Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên (LV thạc sĩ)
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYEN VAN HUNG
QUAN LY RUI RO TIN DUNG TAI
NGAN HANG NONG NGHIEP VA PHAT TRIEN NONG THON VIET NAM - CHI NHANH
HUYEN PHU BINH THAI NGUYEN
LUAN VAN THAC Si KINH TE
Chuyén nganh: QUAN LY KINH TE
THAI NGUYEN - 2015
Trang 2
NGUYÊN VĂN HƯNG
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
HUYỆN PHÚ BÌNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TE
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN ĐÌNH LONG
THÁI NGUYÊN - 2015
Trang 3- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quá nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nảo
- Tôi xi cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn góc Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Hưng
Trang 4LOI CAM ON
Quá trình học tập và thực hiện luận văn này tôi được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất đến tắt cả các cá
nhân và tập thé đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGŒS TS Nguyễn Đình Long - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn các thây giáo, cô giáo, cán bộ phòng đào tạo và các phòng, khoa chuyên môn trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chỉ nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu và những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu luận văn này
Tôi xin cảm ơn nhiều tới gia đình tôi, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở bên
tôi, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu luận văn này Xin tran trong cam on!
Nguyễn Văn Hưng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN - 2c 21 CS xEx212212112112112111111111.11111111 111111 xe i LOL CAM ON oieeesssssssessesssessesscssessessesssesscsessucssssusssesstsssscsecsscssessessessessessesseaees ii
"190905092 =ŒẸỌ&œ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTT .2- 2£ ©++2+2+EE+EEE+EE22EE£ZEEvEEzzrkerree vii DANH MỤC BẢNG BIỀU . - 2: ©22©SS22EEEEEE2EECEEEEEEEEEEEEErrkrrrkrres viii DANH MUC BIEU DO, SO ĐÒ 2-22 222 2 SE E12211171211 21111 1xcre, x MO DAU occ cescccscesssessssessseesseessseessesssessssecssessseesssecssecssvessseessesssessseessesssseenseesees l
1 Tính cấp thiết của đề tài -¿¿2++2Ex2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrkrrrrrree 1
P0 3à 2ì 0i) 0ui 1 2 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . ¿- 22+ ©+2+E++2EE+EEEeEEerEesrkerrkeres 3 4 Những đóng góp dự kiến của đề tài nghiên cứu -¿ -¿-cszcc5+¿ 3
ca no co nan s‹4i1454 3
Chương 1 MỘT SÓ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠẠII -¿- 5z: 4
1.1 Lý luận chung về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của
Ngân hàng thương TẠI is sec ecn660016111261 06166 12x0261604101314661661011611846551115551685E1 1.1.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng thương mại
1.1.2 Phân loại tín dụng Ngân hàng thương mại - «+ 4 1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động tín dụng đối với Ngân hàng 6 1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM 6
1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng 2-2 + s+£x+rxcrxserxezrerres 6
1.2.2 Nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng của Ngân hàng 7
1.2.3 Ảnh hưởng từ rủi ro tín dụng 2- -z©s+xz+£xerresrxrrsrrreees 11
1:3: Quản lý:rủ1 ro TÍn dup asssssnencaananimanenmmammenes 12 1.3.1 Khái niệm quản lý và quản lý rủi ro tín dụng - 12 1.3.2 Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng - - +: ++cs+x+c+exersesees 1.3.3 Sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng
1.3.4 Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng 2s z+cs+zxsscxeee 1.3.5 Các công cụ quản lý rủi ro tín dụng - «++s++s<+<s>++ 1.3.6 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng .- «+« «<< <+exseesxses 26
Trang 61.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng - 31
1.4.1 Các nhân tố bên trong -¿+++22+++2+++22++++zzxestrxrrree 31
1.4.2 Các yếu bên ngồi 2¿¿©z©+++2E+t£EEEtEEEtEEErrkerrrxrrrreee 33
1.5 Kinh nghiệm của một số nước trong quản lý rủi ro tín dụng và bài Hồ cđư 6ác NHI M Viét Natit seoeeeiiroisetisgrintisstlgSS0EE801231558104653953E918E3801314310088 33
1.5.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong quản lý rủi 0980000) 212177 33
1.5.2 Bài học kinh nghiệm của các NHTM Việt Nam - 35
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2- 2 2 s+srs 38
2.1 Các câu hỏi nghiÊn CỨU - ¿x13 911 1E ng ng rrc 38 2.2 Các phương pháp nghiên CỨU 5 6+ **E*vEeEEseeeeekrrsrreree 39
2.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
2.2.2 Thu thập tài liệu 2.2.3 Phương pháp thu thập tài liệu
2.2.4 XU LY li ngăiO.Ý
2.2.5 Phuong phap phan tich ân - 43 2.3 Các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý rủi ro tín dụng 44 2:3;]› GhŸ'tiểu định tinh sisssszzssiststtiitssngig86011400518154618114010883 8808 44 2.3.2 Chỉ tiêu định lượng - - - s56 tk ghe, 45
Chuong 3 THUC TRANG VE QUAN LY RUI RO TIN DUNG TAI
AGRIBANK - CHI NHANH HUYEN PHU BINH THAI NGUYEN 48 3.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển Agribank-Chi
nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên .-.- (5 6 55+ 5< £++skeseeeeeeseeek 48 3; 1„1„,KHáI qUất:GHUHEbscscssrssinsiresisbsbiiEDOSEEEEKIGSSESEAEEIREESISESLSA943808518388 48 3.1.2 Tổ chức hoạt động của Agribank-Chi nhánh Huyện Phú Binh Thai NQuy6n ho 49
Trang 73.2.1 Tình hình huy động vốn -¿++22+++22+++zvzx+zrvsceee
3.2.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh . . -
3.3 Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên
3.3.1 Kết quả điều tra về rủi ro tin dụng tại chỉ nhánh .-
3.3.2 Kết quả cho vay và dư nợ tín dụng tại Chi nhánh
3.3.3 Thực trạng về tình hình nợ xấu tại Chi nhánh . 5:
3.3.4 Kết quả xử lý nợ xấu tại Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái NguyÊn - ng HH Hàn ngư 3.4 Đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái NGUYÊN ‹ciccceseiiiesaiEtDE0156616616611481355115661166 06166 3.4.1 Những kết quả đạt được về việc thực hiện quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên 3.4.2 Những hạn chế còn tổn tại rủi ro tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên - 555 5++Sc+cc+rxseeee 3.4.3 Những nguyên nhân của hạn chế 2-¿+z+s22zszzcsez
Chương 4 GIẢI PHÁP NANG CAO NANG LUC QUAN LY RUI
RO TIN DUNG TAI AGRIBANK - CHI NHANH HUYEN PHU
BÌNH THÁI-NGUYỀ No ục na n2 ngũ Gái Gia nha 03810060360 1068.350.10000000 816
4.1 Phương hướng, mục tiêu và quan điểm quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chỉ nhánh Huyện Phú Bình Thái NguyÊn SE S2 11131 9112 111 1111 1111 ng g rưy
4.1.1 Phương hướng, mục tiêu chiến lược phát triển tín dụng của
Trang 84.2 Kế hoạch quản lý rủi ro tín dụng của của Agribank - Chi nhánh Huyện:Phú Bình Thái NgUYyÊT:s:siisxecz22052660835320666614116315E00513518359555883 43
4.2.1 Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng .-
4.2.2 Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên - 5 55s 5+s+sx5+ 4.3 Giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Huyện Phú Bình
4.3.1 Tiếp tục hoàn thiện quy trình tín dụng mới -‹
4.3.2 Nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý rủi ro tín dụng
4.3.3 Nâng cao vai trò của Phòng QLRR tín dụng
4.3.4 Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý nợ vay
4.3.5 Nâng cao vai trò của kiểm tra, kiểm soát nội bộ -
4.3.6 Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo - 5555 cs<cs+<<sss2 4.3.7 Hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng . -¿ =s2 4.3.8 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tin dung
4.4 Kiến nghị ©5- 5s 22 E211571527121127152117111121111111 11111 cre 4.4.1 Kiến nghị với Nhà nước và các Bộ ngành liên quan
