương lai sau khi khảo nghiệm thành công
- Cùng với công nghệ chế biến y dược, thực phẩm ngày càng hoàn thiện vàphát triển thì việc chế biến Sâm Ngọc Linh thành các sản phẩm y dược, thựcphẩm chức năng sẽ được thực hiện trong thời gian tới, góp phần năng cao sứccạnh tranh của sản phẩm Sâm Ngọc Linh trên thị trường trong nước và quốc tế
Trang 254 Dự báo phương án quy hoạch
4.1 Phương án 1
Quy hoạch toàn bộ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất
có đai cao từ 1200 m trở lên trên địa bàn 7 xã huyện Nam Trà My tỉnh QuảngNam với diện tích 15.567,68 ha, trong đó:
- Vùng đệm: 6.711,67 ha, có độ cao từ 1200 m – 1500 m, hình thành vànhđai bảo vệ vùng quy hoạch, bảo vệ môi trường, sinh thái, ổn định khí hậu tạođiều kiện thích nghi để phát triển Sâm trong vùng quy hoạch
- Vùng lõi: 8.856,01 ha, độ cao 1500 m trở lên ( gồm rừng giàu, rừng trungbình và nghèo) là vùng quy hoạch trồng Sâm đảm bảo đủ điều kiện thích nghiphát triển của cây Sâm Ngọc Linh về độ cao, trạng thái rừng, độ tàn che, điềukiện đất đai, khí hậu tại các địa điểm theo bản đồ thích nghi sử dụng đất đã phântích
- Diện tích có khả năng trồng Sâm: 12.300 ha (là diện tích rừng tự nhiên có
độ dốc ≤ 300; độ tàn che trên 70%)
4.2 Phương án 2
Chỉ quy hoạch đối với rừng phòng hộ, rừng sản xuất có đai cao từ 1200 m
trở lên, không quy hoạch đối với rừng đặc dụng do hiện nay cơ chế đầu tư vàosản xuất kinh doanh trong rừng đặc dụng chưa có quy định cụ thể
Diện tích có khả năng trồng sâm: Các tiêu chí được xác định như phương án
1, thì diện tích có khả năng trồng sâm thực tế chỉ đạt khoảng 5.600 ha
4.3 Đánh giá giữa 2 phương án
a) Phương án 1
- Về ưu điểm: Lợi dụng được toàn bộ đất đai, tài nguyên rừng để phát triểnSâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện, diện tích quy hoạch lớn 15.567,68 ha (vùngđệm 6.711,67ha; vùng lõi 8.856,01ha ) Hiện tại diện tích trồng Sâm của TrạmDược liệu Trà Linh, và diện tích trồng Sâm trong nhân dân chủ yếu nằm trongrừng đặc dụng Diện tích có khả năng trồng Sâm theo phương án 1 đạt 12.300
ha, nên thuận lợi trong công tác quản lý bảo vệ rừng, đầu tư phát triển kết cấu hạtầng để khuyến khích đầu tư và quản lý quy hoạch Đảm bảo phát triển SâmNgọc Linh theo thực trạng hiện nay và theo Đề án bảo tồn và phát triển SâmNgọc Linh của UBND huyện đã ban hành
- Nhược điểm: Hiện nay, đầu tư trồng Sâm Ngọc Linh trong rừng đặc dụngchưa có quy định cụ thể Vì vậy, đề nghị Nhà nước có cơ chế đặc thù riêng đểthực hiện
b) Phương án 2
Trang 26- Ưu điểm: Không vướng mắc về cơ chế chính sách đối với việc trồng Sâmtrong rừng đặc dụng, chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong vùng quyhoạch nhỏ hơn.
