1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở chó tại tỉnh Phú Thọ, đặc điểm bệnh do giun đũa Toxocara canis gây ra và biện pháp phòng trị (LA tiến sĩ)

196 800 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 23,83 MB

Nội dung

Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở chó tại tỉnh Phú Thọ, đặc điểm bệnh do giun đũa Toxocara canis gây ra và biện pháp phòng trị (LA tiến sĩ)Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở chó tại tỉnh Phú Thọ, đặc điểm bệnh do giun đũa Toxocara canis gây ra và biện pháp phòng trị (LA tiến sĩ)Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở chó tại tỉnh Phú Thọ, đặc điểm bệnh do giun đũa Toxocara canis gây ra và biện pháp phòng trị (LA tiến sĩ)Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở chó tại tỉnh Phú Thọ, đặc điểm bệnh do giun đũa Toxocara canis gây ra và biện pháp phòng trị (LA tiến sĩ)Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở chó tại tỉnh Phú Thọ, đặc điểm bệnh do giun đũa Toxocara canis gây ra và biện pháp phòng trị (LA tiến sĩ)Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở chó tại tỉnh Phú Thọ, đặc điểm bệnh do giun đũa Toxocara canis gây ra và biện pháp phòng trị (LA tiến sĩ)Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở chó tại tỉnh Phú Thọ, đặc điểm bệnh do giun đũa Toxocara canis gây ra và biện pháp phòng trị (LA tiến sĩ)

Trang 1

NCS NGUYỄN THỊ QUYÊN

NGHIÊN CỨU NHIỄM GIUN TRÒN

ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở CHÓ TẠI TỈNH PHÚ THỌ,

ĐẶC ĐIỂM BỆNH DO GIUN ĐŨA TOXOCARA CANIS

GÂY RA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y

Thái Nguyên - 2017

Trang 2

NCS NGUYỄN THỊ QUYÊN

NGHIÊN CỨU NHIỄM GIUN TRÒN

ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở CHÓ TẠI TỈNH PHÚ THỌ,

ĐẶC ĐIỂM BỆNH DO GIUN ĐŨA TOXOCARA CANIS

GÂY RA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Ngành: Ký sinh trùng và Vi sinh vật học Thú y

Mã số: 62 64 01 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y

Người hướng dẫn khoa học: GS TS Nguyễn Thị Kim Lan

TS Nguyễn Văn Quang

Thái Nguyên - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa được công

bố trong bất kỳ công trình nào khác Mọi thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Quyên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới

GS TS Nguyễn Thị Kim Lan, TS Nguyễn Văn Quang - người đã hướng dẫn, chỉ

bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án.Tôi xin chân thành cảm ơn các Thày, Cô, Trường Đại học Nông Lâm - Đạihọc Thái Nguyên đã giảng dạy, hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần và cácchuyên đề trong chương trình đào tạo

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, Ban Đào tạosau đại học - Đại học Thái Nguyên, Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, Ban Chủnhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm đã tạo mọi điều kiệnthuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ cảm ơn sâu sắc đến Ban Lãnh đạo Trường Đại học HùngVương, Khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại học Hùng Vương đã tạo mọi điều kiệnthời gian, kinh phí hỗ trợ cho tôi trong quá trình học tập

Tôi xin trân trọng cảm ơn Chi cục Thú y tỉnh Phú Thọ; các Trạm Thú y; các cán

bộ, nhân dân địa phương của các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Yên Lập, Cẩm Khê,Thanh Thủy, Thanh Sơn và thành phố Việt Trì đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quátrình thực hiện đề tài

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ths Bùi Chí Vinh và Ths Nguyễn Văn Bằng đã thamgia và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi vô cùng biết ơn các thành viên trong gia đình và bạn bè đã luôn ở bên tôi,giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thànhLuận án

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017

NGHIÊN CỨU SINH

Nguyễn Thị Quyên

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

4 Những đóng góp mới của đề tài 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

1.1.1 Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ 4

1.1.2 Giun tròn ký sinh ở chó 6

1.1.3 Bệnh giun đũa do T canis ở chó 14

1.1.4 Bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người 21

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 31

1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 31

1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 32

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 35

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 35

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 35

2.2 Vật liệu nghiên cứu 35

2.3 Nội dung nghiên cứu 36

2.3.1 Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở chó tại Phú Thọ 36

Trang 6

2.3.2 Nghiên cứu bệnh giun đũa do Toxocara canis ở chó và biện pháp

phòng trị 37

2.4 Phương pháp nghiên cứu 37

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở chó tại tỉnh Phú Thọ 37

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu bệnh giun đũa do T canis ở chó 42

2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 50

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 51

3.1 Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở chó tại Phú Thọ 51

3.1.1 Thực trạng công tác phòng chống bệnh giun tròn cho chó tại Phú Thọ 51

3.1.2 Thành phần và sự phân bố các loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa chó tại Phú Thọ 53

3.1.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở chó qua mổ khám 60

3.1.4 Tỷ lệ và cường độ nhiễm theo thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa chó (qua mổ khám) 62

3.1.5 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa chó ở các địa phương qua xét nghiệm phân 65

3.1.6 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo tuổi chó (qua xét nghiệm phân) 69

3.1.7 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo loại chó (qua xét nghiệm phân) 71

3.1.8 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở chó theo phương thức nuôi 74

3.1.9 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở chó theo mùa vụ 76

3.2 Nghiên cứu bệnh giun đũa do T canis ở chó 78

3.2.1 Kết quả định danh loài giun tròn T canis bằng kỹ thuật sinh học phân tử 78

3.2.2 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa T canis ở chó tại các địa phương (qua xét nghiệm phân) 85

3.2.3 Nghiên cứu bệnh lý và lâm sàng bệnh giun đũa T canis trên chó gây nhiễm và nhiễm tự nhiên 88

Trang 7

3.2.4 Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa T.

canis ở người 104

3.2.5 Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun đũa T canis cho chó 126

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 136

TÀI LIỆU THAM KHẢO 138

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Thực trạng công tác phòng chống bệnh giun tròn cho chó tại Phú

Thọ 51Bảng 3.2 Thành phần và sự phân bố các loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu

hóa chó tại Phú Thọ 54Bảng 3.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở chó (qua mổ khám)

60Bảng 3.4 Tỷ lệ và cường độ nhiễm theo thành phần loài giun tròn đường

tiêu hóa chó (qua mổ khám) 63Bảng 3.5 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa chó ở các địa

phương (qua xét nghiệm phân) 66Bảng 3.6 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo tuổi chó

69Bảng 3.7 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo loại chó

72Bảng 3.8 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở chó theo phương thức nuôi

74Bảng 3.9 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở chó theo mùa vụ 77

Bảng 3.10 Khoảng cách di truyền giữa các quần thể loài T canis và các

loài khác dựa trên phân tích trình tự gen ITS2 80

Bảng 3.11 Khoảng cách di truyền giữa các quần thể loài T canis và các

loài khác dựa trên phân tích trình tự gen CO1 82

Bảng 3.12 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa T canis ở chó tại các địa

phương (qua xét nghiệm phân) 85

Bảng 3.13 Thời gian giun đũa T canis hoàn thành vòng đời trong cơ thể

chó gây nhiễm và diễn biến thải trứng 89Bảng 3.14 Biểu hiện lâm sàng và khối lượng chó thí nghiệm 91

Trang 9

Bảng 3.15 Tổn thương đại thể của chó mắc bệnh giun đũa T canis do gây nhiễm 93 Bảng 3.16 Tổn thương vi thể ở chó bị bệnh giun đũa T canis do gây nhiễm

94Bảng 3.17 Sự thay đổi các chỉ tiêu hồng cầu của chó gây nhiễm 96Bảng 3.18 Sự thay đổi các chỉ tiêu tiểu cầu của chó gây nhiễm 98Bảng 3.19 Sự thay đổi các chỉ tiêu bạch cầu và công thức bạch cầu của chó

gây nhiễm 100

Bảng 3.20 Tỷ lệ chó nhiễm giun đũa T canis có triệu chứng lâm sàng 102

Bảng 3.21 Tổn thương đại thể ở đường tiêu hóa của chó bị bệnh giun đũa

T canis tại các địa phương 103

Bảng 3.22 Hiểu biết của người dân về đường lây nhiễm giun đũa từ chó sang người

105Bảng 3.23 Hiểu biết của người dân về tác hại và biện pháp phòng chống

bệnh ấu trùng giun đũa chó 106

Bảng 3.24 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa T canis ở chó tại 3 xã thuộc

trên người tại 3 xã của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ 112Bảng 3.28 Mức độ huyết thanh dương tính đọc theo mật độ quang (OD)

114Bảng 3.29 Biểu hiện lâm sàng của người nhiễm ấu trùng giun đũa chó 115Bảng 3.30 Tỷ lệ người có huyết thanh dương tính và âm tính với ấu trùng

giun đũa chó trong số người nuôi chó 117

Trang 10

Bảng 3.31 Tỷ lệ người có huyết thanh dương tính và âm tính với ấu trùng

giun đũa chó trong số người không nuôi chó 118Bảng 3.32 Đánh giá nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa ở người nuôi chó và

người không nuôi chó 120Bảng 3.33 Tỷ lệ huyết thanh người dương tính và âm tính với ấu trùng

giun đũa chó theo mức độ tiếp xúc với chó 121Bảng 3.34 Tỷ lệ huyết thanh người dương tính và âm tính với ấu trùng

giun đũa chó theo mức độ tiếp xúc với đất 122Bảng 3.35 Tỷ lệ huyết thanh người dương tính và âm tính với ấu trùng

giun đũa chó theo thói quen ăn rau sống 123Bảng 3.36 Xác định chỉ số nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người

tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ 124

Bảng 3.37 Hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa T canis cho chó gây nhiễm 127

Bảng 3.38 Hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa cho chó ngoài thực địa 128

Bảng 3.40 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa T canis ở chó trước thử

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở chó qua mổ khám 62

Hình 3.2 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở chó theo thành phần loài (qua mổ khám) 65

Hình 3.3 Ảnh chụp đo vẽ giun tròn Ancylostoma caninum (Ercolani, 1859) Linstow, 1899 ký sinh ở chó tại Phú Thọ 56

Hình 3.4 Ảnh chụp đo vẽ giun tròn Toxocara canis (Werner, 1782) Stiles, 1905 ký sinh ở chó tại Phú Thọ 57

Hình 3.5 Ảnh chụp đo vẽ giun tròn Spirocerca lupi Rudolphi, 1819 59

Hình 3.6 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa chó ở các địa phương .68

Hình 3.7 Biểu đồ cường độ nhiễm giun đũa T canis ở các địa phương 68

Hình 3.8 Đồ thị tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo tuổi chó 71

Hình 3.9 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo loại chó 73

Hình 3.10 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa chó 76

Hình 3.11 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa chó theo mùa vụ 77

Hình 3.12 Hình ảnh điện di sản phẩm PCR gen ITS2 và CO1 của giun đũa T canis kiểm tra trên thạch agarose 1% 79

Hình 3.13 Cây phát sinh chủng loại được xây dựng từ trình tự ITS2 bằng phương pháp Neighbor Joining 81

Hình 3.14 Cây phát sinh chủng loại được xây dựng từ trình tự gen CO1 bằng phương pháp Neighbor Joining 83

Hình 3.15 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun đũa T canis ở chó tại các địa phương 87