Trang 9DANH MUC CHU VIET TAT Agribank Ngân hàng nông nghiệp và phát triên nông thôn Việt Nam CP Cô phân
CNH-HĐH | Cơng nghiệp hố hiện đại hoá DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ DN Doanh nghiệp
DV Dịch vụ
DNTN Doanh nghiệp tư nhân KCN Khu công nghiệp KTM Khu thuong mai NH Ngân hàng
NHTM Ngân hàng thương mại NHCT Ngân hàng công thương PGD Phòng giao dịch
VNĐ Việt nam đông SXKD Sản xuât kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn TD Tín dụng
TCKT Tô chức kinh tê
TSDB Tai san dam bao RRTD Rui ro tin dung
Trang 10
Bang 1.1: Bang 2.1: Bang 3.1: Bang 3.2: Bang 3.3: Bang 3.4: Bang 3.5: Bang 3.6: Bang 3.7: Bang 3.8: Bang 3.9: Bang 3.10: Bang 3.11: Bang 3.12: Bang 3.13: Bang 3.14:
DANH MUC BANG BIEU
Mô hình xếp hạng của MOODY”S va STANDARD & POOR’S 25
Thống kê mẫu điều tra khách hàng . .2 -2¿2- 52 42
Tình hình lao động của Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên Án Hit 52 Nguồn vốn huy động của Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên giai đoạn 2012 -20 14 53 Lợi nhuận của Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2O 4 << ++<c<<<+<xexxeeseexe 55 Đánh giá từ phía khách hàng về mục đích vay vốn NH 57 Đánh giá từ phía khách hàng về khả năng trả nợ 37 Đánh giá từ phía khách hàng về nguyên nhân chậm trả Đánh giá từ phía nhân viên Ngân hàng về việc thực hiện quy trình tín dụng trước khi cho Vay -s«-s+<xssx+sc++ 58 Đánh giá từ phía nhân viên Ngân hàng về việc thực hiện quy trình tín dụng trong khi cho Vay -‹+-«+s<+c+sece+ 58 Đánh giá từ phía nhân viên Ngân hàng về việc thực hiện quy trình tín dụng sau khi cho Vay - -++-x+cc+x+eseces 59 Dư nợ tín dụng của Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên năm 2012 - 2 4 55555 <S<*<+csvseeees 59 Cơ cấu dư nợ cho vay Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên năm 2012 - 2014 +5 <<+s<+<<++ss+ 61 Dư nợ cho vay theo quy mô kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên nam 2012 -2014 64 Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng mạnh 66 Tỷ trọng một số ngành chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng mạnh 67
Trang 11Bảng 3.15: Bảng 3.16: Bảng 3.17: Bang 4.1: Bang 4.2: Bang 4.3: Bang 4.4:
Nợ xấu theo chuẩn mực kế toán (VAS) eằ Kết quả xử lý nợ xấu tồn đọng của Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên năm 2013- 2014
Kết quả xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro năm 2013 -204 HH HH nen về Bảng liệt kê rủi ro của doanh nghiỆp - - Bảng xếp loại khách hàng theo điểm só -
Chính sách tín dung theo mức độ rủi rO -s«
Ma trận rủi ro Rủi ro thấp - Mức độ rủi ro tăng lên - Rủi
Trang 12Sơ đồ 3.1 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ 3.2: Biểu đồ 3.3: Biểu đồ 3.4: Biểu đồ 3.5: Biểu đồ 3.6: Biểu đồ 3.7: Biểu đồ 3.8: Biểu đồ 3.9: Bộ máy hoạt động của Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên Án HH Cơ cấu huy động vốn của Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên năm 2012 - 2014 «: Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngoại tỆ - c+c<+c+scx Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn -2- 22+: Cơ cấu dư nợ cho vay theo quy mô kinh doanh Cơ cấu dư nợ cho vay theo tài sản đảm bảo - Cơ cấu một số ngành chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng
mạnh năm 20 Ï2 - - 2+2 + + + +22 #+++#EEE+zEEezeeezeeeeezseecre
Cơ cấu một số ngành chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng
Tnanhriấm.2 3 zsxssresseeaoeiaositioittttdi CDISVGISGELIXEOWTSSSELDRS
Cơ cấu một số ngành chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng mạnh năm 20] 4 ¿- + +22 3 *+2E+2E+£EEEeeEeeeeeeereeereee Cơ câu nợ xâu theo chuân mực kê toán Việt Nam
Trang 131 Tính cấp thiết của đề tài
Là một thực thể kinh tế, Ngân hàng thương mại tương tự như các thực thể kinh tế khác, hoạt động nhằm mục tiêu tối đa hóa gia tri cua minh Mục tiêu này đòi hỏi bên cạnh việc không ngừng tìm kiếm các giải pháp tăng cường lợi nhuận kinh doanh như gia tăng thị phần, đa dạng hóa sản phẩm, cải thiện chất lượng các loại hình dịch vụ NHTM cũng phải tập trung nghiên cứu, ứng dụng các chính sách quản lý rủi ro đề tạo ra hành lang bảo vệ cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, tối ưu hóa các tốn thất tiềm tàng
Rui ro trong hoạt động Ngân hàng hết sức đa dạng và phức tạp, tiềm ân
trong mọi nghiệp vụ từ thẻ, tiền gửi, tài trợ thương mại đến đầu tư, kinh
doanh ngoại hối với nhiều mức độ khác nhau, nhưng có ảnh hưởng sâu rộng
và trầm trọng nhất vẫn là rủi ro tín dụng, bởi tín dụng là hoạt động căn bản và
chủ yếu tạo ra khối lượng lợi nhuận lớn nhất, cũng như tốn thất lớn nhất của Ngân hàng Điều này không chỉ đúng trên phương diện lý thuyết mà được minh chứng rõ ràng bằng thực tiễn kinh doanh của ngành Ngân hàng
Để đảm bảo an toàn cho hoạt động Ngân hàng trước những gia tăng ngày càng lớn cả về độ rộng và tính phức tạp của rủi ro tín dụng, trong thời gian vừa qua một sự thay đổi mang tính cách mạng đã diễn ra và trở thành chuẩn mực quốc tế trong chiến lược hoạt động của ngành tài chính thế giới nói chung cũng như ngảnh Ngân hàng nói riêng: Quản lý rủi ro tín dụng, chứ không phải chính sách truyền thống về quản lý tăng doanh thu và cắt giảm chỉ phí đã trở thành chính sách nòng cốt, đóng vai trò nền tảng cho sự thành công trong dài hạn của các Ngân hàng Điều này xuất phát từ thực tiễn rằng sau một thời gian dài chạy theo việc nâng cao lợi nhuận và thị phần bằng mọi cách mà không tính toán, bù đắp hết các rủi ro tiềm ẩn, đa số các Ngân hàng
Trang 14Xét riêng trong bối cảnh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), trải qua nhiều năm tăng trưởng mạnh mẽ,
liên tục và có những cải cách toàn diện, sâu sắc về thực hành tổ chức, quản lý,
công nghệ cũng như nhân lực, Ngân hàng đã đạt được những kết quả tiến bộ
vượt bậc trong mọi mặt kinh doanh Thế nhưng, những bài học lịch sử trong
quá khứ và những biến động bắt lợi lớn lao về kinh tế vĩ mô nói chung và
ngành Ngân hàng nói riêng trong những năm vừa qua và có thể trong một vài năm tới luôn nhắc nhở rằng, nguy cơ sụt giảm chất lượng tín dụng luôn luôn hiện hữu và có khả năng đe dọa lớn tới sự phát triển bền vững của Ngân hàng Đề tồn tại và phát triển qua giai đoạn phức tạp này và cao hơn nữa đề nâng cao toàn diện chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng là một vấn đề mang tính tất yếu trong chiến lược hoạt động của Agribank nói chung và của Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên nói riêng
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Quán lý rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chỉ nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên” làm dé tai nghiên cứu cho luận văn của mình 2 Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vấn để rủi ro tín dụng tại Agribank -
Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên, từ đó nhằm nâng cao chất lượng
quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả hơn
+ Mục tiêu cụ thể
-_ Hệ thống hoá lý luận về rủi ro tin dung va quan lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại
- Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên
Trang 153 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng của Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên
+ Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: luận văn nghiên cứu các vấn đề rủi ro và năng lực quản lý rủi ro tín dụng, các giải pháp nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên
- Về không gian: Trên địa bàn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên
- Về thời gian: luận văn nghiên cứu năng lực quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên, giai đoạn từ năm 2012 - 2014 và định hướng đến năm 2025
4 Những đóng góp dự kiến của đề tài nghiên cứu
Đề tài cho thấy những tồn tại và bất cập trong công tác quản lý rủi ro tín dụng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng tại Agribank - Chi nhánh
Huyện Phú Bình Thái Nguyên Việc nghiên cứu là cơ sở để khắc phục các tồn tại,
rút ra bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại, đồng thời đưa ra giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng dé nhà quản lý có thể sử dung trong việc ra quyết định tín dụng
5 Kết cầu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục bảng, biểu và tài liệu
tham khảo, đề tài có kết cấu 4 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng về quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên
Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng tại
Trang 16Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên
Chương 1
MOT SO VAN DE LY LUAN VE RUI RO TÍN DỤNG
VA QUAN LY RUI RO TIN DUNG TRONG HOAT DONG
KINH DOANH CUA NGAN HANG THUONG MAI
1.1 Lý luận chung về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khải niệm tín dụng Ngân hàng thương mại
Tín dụng của Ngân hàng nói chung được hiểu là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay là Ngân hàng và bên đi vay, trong đó Ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay trong một thời gian, trong
một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô
điều kiện gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại Dư nợ tín dụng thường chiếm trên 50% tổng tài sản của Ngân hàng thương mại và thu nhập từ tín dụng thường chiếm 70%- 90% tổng thu nhập của Ngân hàng thương mại Bên cạnh việc đem lại thu nhập chính cho Ngân hàng thì rủi ro trong kinh doanh cũng có xu hướng tập trung vào danh mục tín dụng Chính vì vậy mà hoạt động tín dụng luôn là mối quan tâm lớn nhất của các Ngân hàng thương mại cũng như thanh tra Ngân hàng
1.1.2 Phân loại tín dụng Ngân hàng thương mại
Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa
trên một số tiêu thức nhất định Việc phân loại này có ý nghĩa là tiền đề để thiết
lập các quy trình tín dụng thích hợp và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng 1.1.2.1 Căn cứ theo hình thức
Trang 17hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của Ngân
hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn
- Cho vay: là việc Ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi trong một khoảng thời gian xác định
- Bảo lãnh: là viéc Ngan hang cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ nghĩa vụ đã cam kết của mình
- Cho thuê tài chính: là việc Ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những thỏa thuận nhất định Sau một thời gian nhất
định, khách hàng phải trả cả gốc và lãi cho Ngân hàng Thường là hoạt động tín dụng trung và đài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là Ngân hàng và khách hàng thuê Khi hết thời gian thuê, khách hàng có
thể mua lại hoặc tiếp tục thuê tải sản đó theo các điều kiện đã thỏa thuận trong
hợp đồng thuê
1.1.2.2 Căn cứ theo thời hạn cho vay
Căn cứ vào thời hạn cho vay, hoạt động tín dụng có thể chia thành: - Tín dụng ngắn hạn: Là loại hình cho vay có thời hạn đến 12 tháng
- Tín dụng trung hạn: Là loại hình cho vay có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng (có thể khác nhau ở mỗi nước) Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử
dụng để đầu tư mua sắm tài sản cô định, cải tiến hoặc đôi mới các thiết bị,
công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh
- Tín dụng dài hạn: Là loại hình cho vay có thời hạn từ trên 60 tháng,
có thể kéo dải đến 20 -30 năm hoặc thậm chí lâu hơn Tín dụng dài hạn được cung cấp đề đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp lớn
Trang 18có quan hệ mật thiết đến tính an toàn, rủi ro, sinh lợi của Ngân hàng đến khả
năng hoàn trả nợ của khách hàng
1.1.2.3 Căn cứ theo khách hàng vay vốn
- Tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân: Là loại hình cho vay nhu cầu
sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của hộ gia đình, cá nhân Thời hạn cho vay có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn tùy theo mục đích sử dụng vốn vay va nguồn trả nợ của hộ gia đình, cá nhân
- Tín dụng đối với tổ chức/ doanh nghiệp: Là loại hình cho vay để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Thời hạn cho vay có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn tùy vào nhu cầu vốn của doanh nghiệp
Ngoài ra, còn có thê phân chia loại hình tín dụng theo phương pháp hoàn trả, mức độ tín nhiệm với khách hàng
1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động tín dụng đối với Ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của Ngân hàng, là cơ sở chủ yếu để đánh giá chất lượng hoạt động của Ngân hàng Đối với hầu hết các Ngân hàng, dư nợ tín dụng thường chiếm hơn 1/2 “tổng tài sản có” và thu nhập từ tín dụng chiếm phần lớn tổng
thu nhập của Ngân hàng Cấp tín dụng còn là khởi điểm của việc khách hàng
sử dụng nhiều dịch vụ phi tài sản của Ngân hàng Mặc dù đem lại lợi nhuận
cao cho Ngân hàng nhưng hoạt động tín dụng cũng chính là hoạt động ấn chứa nhiều rủi ro nhất Do đó cần được sự chú ý đặc biệt của các nhà quản trị Ngân hàng thương mại cũng như công tác giám sát, điều chỉnh hoạt động của Ngân hàng trung ương
1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM
1.2.1 Khái niệm về rúi ro tín dụng
Trang 19- Rúi ro: Có thê được hiểu khái quát đó là khả năng xảy ra các biến cố không lường trước được, khi xảy ra sẽ làm cho kết quả thực tế khác kết quả
kỳ vọng theo kế hoạch
- Rui ro Ngan hang: Ngan hang với chức năng trung gian tài chính giữa người cho vay và người đi vay, là kênh dẫn vốn quan trọng nhất trong nền kinh tế Hoạt động Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường rất nhạy cảm, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của
nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như kinh tế, chính trị, xã hội Hơn
nữa, Ngân hàng không chỉ hoạt động trong lĩnh vực huy động vốn mà còn rất
nhiều lĩnh vực khác như cho vay, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán,
phát hành thẻ Do đó, hoạt động của các Ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro Rủi ro chung đối với một Ngân hàng có nghĩa là mức độ không chắc chắn liên quan đến những sự kiện, những tình huống gây nên tốn thất kinh tế, làm chi phí tăng lên, thu nhập và lợi nhuận Ngân hàng giảm đi so với dự kiến ban đầu Rủi ro có thể được đo lường cho các sản phẩm, dịch vụ khác nhau của Ngân hàng Thông thường mức lợi nhuận Ngân hàng càng cao thì xác xuất Xảy ra rủi ro cũng càng cao
Các Ngân hàng được coi là kinh doanh thành công khi mức độ rủi ro của họ được giữ ở mức hợp lý, được kiểm soát trong phạm vi và năng lực hoạt động tài chính của Ngân hàng
- Núi ro tín dụng Ngân hàng: RỦIi ro tín dụng Ngân hàng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính
đối với Ngân hàng Đây là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường
gây hậu quả nặng nề nhất cho Ngân hàng
Rủi ro tín dụng là rủi ro phức tạp nhất, quản lý và phòng ngừa nó rất
khó khăn, nó có thể xay ra 0 bat cứ đâu, bất cứ lúc nào Rủi ro tin dụng nếu
không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ làm nảy sinh các rủi ro khác 1.2.2 Nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng của Ngân hàng
* Nguyên nhân khách quan