- Nhược điểm: Diện tích quy hoạch ít khoảng 8.000 ha, diện tích có khả năngtrồng Sâm chỉ đạt khoảng 5.600 ha nhưng nằm rải rác và ít tập trung Không pháthuy hết lợi thế tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng để phát triển Sâm trên địa bàn.Khó thực hiện mục tiêu phát triển Sâm Ngọc Linh theo yêu cầu của UBND tỉnhđặt ra
5 Lựa chọn phương án
Căn cứ ưu điểm, tồn tại giữa 2 phương án, chúng tôi xác định chọn phương
án 1do có nhiều lợi thế và phát huy được tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng đểphát triển Sâm trên địa bàn tỉnh, thừa kế được hiện trạng phát triển Sâm, kinhnghiệm cộng đồng, đồng thời thực hiện được các mục tiêu thu hút đầu tư và tạothêm công ăn việc làm cho nhân dân trên địa bàn huyện
II QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ QUY HOẠCH
- Phát triển cây Sâm Ngọc Linh nhằm xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu
và mở ra triển vọng to lớn về phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh, gópphần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, sinh thái;
- Xây dựng Sâm Ngọc Linh thành thương hiệu Sâm quốc gia với sự vàocuộc đồng bộ của các Bộ, ngành ở Trung ương và Chính quyền địa phương
2 Nguyên tắc quy hoạch được áp dụng
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, anninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết, Quy hoạch bảo tồn và phát triển SâmNgọc Linh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch của ngành, của tỉnh đã được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
- Sử dụng đất, môi trường rừng một cách tiết kiệm, có hiệu quả, thực hiệntốt công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, sinh thái và đa dạng sinh học
3 Mục tiêu
3.1 Mục tiêu chung
- Xác định được quy mô vùng trồng Sâm Ngọc Linh để định hướng côngtác bảo tồn, phát triển và sản xuất theo hướng hàng hóa thương mại mang tínhbền vững góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
Trang 27- Quy hoạch bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh kết hợp bảo vệ và pháttriển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, nâng cao đời sống củangười dân vùng quy hoạch.
Trang 283.2 Mục tiêu cụ thể
* Đến năm 2020
- Diện tích bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện NamTrà My đạt 1.040 ha, trong đó diện tích bảo tồn nguồn giống khoảng 120 ha vàdiện tích trồng mới đạt 920 ha; Tạo thương hiệu quốc gia về Sâm Ngọc Linh
- Bảo vệ tốt 15.567,68 ha rừng hiện có, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảotồn cây Sâm Ngọc Linh trong vùng quy hoạch nhằm tạo môi trường thích hợpcho việc đầu tư, thu hút phát triển trồng Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng
- Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân tại chỗ để ổn định đờisống, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển cây SâmNgọc Linh, kết hợp bảo vệ và phát triển rừng
* Sau năm 2020
- Phấn đấu đến năm 2035 trồng hết diện tích còn lại khoảng trên 5.000 ha.Hàng năm khai thác bình quân 300 ha Sâm và thực hiện trồng mới trên toàn bộdiện tích đã khai thác, đưa cây Sâm Ngọc Linh trở thành cây mũi nhọn trongviệc phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam;
- Đa dạng hóa sản phẩm tinh chế từ Sâm Ngọc Linh phục vụ nhu cầu trongnước và xuất khẩu
4 Nhiệm vụ
4.1 Nhiệm vụ chung
Để thực hiện tốt Quy hoạch bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh tỉnhQuảng Nam giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2035 Sau khi được phê duyệt, cầnthực hiện tốt một số nội dung sau:
- Thực hiện tốt Nghị quyết số 114/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm
2014 về cơ chế khuyến khích, bảo tồn, phát triển Sâm Ngọc Linh tỉnh Quảng
Nam giai đoạn 2014 - 2020 đã được ban hành theo Quyết định số
2821/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2014 về cơ chế khuyến khích, bảo tồn, phát triển
Sâm Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014 - 2020
- Quản lý tốt công tác giao rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng cho các nhóm
hộ theo Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Tăng cường công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái trên toàn
bộ diện tích vùng Quy hoạch bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh Khuyếnkhích, kêu gọi thu hút các nhà đầu tư và nhân dân tại chỗ phát triển Sâm NgọcLinh trên diện tích quy hoạch
- Củng cố Trạm Dược liệu Trà Linh và phát triển thêm trại giống Tak Ngo
đủ khả năng cung cấp giống cho nhu cầu trồng Sâm của các nhà đầu tư và nhândân trên địa bàn
- Tập trung nguồn lực Nhà nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng vùng quyhoạch nhằm thu hút các nhà đầu tư vào phát triển Sâm Ngọc Linh vùng quyhoạch