Hình 3.16 Biểu đồ cường độ nhiễm giun đũa T canis ở chó tại các địa phương .88

Hình 3.17 Biểu đồ sự thay đổi các chỉ tiêu hồng cầu của chó gây nhiễm 98

Hình 3.18 Biểu đồ sự thay đổi các chỉ tiêu tiểu cầu của chó gây nhiễm 99

Hình 3.19 Biểu đồ sự thay đổi các chỉ tiêu bạch cầu của chó gây nhiễm 102

Trang 12

Hình 3.20 Biểu đồ mức độ huyết thanh dương tính đọc theo mật độ quang OD

PCR : Polymerase Chain Reaction

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chó là đối tượng vật nuôi rất đặc biệt, được nuôi ở tất cả các nước trên thế giới

và được xếp vào danh mục “thú cưng” Tại các nước phát triển, chó được nuôi,chăm sóc, khám chữa bệnh rất cẩn thận và có cả những quy định bảo vệ chó Ởnước ta, từ lâu người dân quan tâm đến việc nuôi chó với những mục đích khácnhau như làm cảnh, giữ nhà, làm chó nghiệp vụ, làm bạn của con người

Khi chó được nuôi nhiều thì vấn đề dịch bệnh xảy ra ở chó cũng ngày càngnhiều hơn Bên cạnh những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp ở chó nhưbệnh dại, bệnh Carê, bệnh do Parvovirus… bệnh do ký sinh trùng cũng gây nhiềuthiệt hại cho chó, trong đó có bệnh do giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa gây ra.Theo Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2009) [2], giun tròn ký sinh lấy chấtdinh dưỡng hoặc hút máu làm chó gầy yếu, rối loạn tiêu hóa, giảm sức đề kháng, từ

đó các vi khuẩn đường ruột có cơ hội trỗi dậy, gây hội chứng tiêu chảy nặng hơn vàlàm chết chó nếu không được điều trị kịp thời

Phan Địch Lân (2005) [25], Brown G và cs (2014) [65] cho biết, giun đũa

Toxocara canis (T canis) là một trong những loài giun tròn phổ biến ký sinh ở chó.

Trong quá trình ký sinh, giun đũa lấy chất dinh dưỡng làm chó suy nhược, gầy yếu,chậm lớn và gần như không tăng trọng; độc tố của giun còn gây ra hội chứng thần kinh

ở chó; bệnh đặc biệt nặng ở chó con, có thể gây chết chó ở giai đoạn 20 - 60 ngày tuổi.Khi người nhiễm ấu trùng giun đũa chó, ấu trùng có thể tồn tại trong cơ thểcon người nhiều năm, gây rối loạn hô hấp, rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, mẩn ngứa,điều trị bằng các thuốc chống dị ứng không hiệu quả (Iddawela D.R và cs., 2003[85]; Ligier M.W và cs., 2012 [98]) Trong một số trường hợp, ấu trùng giun đũa

T canis di hành qua mắt dẫn đến tình trạng mắt mờ và bị kích ứng nặng (Zhang

F.H và cs., 2015 [130]), nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bị mùlòa vĩnh viễn

Trang 14

Báo cáo về kết quả điều tra tỷ lệ huyết thanh dương tính trên người với ấutrùng giun đũa chó ở nước ta, Trần Trọng Dương (2013) [15] cho biết, tại 2 xã thuộchuyện An Nhơn, tỉnh Bình Định có 15,75% số mẫu nhiễm ấu trùng giun đũa chó.Trong cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia, Lê Thành Đồng

và cs (2014) [9] cho biết, có 51% số mẫu huyết thanh dương tính với ấu trùng giun

đũa T canis.

Cho đến nay, đã có một số tác giả đề cập đến đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn

ở chó như Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [29], Ngô Huyền Thúy (1996) [43], HoàngMinh Đức và Nguyễn Thị Kim Lan (2008) [11], Võ Thị Hải Lê và Nguyễn Văn Thọ(2009) [30], (2011) [31], Dương Đức Hiếu và cs (2014) [20] Tuy nhiên, việcnghiên cứu về tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, đặc biệt là đặc điểm bệnh

do giun đũa T canis gây ra ở chó tại tỉnh Phú Thọ hiện vẫn chưa được thực hiện.

Mặt khác, hiện nay tình trạng nuôi chó ở nước ta nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nóiriêng chủ yếu vẫn là nuôi thả rông hoặc vừa thả vừa nhốt, do đó nguy cơ lây nhiễm

ấu trùng giun đũa chó sang người rất cao, trong khi vấn đề phòng chống bệnh do

giun tròn T canis ở chó chưa được chú ý nhiều nên chưa có quy trình phòng trị

bệnh hiệu quả

Xuất phát từ những luận giải trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở chó tại tỉnh Phú Thọ, đặc điểm bệnh do giun đũa Toxocara canis gây ra và biện pháp phòng trị".

2 Mục tiêu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Xác định thành phần loài, đánh giá tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa,

bệnh giun đũa do T canis gây ra ở chó tại tỉnh Phú Thọ và đề xuất biện pháp phòng

bệnh có hiệu quả

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Xác định được một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu ở chó tại

tỉnh Phú Thọ

- Xác định được đặc điểm bệnh do giun đũa T canis gây ra ở chó tại tỉnh Phú

Thọ và xác định một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người

- Xây dựng biện pháp phòng trị bệnh, góp phần hạn chế những hậu quả do

giun đũa T canis gây ra trên đàn chó ở tỉnh Phú Thọ nói riêng và các địa phương

khác trong cả nước nói chung

Trang 15

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài cung cấp những thông tin khoa học về một số đặc điểm dịch tễ bệnhgiun tròn đường tiêu hóa ở chó; những đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do giun

đũa T canis gây ra trên chó tại Phú Thọ, cảnh báo nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa

chó trên người; từ đó có cơ sở khoa học xây dựng biện pháp phòng chống bệnh giun

đũa cho chó và bệnh ấu trùng giun đũa chó cho người có hiệu quả cao.

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của đề tài là cơ sở khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng các biện phápphòng trị bệnh giun tròn, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó nói chung và

hạn chế thiệt hại do giun đũa T canis gây ra nói riêng đồng thời giảm nguy cơ

nhiễm bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng

4 Những đóng góp mới của đề tài

- Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm dịch tễ bệnhgiun tròn đường tiêu hóa ở chó tại tỉnh Phú Thọ; đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng

bệnh do giun đũa T canis gây ra

- Xác định được một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người

- Xây dựng được biện pháp phòng trị bệnh giun đũa T canis cho chó và bệnh

ấu trùng giun đũa chó trên người có hiệu quả, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi tạicác hộ nuôi chó trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các tỉnh khác

Trang 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1 Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ

Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [24] cho biết, môi trường tự nhiên bao gồmnhiều yếu tố: khí hậu, thời tiết, đất đai, sông hồ, độ cao cách mặt biển… Các yếu tốnày không những quyết định sự có mặt của một ký sinh trùng nào đó mà còn quyếtđịnh mức độ, khả năng hoạt động và lan tràn của ký sinh trùng Nghiên cứu củachúng tôi thực hiện tại tỉnh Phú Thọ, vì vậy việc hiểu rõ những điều kiện tự nhiên,điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình chăn nuôi của vùng nghiên cứu là một trongnhững cơ sở khoa học để triển khai đề tài

1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Theo Lê Thông và cs (2005) [42], điều kiện tự nhiên như của tỉnh Phú Thọ cónhững đặc điểm sau:

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam, nằm sát đỉnh của đồng bằngChâu thổ sông Hồng; phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang, phía đông giápcác tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Tây, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình và phía tây giáp tỉnh SơnLa; diện tích toàn tỉnh là 3.506,3 km2, đứng thứ 36 về diện tích của cả nước

Phú Thọ là một tỉnh trung du - miền núi, nên địa hình bị chia cắt, được chia racác tiểu vùng Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ Tiểu vùng gò,đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng,bên phải là sông Lô, bên trái là sông Đáy

Vùng núi chiếm 79% diện tích toàn tỉnh; vùng trung du chiếm 14,35% diệntích; vùng bằng phẳng chiếm 6,65% diện tích Ðiểm cao nhất có độ cao 1.200 m,điểm thấp nhất có độ cao 30 m; trung bình có độ cao 250 m so với mặt nước biển.Phú Thọ nằm ở vùng Đông Bắc, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23oC Mùa

hạ kéo dài từ tháng 5 tới tháng 10, nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 7 (khoảng

29oC) Mùa đông từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình thấp nhất vàotháng 1 (khoảng 16oC) Số giờ nắng trong năm khá cao (1.300 - 1.400 giờ/năm).Lượng mưa trung bình khoảng 1.500 mm/năm, tập trung vào 5 tháng, từ tháng 5 tớitháng 9 Độ ẩm trung bình là 85 - 86%

Trang 17

1.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số tỉnh Phú Thọ năm 2016 là 1.381.000 người Mật độ 388 người/km²,thành phố Việt Trì, huyện Cẩm Khê, huyện Phù Ninh và huyện Thanh Sơn là nhữnghuyện, thành phố có tỷ lệ dân cư tập trung đông

Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ cũng đặc trưng cho đặc điểm kinh tế

- xã hội của các tỉnh trung du - miền núi phía Bắc Thành phần dân tộc tương đối đadạng: ngoài dân tộc Kinh, còn có các dân tộc khác như Việt, Mường, Dao, SánChay Mỗi dân tộc đều có tập quán riêng về sinh hoạt và sản xuất, trình độ canh tác

và tập quán chăn nuôi cũng có đặc điểm riêng

Ở mỗi địa phương, chó được nuôi với số lượng tương đối lớn Theo báo cáocủa Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, tổng đàn chó năm 2016của tỉnh là 289.029 con Trong đó: thành phố Việt Trì có 15.287 con, thị xã PhúThọ 13.187 con, huyện Đoan Hùng 32.363 con, huyện Hạ Hòa 28.544 con, huyệnThanh Ba 33.718 con, huyện Phù Ninh 29.640 con, huyện Yên Lập 24.409 con,huyện Cẩm Khê 28.787 con, huyện Tam Nông 10.474 con, huyện Lâm Thao 17.050con, huyện Thanh Sơn 29.237 con, huyện Thanh Thủy 12.884 con và huyện TânSơn 13.449 con

Hình thức chăn nuôi chó ở các địa phương chủ yếu vẫn là thả rông và vừa thả,vừa nhốt; số ít chó được nuôi với mục đích làm bạn hoặc làm cảnh, số còn lại chủyếu nuôi với mục đích giữ nhà, tận dụng nguồn thức ăn thừa của con người; côngtác vệ sinh, phòng, trị bệnh cho chó chưa được quan tâm đúng mức, nhất là phòngchống bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun đũa chó nói riêng

Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội nói trên của tỉnh PhúThọ ảnh hưởng sâu sắc tới sự lưu hành bệnh ký sinh trùng, trong đó có bệnh giuntròn đường tiêu hóa chó Đặc biệt, số lượng chó nhiều, phương thức chăn nuôi thảrông, vừa thả vừa nhốt và việc áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh cho chóchưa được thực hiện đầy đủ… là những điều kiện thuận lợi cho bệnh ký sinh trùng

ở chó tồn tại, phát triển và lây lan

Trang 18

Phân bộ Spirurina Raillient and Henry, 1915

Liên họ Ascaridoidea Baird, 1853

Họ Ascarididae Baird, 1853

Giống Toxascaris Leiper, 1907

Loài Toxascaris leonina Linstow, 1902

Giống Toxocara Stiles, 1905

Loài Toxocara canis Werner, 1782

Liên họ Stronggyloidea Baird, 1853

Phân bộ Spirurina Railliet and Henry, 1915

Liên họ Spiruroidea Railliet et Henry, 1915

Họ Spirocercidae Chitwood and Wehr, 1932

Giống Spirocerca Railliet et Henry, 1911

Đề cập đến thành phần loài giun tròn ký sinh trên chó ở nước ta Phạm Sỹ Lăng

và cs (1993) [26], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [29], Ngô Huyền Thúy (1998) [43]

đã thống kê các loài giun tròn tìm thấy ở chó Việt Nam gồm: T canis, Ancylostoma

caninum (A caninum), Spirocerca lupi (S lupi), Trichocephalus vulpis (T vulpis), Uncinaria stenocephala (U stenocephala), Toxascaris leonina (Ta leonia).

