1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình giản yếu về từ vựng và ngữ nghĩa tiếng việt phần 2

36 478 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 640,21 KB

Nội dung

Chương IV Hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm I  Khái quát về hiện tượng đồng nghĩa Dưới đây, chúng ta chỉ tóm tắt một số tri thức về hiện tượng đồng nghĩa nói chung trong tấ

Trang 1

Chương IV

Hiện tượng đồng nghĩa,

trái nghĩa, đồng âm

I  Khái quát về hiện tượng đồng nghĩa

Dưới đây, chúng ta chỉ tóm tắt một số tri thức về hiện tượng

đồng nghĩa nói chung trong tất cả các ngôn ngữ để có điều kiện chuyển nhanh sang hiện tượng này trong tiếng Việt

Trong những miền khác nhau về "mật độ" từ ngữ đó, có những miền nhiều từ đồng nghĩa hơn miền kia

2 Phân loại

Để cho tiện dùng, có thể phân các từ đồng nghĩa thành hai loại :

a) Đồng nghĩa tuyệt đối

Những từ đồng nghĩa không khác nhau về sắc thái ý nghĩa biểu cảm hay biểu niệm, có thể khác nhau về tính địa phương, về phong cách Ví dụ có mang và có bầu ; sốt rét và ngã nước

b) Đồng nghĩa khác nhau về sắc thái ý nghĩa Bao gồm:

Trang 2

 Đồng nghĩa khác nhau về sắc thái biểu cảm

 Đồng nghĩa khác nhau về sắc thái ý nghĩa

Dưới đây, qua phân tích các từ ngữ đồng nghĩa trong tiếng Việt chúng ta sẽ hiểu rõ sự phân loại này hơn

II  Hiện tượng đồng nghĩa trong tiếng Việt

Tiếng Việt rất phong phú về hiện tượng đồng nghĩa Dưới đây

là các ví dụ

Từ đồng nghĩa ở một vài miền trong trường biểu vật về con người

1 Trí tuệ, hoạt động, tính chất của trí tuệ

a) Cơ quan hoạt động nhận thức của con người: đầu, não, óc,

đầu não, trí óc, trí não, trí tuệ, trí lực, lí trí, cân não,

b) Hoạt động nhận thức của trí tuệ : nghĩ, nghĩ ngợi, suy nghĩ, nghiền ngẫm, ngẫm, gẫm, tư duy, suy, suy xét, suy tư, xét, xét đoán, phán xét, phán đoán, đoán, đoán định, tiên đoán, nghiệm,

c) Hoạt động của trí tuệ để khôi phục lại kí ức : nhớ, ghi nhớ, hồi tưởng,…

2 Tính chất của trí tuệ

a) Tính chất tích cực, lành mạnh : thông minh, minh mẫn, mưu trí, nhanh trí, sáng, sáng dạ, sáng suốt, khôn, khôn khéo, b) Tính chất tiêu cực : ngu, dốt, đần, ngốc, ngốc ngếch, dại, dại dột, đần độn, ngu tối, dốt nát,

mất trí, dại, cuồng, điên, ngộ, điên dại, cuồng trí, cuồng chữ, ngộ chữ, dở người, ngớ ngẩn,

gàn, bướng, ương, dở, ương gàn, ương bướng, lẫn, lẩm cẩm, lẩn thẩn, lẫn cẫn, hấp, hâm,

3 Trạng thái trí tuệ

a) Trạng thái tích cực : sáng sủa, tỉnh táo, sáng láng,…

b) Trạng thái tiêu cực : tối tăm, mù mờ, choáng váng, sững

sờ, thảng thốt, hôn mê, mê muội,

c) Trạng thái của tư tưởng : băn khoăn, do dự, lưỡng lự, phân

Trang 3

vân, rối, bối rối, rối ruột, rối dạ, rối trí, hoang mang,

4 Tính cách con người

a) Tính cách tích cực : thật thà, thật, thẳng, thẳng thắn, ngay, ngay thật, ngay thẳng, trung thực, trung trực,

b) Tính cách tiêu cực : gian, gian dối, gian trá, gian xảo, xảo trá, gian hiểm, gian ngoan, trí trá, cong queo, quanh co, lắt léo, c) Tính cách tiếp vật tích cực : ôn hoà, điềm đạm, đằm tính,