Trang 20Khi thâm định cho vay, cán bộ tín dụng cần phân tích các yếu tố thiết yếu trong quá khứ, hiện tại, tương lai có ảnh hưởng đến tình hình trả nợ vay của khách hàng Tuy nhiên, những tình huống giả định trong tương lai không phải khi nào cũng diễn ra, cũng được kiểm soát Sự tác động của môi trường bên ngoài thường khó dự đoán, vượt quá tầm kiểm soát gây ra những thiệt hại lớn cho người vay và Ngân hàng, bao gồm các loại sau:
- Sự thay đổi chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến tình hình tài chính
và khả năng trả nợ của khách hàng Chính sách kinh tế vĩ mô ổn định sẽ giúp
cho hoạt động của khách hàng ít bị biến động, do vậy mà việc dự báo về tình
hình tài chính, kinh doanh của khách hàng cũng thuận lợi hơn và ngược lại Chính sách của chính phủ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó tác động đến hoạt động của Ngân hàng trên các phương diện:
+ Chính sách thuế: Chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của
doanh nghiệp Khi chính phủ có những thay đổi về chính sách thuế, hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị tác động và có ảnh hưởng đến nguồn thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến nguồn trả nợ Ngân hàng
+ Chính sách xuất - nhập khâu vật tư, thiết bị: Khi có bat kỳ sự thay đổi nào
về chính sách xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị sẽ ảnh hưởng tức thời và trực tiếp đến chi phí và doanh thu của doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và làm giảm doanh thu, từ đó gây khó khăn trong việc trả nợ Ngân hàng và vì vậy rủi ro tín dụng Ngân hàng tăng lên
+ Chính sách chung liên quan các yếu tố đầu vào: Chính sách này cũng gây tác động trực tiếp đến chi phí doanh nghiệp, có thê đầy doanh nghiệp vào khó khăn và mắt khả năng trả nợ Ngân hàng
- Môi trường tự nhiên: Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nằm ngoài tầm kiểm
Trang 21phương án kinh doanh của khách hàng
- Môi trường kinh tế - xã hội: Môi trường kinh tế - xã hội trong nước
biến động chịu ảnh hưởng của những biến động từ nền kinh tế thé giới, đó là
nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới những lĩnh vực như Ngân hàng, là ngành chứa đựng nguy
cơ rủi ro lớn nhất
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh tín dụng phụ thuộc rất nhiều vảo thói quen, truyền thống, tập quán của người dân Những yếu tố đó nhiều khi gây khó khăn và hạn chế trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
* Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn
- Khách hàng hạn chế trong quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính, khơng tính tốn kỹ lưỡng hoặc không có khả năng tính toán những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh sẽ dẫn đến vốn vay không được sử dụng hiệu quả Ngoài ra, hạn chế trong quản lý tài chính
có thê dẫn đến trường hợp dù dự án, quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả
song nguồn trả nợ Ngân hàng sẽ không được đảm bảo Như vậy, doanh nghiệp không có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng
- Khách hàng gặp rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Khi người vay gặp những rủi ro từ thị trường (ví dụ nhu cầu về loại sản phâm của doanh nghiệp bất ngờ giảm sút do một số thông tin bất lợi), từ bạn hàng (ví dụ doanh nghiệp bị bạn hàng chiếm dụng vốn và khơng hồn trả đúng thời hạn theo quy định) hoặc từ những rủi ro không dự kiến được tác động lên nguồn thu của doanh nghiệp và khả năng trả nợ Ngân hàng
- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cố tình lừa đáo Ngân hàng Trường hợp người đi vay kinh doanh có lãi song không trả nợ cho Ngân hàng theo đúng hạn hoặc không muốn trả nợ Ngân hàng Họ chây ỳ với hy vọng có thể quyt nợ hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt
Trang 22* Nguyên nhân từ Ngân hàng
- Đầu tiên là do các Ngân hàng lỏng lẻo trong công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra, kiểm soát viên, do vậy việc kiểm tra, kiểm soát được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các Ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức
- Do bản thân lãnh đạo các Ngân hàng thương mại bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ Ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài san thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế đề rút tiền Ngân hàng
Đạo đức cán bộ là một trong những yếu tố quan trọng đề giải quyết vấn
đề hạn chế rủi ro tín dụng Một số cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng
thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà giỏi về nghiệp vụ thì rất nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tin dụng
- Công tác giám sát và quản lý sau khi cho vay chưa thực sự được chú trọng Các Ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thấm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay Khi Ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo được hoàn trả
- Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực sự hiệu quả Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều tô chức tín dụng Trong
quản lý tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là con số cụ thể, có
giới hạn tối đa của nó Nếu do việc thiếu trao đổi thông tin dẫn đến nhiều Ngân hàng cùng cho vay đối với một khách hàng vượt quá mức độ giới hạn thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không trừ một Ngân hàng nào
Trang 231.2.3 Ảnh hưởng từ rúi ro tín dụng * Đối với Ngân hàng thương mại
- Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của Ngân hàng
Một khi Ngân hàng có mức độ rủi ro của các “tài sản có” cao thì Ngân hàng đó thường đứng trước nguy cơ mất uy tín của mình trên thị trường Không một ai muốn gửi tiền vào một NÑ gân hàng mà Ngân hàng đó có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xâu vượt mức cho phép, có chất lượng tín dụng không tốt và gây nên nhiều vụ thất thoát lớn Thông tin về một Ngân hàng có rủi ro cao thường chịu ảnh hưởng rất lớn của thông tin lan truyền nên mức độ ảnh hưởng của rủi ro tín dụng là rất lớn, có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của Ngân hàng thương mại
- Rủi ro làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Ngân hàng
Hoạt động của Ngân hàng là nhận tiền gửi và cho vay, nếu các khoản tín dụng gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay sẽ gặp nhiều khó khăn trong khi đó các khoản tiền gửi vẫn phải thanh toán đúng hạn Trong lúc không huy động được vốn do mất uy tín, người rút tiền ngày càng tăng lên, kết quả là Ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản
- Rủi ro làm tăng chi phí có tính hiệu ứng
Hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hoạt động kinh doanh Ngân hàng, đi kèm đó là thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao (70% - 90%) thì hiệu quả hoạt động tín dụng quyết định hiệu quả hoạt kinh doanh của Ngân hàng Khi rủi ro tín dụng xảy ra thì Ngân hàng sẽ khó hoặc không thu hồi được nợ trong khi vẫn phải thanh toán lãi huy động vốn Đồng thời các chi phí khác có liên quan dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ
- Rủi ro làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng
Rủi ro tín dụng xảy ra làm cho Ngân hàng không thu được gốc và lãi theo đúng thời hạn trong hợp đồng tín dụng, thậm chí còn làm mắt vốn Từ đó rủi ro tín dụng làm giảm tốc độ quay vòng vốn của Ngân hàng, làm giảm hiệu
Trang 24quả sử dụng vốn Hoạt động tín dụng thường xuyên liên quan đến các hoạt
động khác, ví dụ như dịch vụ Ngân hàng, do đó rủi ro tín dụng góp phần làm
giảm thu nhập từ các hoạt động này
* Đối với khách hàng
Rui ro tin dung khong chi gây hậu quả nghiêm trọng cho Ngân hàng mà còn tác động xâu tới khách hàng
