1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lường trước khả năng các dạng để môn Văn

3 1,3K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 68,5 KB

Nội dung

Lường trước khả năng các dạng để môn VănPGS.TS Hà Văn Đức, Chủ nhiệm Khoa Văn, ĐHKHXH&NV ĐHQGHN: Thời gian ôn thi cho thí sinh không còn dài nên cách học cũng phải được tập trung để đem

Trang 1

Lường trước khả năng các dạng để môn Văn

PGS.TS Hà Văn Đức, Chủ nhiệm Khoa Văn, ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN):

Thời gian ôn thi cho thí sinh không còn dài nên cách học cũng phải được tập trung để đem lại hiệu quả tốt nhất Đến thời điểm này, các thí sinh cần lưu ý các điểm sau:

- Cần học dứt điểm từng tác phẩm

- Chương trình học để ôn thi nên tập trung vào lớp 11, 12 nhưng chủ yếu là lớp 12 Yêu cầu đặt ra cho mỗi thí sinh là tránh tình trạng "học tủ", không được bỏ qua những tác phẩm đã ra trong đề thi tuyển sinh của những năm trước Đề riêng về phần lý luận văn học và văn học nước ngoài không

có trong kỳ thi tuyển sinh, thí sinh nên tập trung vào phần văn học Việt Nam hiện đại, từ 1930 đến nay

Cách học hiệu quả là thí sinh phải nắm chắc tác phẩm, lường trước khả năng các dạng đề có thể

ra, mà những dạng này không nhiều

Ví dụ: Tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao, ngoài việc học chung về tác phẩm (như hoàn cảnh ra đời,

chủ đề chính của tác phẩm, nghệ thuật miêu tả của nhà văn ) thì những dạng đề có thể ra trong

tác phẩm này: vấn đề Đôi mắt được thể hiện như thế nào; phân tích nhân vật Hoàng; so sánh

nhân vật Hoàng và Độ trong cách nhìn nhận về người nông dân, về cách mạng, về lối sống; nghệ

thuật xây dựng truyện ngắn của Nam Cao; vì sao khẳng định Đôi mắt là tuyên ngôn nghệ thuật của

Nam Cao và của các nhà văn trước cách mạng

Với những dạng đề cơ bản trên, thí sinh có thể chuẩn bị trước, học sẽ nhớ lâu và hiệu quả Quan trọng nhất là các thí sinh phải chủ động trong khi học cũng như khi làm bài

- Đề thi ĐH môn Văn thường có 3 câu, trong đó có 1 câu kiểm tra kiến thức, thường được 2 điểm Câu này yêu cầu HS trả lời ngắn gọn nhất bằng những ý chính gạch đầu dòng Những kỳ thi trước, nhiều HS đã trả lời rất lan man, thậm chí còn đưa cả dẫn chứng vào bài Điều này là không cần thiết, dài dòng và làm mất thời gian để làm các câu khác

- Một điều cần lưu ý với thí sinh, đó là phải phân bổ thời gian hợp lý Nhiều thí sinh khi gặp được câu "thích" nên say sưa và để mất nhiều thời gian Những bài thi đạt kết quả cao trong kỳ thi là làm đầy đủ 3 câu

- Thí sinh khi làm bài nên tránh việc viết dàn trải, không làm nổi rõ ý và luận điểm chính Ví dụ, đề yêu cầu phân tích số phận nhân vật, thí sinh lại kể lể về nhân vật

Cổng trường ĐH luôn rộng mở với những HS biết làm chủ kiến thức của mình (HS Trường THPT Quang Trung, HN Ảnh: Bảo Anh)

Trang 2

Lối diễn đạt câu văn không sáng rõ, lỗi chính tả, viết tắt cũng sẽ làm giảm bớt điểm của bài thi.

Thầy Nguyễn Vũ Thanh Liêm, giáo viên môn Văn, Trường THPT chuyên Hà Nội -

Amstecdam:

Về đề thi: Có một mẹo nhỏ để HS có thể giới hạn phạm vi kiến thức phải học để giảm tải cho

mình Đó là, HS có thể nghiên cứu kỹ đề thi một vài năm gần đây, cả thi tốt nghiệp THPT và ĐH Những câu đã ra trước đấy thường ít khi ra lặp lại hoặc nếu có chỉ là lặp lại tác phẩm Cách nghiên cứu đề thi cũ cũng giúp HS hiểu được bố cục của đề, từ đó có cách học hợp lý

Một cách nữa để HS giảm bớt lượng kiến thức: có 3 bộ sách trong chương trình (1 không phân ban và 2 phân ban), sẽ có những tác phẩm có trong cả 3 bộ sách này, HS đối chiếu và nghiễm nhiên sẽ giảm bớt được lượng kiến thức nhất định khi loại được các bài không trùng nhau

Cách học môn Văn: HS nên chia ra 2 phần: văn xuôi và thơ

Phần văn xuôi, yêu cầu HS tóm tắt được tác phẩm để nắm được linh hồn; nắm được bố cục của tác phẩm qua các bài giảng của giáo viên và sách tham khảo

Ví dụ: Trong tác phẩm Đôi mắt có 2 mảng: cách nhìn người nông dân của Hoàng và Độ; phân tích nhân vật Hoàng; Vợ chồng A Phủ thấy rõ chặng phát triển trong quá trình chuyển biến tâm lý của

nhân vật Mỵ HS có thể dõi theo để nắm tác phẩm

Một yêu cầu nữa HS cần nắm là tính cách của nhân vật Có những nhân vật từ đầu đến cuối tác

phẩm không thay đổi, HS phải thấy được phẩm chất của nhân vật (như Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân) Có nhân vật tính cách thay đổi liên tục, HS cần tìm được thời điểm

khiến tính cách thay đổi Ví dụ: Chí Phèo trước và sau khi đi ở tù, trước và sau khi gặp Bá Kiến, trước và sau khi gặp Thị Nở

Phần thơ, bắt buộc HS phải thuộc lòng bài thơ dù dài hay ngắn Nếu dài quá có thể xác định theo giảm tải của bài học Dù khi thi, trong đề thi luôn in sẵn bài thơ, nhưng nếu HS không thuộc lòng thì rất khó nhập tâm, khó "hóa thân" để có thể hiểu bài

Nắm được đặc trưng của thơ Thơ Mới (1932-1945), đặc trưng là thơ tự do, giọng điệu mượt mà, trữ tình, cái tôi cá nhân được đề cao, tinh thần yêu nước dù kín đạo vẫn được thể hiện Thơ giai đoạn 1945-1974 là thơ cách mạng: lưu ý các đề tài, các tác phẩm đề cập đến là đất nước, tình yêu quê hương, tình yêu con người HS nên căn cứ vào từng mảng để khai thác Ngoài ra, tập Nhật ký trong tù, HS cũng cần lưu ý nắm vững

Trong đề thi tốt nghiệp, ĐH có câu 2 điểm, đây là câu "khuyến khích" HS, câu dễ để dành điểm

HS cần chú ý học và nắm chắc tên tác giả, tác phẩm, năm sáng tác, hoàn cảnh ra đời, nội dung chính của tác phẩm (giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật) Phần này có thể thấy ở tiểu dẫn của tác phẩm trong SGK Tiểu dẫn càng dài, càng chi tiết càng phải học, tách ra các ý để học và chỉ cần học trong SGK

Cách làm bài: Một nguyên tắc, nếu đề không có gì khó khăn thì nên làm lần lượt từng câu, không

đảo trật tự Lý do là, người ra đề đã bố trí theo nhận thức của con người, từ dễ đến khó

HS cần đọc kỹ đề để không ngộ nhận Nhiều khi hôm trước đi thi, HS đã đọc tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng (ví dụ), khi thấy đề ra có tác phẩm này nên chủ quan

Trang 3

Làm nháp (thường HS không làm), khâu này nên chiếm khoảng 1/5 thời gian của 1 câu HS cần xác định thời gian để hoàn thành các câu trong đề Lượng bố trí thời gian phụ thuộc vào số điểm của câu

Thường thì, giáo viên rất ít khi hướng dẫn HS nháp bài văn Nhìn trên barem chấm của đề thi thường có 3 điểm: mở - thân - kết HS không nên đánh mất những ý chính này, mà nếu không nháp khó xác định được Nhiều khi chỉ cần một câu tóm tắt ý chính HS có thể đạt điểm Phần thân bài cần xác định được luận điểm gồm mấy ý lớn và phải sử dụng lượng kiến thức như thế nào Căn cứ vào đó, HS sẽ viết không bị lạc đề, không thiếu thời gian, bố cục mạch lạc, rõ ràng Sau cùng, dành ít thời gian đọc lại toàn bộ bài, kiểm tra thiếu sót, trình bày bài sạch sẽ, gọn gàng

Ở câu 5 điểm, thông thường hay ra đề phân tích tác phẩm cụ thể Nếu phân tích đơn thuần thì đơn giản, nhưng gần đây đề hay đòi hỏi thí sinh phân tích vấn đề của tác phẩm, nhiều ý, nhiều

luận điểm Ví dụ: phân tích vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài Tràng giang của Huy Cận

hoặc yêu cầu phân tích một số vấn đề trong một cụm tác phẩm Cách trình bày bài kiểu này sẽ phức tạp hơn

Khi gặp loại này, HS hay làm theo từng khổ và đưa tính cổ điển, hiện đại vào phân tích và cho đó

là cách làm đúng Về nguyên tắc, khi đề bài đã chia rõ như vậy là phải có barem, HS nên đi từng phần (cổ điển - hiện đại) để phân tích Nếu đi lần lượt sẽ không đủ thời gian, khi chấm cũng khó cho điểm

Ví dụ khác, số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ qua 2 tác phẩm Mùa lạc và Vợ chồng A Phủ

Thông thường HS hay làm từng tác phẩm, như vậy vẫn được điểm, nhưng sẽ rơi vào tình trạng làm xong 1 tác phẩm, tác phẩm sau không khống chế được thời gian Gặp dạng đề này, HS nên chia tác phẩm thành các luận điểm đề bài yêu cầu và dùng các tác phẩm để chứng minh

Về lỗi thường gặp khi làm bài: (Không nói đến những lỗi "ngớ ngẩn" do không có kiến thức) Lỗi

HS thường gặp phải là lạc đề; làm bài thiếu hệ thống, đang câu 1 chuyển sang câu 3; bố cục 1 bài thiếu cân đối, cần nhiều kiến thức lại viết ít và ngược lại Những lỗi này sẽ khó xảy ra nếu nháp và đọc kỹ đề

Ngày đăng: 30/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w