Trang 19

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (1993) [26], Ngô Huyền Thúy (1996) [43], đã pháthiện được 16 loài giun tròn ký sinh ở chó Việt Nam.

Hoàng Minh Đức và Nguyễn Thị Kim Lan (2008) [11] đã phát hiện 4 loài giun

tròn ký sinh ở chó tại Hà Nội gồm A caninum, T leonina, T vulpis, T canis.

Võ Thị Hải Lê (2012) [32] đã nghiên cứu và phát hiện được 7 loài giun tròn

ký sinh trên chó ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam

Trong số các loài giun tròn thì T canis và A caninum là hai loài phổ biến và

gây tác hại nhiều nhất cho chó Ngoài ra, ở giai đoạn ấu trùng, chúng còn có khảnăng gây bệnh cho người (Phan Địch Lân, 2005 [25]; Tô Du và Xuân Giao, 2006[10]; Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006 [27]; Brown G và cs., 2014 [65])

Trên thế giới, giun tròn ký sinh ở chó được phân bố ở khắp nơi, đặc biệt nhiều ởcác nước nhiệt đới, cận nhiệt đới Một số công trình nghiên cứu về giun tròn ký sinh

ở trên chó của các tác giả như Ballweber L.R (2001) [58], Khante G.S và cs (2009)[90], Mukaratirwa S và Singh V P (2010) [105], Brown G và cs (2014) [65]… cho

biết, đã phát hiện nhiều loài giun tròn ký sinh ở chó như A caninum, Ancylostoma

tubaeforme, Ancylostoma braziliense (A braziliense), U stenocephala, T canis, Toxocara mystax (T mystax), S lupi, T vulpis, Dioctophyme renale

1.1.2.2 Đặc điểm hình thái, kích thước của một số loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa chó

Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [29], Ballweber L.R (2001) [58], Nguyễn ThịKim Lan (2012) [24], Brown G và cs (2014) [65] mô tả các loài giun tròn ở chónhư sau:

- Loài Toxascaris leonina Linstow, 1902

Ta leonina là giun tròn nhỏ, dài, màu vàng nhạt, đầu có 3 lá môi, thực quản

đơn giản, hình trụ, không có đoạn phình to Giun đực dài 40 - 80 mm, đuôi thonđều, không có phần phụ hình chóp, đầu có cánh hẹp như mũi giáo Giun cái dài

65 - 100 mm, lỗ sinh dục ở nửa trước cơ thể Mỏm cuối đuôi của giun đực thonnhỏ, không có cánh đuôi Gai giao hợp dài gần bằng nhau, dài 0,9 - 1,5 mm,không có màng cánh và bánh lái giao hợp Âm môn của giun cái ở vào khoảng1/3 phía trước thân

Trang 20

Trứng của Ta leonina hình bầu dục, có vỏ ngoài nhẵn, chứa một tế bào duy

nhất, phôi xếp không kín vỏ, đường kính 0,075 - 0,085 mm

- Loài Toxocara canis Wermer, 1782

T canis có kích thước lớn, màu vàng nhạt, đầu hơi cong về phía bụng, có

cánh đầu rộng Đầu có 3 môi, trên mỗi môi đều có các răng nhỏ, không có môitrung gian Thực quản hình trụ, đặc biệt giữa thực quản và ruột có đoạn phình tonhư dạ dày

Giun đực dài 50 - 100 mm, đầu có cánh dài, hẹp, hơi giống mũi giáo Có haigai giao cấu bằng nhau, dài 0,75 - 0,95 mm Cánh đuôi hẹp hoặc không có, có nhiềunhú trước và sau hậu môn Cuối đuôi giun đực hình thành dạng mũi khoan

Giun cái dài 90 - 180 mm, đuôi thẳng, lỗ sinh dục ở nửa trước cơ thể, âm môn

ở vào khoảng giữa 1/4 phía thân trước, có 2 tử cung

Trứng giun đũa T canis hình bầu dục, kích thước 0,08 - 0,085 x 0,064 - 0,072

mm, vỏ trứng dày, màu vàng, lỗ trỗ như tổ ong

- Loài Ancylostoma caninum Ercolani, 1859

A caninum có màu trắng, vàng nhạt hoặc hồng nhạt, đoạn trước có một móc

cong về phía lưng Túi miệng rất sâu, ở rìa mép phía mặt bụng có 3 đôi răng lớn,cong hình lưỡi câu, dưới đáy túi miệng có một đôi răng hình tam giác Giun đực dài 9

- 12 mm, túi đuôi phát triển Gai giao hợp dài 0,75 - 0,87 mm, đoạn cuối rất nhọn, bánhlái gai giao hợp tròn, dài Giun cái dài 10 - 21 mm, lỗ sinh dục ở vào 1/3 nửa sau cơ

thể Trứng giun A caninum hình bầu dục, kích thước 0,06 - 0,066 x 0,037 - 0,042

mm, vỏ trứng mỏng và mịn, bên trong chứa 4 - 8 phôi bào

- Loài Spirocerca lupi Rudolphi, 1809

Giun S lupi màu đỏ, có miệng nhỏ hình 6 cạnh Thực quản kép, phần trước

được cấu tạo bằng tổ chức cơ Phần sau ngắn hơn, được cấu tạo bằng tổ chức tuyến.Giun đực dài 30 - 54 mm, có hai gai giao hợp không bằng nhau, dài 2,54 mm Giuncái dài 54 - 80 mm, lỗ sinh dục cái nằm phía trước thân, gần cuối thực quản Haiđầu cơ thể giun hơi thót lại, toàn thân có màu đỏ máu Trứng rất nhỏ, hình bầu dục,hai cạnh bên gần như song song với nhau, kích thước 0,036 - 0,039 x 0,017 - 0,018

mm, vỏ mỏng, bên trong có ấu trùng

Trang 21

1.1.2.3 Chu kỳ sinh học của giun tròn

Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [29] chu kỳ sống của giun tròn rất đa dạng,một số phát triển trực tiếp, không có sự thay đổi vật chủ, ở một số khác, chu trìnhphát triển có thay đổi vật chủ

Các họ giun tròn khác nhau có chu kỳ sinh học khác nhau Các loài giun tròn Ta.

leonia, T canis, A caninum và S lupi ký sinh ở đường tiêu hóa của chó Chó là vật

chủ cuối cùng của giun, giúp giun hoàn thành vòng đời và ký sinh ở giai đoạn thànhthục Vòng đời của một số loài giun tròn ký sinh ở chó như sau:

- Loài Toxascaris leonina Linstow, 1902

Ballweber L.R (2001) [58] cho biết: Giun Ta leonina có vòng đời phát triển

trực tiếp hoặc gián tiếp qua vật chủ chứa

Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non hoặc dạ dày của ký chủ cuối cùng Giuncái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi, sau 7 ngày phát triểnthành trứng có ấu trùng gây nhiễm L3 Chó nuốt phải trứng chứa ấu trùng có sức gâynhiễm thông qua thức ăn nước uống hoặc ăn phải vật chủ chứa như động vật gặmnhấm; vào đường tiêu hóa, ấu trùng được giải phóng, chui qua niêm mạc ruột vàdừng lại ở đó, sau một thời gian biến thái rồi trở về xoang ruột phát triển thành dạng

trưởng thành Thời gian hoàn thành vòng đời của Ta leonina ở chó nuốt phải trứng

từ môi trường là 7 - 11 tuần và khoảng 2 tuần nếu chó nuốt phải trứng có sức gâynhiễm từ vật chủ chứa

Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [27] cho biết, trứng giun đũa Ta leonina theo

phân chó ra bên ngoài, sau 10 ngày phát dục thành ấu trùng cảm nhiễm Khi chócon nuốt phải ấu trùng cảm nhiễm này vào ruột non thì ấu trùng phá vỡ vỏ, chui vàoniêm mạc ruột chó qua tĩnh mạch ruột, tới tĩnh mạch cửa vào gan, đi lên tâm nhĩphải xuống tâm thất phải qua động mạch phổi vào phổi Sau đó ấu trùng giun chui

ra khỏi vi huyết quản vào phế nang Cuối cùng chui ra nhánh nhỏ của chi khí quản,tới khí quản, yết hầu, xuống thực quản rồi lại quay trở về ruột non Ở đây chúng tiếptục phát dục qua 3 lần lột xác nữa để trở thành giun trưởng thành gây bệnh Ấutrùng của giun không truyền qua bào thai

Trang 22

Theo Brown G và cs (2014) [65], Ta leonina trưởng thành có thể sống trong

ruột non của chó, mèo, cáo tới 15 tháng Nhiệt độ 8 - 37oC phôi bắt đầu phân chia,trứng phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh ở nhiệt độ 25 - 30oC trong 3 - 5ngày và sau 6 - 10 ngày ở nhiệt độ phòng

Thời gian hoàn thành vòng đời của Ta leonina khoảng 2 tháng Loài này

không gây bệnh trên người

- Loài Toxocara canis Wermer, 1782

Ballweber L.R (2001) [58], Phan Địch Lân (2005) [25], Nguyễn Thị Kim Lan(2012) [24] cho biết:

Giun T canis trưởng thành ký sinh ở dạ dày hoặc ruột non của chó, đẻ trứng,

trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng thích hợp sẽphát triển thành trứng có ấu trùng có sức gây bệnh Trường hợp lây nhiễm quađường tiêu hoá, ấu trùng được giải phóng khỏi trứng, bắt đầu quá trình di hànhtrong cơ thể ký chủ Ấu trùng xuyên qua niêm mạc ruột, vào máu, theo hệ thốngtuần hoàn đến gan, về tim, lên phổi vào khí quản, lên miệng rồi được nuốt trở lạiruột non, phát triển tới dạng giun trưởng thành Một số ấu trùng sau khi vào phổitiếp tục theo hệ thống tuần hoàn về các tổ chức cư trú làm thành kén và có khả nănglây nhiễm tiếp cho động vật cảm nhiễm khác, nếu chúng ăn phải các kén này

Các ký chủ không chuyên biệt như chuột đồng, chuột nhà nuốt phải trứng

T canis có sức gây bệnh thì ấu trùng nở ra theo máu đến các cơ quan vào mô và

đóng kén tại đó Khi chó ăn phải các ký chủ chứa kén này thì ấu trùng sẽ được giảiphóng khỏi kén, tới ruột và phát triển thành dạng trưởng thành

Một số ấu trùng xâm nhập qua hệ tuần hoàn của chó mẹ vào bào thai, do đóchó con sau khi sinh ra đã mang sẵn mầm bệnh, ở chó 2 tuần tuổi đã có thể tìm thấy

trứng giun đũa T canis trong phân

Thời gian hoàn thành vòng đời của giun T canis là 26 - 28 ngày

Theo Brown G và cs (2014) [65], một giun cái T canis có thể đẻ trên

100.000 trứng/ngày Một con chó nhiễm giun đũa có thể thải 1,5 x 107 trứng/ngày

Ở nhiệt độ tối ưu 25 - 30oC, trứng giun đũa phát triển thành trứng có sức gây bệnhsau 2 tuần