- Đối với người gửi tiền: Khi Ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng, tức là Ngân hàng không thu hồi được gốc và lãi của những khoản đã cho vay Vốn để Ngân hàng tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân từ tiền gửi của các khách hàng, do đó khách hàng cũng phải đối mặt với rủi ro sẽ không thể thu hồi lại được khoản tiền đã gửi Ngân hàng
- Đối với người vay tiền: Khi Ngân hàng có rủi ro tín dụng ở mức độ cao ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng, người gửi tiền tới Ngân hàng sẽ ít đi và Ngân hàng phải trả cho họ một lãi suất cao đồng thời áp dụng chính sách thận trọng hơn trong khi cho vay Như vậy, Ngân hàng sẽ hạn chế cho vay và áp dụng các điều khoản cho vay chặt chẽ hơn, đồng thời phải áp dụng với lãi suất cao hơn để bù đắp chi phí Do đó người đi vay sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn, phải trả chi phí lãi vay cao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ phí và hiệu quả kinh doanh của họ
* Đối với nền kinh tế
Hoạt động của Ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với mọi hoạt động
của nền kinh tế Khi rủi ro tin dụng xảy ra, ảnh hưởng không chỉ một mà còn
toàn hệ thống Ngân hàng từ đó tác động tiêu cực đến nền kinh tế, ảnh hưởng
đến các quyết định điều hành của Chính phủ 1.3 Quản lý rủi ro tín dụng
1.3.1 Khái niệm quản lý và quản lý rủi ro tín dụng
* Quản lý theo định nghĩa của các trường phái quản lý học
Trang 25Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý Cho đên nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý Đặc biệt là kể từ thế ký 2l, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
- Tailor: “Lam quan ly 1a ban phai biết rõ: muốn người khác làm việc gi
hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm”
- Fayel: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tô chức (gia đình, doanh
nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát”
- Hard Koont: “Quan lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định”
-_ Peter F Druker: “Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn Bản chất của nó
không nằm ở nhận thức mà là ở hành động, kiểm chứng nó không nằm ở sự
logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích”
- Peter F Dalark: “Định nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi môi trường bên ngoài nó Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công”
Chủ trương của Peter F Dalark là giới hạn doanh nghiệp từ góc độ xã hội, lấy quản lý làm chức năng chính của doanh nghiệp Vì thế, quản lý trở thành chức năng và vai trò của tổ chức xã hội, nó cũng sẽ thông qua các doanh nghiệp góp phần xây dựng chế độ xã hội mới để đạt được mục tiêu lý tưởng là “một xã hội tự do và phát triển”
Tóm lại, quản lý là quan niệm chứ không phải kỹ thuật, là tự do chứ
không phải bị khống chế, là nhiệm vụ thực tế chứ không phải lý luận; là thành
tích chứ không phải tiềm năng, là trách nhiệm chứ không phái quyền lực; là
cống hiến chứ không phải thăng tiến; là cơ hội chứ không phải chướng ngại;
là đơn giản chứ không phải phức tạp
Trang 26* Quản lý rủi ro tín dụng
Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận được
Kiểm soát rủi ro tín dụng ở mức có thé chap nhận là việc NHTM tăng
cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, nhằm tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chỉ phí bù đắp rủi ro, nhằm đạt được hiệu quả trong kinh doanh tín dụng cả trong ngắn hạn và dài hạn “Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thẻ và được coi là đóng vai trò cốt tử cho sự thành công của Ngân hàng trong dài hạn” (Basel Committee on Banking Supervision, 2000) Tóm lại, có thể đề cập khái niệm quản lý rủi ro tín dụng ở các góc độ khác nhau, nhưng bản chất là giống nhau và đứng trên góc độ của quản trị học, chúng ta có thể diễn giải khái niệm: “Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình
các Ngân hàng tiễn hành hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và giảm sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cap tin dung, nhằm tối đa hóa lợi nhuận của Ngân
hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận ” 1.3.2 Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng
Quản lý rủi ro tín dụng là yêu cầu tất yếu của các Ngân hàng nói chung
và của Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên nói riêng Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng là nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa rủi ro tín dụng có thê xảy ra nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng và gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng
1.3.3 Sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng
Rui ro tin dung là căn nguyên chủ yếu tạo ra các vấn đê của Ngân hàng
Quản lý rủi ro tín dụng luôn luôn là vẫn đề sống còn của NHTM và là điều
Trang 27Thứ nhất: Kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro: Các Ngân hàng đứng giữa người có vốn và người cần vốn, thực hiện chức năng huy động vốn và cho vay Đây cũng chính là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của bất kỳ Ngân hàng nào Trong hoạt động tín dụng cho dù hệ số an toàn vốn cao thì so với “tài sản có” vốn liếng của bản thân Ngân hàng cũng vô cùng nhỏ bé Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vì thế bao gồm rất nhiều loại rủi ro Do đó các Ngân hàng cần
đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro - lợi ích nhằm tìm ra những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro có thể chấp nhận được
Thứ hai: Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại phụ thuộc
vào mức độ rủi ro: Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mang lại rủi ro Chính vì vậy, hàng năm các Ngân hàng thương mại được phép và cần phải trích lập quỹ bù đắp rủi ro hạch toán vào chỉ phí Quy mô quỹ bù đắp rủi ro căn cứ vào mức độ và khả năng rủi ro Nếu rủi ro ở mức thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng và ngược lại
Thứ ba: Quản lý rủi ro tín dụng tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại: Trong quản trị Ngân hàng thương mại, quản lý rủi ro tín dụng là một nội dung quan trọng mả
các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý, điều hành đặc biệt quan tâm Vì vậy các nhà
quản trị Ngân hàng thương mại cần được trang bị các kiến thức về quản lý rủi ro tín dụng, cung cấp thông tin cập nhật, có đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp,
bộ máy kiểm soát, kiểm tra hiệu quả là điều kiện cần thiết để phòng ngừa, hạn
chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh Do đó, quản trị rủi ro tín dụng được xem là nghiệp vụ chủ đạo, là thước đo năng lực của Ngân hàng thương mại 1.3.4 Nguyên tắc quan ly rui ro tin dung
- Quyết định cho vay trên cơ sở phải xác định và hiểu rõ người vay - Hiệu quả và chất lượng tín dụng trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh của người vay vốn
Trang 28- Mở rộng khối lượng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng
- Chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro
- Cho vay phải có đảm bảo tiền vay với tính khả thi cao
- Cho vay phải do chính Ngân hàng quyết định và chịu trách nhiệm về
quyết định đó
Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất trong Ngân hàng thương mại Nó bao gồm hai mặt: Sinh lời và rủi ro Phần lớn các thua lỗ của các Ngân hàng là từ hoạt động tín dụng Song ở đây không có cách gì đề loại trừ rủi ro tín dụng hoàn toàn mà phải quản lý để hạn chế những rủi ro đó Đứng trước quyết định cho vay, cán bộ Ngân hàng phải cân nhắc việc đánh đổi giữa sinh lời và rủi ro Vì vậy, quản lý rủi ro tín dụng được coi là nội dung quản lý quan trọng của Ngân hàng thương mại
