Cẩm nang phối trộn các loại phân vô cơ“. Mong rằng, cuốn cẩm nang này giúp quý bà con nông dân và quý bạn đọc ghi nhận và nắm bắt được những thông tin hữu ích để áp dụng trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao nhất.
Trang 1SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
Cẩm Nang
phối trộn các loại phân vô cơ
phối trộn các loại phân vô cơ
CẩmNang
Phối trộn các loại phân vô cơ
ISBN: 978-604-60-2110-0
Trang 2Cẩm nang phối trộn các loại phân vô cơ
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TP HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
********
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN I KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN 6
1 Khái niệm phân bón 6
2 Phân loại phân bón 6
3 Các chất dinh dưỡng trong phân bón 9
4 Các loại phân vô cơ 10
PHẦN II PHỐI TRỘN CÁC LOẠI PHÂN ĐƠN 15
1 Một số loại phân có thể phối trộn thủ công thành phân hỗn hợp NPK 15
2 Các lưu ý khi trộn thủ công phân hỗn hợp NPK 15
3 Hướng dẫn trộn phân NPK 18
4 Các ưu, khuyết điểm khi sử dụng phân
hỗn hợp NPK sản xuất trong nhà máy 22
5 Các ưu, khuyết điểm khi sử dụng phân
hỗn hợp NPK phối trộn thủ công 24
PHẦN III MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP 25
1 Bón phân cân đối là như thế nào? 25
2 Bón phân như thế nào là theo nguyên tắc 5 đúng? 26
3 Bón phân cho lan như thế nào là hiệu quả? 26
4 Trên thị trường có loại phân nào sử dụng phổ biến cho cây lan? 27
5 Bón phân cho cây rau theo quy trình
VietGAP là thực hiện như thế nào? 28
6 Phân chuyên dùng là gì? 29
7 Sự khác nhau giữa phân NPK 3 màu và
1 màu 29
8 Cần trộn 100 kg phân NPK với một số công thức phân phổ biến trên thị trường, ta cần loại phân đơn, phân phức nào? và số lượng từng loại là bao nhiêu? 30
9 Các triệu chứng thiếu dinh dưỡng đối với cây trồng và biện pháp khắc phục? 31
9.1 Triệu chứng thiếu đạm 31
9.2 Triệu chứng thiếu lân 34
9.3 Triệu chứng thiếu kali 36
9.4 Tóm tắt các triệu chứng thiếu
dinh dưỡng 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung
cấp dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng
cải tạo đất, được bón vào đất để cung cấp các
nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng
của cây trồng, đồng thời duy trì độ phì nhiêu cho
đất, góp phần tăng hiệu quả sản xuất trên một diện
tích đất, nâng cao năng suất thu hoạch, chất
lượng sản phẩm, Việc bón phân để bổ sung chất
dinh dưỡng là việc làm cần thiết trong canh tác
các loại cây trồng hiện nay Các đơn vị sản xuất
phân bón đã sản xuất và cung cấp nhiều dạng
phân đơn, phân phức hợp khác nhau, tạo điều kiện
cho bà con nông dân có nhiều sự lựa chọn, sử
dụng các loại phân bón trong canh tác dễ dàng
và hiệu quả Để có thể có loại phân tự phối trộn
theo tỉ lệ phù hợp với từng loại cây, đặc tính của
đất, người nông dân đã tự phối trộn các loại phân
theo kinh nghiệm của mình Tuy nhiên, việc sử dụng
phân phức hợp được trộn thủ công và sử dụng
phân phức hợp được sản xuất công nghiệp có
những ưu khuyết điểm khác nhau Vì vậy, đòi hỏi
mỗi nhà nông cần phải hiểu rõ về phân bón trước
khi lựa chọn và sử dụng, nhằm mang lại hiệu quả
cao nhất trong canh tác
Với mục đích giúp bà con nông dân nắm bắt được những thông tin cơ bản về phân bón vô cơ, cách phối trộn bằng phương pháp thủ công từ phân đơn thành phân phức hợp chuyên dùng cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây Đồng thời giúp
bà con biết được một số loại phân có thể và không thể trộn với nhau, chúng tôi biên soạn cuốn
“Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ”
Mong rằng, cuốn cẩm nang này giúp quí bà con nông dân và bạn đọc ghi nhận và nắm bắt được những thông tin hữu ích để áp dụng trong sản xuất rau, hoa,… mang lại hiệu quả cao nhất