điềm tĩnh, trầm tĩnh, kiên trì, kiên nhẫn, nhẫn nại, nhẫn nhục,

d) Tính cách tích cực tiêu cực : nóng, nóng nảy, nóng vội, lanh chanh,…

5 Trạng thái tình cảm của con người

a) vui, vui vẻ, vui lòng, hồ hởi, hởi lòng hởi dạ, mát lòng, mát dạ, thoả lòng, thoả dạ,

sướng, sung sướng, sướng dạ, sướng vui, khoái, khoái trá, b) buồn, rầu, sầu, buồn bã, buồn rầu, rầu rĩ, âu sầu, u buồn,

u sầu, rầu lòng, sầu não, não nuột, não lòng, bi ai, sầu oán, c) bốc, bốc đồng, hăng, hăng hái, hăng say, sôi nổi, say sưa, nồng nhiệt, hào hứng, phấn khởi,

d) chán, ngán, nản, chán ngán, ngán ngẩm, nản lòng, nản trí, ngao ngán, tiêu cực, bi quan, ê chề,

e) tức, bực, giận, giận dữ, nóng giận, nổi nóng, cáu, cáu gắt, gắt gỏng, bực mình, bực tức, tức tối, tức giận, tím ruột,

g) đau, xót, đau lòng, đau ruột, xót ruột, xót xa, đau đớn, h) khổ, khổ não, khổ đau, khốn khổ, đau khổ, khổ sở,

6 Vẻ mặt biểu hiện của trạng thái tình cảm

a) vẻ mặt, sắc diện, sắc mặt, nét mặt,

b) tươi, tươi cười, tươi tỉnh, tươi vui, hớn hở, hí hửng, hơn hớn, phởn, phởn phơ, phớn phở,

c) ủ rũ, rũ ruợi, ủ ê, u ám, u tối, nhăn nhó, nặng nề, nặng mặt, mặt sưng mày xỉa,

Trang 4

c) khinh, khinh bỉ, khinh miệt, miệt thị, bỉ báng, coi thường d) hành, hành hạ, dày vò, chà đạp, dày xéo, đầy ải

Dưới đây là các ví dụ khác, lựa chọn ít nhiều tuỳ tiện, không tập trung như các ví dụ về nội tâm của con người

8

a) cháy, loé, sáng, rực, loè, bùng, loáng,

b) lấp loé, lấp loáng, lập loè, nhấp nháy,

c) long lanh, lung linh, lóng lánh, lấp lánh,

d) sáng, sáng rực, sáng ngời, sáng chói, sáng loáng, rực rỡ, chói chang, chói ngời, ngời ngời,

e) nhen, châm, đốt, nổi lửa,

g) thiêu, đốt,

9

a) rung, lay, lắc, đưa, đu, động,

b) rung rinh, rung động, động đậy, đu đưa, dao động, rập rờn, bập bềnh, nhấp nhô,…

10

a) đông, náo nhiệt, rộn rịp, đông đúc, đông đảo, đông vui, b) vắng, vắng vẻ, hiu quạnh, cô liêu, cô tịch, hoang vắng, quạnh quẽ, quạnh hiu, cô quạnh, quạnh vắng,

Trang 5

76

vừa khái quát rộng, vừa phân tích sâu của người Việt Nam trong

sự chiếm lĩnh thực tế khách quan và trong sự thể nghiệm tâm hồn

Sự khác nhau về ý nghĩa biểu niệm của các từ đồng nghĩa (và cả các ý nghĩa biểu thái) giúp chúng ta phát hiện ra những nét rất tinh tế của các sự vật, hiện tượng bên ngoài và bên trong Khái quát hoá các từ chỉ tâm trạng, chúng ta có ba nhóm với những từ khái quát:

vui buồn sướng khổ hăng chán Các tâm trạng này được đối lập theo hai tiêu chí "tích cực 

tiêu cực" và sẽ được phân hoá bằng hàng loạt từ đồng nghĩa Mỗi

từ đồng nghĩa nêu bật được một biểu hiện nào đó, một tác động như thế nào đó đối với con người

Vui chỉ tâm trạng tích cực khi thấy sự vật, sự việc bên ngoài diễn ra phù hợp với mong muốn của mình, dù mong muốn đúng