1.3.4.1 Quyết định cho vay trên cơ sở phải xác định và hiểu rõ người vay Trước hết, phải đảm bảo nguyên tắc tín nhiệm trong quan hệ vay trả Nguyên tắc này có thê được kiểm chứng qua thực tế và có quá trình quan hệ vay trả theo đúng các quy định của tín dụng và sự cam kết Tuy nhiên, để thiết lập những quan hệ tín dụng đầu tiên thì nguyên tắc này vẫn phải được đảm
bảo Song nó còn được nhìn nhận và đánh giá ở những tiêu thức khác Đó là phẩm chất đạo đức kinh doanh, tính trung thực trong quan hệ kinh tế, tính
nghiêm túc trong việc chấp hành các luật lệ của Nhà nước
Thứ hai: Phải đảm bảo nguyên tắc người vay vốn phải có đủ năng lưc pháp lý và năng lực tài chính để sử dụng tiền vay và thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết đối với các khoản vay
Thứ ba: Phải đảm bảo nguyên tắc xây dựng được các phương án dự phòng trả nợ vay Ngân hàng của người vay Phương án dự phòng này có thé là sự chủ động của Ngân hàng đặt ra yêu cầu người vay tìm các điều kiện đáp ứng Sự chủ động này có tác dụng rất lớn để ngăn chặn những rủi ro có thê xảy ra
Trang 291.3.4.2 Hiệu quả và chất lượng tín dụng trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh của người vay vốn
Điều này cũng có nghĩa rằng: Hạn chế rủi ro tín dụng cũng đồng nghĩa với hạn chế, giảm thiểu những rủi ro tốn thất trong sản xuất kinh doanh Một khi người vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, sản xuất
sản phẩm không tiêu thụ được, kinh doanh không có lãi, tình trạng mất vốn do
thua lỗ sẽ là những nguyên nhân trực tiếp làm cho các khoản tín dụng không
được thực hiện đúng hạn Trong trường hợp người vay vốn bị phá sản thì tình
trạng mất vốn của Ngân hàng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn Chúng ta biết rằng, theo luận thuyết của C.Mác, lợi nhuận của Ngân hàng chính là một phần lợi nhuận của các nhà sản xuất đề lại trả cho N gân hàng dưới hình thức lợi tức tiền vay Vì vậy, bản chất của vấn đề là: nếu người vay vốn đầu tư vào sản xuất
kinh doanh mà không thu được lợi nhuận thì không có đủ tiền để trích lợi
nhuận đó đề trả lợi tức Ngân hàng Thậm chí, nếu tình trạng đó kéo dài hoặc
sản xuất kinh doanh thua lỗ ở mức nghiêm trọng, bản thân người vay cũng không còn đủ vốn tự có của mình để trả nợ gốc và lãi vay Ngân hàng Do đó, Ngân hàng có thu được gốc và lãi tiền vay hay không là phụ thuộc chủ yếu vào người vay vốn sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không 1.3.4.3 Mở rộng khối lượng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng
Việc mở rộng khối lượng tín dụng là cần thiết để mở rộng hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Song vấn đề chất lượng tín dụng mới có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển thực chất của các Ngân hàng Nếu như một Ngân hàng gia tăng khối lượng tín dụng mà không chú ý đến chất lượng của nó, thì chẳng khác nào “ Xẩy nhà trên cát” hoặc “ Cho vay mà không cẩn thu nợ” Chất lượng tín dụng chính là kết quả của các khoản tín
dụng được thực hiện trọn vẹn, người vay thực hiện đúng các cam kết vay tiền,
Ngân hàng thu được gốc và lãi đúng hạn Như trên đã đề cập, trong quan hệ tín dụng thì quyền cho vay thực tế là ở Ngân hàng, quyền trả nợ thực tế là của người vay Do đó, khi Ngân hàng đã quyết định và khoản cho vay được thực
Trang 30hiện thì việc thu hồi vốn lại phụ thuộc vào người vay, hay đúng hơn phụ thuộc vào chính kết quả sử dụng vốn vay Như vậy, trong quan hệ tín dụng, việc cho vay sẽ đơn giản bởi nó hoàn toàn thuộc quyền chủ động quyết định
của Ngân hàng, còn việc thu nợ sẽ là khó khăn vì nó phụ thuộc vào thái độ và khả năng thực hiện các cam kết nghĩa vụ trả nợ của người vay Do đó, vấn đề
phân tích và đánh giá năng lực tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của người vay để xem xét hiệu quả vốn tín dụng là đặc biệt quan trọng để quyết định chất lượng vốn tín dụng Muốn vậy, bản thân Ngân hàng phải hiểu biết về những lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà người vay vốn đầu tư vào lĩnh vực
đó Mọi sự hiểu biết của Ngân hàng có thể tạo thêm cho người vay cơ sở chắc
chắn hơn đề đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay
1.3.4.4 Chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro
Mức độ rủi ro làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi Ngân hàng như thế nào lại phụ thuộc vào chính khả
năng ngăn ngừa và biện pháp khắc phục của mỗi Ngân hàng Có thể nói, phân tán rủi ro là một giải pháp có tính chủ động và ngăn ngừa tích cực những hậu
quả lớn có thể xảy ra đối với mỗi Ngân hàng, nhất là những Ngân hàng nhỏ,
năng lực tài chính hạn chế Việc phân tán rủi ro được thực hiện thông qua
phân tán dư nợ và cộng đồng tài trợ Nó được biểu hiện cụ thể đưới hình thức mỗi Ngân hàng không nên tập trung quá nhiều vốn cho một người vay Những dự án lớn cần huy động nhiều Ngân hàng tham gia tài trợ và cùng quản lý vốn cho vay, hạn chế cho vay các lĩnh vực có tỷ lệ rủi ro cao Đồng thời, sự hợp tác, liên kết đó cũng chính là sự phân tán rủi ro, tránh tập trung rủi ro lớn vào một Ngân hàng, làm cho Ngân hàng đó có nguy cơ đồ vỡ và sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường chung của nền kinh tế Do vậy, phân tán rủi ro vừa là yêu cầu quan trọng của mỗi Ngân hàng thương mại, vừa là xu thế của sự hội nhập và hợp tác trong thị trường tài chính hiện nay
1.3.4.5 Cho vay phải có đảm bảo tiền vay với tính khả thỉ cao
Trang 31Thông thường, để có thể tránh những rủi ro không trả được nợ của người vay, các Ngân hàng có quy định các điều kiện vay vốn, trong điều kiện về đảm bảo tiền vay được xem như quan trọng nhất
Đảm bảo tiền vay có nhiều loại: Đảm bảo bằng cầm có, thế chấp tải sản của người vay; đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba; đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay và đảm bảo bằng chính sự tín nhiệm lẫn nhau trong quan hệ tín dụng Thực chất của đảm bảo vốn vay là sử dụng những giá trị của những tài sản làm đảm bảo để trả nợ thay cho các khoản vay mà người đi vay đã dùng vào sản xuất kinh doanh nhưng không có khả năng trả nợ Ngan hang Nhu vay, tai san lam dam bao tién vay phai co gia tri, ban
thân nó phải trở thành hàng hóa, tức là khi chuyền giao sở hữu thì đồng thời
cũng phải đạt được sự chuyền đổi từ hiện vật thành giá trị dé tra no Ngan hàng Trên thực tế, nhiều Ngân hàng đưa ra và quán triệt nguyên tắc này, song các tài sản đảm bảo nợ vay khi phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì lại không thể
hoán chuyền thành giá trị được, tức là không thể bán để thu hồi nợ khi các
Ngân hàng được phép phát mại tài sản Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với các khoản cho vay có tài sản làm đảm bảo nợ vay là tài sản đó phải là hàng hóa, có giá trị lớn hơn giá trị khoản vay, có thị trường tiêu thụ khi hàng hóa đó dé thuc hién nghia vu tra no
1.3.4.6 Cho vay phải do chính Ngân hàng quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó
Việc có cho vay tiền hay không là quyết định của Ngân hàng Nó phải được mang tính độc lập và Ngân hàng phải cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi những văn bản thuyết trình của người vay, kể cả những văn bản mang tính cam kết pháp lý của người vay nhưng lại không có khả năng tài chính thực hiện được các cam kết đó Trong thực tế, Ngân hàng còn phải chịu những can thiệp từ bên ngoài vào các hoạt động tín dụng của mình Thường thì sự can thiệp bên ngoài lại chỉ nhăm vào các khoản cho vay, mà không có sự can thiệp vào các
Trang 32khoản huy động vốn Nhưng đến khi không thu hồi được nợ, mắt vốn thì sự can
thiệp đó lại không bị đưa ra xem xét và cùng chịu trách nhiệm Mọi sự can
thiệp bên ngoài đối với mỗi khoản cho vay đều ảnh hưởng đến hoạt động của các Ngân hàng Vì vậy, thiếu tính nghiệp vụ Ngân hàng, thường đưa đến những