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được ý kiến góp ý của quí bà con nông dân, cơ quan chuyên môn,… để Cẩm nang ngày càng hoàn thiện hơn
Trung tâm Khuyến nông TP Hồ Chí Minh
Trang 5PHẦN I
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN
1 Khái niệm phân bón
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo
đất
2 Phân loại phân bón
- Về mặt hóa học: Phân bón được chia làm
nhiều loại như phân vô cơ (phân khoáng), phân hữu
cơ, phân vi sinh, … Trong đó, phân bón vô cơ gồm có
các loại:
+ Phân bón đơn đa lượng hay còn gọi là phân
khoáng đơn, gồm:
Phân đạm: Trong thành phần chính chỉ chứa
một chất dinh dưỡng đa lượng là đạm Các loại phân
đạm bao gồm phân urê, nitrat amon, sunphat amoni,
clorua amoni, các muối vô cơ dạng nitrat, xianamit và
hợp chất chứa nitơ có bổ sung hoặc không bổ sung
chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều
hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch
cây trồng, chất chống vón cục;
Phân lân: Trong thành phần chính chỉ chứa một
chất dinh dưỡng đa lượng là lân Các loại phân lân
supephosphat kép, supe phosphat giàu canxi phat và các hợp chất có chứa phospho có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất
phos-sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục;
Phân kali: Trong thành phần chính chỉ chứa một chất dinh dưỡng đa lượng là kali Các loại phân kali bao gồm phân kali clorua, kali sulphat, kali clorat và các hợp chất chứa kali có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục
+ Phân trung lượng: Trong thành phần chính chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trung lượng có
bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục
+ Phân vi lượng: Trong thành phần chính chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng vi lượng có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất
sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục
+ Phân phức hợp: Trong thành phần có chứa ít nhất 2 (hai) chất dinh dưỡng đa lượng liên kết bằng liên kết hóa học (Phân diamoni phosphat (DAP), monoamoni phosphat (MAP), sunphat kali magie,
Trang 6kali nitrat, amoni polyphosphat (APP), nitro phosphat,
kali dihydrophosphat… có bổ sung hoặc không bổ
sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất
điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn
dịch cây trồng, chất chống vón cục
+ Phân hỗn hợp: Được sản xuất bằng cách trộn
từ hai loại phân bón vô cơ quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4
Điều này trở lên có bổ sung hoặc không bổ sung chất
giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh
trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng,
chất chống vón cục
- Về mặt nông học: Phân bón được chia làm 2
nhóm Nhóm phân có tác dụng trực tiếp cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng (hầu hết các loại phân vô
cơ) và nhóm phân có tác dụng gián tiếp thông qua
việc cải tạo các tính chất của đất (vôi, thạch cao, và
hầu hết các loại phân hữu cơ, vi sinh)
- Về phương pháp sản xuất: Phân sản xuất tại
chỗ (quy trình đơn giản, nguyên liệu có sẵn ở địa
phương) và phân công nghiệp (phân vô cơ, phân vi
sinh)
- Về phương pháp sử dụng: Có 2 nhóm là phân
bón rễ (là loại phân bón được bón trực tiếp vào đất
hoặc vào nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cầy
trồng thông qua bộ rễ) và phân bón lá (là loại phân
bón dùng để tưới hoặc phun trực tiếp vào lá, thân cây
trồng)
3 Các chât dinh dưỡng trong phân bón