Trang 23

Theo Magnaval J.F và cs (2001) [102], khi người nuốt phải trứng giun đũa

T canis có sức gây bệnh từ môi trường bên ngoài hoặc ăn thịt sống của vật chủ

khác có chứa ấu trùng, vào đường tiêu hóa, ấu trùng thoát khỏi vỏ trứng, xâmnhập qua thành ruột, theo tuần hoàn đến gan, phổi và những cơ quan khác trong

cơ thể Ở những cơ quan này, ấu trùng di chuyển hàng tuần hay hàng tháng hoặc

ở cố định tại chỗ Cuối cùng ấu trùng đóng kén tạo thành u hạt, gây bệnh ấutrùng giun đũa chó ở người

Đỗ Thị Lệ Thúy và Nguyễn Minh Thu (2011) [44] cho biết, ấu trùng giun đũachó có thể sống trong cơ thể người đến 10 năm và bảo tồn sự sống bằng cách đóngkén để chống lại sự tấn công của bạch cầu ái toan và kháng thể

- Loài Ancylostoma caninum Ercolani, 1859

Theo Ballweber L.R (2001) [58], Phan Địch Lân (2005) [25], Nguyễn Thị

Kim Lan (2012) [24]: loài A caninum có vòng đời phát triển trực tiếp Giun trưởng

thành ký sinh ở ruột non của chó, chó sói, cáo, đôi khi thấy cả ở mèo Giun cái đẻtrứng, trứng theo phân ra ngoài, bên trong trứng đã có 4 - 8 phôi bào Ở môi trườngngoài, sau 1 - 3 tuần gặp các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, phôi bào trongtrứng phát triển tới dạng ấu trùng Ấu trùng thoát ra khỏi trứng qua 2 lần lột xácthành ấu trùng cảm nhiễm Ấu trùng xâm nhập vào ký chủ qua 2 đường:

- Qua thức ăn, nước uống, hoặc qua các vật chủ dự trữ, ấu trùng chui vào thànhruột và thành dạ dày, ở đó vài ngày rồi trở về ruột non phát triển tới dạng trưởng thành

- Ấu trùng xuyên qua da để vào cơ thể ký chủ, theo hệ thống tuần hoàn về tim, lênphổi, qua phế quản đến khí quản, rồi về ruột non và phát triển tới dạng trưởng thành Thời gian hoàn thành vòng đời của giun móc chó là 14 - 20 ngày

Theo Brown G và cs (2014) [65]: trứng giun móc A caninum ở ngoài môi

trường gặp điều kiện thuận lợi (môi trường ẩm, thiếu ánh sáng) sau 2 - 9 ngày trứng

nở và phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh Ấu trùng có sức gây bệnh có thểtồn tại ở môi trường đến 6 tuần Chó con có thể nhiễm ấu trùng qua sữa mẹ Người

ta đã tìm thấy ấu trùng trong sữa của chó mẹ 20 ngày sau đẻ Thời gian hoàn thành

Trang 24

vòng đời thay đổi theo con đường lây nhiễm: 2 - 3 tuần qua đường tiêu hóa; 4 - 5tuần qua da

Chuột và chim nuốt phải ấu trùng A caninum có sức gây bệnh Ở những ký

chủ chứa này, ấu trùng không phát triển nhưng có thể tồn tại hơn một năm và có thểtruyền cho thế hệ sau Nếu chó ăn chuột hoặc chim, vào dạ dày ấu trùng được giảiphóng, di chuyển xuống ruột non phát triển thành giun trưởng thành

- Loài Spirocerca lupi Rudolphi, 1809

Ballweber L.R (2001) [58], Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2009) [2],Brown G và cs (2014) [65] cho biết:

Ký chủ cuối cùng của loài S lupi là chó nhà, chó sói, cáo; ký chủ trung gian

là côn trùng cánh cứng ăn phân súc vật, thuộc các giống Scarabeus, Geotrupes

và Copris; một số loài chim, chuột và bò sát đóng vai trò là ký chủ dự trữ Giun

trưởng thành ký sinh ở dạ dày, thực quản, thành động mạch chủ, tổ chức lâm ba,xoang ngực và phổi của ký chủ cuối cùng

Giun trưởng thành ký sinh trong các u, kén ở dạ dày và thực quản, đẻ trứng,bên trong có chứa ấu trùng, trứng theo các lỗ dò ở kén, đi vào xoang thực quản hoặc

dạ dày, theo phân ra môi trường bên ngoài, được các ký chủ trung gian là bọ hung ăn

phân như Scarabens sacer, Capris lunaris nuốt vào, ở đường tiêu hóa của các ký

chủ trung gian, ấu trùng thoát ra khỏi trứng, vào xoang đại thể Ở đó, chúng lột xáchai lần và trở thành ấu trùng có sức gây bệnh

Khi chim, chuột và bò sát ăn phải ký chủ trung gian mang ấu trùng có sức gâybệnh, ấu trùng được giải phóng, chui vào thành thực quản, dạ dày, ruột và tạo thànhkén tại đó Lúc này chim, chuột và bò sát trở thành ký chủ chứa Nếu chó, cáo ănphải bọ cánh cứng hoặc nội tạng của các ký chủ chứa có ấu trùng, vào dạ dày, ấutrùng xuyên qua thành dạ dày, di hành trong hệ tuần hoàn, đến động mạch chủ, ở đókhoảng 3 tháng, sau đó ấu trùng di chuyển đến thực quản, đóng kén và phát triểnthành dạng trưởng thành Trứng từ kén thoát qua các lỗ dò vào xoang thực quảnhoặc dạ dày rồi theo phân ra ngoài

Thời gian hoàn thành vòng đời của giun S lupi là 5 - 6 tháng

1.1.2.4 Dịch tễ học một số bệnh giun tròn

Trang 25

Đặc điểm dịch tễ bệnh do giun tròn gây ra ở chó đã được nhiều tác giả đề cậpđến Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào những vấn đề liên quan đến sự phát sinh

và phát triển của bệnh

- Yếu tố thời tiết, khí hậu và mùa vụ

Điều kiện thời tiết khí hậu của một vùng, một khu vực có liên quan trực tiếpđến sự tồn tại của trứng giun tròn ở ngoài ngoại cảnh, sự phát triển của các ký chủtrung gian và ký chủ cuối cùng

Coggins (1998) [68] cho biết, chó nhiễm giun tròn ở tất cả các tháng trongnăm, nhưng tỷ lệ nhiễm cao hơn khi thời tiết ấm và thấp hơn trong mùa lạnh

Phan Địch Lân (2005) [25], Brown G và cs (2014) [65] nhận xét: ở chó, sựlây nhiễm giun tròn xảy ra quanh năm, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới và cận nhiệtđới Trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ môi trường 20 - 30oC rất thích hợp để trứngphát triển thành trứng hoặc ấu trùng có sức gây bệnh

- Yếu tố tuổi của ký chủ

Về mối liên quan giữa tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở chó, các tác giảđều thống nhất rằng, tuổi của chó càng cao thì tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh cànggiảm Một điều dễ nhận thấy là, tình trạng nhiễm bệnh liên quan đến sức đề khángcủa cơ thể, chó nhỏ có sức đề kháng thấp nên tính cảm thụ với giun tròn cao hơn.Ngoài ra một số ấu trùng giun tròn có khả năng xâm nhập qua hệ tuần hoàn của chó

mẹ vào bào thai, do đó chó con sau khi được sinh ra đã mang sẵn mầm bệnh (PhanĐịch Lân, 2005 [25]; Brown G và cs., 2014 [65])

- Yếu tố giống, loài và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng

Giống loài và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng là hai khái niệm khác nhau, song

có liên quan chặt chẽ với nhau Các phương thức nuôi khác nhau thì cơ hội tiếp xúcvới mầm bệnh khác nhau nên tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở chó cũng khácnhau Các giống chó ngoại thường được nuôi và chăm sóc cẩn thận hơn nên cơ hộitiếp xúc mầm bệnh cũng thấp hơn Chó nuôi thả rông, hoặc bán thả rông dễ nhiễmbệnh, đồng thời thường xuyên thải phân ra môi trường và đó là nguồn lây nhiễmmầm bệnh cho những chó khác

Nguyễn Quốc Doanh (2012) [7] đã khảo sát tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó tại Hà

Trang 26

Nội Tác giả cho biết: chó Fox, chó Nhật, chó Tây Ban Nha thường nuôi trong nhà,nên tỷ lệ nhiễm giun thấp Chó Bécgiê, chó lai và chó nội thường nuôi ở các gia đình

có vườn, trại, điều kiện tiếp xúc với mầm bệnh nhiều nên tỷ lệ nhiễm giun cao hơn

1.1.3 Bệnh giun đũa do T canis ở chó

1.1.3.1 Đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa do T canis ở chó

Phan Địch Lân (2005) [25], Brown G (2012) [65] cho biết, T canis là một

trong những loài giun tròn ký sinh phổ biến ở chó và phân bố ở khắp nơi trên thế giới

Trứng giun đũa T canis tồn tại và phát triển thành trứng có sức gây bệnh ở

ngoài môi trường, do đó các yếu tố thời tiết và mùa vụ ảnh hưởng trực tiếp tới quátrình phát sinh và phát triển bệnh giun đũa ở chó

Một số tác giả cho biết, khi chế độ chăm sóc nuôi dưỡng chó ở các vùng khácnhau thì tỷ lệ nhiễm giun đũa cũng khác nhau Đối với chó nuôi ở khu vực đô thị,người nuôi chó có ý thức hơn trong vấn đề vệ sinh, phòng trừ dịch bệnh so với ở

khu vực nông thôn Điều này ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ nhiễm giun đũa T canis.