sai lầm và gây ra những tốn thất Có thể nói, sự độc lập điều hành và quản lý
Ngân hàng trong khuôn khổ pháp lý sẽ có ý nghĩa rất lớn đên tính đúng đắn trong quyết định cho vay và trách nhiệm đối với quyết định đó
1.3.4.7 Phải quản lý nợ quả hạn, nợ khó đòi, các khoản nợ có vấn đề
Như trên đã khẳng định, trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong hoạt động tín dụng là tất yêu Rủi ro trong hoạt động tín dụng thường bắt nguồn từ rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay vốn, mà trong
thương trường thì rủi ro đối với hoạt động kinh tế là thông thường xảy ra
Ngoài những nguyên nhân chủ quan tạo nên rủi ro, còn có những nguyên
nhân khách quan gây ra, thậm chí để lại hậu quả hết sức nặng nề Do vậy,
hoạt động tín dụng cũng phải luôn xác định và chấp nhận những rủi ro có thé xảy ra đồng thời, hạn chế một cách tối đa những rủi ro đó
- Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng Ngân hàng cần phải phân loại nợ
quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có van đề Trên cơ sở phân tích nguyên nhân,
thực trạng, Ngân hàng có thể đưa ra những biện pháp giải quyết nhằm hạn chế những khoản nợ này
- Trong trường hợp người vay có khó khăn tài chính tạm thời song vẫn còn khả năng và ý chí trả nợ, Ngân hàng sẽ áp dụng những chính sách hỗ trợ như cho vay thêm, gia hạn nợ, giảm lãi
- Trường hợp người vay lừa đảo, chây ỳ, không có khả năng trả, Ngân
hàng áp dụng chính sách thanh lý như bán tài sản thế chấp, phong tỏa tiền gửi
trên tài khoản
Trang 33- Ngân hàng cần xây dựng quỹ dự phòng để bù đắp ton thất Dựa trên tỷ lệ rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản cho vay bị rủi ro, Ngân hàng xây dựng quỹ dự phòng Qñy này không có tác dụng giảm rủi ro mà để chống đỡ cho vốn của Ngân hàng khi tôn thất xảy ra
1.3.5 Các công cụ quản lý rủi ro tín dụng
Đề quản lý rủi ro tín dụng, mỗi ngân hàng đều cần nghiên cứu và đưa
ra các công cụ quản lý phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của ngân hàng đó Sau đây là một số công cụ chính được sử dụng để quản lý rủi ro
trong hoạt động tín dụng của một NHTM
1.3.5.1 Chính sách tín dụng
Về cơ bản, nội dung của chính sách tín dụng bao gồm:
+ Quy định về những ngành,lĩnh vực chính cho hoạt động tín dụng; + Quy định về danh mục tín dụng và quản lý chất lượng danh mục tín dụng;
+ Quy định về các giới hạn tín dụng và chính sách tín dụng đối với
từng ngành, từng nhóm đối tượng khách hàng;
+ Quy định về tiếp nhận, chỉ dẫn, kiểm tra, thâm định và ra phán quyết đối với từng hồ sơ vay vốn;
+ Quy định về quy trình xác định mức lãi suất tín dụng và các điều kiện hoàn trả nợ vay; + Quy định về thâm quyền phán quyết tín dụng trong từng đơn vị và với từng cá nhân; + Quy định về việc rà soát, phân tích, xử lý các khoản tín dụng, các danh mục tín dụng có van dé;
+ Quy định về việc sử dung và xử lý tài sản đảm bảo cho khoản tín dung; + Quy định về nội dung xử phạt hay khuyến khích đối với cán bộ tín dụng trong việc cấp tín dụng:
Trang 34+ Quy định về việc áp dụng các biện pháp phân tán rủi ro như đa dạng
hoá danh mục tín dụng, cho vay đồng tài trợ, bảo hiểm tiền gửi
1.3.5.2 Quy trình tín dụng
Về phương diện quản lý, một quy trình tín dụng được xây dựng hợp lý mang nhiều ý nghĩa:
Quy trình tín dụng là cơ sở xây dựng các phòng ban, bố trí cán bộ, phối
hợp hoạt động các phòng ban, các cán bộ; đánh giá việc thực hiện nguyên tac,
quy định và đánh giá hiệu quả hoạt động các phòng ban, các cán bộ
Quy trình tín dụng là cơ sở các cán bộ ngân hàng ý thức được vị trí, trách nhiệm của mình cũng như các mối quan hệ với những đồng nghiệp khác, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc của cá nhân và hiệu quả làm việc chung
Quy trình tín dụng giúp cho việc kiểm soát tiến trình cấp tín dụng Mặt khác, thông qua thực tiễn cấp tín dụng, ngân hàng có thể phát hiện và điều chỉnh những điểm không phù hợp của chính sách tín dụng và cả quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng giúp cho việc thiết lập các thủ tục hành chính cho phù hợp với các hoạt động của ngân hàng, với quy định của cơ quan quản lý ngân hàng, với pháp luật
Quá trình quản lý rủi ro tín dụng gắn chặt với quá trình cấp tín dụng Do vậy, quy trình tín dụng còn là cơ sở để tiến hành phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng
1.3.5.3 Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng
Các ngân hàng áp dụng một số mô hình trong việc xác định mức độ rủi ro tin dụng của khách hàng, trên cơ sở xử lý những thông tin thu thập được hay còn gọi là phân tích rủi ro tín dụng cụ thé như sau:
" Mô hình định tính:
Có rất nhiều cách tiếp cận trong phân tích định tính thường được các ngân hàng sử dụng như: SWOT, CAMPARI, óC Dưới đây là 6C - phân tích dựa trên 6 nhóm tiêu chí sau:
Trang 35- Năng luc (Capacity)
Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng, người vay có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý dé ký kết hợp đồng tín dụng (trên 1§ tuổi) Ngoài ra, cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người đại điện cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng tín dụng phải là người uỷ quyền hợp pháp của doanh nghiệp Một hợp đồng tín dụng được ký kết bởi người được uỷ quyền hoặc không được uỷ quyền hợp pháp có thê sẽ không thu hồi được nợ - tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng
- Tư cách (Character)
Khi quyết định cho vay, cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người vay
có đủ mục đích tín dụng rõ ràng Tiếp theo, phải xác định xem mô hình định
tính có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành hay không Khi mục đích
xin vay tốt và phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành thì cần xác định tiếp
xem người vay có trung thực, có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn và có thiện chí trả nợ khi tới hạn hay không Nếu đánh giá thấy người vay không đủ tư cách, cán bộ tín dụng phải từ chối cho vay, nếu không sẽ phát sinh rủi ro tín dụng cho ngân hàng
- Thu nhập (Cash)
Tiêu chí này tập trung trả lời câu hỏi sau: Người vay có đủ khả năng tạo đủ tiền dé trả nợ hay không? Nhìn chung, người vay có ba khả năng để tạo
tiền là: Dòng tiền từ thu nhập hay doanh thu bán hàng; tiền từ bán, thanh lý tài
sản; tiền từ phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng này đều có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng Nhưng ngân hàng coi nguồn thu đầu tiên là căn bản và ưu tiên hơn cả Còn nguồn thu thứ hai giúp cán bộ tín dụng có thể tập trung được vào khía cạnh kinh doanh, phản ánh chất lượng và kinh nghiệm quản lý của người vay cũng như vị thế của người vay trong lĩnh vực kinh doanh Tuy nhiên, cách này rất dễ dẫn tới hiểm hoạ cho ngân hàng
- Bảo đảm tiền vay (Collateral)
Trang 36Khi ngân hàng chưa đủ tín nhiệm vào người vay thì khoản vay cần có bảo đảm tiền vay, với các hình thức thông thường như cầm có, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba Trong khi đánh giá tài sản đảm bảo ngân hàng cần chú ý tới các yếu tố như tuổi thọ, mức độ chuyên dụng của tài sản, công nghệ Mặt
khác cần chắc chắn về giá trị có thê thu hồi được từ tài sản đảm bảo đó Điều
đó được thê hiện qua các điều khoản của hợp đồng đảm bảo tiền vay - Các điều kiện (Conditions)
Ngoài ra, các cán bộ tín dụng cần phải đánh giá xu hướng hiện hành về
công việc kinh doanh và ngành nghề của người vay cũng như môi trường kinh tế nói chung thay đổi có ảnh hưởng như thế nào tới khoản tín dụng
- Kiểm soát (Control)
Tập trung vào những vấn đề như sự thay đồi của pháp luật có liên quan tới quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không ? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không ?