Có 92 nguyên tố hóa học hiện diện trong cây, trong đó có 17 nguyên thiết yếu là C, H, O và các nguyên tố khoáng: đạm (N), lân (P), kali (K), Calcium (Ca), Magnesium (Mg), Sulfur (S), Silic hữu hiệu (SiO2hh), Sắt (Fe), Manganese (Mn), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Bo (B), Molypden (Mo) và Clo (Cl) Tất cả các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đều quan trọng như nhau đối với cây trồng Tuy nhiên, có chất cây cần nhiều, có chất cây cần ít Dựa vào lượng dinh dưỡng cây cần sử dụng, người ta chia các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu thành 3 nhóm là các chất dinh dưỡng đa lượng, chất dinh dưỡng trung lượng và chất dinh dưỡng vi lượng Trong đó, N, P, K là 3 nguyên tố chính, được gọi là các chất dinh dưỡng đa lượng Chất trung lượng là những chất cây cần với số lượng trung bình, gồm 4 chất là Canxi (Ca), Magiê (Mg), Lưu huỳnh (S) và Silic hữu hiệu (SiO2hh) Chất vi lượng là những chất cây cần với lượng
ít, gồm 7 chất là Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Đồng (Cu), Bo (B), Molypden (Mo) và Clo (Cl)
Các chất dinh dưỡng đa lượng cây trồng có nhu cầu cao nhất, nên cây trồng hấp thu với hàm lượng lớn Bên cạnh đó, còn có sự bay hơi, rửa trôi, … dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng trong đất Để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, điều cần thiết là phải bón phân có chứa các nguyên tố dinh dưỡng N, P, K (phân
đa lượng)
ấ
Trang 74 Các loại phân vô cơ
4.1 Các loại phân đơn phổ biến
- Phân đạm
* Phân urê (Urea) (còn gọi là Diêm lạnh)
Hàm lượng đạm: 46%N
Đặc điểm: Có 02 dạng phân urê đó là urê hạt
trong (prill urea): có dạng tinh thể màu trắng, hạt nhỏ,
dễ tan trong nước Urê hạt đục (granular urea): dạng
viên trứng cá, kích thước hạt to hơn urê hạt trong Cả
02 dạng đều có đặc điểm hút ẩm mạnh, sử dụng được
với hầu hết các loại cây trồng, các loại đất khác nhau
* Phân SA (Amonium sulphate) (còn gọi là diêm nóng):
Công thức: (NH4)2SO4Hàm lượng đạm (N): 21%; Hàm lượng S: 23%
Đặc điểm: Dạng tinh thể, hạt mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh Có mùi khai (amoniac), vị mặn và hơi chua, dễ tan trong nước, ít vón cục, thích hợp với những cây cần nhiều lưu huỳnh (S) như cà phê, cây có dầu (cây họ đậu, dừa), cây họ thập tự (bắp cải, su lơ), cây lấy củ (khoai tây) Thích hợp bón cho các loại đất kiềm, đất nghèo S như đất xám, đất đỏ Tuy nhiên, SA là phân sinh lý chua không thích hợp bón vùng đất chua hoặc đất phèn
* Phân Nitrat amôn
Công thức: NH4NO3Hàm lượng N: 34%
Đặc điểm: Dạng tinh thể muối kết tinh màu vàng xám
Trang 8- Phân Lân
* Super lân:
Công thức: Ca(H2PO4)2
Hàm lượng P2O5: 16 - 20%
Đặc điểm: Là loại bột mịn, nàu vàng xám
hoặc xám thiếc, dễ hòa tan trong nước nên có thể
dùng bón lót hoặc bón thúc đều được
* Lân nung chảy (Thermo phosphate)
Hàm lượng P2O5: 15 - 20%
Đặc điểm: Dạng bột màu xanh nhạt, gần như
màu tro, ít tan trong nước nhưng tan trong môi
trường axit yếu nên cây sử dụng dễ dàng Dùng để
bón cho đất chua, đất nghèo trung, vi lượng sẽ cho
hiệu quả cao
4.2 Các loại phân phức hợp phổ biến
- Phân hóa hợp
* Diammonium Phosphate (DAP)
Công thức: (NH4)2HPO4 Hàm lượng N và P2O5: 18 - 46 - 0Đặc điểm: Có màu đen hoặc xanh, hoặc nâu, kích thước hạt đồng đều, dễ tan trong nước
* Kali Nitrate
Công thức: KNO3Hàm lượng K2O: 46% K2O; và đạm 13% N
Sử dụng: KNO3 là loại phân quý, đắt tiền nên chỉ dùng bón qua lá hoặc bón cho cây có giá trị kinh tế cao Hòa tan KNO3 trong nước để phun cho cây Phun qua lá ở nồng độ thích hợp để kích thích
ra hoa đậu trái sớm và đồng loạt, chín tập trung
Trang 9PHẦN II
PHỐI TRỘN CÁC LOẠI PHÂN ĐƠN
1 Một số loại phân có thể phối trộn thủ công thành phân hỗn hợp NPK
Dựa vào đặc tính của các loại phân và các nguyên tắc phối trộn thích hợp, một số loại phân cơ bản có thể được phối trộn hoặc trộn xong bón liền hoặc không được trộn với nhau được biên soạn theo bảng như sau (Trang 16)