đắn hay xấu xa

Cái tâm trạng này còn được gọi tên bằng mát lòng, mát dạ khi những cái xảy ra dường như làm vợi đi những lo âu, phiền muộn, những nỗi niềm làm đau đớn, khi chúng chưa đến, chưa xảy ra,

mà người ta phải lo lắng, chuẩn bị cho chúng xảy ra Chúng ta hởi lòng, hởi dạ khi cái xảy ra chẳng những làm dịu đi những lo âu, phiền muộn mà còn khơi dậy nhiệt tình, lòng ham muốn, trước kia dường như bị dồn ép xuống Chúng ta hồ hởi khi niềm vui khác khiến cho chúng ta sẵn sàng cởi mở, giúp đỡ, ân cần với người khác Và chúng ta thoả lòng khi những cái xảy ra phù hợp với những ước mơ tha thiết, trở thành những đòi hỏi có tính máu thịt của chúng ta Đó là sự phân hoá một tâm trạng Không có kinh lịch, từng trải và suy ngẫm về lòng mình, lòng người, không

có cả một chiều dày của lịch sử nhân văn, làm sao có được cái nhìn như vậy đối với con người ?

Chuyển qua một vận động của thế giới bên ngoài Ngọn lửa hay một nguồn sáng có thể phát sáng theo cách sáng, rực, loé, bùng,

Trang 6

hồng, đỏ, loè, loáng Khi phát sáng, nó có thể đứng yên hay rung

động Để chỉ sự rung động, tiếng Việt lại có hàng loạt từ Nguồn sáng nháy khi ánh sáng loé ra rồi lại tắt ngay nhiều lần liên tiếp Nó nhấp nháy khi khoảng cách giữa hai lần loé sáng ngắn hơn, dường như lần sáng trước chưa kịp tắt hẳn thì lần sáng sau đã lại loé lên Nguồn sáng lấp loé khi nó cùng lúc tắt, lúc sáng nhưng luồng sáng mạnh, sắc, nhanh còn nếu như ánh sáng phát ra chậm hơn, yếu hơn không thành tia màng loang ra thành một diện tích nhỏ thì nó lập loè

Các từ trên đều chỉ cách phát sáng của bản thân nguồn sáng, những ánh sáng nhảy, lấp loé, là những ánh sáng do tự nguồn sáng phát ra Khi chỉ cách phát sáng của những ánh sáng phản chiếu, chúng ta có các từ lấp lánh, lấp loáng, long lanh, lung linh

ánh sáng lấp lánh khi được phản chiếu từ một mặt phẳng hẹp,

lúc hiện ra, lúc mất đi, khuất đi, cho nên nó nhỏ và ngắn Nó lấp loáng khi được phản chiếu từ một mặt phẳng lớn hơn, thành những luồng sáng lúc mất, lúc hiện ra, quét những góc lớn Nó lóng lánh, long lanh khi vật phản chiếu có hình cầu ánh sáng phản chiếu thành tia mạnh , lúc tắt, lúc sáng với cường độ lớn thì

nó lóng lánh Khi vật phản chiếu cũng hình cầu nhưng trong suốt, sáng hẳn lên khi nhận ánh sáng từ ngoài chiếu vào, do đó dường như tự mình phát ra những tia sáng lúc rực lên, lúc yếu đi thì nó

được gọi là long lanh ánh sáng lung linh là ánh sáng hoặc phản chiếu, hoặc được phát ra từ nguồn sáng, nhưng vật phát sáng cũng hình cầu Nó cũng rung rinh nhưng không thành tia và không phải do vật phản chiếu hay vật phát sáng tự nó rung động mà là do chúng được nhìn qua một môi trường lỏng, trong và rung động

đều đều Chính vì được nhìn qua một môi trường cho nên ánh sáng lung linh bao giờ cũng có vẻ huyền ảo, mơ hồ

Đó là sự phân hoá của một vận động : vận động của ánh sáng Không có sự dày công chiêm nghiệm, suy ngẫm thực tế, không có cặp mắt của những nghệ sĩ bậc thầy, làm sao có thể

"bắt" được những tia "một đi không trở lại" đó của ánh sáng để

Trang 7

cố định chúng bằng những từ rất đẹp ?