1.1.3.2 Miễn dịch học bệnh giun đũa chó

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [23], khi vật ký sinh xâm nhập vào

cơ thể ký chủ, cơ thể ký chủ chống lại vật ký sinh, thể hiện bằng những phản ứng tếbào và phản ứng dịch thể làm giảm khả năng sống của vật ký sinh, nếu tác dụngmạnh hơn thì sẽ triệt tiêu hoặc thải vật ký sinh ra khỏi cơ thể vật chủ

Ấu trùng giun đũa chó khi xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích hệ thống miễndịch, làm tăng đáp ứng miễn dịch dịch thể, tăng sản xuất γ globulin, cụ thể là IgG,IgE Kháng thể này được ứng dụng trong chẩn đoán huyết thanh học để phát hiệnbệnh Takamoto M và cs (1998) [125], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [23]cho biết, có sự tăng sản xuất IgE đặc hiệu và tăng bạch cầu ái toan Đáp ứng này do

ấu trùng giun đũa kích thích tế bào miễn dịch: Interleukin 4 và 5 (IL4 và IL5) đượctạo ra, thúc đẩy tế bào lympho B sản xuất IgE và tủy xương sản xuất bạch cầu áitoan Thực nghiệm cho thấy, nếu dùng kháng thể kháng IL4 thì IgE không tăng caotrong máu, nếu dùng kháng thể kháng IL5 thì bạch cầu ái toan cũng không tăng caotrong máu Sự tương tác giữa IgE và bạch cầu ái toan là theo cơ chế gây độc tế bào

Bằng thực nghiệm, cho giai đoạn ấu trùng của giun đũa T canis tiếp xúc cùng với

bạch cầu ái toan và IgE từ chuột đã được mẫn cảm, thì IgE bám vào ấu trùng, còn

Trang 27

bạch cầu ái toan tiến tới và mất hạt, ấu trùng bị tiêu hủy Các hạt này có các proteinchủ yếu kiềm tính, tác dụng còn mạnh hơn cả những enzym tiêu protein hay các gốc

tự do có trong các tế bào thực bào

Theo Lassmann B và cs (2007) [93], sự tồn tại của ấu trùng và chất tiết củachúng trong cơ thể người sẽ gây tổn thương thành mạch, mô mềm, hoại tử và xuấthuyết Cơ thể người sẽ đáp ứng lại bằng cách tạo ra phản ứng miễn dịch và các phảnứng bệnh lý Mức độ bệnh không chỉ phụ thuộc vào số lượng ấu trùng nhiễm vào cơthể mà còn phụ thuộc vào mức độ các phản ứng dị ứng Kết quả các biểu hiện bệnh

lý trên lâm sàng là từ sự viêm nhiễm gây ra bởi các phản ứng miễn dịch trực tiếpchống lại các kháng nguyên của ấu trùng

Các sản phẩm bài tiết của ấu trùng giun đũa chó T canis đã được coi là một

kháng nguyên chức năng chính trong phản ứng miễn dịch Lee S.U và cs (2009)[95] đã sử dụng huyết thanh của người dương tính với ấu trùng giun đũa chó cho kếthợp với ấu trùng giun đũa chó, quan sát cấu trúc siêu vi, kết quả cho thấy, xảy raphản ứng kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể, tạo thành phức hợp miễn dịch

có thể quan sát thấy trong các tế bào tiết, ống bài tiết, biểu mô ruột, lớp biểu bì ởcác phần sâu của ấu trùng Các phức hợp miễn dịch này lưu hành và có thể lắngđọng trong thành mạch ở cầu thận, gây viêm mạch và viêm cầu thận

Giai đoạn trưởng thành, giun đũa T canis ký sinh ở ruột non của chó Cơ thể

chó chống lại giun đũa bằng các phản ứng viêm, tăng bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu

ái toan tại vị trí viêm để tấn công và tiêu diệt ký sinh trùng

1.1.3.3 Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do giun đũa T canis gây ra ở chó

* Bệnh lý của bệnh do giun đũa T canis gây ra ở chó

Theo các nhà ký sinh trùng học, giun đũa T canis gây bệnh ở chó bằng các tác

động cơ học, tác động của độc tố, sự chiếm đoạt dinh dưỡng và tác động mang trùng

Khi chó nuốt phải trứng giun đũa T canis có sức gây bệnh, vào dạ dày, ấu

trùng thoát ra, theo dòng máu di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể Ấu trùng dihành đến phổi gây tác hại ở phổi, gây viêm, xuất huyết, phù nề và thâm nhiễm bạchcầu ái toan, đặc biệt nặng ở chó con Ấu trùng di hành đến não gây viêm não, hạ

Trang 28

đường huyết và hạ canxi máu, làm con vật có biểu hiện thần kinh như bồn chồn, cogiật, thấy rõ hơn ở chó con.

Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non gây viêm phúc mạc, ngăn chặn quá trìnhtiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng Ngoài ra, giun trưởng thành có thể di chuyển đếncác vị trí khác thường như ống dẫn mật, gây tắc ống dẫn mật dẫn đến vàng da; hoặcxuống dạ dày, gây nôn, thải giun ra ngoài

Ngoài các tác động trên, trong khi di hành, ấu trùng giun đũa còn mang vikhuẩn đến các cơ quan tổ chức gây viêm, mở đường cho các vi khuẩn gây bệnh

Tất cả những tác động kể trên của giun đũa T canis làm cho sức đề kháng của

cơ thể giảm sút, chó dễ mắc các bệnh khác hoặc làm cho các bệnh đang có sẵn trong

cơ thể nặng thêm lên

Theo Phan Địch Lân (2005) [25], chó nhiễm giun đũa nặng có thể bị tắc ruột,thậm chí thủng ruột, gây viêm phúc mạc cấp Giun kích thích ống tiêu hóa, đồngthời độc tố của chúng tiết ra dễ dàng gây viêm ruột cata cấp, thấy nhiều ở chó 1 - 3tháng tuổi Trong quá trình ký sinh, giun đũa chiếm đoạt chất dinh dưỡng của chó.Độc tố của giun còn gây ra hội chứng thần kinh ở chó

Brown G và cs (2014) [65] nhận xét, giun đũa T canis trưởng thành ký sinh

ở ruột non gây viêm cata, giai đoạn ấu trùng T canis di hành đến phổi gây viêm

phổi, xuất huyết, phù nề và thâm nhiễm bạch cầu ái toan

* Triệu chứng của bệnh do giun đũa T canis gây ra ở chó

Triệu chứng lâm sàng là những biểu hiện ra bên ngoài bởi các tác động gây

bệnh của giun đũa T canis Triệu chứng ở chó biểu hiện nặng hay nhẹ tùy thuộc vào

vị trí và số lượng giun ký sinh, tình trạng sức khỏe, tuổi chó, tình trạng chăm sócquản lý…

Ballweber L.R và cs (2001) [58] cho biết, triệu chứng lâm sàng của bệnh

giun đũa T canis đặc biệt rõ ở chó con, gồm nôn nửa, tiêu chảy, viêm phổi Hiện

tượng tắc ruột có thể xảy ra nhưng không phổ biến

Theo Phan Địch Lân (2005) [25], Tô Du và Xuân Giao (2006), [10] Nguyễn

Thị Kim Lan (2012) [24], chó nhiễm giun đũa T canis thường gầy còm, suy nhược,

Trang 29

thiếu máu, triệu chứng rõ nhất ở chó 25 - 90 ngày tuổi Chó ăn kém, hay nôn khan,chậm lớn Bụng chó chướng to và còi cọc là các biểu hiện dễ nhầm với bệnh viêmgan và hội chứng còi xương Chó con có biểu hiện run rẩy, co giật; ỉa lỏng, phântrắng xám, mùi tanh, lông ở xung quanh hậu môn dính bết phân; đôi khi chó con ho

do viêm phổi hoặc viêm phế quản Do đau bụng nên chó thường rên rỉ và đi giật lùi

về phía sau

Theo Brown G và cs (2014) [65], triệu chứng lâm sàng có thể xuất hiện ở chócon 2 - 3 tuần tuổi, khi trong phân chó chưa thấy trứng giun đũa Biểu hiện ho, chảynước mũi, chậm lớn, lông xù, chán ăn, gầy, chướng bụng, tiêu chảy, nôn mửa đôikhi lẫn giun là những biểu hiện thường thấy ở chó con mắc bệnh

Nhìn chung, chó bị nhiễm giun đũa T canis trong một thời gian dài, cơ thể suy

nhược, không tăng cân hoặc tăng nhẹ; suy kiệt dẫn đến chết

* Bệnh tích của bệnh do giun đũa T canis gây ra ở chó

Theo Phan Địch Lân (2005) [25], Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [27], Brown G

và cs (2014) [65], mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào tuổi chó, số lượng

và vị trí ký sinh của giun đũa T canis.

Đối với chó nhiễm giun đũa T canis nặng, bệnh tích thấy rõ là viêm ruột cata.

Trên mặt gan có những điểm màu nâu sẫm, màu mận chín hoặc màu vàng gạch nonmềm nhũn, hoại tử có mủ dạng bã đậu Thận nhão, lát cắt mềm Phổi có nhữngđiểm xuất huyết Lớp tổ chức dưới da có chất thẩm dịch dạng keo nhầy, tạo thànhmột lớp dầy khoảng 2 mm, màu vàng Xoang bụng chứa nhiều dịch thể trong suốt,

gây thành bệnh báng nước Ở những chó bị bệnh giun đũa T canis, mãn tính thấy

niêm mạc ruột dày, tổ chức bị thoái hóa

Quan sát biến đổi vi thể dưới kính hiển vi, thấy xuất hiện phản ứng viêm vàtăng sinh bạch cầu ái toan, tổ chức phổi viêm, xuất huyết, tổ chức gan hoại tử

1.1.3.4 Chẩn đoán bệnh do giun đũa T canis gây ra ở chó

Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [29], ESCCAP (2010) [77], Nguyễn Thị KimLan (2012) [24], Brown G và cs (2014) [65] cho biết, việc chẩn đoán bệnh giun

đũa T canis ở chó có thể tiến hành trên chó còn sống hoặc đã chết Tùy điều kiện

thực tế mà áp dụng biện pháp phù hợp

- Đối với chó còn sống:

Trang 30

Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng như chó gầy còm, rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy,nôn mửa lẫn giun, ho, viêm phổi… Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng này không

phải là những biểu hiện chỉ có ở bệnh do giun đũa T canis gây ra.

Các yếu tố dịch tễ học liên quan đến bệnh như yếu tố tuổi, giống loài, phươngthức nuôi và mùa vụ là những thông tin cần xem xét để chẩn đoán bệnh Tuy nhiên,những dẫn liệu này không phải là căn cứ quan trọng nhất để chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm phân tìm trứng giun đũa T canis là biện pháp cần thực hiện trong

chẩn đoán Thường dùng phương pháp phù nổi để tìm trứng giun Khi xét nghiệm

phân, cần phân biệt trứng của T canis với trứng của Ta leonina.

- Đối với chó đã chết, mổ khám tìm giun đũa T canis ở đường tiêu hóa.

Phương pháp này cho kết quả chính xác hơn cả

Ballweber L.R và cs (2001) [58], Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [27] cho biết,trong phòng thí nghiệm, xét nghiệm phân chó bằng phương pháp Fulleborn có thểphát hiện thấy trứng giun đũa chó từ rất sớm (15 - 21 ngày tuổi)

Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [24] cho biết, có thể chẩn đoán bệnh do giun đũabằng phương pháp miễn dịch như phương pháp miễn dịch men ELISA; tuy nhiên,

do khó khăn về phương tiện và việc chế kháng nguyên chuẩn, nên phương pháp nàycòn ít được sử dụng trong thú y ở nước ta

1.1.3.5 Phòng bệnh giun đũa do T canis cho chó

Để xây dựng biện pháp phòng ngừa tổng hợp bệnh giun đũa T canis cho chó, phải dựa vào chu kỳ sinh học của giun đũa T canis và đặc điểm dịch tễ của bệnh.