2 Các lưu ý khi trộn thủ công phân hỗn hợp NPK
- Phải nắm vững đặc tính của các loại phân, cách tính số lượng phân đơn cần thiết để pha đúng theo tỷ lệ mong muốn,
- Phải chuẩn bị các trang thiết bị phù hợp cho việc phối trộn, đảm bảo an toàn cho người thực hiện phối trộn, môi trường xung quanh kể cả người
* Phân hỗn hợp NPK (còn gọi là NPK)
Đặc điểm: Hạt đồng đều và chứa đầy đủ các
thành phần dinh dưỡng, dễ tan Tuy nhiên, giá
thành do đầu tư công nghệ tốn kém Ngoài ra còn
có dạng hỗn hợp lỏng dùng cho tưới hay phun trên
lá
Trong thực tế người nông dân còn trộn thủ
công từ 02 hoặc 03 loại phân khoáng đơn hoặc
trộn với phân phức hợp Phân này chủ yếu do nông
dân có kinh nghiệm lâu năm trong canh tác cây
trồng và hiểu rõ về các loại phân bón nên tự phối
trộn thủ công nhằm hạ giá thành sản xuất
NPK là phân có hàm lượng N, P2O5, K2O với các tỉ lệ khác nhau:
16 - 16 - 8, 15 -15 -15, 30 -10 - 10, 20 - 20 - 20, 6 -
30 - 30, 10 - 30 - 30,
được các nhà máy sản xuất chủ yếu những theo phương pháp:
Tạo hạt bằng phương pháp hóa học; tạo hạt bằng hơi nước; tạo hạt bằng nén ép hay tạo hạt bằng phối trộn các thành phần rời
Trang 10+ Tránh trộn các loại phân gây hiện tượng bám chặt, cứng lại (nếu trộn Super lân với Amonium sulfat sẽ làm phân không còn tơi xốp, cứng lại không thể trộn để dành được mà phải bón ngay)
+ Tránh trộn phân SA (Amonium sulphate) với một loại phân kiềm (làm giảm chất lượng phân)
+ Tránh trộn phân SA và Nitrat amon với vôi hoặc lân nung chảy (Nếu trộn sẽ làm bay hơi đạm trong phân)
+ Các phân lân như Super lân, … khi phối trộn với vôi sẽ tạo thành lân khó tiêu do kết tủa canxi photphat
+ Các phân hút ẩm mạnh như urê, KCl, … khi trộn với nhau hoặc với phân khác để lâu rất dễ vón cục nên chỉ phối trộn trước khi bón
+ Khi trộn, cũng như khi bón cho cây phải chú
ý đến độ đồng đều, tránh hiện tượng phân tầng, hạt nhỏ rơi tầng dưới nhiều hơn sẽ gây hiện tượng ngộ độc cho cây nếu thừa hoặc cây sinh trưởng phát triển kém nếu thiếu dinh một yếu tố dinh dưỡng nào đó Khuyến cáo nên trộn mỗi đợt với số lượng nhỏ
+ Ghi nhật ký trộn: loại phân, số lượng,
Bảng các loại phân có thể phối trộn Loại phân SA , C lo ru a a m ô Ph o ha t a m ô A m ô n ni tr t U re iê m lạ nh ) Su p e lâ n Lâ n nu ng c hả y Ph â n Ka li (K C l) V ô i, tr o Ph â n hữ u c ơ SA (diêm nóng), Clorua amôn, Photphat amôn *** *** ***
Amôn nitrat *** *** ***
Ure (Diêm lạnh)
Supe lân ***
Lân nung chảy *** *** ***
Phân kali (KCl)
Vôi, tro *** *** *** ***
Phân hữu cơ *** *** *** ***
Ghi chú: Màu xanh: Trộn được
Màu vàng: Trộn xong bón liền (không bảo quản)
Trang 11- Phân SA có 21% N, muốn có 10 kg N thì ta phải có lượng SA là :
Tổng lượng phân NPK trộn với tỷ lệ 10N: 5P2O5: 10K2O là 47,6 kg SA + 31,3 kg Super lân +
16,7 kg KCl + 4,5 kg chất đệm = 100 kg
Ví dụ 2: Muốn phối trộn hỗn hợp phân có tỉ
lệ N:P:K là 6:10:5 từ phân SA, lân super và kali clorua thì ta cần trọng lượng mỗi loại như sau:
3 Hướng dân trộn phân NPK
3.1 Xác định trọng lượng phân đơn trong hỗn
hợp (phân) phối trộn được tính theo công thức
sau
A: Lượng phân đơn cần tính (kg)
R: Tỉ lệ (%) dinh dưỡng nguyên chất có trong
hỗn hợp cần phối trộn
T: Tổng trọng lượng cuối cùng của hỗn hợp (kg)
P: Phần trăm dinh dưỡng có trong phân đơn (%)
Ví dụ 1: Chuẩn bị phối trộn 100 kg NPK với tỷ lệ
10N: 5P2O5: 10K2O, sử dụng phân SA 21% N, Super
Lân 16% P2O5, và KCl 60% K2O Trọng lượng của mỗi
loại phân đơn được tính như sau:
Số lượng (kg) =
(Phần trăm 1 dinh dưỡng muốn đạt) x (tổng trọng lượng phân hỗn hợp cần
phối trộn (kg))(Phần trăm chất dinh dưỡng có
trong phân đơn)
P
-ã