Cùng với rất nhiều những ví dụ khác, những ví dụ vừa phân tích trên đây chứng tỏ rằng hiện tượng đồng nghĩa là bằng chứng rất thuyết phục về cái giàu, cái đẹp và cái trong sáng trong ngôn ngữ Việt Nam Nó cũng là bằng chứng của cả một dân tộc, một dân tộc có văn hoá, có lịch sử, có một tâm hồn biết yêu và biết ghét rất tế nhị, vô cùng tế nhị trong sự quan sát, thể nghiệm thiên nhiên, xã hội và con người, biết trân trọng kinh nghiệm của các thế hệ cha anh, biết đúc kết chúng thành những từ, những viên ngọc báu trong ngôn ngữ

Ngôn ngữ của các tác phẩm văn học phải thực hiện cùng một lúc hàng loạt chức năng Nó phải chính xác, gợi hình ảnh, có khả năng bộc lộ tình cảm, tâm trạng của con người Nhưng lại phải hàm súc Các từ đồng nghĩa của tiếng Việt là những đơn vị thoả mãn được những đòi hỏi nói trên Mỗi từ đồng nghĩa là một bức tranh, một mảnh nhỏ của một tác phẩm văn học cô gọn lại trong một từ Cho nên, các từ đồng nghĩa là những phương tiện quý báu của nghệ thuật văn học, nhất là nghệ thuật thơ ca

ở trên, chủ yếu là các ví dụ và hiện tượng đồng nghĩa đã có

từ trước, từ lâu trong tiếng Việt

Hiện nay, các từ đồng nghĩa mới đang tiếp tục xuất hiện Có thể nói, một trong những quy luật phát triển của từ vựng tiếng Việt là đồng nghĩa hoá các khái niệm, các từ Dường như một khái niệm mới, một sự kiện mới, một tính chất mới, mới được phát hiện và đi vào tiếng Việt thì nó đều có khả năng làm nảy sinh một

số từ đồng nghĩa sắc thái hoá Ví dụ :

lãnh đạo, chỉ đạo, cầm đầu, hướng dẫn, điều khiển, điều hành, quản đốc, quản lí, quản trị,

Trang 8

công,

nhận, thừa nhận, công nhận, chấp nhận, ghi nhận,

mặt trận, tiền tuyến, hoả tuyến, tiền phương, tiền duyên, tuyến lửa,

căn cứ, hậu cứ, bàn đạp,

Hiện tượng đồng nghĩa như thế vừa là biểu hiện tập trung của một loại quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng : quan hệ đồng nghĩa, vừa là một hiện tượng có tính chất xã hội, phản ánh những kết quả nhận thức, chiếm lĩnh thực tế của một dân tộc nào

đó Nó cũng đồng thời vừa là hệ quả, vừa là phương tiện của những yêu cầu của sự diễn đạt, giao tiếp bằng ngôn ngữ

Tất cả các ngôn ngữ đều phong phú về hiện tượng đồng nghĩa Nhưng hiện tượng đồng nghĩa trong tiếng Việt có những

vẻ riêng, nó là một trong những bản sắc giàu, đẹp, trong sáng và cũng là một trong những quy luật chi phối sự phát triển của tiếng Việt Cần phải tôn trọng, nghĩa là phải có ý thức lựa chọn, sử dụng đúng đắn các từ trong nhóm đồng nghĩa sao cho tốt nhất

đối với một nội dung nào đấy của văn bản, và phải rút ra trong các từ đồng nghĩa những bài học lớn về cách quan sát, thể nghiệm tự nhiên và xã hội

Tuy bản chất là tích cực nhưng cũng có khi hiện tượng này bị

đẩy lên thái quá, gây cồng kềnh cho ngôn ngữ, làm trở ngại cho tư duy và cho diễn đạt, giao tiếp

Cần biết tránh không tạo thêm những từ đồng nghĩa mà sự

đối lập sắc thái quá chi tiết, khó phân biệt, do đó khiến cho chúng gần trở thành những từ đồng nghĩa tuyệt đối

III  Hiện tượng đồng nghĩa trong văn bản

Trong giao tiếp, người nói hoặc viết có thể dùng những đơn vị ngôn ngữ khác nhau để diễn đạt cùng một sự vật, sự kiện hay một tư tưởng, tạo nên những hiện tượng đồng nghĩa trong văn bản Những đơn vị đồng nghĩa trong văn bản có thể là từ đồng nghĩa

đã sẵn có trong từ vựng, cũng có thể là những đơn vị mới được người nói tạo ra Mong muốn tạo ra những văn bản đạt những yêu

Trang 9

80

cầu về đặc trưng của ngôn ngữ văn chương, tránh được những cái

dở trong việc dùng từ, thể hiện cho thật đúng, chính xác tư tưởng, tình cảm người viết, đó là lí do của việc tạo ra hiện tượng đồng nghĩa trong văn bản

