1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Bình Châu, Quảng Ngãi năm học 2015 2016

5 591 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 103,33 KB

Nội dung

Tình cảm của người mẹ mãi dạt dào và có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi con người d.. Câu 2: Ý nào sau đây nêu đúng nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ “Con cò”?. Câu 4: Bài

Trang 1

TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU

Lớp:

Họ và tên:

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút

I TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái đứng trước ý trả lời đúng (từ câu 1 - 11)

Câu 1: Dòng nào sau đây nêu cách hiểu đúng về hai câu thơ: “Con dù lớn vẫn là con của

mẹ/Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”

a Ca ngợi tình yêu mẹ của người con

b Tình cảm của người con không bao giờ thay đổi

c Tình cảm của người mẹ mãi dạt dào và có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi con người

d Bổn phận làm con phải luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của mẹ

Câu 2: Ý nào sau đây nêu đúng nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ “Con cò”?

(Chế Lan Viên)

a Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá

b Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu của ca dao

c Thể thơ tự do, giọng điệu linh hoạt

d Sử dụng nhiều hình ảnh có ý nghĩa triết lí

Câu 3: Trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh “con chim

hót”; “nhành hoa”; “nốt trầm xao xuyến”?

a Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ

b Là những gì đẹp nhất của mùa xuân

c Là những gì bé nhỏ trong cuộc sống

d Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có

Câu 4: Bài thơ “Sang Thu” (Hữu Thỉnh) được viết theo thể thơ nào?

c Ngũ ngôn d Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 5: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được nhà thơ Thanh Hải sáng tác trong những ngày

cuối đời, điều đó giúp người đọc hiểu sâu sắc thêm bài thơ

Trang 2

a Đúng b Sai.

Câu 6: Sự biến đổi của đất trời “Sang thu” được Hữu Thỉnh bắt đầu cảm nhận từ:

Câu 7 Nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Nói với con” là:

a Giọng điệu trầm lắng suy tư

b Đối thoại lồng độc thoại nội tâm

c Hình ảnh phong phú

d Hình ảnh mộc mạc, giàu sức gợi cảm

Câu 8: Bài thơ “Nói với con” (Y Phương) có giọng điệu như thế nào?

a Ca ngợi, hùng hồn b Tâm tình, tha thiết

c Trầm tĩnh, răn dạy d Sôi nổi, mạnh mẽ

Câu 9: Từ “nhỏ bé” trong câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé

đâu con” Được dùng theo nghĩa nào?

c Nghĩa so sánh d Nghĩa cụ thể

Câu 10: Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương được viết năm nào:

Câu 11: Nhận xét nào sau đây nói đúng về nhà thơ Hữu Thỉnh?

a Nhà thơ viết hay về mùa thu

b Nhà thơ viết nhiều về nông thôn

c Nhà thơ viết về đề tài chiến tranh

d Nhà thơ viết hay về mùa xuân

Câu 12: Đánh dấu × vào đứng sau những dòng thơ là hình ảnh thực:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên Lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

II TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

Trang 3

Chép lại khổ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương và cho biết nội dung khổ thơ đó

Câu 2: (2,0 điểm)

Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

Câu 3: (2,0 điểm)

Cảm nhận của em về hai câu thơ sau:

Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi

Trang 4

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9

I TRẮC NGHIỆM: 3,0 điểm

Câu 1 - 11 mối ý trả lời đúng được 0,25 điểm:

Câu 12 (0,25 điểm)

Đánh dấu × vào câu 1

II TỰ LUẬN: 7,0 điểm

Câu 1: (3,0 điểm)

- Chép đúng khổ cuối (1,5 điểm)

Mai về miền Nam… chốn này

- Nêu đúng nội dung (1,5 điểm)

+ Tâm trạng lưu luyến muốn ở mãi bên Bác

+ Muốn hoá thân, hoà nhập vào cảnh vật ở bên lăng Bác

+ Đó là tâm trạng của Viễn Phương và cũng là của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu

Câu 2: 2,0 điểm

Nhan đề bài thơ:

- “Mùa xuân” vốn là khái niệm của thời gian lại “nho nhỏ” thời gian như được không gian hoá

- Nó gợi một mùa xuân cụ thể của đất trời, của đất nước, chỉ nho nhỏ thôi trong hình ảnh bông hoa, tiếng chim

- “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ nói về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp, một ý thức khiêm nhường

Câu 3: 2,0 điểm

Cảm nhận

- Hình ảnh thực: Sấm, hàng cây

Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ, hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa

Trang 5

- Ý nghĩa ẩn dụ là điều mà nhà thơ muốn gửi gắm tâm sự của mình: Khi con người từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời

Ngày đăng: 29/04/2017, 08:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w