Biện pháp phòng ngừa tổng hợp gồm: định kỳ tẩy giun cho chó, nuôi nhốt chó, quản

lý và chăm sóc tốt đàn chó

Theo Tô Du và Xuân Giao (2006) [10], nên tẩy giun đũa cho chó theo quytrình sau: khi chó con 14 - 25 ngày tuổi tẩy lần đầu; chó con 1 tháng tuổi tẩy lần 2;chó con 6 tuần tuổi tẩy lần 3; sau đó cứ 3 tháng tẩy 1 lần

Theo Brown G và cs (2014) [65], chuồng, cũi nhốt chó phải được dọn phân,

cọ rửa, vệ sinh thường xuyên, sau đó phun sodium hypochlorit 1%, sodiumhypochlorite có tác dụng phá huỷ vỏ ngoài của trứng giun đũa, làm cho trứng dễdàng bị tiêu diệt

Overgaauw P.A.M và Virbac Nederland B.V (1997) [108] cho biết, có thểkiểm soát sự lây nhiễm bệnh bằng cách ngăn ngừa sự ô nhiễm môi trường

Trang 31

Tuyên truyền giáo dục cho người nuôi chó về vòng đời giun đũa, vệ sinh vàtẩy giun đũa định kỳ cho chó là những biện pháp làm hạn chế nguy cơ lây nhiễm ấutrùng giun đũa chó sang người

Theo Fok E và cs (2000) [80], cần phải biết tình trạng nhiễm giun đũa củachó nhà và có biện pháp kiểm soát, vì một số bệnh giun tròn ở chó có nguy cơ lâynhiễm sang người

Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [27] cho biết, đối với chó mẹ, cần được xétnghiệm phân trước khi phối giống 15 - 30 ngày và sau khi chó mẹ đẻ 1 tháng đểtránh mầm bệnh lây sang đàn chó con Thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y: đảmbảo cho chó ăn sạch, uống sạch, ở sạch; tập trung phân chó đúng nơi quy định để ủdiệt trứng giun Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng chó, đặc biệt là chó con để nângcao sức đề kháng với bệnh, trong đó có bệnh giun đũa

1.1.3.6 Điều trị bệnh giun đũa do T canis cho chó

Để điều trị bệnh do T canis gây ra hiệu quả, có thể dùng thuốc tẩy giun đũa

cho chó và xây dựng lịch dùng thuốc thích hợp với điều kiện cụ thể ở vùng có bệnh.Ballweber L.R và cs (2001) [58] cho biết, tẩy giun tròn ở chó con từ 2 tuầntuổi, sau đó lặp lại ở 4, 6 và 8 tuần tuổi

Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [27] cho rằng: để tẩy giun đũa T canis ở chó, có

thể dùng thuốc ivermectin tiêm cho chó, liều 0,2 - 0,3 mg/kg TT; dùng một liều; đốivới chó trưởng thành, cứ 3 - 4 tháng tẩy 1 lần

Theo Tô Du và Xuân Giao (2006) [10], khi chó bị bệnh giun đũa nặng, có thểdùng thuốc tẩy giun, kết hợp dùng thuốc trợ sức, trợ lực; truyền dịch cho chó khicần thiết

Nguyễn Quốc Doanh (2012) [7] cho biết, sau 7 ngày thử nghiệm hiệu lực tẩygiun tròn của ivermectin liều 0,2 - 0,4 mg/kgTT cho tỷ lệ sạch trứng là 83,50 - 88,20%.Brown G và cs (2014) [65] đã tẩy giun đũa cho chó bằng thuốc nitroscanate

và fenbendazol, thấy thuốc có tác dụng tẩy cả giun trưởng thành và ấu trùng giun

Trang 32

Nghiên cứu về hiệu lực tẩy giun đũa của nitroscanate, Boray J.C và cs (1979)

[62] cho biết, sử dụng nitroscanate, liều 50 mg/kg thể trọng, tẩy giun đũa T canis

một lần duy nhất cho chó lớn cho hiệu quả điều trị là 97% Sử dụng tẩy 2 lần lặp lạisau 24 giờ ở chó con 2 tuần đã loại bỏ được hoàn toàn cả giun trưởng thành và giaiđoạn ấu trùng; sử dụng liều 100 mg/kg TT cho hiệu quả điều trị đạt 98% sau khidùng thuốc 3 ngày

Aukštikalnienė R và cs (2005) [54] đã thử nghiệm hiệu lực của nitroscanate

liều 50 mg/kg TT tẩy giun đũa T canis cho 5 chó, kết quả cho thấy: ruột của giun đũa T canis thay đổi sau 4 giờ sau dùng thuốc, sau 48 giờ các tế bào biểu mô ruột

hoàn toàn bị thoái hóa Nitroscanate đã làm thay đổi cấu tạo và chức năng tế bào

biểu mô ruột của T canis, phá hủy quá trình chuyển hóa glycogen và lipid trong tế bào biểu mô ruột của T canis

Theo Phạm Khắc Hiếu (2009) [19], ivermectin là thuốc tẩy giun tròn thuộcnhóm avermectin, gây liệt cơ giun tròn do làm tăng giải phóng và hoạt động củaGABA (γ - Aminobutyric acid) Thuốc tương đối an toàn, có phổ tác dụng rộng, cóhiệu lực trên nhiều loài giun cả dạng trưởng thành và ấu trùng, đồng thời không cóhiện tượng kháng chéo với các nhóm thuốc chống giun sán khác Sử dụng liều 0,2mg/kgTT có thể tẩy được cả giun trưởng thành và ấu trùng giai đoạn 4 của giun đũa

T canis.

Theo Nguyễn Tài Năng và cs (2016) [34], fenbendazol là thuốc tẩy giun trònthuộc nhóm benzimidazole Cơ chế tác dụng của thuốc là gắn vào tubulin - mộtprotein cấu trúc của vi ống, phong tỏa các vi ống, làm rối loạn sự nhận đườngglucose, cuối cùng làm cạn kiệt glycogen dự trữ, làm giun bị liệt, chết hoặc bị tống

ra ngoài Thuốc cũng có tác dụng diệt trứng giun do gây rối loạn sự phát triển trứng

Trang 33

người chăn nuôi sử dụng thuốc Thuốc nitroscanate mới chỉ được một số tác giả ởnước ngoài sử dụng để tẩy giun đũa cho chó, chưa có tác giả nào ở Việt Nam công

bố về hiệu lực tẩy của thuốc này Do vậy, trong nội dung luận án, chúng tôi đánhgiá hiệu lực tẩy giun đũa cho chó của 3 loại thuốc trên

1.1.4 Bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người

1.1.4.1 Một số đặc điểm dịch tễ bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người

Năm 1950, ấu trùng giun đũa chó được Wilder tìm thấy trong mắt của nhiềubệnh nhân phẫu thuật mắt được chẩn đoán viêm nội nhãn hay nghi ngờ ung thưvõng mô (trích theo Robert L Nichols, 1956 [106]) Lyness R.W và cs (1987)[100] đã thông báo một trường hợp bé trai 12 tuổi nhiễm ấu trùng giun đũa ở nộinhãn, làm tổn thương nội nhãn và có các phản ứng viêm kích thích

Trường hợp ấu trùng di chuyển nội tạng được Beaver và cs (1952) [61] mô tảlần đầu tiên ở trẻ em có biểu hiện tăng kích thước gan và tăng bạch cầu ái toan Cácdấu hiệu cấp tính của bệnh là tổn thương gan, ấu trùng di hành đến phổi kèm theocác triệu chứng đau bụng, chán ăn, bồn chồn, sốt, ho, thở khò khè, hen suyễn và gan

to Trong giai đoạn nhiễm trùng, số lượng bạch cầu tăng, đặc biệt là bạch cầu áitoan tăng đến trên 2.000 tế bào/mm3

Magnaval J.F và cs (2001) [102], Hotez P.J và Wilkins P.P (2009) [84] chobiết, tại nhiều nước đang phát triển và phát triển tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chócao ở người, ở cả khu vực nông thôn và thành thị, ở những vùng có khí hậu nhiệtđới, thời tiết ấm áp

Trong 3 thập kỷ gần đây, bằng kỹ thuật miễn dịch ELISA, nhiều tác giả đã ghinhận, người nhiễm ấu trùng giun đũa chó được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới như

ở Colombia, Pháp, Đài Loan, Argentina, Austria, Brasil, Peru, Indonesia, Iran,Azerbaijan…

Theo Agudelo C và cs (1990) [50], tỷ lệ huyết thanh dương tính của người

với ấu trùng giun đũa T canis ở Colombia là 47,5%.

Trang 34

Fan C.K và cs (2004) [78] cho biết, tại Đài Loan tỷ lệ huyết thanh dương tínhvới ấu trùng giun đũa chó trên người ở 5 dân tộc bản địa là 46%; ở dân tộc Han

là 30,2%

Kết quả kiểm tra 182 mẫu huyết thanh của người dưới 16 tuổi tại Resistencia,Argentina, Lopez M.D.L.A và cs (2005) [99] cho biết, có 67% số mẫu dương tính

với ấu trùng giun đũa T canis.

Nghiên cứu về nguy cơ lây nhiễm ấu trùng giun đũa chó trên người tạiAustria theo các nhóm nghề nghiệp tiếp xúc với chó, Deutz A và cs (2005) [75]thấy, tỷ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng giun đũa chó ở các nhóm nghề lầnlượt như sau: nông dân là 44,1%, bác sĩ thú y là 27,0%, nhân viên lò mổ là 25,2%

biết loài nào, điều trị bằng thiabendazole thấy triệu chứng bệnh giảm dần Năm

1988, Trần Vinh Hiển đã gặp ở bệnh viện Nhi đồng 2, thành phố Hồ Chí Minh mộtbệnh nhi quê ở Đức Hòa, Long An bị sốt kéo dài, bạch cầu ái toan tăng rất cao trongmáu Huyết thanh của bệnh nhân được gửi sang Pháp xét nghiệm, kết quả là bệnhnhân bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó (trích theo Trần Thị Kim Dung và Trần PhủMạnh Siêu, 2009 [13])

Trong những năm gần đây, bệnh ấu trùng giun đũa chó trên người ở nước ta

đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu

Nguyễn Thị Hồng Thê và Trần Thị Hồng (2004) [40] đã báo cáo về 129trường hợp dương tính với ấu trùng giun đũa chó ở những trẻ em có triệu chứngthần kinh đến khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2, thành phố Hồ Chí Minh

Trang 35

Nghiên cứu trên những bệnh nhi mắc bệnh tiểu cầu tại bệnh viện nhi Đồng 2,Trần Thị Thu Hà và cs (2011) [18] cho biết, tỷ lệ huyết thanh dương tính với ấutrùng giun đũa chó là 53%, chủ yếu ở độ tuổi 4 - 6 tuổi và phần lớn là trẻ sống ởtỉnh lẻ (68,3%).

Hoàng Đình Đông và cs (2011) [8] cho biết, tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũachó trên người đến khám tại bệnh viện Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh là 20%.Nguyễn Văn Chương và Đồng Thị Huệ (2012) [4] đã xác định một trường hợpbệnh nhân nam 55 tuổi tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và 1 trường hợp bệnh nhânnam 57 tuổi tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định mắc bệnh ấu trùng giun đũa chó thể dichuyển nội tạng

Lương Trường Sơn và cs (2013) [37] cho biết, có 103 trường hợp ngườidương tính huyết thanh học với ấu trùng giun đũa chó khi đến khám tại Viện sốt rét

- Ký sinh trùng - Côn trùng thành phố Hồ Chí Minh

Theo Mai Thị Trong (2013) [46], tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa T canis

trong ngành công an nhân dân ngày càng tăng cao, năm 2012 tỷ lệ người có huyếtthanh dương tính cao gấp hơn 3 lần so với năm 2011

Nguyễn Phi Bằng và cs (2016) [1] đã báo cáo, tỷ lệ huyết thanh dương tínhvới ấu trùng giun đũa chó ở người tại Long Xuyên là 33,33%

* Nguồn lây nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người

Chó nhiễm giun đũa T canis là nguồn phát tán trứng giun ra ngoài môi

trường Người bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó do nuốt phải trứng có sức gây bệnh

từ đất, từ tay bẩn hoặc ăn rau sống, từ tiếp xúc với chó… (Magnaval J.F và cs.,

2001 [102])

Trần Thị Hồng (2007) [22] đã khảo sát sự ô nhiễm ký sinh trùng trên rau sốngbán tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Kết quả cho thấy: rau sống

nhiễm trứng giun đũa chó cao nhất (67,8%); trong các loại rau sống thì rau gia vị,

rau xà lách tỷ lệ nhiễm rất cao (76,9 - 100%)

Tại Uttar Pradesh, Ấn Độ, Sudhakar N.R và cs (2012) [124] cho biết, tỷ lệmẫu đất ở các khu vực công cộng bị ô nhiễm trứng giun đũa chó là 12,84%; tỷ lệ ônhiễm ở công viên cao hơn so với các nơi khác

Ở Philippines, Paller V.G.V và De Chavez E.R.C (2014) [108] đã xét nghiệm

Trang 36

mẫu đất ở các khu vực công cộng, sân nhà và khu vực đất trống, tỷ lệ ô nhiễm trứnggiun sán chiếm đến 31% số mẫu, trong đó chủ yếu là nhiễm trứng giun đũa chó(77%), cường độ nhiễm bình quân là 2 trứng/g đất.

Theo Nguyễn Văn Chương và Bùi Văn Tuấn (2014) [5], tỷ lệ ô nhiễm trứnggiun đũa chó trong các mẫu đất tại Bình Định chiếm 20 - 25%; tại Đắk Lắk là 36,7 - 38,3%, tỷ lệ nhiễm chung ở 2 tỉnh là 30%

Theo Roddie G và cs (2008) [113], trứng giun đũa T canis có thể phát triển

trên lông chó Điều tra 100 chó thả rông tại Ireland, tác giả cho biết, có 67% chó

có trứng ở trên lông, với tổng 584 trứng/g lông; tỷ lệ và cường độ nhiễm trứnggiun đũa ở trên lông của chó hoang và chó con cao hơn so với ở trong đất hoặc ởngoài môi trường

* Những yếu tố nguy cơ lây nhiễm ấu trùng giun đũa chó trên người

Sự lây nhiễm ấu trùng giun đũa chó sang người phụ thuộc vào nhiều yếu tốnhư: tình trạng quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng chó; mức độ tiếp xúc với đất; thóiquen bồng bế chó; ăn rau sống; trình độ nhận thức và một số yếu tố xã hội khác…Tình trạng quản lý, nuôi dưỡng chó có liên quan trực tiếp đến sự lây nhiễm ấutrùng giun đũa chó ở người

Fan C.K (2004) [78] cho biết, tình trạng nuôi chó thả rông là một trong cácyếu tố nguy cơ làm tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó cao ở trẻ em tại Đài Loan.Theo Itoh N và cs (2009) [86], Momeni T và cs (2016) [104], khi số lượngchó nuôi nhiều, tình trạng vệ sinh thú y kém thì nguy cơ nhiễm bệnh từ chó sangngười qua tiếp xúc trực tiếp cao hơn so với nhiễm bệnh từ môi trường bên ngoài

Đỗ Trung Dũng và cs (2016) [14] cho biết, vấn đề nuôi chó và thường xuyêntiếp xúc với chó là nguyên nhân làm cho tỷ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùnggiun đũa chó ở người cao

Thói quen sinh hoạt của con người cũng là vấn đề cần quan tâm

Theo Lopez M.D.L.A và cs (2005) [99], Hoàng Đình Đông và cs (2011) [8],

có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó giữa những người thườngxuyên và không thường xuyên rửa tay trước khi ăn

Đồng thời các tác giả trên đã nhận xét, những người sống ở khu vực vệ sinhkém có nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó cao nhất Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ

Trang 37

huyết thanh dương tính với ấu trùng giun đũa chó trên người tại thành phốResistencia, Argentina cao (67%) là do tình trạng sử dụng nước uống không sạch,hoặc do có thói quen ăn đất Qua điều tra, thấy có đến 28,8% số hộ thiếu nước uốngsạch tại nhà; 58,8% thiếu các phương tiện thoát nước; 91,1% trường hợp có thóiquen tiếp xúc thường xuyên với chó; 30% có thói quen ăn đất và 86,7% sống dọctheo đường phố không có vỉa hè

Theo Selek M.B và cs (2015) [119], những người ăn thịt chó có nguy cơnhiễm ấu trùng giun đũa chó cao gấp 12,9 lần so với những người không ăn thịtchó; những người rửa tay ít hơn 6 lần/ngày có nguy cơ nhiễm cao gấp 20,7 lần sovới những người thường xuyên rửa tay

Điều tra tỷ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng giun đũa chó trong số cácbệnh nhân tâm thần phân liệt tại Thổ Nhĩ Kỳ, Kaplan M và cs (2004) [88] chobiết: tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó có thể tăng trên những đối tượng trí tuệ pháttriển chậm hoặc bệnh lý thần kinh Theo tác giả, các bệnh nhân bị tâm thần phân liệtkhả năng chăm sóc bản thân kém, kể cả vấn đề vệ sinh cá nhân

Một số nghiên cứu cho biết, trình độ học vấn và mức thu nhập cũng ảnhhưởng đến sự lây nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người

Tại Brasil, Rubinsky-Elefant G và cs (2008) [116] cho biết, tỷ lệ có huyếtthanh dương tính ở nhóm người ít học là 33,7%; ở nhóm có trình độ học 1 - 4 năm

là 28,2%; ở nhóm có trình độ học 5 - 8 năm là 24,1% và ở những người đã được đàotạo trên 8 năm là 17,6% Ở những người thu nhập thấp, tỷ lệ huyết thanh dương tínhchiếm 32,6%; ở nhóm người thu nhập cao, tỷ lệ này là 11,3%

Một số tác giả như Hoàng Đình Đông và cs (2011) [8], Safa H.A và cs.(2015) [117] lại cho rằng, không có sự khác nhau rõ ràng về tỷ lệ huyết thanhdương tính với ấu trùng giun đũa chó trên người theo trình độ học vấn (P > 0,05).Theo Safa H.A và cs (2015) [117], trong 190 cha mẹ có trình độ đại học thì có 2

con dương tính với ấu trùng giun đũa T canis (chiếm 1,05%), trong 237 cha mẹ bậc

trung học có 4 con dương tính với ấu trùng giun đũa chó (chiếm 1,68%)

Trang 38

Tuổi và giới tính ảnh hưởng không rõ rệt đến sự lây nhiễm ấu trùng giun đũachó trên người.

Tại Austria, Deutz A và cs (2005) [75] cho biết, tỷ lệ huyết thanh dương tínhvới ấu trùng giun đũa chó ở nam là 26,4%; ở nữ là 24,3%

Deutz A và cs (2005) [75], Fu C.J và cs (2015) [79], Safa H.A và cs (2015)[117] đã nhận xét, không có sự khác nhau đáng kể về tỷ lệ dương tính với ấu trùnggiun đũa chó giữa nam với nữ và giữa các lứa tuổi

Sự lây nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người có liên quan đến trình độ dân trícũng như mức độ hiểu biết về bệnh ở các khu vực dân cư

Ugbomoiko S.U và cs (2008) [127] nhận xét, sự hiểu biết về bệnh ấu trùnggiun đũa chó ở người và các yếu tố nguy cơ lây nhiễm có ảnh hưởng đến mức độnhiễm bệnh Tác giả đã phỏng vấn 396 hộ nuôi chó tại Kwara, Nigeria Kết quả chothấy, có đến hơn một nửa những người nuôi chó ở nông thôn và khoảng một phần

ba số người nuôi chó ở khu vực đô thị không có kiến thức về các bệnh lây truyền từchó sang người; số người biết bệnh giun sán ở chó có ảnh hưởng tới sức khỏe conngười chỉ chiếm dưới 10%; chỉ có 11,3 - 18,2% số người cho biết bệnh truyền lây từchó sang người gây tình trạng nguy hiểm; trong khi số người cho rằng bệnh ở chókhông nguy hiểm và không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào cho con người chiếm tỷ lệkhá cao (35,3 - 47,4% và 34,4 - 53,4%)

Theo Đỗ Trung Dũng và cs (2016) [14], sự hiểu biết về bệnh giun đũa chó vàcác yếu tố làm lây nhiễm bệnh sang người có ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm bệnh ấutrùng giun đũa chó ở người

Reynolds P.K.A và cs (2016) [112] cho biết, người nuôi chó tại Ghana có rất

ít kiến thức về bệnh lây từ chó sang người và biện pháp phòng chống bệnh Vì vậy,

họ không tẩy giun cho chó, nuôi chó thả rông, cho ăn không đảm bảo vệ sinh

1.1.4.2 Đặc điểm lâm sàng của bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người

Đặc điểm lâm sàng của bệnh rất đa dạng, khó xác định, phụ thuộc vào mức

độ tổn thương mô do ấu trùng di chuyển, xâm nhập và phản ứng viêm (JagannathP.M và cs., 2009 [87])

Trang 39

Thông thường người bệnh được chú ý tới là do các triệu chứng tổng quátnhư: mệt mỏi, ăn kém, thể trạng yếu, sốt bất thường, nổi mẩn ngứa, nổi mề đay,

… Tuy nhiên, các biểu hiện lâm sàng này không điển hình, rất dễ nhầm với cácbệnh khác

Magnaval J.F và cs (2001) [102], Despommier D (2003) [74] cho biết, bệnh

ấu trùng giun đũa chó bao gồm các thể: thể ấu trùng di chuyển nội tạng, thể ấu trùng

di chuyển ở mắt, thể có dấu hiệu lâm sàng và thể không có dấu hiệu lâm sàng Theo Lopez M.D.L.A và cs (2005) [99], có tới 77,8% số trường hợp có huyếtthanh dương tính với ấu trùng giun đũa chó nhưng không biểu hiện triệu chứng;6,7% số trường hợp có ấu trùng di chuyển ở mắt và 15,5% trường hợp có ấu trùng

di chuyển nội tạng

Triệu chứng của bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người liên quan đến những rốiloạn về thần kinh Trần Thị Kim Dung và cs (2005) [12] đã báo cáo trường hợpmột bệnh nhân nam 29 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh lao, điều trị tới tháng thứ 3,

có triệu chứng: co giật, đau đầu nhiều, ói mửa Các triệu chứng thần kinh ngày càng

rõ nét, xuất hiện khi lên cơn co giật, thường 1 - 2 lần trong ngày, liệt nửa ngườiphải, liệt dây thần kinh trung ương VII phải, nhức đầu, ói Ngoài cơn, bệnh nhântrở lại tình trạng bình thường Hình ảnh chụp cộng hưởng từ cho thấy không phải

lao não Huyết thanh chẩn đoán cho kết quả dương tính với T canis Sau khi điều trị

bằng thuốc albendazole, bệnh nhân hồi phục tốt

Jagannath P.M và cs (2009) [87] đã mô tả trường hợp một bé gái 13 tuổi ở

Ấn độ bị nhiễm ấu trùng giun đũa thể di chuyển nội tạng và não, với các triệu chứngnhư lên cơn động kinh, liệt nửa người bên phải, mất cảm giác

Kim Y.H và cs (2012) [91] đã phát hiện một trường hợp bị viêm cơ tim do

nhiễm ấu trùng giun đũa T canis ở Hàn Quốc

Nguyễn Văn Chương và Đồng Thị Huệ (2012) [4] đã thông báo về hai ca bệnhnhiễm ấu trùng giun đũa chó gây tổn thương ở phổi và não, biểu hiện triệu chứnglâm sàng chủ yếu về hô hấp gồm ho, đau ngực, tràn dịch màng phổi và triệu chứng

về thần kinh như đau đầu, co giật, liệt tay trái

Trang 40

Theo Lương Trường Sơn và cs (2013) [37], trong 103 trường hợp dương tínhvới ấu trùng giun đũa chó đến khám tại Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùngThành phố Hồ Chí Minh, có 94,2% trường hợp có biểu hiện ngứa, nổi mề đay;25,3% trường hợp biểu hiện đau đầu, kèm theo rối loạn tiêu hóa

Shazly A.M.E và cs (2013) [121] cho biết: những bệnh nhân được xác định làhen phế quản có nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó cao hơn 2 lần so với nhữngngười khác, với biểu hiện lâm sàng như gan to, lách to, hạch to, rối loạn thần kinh,rối loạn tiêu hóa và viêm da

Theo Momeni T và cs (2016) [104], triệu chứng ho ở người có thể có liênquan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó, đặc biệt là những trường hợp ho mãn tính

1.1.4.3 Chẩn đoán bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người

Chẩn đoán người nhiễm ấu trùng giun đũa T canis phải kết hợp việc khám

lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng, điều tra dịch tễ, chẩn đoán huyết thanh học …(Zhang F.H và cs., 2015 [130])

Điều tra dịch tễ học là vấn đề cần làm trong chẩn đoán bệnh Những thói quensinh hoạt như thường xuyên tiếp xúc, bồng bế chó, tiếp xúc với đất, ăn rau sống,tình trạng vệ sinh… là những thông tin cần điều tra Theo Trần Thị Hồng và TrầnVinh Hiển (1997) [21], khi xác định được các yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh thì sẽ cóchìa khóa để phòng bệnh và chống tái nhiễm Do đó, đặc điểm dịch tễ là căn cứquan trọng để thực hiện các chẩn đoán tiếp theo

Triệu chứng lâm sàng là những dấu hiệu không thể bỏ qua trong chẩn đoán Đểchẩn đoán bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người, có thể dựa trên những triệu chứngnhư ngứa, nổi mề đay, rối loạn tiêu hóa, sốt kéo dài, ho và khò khè, gan to; hoặc triệuchứng thần kinh, đau đầu, tổn thương ở mắt Tuy nhiên, nếu kết luận bệnh chỉ quachẩn đoán lâm sàng thường không chắc chắn, bởi lẽ triệu chứng của bệnh ấu trùnggiun đũa chó trên người không điển hình (Huỳnh Hồng Quang và cs., 2011 [36]).Xét nghiệm cận lâm sàng cũng là những biện pháp cần thực hiện trong chẩnđoán Theo Đỗ Thị Phượng Linh và cs (2012) [33], số lượng bạch cầu, bạch cầu áitoan, hàm lượng men ALT và AST là những chỉ tiêu cần xác định trong chẩn đoánngười nhiễm ấu trùng giun đũa chó, ngoài chẩn đoán huyết thanh học bằng phản

Ngày đăng: 28/04/2017, 17:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Phi Bằng, Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Hồ Bảo Trân, Nguyễn Thị Chúc (2016), “Tình hình nhiễm giun sán đường tiêu hóa ở chó và mối tương quan giữa yếu tố nguy cơ lây nhiễm sàng người tại Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXIII, số 4, tr. 44 - 52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm giun sán đường tiêu hóa ở chó và mối tương quan giữa yếu tố nguy cơ lây nhiễm sàng người tại Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang”, "Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y
Tác giả: Nguyễn Phi Bằng, Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Hồ Bảo Trân, Nguyễn Thị Chúc
Năm: 2016
2. Vương Đức Chất, Lê Thị Tài (2009), Bệnh thường gặp ở chó mèo và cách phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 80 - 83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh thường gặp ở chó mèo và cách phòng trị
Tác giả: Vương Đức Chất, Lê Thị Tài
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2009
3. Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan (2003), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. tr 228 - 232 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Dược lý học thú y
Tác giả: Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2003
4. Nguyễn Văn Chương và Đồng Thị Huệ (2012), “Nhân hai ca bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo thể di chuyển nội tạng”, Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 16, số 1, tr. 37 - 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân hai ca bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo thể di chuyển nội tạng”, "Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Văn Chương và Đồng Thị Huệ
Năm: 2012
5. Nguyễn Văn Chương và Bùi Văn Tuấn (2014), "Nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người tại một số điểm của tỉnh Bình Định và Đắk Lắk”, Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Chuyên đề hội nghị khoa học - đào tạo chuyên ngành ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 41, tr. 40 - 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người tại một số điểm của tỉnh Bình Định và Đắk Lắk
Tác giả: Nguyễn Văn Chương và Bùi Văn Tuấn
Năm: 2014
6. Nguyễn Quốc Doanh, Trương Minh Hiền, Nguyễn Thu Thủy (2009), “Tình hình nhiễm giun tròn ở chó nghiệp vụ tại một số Trung tâm nuôi chó trong thời gian từ 2005 - 2006”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVI, số 1, tr 42 - 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm giun tròn ở chó nghiệp vụ tại một số Trung tâm nuôi chó trong thời gian từ 2005 - 2006”, "Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y
Tác giả: Nguyễn Quốc Doanh, Trương Minh Hiền, Nguyễn Thu Thủy
Năm: 2009
7. Nguyễn Quốc Doanh (2012), “Tình hình nhiễm giun tròn ở chó tại một số địa điểm tại Hà Nội. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, số 4, tr. 25 - 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm giun tròn ở chó tại một số địa điểm tại Hà Nội. "Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y
Tác giả: Nguyễn Quốc Doanh
Năm: 2012
8. Hoàng Đình Đông, Đỗ Văn Dũng, Phan Anh Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Dung (2011), “Tỷ lệ nhiễm Toxocara sp. và các yếu tố liên quan của người dân quân 2 trên 20 tuổi đến khám tại bệnh viện Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 15, số 1, tr. 137 - 141 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ nhiễm "Toxocara" sp. và các yếu tố liên quan của người dân quân 2 trên 20 tuổi đến khám tại bệnh viện Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010”, "Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Hoàng Đình Đông, Đỗ Văn Dũng, Phan Anh Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Dung
Năm: 2011
9. Lê Thành Đồng, Trịnh Ngọc Hải, Hoàng Thị Mai Anh, Phạm Nguyễn Thúy Vy (2014), “Kết quả xét nghiệm giun sán tại cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia bằng kỹ thuật ELISA”, Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 18, số 6, tr. 321 - 325 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả xét nghiệm giun sán tại cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia bằng kỹ thuật ELISA”, "Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Lê Thành Đồng, Trịnh Ngọc Hải, Hoàng Thị Mai Anh, Phạm Nguyễn Thúy Vy
Năm: 2014
10.Tô Du, Xuân Giao (2006), Kỹ thuật nuôi chó mèo và phòng trị bệnh thường gặp, Nxb Lao động xã hội, tr. 69 - 72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi chó mèo và phòng trị bệnh thường gặp
Tác giả: Tô Du, Xuân Giao
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2006
11.Hoàng Minh Đức, Nguyễn Thị Kim Lan (2008), “Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó nuôi ở Hà Nội và thuốc thử điều trị”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XV, số 3, tr. 40 - 44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó nuôi ở Hà Nội và thuốc thử điều trị”, "Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y
Tác giả: Hoàng Minh Đức, Nguyễn Thị Kim Lan
Năm: 2008
12.Trần Thị Kim Dung, Nguyễn Văn Tẩn, Nguyễn Trí Thức, Trần Vinh Hiển (2005), “Một trường hợp nhiễm Toxocara canis ở hệ thần kinh trung ương.Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 9, số 1, tr. 96 - 99 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một trường hợp nhiễm "Toxocara canis" ở hệ thần kinh trung ương. "Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Thị Kim Dung, Nguyễn Văn Tẩn, Nguyễn Trí Thức, Trần Vinh Hiển
Năm: 2005
13.Trần Thị Kim Dung, Trần Phủ Mạnh Siêu (2009), Bệnh do giun lươn và giun đũa chó mèo, Nhà xuất bản Y học, tr. 82 - 107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh do giun lươn và giun đũa chó mèo
Tác giả: Trần Thị Kim Dung, Trần Phủ Mạnh Siêu
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2009
14. Đỗ Trung Dũng, Trần Thanh Dương, Nguyễn Thị Hợp, Hoàng Quang Vinh, Đỗ Thị Thu Thuý, Nguyễn Thị Lan Anh (2016), “Thực trạng nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo (Toxocara spp.) trên người tại một số điểm nghiên cứu thuộc Hà Nội và Hưng Yên, năm 2014 - 2015”, Tạp chí Phòng chống sốt rét, số 3 (92), tr. 10 - 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo ("Toxocara "spp.) trên người tại một số điểm nghiên cứu thuộc Hà Nội và Hưng Yên, năm 2014 - 2015”, "Tạp chí Phòng chống sốt rét
Tác giả: Đỗ Trung Dũng, Trần Thanh Dương, Nguyễn Thị Hợp, Hoàng Quang Vinh, Đỗ Thị Thu Thuý, Nguyễn Thị Lan Anh
Năm: 2016
15.Trần Trọng Dương (2013), Nghiên cứu thực trạng nhiễm, một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó trên người và hiệu quả điều trị bằng albendazole tại 2 xã thuộc huyện Anh Nhơn, Bình Định (2011 - 2012) , Luận án tiến sĩ y học, Viện số rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương, tr. 62 - 80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng nhiễm, một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó trên người và hiệu quả điều trị bằng albendazole tại 2 xã thuộc huyện Anh Nhơn, Bình Định (2011 - 2012)
Tác giả: Trần Trọng Dương
Năm: 2013
16.Nguyễn Thị Duyên (2014), “Tình hình nhiễm giun tròn đường ruột và biến đổi huyết học ở chó nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXI, số 8, tr. 41 - 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm giun tròn đường ruột và biến đổi huyết học ở chó nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột”, "Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y
Tác giả: Nguyễn Thị Duyên
Năm: 2014
17.Trịnh Bỉnh Dy, Phạm Thị Minh Đức, Phùng Xuân Bình, Lê Thu Liên, Hoàng Thế Long (2006), Sinh lý học tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 118 - 126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học tập I
Tác giả: Trịnh Bỉnh Dy, Phạm Thị Minh Đức, Phùng Xuân Bình, Lê Thu Liên, Hoàng Thế Long
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2006
18. Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Thành Luân, Trần Thị Mộng Hiệp (2011), “Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng ở trẻ bị bệnh tiểu cầu có thực hiện huyết thanh chẩn đoán Toxocara (2001 – 2008)”, Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 15, số 2. tr. 166 - 170 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng ở trẻ bị bệnh tiểu cầu có thực hiện huyết thanh chẩn đoán Toxocara (2001 – 2008)”, "Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Thành Luân, Trần Thị Mộng Hiệp
Năm: 2011
20.Dương Đức Hiếu, Bùi Khánh Linh, Sử Thanh Long (2014), “Bước đầu nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó tại xã Sơn Nga, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXI, số 8, tr. 31 - 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó tại xã Sơn Nga, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ”, "Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y
Tác giả: Dương Đức Hiếu, Bùi Khánh Linh, Sử Thanh Long
Năm: 2014
21.Trần Thị Hồng, Trần Vinh Hiển (1997), “Biểu hiện lâm sàng bệnh do ấu trùng giun đũa chó Toxocara canis ở người ”, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 3, số 1, tr. 121 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biểu hiện lâm sàng bệnh do ấu trùng giun đũa chó "Toxocara canis " ở người ”, "Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Thị Hồng, Trần Vinh Hiển
Năm: 1997

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w