Trong văn bản có thể có những câu đồng nghĩa hay những từ

đồng nghĩa

1 Có những trường hợp câu đồng nghĩa như sau:

a) Câu đồng nghĩa khác nhau về cấu trúc và khác nhau cả về

từ ngữ Ví dụ :

 B.52, F.111 và 10 vạn tấn bom đạn trong 12 ngày cuối

tháng chạp vừa qua không lung lay nổi ý chí và quyết tâm chống

Mĩ của nhân dân ta

Cuộc tập kích chiến lược tàn bạo nhất trong lịch sử chiến tranh của Mĩ đè bẹp sao nổi khát vọng thống nhất, độc lập của dân tộc ta

b) Câu đồng nghĩa khác nhau về cấu trúc nhưng từ ngữ không thay đổi về cơ bản Ví dụ :

 Nhân dân ta đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược của Mĩ

Cuộc tập kích chiến lược của Mĩ đã bị nhân dân ta đánh bại

c) Có những biểu thức cú pháp hoặc khác nhau về trật tự từ hoặc chứa một từ trái nghĩa nhưng vẫn đồng nghĩa Ví dụ :

c.1  Tôi cao hơn anh

 Anh thấp hơn tôi

c.2  Tôi trước anh

 Anh sau tôi

c.3  Tôi gần anh

Anh gần tôi

c.4  Tôi có cuốn sách này

Cuốn sách này thuộc về tôi

c.5  Con cái làm cha mẹ hài lòng

Cha mẹ hài lòng vì con cái.,

2 Trong văn bản có thể có những trường hợp đồng nghĩa về

Trang 10

từ ngữ như sau:

a) Sự vật, sự kiện, tư tưởng, chưa có tên gọi cố định, các văn bản khác nhau tạo ra những đơn vị khác nhau để diễn đạt Như :

Cuộc tập kích chiến lược tháng 12/ 1972 của Mĩ

Nấc thang tột cùng của tội ác,

Chiến dịch ném bom khủng bố chưa từng có,

Hành động tàn ác nhất và điên rồ nhất,

Cuộc tiến công ăn cướp chớp nhoáng,

Sự đồi trụy của kĩ thuật,

b) Sự vật, sự kiện, tư tưởng, đã có tên gọi cố định, thông thường, nhưng người nói, người viết muốn đối tên gọi để đạt các hiệu quả nghệ thuật:

 Người viết có thể dùng những từ đồng nghĩa để thay thế các

từ cho nhau

 Dùng những từ vốn không đồng nghĩa nhưng có nét nghĩa

đồng nhất nào đấy phù hợp với ý nghĩa của cả câu thay thế cho nhau Sự thay thế đó làm nổi lên cái sắc thái tư tưởng, tình cảm

mà các tác giả muốn thể hiện

+ Máy bay ném vội mấy quả bom rồi bay thẳng

Con quạ sắt trút vội mấy quả bom rồi chuồn thẳng

+ Tên đại ca vừa bước ra khỏi nhà thì bị bắt

Tên đại ca vừa mò ra khỏi sào huyệt thì

3 Khi phân tích giá trị nghệ thuật của các từ ngữ, chúng ta cần phát hiện ra ý đồ nghệ thuật mà người viết muốn thể hiện trong biểu thức hay từ ngữ đã được chọn dùng Tất nhiên, trong một câu văn, câu thơ, chúng ta chỉ gặp có một biểu thức, một từ ngữ Nhưng, để làm rõ giá trị của từ ngữ đó, người phân tích phải đưa ra những đơn

vị đồng nghĩa giả định, so sánh những đơn vị giả định đó với đơn vị

mà người viết đã chọn dùng, từ đó tìm ra giá trị của nó Nếu biết được bản thảo của các tác giả thì chúng ta dễ thấy được giá trị nghệ thuật của đơn vị mà tác giả đã chọn hơn Ví dụ, Hoài Thanh kể hai câu thơ của Huy Cận :

Trang 11

82

Ngàn năm sực tỉnh lê thê Trên thành son nhạt chiều tê tái sầu

đã được Xuân Diệu chữa thành :

Trên thành son nhạt chiều tê cúi đầu bởi vì theo Xuân Diệu nói như vậy kín đáo hơn, lắng đọng hơn

Và hai câu mở đầu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá trong bản thảo được Huy Cận viết :

Mặt trời xuống biển như cục lửa

Sóng đẩy then cài, đêm sập cửa

rồi sau mới thành :

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Công phu chọn lựa từ ngữ, chọn lựa cách diễn đạt của các tác giả chỉ nhờ sự đối chiếu với các đơn vị đồng nghĩa giả định mới được phát hiện ra

IV Hiện tượng trái nghĩa

là lớn, vĩ đại, đồ sộ, to tát, lớn lao, (nên chú ý các từ đồng nghĩa này là khác nhau về sắc thái ý nghĩa)

Trang 12

Nếu đối chiếu hai nhóm đồng nghĩa này với nhau, chúng ta

có thể nói các từ của nhóm này trái nghĩa với nhóm kia

Vì nét nghĩa đồng nghĩa đồng nhất làm cơ sở là một nét nghĩa

trong một trường nghĩa cho nên, có thể nói, hiện tượng trái nghĩa là

hiện tượng trong các trường nghĩa Cũng như các từ đồng nghĩa,

phải đặt các từ trong các trường nghĩa biểu niệm thích hợp thì mới

xác định được các từ trái nghĩa (cũng như đồng nghĩa) đích thực

Nếu không, chúng ta có các trường hợp giả  trái nghĩa (và giả 

đồng nghĩa) tức là những trường hợp trái nghĩa do ngôn cảnh mà

có Ví dụ, trong ngôn bản, chúng ta có thể gặp hai từ vang dội

(chiến thắng vang dội) và bé nhỏ (thắng lợi bé nhỏ) chúng trái

ngược theo độ "lớn", "bé" nhưng là giả  trái nghĩa vì vang dội là

nói về âm thanh, còn bé nhỏ không bắt buộc phải có nét nghĩa này

Cũng tương tự, yếu ớt và khoẻ khoắn là giả  trái nghĩa, vì từ thứ

nhất là nói về trạng thái đặc tính sinh lí, còn khoẻ khoắn là nói đến

cảm giác tự cảm về sinh lực

Vì từ có nhiều nghĩa cho nên hiện tượng trái nghĩa là hiện

tượng xảy ra trong quan hệ giữa các nghĩa của một từ nhiều

nghĩa, do đó một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó mà

những từ này có nét nghĩa chung, làm cơ sở khác nhau Ví dụ :

lành trái nghĩa với độc (vị thuốc độc)

dữ (điềm dữ) dữ (tính lành, tính dữ)

mẻ, vỡ (bát lành, bát vỡ) rách (áo lành, áo rách) chín xanh (quả xanh, quả chín)

non (nhọt non, nhọt chín) giả thật (hàng giả, hàng thật)

dối (nói thật, nói dối) sâu cạn

nông dày thưa

mỏng

Trang 13

rộng hẹp

chật

ở trường nghĩa, chúng ta đã nói đến sự quy định lẫn nhau về

ngữ nghĩa giữa các từ trong một trường Quan hệ đồng nghĩa và trái nghĩa là biểu hiện rõ rệt nhất của sự quy định lẫn nhau này Nắm được nhiều từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ đang xem xét, nhanh chóng nghĩ tới các từ đồng nghĩa và trái nghĩa với một từ

mà chúng ta gặp trong ngôn bản, đặc biệt là trong các tác phẩm chứng tỏ sự phong phú, độ nhạy bén và tinh tế của chúng ta về từ ngữ Đối chiếu từ đang xem xét đối với từ đồng nghĩa và trái nghĩa của nó là điều kiện không thể thiếu khi giảng nghĩa và phân tích giá trị nghệ thuật của các từ trong ngôn ngữ văn chương

V Hiện tượng đồng âm

Đồng âm là hiện tượng xảy ra khi hai từ khác nhau hoàn toàn về

ý nghĩa nhưng vỏ âm thanh của chúng hoàn toàn giống nhau (đây là nói vỏ ngữ âm chuẩn, không nói đến những cách phát âm địa phương)

Dưới đây là một số ví dụ về hiện tượng đồng âm:

la (nốt nhạc) là (ủi) (quần áo)

la (bay la) là (từ nối)

la (con la) là (khăn là)

la (hét, mắng) là (chim là xuống mặt đất)

bà mụ (nữ hộ sinh) bà mụ (loại côn trùng)

Trang 14

biểu thị thì nhiều vô cùng Hiện tượng đồng âm không gây trở ngại cho việc hiểu các ngôn bản Nó được văn học lợi dụng làm một phương tiện tu từ rất có hiệu lực (xem lại đoạn trích thơ Tú Mỡ)

Câu hỏi hướng dẫn học tập chương IV

1 Hiện tượng đồng nghĩa là gì ? Hãy dẫn một số ví dụ về từ

đồng nghĩa Vì sao muốn xác định các từ đồng nghĩa lại phải đặt chúng trong các trường nghĩa ?

2 Hãy nêu một số đặc điểm của các từ đồng nghĩa trong tiếng Việt

3 Thế nào là hiện tượng trái nghĩa ? Vì sao lại nói muốn xác

định được các từ trái nghĩa cũng phải đặt chúng trong các trường nghĩa ?

4 Những hiểu biết về hiện tượng đồng nghĩa và trái nghĩa giúp chúng ta phân tích giá trị thẩm mĩ của các từ ngữ trong tác phẩm văn học như thế nào ?

Trang 15

I - Thuật ngữ khoa học và từ vựng nghề nghiệp

1 Thuật ngữ khoa học, kĩ thuật

Thuật ngữ khoa học, kĩ thuật là những từ ngữ được dùng để biểu thị những sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm, trong những ngành khoa học tự nhiên, nhân văn và xã hội

Về ngữ nghĩa, ý nghĩa biểu vật của thuật ngữ trùng hoàn toàn với các sự vật có thực và ý nghĩa biểu niệm của chúng đồng nhất với các khái niệm về các sự vật đó trong ngành khoa học và kĩ thuật tương ứng Về hình thức, thuật ngữ vẫn tuân theo các phương thức cấu tạo của tiếng Việt, tuy nhiên phương thức láy được dùng rất hạn chế Về từ tố, thuật ngữ khoa học, do yêu cầu diễn đạt sự vật và khái niệm thật chính xác cho nên có thể mượn rộng rãi các yếu tố nước ngoài và có thể dùng các từ tố tiếng Việt với nghĩa khác với nghĩa thông thường của chúng (như nghĩa của từ tố lão trong từ lão hoá,

ôm cơ, hàm chân trị, điểm uốn, )

Thuật ngữ có tính chính xác, một nghĩa đối với một ngành khoa học, không có sắc thái biểu cảm Chúng có tính quốc tế chủ yếu về ý nghĩa bởi vì ý nghĩa của chúng là các khái niệm khoa học, mà khái niệm khoa học là chung cho toàn thế giới (không kể những ngành khoa học riêng trong mỗi dân tộc) Chúng cũng có tính hệ thống cả về ý nghĩa, cả về hình thức bởi vì tri thức khoa học là có hệ thống Tính hệ thống của thuật ngữ là do tính hệ thống của từng ngành khoa học quyết định Dưới đây là một số ví

dụ :

 Thuật ngữ kĩ thuật luyện kim đen :

lò nung buồng lửa khuôn tơi van gió

Trang 16

khuôn khô

liệu chịu lửa liệu sống

van phễu phôi dao cắt phôi bánh răng

tính trội tính lặn tập tính kháng thể kháng nguyên

bổ thể mật mã di truyền

2 Từ vựng nghề nghiệp

Từ vựng nghề nghiệp bao gồm những đơn vị từ vựng được dùng trong các hoạt động và sản xuất của các ngành tiểu thủ công nghiệp và các ngành văn hoá có tính dân tộc, truyền thống

Về ngữ nghĩa, từ vựng nghề nghiệp cũng giống như các thuật ngữ khoa học kĩ thuật, nghĩa là nghĩa biểu vật trùng với sự vật và nghĩa biểu niệm trùng với khái niệm Có thể nói, từ vựng nghề nghiệp là một thứ thuật ngữ kĩ thuật dân dã

Cũng vì có tính dân dã nên chúng không có tính hệ thống cao, không thật chính xác và ít nhiều mỗi từ có tính biểu cảm nhất định, chúng thường gợi ra một cái gì đấy thân quen, đôi khi

cổ kính và gợi ra cả những hình ảnh về một cuộc sống lam lũ nhưng đầy tài hoa với những nghi lễ của các phường hội xa xưa Chúng không có tính quốc tế, thậm chí tính thống nhất trong một quốc gia cũng rất mờ nhạt Có thể cùng một ngành nghề nhưng từng địa phương một vẫn có những từ nghề nghiệp riêng Dưới

đây là một số ví dụ về từ vựng nghề nghiệp ở phương ngữ phía Bắc :

 Nghề gốm :

gốm, sành, sứ, xương gốm, men ngọc, gốm hoa nâu, gốm hoa

Trang 17

88

lam,…

bàn xoay, náu (trục gỗ ở bàn xoay), bao thơi, hòn kê,…

luyện (đất) vỗ, chải, rạch, dập, in, dồi, nạo, vần ve, xeo, sửa,

đội, Cũng có những biệt ngữ của những người thường xuyên tham dự một trò chơi, một môn thể dục thể thao nào đó Giữa biệt ngữ và từ vựng nghề nghiệp có sự nhập nhằng Chúng ta tạm thời quy định như sau : biệt ngữ là những đơn vị từ vựng không thuộc về các sự vật, hành động, đặc điểm vốn là những bộ phận hợp thành của một nghề nghiệp, một môn thể dục thể thao, nhất định Những từ biểu thị các sự vật, hoạt động này là các từ nghề nghiệp hay thuật ngữ Biệt ngữ chỉ là những đơn vị từ vựng

"chồng" lên những đơn vị từ vựng mà ngôn ngữ toàn dân đã có, góp phần tạo nên cái vẻ riêng của những người tham gia vào ngành nghề hay trò chơi đó Nói rõ hơn, những người ngoài tập thể xã hội có biệt ngữ, trước một sự vật, sự việc xảy ra trong hoạt

động của tập thể, thường dùng một từ ngữ toàn dân để biểu thị, còn những người trong tập thể sẽ dùng một từ  biệt ngữ riêng

Trang 18

Do đó biệt ngữ thường có vẻ "lạ tai" đối với người ngoài Ví dụ, trong môn bóng đá, các từ hiệp một, hiệp hai, trọng tài, hậu vệ thòng, thua là những thuật ngữ Trái lại đốn ngã, bị thủng lưới, vào lưới nhặt bóng, là những biệt ngữ Cũng như vậy, trong ngành tư pháp, các từ trại giam, nhà lao, nhà tù thuộc thuật ngữ nhưng nhà đá, bóc lịch là biệt ngữ

Chúng ta tách riêng các biệt ngữ tôn giáo, các biệt ngữ triều đình phong kiến thành một nhóm riêng vì tính chất trang trọng nghiêm chỉnh của chúng Các biệt ngữ khác được gọi chung là tiếng lóng

2 Tiếng lóng

Tiếng lóng bao gồm các từ ngữ mà các tập thể xã hội sáng tạo

ra chúng muốn qua chúng mà "nói riêng" với nhau hoặc bộc lộ cái vẻ riêng của tập thể mình, để đùa vui với nhau hoặc để giữ những bí mật của tập thể mình, không cho những người ngoài tập thể biết Dưới đây là ví dụ :

 Tiếng lóng của học sinh sinh viên thời thuộc Pháp :

công tử bột, tiểu thư vôi, úm, cừ, hộp, kền, kẻng, gộc ca chìa (grossier, nay nói tắt thành gộc),

 Hiện nay trong giới học sinh, sinh viên có các tiếng lóng :

gậy (một điểm), ngỗng (điểm hai), trứng (điểm không), mồ côi

vợ (chưa có vợ), tặc tè (keo kiệt), ghi đông xe đạp (điểm ba), cưa (tán gái),

 Tiếng lóng của hạng lưu manh thời thuộc Pháp :

báy (sờ túi), giấng (túi bạc), so (sợ), cớm (mật thám, công an), cá chìm (công an mật), trách chợp (một chục đồng), bỉ (con đĩ),

vỏ (người ăn cắp),

 Tiếng lóng của hàng cá :

dàng (cá), dàng bế (cá trắm), dàng dình (cá rô), dàng chích (cá trôi), dàng lí (cá chép), tưởi (tôm), hàng ộp (ếch), guộc (gầy), nách (nhỏ), bo (xấu, thối), heo (tươi), vỏ (ươn),

nhất, chách (một), lái (hai), thâm (ba), chớ (bốn), kẹo (năm), mục (sáu), hắp (bảy), bẹt (tám), khươm (chín), nạp (mười),

Ngày đăng: 26/04/2017, 02:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w