" Mô hình định lượng
Hiện nay, có nhiều mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng được sử dụng
như mô hình phân biệt tuyến tính Altman, mô hình điểm số tín dụng, mô hình
cho điểm theo chỉ tiêu
(1) Mô hình điểm số Z (Z- Credit scoring model)
Đây là mô hình do E.I.Altman xây dựng để cho điểm tín dụng đối với
các doanh nghiệp vay vốn Đại lượng Z phụ thuộc vào: Trị số của các chỉ số tài chính của người vay
Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác xuất vỡ nợ của người vay trong quá khứ
Mô hình điểm này được xây dựng như sau:
Z=1,22XI+1,4X2+3,3X3+0,6 X4+ 1,0 X5
Trang 37Trong đó:
Z được dùng làm thước đo tổng hợp phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay Z phụ thuộc vào: trị số của các chỉ số tái chính của người vay
- XI = Hệ số vốn lưu động/ tổng tài sản
- X2 = Hệ số lãi chưa phân phối/ tổng tài sản
- X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/ tông tài sản
- X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu/ giá trị hạch toán
của tổng nợ
- X5 = Hệ số doanh thu/ tổng tài sản
Trị số Z càng cao, người vay xác suất vỡ nợ của người vay càng thấp Trị số Z càng thấp hoặc âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao
Theo mô hình điểm số Z„ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 sẽ bị xếp vào nhóm nguy cơ rủi ro tín dụng cao
(2) Mô hình xếp hạng của Moody’s va Standard & poor’s (S&P)
S&P xếp hạng doanh nghiệp dựa trên phân tích định tính và phân tích định lượng Phương pháp phân tích của S&P bao gồm phân tích dữ liệu tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian ít nhất là 5 năm S&P tập trung nhiều vào phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán trong quá khứ Moody's thiết lập I1 tỷ số tài chính chung nhất để sử dụng trong phân tích so sánh, các tý số này được Moody's ứng dụng rộng rãi ở những quốc gia khác nhau, những ngành khác nhau
Bảng 1.1: Mô hình xếp hạng của MOODY?S và STANDARD & POOR’S MƠ HÌNH XÉP HẠNG TÌNH TRẠNG
Aaa Chât lượng cao nhât Aa Chât lượng cao
A Chât lượng vừa cao hơn
Baa Chât lượng vừa
Trang 38
MOODY'S Ba Nhiêu yêu tô dau co B Đâu cơ Caa Chất lượng kém Ca Đầu cơ có rủi ro cao C Chất lượng kém nhất AAA Chất lượng cao nhất
AA Chât lượng cao
A Chât lượng vừa cao hơn BBB Chất lượng vừa
STANDARD& BB Chât lượng vừa thâp hơn
POOR'S B Dau co
CCC- CC Dau co co rui co cao C Trái phiêu có lợi nhuận DDD-D Khơng hồn được vôn
Tóm lại, các công cụ tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động tín dụng của NHTM, giúp tăng tính an toàn, giảm thiểu rủi ro, nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng
1.3.6 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng
Quá trình quản lý rủi ro tín dụng gồm 4 nội dung: Lập kế hoạch quản lý
rủi ro, thực hiện quản lý rủi ro, kiểm soát quá trình quản lý rủi ro và đánh giá,
nhận xét quá trình quản lý rủi ro Mặc dù có sự phân đoạn trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng song một nguyên tắc có tính xuyên suốt là các khâu được phân ra trong quy trình phải luôn có sự liên hệ gắn bó với nhau, tạo thành một chu trình liên tục có vậy mới bảo đảm kiểm soát được rủi ro theo
mục tiêu đã định RRTD một khi đã xác định thì cần phải được phân tích,
đánh giá va đưa ra các biện pháp quản lý theo dõi Cũng trong quá trình quản lý theo dõi, hệ thống quản lý rủi ro tín dụng phải có khả năng xác định tìm ra các nguy cơ rủi ro mới và công việc của quản lý rủi ro lại được lặp lại
+ Lập kế hoạch quản lý rủi ro tín dung: - Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng
Trang 39- Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro tín dụng
- Xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát quá trình quản lý rủi ro tín dụng - Xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm trong tương
lai và lên các kế hoạch thực hiện
+ Thực hiện quản lý rủi ro tín dụng:
- Sử dụng một cách tối ưu các chính sách, kế hoạch được xác định trong phần lập kế hoạch để thực hiện kế hoạch
- Quá trình thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng chi nhánh
+ Kiểm soát quá trình quản lý rủi ro tín dụng:
Kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động theo kế hoạch của Ngân hàng chi
nhánh Theo dõi các rủi ro tín dụng, thay đổi, phát sinh trong quá trình thực hiện + Đánh giá, nhận xét:
Đánh giá, nhận xét quá trình thực hiện quản lý rủi ro tín dụng của chi
nhánh và có những đề xuất điều chỉnh kịp thời (kế hoạch có thê sẽ được thay
đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra)
Trên cơ sở tìm hiểu về rủi ro tín dụng theo các vẫn đề trên phần này đi sâu tìm hiểu nội dung các bước quản lý rủi ro tín dụng Từ đó, nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại
1.3.6.1 Giám sát rủi ro tín dụng
Giám sát rủi ro bao gồm các công việc như: giám sát thực tiễn sản xuất kinh doanh cuả khách hàng và việc thực hiện các điều khoản đã có trong hợp
đồng tín dụng ký với khách hàng Việc giám sát nhằm phát hiện ra các đấu
hiệu rủi ro thực tiễn, những biến động xấu trong sản xuất kinh doanh của
khách hàng đề từ đó xác định rủi ro tiềm tàng và có các biện pháp sử lý kịp
Trang 40Sự thay đối số dư, số phát sinh trong tài khoản tiền gửi và tiền vay của
khách hàng phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, lưu chuyên tiền tệ, sử
dụng vốn vay và trả nợ Sự biến đổi bất thường trong tài khoản phản ánh những khó khăn trong quản lý tài chính của khách hàng, dẫn tới khó khăn trong chi trả của khách hàng
- Phân tích báo cáo tài chính định kỳ
Kết quả phân tích sẽ cho thấy, những biểu hiện làm giảm khả năng hoàn trả nợ hay biểu hiện vi phạm hợp đồng của khách hàng
- Kiểm tra các bảo đảm tiên vay
Thông qua các báo cáo thường kỳ về tình trạng các đảm bảo tiền vay, kiểm tra trực tiếp tài sản đảm báo, cán bộ tín dụng có thể đánh giá được tình trạng của các tài sản đảm bảo.Đối với tài sản thế chấp, ngân hàng còn cần xem xét việc sử dụng tài sản có hợp lý đúng như cam kết hay không Còn với đảm bảo bằng bảo lãnh cần xem xét nội dung giám sát người bảo lãnh cũng
như đối với khách hàng đi vay
- Giám sát những thơng tin khác
Ngồi ra, cần kiểm tra địa điểm cư trú, nơi sản xuất kinh doanh, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng
1.3.6.2 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
Các chỉ số định lượng rủi ro tín dụng được trình bày sau đây cho biết một
cách trực quan mức độ rủi ro tín dụng của NHTM Các chỉ số đó bao gồm:
- Hệ số nợ quá hạn (non performing loan - NPL) Nợ quá hạn là khoản
nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn
Hệ số nợ qua han = (Dư nợ quá hạn/Tổng dự nợ cho vay) * 100%
Tỷ lệ trên chỉ đề cập đến những khoản nợ đã quá hạn mà không đề cập
đến những món vay có một kỳ hạn bị quá hạn Như vậy, để chính xác hơn ta có:
Tỷ lệ nợ quá hạn = (Tổng dự nợ có nợ bi qua han/tong duno cho vay)*100%
- Hệ số rủi ro tín dụng: